Saturday, July 8, 2023

TIN TỨC - 8/7/2023

PHE DC BÓP MÉO SỰ THẬT
Sau khi Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết bác bỏ sắc lệnh của Biden xóa một phần nợ sinh viên, phe ta, từ Biden tới các chính khách DC tới đám truyền thông loa phường đã nhất trí công kích, bôi bác. Chuyện dễ hiểu thôi vì đó là chiêu mua phiếu cử tri trong giới trẻ mà mất đi, phe ta tất nhiên không vui.

Tuy nhiên, điều đáng nói là không khác gì chuyện phá thai, phe ta đã xuyên tạc, bóp méo vấn đề một cách thô bạo nhất.

Theo phe ta, TCPV là một cơ quan vô nhân, vô cảm không cần biết những khó khăn của sinh viên nghèo muốn đi học phải chịu mắc nợ ngập đầu, mà chỉ chú tâm ngáng chân cụ Biden là một người 'hết sức nhân bản, lo cho sinh viên nghèo' (!).

Đây là một xuyên tạc, bóp méo thô bạo nhất. TCPV chưa bao giờ có quyết định về việc xóa nợ sinh viên hay không. Phán quyết của TCPV chỉ liên quan đến sắc lệnh của Biden thôi khi TCPV phán Biden lạm quyền, ký một sắc lệnh mà cụ không có quyền ký.

Đây không phải là đòn phe đảng của một TCPV 'bảo thủ' mà thượng nghị sĩ DC Chuck Schumer bôi bác là 'MAGA Supreme Court', mà là một vấn đề hoàn toàn tuân thủ Hiến Pháp. 

Tháng 7/2021, chính chủ tịch hạ viện khi đó, bà Nancy Pelosi đã xác nhận Biden không có quyền ký sắc lệnh đó: "People think that President of the US has the power for debt forgiveness. He does not. He can postpone, he can delay but he does not have that power!" (Thiên hạ nghĩ TT có quyền tha nợ. Ông ta không có. Ông ta có thể hoãn việc trả nợ nhưng không có quyền xóa nợ).

Không khác gì trong phán quyết về phá thai. Phe ta ồn ào tố TCPV ra phán quyết 'cấm phá thai' trong khi trên thực tế, TCPV chỉ ra phán quyết khẳng định phán quyết Roe vs. Wade không phải là luật có giá trị phải được áp dụng trên cả nước, mà việc phá thai phải tuân theo luật của mỗi tiểu bang cho phép hay không, trong điều kiện nào.

Khi chống đối mà phải dựa trên xuyên tạc phịa thì chỉ có nghĩa là chống đối vớ vẩn, vô giá trị.

Phe ta ồn ào cố lái dư luận qua chuyện TCPV vô nhân không muốn giúp sinh viên nghèo, để khỏa lấp một vấn đề quan trọng hơn gấp bội: đó là việc TCPV nhắc lại Biden không phải là Tần Thủy Hoàng Đế, không có quyền muốn ký lệnh gì là ký để mua phiếu cử tri, và nước Mỹ dù sao cũng vẫn là xứ pháp trị, có luật lệ trói tay ngay cả TT. Việc làm của Biden nếu không chặn đứng chẳng những biến Biden thành Tần Thủy Hoàng, mà trong tương lai, sẽ mở cửa cho các TT kế nhiệm muốn ký gì thì ký, cụ thể hơn, trong vấn đề nợ sinh viên, có thể ký xóa hết 100% nợ sinh viên luôn để mua phiếu của họ, để rồi các sinh viên ào ào nhào vào mượn tiền thả giàn vì biết sẽ chẳng phải trả.

Về phán quyết này, thăm dò của đài tivi loa phường ABC cho thấy số dân Mỹ ủng hộ phán quyết của TCPV nhiều hơn (45%) chống đối (40%).

