TẠI SAO THỜI NÀO CŨNG CÓ MỘT SỐ NGƯỜI TRÍ THỨC THEO CỘNG SẢN?
Lê Duy San
Trí thức, hiểu theo nghĩa thông thường của người bình dân, là người học cao, hiểu rộng, biết nhiều. Bởi vậy những người có bằng cấp cao, ít nhất từ bậc Cử Nhân trở lên hoặc các học gỉa, đều được liệt vào thành phần trí thức (1). Vì học cao, nên người trí thức thường được đảm trách những chức vụ thuộc hàng lãnh đạo. Vì thế họ thường mắc bệnh tự cao, tự đại, tự kiêu, tự phụ, coi thường người khác, nhất là những người không có bằng cấp bằng mình. Thực ra con người đáng khinh hay đáng trọng không phải là ở bằng cấp thấp hay cao, mà là ở phẩm cách (dignity) của người ấy thế nào, cao hay thấp, có đáng kính trọng hay không. Không thiếu gì nhưng ông trí thức bằng cấp rất cao, nhưng phẩm cách không có, tính tình hèn nhát, ích kỷ, làm gì cũng chỉ sợ hại đến thân trừ phi có danh, có lợi.
I/ Theo Việt Cộng vì yêu nước .
Vào thập niên 1940, dưới thời Pháp thuộc, chưa có danh từ Việt Cộng mà chỉ có danh từ Việt Minh. Việt Minh hay Mặt Trận Việt Minh là mấy chữ viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội cũng như Việt Nam Quốc Dân Đảng gọi tắt là Việt Quốc, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gọi tắt và Việt Cách. Mặt trận Việt Minh được Hồ Chí Minh thành lập vào tháng 5/1941 mà thành phần đều là đảng viên đảng Cộng Sản VN sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam chịu áp lực của Cộng Sản Nga phải đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương vào tháng 10/1930. Sau khi Nhật đầu hàng và Việt Minh cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim vào ngày 19/8/1945, để lấy lòng và cũng để lừa gạt các đảng phái quốc gia, đảng Cộng Sản Đông Dương tức đảng Cộng Sản Việt Nam (2) đổi tên là Đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản trá hình vào tháng 11/1945.
Lúc đầu 2 chữ Việt Minh không có nghĩa xấu. Nó chỉ là hai chử viết tắt của bẩy chữ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, một mặt trận do Cộng Sản Việt Nam dựng lên nhưng nhiều người quốc gia không biết nên đã tham gia. Và một chính phủ liên hiệp đầu tiên đã được thành lập vào ngày 2/3/46 mà ông Hồ Chí Minh là Chủ Tịch và cụ Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) là Phó Chủ Tịch. Chính vì vậy mà khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ vào ngày 22/12/1946, rất nhiều thành phần trí thức và tiểu tư sản đã đi theo mặt trận này trong đó có Luât Sư Nguyễn Mạnh Tường, Bác Sĩ Đặng Văn Ngữ, Học Giả Đào Duy Anh, Giáo Sư Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Hà v.v…để kháng chiến chống Pháp.
Nhưng dần dần chúng (Việt Minh) tìm cách loại trừ những thành phần quốc gia và để lộ nguyên hình là Cộng Sản nên nhiều người quốc gia đã phải trốn về Hà Nội tạm thời cộng tác với người Pháp để chống lại Việt Minh. Vì thế những người quốc gia này bị mang tiếng xấu là theo Pháp chống lại nhân dân. Thực ra thì bọn chúng còn tệ hơn vì chúng đã theo Nga, theo Tầu để để đưa cả dân tộc vào vòng nô lệ.
Sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước, bắc vĩ tuyến 17 thuộc chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tức Việt Minh, nam vĩ tuyến 17 thuộc chính phủ quốc gia Việt Nam (lúc đó chính phủ quốc gia Việt Nam còn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp tức vẫn còn lệ thuộc Pháp). Những người theo Việt Minh tại miền Nam vẫn còn tin tưởng Việt Minh là người yêu nước và vẫn chưa biết rõ Việt Minh là Cộng Sản nên đã theo lời dụ dỗ của Việt Minh tập kết ra Bắc. Còn thành phần cộng sản chính hiệu được Việt Minh (tức Cộng Sản) gài ở lại để bí mật hoạt động phá hoại miền Nam sau này.
Khi chính phủ miền Nam Ngô Đình Diệm truất phế Hoàng Đế Bảo Đại, thành lập nền đệ nhất Công Hoà Việt Nam và thoát ra khỏi vòng lệ thuộc người Pháp, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà phát động phong trào tố Cộng, thì hai chữ Việt Minh không còn được dùng nữa mà thay vào đó hai chữ Việt Cộng để chỉ thẳng bọn Cộng Sản Việt Nam đang nằm vùng và hoạt động tại miền Nam cũng như bọn Cộng Sản Hà Nội đang cai trị miền Bắc để chỉ bọn người độc ác, giết hại dân lành, nhất là trong cuộc cải cách ruộng đất xẩy ra vào những năm 1953, 1954, 1955 và 1956 tại miền Bắc, và luôn luôn ăn gian, nói dối?
II/ Theo Việt Cộng vì bất mãn và chưa rõ chế độ Cộng sản thế nào.
Sau năm 1954, có thể nói hầu hết người dân miền Nam đều biết chính phủ miền Bắc theo Cộng Sản. Nhưng vì sự bưng bít của chế độ Cộng Sản miền Bắc nên hầu hết chỉ biết chủ nghĩa Cộng Sản qua sách vở và vẫn nghĩ rằng đó là một chủ nghĩa tốt đẹp. Do đó khi thấy chế độ Cộng Hoà Việt Nam tại miền Nam hạn chế một số quyền tự do để đối phó với sự phá hoại của bọn Việt Cộng nằm vùng thì một số trí thức cho là độc tài, là phản dân chủ. Một số trí thức khác, vì không được ăn trên, ngồi trốc thì bất mãn, chống đối. Lợi dụng tình trạng này, bọn Việt Cộng miền Bắc đã lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960 để thâu nạp bọn trí thức bất mãn nhưng hám danh, hám lợi này. Trong số bọn trí thức bất mãn nhưng hám danh này chúng ta thấy có Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Tôn Thất Dương Kỵ v.v…Còn một số khác thì khôn hơn, tuy thích Việt Cộng, nhưng không dám đi theo. Chúng vẫn ăn cơm quốc gia, nhưng lại chỉ trích chế độ miền Nam. Đó là bọn mang danh thành phần thứ ba như Trần Ngọc Liễng, Lý Qúy Chung, Nguyễn Hữu Chung, Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba, Ngô Công Đức v.v… Bọn này cũng hám danh, ngây thơ về chính trị, nhưng lại thích làm chính trị và rất hèn. Sống dưới chế độ có tự do, dân chủ như chế độ Cộng Hoà Việt Nam, thì lợi dụng tự do dân chủ để chống đối. Nhưng khi sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản thì im hơi, lặng tiếng, không dám chống đối lấy nửa lời.
III/ Theo Việt Cộng vì hám danh, hám lợi
Sau 30 tháng 4 năm 1975, và nhất là sau khi Nga và các nước Đông Âu theo chế độ Cộng Sản xụp đổ, có thể nói là không còn ai tin tưởng ở chế độ Cộng Sản nữa, kể cả bọn Cộng Sản.
Một người dân Saigon, anh Nguyễn Quốc Chánh đã làm một bài thơ nhan đề “Quê Hương và Chủ Nghĩa” có những câu như sau:
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghĩa bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghĩa cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghĩa chết đi, Quê Hương vẫn sống
Vâng, Chủ nghĩa chết đi, nhưng Quê Hương vẫn sống. Không những vẫn sống mà còn sẽ sống oai hùng, sống vinh quang chứ không phải sống nhục nhã như bây giờ. Chủ nghĩa nào vậy ? Xin thưa đó là Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Chính vì thế mà 4 nước còn lại theo chế độ Cộng Sản là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba thì hai nước lớn nhất là Trung Hoa và Việt Nam đã phải từ bỏ nền kinh tế chỉ huy (nền tảng của chủ nghĩa Cộng Sản) để chuyển sang nền kinh tế thị trường tức nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa để sống còn. Vậy mà vẫn có một số trí thức Việt Nam thích Việt Cộng là tại sao? Xin thưa đó chỉ vì hai chữ LỢI và DANH. Đây là bọn người vô liêm sỉ, không đáng mang danh là trí thức. Chúng là một bọn hèn nhát. Khi thấy khổ và biết không thể làm ăn được gì dưới chế độ Cộng Sản thì co giò chạy trước. Nay thấy bọn Việt Cộng nới lỏng một chút, cho phép làm ăn hoặc bố thí cho một chút danh hão như làm giáo sư đại học không lương, cố vấn không lợi là tâng bốc chúng, hoan hô chúng không biết ngượng miệng. Chính bọn trí thức này làm cho người trí thức bị khinh khi bỉ lây. Chính bọn trí thức này làm cho Mao Trạch Đông coi thường và đánh gía trí thức không bằng cục phân.
Tóm lại, ngày nay, chẳng ai còn coi chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng, chế độ cộng sản là tốt đẹp, ngay cả một người bình thường chứ đừng nói là người có học thức cao. Nhưng giới nào cũng vậy, luôn luôn có một số người vì lợi mà quên hết cả nghĩa lễ liêm sỉ. Giới trí thức cũng vậy, cũng có một số người, không những hám lợi mà còn hám cả danh nên cũng quên hết cả nghĩa lễ liêm sỉ để tâng bốc Việt Cộng chứ thực tâm chúng cũng chẳng ưa gì Việt Cộng. Chẳng qua cũng chỉ là lợi dụng nhau mà thôi. Ngày xưa còn có người vì không hiểu chủ nghĩa Cộng Sản, vì lòng yêu nước, dám bỏ cuộc sống sung sướng ở ngoại quốc về nước theo Việt Minh để chiến đấu chống Pháp. Còn ngày nay thử hỏi có ai không hiểu chủ nghĩa Cộng Sản, có ai tin bọn Việt Cộng yêu nước mà bỏ nghề nghiệp tốt đẹp, cuộc sống yên vui ở ngoại quốc để về nước phục vụ cho chúng để mang tiếng là đồng lõa với bọn bán nước, phản bội tổ quốc? Hay vẫn chỉ có bọn trí thức thân Cộng dung cái miệng tung hô để mong kiếm chút cơm thừa, canh cặn, chút danh hão, nhưnh vẫn sinh sống ở ngoại quốc? Bọn Việt Cộng cũng không phải là không biết. Nhưng lợi dụng được chút nào thì chúng vẫn lợi dụng. Kẻ nào ngu dốt muốn đút đầu vào rọ thì ráng mà chịu.
30/4/10
Chú thích:
1.Thực ra một người được gọi là trí thức không những cần phải có học vấn cao, có phẩm cách nghĩa là phải biết giữ nghĩa lễ liêm sỉ mà còn phải có lý tưởng.
2.Đảng Cộng Sản VN được Hồ Chi Minh thành lập vào tháng 2/1930.
3.Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia thì mặt trận Việt Minh được thành lập vào ngày 19/5/41 bởi Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ biết tới hai chữ Việt Minh từ sau ngày Nhật đầu hàng tức sau ngày 15/8/1945.
Thursday, April 29, 2010
VƯỢT THOÁT
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Apr 28, 2010
Tù chuyển trại trên những chiếc xe GMC bịt bùng, dù rất kín đáo, nhưng dân chúng hai bên quốc lộ vẫn phát hiện được đoàn xe chở tù. Nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ xe, tù nhân nhìn thấy hai cụ gìa giậm chân la khóc, tay vẫy vẫy về hướng đoàn xe khiến cho anh em tù xúc động rơi nước mắt. Vài chiếc honda rượt theo cố lượm những mảnh giấy nhắn tin của tù thả rơi đang cuộn bay trong bụi đường. Tù hy vọng những tờ giấy nhắn tin ấy sẽ đến tay thân nhân của họ ở tận các vùng Kinh tế mới xa xôi.
Nhà tù mới, nằm sâu trong khu rừng già . Trại được xây dựng kiên cố. Tường thành bằng gạch xi măng bọc quanh khu nhà giam. Tường cao trên hai mét, đầu tường cơi thêm ba đường dây kẽm gai. Phòng giam mái ngói, vách gạch, một cửa ra vào và bốn khung cửa sổ nhỏ. Sáu mươi tù nhân chen chúc trong một diện tích chưa đầy tám mươi mét vuông. Mỗi người có năm tấc bề ngang chia đều trên hai dãy sạp bằng thân cây nứa đập dập. Chính sách giam giữ tù chính trị không thời hạn lại đặt vào thành phần nguy hiểm của chế độ. Lối hành xử của công an là trút hận thù bằng những ngón đòn vô cùng tàn độc. Bản nội quy là sợi dây trói chặt tù không còn cựa quậy, khắc nghiệt hơn cả thời Bắc thuộc.Tù xây nhà giam để nhốt mình, lao động sản xuất đủ mọi ngành nghề để nuôi sống bản thân và nuôi cán bộ cả nước.
Trong sản xuất, chúng buộc tù phải tăng chỉ tiêu tối đa. Ngược lại, tiêu chuẩn phần ăn hạ mức tối thiểu đến tàn nhẫn. Không cho tù ăn no. Những người từng ở tù qua bốn chế độ: Pháp, Nhật, Quốc gia và Cộng sản, đã so sánh và khẳng quyết rằng: Không có nhà tù nào vô nhân đạo bằng nhà tù Cộng sản. Đói, lạnh, lao động khổ sai và đàn áp tinh thần là bốn biện pháp giết người tối độc. Đức quốc xã tiêu diệt dân Do thái tại lò hỏa thiêu bằng hơi ngạt, Cộng Sản tiêu diệt tù chính trị bằng cách tiêu hao sinh lực lần mòn. Cái chết đến từ từ, kéo dài sự đau đớn triền miên. Không chết vì mất sức, bệnh tật trong trại giam, cũng chết vì bệnh nan y sau khi ra khỏi tù.
Một cái Tết thứ tư trong tù ngắn ngủi vô vị xói mòn niềm hi vọng được trở về với gia đình. Cái mốc thời gian ngồi tù mù mù tăm tăm ! “Lao động tốt, cải tạo tiến bộ” là tiêu chuẩn để xét duyệt tha tù, chẳng khác gì bức tranh vẽ cánh đồng cỏ nhử trước mắt loài ngựa nức lòng đi tới.
Qua Tết, trại bắt đầu khởi công xây chiếc cầu treo nối liền hai bờ sông Côn. Cầu dài gần trăm mét. Vật liệu phần lớn do tù tự chế và góp nhặt. Người đứng ra vẽ kiểu và thiết kế cây cầu là tù nhân Trần Xuân Lộc, một cựu sĩ quan Công binh đã từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ.
Sáu tháng ròng rã, Lộc miệt mài trong công việc. Chàng phơi nắng dầm mưa, xông xáo từ nơi này đến nơi khác cùng với một toán tù được tuyển chọn gồm những tay chuyên môn thuộc các ngành liên hệ. Họ làm việc không ngơi nghỉ nhưng thích thú và tự hào. Niềm vui trong công tác này là Lộc được phục vụ cho người dân địa phương đã mong ước bao đời nay có một cây cầu để qua lại trong mùa nước lũ. Cuối cùng, công trình hoàn tất mỹ mãn.
Chiếc cầu treo trông khá đẹp mắt và nên thơ. Nổi bật trên hai môi cầu là bốn trụ vươn cao bằng những thanh sắt đường rầy xe lửa ghép đôi làm điểm tựa cho hai đường dây cáp bằng thép giăng qua sông. Từ xa, trông chiếc cầu duyên dáng như một cây đàn dây. Cầu đứng sừng sững, hiên ngang vượt qua dòng nước cuồn cuộn chảy.
Ngày khánh thành có cả đại biểu cấp Quân khu và Tỉnh về tham dự cùng với đồng bào địa phương. Ban giám thị trại nhận bằng tuyên dương đã thực hiện thành công tốt đẹp công trình có phẩm chất cao. Người ta chẳng đá động gì đến công lao của người đứng ra lãnh trách nhiệm như một Công trình sư. Từ bản vẽ thiết kế đến điều hành đều do một tay Trần Xuân Lộc. Trong buổi lễ, chàng ngồi trong đám tù khổ sai với chiếc áo rách tả tơi. Chiếc áo mà chàng vẫn mặc hàng ngày suốt thời gian xây dựng cây cầu dưới mưa nắng. Kẻ bất tài, cướp công được vinh danh cười rạng rỡ. Buồn thay cho thân phận Lộc, chàng chỉ là một tù nhân !
Thời tiết đã qua khỏi ngày Đông chí. Cơn mưa dầm dứt hẳn. Bầu trời quang đãng. Những lọn mây trắng bắt đầu bay lơ lửng trên đỉnh rừng già. Mặt trời đi trốn suốt mùa Đông cũng trở về mang ánh nắng vàng vọt rải đều trên đồi nương ngọn cỏ,. Nắng bị khuất phục bởi khối lạnh cắt da đang ngự trị trong miền thung lũng. Màu nắng trở nên yếu ớt xanh xao vàng vọt như màu da bệnh hoạn của đám tù đang phơi mình dưới ánh nắng đầu mùa. Những khuôn mặt trắng bệch thũng nước và thân hình vẹo vọ với làn da nhăn nheo bày ra đầy đủ những góc cạnh, xương xẩu trên thân thể con người. Nhìn vào những bộ xương cách trí ấy, không một ai có thể ngờ rằng trước đấy không bao lâu, họ là những người trai cường tráng đầy sinh lực đã từng sống một thời oanh liệt.
Từ bốn ngày qua, đội 3 được điều động đi khai phá thung lũng Bảy Mẫu trồng khoai lang. Đội phải xuất trại đầu tiên và nhập trại sau cùng. Đường đến khu sản xuất mất gần hai giờ di chuyển. Cuốc và rựa được cột lại thành bó rồi phân công tù vác đi ở cuối hàng.
Sáng nay, khí trời giá buốt, sương núi mờ mịt làm ướt sũng cây rừng. Toán 1 phụ trách chặt cây và phát quang quanh khu vực. Họ phải mặc áo mưa trong lúc làm việc. Số người khác giẫy cỏ, cuốc đất, vun thành từng vồng cao rồi giâm những đoạn dây rau lang xuống đấy. Họ âm thầm làm việc như đám người máy không ngưng tay. Tiếng rựa chặt cây, tiếng cuốc bổ vào lòng đất tạo thành những âm thanh khô khốc, như nỗi chai cứng của tâm hồn người tù. Chốc chốc lời quở trách của quản giáo dội xuống đầu tù nhân làm việc lơi tay như ngọn roi quất vào tâm não làm tăng thêm cơn đói rã rời.
Cứ mỗi mười lăm phút điểm danh một lần. Theo thông lệ, anh đội trưởng tù là người số một, rồi người kế cận đếm số hai và cứ như thế cho đến anh cuối cùng. Cách thức kiểm tù này là một trong những khuôn mẫu tại các trại tập trung mà Cộng sản Liên Xô đã áp dụng sau cuộc cách mạng tháng Mười đẫm máu tại nước Nga. Không một tù nhân nào bỏ trốn mà không bị phát hiện kịp thời.
Thời gian chờ đợi tiếng còi nghỉ ăn trưa dài thê thảm. Những lát sắn luộc buổi sáng đã hết sạch trong bao tử tự bao giờ. Phần ăn trưa vẫn là chén cơm ghế sắn thêm một ít canh rau lang với muối và bột ngọt. Lượng thức ăn như thế, nào có đủ ca-lo cho một cơ thể phải làm việc cật lực trong suốt tám tiếng đồng hồ , chưa kể thời giờ phải lội bộ lên dốc xuống đèo trên con đường đầy đất đá.
Ngoài xã hội, Việt cộng áp dụng chính sách bần cùng hóa nhân dân. Thu tóm mọi nguồn tài sản về cho Đảng. Đời sống của cả nước chẳng khác gì một nhà tù. Mác ví tư bản là con đỉa hai vòi. Một vòi hút máu dân trong nước, vòi kia hút máu dân thuộc địa. Trên thực tế, chế độ Cộng Sản như loài đỉa nhiều vòi. Mỗi cấp chính quyền, mỗi xí nghiệp quốc doanh là những vòi đỉa bu vào đồng bào ruột thịt hút đến giọt máu cuối cùng và vươn cái vòi “thuộc địa” để hút máu của dân tộc láng giềng bằng một hành động rất cộng sản: “tinh thần quốc tế vô sản”! Âm mưu ấy bị thế giới chận đứng ngay trên xứ Chùa tháp nên chúng “co vòi” luôn.
