Điều gì đang làm rạn nứt các gia đình Mỹ?
Trong bài bình luận trước, tôi đã đăng những bình luận của những độc giả đăng ký đọc trang New York Times viết về việc họ tự hào ra sao khi con cháu họ quyết định không có con. Dẫu cho họ đã thừa nhận rằng họ khao khát đến mức nào để được lên chức ông bà, thế nhưng họ vẫn mặc sức vui vẻ với thực tế là điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Lý nào mà những bậc cha mẹ này lại quá đỗi tự hào về việc con em họ quyết định không sinh cháu cho họ?
Bởi vì biến đổi khí hậu.
Quý vị không nhìn nhầm đâu. Thà không được làm ông bà còn hơn là có những đứa cháu sẽ phải hứng chịu và gần như có thể bỏ mạng vì sự nóng lên toàn cầu.
Tôi cho là những người này đã bị loạn trí bởi chỉ có một người loạn trí mới nghĩ rằng biến đổi khí hậu là nguyên do để ca tụng việc không bao giờ được làm ông bà mà thôi.
Và tôi thắc mắc, điều gì đã tạo nên những bậc cha mẹ loạn trí này?
Chính là giới truyền thông và các trường đại học.
Còn gì có thể chứng tỏ sức mạnh của các phương tiện truyền thông và các trường đại học trong việc làm lệch lạc tâm trí tốt hơn là việc họ đã thuyết phục người ta nên tự hào về thực tế rằng họ sẽ không bao giờ trở thành ông bà kia chứ?
Chỉ vài ngày sau đó, tờ New York Times cùng những độc giả đã đăng ký đọc trang của họ (quý vị phải là người đăng ký mới có thể bình luận) đã mang tới thêm nhiều bằng chứng về bệnh lý tâm thần này đang tràn lan [trong những người có tư tưởng] cực tả ra sao.
Người phụ trách chuyên mục David Brooks của tờ New York Times đã viết một bài bình luận có nhan đề “Điều gì đang làm rạn nứt các gia đình Mỹ?” Mặc dù ông Brooks đã không đưa ra giải đáp nào cho câu hỏi của mình [như] ông ấy đã viết, “Thú thực là tôi không hiểu điều gì đang gây ra điều này,” [nhưng] ông ấy đã dẫn ra những dữ liệu quan trọng. Chẳng hạn, ông ấy đã trích dẫn một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Tâm lý học và Khoa học Hành vi, báo cáo rằng ít nhất 27% người Mỹ đang bị người thân trong gia đình xa lánh.
Như đã thường xuyên đề cập đến chủ đề này trên chương trình phát thanh trên toàn quốc của tôi suốt 20 năm qua, trong ấn bản “Adults who do not speak to a parent” (“Những đứa con trưởng thành không hề liên lạc với cha mẹ”) đăng ngày 19/07/2011 trên tạp chí Jewish Journal, và cả trong video “PragerU Fireside Chat” (Trò chuyện bên lò sưởi với Dennis Prager) số 72 được đăng ngày 06/03/2019, tôi có thể chứng thực mức độ phổ biến của thảm họa về việc một người con trưởng thành chọn cắt đứt mọi liên lạc với một bậc cha mẹ. Trong chương trình của tôi, những người cha và cả những người mẹ đã trào nước mắt khi kể về đứa con trai hay con gái thờ ơ lãnh đạm của họ.
Hơn thế nữa, do số liệu thống kê mà ông Brooks trích dẫn đến từ một nghiên cứu vào năm 2015, nên không còn nghi ngờ gì nữa, mọi thứ đã trở nên tệ hơn nhiều (bởi lúc đó là nhiệm kỳ của tổng thống Trump, còn bây giờ là sự thức tỉnh).
Tại sao điều này lại đang xảy ra?
Nói tóm lại, và không theo thứ tự mức độ quan trọng, tôi sẽ nêu ra các nguyên nhân sau:
Chứng ái kỷ: Nhiều người Mỹ tin rằng họ sở hữu vô số các quyền nhưng ít nghĩa vụ.
Chủ nghĩa thế tục cấp tiến: Niềm tin cho rằng con cháu phải “hiếu kính cha mẹ” đã ra đi cùng với các giá trị cốt lõi khác của Do Thái giáo hoặc Kitô giáo.
Thiếu kinh nghiệm sống: Nhiều người Mỹ – đặc biệt là những người không có tín ngưỡng và có học thức – nghĩ rằng cuộc sống phải không có đau khổ. Và khi không được như vậy, thì đó là lỗi của một ai đó (thường là cha mẹ hoặc là những người da trắng).