DƯ ÂM PHÁN QUYẾT THU HỒI AFFIRMATIVE ACTION
Hậu quả trên khối dân da đen
Sau phán quyết của TCPV, các chuyên gia bù đầu nghiên cứu hậu quả của việc thu hồi luật 'affirmative action' bắt các trường, các công ty, và cả các công sở liên bang, tiểu bang và địa phương phải có tối thiểu một số người da đen.

Điều hiển nhiên là sinh viên da đen sẽ khó xin vào các đại học hơn nếu không đủ khả năng, có điểm ra trường hay điểm thi nhập học thấp. Trong khi đó, các công ty, công sở cũng sẽ áp dụng chính sách tuyển chọn nhân viên công bằng hơn, hữu hiệu hơn, dựa trên kinh nghiệm và khả năng nhiều hơn là dựa trên mầu da, có thể đưa đến tình trạng dân da đen sẽ khó kiếm việc hơn.

Đó là nguyên tắc nền tảng của thể chế chính trị nước Mỹ khi Hiến Pháp ghi rõ tuyệt đối cấm không được đối xử khác biệt với công dân dựa trên màu da.

Hậu quả trên 'văn hóa thức tỉnh'
Một hậu quả ít người để ý nhưng cực kỳ quan trọng, là phán quyết này có thể sẽ giết mọi nỗ lực mang văn hóa thức tỉnh khùng điên vào thị trường lao động. Nôm na ra, các công ty muốn mang các chính sách gọi là ESG (Environmental, Social and Corporate Governance) hay DEI (Diversity, Equity and Inclusion) vào công ty, đặt ưu tiên tuyển chọn, nâng đỡ, thăng chức, tăng lương nhân viên dựa trên tiêu chuẩn màu da hay giới tính, cần cẩn thận nếu không muốn bị mấy ông nhân viên da trắng kiện tới phá sản luôn.

Thời gian qua, nhiều công ty đã mở ra chức vụ mới, chuyên gia DEI, giúp ý kiến cho công ty thực hiện chính sách DEI cho hợp thời thế. Ngay sau phán quyết của TCPV, hàng loạt chuyên viên cố vấn này đã bị mất job liền khi các công ty thấy họ không cần thiết nữa. Việc tuyển lựa nhân viên kể từ giờ sẽ không còn bị chi phối bởi ưu tiên cho da đen và phụ nữ nữa, cũng như bầu TT, không còn phải nhắm mắt bầu cho một ông đen hay một bà già nữa.

Ý kiến của một chính khách da đen
Bà Winsome Earle-Sears, phó thống đốc tiểu bang Virginia lên tiếng hoan nghênh phán quyết của Tối Cao Pháp Viện vì đó chính là phán quyết xác định "lý tưởng tất cả mọi người đều sinh ra trong bình đẳng, và phải được đánh giá dựa trên thành quả, chứ không phải dựa trên màu da", đúng như mục sư Martin Luther King đã muốn.

Bà Earle-Sears nhắc lại kẻ thù của Mỹ là Trung Cộng và mấy anh Tầu chăm chú đánh Mỹ chẳng bao giờ chơi những trò chơi ngu xuẩn này.

Bà Winsome Earl-Sears


Truyền thông loa phường quay qua đánh dân gốc Á
Truyền thông loa phường, trên nguyên tắc có vẻ bênh vực quyền lợi khối dân da màu thiểu số trong đó có da đen, da nâu, da vàng, da đỏ. Trên thực tế, sự thật lộ rõ sau khi TCPV thu hồi luật kỳ thị affirmative action. Xác nhận đám truyền thông này theo chân cụ Biden chỉ lo bám vào chân và bảo vệ khối da đen thôi. Còn da vàng thì bị coi như là đám tà lọt của da trắng. Do đó, sau phán quyết của TCPV, đám truyền thông này đã nhất loạt quay qua sỉ vả khối dân da vàng.

Bà nhà báo da đen Jemele Hill mau mắn tuýt "Bọn gốc Á chỉ là đám tà lọt bưng nước cho đám thượng tôn da trắng" -"Asian Americans are carrying water for white supremacy".