Rồi giờ ăn cũng đến. Tiếng còi vừa thổi là cả đội gom cuốc rựa vào một nơi. Đám tù được lệnh tập trung quanh khu vực có bóng cây. Họ ăn vội vã để dành chút thì giờ ít ỏi ngả lưng trên lá khô hay dựa vào gốc cây hầu lấy lại sức.
Chẳng mấy chốc, giờ lao động buổi chiều lại bắt đầu, tù nhân được kiểm tra kỷ lưởng. Lần này, cả đội đếm tới đếm lui vẫn thiếu bốn người. Sự hốt hoảng hiện rõ trên khuôn mặt tên quản giáo và ba công an võ trang . Hắn đích thân đếm từng người một rồi hét vào mặt anh đội trưởng tù: “Bốn thằng đó tên gì?”
Thoạt nhìn, ai cũng biết ngay bốn anh vắng mặt là Ngọc, Huệ, Lộc và Hạp. Họ thuộc tổ 1 làm công tác chặt phát những cây dại trong khu đất trồng khoai .
Đai úy Nguyễn Ngọc, nguyên là Đai đội trưởng Địa phương quân thuộc tỉnh Tuyên Đức. Nhà tù bây giờ là trại biệt kích thuộc lực lượng cũ của anh đồn trú ngày xưa, nơi xuất phát các cuộc hành quân đột kích vào mật khu VC. Do vậy Ngọc rất am tường địa thế trong vùng rừng núi Thượng Đức nầy.
Trương văn Huệ là sĩ quan trong phái đoàn Quân sự Bốn Bên Kiểm Soát Đình Chiến Hiệp định Paris thông thạo Anh ngữ và tiếng Khờ me.
Lê Hữu Hạp, trung úy phi công lái phản lực cơ được đào tạo tại Hoa kỳ. Hạp còn là một hướng đạo sinh vững vàng về mưu sinh thoát hiểm.
Riêng Trần Xuân Lộc ai cũng biết con người đa dạng của anh, can đảm và xông xáo.
Với thành phần ấy, bạn tù tin tưởng họ sẽ thành công trong cuộc trốn thoát.
Tên quản giáo đích thân kiểm tra lại dụng cụ lao động mới phát hiện thiếu bốn cây rựa. Hắn lập tức ra lệnh tên công an bảo vệ cấp tốc về trại báo. Đội tù được lệnh ngồi gom lại một chỗ. Ba nòng súng chĩa thẳng vào đám tù với tư thế sẵn sàng nhả đạn.
Nửa giờ sau, hai chiếc xe GMC chở đội công an vũ trang đến áp tải tù nhân về trại. Số còn lại cùng với hai con chó lùng sục chung quanh khu vực.
Công an truy bắt tù vượt ngục từ thành phố cũng được điều động đến ngay. Chúng ïthiết lập các nút chặn trên tuyến đường chính, lục soát tất cả các loại xe di chuyển trên trục lộ.
Từng ngày trôi qua là từng ngày bạn tù hồi hộp, lo âu nhưng cũng không che giấu được niềm vui trên ánh mắt .
Nói về toán trốn trại (*). Thừa lúc lộn xộn trong giờ ăn trưa, họ lủi vào rừng mang theo thức ăn và cây rựa giấu trong áo mưa. Giờ đầu tiên, họ luồn lách rất nhanh theo đúng kế hoạch đã tính toán. Sau thời gian nghỉ ăn trưa, đội tù mới được kiểm số trở lại trước khi làm việc. Khi phát hiện, họ đã vượt ra khỏi vòng đai mà lực lượng truy bắt tù không thể bủa vây.
Năm ngày dài băng rừng, toán vượt ngục đã đi được một quãng đường khá xa. Thức ăn khô mang theo chỉ còn đủ cho ba ngày nữa. Họ phải bẻ măng rừng, hái trái bòn bon ăn giặm. Ngày đi, đêm ngủ tại những hốc cây cổ thụ hay trong hang đá. Cuối cùng thức ăn đã cạn. Cơn đói hành hạï suốt hai ngày khiến họ hết kiên nhẫn đành phải quyết định vào rẫy đào trộm sắn. Sắn chưa kịp nhổ lên, bất ngờ một tên du kích người thượng bắt gặp. Mặc dầu khai là dân đi rừng nhưng hắn vẫn áp giải họ về cơ quan của bản làng. Trên đường đi, Ngọc bị trật quai dép lùi lại phía sau. Nhanh như chớp, anh trở sống rựa đập vào đầu tên du kích , cướp khẩu các-bin cùng cả toán chạy vào rừng. Ngọc không cố ý giết tên du kích, nhưng vì cú đánh khá nặng tay nên hai ngày sau hắn lên cơn động kinh rồi tắt thở. Người Thượng rất dễ tin nhưng cũng khó tha thứ. Cái chết của tên trai làng đã làm tăng thêm sức thuyết phục lòng trung thành của họ đối với chế độ.
Cơn đói đã khiến cho toán trốn trại mỗi ngày mỗi chậm lại. Cần thức ăn để có sức tiếp tục băng rừng, thế nên buôc lòng họ phải tìm đến rẫy sắn. Rút kinh nghiệm lần trước, lần nầy họ vào rẫy ban đêm. Toán trốn tù không ngờ cái chết của tên du kích đã khiến cho dân bản Thượng quyết tâm phục hận. Vừa đặt chân bên trong hàng rào là bị ngay những loạt đạn nả vào họ. Lê Hữu Hạp bị trúng đạn gãy chân, ba người còn lại tẩu thoát vào rừng.
Chúng kéo Hạp về buôn Thượng. Với thân thể lõa lồ, Hạp bị cột căng hai tay hai chân vào bốn trụ đóng nơi sân cờ của cơ quan Xã, rồi cả đội du kích vừa hò reo vừa phóng những cây lồ ô vót nhọn vào thân thể Hạp như đâm một con trâu để tế thần. Chúng giết Hạp để trả thù cho đồng đội .
Sáng hôm sau, ban giám thị cho người khiêng Hạp về đặt xác bên cổng trại ra vào kèm theo một tấm bảng ghi hàng chữ: “Tên Lê Hữu Hạp trốn trại bị xử lý ” thay cho một lời cảnh cáo!
Nhìn thi thể Hạp, không một ai khỏi ghê tởm cách giết người dã man đến thế. Đôi tròng mắt bị nát bấy bởi thanh lồ ô đâm suốt qua so nãọ. Đôi mắt chỉ còn là hai lỗ thủng sâu máu đọng đen sì. Ôi, Lê Hữu Hạp, người phi công tài ba đã một thời ngang dọc trên bầu trời quê hương. Giờ đây anh chết thảm thương bởi những bàn tay man rợ nhất loài người.
Công an đã xác định được tọa độ của toán vượt ngục. Chúng khoanh vùng dồn lực lượng vào một nơi.
Toán tù kỳ vọng vào rau rừng, măng le sẽ nuôi sống họ một thời gian, chờ khi yên tĩnh sẽ lần mò xuống đồng bằng. Nhưng khốn thay, đồng bào Thượng bị đói quanh năm nên đã vét sạch, bứt sạch những gì có thể ăn được.
Biết điểm đứng đã bị lộ nhưng phải có chút gì để ăn hầu đổi hướng đi. Họ bị khuất phục bởi cơn đói nên đành liều mạng trở lại rẫy sắn. Đúng ngày thứ mười sáu kể từ khi chạy trốn, toán vượt trại bị bao vây tại một đồi sắn. Trương văn Huệ mở đường máu bằng những loạt các-bin và thoát được vào rừng, Ngọc và Lộc đều bị bắt sống.
Chúng nhốt hai người tại hai phòng kiên giam riêng biệt. Ba ngày sau, Ngọc bị giết trong cùm bằng phương cách rất thông dụng của công an giữ tù: Dùng thanh sắt đè vào cổ nạn nhân cho đến khi tắt thở. Cách giết người như thế thường lưỡi của người bị chết lè ra thật dài và đôi tròng mắt lồi ra ngoài hố mắt. Ngọc đã chết thê thảm như vậy bởi anh cương quyết không chịu khai một điều gì cả. Ngay chiều hôm đó, một phái đoàn giới chức từ thành phố đến trại khám nghiệm tử thi, chụp hình. Phần kết luận trong bản phúc trình hẳn nhiên là: “Phạm nhân Nguyễn Ngọc đã cắn lưỡi tự tử”.
Trần Xuân Lộc bị giải về Ty Công an để khai thác kẻ đồng mưu cung cấp thực phẩm, thuốc men và viết diễn tiến cuộc trốn trại. Lộc còn phải liệt kê các địa điểm mà đồng bạn anh đã ngủ đêm cùng những dự định cho những ngày sắp tới khi chưa bị bắt...
Sau mười ngày hỏi cung , Lộc được trả về trại để ra trước một phiên tòa cấp tỉnh mở ngay tại trại tù. Thành phần tham dự gồm ban giám thị, đội công an bảo vệ và gần ngàn tù nhân.
Mở đầu phiên tòa, một đại diện của hội đồng xét xử đọc bản cáo trạng của bên công tố. Tiếp theo, tên Thư ký tòa đọc bản tường thuật của Lộc về diễn tiến cuộc trốn tù. Theo thứ tự lớp lang được sắp xếp làm nhiều màn, nhiều cảnh. Xen vào mỗi màn là cảnh một già làng sắc tộc thiểu số than khóc, kể lể về cái chết của tên du kích và yêu cầu tòa kết án tử hình bị cáo để đền mạng. Phiên tòa xử án mà ta có cảm tưởng họ đang trình diễn một tuồng kịch với đám diễn viên vụng về.
Sự lố bịch của phiên tòa là diễn xuất theo kiểu “tòa án nhân dân” xét xử theo nguyện vọng của nhân dân. Cái nguyện vọng nào có lợi cho đảng và tập đoàn cầm quyền là chúng tận dụng. Còn nguyện vọng nào bất lợi chúng dùng chuyên chính vô sản đàn áp. Pháp luật của đất nước nằm trong bàn tay bạo quyền.
Phần kết thúc phiên tòa, tên chánh án tuyên bố : “ Phạm tù Trần Xuân Lộc được phép phát biểu ý kiến sau cùng”.
Cả hội trường im phăng phắc, chờ đợi lời phát biểu của anh.
Trần Xuân Lộc mặc aó quần tù màu xám nhạt, hai tay bị khóa còng số 8, hai chân mang xích sắt. Anh đứng sau vành móng ngựa, đối diện với hội đồng xét xử có bốn công an võ trang trấn bốn góc. Khuôn mặt Lộc gầy rộc, hốc hác, nổi lên hai gò má nhô cao. Mái tóc hớt ngắn cùng với bộ râu quai nón của anh vừa mới cạo để lộ ra màu da trắng xanh. Anh quay mặt về hướng người tham dự, đưa ánh mắt nhìn bạn đồng tù rồi dõng dạc nói: “Thưa các ông, thưa các bạn, tôi hoàn toàn bác bỏ bản cáo trạng buộc tội tôi giết người, nhưng tôi không phủ nhận rằng tôi có tội. Vâng, tôi có tội với nhân dân miền Nam vì tôi chưa làm tròn trách nhiệm của người sĩ quan...”
Nói chưa hết câu, tên công an vũ trang đẩy vào miệng anh một báng súng. Máu miệng và mũi trào ra loang đầy cả ngực áo. Lộc ngã gục xuống nền nhà. Nhiều tiếng lao xao trong đám tù nổi lên, tiếp theo là tiếng lách cách lên đạn “cảnh cáo” của đám vệ binh đang bủa vây xung quanh hội trường.
Đáng lẽ tòa dành mười phút để nghị án, nhưng với tình huống nầy chúng chẳng cần phải trình diễn tiếp vở tuồng. Tên chánh án vội vã mời mọi người đứng dậy và tuyên án: “… Tử hình phạm tù Trần Xuân Lộc” !
Chẳng một ai ngạc nhiên với cái án tử hình ấy. Một phiên tòa xét xử tội đại hình mà chẳng có luật sư biện hộ và chẳng có nửa lời đối chất của bị cáo. Người ta thật sự đau xót cho thân phận con người sống trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa, một chế độ dùng baọ lực đè bẹp công lý, một chính quyền dung dưỡng dối trá và hận thù.
Chẳng đợi mười lăm ngày theo thủ tục kháng án hay xin ân giảm, mà ngay trong đêm hôm sau, chúng giết Lộc trên đồi sắn rồi chôn chàng tại đó. Một tấm bia bằng gỗ xẻ mỏng được viết ngoằn ngoằn tên Trần Xuân Lộc bằng sơn.
Mùa mưa đến, nước trên đỉnh núi đẩy xuống san bằng luôn nấm mộ. Từ khi đó, nếu ai để ý trên ngôi mộ Lộc sẽ thấy từ từ xuất hiện những viên đá cuội, mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Rồi những năm tháng sau này nấm mộ Lộc trở thành đống đá vun cao.
Lộc nằm đó, thân xác tiêu hủy theo thời gian nhưng gương can trường của người chiến sĩ miền Nam vẫn còn sáng ngời trong lòng mọi người. Bạn tù đã điếu tang anh bằng bài thơ truyền khẩu sau đây :
Anh vượt thoát khỏi gông cùm nghiệt ngã
Tìm tự do nơi đất Chúa vĩnh hằng,
Đêm hiện về sáng lồng lộng ánh trăng
Anh ngạo nghễ giữa bầu trời xanh ngát
Trước họng súng thù cất cao tiếng hát
Để máu trào chuyển mạch vạn con tim.
Tiễn người đi cơn uất nghẹn im lìm
Trong bóng tối khóc thầm thương tiếc bạn
Anh chí cả ôm vầng dương chiếu rạng
Ta nhỏ nhoi như hạt bụi giữa đời
Người đi vào trang hùng sử, Lộc ơi !
Về phần Trương Văn Huệ, sau khi thoát thân vào rừng, công an truy lùng khắp mọi nơi và tiếp tục phục kích các khu rẫy sắn nhưng chẳng có một kết quả nào. Các anh đã vượt thoát vĩnh viễn khỏi miền đất tù ngục nầy. Tự Do hay là Chết. Các anh đã chọn cái chết để được tự do. Chúng tôi ở lại tiếp tục bị đày đọa với tháng ngày bất tận khổ đau!
Hãy ngừng tay, hỡi những ai có mưu đồ tiếp sức cho Cộng Sản Việt Nam. Đừng vì quyền lợi riêng tư mà xúi giục tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đem tài năng về nước phục vụ cho một chính quyền bá đạo đang kéo đất nước vào bóng đêm mịt mùng.
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
(*) dựa theo lời tường thuật của Trần Xuân Lộc trong bản thẩm cung.
Source: www.calitoday.com
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Apr 28, 2010
Tù chuyển trại trên những chiếc xe GMC bịt bùng, dù rất kín đáo, nhưng dân chúng hai bên quốc lộ vẫn phát hiện được đoàn xe chở tù. Nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ xe, tù nhân nhìn thấy hai cụ gìa giậm chân la khóc, tay vẫy vẫy về hướng đoàn xe khiến cho anh em tù xúc động rơi nước mắt. Vài chiếc honda rượt theo cố lượm những mảnh giấy nhắn tin của tù thả rơi đang cuộn bay trong bụi đường. Tù hy vọng những tờ giấy nhắn tin ấy sẽ đến tay thân nhân của họ ở tận các vùng Kinh tế mới xa xôi.
Nhà tù mới, nằm sâu trong khu rừng già . Trại được xây dựng kiên cố. Tường thành bằng gạch xi măng bọc quanh khu nhà giam. Tường cao trên hai mét, đầu tường cơi thêm ba đường dây kẽm gai. Phòng giam mái ngói, vách gạch, một cửa ra vào và bốn khung cửa sổ nhỏ. Sáu mươi tù nhân chen chúc trong một diện tích chưa đầy tám mươi mét vuông. Mỗi người có năm tấc bề ngang chia đều trên hai dãy sạp bằng thân cây nứa đập dập. Chính sách giam giữ tù chính trị không thời hạn lại đặt vào thành phần nguy hiểm của chế độ. Lối hành xử của công an là trút hận thù bằng những ngón đòn vô cùng tàn độc. Bản nội quy là sợi dây trói chặt tù không còn cựa quậy, khắc nghiệt hơn cả thời Bắc thuộc.Tù xây nhà giam để nhốt mình, lao động sản xuất đủ mọi ngành nghề để nuôi sống bản thân và nuôi cán bộ cả nước.
Trong sản xuất, chúng buộc tù phải tăng chỉ tiêu tối đa. Ngược lại, tiêu chuẩn phần ăn hạ mức tối thiểu đến tàn nhẫn. Không cho tù ăn no. Những người từng ở tù qua bốn chế độ: Pháp, Nhật, Quốc gia và Cộng sản, đã so sánh và khẳng quyết rằng: Không có nhà tù nào vô nhân đạo bằng nhà tù Cộng sản. Đói, lạnh, lao động khổ sai và đàn áp tinh thần là bốn biện pháp giết người tối độc. Đức quốc xã tiêu diệt dân Do thái tại lò hỏa thiêu bằng hơi ngạt, Cộng Sản tiêu diệt tù chính trị bằng cách tiêu hao sinh lực lần mòn. Cái chết đến từ từ, kéo dài sự đau đớn triền miên. Không chết vì mất sức, bệnh tật trong trại giam, cũng chết vì bệnh nan y sau khi ra khỏi tù.
Một cái Tết thứ tư trong tù ngắn ngủi vô vị xói mòn niềm hi vọng được trở về với gia đình. Cái mốc thời gian ngồi tù mù mù tăm tăm ! “Lao động tốt, cải tạo tiến bộ” là tiêu chuẩn để xét duyệt tha tù, chẳng khác gì bức tranh vẽ cánh đồng cỏ nhử trước mắt loài ngựa nức lòng đi tới.
Qua Tết, trại bắt đầu khởi công xây chiếc cầu treo nối liền hai bờ sông Côn. Cầu dài gần trăm mét. Vật liệu phần lớn do tù tự chế và góp nhặt. Người đứng ra vẽ kiểu và thiết kế cây cầu là tù nhân Trần Xuân Lộc, một cựu sĩ quan Công binh đã từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ.
Sáu tháng ròng rã, Lộc miệt mài trong công việc. Chàng phơi nắng dầm mưa, xông xáo từ nơi này đến nơi khác cùng với một toán tù được tuyển chọn gồm những tay chuyên môn thuộc các ngành liên hệ. Họ làm việc không ngơi nghỉ nhưng thích thú và tự hào. Niềm vui trong công tác này là Lộc được phục vụ cho người dân địa phương đã mong ước bao đời nay có một cây cầu để qua lại trong mùa nước lũ. Cuối cùng, công trình hoàn tất mỹ mãn.
Chiếc cầu treo trông khá đẹp mắt và nên thơ. Nổi bật trên hai môi cầu là bốn trụ vươn cao bằng những thanh sắt đường rầy xe lửa ghép đôi làm điểm tựa cho hai đường dây cáp bằng thép giăng qua sông. Từ xa, trông chiếc cầu duyên dáng như một cây đàn dây. Cầu đứng sừng sững, hiên ngang vượt qua dòng nước cuồn cuộn chảy.
Ngày khánh thành có cả đại biểu cấp Quân khu và Tỉnh về tham dự cùng với đồng bào địa phương. Ban giám thị trại nhận bằng tuyên dương đã thực hiện thành công tốt đẹp công trình có phẩm chất cao. Người ta chẳng đá động gì đến công lao của người đứng ra lãnh trách nhiệm như một Công trình sư. Từ bản vẽ thiết kế đến điều hành đều do một tay Trần Xuân Lộc. Trong buổi lễ, chàng ngồi trong đám tù khổ sai với chiếc áo rách tả tơi. Chiếc áo mà chàng vẫn mặc hàng ngày suốt thời gian xây dựng cây cầu dưới mưa nắng. Kẻ bất tài, cướp công được vinh danh cười rạng rỡ. Buồn thay cho thân phận Lộc, chàng chỉ là một tù nhân !