Các nhà tâm lý trị liệu không đủ năng lực: Nếu hầu hết các nhà tâm lý trị liệu vô hiệu nghiệm, bệnh nhân của họ sẽ chỉ lãng phí tiền bạc. Nhưng nhiều người không chỉ đơn thuần là vô hiệu nghiệm; mà họ còn hại người. Mỗi khi tôi nói chuyện với một người cha (hoặc người mẹ) có con từ chối liên lạc với họ, tôi hỏi vị đó xem liệu con họ đã thảo luận vấn đề này với nhà trị liệu của cô ấy hay cậu ấy chưa. Gần như ở mọi thời điểm, câu trả lời đều là ‘rồi.’ Và gần như lúc nào, các nhà trị liệu này cũng khuyến khích bệnh nhân trong quyết định của họ là cắt đứt mối liên hệ với cha mẹ họ.
Giờ quay trở lại bài viết của ông Brooks. Tôi một lần nữa đọc lại những gì mà độc giả đăng ký tờ New York Times đã viết, lần này là trong bài “Điều gì đang làm rạn nứt các gia đình Mỹ.”
Giống như các độc giả của tờ Times đã viết về niềm tự hào của họ khi không trở thành ông bà [bởi] con cái họ quyết định không sinh con vì biến đổi khí hậu — một lần nữa tôi bắt gặp sự loạn trí trong các độc giả của New York Times.
Hầu như không có độc giả nào của New York Times bày tỏ quan điểm trái chiều, chứ đừng nói đến việc chỉ trích những người con trai và con gái bước ra khỏi cuộc đời cha mẹ họ là quá tệ. Điều khiến dẫn đến những phản ứng theo kiểu đầu óc không bình thường như vậy là vì thực ra nhiều độc giả đã giải thich những quyết định có tính hủy hoại nhân sinh này bằng việc đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản, nghèo đói, cho cựu Tổng thống Donald Trump, và, dù quý vị có tin hay không, là cho biến đổi khí hậu.
Sau đây là một vài ví dụ trong số các minh chứng cho điều này:
Độc giả Peter ở Chicago: “Đó là điều mà chủ nghĩa tư bản toàn cầu làm tốt nhất. Tàn phá xã hội.”
Độc giả Boone ở Miền Viễn Tây: “Vợ tôi bị bốn trong năm anh chị em của cô ấy xa lánh và điều đó hoàn toàn là do ông Trump, người mà họ đang tiếp tục ủng hộ, một điều thật sự không thể tha thứ được. Tôi hoàn toàn tán thành.”
Độc giả Susan T. ở Brooklyn, New York: “Đài Fox và ông Trump là những lý do chính cho sự xa lánh vào thời điểm này.”
Độc giả Mike ở Fort Smith, Arkansas: “Ông Trump và Fox News đã tạo ra cả một thế hệ những kẻ điên rồ mà chẳng ai có thể giao thiệp được.”
Độc giả Yog_Sothoth, Hoa Kỳ: “Nghèo đói đang chia cắt các gia đình. Điều đó đâu có gì khó hiểu.”
Độc giả SB ở New York: “Nếu cha mẹ tôi biến thành một kẻ sát nhân, khủng bố, (hoặc là) thành viên Đảng Cộng Hòa… liệu tôi có còn yêu thương cha mẹ mình nữa không. Câu trả lời ở đây là tôi không chắc.”
Độc giả Tubbercurry, Hoa Kỳ: “Ông Brooks, xin hãy tự mình tìm hiểu về cuộc khủng hoảng khí hậu này.”
Độc giả GBR, New England: “Trong vài năm qua, cũng như mọi người, quan điểm của tôi về họ (cha mẹ tôi) đã thay đổi đáng kể. Bạn có đoán được họ đã làm gì không? Tên viết tắt của ông ta là DJT. Đôi khi người ta có thể có cha mẹ yêu thương, đối xử tốt với bạn, ủng hộ bạn, mang tới cho bạn cơ hội, sự động viên và trợ giúp… nhưng những người này lại không phải là người tốt khi được coi là một người lớn …”
Độc giả Thomas Zaslavsky, Binghamton, New York: “Điều gì đang làm rạn nứt các gia đình Mỹ ư? Thiếu công việc đàng hoàng, hay bất cứ công việc gì cũng được. Mối tương quan này rõ ràng đến nỗi không thể làm ngơ.”
Độc giả RP, California: “Chủ nghĩa nữ quyền đã giải phóng phụ nữ khỏi sự phụ thuộc vào đàn ông, và chúng ta tán dương điều đó… Hãy ăn mừng là không ai bị ràng buộc với bất kỳ người nào khiến cho họ đau khổ.”
Nếu quý vị muốn biết [tư tưởng] cực tả đã hủy hoại tâm trí, trái tim, và lương tâm của mọi người như thế nào, chỉ cần đọc phần bình luận đi kèm với các bài báo của New York Times thôi. Rồi sau đó đọc những bình luận đi kèm với các bài báo của Wall Street Journal. Quý vị có thể không thể đồng tình với họ, nhưng quý vị sẽ gặp phải những thứ phi lý hay vô đạo đức không gì sánh nổi, chứ chưa nói đến loạn trí.
Tác giả Dennis Prager là một ký giả chuyên mục và là người dẫn chương trình radio được phủ sóng toàn quốc.
Dennis Prager _ Từ Huệ
No comments:
Post a Comment