Trước khi đám vẹt tị nạn nhai lại những công kích của truyền thông loa phường, nên biết luật affirmative action gây thiệt thòi lớn cho sinh viên Á Đông nói chung và cả sinh viên gốc Việt nói riêng không được nhận vào những trường đại học để nhường chỗ cho sinh viên da đen kém khả năng hơn vì luật affirmative action. Và khối sinh viên da vàng là khối đã khởi kiện Harvard. Và dân gốc Á khắp nước đang ăn mừng phán quyết công bằng của TCPV.



Ý kiến của dân Mỹ
Theo một thăm dò của đài tivi loa phường ABC thì đa số dân Mỹ ủng hộ phán quyết của TCPV: 52%, trong khi chỉ có 32% chống, 30 điểm khác biệt. Ngay cả trong khối dân da đen, đa số cũng ủng hộ (31%) trong khi chống ít hơn (26%), theo thăm dò của báo Economist, được báo loa phường Washington Post trích dẫn lại.

TIN VỀ TRUMP
Trump vào hang cọp được đón rước huy hoàng
Tiểu bang South Carolina bị coi như nguy hiểm đối với ông Trump. Đây là tiểu bang đã giúp hồi sinh Biden năm 2020, và hiện nay, tiểu bang này đã đưa ra hai ứng cử viên TT của bên CH, là bà cựu thống đốc Nikki Haley, và đương kim thượng nghị sĩ Tim Scott. Ông DeSantis tới tiểu bang này vận động đã bị đón tiếp khá lạnh nhạt.

Tuần rồi, ông Trump đến Pickens, một thành phố nhỏ xíu với dân số chưa tới 3.500 người. Chuyện không ai ngờ là đã có trên 50.000 người chờ đón ông. Cả thành phố đã đóng cửa kinh doanh để ra chờ đón Trump. Ngoài ra, dân chúng từ khắp tiểu bang và cả các tiểu bang hàng xóm cũng đã đổ xô tới từ một ngày trước để chờ đón ông.





CNN thả tin vịt
Đài tivi loa phường CNN tung tin trước khi có kết quả bầu cử, TT Trump đã điện thoại cũng như ra chỉ thị cho phó TT Pence điện thoại cho thống đốc Arizona thuộc đảng CH, áp lực phải bằng mọi giá kiếm đủ phiếu cho ông đắc cử.

Được hỏi về chuyện này, PTT Pence, là người đang chạy đua chống ông Trump vào Tòa Bạch Ốc, cho biết TT Trump không hề áp lực Arizona, cũng như chưa hề chỉ thị cho ông Pence phải áp lực Arizona chuyện gì hết. Ông xác nhận cả ông và TT Trump đều có điện thoại liên tục cho hầu hết các thống đốc CH trong ngày bầu cử, nhưng chỉ là muốn biết sớm kết quả bầu cử tại các tiểu bang thôi. Cả hai ông không hề áp lực bất cứ thống đốc nào.

TIN VỀ BIDEN
The Hill nhận định vấn đề đầu óc Biden
Trang mạng thiên tả nhưng chưa cuồng chống Trump, The Hill đã có bài nhận định khá lạ tuần rồi. Lạ không phải vì đề tài mới lạ, mà lạ vì quan điểm hết sức bất lợi cho Biden, đến từ cánh tả.
Tựa đề lớn của The Hill

The Hill kêu gọi đã tới lúc phải nghiêm chỉnh đặt vấn đề đầu óc của cụ lẩm cẩm Biden. The Hill nhắc lại những câu 'nói nhầm' nguy hại của Biden như:

- "Russian President Vladimir Putin is clearly losing the war in Iraq,...";
- "... we’d be able to bring all of Europe together in the onslaught on Iraq..."

The Hill nhấn mạnh đây không phải là một vài câu nói nhầm hiếm có, mà nói nhầm đã trở thành chuyện cơm bữa, như mới đây:

- "We have plans to build a railroad from the Pacific all the way across the Indian Ocean";
- "God save the Queen, man”
- "Putin may circle Kyiv with tanks, but he will never gain the hearts and souls of the Iranian people”.