Thời tiết đã qua khỏi ngày Đông chí. Cơn mưa dầm dứt hẳn. Bầu trời quang đãng. Những lọn mây trắng bắt đầu bay lơ lửng trên đỉnh rừng già. Mặt trời đi trốn suốt mùa Đông cũng trở về mang ánh nắng vàng vọt rải đều trên đồi nương ngọn cỏ,. Nắng bị khuất phục bởi khối lạnh cắt da đang ngự trị trong miền thung lũng. Màu nắng trở nên yếu ớt xanh xao vàng vọt như màu da bệnh hoạn của đám tù đang phơi mình dưới ánh nắng đầu mùa. Những khuôn mặt trắng bệch thũng nước và thân hình vẹo vọ với làn da nhăn nheo bày ra đầy đủ những góc cạnh, xương xẩu trên thân thể con người. Nhìn vào những bộ xương cách trí ấy, không một ai có thể ngờ rằng trước đấy không bao lâu, họ là những người trai cường tráng đầy sinh lực đã từng sống một thời oanh liệt.
Từ bốn ngày qua, đội 3 được điều động đi khai phá thung lũng Bảy Mẫu trồng khoai lang. Đội phải xuất trại đầu tiên và nhập trại sau cùng. Đường đến khu sản xuất mất gần hai giờ di chuyển. Cuốc và rựa được cột lại thành bó rồi phân công tù vác đi ở cuối hàng.
Sáng nay, khí trời giá buốt, sương núi mờ mịt làm ướt sũng cây rừng. Toán 1 phụ trách chặt cây và phát quang quanh khu vực. Họ phải mặc áo mưa trong lúc làm việc. Số người khác giẫy cỏ, cuốc đất, vun thành từng vồng cao rồi giâm những đoạn dây rau lang xuống đấy. Họ âm thầm làm việc như đám người máy không ngưng tay. Tiếng rựa chặt cây, tiếng cuốc bổ vào lòng đất tạo thành những âm thanh khô khốc, như nỗi chai cứng của tâm hồn người tù. Chốc chốc lời quở trách của quản giáo dội xuống đầu tù nhân làm việc lơi tay như ngọn roi quất vào tâm não làm tăng thêm cơn đói rã rời.
Cứ mỗi mười lăm phút điểm danh một lần. Theo thông lệ, anh đội trưởng tù là người số một, rồi người kế cận đếm số hai và cứ như thế cho đến anh cuối cùng. Cách thức kiểm tù này là một trong những khuôn mẫu tại các trại tập trung mà Cộng sản Liên Xô đã áp dụng sau cuộc cách mạng tháng Mười đẫm máu tại nước Nga. Không một tù nhân nào bỏ trốn mà không bị phát hiện kịp thời.
Thời gian chờ đợi tiếng còi nghỉ ăn trưa dài thê thảm. Những lát sắn luộc buổi sáng đã hết sạch trong bao tử tự bao giờ. Phần ăn trưa vẫn là chén cơm ghế sắn thêm một ít canh rau lang với muối và bột ngọt. Lượng thức ăn như thế, nào có đủ ca-lo cho một cơ thể phải làm việc cật lực trong suốt tám tiếng đồng hồ , chưa kể thời giờ phải lội bộ lên dốc xuống đèo trên con đường đầy đất đá.
Ngoài xã hội, Việt cộng áp dụng chính sách bần cùng hóa nhân dân. Thu tóm mọi nguồn tài sản về cho Đảng. Đời sống của cả nước chẳng khác gì một nhà tù. Mác ví tư bản là con đỉa hai vòi. Một vòi hút máu dân trong nước, vòi kia hút máu dân thuộc địa. Trên thực tế, chế độ Cộng Sản như loài đỉa nhiều vòi. Mỗi cấp chính quyền, mỗi xí nghiệp quốc doanh là những vòi đỉa bu vào đồng bào ruột thịt hút đến giọt máu cuối cùng và vươn cái vòi “thuộc địa” để hút máu của dân tộc láng giềng bằng một hành động rất cộng sản: “tinh thần quốc tế vô sản”! Âm mưu ấy bị thế giới chận đứng ngay trên xứ Chùa tháp nên chúng “co vòi” luôn.
Rồi giờ ăn cũng đến. Tiếng còi vừa thổi là cả đội gom cuốc rựa vào một nơi. Đám tù được lệnh tập trung quanh khu vực có bóng cây. Họ ăn vội vã để dành chút thì giờ ít ỏi ngả lưng trên lá khô hay dựa vào gốc cây hầu lấy lại sức.
Chẳng mấy chốc, giờ lao động buổi chiều lại bắt đầu, tù nhân được kiểm tra kỷ lưởng. Lần này, cả đội đếm tới đếm lui vẫn thiếu bốn người. Sự hốt hoảng hiện rõ trên khuôn mặt tên quản giáo và ba công an võ trang . Hắn đích thân đếm từng người một rồi hét vào mặt anh đội trưởng tù: “Bốn thằng đó tên gì?”
Thoạt nhìn, ai cũng biết ngay bốn anh vắng mặt là Ngọc, Huệ, Lộc và Hạp. Họ thuộc tổ 1 làm công tác chặt phát những cây dại trong khu đất trồng khoai .
Đai úy Nguyễn Ngọc, nguyên là Đai đội trưởng Địa phương quân thuộc tỉnh Tuyên Đức. Nhà tù bây giờ là trại biệt kích thuộc lực lượng cũ của anh đồn trú ngày xưa, nơi xuất phát các cuộc hành quân đột kích vào mật khu VC. Do vậy Ngọc rất am tường địa thế trong vùng rừng núi Thượng Đức nầy.
Trương văn Huệ là sĩ quan trong phái đoàn Quân sự Bốn Bên Kiểm Soát Đình Chiến Hiệp định Paris thông thạo Anh ngữ và tiếng Khờ me.
Lê Hữu Hạp, trung úy phi công lái phản lực cơ được đào tạo tại Hoa kỳ. Hạp còn là một hướng đạo sinh vững vàng về mưu sinh thoát hiểm.
Riêng Trần Xuân Lộc ai cũng biết con người đa dạng của anh, can đảm và xông xáo.
Với thành phần ấy, bạn tù tin tưởng họ sẽ thành công trong cuộc trốn thoát.
Tên quản giáo đích thân kiểm tra lại dụng cụ lao động mới phát hiện thiếu bốn cây rựa. Hắn lập tức ra lệnh tên công an bảo vệ cấp tốc về trại báo. Đội tù được lệnh ngồi gom lại một chỗ. Ba nòng súng chĩa thẳng vào đám tù với tư thế sẵn sàng nhả đạn.
Nửa giờ sau, hai chiếc xe GMC chở đội công an vũ trang đến áp tải tù nhân về trại. Số còn lại cùng với hai con chó lùng sục chung quanh khu vực.
Công an truy bắt tù vượt ngục từ thành phố cũng được điều động đến ngay. Chúng ïthiết lập các nút chặn trên tuyến đường chính, lục soát tất cả các loại xe di chuyển trên trục lộ.
Từng ngày trôi qua là từng ngày bạn tù hồi hộp, lo âu nhưng cũng không che giấu được niềm vui trên ánh mắt .
Nói về toán trốn trại (*). Thừa lúc lộn xộn trong giờ ăn trưa, họ lủi vào rừng mang theo thức ăn và cây rựa giấu trong áo mưa. Giờ đầu tiên, họ luồn lách rất nhanh theo đúng kế hoạch đã tính toán. Sau thời gian nghỉ ăn trưa, đội tù mới được kiểm số trở lại trước khi làm việc. Khi phát hiện, họ đã vượt ra khỏi vòng đai mà lực lượng truy bắt tù không thể bủa vây.
Năm ngày dài băng rừng, toán vượt ngục đã đi được một quãng đường khá xa. Thức ăn khô mang theo chỉ còn đủ cho ba ngày nữa. Họ phải bẻ măng rừng, hái trái bòn bon ăn giặm. Ngày đi, đêm ngủ tại những hốc cây cổ thụ hay trong hang đá. Cuối cùng thức ăn đã cạn. Cơn đói hành hạï suốt hai ngày khiến họ hết kiên nhẫn đành phải quyết định vào rẫy đào trộm sắn. Sắn chưa kịp nhổ lên, bất ngờ một tên du kích người thượng bắt gặp. Mặc dầu khai là dân đi rừng nhưng hắn vẫn áp giải họ về cơ quan của bản làng. Trên đường đi, Ngọc bị trật quai dép lùi lại phía sau. Nhanh như chớp, anh trở sống rựa đập vào đầu tên du kích , cướp khẩu các-bin cùng cả toán chạy vào rừng. Ngọc không cố ý giết tên du kích, nhưng vì cú đánh khá nặng tay nên hai ngày sau hắn lên cơn động kinh rồi tắt thở. Người Thượng rất dễ tin nhưng cũng khó tha thứ. Cái chết của tên trai làng đã làm tăng thêm sức thuyết phục lòng trung thành của họ đối với chế độ.
Cơn đói đã khiến cho toán trốn trại mỗi ngày mỗi chậm lại. Cần thức ăn để có sức tiếp tục băng rừng, thế nên buôc lòng họ phải tìm đến rẫy sắn. Rút kinh nghiệm lần trước, lần nầy họ vào rẫy ban đêm. Toán trốn tù không ngờ cái chết của tên du kích đã khiến cho dân bản Thượng quyết tâm phục hận. Vừa đặt chân bên trong hàng rào là bị ngay những loạt đạn nả vào họ. Lê Hữu Hạp bị trúng đạn gãy chân, ba người còn lại tẩu thoát vào rừng.
Chúng kéo Hạp về buôn Thượng. Với thân thể lõa lồ, Hạp bị cột căng hai tay hai chân vào bốn trụ đóng nơi sân cờ của cơ quan Xã, rồi cả đội du kích vừa hò reo vừa phóng những cây lồ ô vót nhọn vào thân thể Hạp như đâm một con trâu để tế thần. Chúng giết Hạp để trả thù cho đồng đội .
Sáng hôm sau, ban giám thị cho người khiêng Hạp về đặt xác bên cổng trại ra vào kèm theo một tấm bảng ghi hàng chữ: “Tên Lê Hữu Hạp trốn trại bị xử lý ” thay cho một lời cảnh cáo!
Nhìn thi thể Hạp, không một ai khỏi ghê tởm cách giết người dã man đến thế. Đôi tròng mắt bị nát bấy bởi thanh lồ ô đâm suốt qua so nãọ. Đôi mắt chỉ còn là hai lỗ thủng sâu máu đọng đen sì. Ôi, Lê Hữu Hạp, người phi công tài ba đã một thời ngang dọc trên bầu trời quê hương. Giờ đây anh chết thảm thương bởi những bàn tay man rợ nhất loài người.
Công an đã xác định được tọa độ của toán vượt ngục. Chúng khoanh vùng dồn lực lượng vào một nơi.
Toán tù kỳ vọng vào rau rừng, măng le sẽ nuôi sống họ một thời gian, chờ khi yên tĩnh sẽ lần mò xuống đồng bằng. Nhưng khốn thay, đồng bào Thượng bị đói quanh năm nên đã vét sạch, bứt sạch những gì có thể ăn được.
Biết điểm đứng đã bị lộ nhưng phải có chút gì để ăn hầu đổi hướng đi. Họ bị khuất phục bởi cơn đói nên đành liều mạng trở lại rẫy sắn. Đúng ngày thứ mười sáu kể từ khi chạy trốn, toán vượt trại bị bao vây tại một đồi sắn. Trương văn Huệ mở đường máu bằng những loạt các-bin và thoát được vào rừng, Ngọc và Lộc đều bị bắt sống.
Chúng nhốt hai người tại hai phòng kiên giam riêng biệt. Ba ngày sau, Ngọc bị giết trong cùm bằng phương cách rất thông dụng của công an giữ tù: Dùng thanh sắt đè vào cổ nạn nhân cho đến khi tắt thở. Cách giết người như thế thường lưỡi của người bị chết lè ra thật dài và đôi tròng mắt lồi ra ngoài hố mắt. Ngọc đã chết thê thảm như vậy bởi anh cương quyết không chịu khai một điều gì cả. Ngay chiều hôm đó, một phái đoàn giới chức từ thành phố đến trại khám nghiệm tử thi, chụp hình. Phần kết luận trong bản phúc trình hẳn nhiên là: “Phạm nhân Nguyễn Ngọc đã cắn lưỡi tự tử”.
Trần Xuân Lộc bị giải về Ty Công an để khai thác kẻ đồng mưu cung cấp thực phẩm, thuốc men và viết diễn tiến cuộc trốn trại. Lộc còn phải liệt kê các địa điểm mà đồng bạn anh đã ngủ đêm cùng những dự định cho những ngày sắp tới khi chưa bị bắt...
Sau mười ngày hỏi cung , Lộc được trả về trại để ra trước một phiên tòa cấp tỉnh mở ngay tại trại tù. Thành phần tham dự gồm ban giám thị, đội công an bảo vệ và gần ngàn tù nhân.
Mở đầu phiên tòa, một đại diện của hội đồng xét xử đọc bản cáo trạng của bên công tố. Tiếp theo, tên Thư ký tòa đọc bản tường thuật của Lộc về diễn tiến cuộc trốn tù. Theo thứ tự lớp lang được sắp xếp làm nhiều màn, nhiều cảnh. Xen vào mỗi màn là cảnh một già làng sắc tộc thiểu số than khóc, kể lể về cái chết của tên du kích và yêu cầu tòa kết án tử hình bị cáo để đền mạng. Phiên tòa xử án mà ta có cảm tưởng họ đang trình diễn một tuồng kịch với đám diễn viên vụng về.
Sự lố bịch của phiên tòa là diễn xuất theo kiểu “tòa án nhân dân” xét xử theo nguyện vọng của nhân dân. Cái nguyện vọng nào có lợi cho đảng và tập đoàn cầm quyền là chúng tận dụng. Còn nguyện vọng nào bất lợi chúng dùng chuyên chính vô sản đàn áp. Pháp luật của đất nước nằm trong bàn tay bạo quyền.
Phần kết thúc phiên tòa, tên chánh án tuyên bố : “ Phạm tù Trần Xuân Lộc được phép phát biểu ý kiến sau cùng”.
Cả hội trường im phăng phắc, chờ đợi lời phát biểu của anh.
Trần Xuân Lộc mặc aó quần tù màu xám nhạt, hai tay bị khóa còng số 8, hai chân mang xích sắt. Anh đứng sau vành móng ngựa, đối diện với hội đồng xét xử có bốn công an võ trang trấn bốn góc. Khuôn mặt Lộc gầy rộc, hốc hác, nổi lên hai gò má nhô cao. Mái tóc hớt ngắn cùng với bộ râu quai nón của anh vừa mới cạo để lộ ra màu da trắng xanh. Anh quay mặt về hướng người tham dự, đưa ánh mắt nhìn bạn đồng tù rồi dõng dạc nói: “Thưa các ông, thưa các bạn, tôi hoàn toàn bác bỏ bản cáo trạng buộc tội tôi giết người, nhưng tôi không phủ nhận rằng tôi có tội. Vâng, tôi có tội với nhân dân miền Nam vì tôi chưa làm tròn trách nhiệm của người sĩ quan...”
Nói chưa hết câu, tên công an vũ trang đẩy vào miệng anh một báng súng. Máu miệng và mũi trào ra loang đầy cả ngực áo. Lộc ngã gục xuống nền nhà. Nhiều tiếng lao xao trong đám tù nổi lên, tiếp theo là tiếng lách cách lên đạn “cảnh cáo” của đám vệ binh đang bủa vây xung quanh hội trường.
Đáng lẽ tòa dành mười phút để nghị án, nhưng với tình huống nầy chúng chẳng cần phải trình diễn tiếp vở tuồng. Tên chánh án vội vã mời mọi người đứng dậy và tuyên án: “… Tử hình phạm tù Trần Xuân Lộc” !
Chẳng một ai ngạc nhiên với cái án tử hình ấy. Một phiên tòa xét xử tội đại hình mà chẳng có luật sư biện hộ và chẳng có nửa lời đối chất của bị cáo. Người ta thật sự đau xót cho thân phận con người sống trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa, một chế độ dùng baọ lực đè bẹp công lý, một chính quyền dung dưỡng dối trá và hận thù.
Chẳng đợi mười lăm ngày theo thủ tục kháng án hay xin ân giảm, mà ngay trong đêm hôm sau, chúng giết Lộc trên đồi sắn rồi chôn chàng tại đó. Một tấm bia bằng gỗ xẻ mỏng được viết ngoằn ngoằn tên Trần Xuân Lộc bằng sơn.
Mùa mưa đến, nước trên đỉnh núi đẩy xuống san bằng luôn nấm mộ. Từ khi đó, nếu ai để ý trên ngôi mộ Lộc sẽ thấy từ từ xuất hiện những viên đá cuội, mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Rồi những năm tháng sau này nấm mộ Lộc trở thành đống đá vun cao.
Lộc nằm đó, thân xác tiêu hủy theo thời gian nhưng gương can trường của người chiến sĩ miền Nam vẫn còn sáng ngời trong lòng mọi người. Bạn tù đã điếu tang anh bằng bài thơ truyền khẩu sau đây :
Anh vượt thoát khỏi gông cùm nghiệt ngã
Tìm tự do nơi đất Chúa vĩnh hằng,
Đêm hiện về sáng lồng lộng ánh trăng
Anh ngạo nghễ giữa bầu trời xanh ngát
Trước họng súng thù cất cao tiếng hát
Để máu trào chuyển mạch vạn con tim.
Tiễn người đi cơn uất nghẹn im lìm
Trong bóng tối khóc thầm thương tiếc bạn
Anh chí cả ôm vầng dương chiếu rạng
Ta nhỏ nhoi như hạt bụi giữa đời
Người đi vào trang hùng sử, Lộc ơi !
Về phần Trương Văn Huệ, sau khi thoát thân vào rừng, công an truy lùng khắp mọi nơi và tiếp tục phục kích các khu rẫy sắn nhưng chẳng có một kết quả nào. Các anh đã vượt thoát vĩnh viễn khỏi miền đất tù ngục nầy. Tự Do hay là Chết. Các anh đã chọn cái chết để được tự do. Chúng tôi ở lại tiếp tục bị đày đọa với tháng ngày bất tận khổ đau!
Hãy ngừng tay, hỡi những ai có mưu đồ tiếp sức cho Cộng Sản Việt Nam. Đừng vì quyền lợi riêng tư mà xúi giục tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đem tài năng về nước phục vụ cho một chính quyền bá đạo đang kéo đất nước vào bóng đêm mịt mùng.
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
(*) dựa theo lời tường thuật của Trần Xuân Lộc trong bản thẩm cung.
Source: www.calitoday.com
Tuesday, April 27, 2010
Cá kèo
Thủy Lan Vy
Thập niên 50 quê tôi thật sự sống trong cảnh thanh bình, gạo trắng nước trong, mức chênh lệnh giữa giàu nghèo của người dân không đáng kể. Gò Công họp chợ trong không khí an lành, chuyện móc túi, giựt dọc hình như không có. Đàn bà con gái trong tỉnh đi chợ đều mặc áo dài. Truyền thống tốt đẹp nầy sau 75 sao mất tiêu !?.
Thuở tôi vừa mới vào trường tiểu học, xóm cầu Huyện tôi ở thật hiền lành, với khoảng gần 10 ngôi nhà trải dài cặp lô bên kia là con kênh, mỗi nhà có rào rấp rạch ròi...Chiều chiều thường có những chiếc xe ngựa có trống có phèn la hai bên hông xe treo bảng quảng cáo tuồng hát rong ruổi chậm chậm khắp các nẻo đường để phát chương trình quảng cáo tuồng hát trong đêm...
Rạp Bình An Gò Công luôn luôn có gánh hát từ Sài Gòn xuống trình diễn... Cứ mỗi lần nghe tiếng trống xe rao hát là tôi được phép chạy ra ngõ chờ xe tới xin cho được tấm chương trình... Chị tôi cùng với mấy người bạn chung xóm chuyền nhau xem tờ chương trình, dĩ nhiên không quên bàn tán về các cô đào cậu kép trong gánh... để rồi cười với nhau vui vẽ...Nhiều lần tôi nhận được tấm chương trình bằng chữ tàu, các chị tôi cười chộ tôi
- Tại em giống chệt đó...
- Tối nay mình mua vé hạng cá kèo đi coi hát ...
Trong trí tôi nhận biết hạng cá kèo là thứ hạng từ bằng tới thấp hơn hạng chót. Ba tôi trong một bữa ăn có nói về chuyện nầy:
- Tháng lúa gần chín miệt làng Tăng Hòa cá kèo đặc ruộng, đứng trên bờ nhìn xuống mặt nước thấy chi chít đầu cá kèo, hạng cá kèo là vậy đó... Không có ghế ngồi đứng sau hàng ghế hạng chót cũng đơm đặc đầu người...