Obama cứu nguy
Trong thời gian gần đây, cựu TT Obama đã tái xuất giang hồ, bắt đầu gửi tuýt tứ tung để hậu thuẫn cho Biden. Obama đã 'xuống núi' cứu nguy đệ tử Biden khi tất cả các thăm dò đều khá thê thảm cho Biden. Đầu tuần rồi, Obama đã tới Tòa Bạch Ốc dùng cơm trưa với Biden để thảo luận vai trò của Obama trong cuộc vận động tranh cử. Trong hậu trường, Obama cũng đang vận động các mạnh thường quân cấp tiến ủng hộ tài chánh cho Biden.

Báo thiên tả báo động
Báo thiên tả của New York, New York Magazine báo động trong một cuộc bầu cử mà dân Mỹ phải chọn 'người ít hại nhất', không ưa cả hai ứng cử viên Trump và Biden, giống như cuộc bầu TT năm 2016 giữa Trump và Hillary thì Trump sẽ lại thắng nữa.

Tuy nhiên, báo này cũng nhận định không thể bỏ qua vài kịch bản khác có thể thay đổi hoàn toàn cuộc diện bầu cử, đặc biệt là với liên danh 'No Label' đang được vận động trong hậu trường, gồm hai ứng cử viên nặng ký CH và DC ngồi chung, có thể sẽ giúp dân Mỹ tránh được lựa chọn đau đầu giữa hai người họ đều không ưa.

Tin đồn 
Càng ngày tin đồn Biden rút lui càng lớn mạnh, vì vấn đề tuổi tác và đầu óc, cũng như vì những chuyện tham nhũng gia đình kinh khủng ngày càng lòi đuôi ra. Tin mới nhất, có thể Biden sẽ bị áp lực quá mạnh trong hậu trường, đến phải rút lui và đảng DC sẽ đưa thống đốc Cali Gavin Newsom ra thay thế.

Trên nguyên tắc, nếu Biden rút lui thì đương nhiên bà phó Kamala Harris sẽ phải thay thế, nhưng cái phiền là không có một ai tin bà Kamala có thể là đối thủ của Trump hay ngay cả DeSantis, trái lại, bà sẽ là đại họa lớn nhất cho đảng DC trong lịch sử cận đại. Do đó, tên ông Newsom đã nổi bật. Ông Newsom thuộc thành phần tương đối sáng giá nhất của cánh thiên tả cực đoan nhất trong đảng DC.

Quốc hội bối rối với Biden
Hạ viện từ ngày phe CH chiếm đa số, đã mở ra hàng loạt điều tra về cha con Biden và cả chính quyền Biden, từ bộ Tư Pháp tới FBI, bộ An Ninh Lãnh Thổ,...

Bây giờ hạ viện hết sức bối rối, vì nắm trong tay quá nhiều bằng chứng để hỏi tội Biden. Quá nhiều đến độ không biết phải làm gì vì tung ra hết sẽ khiến quần chúng nghi ngờ có thể có nhiều tài liệu, bằng chứng phịa chứ họ khó có thể tin chính quyền Biden gian trá quá đáng đến vậy. Danh sách những tài liệu liên quan đến rất nhiều vụ bê bối lớn, như:

FBI lạm quyền điều tra Trump về vụ thông đồng với Nga, được công tố Durham công bố trong báo cáo của ông;

Người 'thổi còi báo động' đã trình ra trước hạ viện quá nhiều bằng chứng về vụ bộ Tư Pháp can thiệp vào sở thuế IRS để che chở cho Biden và gia đình;

Vụ Hunter Biden điều đình với công tố Weiss để giảm tội trốn thuế và sở hữu súng bất hợp pháp;

Các giao dịch của cha con Biden với đám tài phiệt đỏ Tầu cộng, với càng ngày càng nhiều chi tiết bị lộ ra;

Tin cha con Biden ăn hối lộ bạc chục triệu của Ukraine;

Vụ công tố Smith truy tố Trump vì tội vi phạm luật gián điệp khi giấu tài liệu mật, trong khi công tố Hur điều tra vụ Biden giữ tài liệu tương tự lại bị ngâm tôm, chìm nghỉm đâu đó, chẳng ai biết đã đi đến đâu.

TCPV Delaware bảo vệ Biden
Sau khi đắc cử TT, Biden tặng cho Đại Học Delaware đâu 1.850 thùng tài liệu liên quan đến hơn 30 năm làm thượng nghị sĩ Delaware và 8 năm làm PTT của ông. Không ai biết, chẳng ai kiểm tra, cũng chẳng ai ra lệnh cho FBI đột kích lục soát xem có tài liệt mật nào không. Tổ chức Judicial Watch khởi kiện, đòi đại học công bố những tài liệu đó. Kiện lên kiện xuống, lên tới Tối Cao Pháp Viện tiểu bang, ở đây, họ phán đại học có quyền giữ bí mật những tài liệu đó, không cần cho công chúng biết gì hết.

Có gì lạ? Delaware là tiểu bang nhà của gia đình Biden.

Công tố Delaware cũng mới 'điều đình' vỗ vai cậu ấm Hunter Biden về tội trốn thuế và sở hữu súng bất hợp pháp. Dưới thời Biden, tư pháp liên bang đã trở thành một công cụ chính trị cho Biden, như vậy, tư pháp tiểu bang nhà thì có gì cần phải bàn?

Thăm dò mới
Trang Mạng Five Thirty Eight công bố tỷ lệ hậu thuẫn của Biden tiếp tục chìm nghỉm, thấp hơn tỷ lệ chống đối gần 15%. Đây là những tỷ lệ đúc kết từ thăm dò của một tá cơ quan thăm dò trong thời gian hạ tuần tháng Sáu qua đầu tháng Bẩy.

Tóm lại hậu thuẫn của Biden cao hơn chống đối chỉ trong 6 tháng đầu sau khi tuyên thệ, sau đó, trong suốt hai năm, tỷ lệ chống đối luôn luôn cao hơn hậu thuẫn.


CHIỆNG DZÀI NHĂN RĂNG TỰ DZẬN HUNTER
Hunter không đóng thuế trên tiền nhận từ Ukraine
Anh thổi còi từ sở thuế IRS tiếp tục xì tin động trời.

Tin mới nhất anh Shapley xì ra: Hunter không phải chỉ thiếu thuế có đâu 100.000 đô trong hai năm 2017-2018, mà thật ra, trong thời gian 2014-2019, Hunter đã không khai ít nhất 8 triệu đô lợi tức cá nhân từ Ukraine, Trung Cộng, và 'bán tranh' lèo, từ đó, đã trốn không đóng tới 2,2 triệu đô thuế.

Trang mạng Roll Call loan tin theo luật hiện hành, nếu đúng theo truy tố của công tố David Weiss, Hunter trốn thuế 200.000 đô trong hai năm 2017-2018, thì theo luật, Hunter đúng ra phải bị phạt một năm tù ở và đóng tiền phạt ít nhất 25.000 đô. Trong khi đó, có tin Hunter điều đình với công tố Weiss và đã được thỏa thuận không bị tù cũng chẳng đóng tiền phạt. Nước Mỹ có bao nhiêu loại luật?

Tin từ hạ viện cho biết cho tới nay, ngoài anh Shapley, còn có hai anh thổi còi ẩn danh khác đang điều trần trước hạ viện.

Công tố điều tra Hunter từ chối không hợp tác với hạ viện
Ủy Ban Tư Pháp hạ viện đang điều tra vụ cậu ấm Hunter Biden điều đình giảm án với công tố David Weiss về vụ trốn thuế, đã đòi công tố giao nộp tất cả tài liệu liên quan. Nhưng công tố Weiss đã từ chối không giao nộp, viện cớ ông còn đang điều tra nên không có quyền chia sẻ thông tin hay tài liệu. Ông cũng xác nhận phạm vi trách nhiệm của ông giới hạn trong tiểu bang Delaware thôi tuy nếu cần, ông có thể yêu cầu các tiểu bang khác hợp tác.