Gia đình tôi thuộc hạng giữa của trung lưu và nghèo, cho nên việc chi tiêu tiền bạc phải hết sức dè sẻn, bữa cơm thường có hai món, món canh và mòn mặn. Cũng có khi thay canh bằng món xào. Con cá kèo rất thường được mẹ hay chị tôi làm món ăn trong ngày. Cứ mỗi lần ngồi vào mâm cơm, ba tôi nhìn thấy dĩa cá kèo, người thường nói:
- Cá kèo nầy là do đất sanh. Mùa khô ruộng đất nẻ đồng, vậy mà mưa xuống vài đám, ruộng nổi nước là có cá kèo.
Nghe ba nói, tôi ghi nhớ mà không thắc mắc...Cho tới khi tôi làm sinh viên trường đại học cải tạo sau 75 mới thấy điều nầy là sai. Trại Hà Tây, thường vào cuối thu các ruộng rau muống bắt đầu cổi, Không phải tát nước vào ruộng mà chờ ruộng khô đào hốc (lỗ khoảng 5 tấc vuông) để trồng su hào, hay bắp cải...
Tôi thuộc đội rau nên thường năm vẫn làm việc nầy, hốc đào sâu xuống khoảng 5 tấc, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy lớp đất khô có thấm nước. Nước chỉ hơi ươn ướt, và sau lớp đất mỏng ướt nầy thế nào cũng có một con cá chạch, nó nằm yên trong đất chờ nước tới là lội đi. Tôi nhìn con cá chạch rồi nhớ tới lời ba tôi nhận xét về con cá kèo. Tôi thầm nghĩ chắc là cá kèo cũng ”tỵ thổ’ giống như cá chạch.
Mười lăm năm lưu lạc đất người, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến những món ăn làm từ cá kèo, với bàn tay khéo léo của mẹ tôi, nhớ lại tôi còn thấy thèm... nhiều lần tôi mua cá kèo đông lạnh trong vài chợ Việt Nam... Nhưng dù tôi cũng kho nấu chiên xào giống hệt mẹ tôi nhưng, thịt cá cứng ngắc, ăn chẳng ngọt ngào...
Những thức ăn làm từ cá kèo của mẹ bây giờ tôi chỉ còn được ăn trong mơ... để rồi tỉnh giấc...lau vội giòng nước mắt lén chảy ướt má.
Trời Gò Công tháng gió chướng, ngọn gió độc xứ Gò (Gió nào độc bằng gió Gò Công), gà vịt cũng thường bị toi vào tháng nầy... Có gió chướng là có hoa so đũa, có trái đậu rồng, hai loại nầy chỉ xuất hiện vào những ngày tháng cuối thu.
Tan buổi học về, trời hanh nắng, chén cơm rang buổi sáng lót lòng đã đi chới đâu mất, bụng đói cồn cào... bước vô nhà, bỗng khịt mũi, mùi canh chua từ nhà bếp phưởng phất đâu đây...Nhìn mâm cơm mẹ dọn sẵn, tôi đã thấy cồn cào.
Tô canh chua bông so đũa, lẫn với đậu rồng xắt liễn, nấu với cá kèo, nêm rau tần dày lá với ớt sừng trâu chín đỏ cắt khoanh mỏng xéo, dĩa nước mắm trong dầm ớt chim ỉa, chén cơm bốc khói, mâm cơm chỉ một món nhưng ăn hoài, ăn no cành hông mà vẫn còn muốn ăn nữa...
Tôi ăn luôn 5 chén cơm loại chén có hình rồng, mẹ nêm đường, muối, mẹ dầm me, mùi chua cay, ngọt , mặn thật hòa họp, cá kèo mập tròn, bụng cá béo ngậy với vị đăng đắng của mật cá, ngon khó tả, cho tới bây giờ xứ người nhớ lại, tôi nuốt miệng không mà cũng thấy ngon...Xong bữa cơm bụng căng tròn lưng đẫm mồ hôi, quá đã....
Thuở còn nhỏ, tôi là con út nên thường quẩn quanh bên mẹ, mỗi lần mẹ đi chợ về có mua cá kèo là tôi có phận sự canh mấy con gà cho mẹ làm cá, sơ ý một chút là gà cắp cá chạy te te, rượt theo bắt lại đủ mệt.
Cá kèo mẹ để trong rổ, lựa thế đất bằng ngoài sân mẹ ướp cá với tro bếp rồi cầm từng con chà trên mặt đất cho sạch vảy và nhớt cá, sau đó mới để cá vào rổ, nhận rổ vào chậu nước chà cá nhiều lần...cá kèo đen đúa bây giờ trở nên trắng trẻo. Mẹ dùng dao nhỏ, sau khi liếc sơ vào một cái khu tộ, mẹ bắt đầu cắt bỏ đầu cá, bầy gà sau khi cá làm xong thì bầu diều cũng căng cứng vì đầu cá. Loai cá nầy sống khá lâu trên cạn.
Cũng cá kèo mẹ dùng gắp tre cặp gắp nướng. Cá gặp lửa than hồng liu riu chín tới từ từ cho tới khi da nứt vàng nghín mẹ để cá vào dĩa. Nước mắm chanh đường tỏi ớt, củ cải trắng mẹ xắt lát mỏng rồi xắt lại thành sợi, ngâm cải vào tô giấm có pha chút đường muối và chút nước lã, rau quế mẹ xắt nhuyển. Cá kèo nướng được mẹ đặt nằm khít trên dĩa, mẹ chan ngập nước mắm ớt, trải trên mặt một lớp củ cải ngâm dấm, trên lớp củ cải là lớp rau quế. Bên xứ lạ nầy có tiền biết đi đâu để mua dĩa cá nướng nầy đây?.thêm một món bông bí xào với thịt ba chỉ. Cơm ăn với cá kèo nướng, bông bí xào thêm xị rượu đế Bình Ân, khà một tiếng...quên hết chuyện đời.
Chị Hai tôi thường kho mắm với cá kèo. Mắm cá sặt chị mua của bà thầy Thanh, kho rục lọc bỏ xương. Cá kèo, chị để nguyên con, nêm đường cho mắm dịu, canh sôi hớt bọt, cá vừa chín tới, trái đâu bắp chị cắt mỗi trái làm 3 khúc, cà dái dê chị cắt miếng bằng ngón tay cái...thả hết vào nồi mắm, chờ lửa sôi lại chị nêm thêm hành, ớt...Nhà bếp trống vách vậy mà mùi mắm vẫn bốc thơm lừng, gầy cồn cào bao tử...
Buổi chiều trời mưa rả rít, cảnh trời mưa mùa lúa chín. Mưa không lớn nhưng dai dẳng dễ làm lòng người se lại, dễ gợi nhớ những kỷ niệm êm đềm đã trôi qua...,những cô gái mới về nhà chồng dễ nhớ tới người tình cũ ...gian nhà bếp trống vách, bộ ván cũ nhỏ, vừa dùng để nồi cơm trả cá, đi chợ về bày biện trên ván, vừa dùng làm bàn ăn.
Ba, anh, và tôi ngồi ghế đầu quanh góc ván. Mẹ,chị ngồi trên ván. Mâm nhôm, với một tô nước mắm kho, một dĩa bàn đựng cá kèo, một dĩa dưa leo, khế chua, chuối chát, một tô tai bèo đựng rau thơm, gồm tía tô, rau quế, vấp cá, húng cây, một dĩa đậu bắp hấp cơm ...mấy trái ớt chỉ thiên vừa hườm chín...
Trời nhá nhem tối, ngọn đèn dầu khêu ngọn cao, cơm gạo sóc nâu nóng bốc khói...Anh kể chuyện trường, chị kể chuyện lớp, mẹ kể chuyện ngoài chợ.... Mâm cơm gia đình ấm cúng bên ngọn đèn dầu với đầy đủ thành viên trong nhà... Cảnh nầy, hy vọng kiếp sau tôi mới tìm thấy lại được...
Ngoài trời mưa vẫn còn rả rít.Nồi cơm cạn dần, mẹ lại tủ thức ăn mang ra một dĩa vú sữa mẹ đã cắt sẵn ăn tráng miệng.. Mẹ ơi! bàn tay của mẹ, bàn tay mềm dịu chăm sóc đàn con bây giờ con biết tìm đâu??
Có nhiều hôm cá kèo mẹ không nướng mà chiên tươi. mẹ dầm nước mắm me đường tỏi ớt thật cay, cá kèo chiên tươi ăn kèm với đậu rồng xắt xéo xào với tôm bạc lột vỏ (dân Gò Công phân biệt tôm càng, tôm trứng, tôm đất, tôm bạc, tôm chấu, tôm tích...rồi tới tép rong, tép mòng ...sau cùng là con ruốc, ruốc là loại tép ở biển, nhiều nơi tôi nghe người dân gọi con tôm đất tôm bạc...là con tép đất, tép bạc. Vậy chớ khi con tép đất nầy phơi khô sao không gọi bằng con tép khô.)
Gò Công thuở tôi còn nhỏ, cá kèo rất rẻ. Tôi nhớ có năm, bà con (gia đình chị Phụng, gia đình chị hai E) từ Bến Chùa mang cho nhà tôi mỗi lần hàng mấy trăm con cá kèo. Thuở đó cá kèo được tính bằng đôi (mỗi đôi 2 con). Sau 75... cá kèo trở nên khan hiếm !?.
Ngày còn khoác áo nhà binh, mỗi lần về phép, sau khi ghé thăm nhà, tôi thường xuống Cầu Bến Lội. Trong đồn lính bên cầu tôi có 2 người bạn thân đi nghĩa quân ở đây. Về đây mới thấy cảnh thanh bình, dù giặc giã tứ phương nhưng Gò Công vẫn bình yên, đó là điểm son của tỉnh quê nhà tôi.
Về đây nhậu tôi nhớ hoài món khô cá kèo nướng dầm nước mắm me. Cá kèo làm khô, nướng lên thịt ngọt lại thơm, nước mắm me dầm ớt, mùi chua ngọt của nước mắm, hòa với vị ngọt thơm của khô cá...thì cạn ly đầy ta lại rót đầy ly cạn..
Lúc đương thời, đi công tác dưới Sóc Trăng, tôi thường mua khô cá kèo đem về đơn vị nhâu... Khô cá kèo có khuyết điểm là không để lâu được vì thịt khô trở nên gắt dầu, bởi bụng cá có nhiều mỡ.
Lúc trong trại cải tạo, nhận quà gia đình, có một gói nhỏ mấy con khô cá kèo, tôi tự dưng ứa nước mắt. Hình ảnh mẹ tôi, bạn bè tôi... cảnh cũ quê nhà như hiện rõ trước mắt tôi. Những con khô cá kèo nầy, trước khi cho vào bọc, chắc là mẹ tôi trải khô trên mặt hồ nước bên hông nhà phơi nắng. Hình ảnh mẹ già đang trăn trở con khô như hiện ra trước mắt tôi.
Những ngày đi huấn luyện trong chiến dịch Kiện toàn an ninh lãnh thổ quân đoàn 4 vào giữa năm 74, công tác tại Sóc Trăng tôi có dịp ăn món bún nước lèo nấu bằng cá kèo. Món nầy quê Gò Công tôi không có... lạ miệng ăn thấy ngon.
Con cá kèo kho nêm hẹ rắc tiêu là món thường ăn của dân miền lục tỉnh. Cá kèo kho khô, cá cong mình lại quyện hẹ tiêu, kèm chút rau thơm khế chua dưa leo...mới nghe nói đã bắt thèm. Nhưng cá kèo kho chỉ, dân Việt lưu vong khó biết làm.
Thời Gò Công thanh bình, thời tôi còn thơ trẻ, chạy chơi quanh nhà, khi bắn kè, lúc đá cầu, nồi cơm chiều gần cạn mẹ luôn luôn chắt cho tôi một chén nước cơm. Gạo thời đó cho nước cơm thật béo. Chén nước cơm để nguội trên mặt đóng một lớp ván.. chạy chơi nhớ tới cử, tôi vô bếp bưng chén nước cơm uống ngon lành.
Con cá kèo kho như bình thường. Khi thấy nước rút gần cạn, cho vào nửa chén nước cơm chắt, chờ sôi lại vài dạo cho nước hơi kẹo, nêm hẹ (cá kèo kho chỉ nêm hẹ mà không nêm hành), dùng đủa dẽ cá. Cá gắp khỏi dĩa sẽ có một sợi chỉ nước cá vương theo, nên gọi là cá kèo kho..chỉ. Thịt cá kèo ăn bị phong, tuy nhiên “Ông Trời” sinh ra thứ độc, ông cũng sinh ra thứ để trừ, mật con cá kèo là thứ giải phong.
Thời cá kèo đơm đầu đặc ruộng, có dịp về Tăng Hòa, hay Bình Luông Đông, bạn bè gặp nhau chén chú chén anh, với mấy món nhậu miền quê. Gà giò xào lá ớt, lòng gà chưng hột vịt... tiệc gần tàn, vợ bạn mình múc đầy một tô lớn...cháo cá kèo. Thường món cháo là phải dùng gạo.
Riêng cháo cá kèo chỉ có nước và thịt cá kèo nhưng vẫn gọi là cháo.
Có ăn qua chén cháo cá kèo mới thấy thấm “món ngon vật lạ miền Nam.” Cá kèo còn nhảy soi sói, nồi nước đang sôi thả nguyên rổ cá sống vào, khơi già lửa, cho tới khi nào cá rục, dung đũa bếp (đũa cái) quậy vài lần cho cá rã thịt, dùng rổ thưa lọc bỏ xương, chụm lửa riu riu, canh hớt sạch bọt, nêm nước mắm, hành xắt nhuyển, tiêu đâm vừa bể... Uống rượu đế, mình mầy nóng hổi, húp một muổng cháo cá kèo vị ngọt lâng lâng từ miệng trôi xuống tận bao tử.. tỉnh rượu ngay...
Vị cay của tiêu, thơm mùi hành, nêm nếm vừa ăn... ngon ngọt làm sao tả hết được, không lẽ ngối đó múc cháo ăn hoài... đâu phải người miền Nam nào cũng được ăn món nầy (Món nầy cũng nấu giống như món cháo cá khoai ở biền Vàm Láng)
Tôi còn xa xứ, nghe cô em đồng hương về Việt Nam kể lại, thực đơn bây giờ có món lẩu cá kèo, và món nầy được dân Hà Nội rất ưa chuộng, chưa được thưởng thức nên không viết rõ được. Có những cái rất tầm thường nhưng khi không tìm thấy mình mới thấy tiếc, thấy nhớ...
Khoảng thập niên 50, 60 cá kèo là loại cá dành cho dân dã miệt ruộng vườn, nhưng với bàn tay khéo léo của người nội trợ, cá kèo được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng lại rẻ tiền...làm món nhậu cũng rất bắt mồi.
Đất người khác phong thổ quê mình, có nhiều con cá, cọng rau, tìm đỏ con mắt không thấy. Tiệc tùng sang trọng ai đi đãi khách món cá kèo kho chỉ, món canh chua... Chỉ có trong mâm cơm gia đình, dọn trên bộ ván sơ sài bên ngọn đèn dầu lửa mới thấy hết cảnh ấm cúng của mâm cơm chiều. Cả gia đình sum họp chuyện trò vui vẻ..với đầy đủ hương vị ngon ngọt của cọng rau con cá quê nhà.
Chiều ở đây, đi làm về thui thủi một mình, vợ làm khác ca, con im ỉm trong phòng, cá thịt đông lạnh nhạt phèo, cố ăn mà sống. Tôi vẫn thường nấu canh rau....,ăn cho trơn cổ dễ nuốt chén cơm xứ người, có thèm canh chua cá kèo cũng chỉ để nuốt nước miếng, chứ biết làm sao hơn
Cũng tại bàn tay của mẹ chăm sóc miếng ăn thức uống cho con từ ngày còn thơ trẻ. Những món ăn nhà nghèo nhưng đầy đủ chất ngọt ngào của con cá cọng rau vùng quê. Hương tay của mẹ ủ ấm đời con...cho nên bây giờ sống đời xa xứ con mới thấy thèm hương vị quê nhà.
Đời sống vật chất ở đây đủ đầy... nhưng mẹ ơi!, buổi chiều nào trời mưa, đi làm về, con đứng tựa cửa kiếng nhìn ra sân... mắt của con mờ dần... Con nhìn thấy ngoài sân hàng cây so đủa, trổ trắng bông đang nghiêng mình theo gió trong cơn mưa chiều... Cá kèo ơi ta nhớ...nhớ canh chua cá kèo!
Thủy Lan Vy
Thập niên 50 quê tôi thật sự sống trong cảnh thanh bình, gạo trắng nước trong, mức chênh lệnh giữa giàu nghèo của người dân không đáng kể. Gò Công họp chợ trong không khí an lành, chuyện móc túi, giựt dọc hình như không có. Đàn bà con gái trong tỉnh đi chợ đều mặc áo dài. Truyền thống tốt đẹp nầy sau 75 sao mất tiêu !?.
Thuở tôi vừa mới vào trường tiểu học, xóm cầu Huyện tôi ở thật hiền lành, với khoảng gần 10 ngôi nhà trải dài cặp lô bên kia là con kênh, mỗi nhà có rào rấp rạch ròi...Chiều chiều thường có những chiếc xe ngựa có trống có phèn la hai bên hông xe treo bảng quảng cáo tuồng hát rong ruổi chậm chậm khắp các nẻo đường để phát chương trình quảng cáo tuồng hát trong đêm...
Rạp Bình An Gò Công luôn luôn có gánh hát từ Sài Gòn xuống trình diễn... Cứ mỗi lần nghe tiếng trống xe rao hát là tôi được phép chạy ra ngõ chờ xe tới xin cho được tấm chương trình... Chị tôi cùng với mấy người bạn chung xóm chuyền nhau xem tờ chương trình, dĩ nhiên không quên bàn tán về các cô đào cậu kép trong gánh... để rồi cười với nhau vui vẽ...Nhiều lần tôi nhận được tấm chương trình bằng chữ tàu, các chị tôi cười chộ tôi
- Tại em giống chệt đó...
- Tối nay mình mua vé hạng cá kèo đi coi hát ...
Trong trí tôi nhận biết hạng cá kèo là thứ hạng từ bằng tới thấp hơn hạng chót. Ba tôi trong một bữa ăn có nói về chuyện nầy:
- Tháng lúa gần chín miệt làng Tăng Hòa cá kèo đặc ruộng, đứng trên bờ nhìn xuống mặt nước thấy chi chít đầu cá kèo, hạng cá kèo là vậy đó... Không có ghế ngồi đứng sau hàng ghế hạng chót cũng đơm đặc đầu người...
Gia đình tôi thuộc hạng giữa của trung lưu và nghèo, cho nên việc chi tiêu tiền bạc phải hết sức dè sẻn, bữa cơm thường có hai món, món canh và mòn mặn. Cũng có khi thay canh bằng món xào. Con cá kèo rất thường được mẹ hay chị tôi làm món ăn trong ngày. Cứ mỗi lần ngồi vào mâm cơm, ba tôi nhìn thấy dĩa cá kèo, người thường nói:
- Cá kèo nầy là do đất sanh. Mùa khô ruộng đất nẻ đồng, vậy mà mưa xuống vài đám, ruộng nổi nước là có cá kèo.
Nghe ba nói, tôi ghi nhớ mà không thắc mắc...Cho tới khi tôi làm sinh viên trường đại học cải tạo sau 75 mới thấy điều nầy là sai. Trại Hà Tây, thường vào cuối thu các ruộng rau muống bắt đầu cổi, Không phải tát nước vào ruộng mà chờ ruộng khô đào hốc (lỗ khoảng 5 tấc vuông) để trồng su hào, hay bắp cải...
Tôi thuộc đội rau nên thường năm vẫn làm việc nầy, hốc đào sâu xuống khoảng 5 tấc, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy lớp đất khô có thấm nước. Nước chỉ hơi ươn ướt, và sau lớp đất mỏng ướt nầy thế nào cũng có một con cá chạch, nó nằm yên trong đất chờ nước tới là lội đi. Tôi nhìn con cá chạch rồi nhớ tới lời ba tôi nhận xét về con cá kèo. Tôi thầm nghĩ chắc là cá kèo cũng ”tỵ thổ’ giống như cá chạch.
Mười lăm năm lưu lạc đất người, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến những món ăn làm từ cá kèo, với bàn tay khéo léo của mẹ tôi, nhớ lại tôi còn thấy thèm... nhiều lần tôi mua cá kèo đông lạnh trong vài chợ Việt Nam... Nhưng dù tôi cũng kho nấu chiên xào giống hệt mẹ tôi nhưng, thịt cá cứng ngắc, ăn chẳng ngọt ngào...
Những thức ăn làm từ cá kèo của mẹ bây giờ tôi chỉ còn được ăn trong mơ... để rồi tỉnh giấc...lau vội giòng nước mắt lén chảy ướt má.
Trời Gò Công tháng gió chướng, ngọn gió độc xứ Gò (Gió nào độc bằng gió Gò Công), gà vịt cũng thường bị toi vào tháng nầy... Có gió chướng là có hoa so đũa, có trái đậu rồng, hai loại nầy chỉ xuất hiện vào những ngày tháng cuối thu.
Tan buổi học về, trời hanh nắng, chén cơm rang buổi sáng lót lòng đã đi chới đâu mất, bụng đói cồn cào... bước vô nhà, bỗng khịt mũi, mùi canh chua từ nhà bếp phưởng phất đâu đây...Nhìn mâm cơm mẹ dọn sẵn, tôi đã thấy cồn cào.
Tô canh chua bông so đũa, lẫn với đậu rồng xắt liễn, nấu với cá kèo, nêm rau tần dày lá với ớt sừng trâu chín đỏ cắt khoanh mỏng xéo, dĩa nước mắm trong dầm ớt chim ỉa, chén cơm bốc khói, mâm cơm chỉ một món nhưng ăn hoài, ăn no cành hông mà vẫn còn muốn ăn nữa...
Tôi ăn luôn 5 chén cơm loại chén có hình rồng, mẹ nêm đường, muối, mẹ dầm me, mùi chua cay, ngọt , mặn thật hòa họp, cá kèo mập tròn, bụng cá béo ngậy với vị đăng đắng của mật cá, ngon khó tả, cho tới bây giờ xứ người nhớ lại, tôi nuốt miệng không mà cũng thấy ngon...Xong bữa cơm bụng căng tròn lưng đẫm mồ hôi, quá đã....
Thuở còn nhỏ, tôi là con út nên thường quẩn quanh bên mẹ, mỗi lần mẹ đi chợ về có mua cá kèo là tôi có phận sự canh mấy con gà cho mẹ làm cá, sơ ý một chút là gà cắp cá chạy te te, rượt theo bắt lại đủ mệt.
Cá kèo mẹ để trong rổ, lựa thế đất bằng ngoài sân mẹ ướp cá với tro bếp rồi cầm từng con chà trên mặt đất cho sạch vảy và nhớt cá, sau đó mới để cá vào rổ, nhận rổ vào chậu nước chà cá nhiều lần...cá kèo đen đúa bây giờ trở nên trắng trẻo. Mẹ dùng dao nhỏ, sau khi liếc sơ vào một cái khu tộ, mẹ bắt đầu cắt bỏ đầu cá, bầy gà sau khi cá làm xong thì bầu diều cũng căng cứng vì đầu cá. Loai cá nầy sống khá lâu trên cạn.
Cũng cá kèo mẹ dùng gắp tre cặp gắp nướng. Cá gặp lửa than hồng liu riu chín tới từ từ cho tới khi da nứt vàng nghín mẹ để cá vào dĩa. Nước mắm chanh đường tỏi ớt, củ cải trắng mẹ xắt lát mỏng rồi xắt lại thành sợi, ngâm cải vào tô giấm có pha chút đường muối và chút nước lã, rau quế mẹ xắt nhuyển. Cá kèo nướng được mẹ đặt nằm khít trên dĩa, mẹ chan ngập nước mắm ớt, trải trên mặt một lớp củ cải ngâm dấm, trên lớp củ cải là lớp rau quế. Bên xứ lạ nầy có tiền biết đi đâu để mua dĩa cá nướng nầy đây?.thêm một món bông bí xào với thịt ba chỉ. Cơm ăn với cá kèo nướng, bông bí xào thêm xị rượu đế Bình Ân, khà một tiếng...quên hết chuyện đời.
Chị Hai tôi thường kho mắm với cá kèo. Mắm cá sặt chị mua của bà thầy Thanh, kho rục lọc bỏ xương. Cá kèo, chị để nguyên con, nêm đường cho mắm dịu, canh sôi hớt bọt, cá vừa chín tới, trái đâu bắp chị cắt mỗi trái làm 3 khúc, cà dái dê chị cắt miếng bằng ngón tay cái...thả hết vào nồi mắm, chờ lửa sôi lại chị nêm thêm hành, ớt...Nhà bếp trống vách vậy mà mùi mắm vẫn bốc thơm lừng, gầy cồn cào bao tử...
Buổi chiều trời mưa rả rít, cảnh trời mưa mùa lúa chín. Mưa không lớn nhưng dai dẳng dễ làm lòng người se lại, dễ gợi nhớ những kỷ niệm êm đềm đã trôi qua...,những cô gái mới về nhà chồng dễ nhớ tới người tình cũ ...gian nhà bếp trống vách, bộ ván cũ nhỏ, vừa dùng để nồi cơm trả cá, đi chợ về bày biện trên ván, vừa dùng làm bàn ăn.
Ba, anh, và tôi ngồi ghế đầu quanh góc ván. Mẹ,chị ngồi trên ván. Mâm nhôm, với một tô nước mắm kho, một dĩa bàn đựng cá kèo, một dĩa dưa leo, khế chua, chuối chát, một tô tai bèo đựng rau thơm, gồm tía tô, rau quế, vấp cá, húng cây, một dĩa đậu bắp hấp cơm ...mấy trái ớt chỉ thiên vừa hườm chín...
Trời nhá nhem tối, ngọn đèn dầu khêu ngọn cao, cơm gạo sóc nâu nóng bốc khói...Anh kể chuyện trường, chị kể chuyện lớp, mẹ kể chuyện ngoài chợ.... Mâm cơm gia đình ấm cúng bên ngọn đèn dầu với đầy đủ thành viên trong nhà... Cảnh nầy, hy vọng kiếp sau tôi mới tìm thấy lại được...
Ngoài trời mưa vẫn còn rả rít.Nồi cơm cạn dần, mẹ lại tủ thức ăn mang ra một dĩa vú sữa mẹ đã cắt sẵn ăn tráng miệng.. Mẹ ơi! bàn tay của mẹ, bàn tay mềm dịu chăm sóc đàn con bây giờ con biết tìm đâu??
Có nhiều hôm cá kèo mẹ không nướng mà chiên tươi. mẹ dầm nước mắm me đường tỏi ớt thật cay, cá kèo chiên tươi ăn kèm với đậu rồng xắt xéo xào với tôm bạc lột vỏ (dân Gò Công phân biệt tôm càng, tôm trứng, tôm đất, tôm bạc, tôm chấu, tôm tích...rồi tới tép rong, tép mòng ...sau cùng là con ruốc, ruốc là loại tép ở biển, nhiều nơi tôi nghe người dân gọi con tôm đất tôm bạc...là con tép đất, tép bạc. Vậy chớ khi con tép đất nầy phơi khô sao không gọi bằng con tép khô.)
Gò Công thuở tôi còn nhỏ, cá kèo rất rẻ. Tôi nhớ có năm, bà con (gia đình chị Phụng, gia đình chị hai E) từ Bến Chùa mang cho nhà tôi mỗi lần hàng mấy trăm con cá kèo. Thuở đó cá kèo được tính bằng đôi (mỗi đôi 2 con). Sau 75... cá kèo trở nên khan hiếm !?.
Ngày còn khoác áo nhà binh, mỗi lần về phép, sau khi ghé thăm nhà, tôi thường xuống Cầu Bến Lội. Trong đồn lính bên cầu tôi có 2 người bạn thân đi nghĩa quân ở đây. Về đây mới thấy cảnh thanh bình, dù giặc giã tứ phương nhưng Gò Công vẫn bình yên, đó là điểm son của tỉnh quê nhà tôi.
Về đây nhậu tôi nhớ hoài món khô cá kèo nướng dầm nước mắm me. Cá kèo làm khô, nướng lên thịt ngọt lại thơm, nước mắm me dầm ớt, mùi chua ngọt của nước mắm, hòa với vị ngọt thơm của khô cá...thì cạn ly đầy ta lại rót đầy ly cạn..
Lúc đương thời, đi công tác dưới Sóc Trăng, tôi thường mua khô cá kèo đem về đơn vị nhâu... Khô cá kèo có khuyết điểm là không để lâu được vì thịt khô trở nên gắt dầu, bởi bụng cá có nhiều mỡ.
Lúc trong trại cải tạo, nhận quà gia đình, có một gói nhỏ mấy con khô cá kèo, tôi tự dưng ứa nước mắt. Hình ảnh mẹ tôi, bạn bè tôi... cảnh cũ quê nhà như hiện rõ trước mắt tôi. Những con khô cá kèo nầy, trước khi cho vào bọc, chắc là mẹ tôi trải khô trên mặt hồ nước bên hông nhà phơi nắng. Hình ảnh mẹ già đang trăn trở con khô như hiện ra trước mắt tôi.
Những ngày đi huấn luyện trong chiến dịch Kiện toàn an ninh lãnh thổ quân đoàn 4 vào giữa năm 74, công tác tại Sóc Trăng tôi có dịp ăn món bún nước lèo nấu bằng cá kèo. Món nầy quê Gò Công tôi không có... lạ miệng ăn thấy ngon.
Con cá kèo kho nêm hẹ rắc tiêu là món thường ăn của dân miền lục tỉnh. Cá kèo kho khô, cá cong mình lại quyện hẹ tiêu, kèm chút rau thơm khế chua dưa leo...mới nghe nói đã bắt thèm. Nhưng cá kèo kho chỉ, dân Việt lưu vong khó biết làm.
Thời Gò Công thanh bình, thời tôi còn thơ trẻ, chạy chơi quanh nhà, khi bắn kè, lúc đá cầu, nồi cơm chiều gần cạn mẹ luôn luôn chắt cho tôi một chén nước cơm. Gạo thời đó cho nước cơm thật béo. Chén nước cơm để nguội trên mặt đóng một lớp ván.. chạy chơi nhớ tới cử, tôi vô bếp bưng chén nước cơm uống ngon lành.
Con cá kèo kho như bình thường. Khi thấy nước rút gần cạn, cho vào nửa chén nước cơm chắt, chờ sôi lại vài dạo cho nước hơi kẹo, nêm hẹ (cá kèo kho chỉ nêm hẹ mà không nêm hành), dùng đủa dẽ cá. Cá gắp khỏi dĩa sẽ có một sợi chỉ nước cá vương theo, nên gọi là cá kèo kho..chỉ. Thịt cá kèo ăn bị phong, tuy nhiên “Ông Trời” sinh ra thứ độc, ông cũng sinh ra thứ để trừ, mật con cá kèo là thứ giải phong.
Thời cá kèo đơm đầu đặc ruộng, có dịp về Tăng Hòa, hay Bình Luông Đông, bạn bè gặp nhau chén chú chén anh, với mấy món nhậu miền quê. Gà giò xào lá ớt, lòng gà chưng hột vịt... tiệc gần tàn, vợ bạn mình múc đầy một tô lớn...cháo cá kèo. Thường món cháo là phải dùng gạo.
Riêng cháo cá kèo chỉ có nước và thịt cá kèo nhưng vẫn gọi là cháo.
Có ăn qua chén cháo cá kèo mới thấy thấm “món ngon vật lạ miền Nam.” Cá kèo còn nhảy soi sói, nồi nước đang sôi thả nguyên rổ cá sống vào, khơi già lửa, cho tới khi nào cá rục, dung đũa bếp (đũa cái) quậy vài lần cho cá rã thịt, dùng rổ thưa lọc bỏ xương, chụm lửa riu riu, canh hớt sạch bọt, nêm nước mắm, hành xắt nhuyển, tiêu đâm vừa bể... Uống rượu đế, mình mầy nóng hổi, húp một muổng cháo cá kèo vị ngọt lâng lâng từ miệng trôi xuống tận bao tử.. tỉnh rượu ngay...
Vị cay của tiêu, thơm mùi hành, nêm nếm vừa ăn... ngon ngọt làm sao tả hết được, không lẽ ngối đó múc cháo ăn hoài... đâu phải người miền Nam nào cũng được ăn món nầy (Món nầy cũng nấu giống như món cháo cá khoai ở biền Vàm Láng)
Tôi còn xa xứ, nghe cô em đồng hương về Việt Nam kể lại, thực đơn bây giờ có món lẩu cá kèo, và món nầy được dân Hà Nội rất ưa chuộng, chưa được thưởng thức nên không viết rõ được. Có những cái rất tầm thường nhưng khi không tìm thấy mình mới thấy tiếc, thấy nhớ...
Khoảng thập niên 50, 60 cá kèo là loại cá dành cho dân dã miệt ruộng vườn, nhưng với bàn tay khéo léo của người nội trợ, cá kèo được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng lại rẻ tiền...làm món nhậu cũng rất bắt mồi.
Đất người khác phong thổ quê mình, có nhiều con cá, cọng rau, tìm đỏ con mắt không thấy. Tiệc tùng sang trọng ai đi đãi khách món cá kèo kho chỉ, món canh chua... Chỉ có trong mâm cơm gia đình, dọn trên bộ ván sơ sài bên ngọn đèn dầu lửa mới thấy hết cảnh ấm cúng của mâm cơm chiều. Cả gia đình sum họp chuyện trò vui vẻ..với đầy đủ hương vị ngon ngọt của cọng rau con cá quê nhà.
Chiều ở đây, đi làm về thui thủi một mình, vợ làm khác ca, con im ỉm trong phòng, cá thịt đông lạnh nhạt phèo, cố ăn mà sống. Tôi vẫn thường nấu canh rau....,ăn cho trơn cổ dễ nuốt chén cơm xứ người, có thèm canh chua cá kèo cũng chỉ để nuốt nước miếng, chứ biết làm sao hơn
Cũng tại bàn tay của mẹ chăm sóc miếng ăn thức uống cho con từ ngày còn thơ trẻ. Những món ăn nhà nghèo nhưng đầy đủ chất ngọt ngào của con cá cọng rau vùng quê. Hương tay của mẹ ủ ấm đời con...cho nên bây giờ sống đời xa xứ con mới thấy thèm hương vị quê nhà.
Đời sống vật chất ở đây đủ đầy... nhưng mẹ ơi!, buổi chiều nào trời mưa, đi làm về, con đứng tựa cửa kiếng nhìn ra sân... mắt của con mờ dần... Con nhìn thấy ngoài sân hàng cây so đủa, trổ trắng bông đang nghiêng mình theo gió trong cơn mưa chiều... Cá kèo ơi ta nhớ...nhớ canh chua cá kèo!
Monday, April 26, 2010
Ông Tư Xích Lô nhận xét về tổ chức NED
(Võ Văn Ái đang nhận tiền từ tổ chức này)
Trần Thanh
LỜI GIỚI THIỆU:
Ông Tư Xích Lô năm nay đã 83 tuổi đang sống tại Sài Gòn. Ông là dân Sài Gòn chính cống. Ông nội của ông đã từng là cư dân của Sài Gòn thủa khai thiên lập địa. Tuy đã ngoài 80 nhưng ông vẫn phải kiếm sống bằng nghề đạp xích lô. Ngày nào trời còn thương, còn cho ông sức khỏe, đôi chân của ông còn đủ cứng cáp thì ông còn kiếm được mấy bữa ăn, cà phê, thuốc lá rẻ tiền, đủ sống qua ngày. Ông sống bụi đời, không nhà không cửa, không vợ con, cháu chắt. Thật ra, ông đã từng có tất cả nhưng sau biến cố 1975, bọn giặc việt gian cộng sản đã cướp đi tất cả. Con cháu của ông sống rải rác khắp nơi, ở trong nước cũng như hải ngoại, nhưng ông Tư không muốn phiền lụy đến ai, bởi ông là kẻ .... "phản động"! Nhiều người sợ bị liên lụy, không dám tiếp xúc với ông Tư nhưng cũng rất nhiều người trong nước cũng như hải ngoại thương mến ông Tư, yểm trợ và giúp đỡ ông về mọi mặt trong đời sống.
Hàng ngày ông Tư thường rong ruổi trên chiếc xe xích lô, chạy khắp nơi trên địa bàn thành phố Sài Gòn. Chiếc xích lô thuê hàng ngày chính là cái giường ngủ và căn "phòng khách" của ông Tư. Mỗi khi mệt, ông thường tắp vào một gốc cây nào đó để ngả lưng và cũng chính nơi đó, ông thường có những tâm sự, trao đổi với người dân về tình hình đất nước. Ông Tư cũng thường tâm sự với giới trẻ trong nước cũng như hải ngoại qua e-mail, điện thoại, thư tín. Mọi phương tiện liên lạc đều do người dân giúp đỡ. Ông Tư, trên răng dưới dái, trâu già không sợ dao phay, đã bị bọn cướp, cướp đi hết tất cả, không còn gì để mất và không còn gì để sợ nữa. Ông thường tâm niệm, nếu có bị bọn việt gian xử bắn vì tội "phản động", ông cũng vui lòng vì ông đã dám xả thân, dám nói lên tất cả những điều gì cần thiết để người dân HIỂU VÀ PHẢI TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG, LẬT ÐỔ CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN!!!
Sau đây là cuộc mạn đàm giữa ông Tư và những người dân yêu nước:
HỎI: Thưa ông Tư, theo chúng tôi được biết ông Võ Văn Ái, từ nhiều năm qua, đã nhận tiền tài trợ của tổ chức NED để đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền" và "tự do tôn giáo" cho Việt Nam. Cụ thể là ông ta có tờ báo Quê Mẹ và đang điều hành một tổ chức gọi là "Ủy Ban bảo vệ quyền làm người". Xin ông cho ý kiến về việc này?
ÐÁP: Võ Văn Ái là tên việt gian cực kỳ nguy hiểm đã góp phần lớn trong việc làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Có thể nói, hắn và tên Trịnh Công Sơn là cặp bài trùng; tên Sơn là nội công, tên Ái là ngoại kích. Tên Sơn quậy phá ở trong nước, còn tên Ái ở hải ngoại, hoạt động cùng với phong trào "phản chiến", CHẶT VÀO GỐC CÂY, cuối cùng làm cho chúng ta bị mất nước! Dưới cái nhìn của chúng tôi, tên Võ Văn Ái là con rắn có hàng trăm đầu, nghĩa là hắn bắt cá 5,7 tay chớ không phải là bắt cá 2 tay! Hắn vừa hoạt động cho cộng sản, vừa hoạt động cho Mỹ và nhiều thế lực đen khác trên thế giới, vừa khoác áo "người quốc gia" chống cộng, vừa là một "phật tử thuần thành" đấu tranh cho tự do tôn giáo! Nghĩa là mâm nào cũng có hắn!
Năm 2008, tên Ái đã được tổ chức NED tài trợ 108 ngàn Mỹ kim để đấu tranh cho "dân chủ và nhân quyền". Ðó là lý do vì sao chúng ta thấy hàng năm, tên Ái thường ra "điều trần" trước Quốc Hội Châu Âu và Liên Hiệp Quốc, tố cáo những "vi phạm" nhân quyền của bọn việt gian cộng sản!
Trước đây, chúng tôi đã trình bày với quý vị, trong hoàn cảnh đặc biệt của nước Việt Nam ta hiện nay, đấu tranh đòi "dân chủ" chính là KHÔNG ÐẤU TRANH GÌ HẾT, cũng tựa như "biểu tình tại gia" tức là KHÔNG CÓ BIỂU TÌNH! Mang tiếng là "đấu tranh và chống đối" nhưng thật ra là không có đấu tranh gì, tất cả đều chỉ là những thủ đoạn bịp bợm của những tên điếm chính trị đang hoạt động tại hải ngoại! Giả sử quý vị đang đi xe đạp, thấy những người đi xe gắn máy đấu tranh đòi được mua xăng với giá rẻ. Quý vị nổi lòng tham cũng nhảy vào cuộc đòi ăn có. Và giả sử kết quả đấu tranh thắng lợi, quý vị mua được một can xăng với giá rẻ đem về nhà thì mới sực nhớ ra là CHIẾC XE ÐẠP CỦA MÌNH KHÔNG CÓ BÌNH XĂNG!
Bộ máy cai trị của bọn việt gian cộng sản được thiết kế ra là để BÓC LỘT, hoàn toàn không có một chỗ nào để áp dụng cho nhiên liệu xăng "dân chủ". Giả sử có một vài thằng đảng viên cộng sản trong bộ máy cai trị có lòng nhân đạo muốn giúp dân, bọn chúng cũng không thể nào giúp được. Lơ mơ, chính bản thân bọn chúng cũng sẽ bị guồng máy nghiền nát. Do đó, cách giải quyết duy nhất là phải quăng bỏ chiếc xe đạp để mua xe gắn máy, tức là phải lật đổ chế độ cộng sản và toàn bộ đảng việt gian cộng sản phải bị tiêu diệt.