Công tố David Weiss

TÒA BẠCH ỐC CÓ MA TÚY?
Sở Mật Vụ bảo vệ TT và Tòa Bạch Ốc cho biết đã khám phá ra một bao nhỏ bột trắng. Tin không nói rõ được khám phá ở đâu. Sợ đó là chất độc hóa học, họ đã ra lệnh di tản tất cả mọi người ra khỏi Tòa Bạch Ốc (khi đó, ông bà Biden không có ở đó). Sau khi kiểm tra thì khám phá ra đó là chất ma túy cực độc cocaine. Sở Mật Vụ đang điều tra. Ủy Ban Giám Sát Chính Quyền -Oversight Committee- của hạ viện cũng đã liên lạc với Sở Mật Vụ.

Tin của đài tivi loa phường MSNBC cho biết bao này được thấy ở khu vực 'giới hạn' -limited access-, gần Phòng Tình Hình -Situation Room- nơi có những buổi họp quan trọng bí mật nhất của TT trong Tòa Bạch Ốc.

Câu hỏi đang điều tra: làm sao mà có cocaine trong Tòa Bạch Ốc? Đó là cocaine cậu ấm Hunter mang theo và để quên lại, vì được khám phá ra ngay sau khi cậu viếng thăm Tòa Bạch Ốc? Hay trong Tòa Bạch Ốc, cũng đã có người dùng cocaine này? Và câu hỏi tiếp theo dĩ nhiên là Biden sẽ làm gì, phản ứng ra sao, có truy tố ai không vì sở hữu cocaine là tội hình sự, ở Texas phải đi tù từ 6 tháng tới 10 năm.

Nhiều chuyên gia cho biết việc truy tìm ra thủ phạm rất dễ vì trong Tòa Bạch Ốc có cả trăm ống kính thu hình 24/24 tất cả các phòng và hành lang không thuộc tư dinh TT trên lầu hai. Đáng lưu ý là truyền thông loa phường đã tung ra tin sẽ rất khó tìm ra thủ phạm, có phải đây là dàn cảnh trước để giúp bao che cho ai đó không? Nếu Sở Mật Vụ cho biết không tìm ra thủ phạm, mọi người sẽ hiểu ngay thủ phạm là ai.

Dù sao thì tính uy nghiêm và việc bảo vệ khắt khe Tòa Bạch Ốc đã bị sứt mẻ một mảng lớn.

QUAN TÒA LIÊN BANG CẤM BIDEN THÔNG ĐỒNG VỚI MẠNG XÃ HỘI
Cuối năm ngoái, các bộ trưởng Tư Pháp của hai tiểu bang Missouri và Louisiana công bố hàng loạt thư và emails trao đổi giữa các cơ quan trong chính quyền Biden và các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,... Thiên hạ khám phá ra chính quyền Biden chẳng những trao đổi thường xuyên, mà mỗi tuần đều có những buổi họp với ban lãnh đạo các trang mạng, với mục đích thỏa thuận những gì các trang mạng cần, có thể và không được phổ biến. Nghĩa là đã có sự phối hợp chặt chẽ bí mật giữa chính quyền Biden và các trang mạng trong việc kiểm duyệt, ngăn cản không cho tiết lộ những tin bất lợi cho Biden liên quan đến dịch COVID, cuộc bầu cử TT, và laptop của cậu ấm, hay ngược lại, giúp chính quyền Biden phổ biến những tin tức thuận lợi cho Biden.

Tuần rồi, quan tòa liên bang tại New Orleans, thụ lý vụ kiện, đã ra lệnh cấm chính quyền Biden, trong đó có các bộ và cơ quan Nhà Nước, không được thông đồng với các trang mạng để thực hành chế độ bí mật kiểm duyệt thông tin như vậy.