Tên Võ Văn Ái đang làm chủ tịch của cái gọi là Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người. Ðây là điều rất hài hước vì suốt 60 năm nay những người nô lệ trong nước chỉ ÐƯỢC LÀM CHÓ chớ có bao giờ được làm người đâu mà bảo vệ! Cả chục năm nay, tên Ái đã nhận hàng triệu Mỹ kim tài trợ từ NED và chúng ta có thấy hắn "bảo vệ" được một người dân nào không? Những thành quả "đấu tranh" của hắn là gì? Ai biết, xin nêu thử một ví dụ cụ thể?
Như đã nói trên, tên Ái là con rắn có hàng trăm đầu, bắt cá 5,7 tay, vậy thì chúng ta có thể suy luận ra rằng có thể hắn còn nhận được tiền tài trợ của nhiều tổ chức khác, không chỉ riêng tổ chức NED. Bọn giặc có thể dám dùng quỹ của nghị quyết 36, chi ra hàng triệu Mỹ kim cho tổ chức nào hoạt động đắc lực và có lợi cho bọn chúng. Ðó là chưa kể bọn điếm chính trị còn giở thủ đoạn móc túi đồng bào qua các hoạt động quyên tiền để làm "từ thiện" hoặc để "vận động quốc hội Mỹ"!
HỎI: Thế còn tổ chức NED là gì?
ÐÁP: Tổ chức NED là viết tắt của ba chữ National Endowment Democracy*, được thành lập tại Mỹ năm 1983, có trang nhà trên internet. Quý vị muốn tìm hiểu cặn kẽ, có thể vào xem, hoặc quý vị nào muốn thành lập tổ chức "đấu tranh" để được ăn "phân" (fund) của NED thì cứ điền đơn! Ðây là tổ chức phi chính phủ, chuyên tài trợ cho các tổ chức tư nhân trên toàn thế giới đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Hiện nay NED đang tài trợ cho hàng trăm tổ chức tư nhân trên toàn thế giới. Tùy theo tầm vóc lớn nhỏ và mục tiêu, một tổ chức có thể được NED tài trợ từ vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn Mỹ kim hàng năm.
NED hoạt động hoàn toàn độc lập, không chịu sự chỉ đạo của chính phủ Mỹ nhưng có sự liên hệ với chính phủ Mỹ. Hàng năm quốc hội Mỹ đều có duyệt ngân sách để tài trợ cho NED. Ngoài ra, NED còn được các tổ chức tư nhân và các nhà tư bản tài trợ.
Sau đệ nhị thế chiến, để ngăn ngừa hiểm họa cộng sản bành trướng, Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh, can thiệp vào nhiều nước trên thế giới, dẫn đến nhiều cuộc cách mạng lật đổ các chính phủ độc tài. Ðiều này làm cho khối cộng sản lo lắng. Họ lên án CIA Mỹ chuyên thò bàn tay lông lá vào nội bộ các nước, vi phạm công pháp quốc tế!
Ðể tránh bị thế giới lên án, Hoa Kỳ đã phù phép cho NED ra đời trong hoàn cảnh này. Có thể nói NED chính là những vòi bạch tuộc của Hoa Kỳ vươn ra trên khắp thế giới để bành trướng thế lực của mình, núp dưới cái vỏ "yểm trợ dân chủ và nhân quyền". Liên Xô và Trung Cộng cũng tìm cách bành trướng thế lực của mình qua hình thức phát động "cách mạng vô sản". Những thằng giàu, thằng mạnh đều muốn làm bá chủ thế giới và tranh giành thuộc địa, chỉ khác nhau ở hình thức thể hiện và khéo che đậy.
NED chỉ tài trợ cho những tổ chức tư nhân đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền chớ không yểm trợ dùng bạo lực lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, nếu một tổ chức tư nhân nào đó, khi được NED tài trợ, gây được một phong trào đấu tranh mạnh mẽ trong nước, toàn dân sẵn trớn "tới luôn bác tài", vùng lên lật đổ chính quyền của nước đó thì đó là chuyện "nội bộ" của quốc gia ấy. NED không chịu trách nhiệm về việc lật đổ, cũng như chính phủ Mỹ sẽ thanh minh: - Chúng tôi hoàn toàn vô can. NED là tổ chức phi chính phủ. Chuyện nội bộ của quốc gia XYZ nào đó bên Phi Châu, chúng tôi hoàn toàn không biết đến!
Nói chung, những hoạt động của NED có lợi cho toàn thể nhân loại. Thuốc bổ nói chung là tốt, tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách hoặc dùng quá liều lượng thì nó sẽ trở thành thuốc độc! Thiếu gì người uống nhung nai rồi bị nứt da, nứt thịt mà chết! Người bị yếu tim lẫn yếu "chim" mà uống Viagra thì có cơ may đi chầu tổ trước khi kịp "chiến đấu"! Ðã có những tổ chức đấu tranh trên thế giới biết lợi dụng NED một cách hợp lý, đạt được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, và đã lật đổ được những chính phủ độc tài, để xây dựng một thể chế chính trị hoàn toàn mới, văn minh, tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, NED chính là liều thuốc độc! Lát nữa tôi sẽ trình bày lý do tại sao.
HỎI: - Thưa ông Tư, theo như những điều ông vừa trình bày thì NED được xem như cánh tay "từ thiện" của chính phủ Mỹ, được thể hiện một cách khéo léo. Ðã gọi là "từ thiện" thì tất nhiên phải là tốt. Vậy tại sao ông lại xem NED như là một liều thuốc độc?
ÐÁP: - Chưa chắc "từ thiện" đã là tốt. Hiện nay chúng ta thấy có vô số những tổ chức "từ thiện" đang hoạt động tại hải ngoại, với tỷ lệ 99% là nuôi đảng việt gian cộng sản, còn 1% là giúp đỡ những người nghèo, thậm chí đôi khi là zero phần trăm! Ðiều thâm hiểm của chính phủ Mỹ là, thông qua NED, họ đã cài, cắm, cấy những phần tử bất mãn, chống đối trong nội bộ các quốc gia đang bị cai trị bởi những tập đoàn độc tài, ăn cướp. Khi cần lật đổ một chính phủ độc tài, thì bàn tay lông lá của Mỹ đã có sẵn những đạo quân thứ năm, đang khoác áo những nhà đấu tranh cho "dân chủ và nhân quyền". Những thành phần này sẽ là những mũi dùi xung kích để cho CIA Mỹ quấy bột nên hồ. Binh pháp Ðông Tây, từ cổ chí kim đều hướng dẫn rằng, muốn chiếm được một thành trì kiên cố của kẻ địch thì trước hết phải có những kẻ hoạt động nội tuyến. Tiếp theo là nội công ngoại kích thì thành sẽ thất thủ.
Khi chưa cần lật đổ, thì người Mỹ cứ nuôi dưỡng những phong trào đấu tranh đòi "dân chủ, nhân quyền" một cách xìu xìu, ển ển. Nghĩa là không cấp "phân" quá nhiều để cho phong trào quá mạnh nhưng cũng không cúp "phân" để cho phong trào bị chết yểu! Sự việc này cũng tựa như tình trạng của Việt Nam Cộng Hòa trước đây bị người Mỹ kềm hãm bằng sách lược "đánh cộng sản nhưng không được chiến thắng". Nếu họ cho phép "bắc tiến" thì miền Nam đã giải phóng miền Bắc từ lâu rồi!
Hiện nay trên thế giới, có nhiều phong trào đấu tranh đang được (hay bị) người Mỹ nuôi dưỡng một cách xìu xìu, ển ển. Các phong trào không đủ mạnh để lật đổ chính phủ độc tài nhưng cũng không bị tan rã vì thiếu tiền đô la của Mỹ! Chính phủ độc tài vẫn cứ tồn tại, vẫn cứ đàn áp. Người dân vẫn cứ bị hộc máu, thổ huyết với hàng ngàn kiểu chết khác nhau diễn ra hàng ngày trên quê hương của họ. Những phong trào đấu tranh cho "dân chủ và nhân quyền" vẫn cứ hoạt động. Nghĩa là ai chết cứ việc chết, ai đấu tranh cứ việc đấu tranh!
Giàu như Mỹ, sang như Mỹ và điếm đàng cũng như Mỹ, đáng bậc thầy của cộng sản! Những việt kiều đang sống tại Mỹ, đâu có bị thằng cảnh sát nào dí súng vào đầu, bắt đi cày một tuần bảy ngày, tới mức không được thấy mặt vợ con? Vậy mà có hàng trăm ngàn người bị "tình nguyện" đi cày, chỉ vì nhà cửa và xe cộ đang vay nợ!
HỎI: - Thưa ông Tư, như vậy thì tình trạng "xìu xìu ển ển" này có lợi cho ai và có hại cho ai?
ÐÁP: - Quý vị cứ tưởng tượng có một chiếu bạc với bốn tay chơi. Sau khi kết thúc cuộc chơi, ba người tuyên bố là họ thắng, mỗi người được 10 ngàn đô. Vậy thì phải có một người bị thua 30 ngàn đô. Những kẻ thắng chính là nước Mỹ, chính phủ độc tài và các tổ chức "đấu tranh". Người thua chính là toàn dân nô lệ của nước đó.
Chúng ta hãy xét từng trường hợp:
- Người Mỹ thắng vì họ đã cấy được đạo quân thứ năm vào nội bộ các nước cộng sản hoặc độc tài, hoặc thậm chí trong nội bộ những nước dân chủ như Pháp,Ý, Ðức chẳng hạn. Ðạo quân này sẽ được tiền đô la Mỹ nuôi dài hạn, nuôi bao lâu cũng được, cứ lấy từ tiền thuế của thằng dân! Khi cần lật đổ thì họ kích động đạo quân thứ năm. Khi cần phá thối những người "bạn", như Pháp, Ðức, Ý, Canada thì họ cũng kích động đạo quân thứ năm!
- Chính phủ độc tài thắng vì nó không bị lật đổ, vì các phong trào đấu tranh quá yếu, và nhờ thế, nó lại được tiếng là "tôn trọng dân chủ, nhân quyền", trong nước có "đa đảng và đối lập"!
- Các tổ chức đấu tranh cuội cũng thắng vì những tổ chức này cứ được nhận tiền tài trợ của NED dài dài. Cứ "đấu tranh" lếu láo, tha hồ đi ăn nhậu và chơi đĩ mà hàng năm vẫn nhận được hàng trăm ngàn đô la!
- Chỉ có những thằng dân đen, nô lệ, nghèo khổ, ngu dốt là phải chết thê thảm từ đời ông cố nội xuống đời cháu chắt!!!
HỎI: - Xin ông Tư phân tích rõ về tình trạng "xìu xìu ển ển" này trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta?
ÐÁP: - Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, sự tài trợ của NED chính là liều thuốc độc cho toàn dân vì hai lý do sau đây:
1. Nước ta đang bị cai trị bởi một đảng cướp mang bản chất việt gian cộng sản.
(xe đạp không thể tân trang thành xe gắn máy)
2. Nước ta có một cộng đồng ở hải ngoại gồm ba triệu người, là con bò sữa, đối kháng với đảng cướp việt gian cộng sản.
Bây giờ tôi xin đi vào điểm (1):
Nhiều người thường gọi bọn việt gian cộng sản là "chế độ độc tài toàn trị" hoặc "độc tài đảng trị". Gọi như vậy là không đúng với bản chất sự việc, nếu không muốn nói là có lợi cho bọn giặc. Trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia đang bị cai trị bởi chế độ độc tài. Lấy ví dụ như nước Tân Gia Ba và Miến Ðiện hoặc những quốc gia Hồi giáo ở Trung Ðông.
Ông thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba được mệnh danh là nhà độc tài. Ðúng là ông ta có độc tài nhưng trong suốt mấy chục năm cầm quyền của ông ta, đất nước Tân Gia Ba ngày càng phát triển, giàu mạnh, đời sống người dân ngày càng sung sướng. Thiết tưởng, độc tài như vậy thì cũng nên độc tài vì có lợi cho dân, cho nước! Ông Diệu và đảng cầm quyền của ông ta không đi làm tay sai cho ngoại bang và càng không phải là "tân gia ba gian"! Họ không bóc lột xương máu của người dân rồi chuyển tài sản ra nước ngoài như bọn việt gian cộng sản đang làm. Họ cũng không bán một tấc đất nào của quốc gia họ cho ngoại bang như bọn việt gian cộng sản đang làm.
Chính quyền của ông Diệu là chính quyền độc tài nhưng không phải là chính quyền độc tài cộng sản với tính chất chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp. Chắc chắn là không có cái màn xét lý lịch ba đời để thi đại học hoặc có ba đời bần cố nông thì đương nhiên được trở thành lãnh đạo!
Chính quyền độc tài trên thế giới có đến vài chục nước nhưng không có một nước nào giống như cái gọi là "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Nó là đảng cướp và mang hai bản chất: CỘNG SẢN và VIỆT GIAN. Nó không phải là thể chế chính trị với tam quyền phân lập, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Chúng ta hãy nhìn vào một đảng cướp Mafia, ví dụ như Mafia Ý, Mafia Trung Cộng, Mafia Nam Mỹ ..v..v... Cầm đầu đảng này là một tên tướng cướp trùm sò, nắm trọn vẹn toàn bộ quyền lực. Bao vây quanh hắn, phụ tá cho hắn là những tên đàn em trung thành. Chính nhóm người này đã cai quản toàn bộ hệ thống chân rết của đảng, bắt rễ đến nhiều nước trên thế giới, có thể lên đến hàng triệu đảng viên và cộng tác viên. Bọn chúng chính là "hành pháp, lập pháp và tư pháp". Nói một cách ngắn gọn, tất cả mọi việc đều do bọn chúng quyết định.
Ðảng việt gian cộng sản chính là một thứ Mafia nhưng nó nguy hiểm hơn vì nó còn mang thêm một bản chất nữa là "VIỆT GIAN", chuyên đi làm tay sai cho ngoại bang.
Nói tóm lại, đảng việt gian cộng sản là chiếc xe đạp, hoàn toàn không có một chỗ nào để áp dụng cho nhiên liệu xăng dân chủ. Sự vận hành của chiếc xe đạp là nhờ vào sức lực của cơ bắp và xương máu của toàn dân. Nó được chạy bằng máu chớ không phải bằng xăng. Do đó, tìm cách du nhập "xăng dân chủ" vào trong nước là điều hoàn toàn vô ích. Khuyến khích những người dân trong nước đấu tranh đòi "xăng dân chủ" cũng là điều hoàn toàn vô ích.
Ðiểm (2):
Nước ta có một cộng đồng ở hải ngoại gồm ba triệu người, là con bò sữa và đối kháng với đảng cướp việt gian cộng sản.
Một số người nêu thắc mắc, tại sao trong hai thập niên vừa qua lại nở rộ lên phong trào đòi "dân chủ nhân quyền" ở trong và ngoài nước? Tại sao, trong giai đoạn 1975-1990 không thấy có "phong trào dân chủ"?
Lý do vì, 15 năm đầu tiên mới lập nghiệp ở hải ngoại, cộng đồng người Việt lo đi cày bở hơi tai để gây dựng sự nghiệp, tích lũy tài sản để chuẩn bị .... cúng dường cho đảng cộng sản! Khi thấy con bò gầy đã bắt đầu biến thành bò sữa thì những thế lực đen mới bắt đầu xuất chiêu, tìm cách vắt sữa.
Vì sao con bò việt kiều hải ngoại cần phải được vắt sữa? Ðây là những câu trả lời:
- Vì cộng đồng người Việt tại hải ngoại CÓ TIỀN nên mới có những tổ chức đấu tranh dân chủ cuội trong và ngoài nước ra đời để bịp toàn dân và với mục đích chính là để MÓC TÚI!
(Vừa xin tiền của NED, vừa đi quyên tiền việt kiều)
- Vì cộng đồng người Việt tại hải ngoại CÓ TIỀN nên bọn việt gian cộng sản mới bày ra cái màn kịch "có phe thân Mỹ" trong nội bộ đảng Cộng Sản. Bọn chúng bày ra trò bịp, cử tên việt gian Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng sang Mỹ để mua vũ khí! Nước Mỹ và việt gian cộng sản đã trở thành "bạn" rồi thì chúng ta chống cộng làm gì nữa! Thôi thì, anh em một nhà cả, đảng và nhà nước kêu gọi việt kiều ở hải ngoại hãy gởi tiền về nước càng nhiều càng tốt để xây dựng quê hương giàu mạnh!
- Vì cộng đồng người Việt tại hải ngoại CÓ TIỀN nên chính quyền Mỹ đã bày ra cái trò hề hạm trưởng Lê Bá Hùng và tên cò mồi chính trị Cao Quang Ánh sang thăm Việt Nam!
- Vì 10 tỷ đô la hàng năm đổ về Việt Nam rồi sau đó lại chảy ngược về nước Mỹ cho nên người Mỹ không thể nào bỏ qua món lợi béo bở này. Họ khuyến dụ các du sinh việt cộng đi sang Mỹ "du học"!
- Vì tập đoàn ăn cướp việt gian cộng sản CÓ TIỀN nên tên đại sứ Mỹ và tên cò mồi Cao Quang Ánh mới tích cực quảng cáo chương trình cho bọn du sinh việt cộng sang Mỹ để du học. Giả sử có 100 ngàn tên du sinh việt cộng đi du học trong bốn năm, mỗi thằng cúng tối thiểu cho nước Mỹ 150 ngàn đô thì chính phủ Mỹ sẽ thâu được 15 tỷ đô la! Còn chuyện nói là bọn du sinh này đi du học về, sẽ đem luồng gió "dân chủ" về nước để làm thay đổi chế độ thì còn khuya, xin đừng có ai mơ tưởng con cáo sẽ biến thành con rồng!
Do đó, chính vì cộng đồng người Việt tại hải ngoại có tiềm lực về tài chánh và chống cộng, cho nên bọn giặc đã TƯƠNG KẾ TỰU KẾ, tìm cách biến công cuộc chống cộng của chúng ta thành trò chơi cút bắt, có lợi cho bọn chúng. Bọn chúng đã nặn ra hàng trăm tổ chức đối lập cuội và hàng ngàn những "nhà dân chủ" để hướng dẫn chúng ta bắn súng vào những bóng ma ấy!
Một số những tên điếm, lưu manh chính trị, cơ hội chủ nghĩa ở hải ngoại, nhân cơ hội này, thành lập ra nhiều tổ chức "đấu tranh" để xin tiền của NED! Ðiển hình như:
- Ủy Ban bảo vệ quyền làm người của tên việt gian Võ Văn Ái
- Ủy Ban đấu tranh cho tự do tôn giáo ( Ngô Thị Hiền, chị ruột của Ngô Ngọc Hùng làm chủ tịch)
- Ủy Ban cứu giúp nạn nhân bão lụt (do băng đảng Ngô Thị Hiền, Ngô Ngọc Hùng, Nguyễn Ðình Thắng, Thích Quảng Ðộ điều hành)
- Ủy Ban bảo vệ người lao động Việt Nam (do băng đảng Bùi Tín và Vũ Thư Hiên thành lập tại Ðông Âu)
- Ủy Ban chống nạn buôn người (do bà Jackie Bông thành lập)
- Ủy Ban chống nạn buôn bán trẻ em
- Ủy Ban bảo vệ cô dâu Việt
- Ủy Ban bảo vệ trẻ em bị bán làm điếm
- Ủy Ban bảo vệ nhà văn Trần Khải Thanh Thủy
- Ủy Ban cứu nguy người vượt biển (do tên điếm chính trị Nguyễn Ðình Thắng điều hành)
Như vậy, chúng ta thấy, hễ bọn giặc gây ra tội ác thuộc lãnh vực gì thì y như rằng ở hải ngoại có một "ủy ban" tương ứng ra đời để đấu tranh và "bảo vệ" cho các nạn nhân!
Như vậy, chúng ta cứ chạy theo cái bóng, ở vào thế bị động, tựa như con bò tót ngu ngốc, cứ thấy màu đỏ là lao đầu vào húc, cuối cùng bị kiệt sức và bị kẻ đấu bò đâm cho một nhát kiếm thấu tim, lăn quay ra chết! Ðánh giặc mà cứ đánh vào cái ngọn là chết rồi! Ðó là lý do suốt 35 năm qua, chúng ta cứ đi biểu tình để đòi "dân chủ, nhân quyền", bọn giặc không hề bị rụng một sợi lông chân mà ngược lại càng ngày càng mạnh thêm!