Báo loa phường New York Times và cựu bộ trưởng Tư Pháp của Obama, ông Eric Holder, lên án phán quyết này, cho rằng phán quyết ngu xuẩn vì rất tai hại khi Nhà Nước có nhu cầu chặn việc phổ biến các tin thất thiệt. Chẳng khác gì VC có nhu cầu chặn các tin của bọn phản động tung ra vậy. VC làm được thì nước Mỹ cũng nên làm theo, phải không?

DƯỚI THỜI BIDEN, MỸ BẮN NHAU LOẠN ĐẢ
Chỉ trong đúng MỘT ngày lễ độc lập, 4/7, bắn giết loạn đả đã đưa đến 20 người chết và 126 người bị thương.

Tình trạng bắn giết loạn đả chưa khi nào hoành hành mạnh như dưới hai năm của Biden, trong khi cụ liên tục ... đánh võ miệng chống nạn bắn giết tứ tung, đòi ra đủ thứ luật, nhưng chỉ đòi thôi chứ chẳng ai thấy gì hết.

Theo nghiên cứu của tổ chức Gun Violence Archive GVA, chỉ trong một năm đầu dưới Biden thôi, năm 2021 đã có tới 44.868 (!!!) người bị chết vì súng đạn như bắn giết tập thể, cướp bóc, băng đảng thanh toán nhau, tự tử,... So với 42.939 chết vì tai nạn xe hơi. Năm đầu của Biden, số người chết vì súng đạn đủ loại so với năm đầu của Trump đã tăng hơn 5.000!

Trong năm đầu của Trump, 2017, đã có 348 vụ bắn tập thể (mass shooting, được định nghĩa như bắn tập thể khiến ít nhất 4 người bị chết hay bị thương) khiến 724 người chết, so với năm đầu của Biden 2021 đã có 693 vụ bắn (+99% hay gấp đôi so vớ Trump!) đưa đến 1.060 người chết (+47%).

Phe cấp tiến luôn luôn mau mắn đổ tội bắn giết lên đầu cây súng, một vật vô tri vô giác, không thể tự động bắn ai hết. Thủ phạm chính là người cầm súng bắn. Không có súng vẫn có dao. Không có dao vẫn có cây gậy bóng chầy. Vấn đề cần phải điều nghiên là tại sao càng ngày càng nhiều người thích lấy súng bắn loạn đả thiên hạ? Đó có phản ảnh một tình trạng ung thối xã hội nào đó không? Vật giá leo thang, cuộc sống khó khăn, cảnh sát bị trói tay, tư pháp bận chuyện chính trị nên lơ là an ninh trật tự của dân, chính sách dung túng tội phạm,... tất cả có ảnh hưởng gì không?

TIN VẮN MỸ
- Cựu đại tá Mỹ gốc Việt Hùng Cao đã ghi danh với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, ra tranh cử thượng nghị sĩ liên bang đại diện cho tiểu bang Virginia, chống đương kim TNS Tim Kaine. Tuy nhiên, trên trang mạng xã hội của ông, chưa ai thấy tin gì hết. Virginia là tiểu bang xanh lè của đảng DC trong khi TNS Tim Kaine trước đây đã từng đứng chung liên danh, làm phó cho bà Hillary. Ông Cao cuối năm ngoái ra tranh chức dân biểu liên bang của bà DC Jennifer Waxton, nhưng đã thất bại.

- 19 bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang kiện chính quyền Biden vì luật mới liên quan đến việc bắt xe tải chuyển qua chạy bằng điện kể từ năm 2035.

- Texas mới cho thêm một xe buýt với trên 40 di dân lậu, thả ngay trung tâm Los Angeles, trước một nhà thờ.

- Khu học chính quận Tarrant -bao phủ thành phố Fort Worth- của Texas đã biểu quyết cấm các trường học không được có nhà cầu lưỡng giới, và cấm việc dùng các đại từ -pronoun- lờ mờ không phản ảnh rõ ràng giới tính thể xác -biological sex- khi ra đời của học trò.