Trong cuộc chiến tranh 1954-1975, bọn GIẶC BIẾT ÐÁNH VÀO CÁI GỐC, tức là đi vận động dư luận thế giới và dư luận khắp nước Mỹ, vận động quốc hội Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Bọn chúng biết khai thác tâm lý thanh niên Mỹ, xúi dục những người này phản đối chiến tranh để khỏi bị động viên sang chiến đấu tại Việt Nam.
Cuối cùng bọn giặc đã thành công và chúng ta đã bị mất nước.
Sau năm 1975, chúng ta tiếp tục chiến đấu chống cộng sản NHƯNG CHÚNG TA CHỈ ÐÁNH VÀO CÁI NGỌN CHỚ KHÔNG BIẾT ÐÁNH VÀO GỐC!
HỎI: - Xin ông Tư nêu ví dụ cụ thể về vấn đề này?
ÐÁP: - Vừa rồi có một vài người nói với tôi rằng: bác Tư ơi, nguy tới nơi rồi. Bọn cộng sản vừa mới thành lập hội Du Sinh việt cộng ở vùng Hoa Thịnh Ðốn. Ðiệu này, mai mốt, khi tới ngày sinh nhật "bác Hồ" hoặc ngày sinh nhật đảng của tụi nó thì tụi nó rủ nhau đi mít tinh, tuần hành công khai ở ngoài đường, cầm cờ máu và hình thằng Hồ. Ðến lúc đó thì chúng ta chỉ còn có nước tức ... dái, hộc máu mồm mà chết chớ làm gì được tụi nó? Vậy, bây giờ chắc chúng ta phải thành lập Ủy Ban đặc nhiệm để chống bọn du sinh việt cộng? Phải không bác?
Tôi mới trả lời rằng, nếu đã kể thì hãy kể cho hết. Còn nhiều cái nguy lắm. Ví dụ như:
- Giả sử mai mốt bọn giặc tổ chức treo cờ việt cộng tại MỘT NGÀN ÐỊA ÐIỂM trên khắp nước Mỹ, Châu Âu và Châu Úc thì lúc đó chúng ta sẽ đối phó như thế nào? Chắc chắn chúng ta không thể có lực lượng để mà đối phó, rồi sẽ tức hộc máu mà chết!
- Bọn giặc sẽ liên tục đưa nhiều đoàn văn công ra hải ngoại, bán vé thật rẻ hoặc đem cho không. Nếu nó đưa một lúc hàng trăm đoàn văn công sang thì liệu chúng ta có đủ sức mà đi biểu tình phản đối hay không?
- Tên ca sĩ việt cộng Ðàm Vĩnh Hưng liên tục ra hải ngoại khiêu khích.
- Khoảng 90% truyền thông của chúng ta ở hải ngoại đã bị bọn giặc khóa mồm, khống chế, kiểm soát.
- Nhiều hội đoàn dơi-chuột xuất hiện và nhiều bộ mặt chuột-dơi đã công khai đầu hàng cộng sản.
- Chính phủ Mỹ có nhiều hành động thân cộng và bênh vực cho cộng sản, như vậy là nước Mỹ đã theo cộng sản rồi!
vân vân và vân vân ....
Tuy nhiên, nếu bình tĩnh trong ván cờ đấu trí với bọn giặc, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả những hiện tượng nêu trên chỉ là ruồi nhặng và giòi bọ. Giả sử quý vị đang ngồi uống trà trong vườn, bỗng thấy có nhiều con giòi bò lổm ngổm và có nhiều ruồi nhặng bay loạn xạ. Nếu quý vị chịu khó tìm chung quanh thì sẽ thấy có một đống cứt (đảng việt gian cộng sản). Người sáng ý và bình tĩnh chính là người đào lỗ và hất ngay đống cứt đó xuống lỗ rồi lấp đất lại. Sau đó toàn bộ giòi bọ và ruồi nhặng sẽ tự động biến mất! Còn người ngu chính là người cầm cây vợt tìm cách đập từng con giòi hoặc con ruồi. Lấp bỏ đống cứt chính là ÐÁNH VÀO CÁI GỐC làm phát sinh ra giòi bọ. Một khi cái gốc bị diệt thì những cái ngọn sẽ tự động tiêu tan.
Do đó, hành động thiết thực nhất của chúng ta hiện nay là phải kết hợp với 85 triệu dân trong nước để LẬT ÐỔ CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN. Phải tập trung đánh vào cái gốc. Một khi cái gốc đã bị diệt thì những thằng du sinh việt cộng như loài ma trơi sẽ tự động tan rã dưới ánh sáng mặt trời! Ðồng thời toàn bộ những thứ lăng nhăng lít nhít khác cũng sẽ tự động biến mất. Những thằng dân chủ cuội sẽ lặn sâu 20 ngàn dặm dưới đáy biển, đố cha chúng nó cũng không dám xuất hiện, nói nhăng nói cuội để lừa bịp người dân! Ðài truyền hình việt cộng Sinh Bắc Tử Nam cũng sẽ bị dẹp tiệm như trung tâm Thúy Nga. Ðến lúc đó, đố cha thằng Trúc Hồ cũng không dám lên đài kêu gọi việt kiều đóng góp 400 triệu đô la để nuôi .... đảng cộng sản! (núp dưới danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi!)
Tên việt cộng Ðàm Vĩnh Hưng chỉ là một con giòi. Những "siêu sao" ca nhạc ở trong nước cũng chỉ là một bầy giòi. Bây giờ ở Việt Nam, đi chỗ nào cũng gặp "siêu sao". Thậm chí có nhiều tên rởm đời, sợ bị "đụng hàng", không thèm dùng chữ "siêu sao" mà tự xưng là "Diva"!!! (nữ danh ca - từ ngữ xuất phát từ tiếng Ý)
Còn thái độ của chính quyền Mỹ hiện nay có vẻ như đang o bế việt cộng? Chúng ta không lạ gì vấn đề quan hệ chính trị. Ngày hôm nay là bạn, ngày mai là thù. Những hiện tượng bề ngoài chưa đủ để soi sáng những nước cờ ẩn dấu bên trong.
HỎI: -Thưa ông Tư, xin ông cho biết những quy định của NED đối với những tổ chức đang nhận tiền tài trợ?
ÐÁP: - NED quy định rằng những tổ chức đấu tranh phải nhắm vào hai mục tiêu là dân chủ và nhân quyền. Ðây là hai phạm vi khá rộng, hầu như những sinh hoạt trong xã hội đều có dính líu tới dân chủ và nhân quyền. Ðấu tranh như thế nào cũng được, miễn là có dính tới mấy chữ "dân chủ" và "nhân quyền", và đấu tranh từ đầu gối trở xuống, nghĩa là không được phép lật đổ chính quyền! Các tổ chức đấu tranh có thể ra báo hoặc tổ chức những diễn đàn trên internet, thảo luận về đề tài "dân chủ" và "nhân quyền" để "giáo dục"(!) người dân!
Ðó là lý do vì sao chúng ta thấy bọn dân chủ cuội trong và ngoài nước, cứ mở miệng ra là sủa ông ổng mấy chữ "dân chủ" và "nhân quyền". Những tấm biểu ngữ trong các cuộc biểu tình luôn luôn phải có mấy chữ "democracy" và "human rights" để bọn điếm chính trị chụp hình, báo cáo thành tích hoạt động với NED, kiếm "phân" mà ăn!. Những bài viết của bọn cuội cò mồi post trên các diễn đàn, tiêu biểu như VietLand, luôn luôn có dính tới mấy chữ "dân chủ" và "nhân quyền".
Ngoài ra, chúng ta bỗng thấy ở trong nước xuất hiện vô số những cái quái thai gọi là "nhà dân chủ"! Ðây là điều rất thối tha và dị hợm: một thằng đang đi xe đạp mà lúc nào cũng bàn chuyện nên mua xăng ở chỗ nào với giá rẻ và nên "chạy" xe như thế nào để tiết kiệm xăng! Những tờ điện báo như VietNam Exodus, VietLand thường xuyên đưa tin và hình chụp về những "nhà dân chủ" ở trong nước. Ðiều khôi hài là, những "nhà dân chủ" này bị công an bao vây, canh gác 24 trên 24, vậy mà "phóng viên" vẫn chụp được hình và phóng lên internet! Những trò bịp này lại được những thằng điếm ở hải ngoại liên tục viết bài tuyên dương, ca ngợi và nhiều thằng ngu cứ suýt soa tin như sấm!
Những thằng điếm chính trị cố ý tạo rầm rộ ra những phong trào "dân chủ" để gởi báo cáo cho NED để tiếp tục được ăn "phân" của NED! Ấy đấy, xin các ngài NED lưu ý, kể từ khi Ủy Ban đấu tranh của chúng tôi ra đời thì trong nước đã có vô số những "nhà dân chủ" xuất hiện! Quý vị hãy nhìn những tấm biểu ngữ biểu tình của đồng bào chúng tôi tại hải ngoại luôn luôn có mấy chữ "democracy và human rights"! Chúng tôi "đấu tranh" cho dân chủ và nhân quyền 24 trên 24, không lúc nào ngơi nghỉ. Lúc đi ăn, chúng tôi nói chuyện "dân chủ"; lúc đi ngủ, chúng tôi bàn chuyện "nhân quyền", rất phù hợp với "chủ trương và đường lối" của NED đã đề ra đấy nhé!
HỎI: - Xin ông Tư cho biết những hình thức đấu tranh dỏm của bọn dân chủ cuội có lợi gì cho cộng sản?
ÐÁP: - Giả sử có một thằng chồng lưu manh, vi phạm nghiêm trọng nhiều điều đạo đức, tới mức nó sợ người vợ sẽ bất mãn và đòi ly dị. Nó đang lo trong bụng như vậy thì một hôm vợ nó nói với nó rằng:
- Anh là thằng tồi. Nếu anh không lo sửa chữa những khuyết điểm như cờ bạc, rượu chè, trai gái thì tôi sẽ ly dị!
Nghe người vợ nói như vậy, thằng chồng mừng rỡ vô cùng. Bởi vì người vợ chỉ yêu cầu nó "sửa chữa khuyết điểm", có nghĩa là bà ta CÒN CHẤP NHẬN NÓ LÀ CHỒNG. Nếu bà ta chỉ lẳng lặng nói: "Kể từ nay anh đi đường anh, tôi đường tôi" thì hết thuốc chữa! Như vậy, nó chỉ cần ca một bài con cá là hóa giải xong mọi việc:
- Em à, anh rất hối hận. Anh đã từ bỏ những thói hư tật xấu được 50% rồi!
Bà vợ hỏi:
- Anh từ bỏ được những gì?
Thằng chồng trả lời:
- Cờ bạc thì anh đã bỏ chơi "cờ", chỉ còn "bạc"; rượu chè thì anh đã bỏ "chè" (trà), chỉ còn rượu; trai gái thì anh đã từ bỏ bạn trai, chỉ còn bạn gái!
Bây giờ, chúng ta hãy liên tưởng đến hoàn cảnh của toàn dân nô lệ Việt Nam. Nếu chúng ta đấu tranh chỉ để đòi "dân chủ" và "nhân quyền", có nghĩa là chúng ta vẫn thừa nhận sự cai trị của bọn giặc. Hiểu nôm na là chúng ta đòi bọn chúng phải sửa đổi cách cai trị. Ví dụ như trước đây chúng ta đã từng được đảng ban phát cho "dân chủ" nhưng ít quá, bây giờ phải có nhiều hơn! Như vậy là thằng giặc nó vẫn tiếp tục ngồi trên đầu chúng ta và chúng ta vẫn tiếp tục làm nô lệ! Và trong tấn tuồng bịp bợm này,chúng ta thường thấy bọn giặc gài độ chúng ta qua câu hỏi như sau:
- Xin đồng bào hãy góp ý cho đảng và nhà nước. Chúng tôi có những khuyết điểm gì, xin hãy mạnh dạn góp ý để chúng tôi sửa đổi!
Ngay câu tiền đề của bọn giặc đã là câu nói chận đầu, triệt buộc chúng ta: - đảng cộng sản vẫn là thằng chồng tốt và vẫn xứng đáng là chồng, chỉ cần sửa chữa "khuyết điểm" thôi. Toàn dân chúng mày ví như người vợ, vẫn phải tiếp tục ngoan ngoãn phục tùng và tiếp tục làm nô lệ!
Trò bịp này đã được tên Bùi Tín và những tên điếm, cò mồi dân chủ cuội thuộc hai tờ điện báo VietNam Exodus và VietLand áp dụng!
Bọn điếm cò mồi chính trị đã hướng dẫn người dân chống cộng từ đầu gối trở xuống và chỉ giới hạn ở mức đòi hỏi dân chủ và nhân quyền, cũng tựa như người vợ ngây thơ yêu cầu thằng chồng điếm đàng sửa chữa "khuyết điểm"! Ðó là lý do vì sao bọn chúng đã câu giờ, kéo dài thời gian cai trị được 35 năm liên tiếp, kể từ biến cố 1975!
HỎI: - Xin ông Tư cho biết những hình thức mà bọn cò mồi chính trị thường áp dụng để lấy thành tích báo cáo với tổ chức NED?
ÐÁP: - Chúng ta thấy bọn này khuyến khích và tạo ra lũ âm binh những "nhà dân chủ" ở trong nước. Bọn chúng tổ chức "giải thưởng văn học" rồi phát thưởng cho các "nhà dân chủ". Ví dụ như cựu đại tá việt cộng Vũ Cao Quận được giải thưởng về thơ. Một số "nhà dân chủ" khác được giải thưởng "nhân quyền" như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Khắc Toàn ..v..v.. Thậm chí những người dân oan cũng tự động được bọn này biến thành những "nhà dân chủ", như Lê Thị Kim Thu, Hồ Thị Bích Khương! Những luật sư như Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ cũng là những "nhà dân chủ"!
Ở đây, tôi xin báo động với quý vị: LÊ THỊ KIM THU CHÍNH LÀ TÊN CÔNG AN VIỆT CỘNG ÐỘI LỐT "dân oan"! Ðừng quá ngây thơ, góp tiền bảo lãnh nó sang Mỹ theo diện "tỵ nạn chính trị", chúng ta sẽ bị mắc thêm một quả lừa "Alibaba" thứ hai!!!
Tất cả những trò cắt giấy tạo ra âm binh của bọn chúng chỉ để nhằm để báo cáo thành tích với NED để tiếp tục nhận "phân" về ăn!
NED thừa biết đó chỉ là những trò bịp của những thằng điếm chính trị nhưng "who care"? Người dân Mỹ cứ tiếp tục đóng thuế và 85 triệu dân Việt cứ tiếp tục nai lưng ra để làm nô lệ đến muôn đời vạn kiếp!
HỎI: - Kính thưa bác Tư, chúng cháu là những người trẻ thuộc lớp hậu duệ của VNCH. Vừa rồi chúng cháu hay tin ông dân biểu Mỹ Cao Quang Ánh về thăm Việt Nam. Ðứng trước sự việc này, có dư luận khen ông Ánh nhưng cũng có dư luận chê bai. Những người khen ông Ánh lý luận rằng ông là người có "tư duy thoáng", không bị ảnh hưởng bởi hận thù quá khứ. Ngoài ra họ còn bào chữa cho ông Ánh rằng ông ta là NGƯỜI MỸ, LÀM VIỆC CHO QUỐC HỘI MỸ, ÐẠI DIỆN CHO QUYỀN LỢI CỦA NƯỚC MỸ chớ không đại diện cho người Việt và tranh đấu cho quyền lợi của người Việt! Vậy thì đừng có bắt ông ta phải làm theo ý chúng ta muốn, đó là điều hết sức vô lý! Xin bác Tư cho ý kiến về vấn đề này?
ÐÁP: - Câu hỏi này có liên quan đến phần tôi vừa trình bày về NED. Trước hết, tôi nói về vấn đề "hận thù quá khứ". Khi nói đến giặc thì chúng ta phải hận thù. Giặc nó cướp nước mình, nó tàn sát nhân dân mình thì mình phải hận thù chớ tại sao không hận thù, dù rằng sự việc có thể đã xảy ra cách đây hàng ngàn năm. Những thằng nào mà không căm thù giặc vì lý do chuyện đã thuộc về quá khứ, đều là những thằng việt gian, đi làm chó săn cho giặc. Hồi thế kỷ 13, giặc Nguyên Mông xâm lăng nước ta ba lần, đều bị tổ tiên ta đánh cho tan xác pháo. Bây giờ, dù 800 năm đã trôi qua nhưng khi nghe nhắc đến rợ Nguyên Mông, những người Việt chân chính đều căm thù, khinh ghét.
Năm 1945, nước ta BỊ GIẶC VIỆT GIAN CỘNG SẢN CHIẾM ÐÓNG, TOÀN DÂN BỊ BẮT LÀM NÔ LỆ, cho tới bây giờ, hơn 60 năm sau, vẫn chưa được giải thoát. Bọn việt gian cộng sản CHÍNH LÀ GIẶC, như giặc Nguyên Mông, giặc Pháp, giặc Nhật, và nó đang ngồi sờ sờ trên đầu chúng ta chớ không ở đâu xa hay đã thuộc về dĩ vãng xa xôi nào đó! Lớp hậu duệ phải biết căm thù giặc việt gian cộng sản thì mới có thể giải thoát cho 85 triệu dân nô lệ. Khi ra trận, người lính phải có lòng căm thù giặc và nhắm thẳng quân thù mà bắn. Những thằng nào ra trận mà không căm thù giặc, bắn súng lên trời, đều là những kẻ nội tuyến nguy hiểm, đi làm tay sai cho giặc.
Những luận điệu như "tư duy thoáng", "quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù" đều là những trò lừa bịp, ngụy biện của những tên chó săn đang cố tìm cách bao che, chạy tội cho tập đoàn việt gian cộng sản. Khi chế độ việt gian cộng sản bị lật đổ thì dứt khoát chúng ta phải đưa những tên chó săn, tay sai của cộng sản ra tòa và đem treo cổ bọn chúng.
Bây giờ tôi đề cập đến nhân vật Cao Quang Ánh. Tên của nó là tên Việt Nam. Nó là da vàng mũi tẹt, là người Việt Nam chính cống. Nó biết nói tiếng Việt, biết ăn cơm cầm đũa, biết đi gõ cửa từng nhà người Việt để xin phiếu, biết HỨA HẸN với những cử tri người Việt, biết CHÀO CỜ VNCH trong những buổi mít tinh ..v..v... Sau đó thằng Ánh đắc cử vào quốc hội liên bang của Hoa Kỳ, với tư cách là dân biểu. Rồi thình lình nó về thăm Việt Nam, với tư cách là nhà lập pháp của Mỹ và tuyên bố nhiều điều có lợi cho cộng sản.
Ðến đây, chúng ta có thể nói rằng sự việc thằng Ánh về Việt Nam nhất định phải có liên quan đến chúng ta, cộng đồng người Việt tại hải ngoại và liên quan đến số phận của 85 triệu dân nô lệ trong nước. Nói cho rõ ràng hơn là: - thằng Mỹ và thằng cộng sản đang nhắm vào túi tiền của những việt kiều. Ðó là lý do vì sao thằng Ánh và hạm trưởng Lê Bá Hùng đã về thăm Việt Nam.
Nếu lý luận như những thằng chó săn cho rằng thằng Ánh là công dân Mỹ, đại diện cho chính phủ Mỹ, đấu tranh cho quyền lợi của nước Mỹ, chẳng có một chút xíu gì liên quan gì đến những người Việt quốc gia thì đây là lập luận điếm đàng và ngu xuẩn.
Nếu không liên quan gì đến người Việt thì tại sao chính quyền Mỹ không cử một thằng dân biểu da đen nào đó, hoàn toàn không biết nói tiếng Việt, đến thăm Việt Nam để xã giao và để quảng cáo cho chương trình du học cho bọn du sinh việt cộng? Và tại sao chính quyền Mỹ không cử một thằng Mỹ trắng nào đó là hạm trưởng ghé thăm Việt Nam mà phải lựa một thằng Việt Nam biết nói tiếng Việt, biết ăn cơm cầm đũa như Lê Bá Hùng?