- Một lãnh tụ nhóm Oath Keepers, Stewart Rhodes bị lãnh án 18 năm tù dù không tham gia biểu tình 6/1/2021. Quan tòa do Obama bổ nhiệm, Amit Mehta, ra án và giải thích vì anh Rhodes là một mối đe dọa trực tiếp và thường trực cho đất nước này ("ongoing threat and peril to the country"). Nôm na, quan tòa thời Biden ra án dựa trên quan điểm và suy đoán cá nhân của quan tòa, không cần biết người lãnh án có tội hay không.

- Thăm dò mới của Gallup: chỉ có 31% dân Mỹ tin tưởng chính phủ, 69% không tin tưởng. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận trong 7 đại cường của khối G-7 (Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật).

- An ninh trật tự thời Biden: tại tiểu bang Colorado, một nhân viên 'bảo vệ' một tiệm tạp hóa chứng kiến 3 anh đến công khai cướp hàng. Theo chỉ thị của công ty, anh không được can thiệp vì công ty không muốn nhân viên bị hại. Tuy nhiên, anh ta theo dõi và quay phim 3 tên cướp mang hàng ra xe, và chụp hình bảng số xe luôn. Sau đó, nộp phim cho cảnh sát bắt ngay được một trong ba tên cướp. Anh 'bảo vệ' thay vì được khen thưởng, đã bị sa thải. Công ty giải thích anh đã vi phạm quy luật công ty, không được làm gì đám trộm cướp hết. Thế thì mướn anh ta bảo vệ cái gì?

- Quảng cáo quần áo phụ nữ thời ... 'thức tỉnh'. Miễn bàn thêm.


TIN VẮN QUỐC TẾ
- Ba Tây -Brazil- làm gương cho Mỹ làm theo: cựu TT Ba Tây, ông Bolsonaro bị thất cử khi ra tái tranh cử, tố cáo đã có gian lận bầu cử, nhưng không đưa ra được bằng chứng cụ thể. Ông bị tòa bầu cử tối cao - Elections Court- là tòa đặc biệt thụ lý các vụ kiện cáo về bầu cử, truy tố về tội tố sảng gây hại cho uy tín của bầu cử và cả uy tín quốc gia, ra phán quyết cấm ông không được ra tranh cử bất cứ chức vụ nào trong 8 năm tới. Kẻ này nghĩ cụ Biden đang nghiên cứu biện pháp này rất kỹ, biết đâu là gương sáng cho cụ. Không có gì lạ khi nước Mỹ văn minh tiến bộ càng ngày càng theo gương các xứ độc tài chậm tiến.

- Tin từ Pháp: cuối cùng thì lý lịch anh lái xe bị cảnh sát bắn chết tại Nanterre, ngoại ô Paris, đã được công bố trọn vẹn: là Nahel Merzouk, dân Pháp gốc Algeria, và phần lớn dân nổi loạn đốt phá khắp nước là dân mà Pháp gọi là 'rệp', tức là dân Pháp gốc Bắc Phi, Algeria, Maroc và Tunisia, qua Pháp thời thuộc địa. Viên cảnh sát thủ phạm đã bị bắt và truy tố tội cố sát -voluntary homicide, nhưng cũng không giảm được sự tức giận của dân 'rệp'.

Cho tới đầu tuần rồi, hơn 45.000 cảnh sát đã được huy động trên toàn quốc để dẹp loạn. Hơn 300 cảnh sát đã bị thương. Về phần dân nổi loạn, hơn 3.000 người đã bị bắt, hầu hết đều là thanh niên rất trẻ, dưới 20 tuổi. Trong một tuần lễ đầu, 1.000 cao ốc đã bị đốt, hơn 5.600 xe bị đốt hay phá nát. 

Theo các chuyên gia, cuộc nổi loạn phản ảnh một ấm ức âm ỉ trong khối dân 'rệp' từ lâu nay, bất mãn với điều kiện sinh sống khó khăn của họ, phần lớn thanh niên thất nghiệp không tìm ra được việc làm.

Vũ Linh

No comments:

Blog Archive