Vấn đề là, thằng Mỹ nó biết hàng năm ba triệu việt kiều gởi khoảng 5 tỷ đô la về Việt Nam. Số tiền đó chui vào túi bọn việt gian cộng sản RỒI NÓ LẠI QUAY NGƯỢC TRỞ LẠI MỸ! Ðó là chưa kể những khoản tiền của bọn giặc, nhờ ăn cướp, bóc lột xương máu của 85 triệu dân, nhờ bán đất bán biển, bán tài nguyên rừng vàng biển bạc rồi thông qua quá trình rửa tiền, nó lại biến thành nhiều tỷ đô la, nhập vào nước Mỹ để mua đất, mua nhà và đầu tư thương mại!
Chú Sam (Uncle Sam) đâu có ngu! Cái mũi của chú Sam đánh hơi mùi đô la thính lắm!
Thằng đại sứ Mỹ và thằng Ánh tích cực quảng cáo chương trình du học cho bọn du sinh việt cộng. Như chúng tôi vừa trình bày ở trên, giả sử có 100 ngàn thằng du sinh việt cộng đi du học dài hạn ở Mỹ thì nước Mỹ sẽ thâu được vài chục tỷ đô la! Còn học được hay không thì kệ mẹ chúng mày! Nên nhớ nước Mỹ có ngành kinh doanh chuyên về lãnh vực "international students". Mỗi năm có khoảng vài triệu sinh viên từ nhiều nước trên thế giới đến nước Mỹ du học, tất nhiên toàn là những con nhà giàu mới hội đủ điều kiện!
Nói tóm lại:
1. Thằng Ánh là thằng điếm, ma cô chính trị. Ðồng ý nó đang là dân biểu Mỹ, đại diện cho quyền lợi của nước Mỹ. Thế còn một triệu việt kiều đang sống ở Mỹ chắc không phải là công dân Mỹ và họ được miễn đóng thuế và họ là những bóng ma? Thằng Ánh chỉ là một trong vài trăm thằng dân biểu của quốc hội Mỹ, nhiệm kỳ tối đa khoảng 2 năm rồi sau đó sẽ được người dân BIỂU phải về vườn. Thế nào là "dân biểu"? Dân biểu tức là đầy tớ của người dân, đi ăn mày phiếu của người dân và sống nhờ tiền thuế của dân. Do đó, người dân BIỂU chúng nó phải làm gì thì chúng nó phải làm để tiếp tục được dân bầu, được lưu nhiệm. Những thằng chó săn ngu ngốc cứ cãi bừa cho thằng Ánh, nói rằng nó chẳng có liên quan gì đến ba triệu việt kiều và 85 triệu nô lệ ở trong nước! Nó biết đi gõ cửa từng nhà để ăn mày phiếu của những việt kiều Mỹ, vậy mà bây giờ bọn chó săn lại nói ngược ngạo rằng đừng bắt nó phải làm theo ý của cộng đồng người Việt!
2. Người Mỹ đã dùng thằng Ánh và Lê Bá Hùng làm những con chim mồi, nhằm móc túi bọn việt gian cộng sản và cộng đồng người Việt tại hải ngoại, cụ thể như vấn đề du học sinh.
3. Bọn việt gian cộng sản lợi dụng thằng Ánh và Lê Bá Hùng để dựng nên màn kịch bịp bợm rằng có phe thân Mỹ trong nội bộ lãnh đạo của bọn chúng. Luận điệu này đã được con tắc kè Ðinh Thạch Bích nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và cho tới bây giờ cũng vẫn còn nhắc.
4. Bọn Trung Cộng cho phép bọn việt gian cộng sản dựng nên màn kịch "có phe thân Mỹ" vì điều này có lợi cho chúng. Có lừa bịp được cộng đồng người Việt tại hải ngoại thì tiền đô la lại cứ tiếp tục đổ về Việt Nam để nuôi sống con bạch tuộc, Trung Cộng cũng có lợi!
Chỉ tội cho những người dân ngây thơ cứ tưởng là có phe "thân Mỹ", cứ ngồi đó chờ dài cổ, chờ người Mỹ trở về Việt Nam đánh đuổi cộng sản giùm mình! Họ cứ chờ cho đến khi trái đất này bị thiêu rụi thì chuyện đó sẽ không bao giờ có!
5. Sự kiện thằng Ánh và Lê Bá Hùng được xem như là hai "chiến công" của bè lũ chó săn ở hải ngoại. Bọn chúng lại được dịp quảng cáo rằng việt gian cộng sản đang càng ngày tiến sâu vào quỹ đạo của người Mỹ và "phe thân Mỹ" đang ngày càng mạnh thế, sắp sửa có Goóc Ba Chớp xuất hiện, Việt Nam sắp sửa được giải phóng tới nơi rồi!
Con tắc kè Ðinh Thạch Bích rất hồ hởi, phấn khởi về chuyện này! (tựa như tên việt gian Sáu Bò Vàng, Sáu Hồ Hởi Võ Văn Sáu!!!)
HỎI: - Thưa bác Tư, vừa rồi có một số tờ điện báo đăng những phóng sự về những người dân trong nước đi "du lịch" sang Nga Xô rồi từ đó họ vượt biên giới trốn sang nước Pháp để chờ nhập cư lậu vào Anh quốc để sống bằng nghề trồng cần sa! Xin bác cho ý kiến về sự kiện này?
ÐÁP: - Chắc chắn đây là một trong những đường giây tội ác của bọn việt gian cộng sản nhằm kiếm ngoại tệ để nuôi cái đảng cướp của bọn chúng. Tóm tắt là như thế này:
Ða số những người đang sống chui rúc trong những cánh rừng tại nước Pháp là cư dân thuộc những tỉnh như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Họ là những nông dân nghèo, đã bán hết tất cả ruộng vườn, nhà cửa để mua vé đi "du lịch" sang Nga, rồi từ đó có đường giây đưa họ trốn sang Pháp. Tại nước Pháp, họ sống như những người tiền sử trong những cánh rừng để tìm cách trốn sang Anh, đi làm thuê cho tập đoàn tội ác trồng cần sa của đảng việt gian cộng sản. Nghe nói họ trồng cần sa, một tháng được trả "lương" NĂM NGÀN BẢNG ANH, như vậy chỉ cần làm chừng 6 tháng là lấy lại vốn!
Chắc chắn là trong số hàng trăm người đang sống chui rúc trong rừng tại nước Pháp, phải có những tên công an cộng sản làm điệp viên, sống trà trộn, thi hành khổ nhục kế như tên AliBaba Nguyễn Chí Thiện!
HỎI: - Thưa bác Tư, đứng trước tình trạng đó, một số những nhà "dân chủ và nhân quyền" đã đi quyên tiền những việt kiều tại Pháp để giúp đỡ những "nạn nhân" đang sống ở trong rừng. Bác có bình luận gì về việc này?
ÐÁP: - Trước hết, những "người rừng" đó là những tội phạm dù họ là nạn nhân hay không là nạn nhân. Ai mà giúp đỡ những kẻ đó là vi phạm luật pháp, sẽ bị chính quyền nước Pháp trừng trị. Những "người rừng" đó là những tên cướp đang tập sự, chập chững bước vào nghề. Bọn này cố ý đi trồng cần sa chớ không phải là những nạn nhân ngây thơ bị lừa bịp. Bọn chúng sẵn sàng gây ra tội ác, kể cả đi ăn trộm, cướp của, giết người và đi làm đĩ, đem lại muôn ngàn tai họa cho hai nước Anh và Pháp. Nếu bị bắt bỏ tù thì bọn chúng sẽ được cơm ăn ngày ba bữa, áo quần mặc suốt ngày, được xem ti vi và ngủ giường nệm! Những việt kiều ở Anh và Pháp sẽ phải è cổ ra đóng thuế để nuôi báo cô bọn này!
Kế đến, bọn này khi sang Anh, sống bằng nghề trồng cần sa là gieo tai họa cho nước Anh và toàn thế giới. Bọn chúng kiếm ra tiền thì sẽ GỞI TIỀN VỀ NƯỚC ÐỂ NUÔI ÐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN! (Giúp gia đình để trả nợ thì cũng chính là gởi ngoại tệ cho bọn việt gian cộng sản!) Bọn chúng sống bất hợp pháp bên Anh, làm nghề trồng cần sa thì bắt buộc bọn chúng phải trở thành những thành phần xã hội đen chớ không thể nào sống lương thiện được!
Nếu chúng ta giúp đỡ những kẻ này chính là chúng ta đang tiếp tay với tội ác!
Và sau cùng, những bọn điếm ma cô ở hải ngoại, sẽ nhân sự kiện này, thành lập ra những cái Ủy Ban, ví dụ như Ủy Ban cứu giúp những người đang sống trong rừng, Ủy Ban giúp những "nạn nhân" đang ... trồng cần sa tại Anh Quốc! Bọn ma cô sẽ nộp đơn xin tổ chức NED cấp "phân" để chúng hoạt động! Hiện nay đã có hai tờ điện báo là VietNam Exodus và VietLand đã đăng những phóng sự về những "người rừng"!
Do đó, nếu chúng ta biết bọn này đang trốn tránh tại đâu, đang trồng cần sa ở đâu thì nên mạnh dạn tố cáo với chính quyền để tóm cổ VÀ TRỤC XUẤT BỌN CHÚNG VỀ NƯỚC! Ðừng có nổi máu quân tử Tàu ngu dốt đi giúp đỡ cho những tên cướp đang rủ nhau trốn sang Anh quốc để nuôi đảng việt gian cộng sản! Nếu bọn chúng được giúp đỡ, bọn chúng sẽ ùn ùn rủ nhau trốn sang Pháp và Anh thì đây chính là một tai họa lớn cho hai quốc gia này!
HỎI: - Ðể kết thúc, xin bác Tư có những lời gì nhắn nhủ đến những "người rừng" này?
ÐÁP: - Tôi xin kêu gọi những người dân ở Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh đừng có bao giờ dại dột bán hết nhà cửa, ruộng vườn để đi làm ăn cướp. Quý vị đang sống nghèo đói thì quý vị phải tìm hiểu lý do vì sao? Ai đã làm cho quý vị bị nghèo đói? Do đó, việc làm thiết thực nhất là quý vị hãy đoàn kết lại và cùng nhau tổng khởi nghĩa LẬT ÐỔ CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN, GIẾT HẾT TOÀN BỘ BỌN CƯỚP! Quý vị lên án đảng việt gian cộng sản là ăn cướp mà chính quý vị lại tiếp tay với bọn chúng để tự biến mình thành ăn cướp! Những người dân Anh và Pháp có tội tình gì mà quý vị nỡ đến đất nước người ta để gây tội ác?
Một lần nữa, tôi xin đề nghị: - Quý vị hãy can đảm sống bám trụ lại trên quê hương của mình, chiến đấu ngay trên quê hương của mình, tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ việt gian cộng sản tàn ác nhất trong lịch sử của nhân loại. Nếu làm được điều này, cuộc sống của quý vị sẽ tươi sáng hơn và toàn dân sẽ đời đời biết ơn quý vị. Chúng tôi nghe đồn rằng những người dân ở Nam Ðàn, Nghệ An đã đốt nhà của thằng bố đẻ của thằng Hồ và đã đốt cả thảy là ba lần! Quý vị đã có gan đốt nhà tổ tiên thằng Hồ thì tại sao không có gan làm tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ cộng sản, cứu thoát 85 triệu dân khỏi ách nô lệ?
Mong rằng ơn Chúa soi sáng, giúp nhiều nghị lực cho những người dân tỉnh Quảng Bình làm nên đại sự!
PHẦN KẾT LUẬN:
Mục đích đấu tranh chống cộng sản của chúng ta là nhằm GIẢI THOÁT 85 TRIỆU NÔ LỆ, tiêu diệt đảng việt gian cộng sản cùng cái chế độ tàn ác phi nhân của bọn chúng.
Chúng ta đã đấu tranh 35 năm liên tiếp nhưng chưa thành công. Một số người thường cho rằng sở dĩ chưa thành công vì chưa có thiên thời, địa lợi, nhân hòa, hoặc vì bọn cộng sản nó ngoan cố, gian manh quá! Lý luận như vậy là sai. Cũng tựa như một thí sinh thi rớt cứ đổ thừa tại vì bài thi khó quá mà không chịu nhìn ra sự thật là mình dốt! Thiên thời, địa lợi, nhân hòa không bao giờ đến với những kẻ hèn nhát, bạc nhược ý chí. Một anh nông dân lười biếng, lúc nào cũng muốn nằm ở nhà để nhậu ba xị đế thì anh ta thấy thời tiết lúc nào cũng không thuận lợi để làm mùa!
Chúng ta cứ đổ thừa là tại vì bọn cộng sản nó gian manh và ngoan cố. Bọn chúng gian manh một thì chúng ta phải trí trá gấp mười lần mới mong thắng được chúng. Khi ra trận để đánh giặc, người lính phải mang theo súng đạn chớ không có ai mang theo quyển kinh, chuông mõ để tụng. Và đã bắn thì phải nhắm thẳng vào đầu kẻ thù mà bắn chớ không bắn lên trời.
Bọn việt gian cộng sản là kẻ thù chính nhưng trong chúng ta ít có ai dám nhìn ra một vài sự thật kinh hoàng như sau:
- Một là, đại cuộc không thành công vì có sự phản bội của bọn việt kiều chó đẻ. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, bọn này sống và làm giàu bằng "nghề" chống cộng! Bọn chúng chống cộng nhưng không bao giờ muốn cho chế độ cộng sản bị sụp đổ. Có như thế, bọn chúng mới bắt cá ba bốn tay, vừa nhận tiền tài trợ của Mỹ (tổ chức NED), vừa nhận tiền của việt gian cộng sản, vừa móc túi đồng bào ở hải ngoại qua hình thức quyên tiền!
Bằng hình thức lường gạt nói trên, một thằng điếm chính trị có thể kiếm được một năm cả trăm ngàn đô la mà khỏi phải đổ một giọt mồ hôi nào, đã vậy lại còn được tiếng khen là những "nhà tranh đấu" cho tự do và nhân quyền!
- Hai là, trong ván bài bịp này có sự đồng lõa của những kẻ trong chính quyền Mỹ và nhiều thế lực quốc tế. Như đã trình bày ở trên, chính sách "yểm trợ cho tự do và nhân quyền" của Mỹ chỉ là một cái cớ, nếu không muốn nói là đạo đức giả. Họ chỉ yểm trợ thật lòng cho các dân tộc nào đó trên thế giới khi thấy có lợi cho họ. Ví dụ như thằng Saddam Hussein ở Iraq đã bị Mỹ tiêu diệt. Với cái cớ là "bảo vệ nhân quyền cho nhân dân Iraq và phá hủy kho vũ khí hóa học" của thằng Saddam, chính quyền Mỹ đã đem quân xâm lăng Iraq và tiêu diệt tên độc tài. Thằng Saddam chết là đáng đời nhưng vấn đề là thằng Mỹ cũng bịp bợm vì chẳng thấy có kho "vũ khí hóa học" ở đâu cả!
Vấn đề là nguồn lợi dầu hỏa! Nếu Iraq không phải là kho nhiên liệu của thế giới thì chắc thằng Saddam không đến nỗi bị chết thảm như vậy!
Thằng Mỹ và nhiều cường quốc khác trên thế giới thường khoác cho mình tấm áo cao đẹp "bảo vệ nhân quyền" nhưng thằng nào cũng thích mua đồ ăn cắp. Thằng Trung Cộng và Việt Gian Cộng Sản là hai thằng đầu nậu chuyên bán đồ ăn cắp, thể hiện qua hai hình thức BUÔN BÁN NÔ LỆ và bán tài nguyên đất nước. Bọn chúng bán với giá rẻ mạt gần như cho không, ai mà không thích!
Tất nhiên, mua đồ ăn cắp, thấy lợi trước mắt nhưng cái hại sau này vô cùng to lớn. Một ví dụ điển hình là THỰC PHẨM: - Bọn Trung Cộng và việt gian cộng sản bán với giá rẻ mạt nhưng trong đó đã có sẵn hàng tỷ yếu tố gây nên bệnh ung thư sau này! Hàng giả của hai tên này đang được bán tràn lan khắp thế giới, nguy hiểm nhất là thuốc tây giả. Một số người ở Mỹ mua thuốc Viagra, cứ tưởng mua tận gốc thì đúng là thứ thiệt nhưng sau khi uống thì "thằng nhỏ" vẫn xụi lơ. Thôi rồi, đúng là Viagra "made in China". Chưa bị biến chứng chết là may!!!
Chỉ khi nào chúng ta dám thừa nhận sự thật là đằng sau lưng chúng ta đang có hai lưỡi dao bén đang chỉa vào tim thì chúng ta mới mong làm nên đại cuộc. Ðối với những tên việt kiều phản bội, chúng ta phải có thái độ dứt khoát, phải đưa bọn chúng ra tòa khi chế độ cộng sản bị sụp đổ.
Ðối với những thế lực đen của Mỹ (không phải toàn bộ chính quyền Mỹ đều như vậy) thì chúng ta phải xem như đó là những luồng gió trái mùa. Nếu chúng ta là những chiếc thuyền buồm thì phải tìm cách nương theo ngọn gió để đi, miễn sao đi tới đích. Chúng ta không chống lại gió chướng mà nên khôn ngoan tìm cách biến nó thành có lợi cho mình.
Trần Thanh
Ngày 17 tháng 4 năm 2010
====================================
PHẦN PHỤ LỤC:
TÀI LIỆU NED ( The National Endowment for Democracy )
NED là một hội tư, bất vụ lợi thành lập từ năm 1983, nhằm củng cố các cơ chế dân chủ trên thế giới qua các nỗ lực của tư nhân. Quỹ hoạt động của hội là do các tổ chức tư bản tài trợ, và của chánh phủ Mỹ một phần.
Trong năm 2008, NED đã tài trợ cho các tổ chức Việt Nam hoạt động ở Hải ngoại như sau :
...........
Association of Vietnamese Overseas: Culture and Liaison (Quê Me)
$107,000
To promote human rights and democratic values in Vietnam. Quê Me will publish reports and mini-bulletins that provide uncensored news and commentary to readers in Vietnam, and will also conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country.
Overseas Organization to Support the Humanist Movement in Vietnam
$35,000
To engage the Vietnamese public in discussing democratic ideas. The project will provide dynamic democracy education through Internet radio, including call-in shows and other forums for interactive listener engagement.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Blog Archive
-
▼
2010
(141)
-
▼
April
(24)
- TẠI SAO THỜI NÀO CŨNG CÓ MỘT SỐ NGƯỜI TRÍ THỨC TH...
- VƯỢT THOÁT Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Apr 28, 2010 ...
- Cá kèo Thủy Lan VyThập niên 50 quê tôi thật sự sốn...
- No title
- Ông Tư Xích Lô nhận xét về tổ chức NED (Võ Văn Á...
- Lý Lịch Nguyễn Giang - Trưởng Ban Việt Ngữ BBC yu...
- Nguyễn Quang Duy là ai? Trả lời bài viết ngày 24/...
- Bánh hỏi miếng ngon đất võBánh hỏi không phải bún,...
- Về Trung ăn Ghẹ Sông Cầu Ăn canh Huỳnh Đế, Sò đầm ...
- Nem chua, nem nướng món ăn chơi "Độc quyền Việt Na...
- Đi Chợ Lớn ăn món "Phật nhảy tường"Món Phật nhảy t...
- Cây trái mùa xưaKhoảng 50 năm trước, những khi gió...
- 1. THIẾU TÁ NGUYỄN THANH THU MỘT ĐIÊU KHẮC GIA TÀI...
- V/V: -ÔNG ĐÔN HẬU KHÔNG LÀ CỘNG SẢN-MẬU THÂN 1968,...
- LÀM SAO ĐỂ GIỮ VỮNG ĐƯỢC CĂN CƯỚC TỴ NẠN CHÍNH TRỊ...
- NhẫnTrong Kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính l...
- BÊN KIA SÔNGTruyện ngắn của Tạ Cự HảiViết theo một...
- Hãy Ngủ Yên Đà Nẵng Của Tôi ƠiTrần Trung ĐạoTôi vi...
- Sài Gòn Ngày ấyHoàng Lan ChiNăm 54 – 60Ngày ấy tôi...
- Trăm năm danh tiếng hủ tiếu Mỹ ThoHồi nhỏ, tôi ngh...
- Cá kho ba miềnCá kho là một món ăn chủ lực trong c...
- Khen và chê - Mai Vĩnh Thăng - Từ khi Luật sư Lê ...
- Chuyện thật của tôiFelix NguyenTôi cũng xin hưởng ...
- AI TÔN VINH, AI CHỐNG ĐỐI LÁ CỜ VÀNG. Cờ Vàng là c...
-
▼
April
(24)