MỘT BÁC SĨ ĐẢO LỘN CÁCH CHỮA BỆNH: KHÁM PHÁ PHƯƠNG THỨC KHỎI PHẢI MỔ TIM
Hai chứng bệnh tốn tiền nhiều nhất và làm chết nhiều nhất ở Âu Mỹ bây giờ là bệnh tắc tim và ung thư. Một cuộc giải phẫu mạch tim thường tốn cả mấy chục ngàn tiền Mỹ. Vậy mà bác sĩ Dean Ornish đã tìm ra cách thông mạch mà không cần phải giải phẫu hay dùng thuốc gì cả.
Kinh nghiệm này ông đã học được từ chính đời ông. Những thất bại trong cuộc sống làm ông xuống tinh thần tột độ, mất hết nhuệ khí, đã có lần toan tự tử. Thế mà ông đã tìm lại được sinh lực nhờ mở tâm ra mà đi đến được với người khác.
Từ giữa thập niên '70, ông đã bắt đầu thực nghiệm với một nhóm nhỏ trong một thời gian bốn tuần:
- Cùng bác cầu tình thân,
- Chia sẻ được những ưu phiền,
- Sinh hoạt và cầu nguyện chung, và
- Chỉ ăn rau, trái cây, đậu phụ... chứ không ăn thịt gì cả.
Kết quả là 90% bớt được chứng tức ngực, và máu chạy khỏe khoắn hơn. Nhưng nhiều người hồ nghi kết quả này vì thời gian chưa đủ đảm bảo, và phương pháp lại quá nghiêm ngặt khắc khổ khiến cho khó mà có nhiều người áp dụng được.
Vậy là bác sĩ Ornish phải bước xa hơn. Khi dạy ngành thuốc tại Đại Học California ở San Francisco, ông thiết lập một Viện Khảo Cứu Y Học Phòng Ngừa (PMRI) với 48 bệnh nhân kéo dài cả năm trời. Những người theo sát chương trình của bác sĩ Ornish có kết quả rất khả quan: mạch máu được khai thông, tim khỏe lại. Thế là các viện y tế quốc gia bỏ tiền ra hỗ trợ khảo cứu tiếp kéo dài bốn năm. Các hãng bảo hiểm cũng nhào tới tài trợ chương trình.
CĂN BỆNH TÁCH LÌA
Đồ ăn quá nhiều thịt và chất mỡ là căn nguyên đầu tiên gây ra bệnh tắc mạch tim vì chất cholesterol.
Theo thống kê thì dân Âu Mỹ hiện nay bị chết vì bệnh tim nhiều hơn gấp 20 lần những dân ở những nước Á Đông ăn nhiều rau hơn. Chất mỡ làm tắc mạch nên phải tìm cách khai thông. Vì thế mà đồ ăn trong chương trình của bác sĩ Ornish chỉ có:
- Rau, trái cây, bánh, đậu nành, đậu phụ,
- Hoàn toàn vắng bóng thịt và ngay cả tôm cá,
- Không dùng cà-phê, bơ, hạt cây và các loại dầu có chất mỡ.
Căn nguyên thứ hai cũng mạnh y như trên là chứng tách lìa tình thân.
Kể cũng lạ đời, những người ghi tên tham dự chương trình phải trả tới 7500 Mĩ kim cho những sinh hoạt nhóm. Họ được hướng dẫn để có những hoạt động thể thao chung, những buổi "tĩnh tâm" chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm, có chia sẻ những buồn vui lo lắng, những ấm ức trong lòng... Bác sĩ Ornish thấy rõ cô đơn tách lìa thiếu tình thân là căn nguyên mọi chứng bệnh, mà gần nhất là bệnh tim và ung thư.
DÂN ROSETO VỚI CHỨNG RỜI XA
Làng Roseto ở phía đông bang Pennsylvania, dân ở đây trước kia ít bị bệnh tim, dù họ ăn cũng giống như dân làng bên cạnh là Bangor, cũng đi những bác sĩ và nhà thương giống nhau thôi. Nhưng tại sao dân làng Roseto lại có tỉ lệ chết vì bệnh tim rất thấp so với dân làng Bangor? Câu trả lời thật đơn giản: Dân làng Roseto là một nhóm người rất gần gũi thân nhau. Họ di cư từ nam Ý sang đây vào năm 1882; đã ba thế hệ họ sống với nhau, gắn bó lấy nhau, cùng sinh hoạt đi nhà thờ với nhau, cùng giữ mối liên hệ gia đình chặt chẽ, ít người rời chuyển đi xa. Nhưng từ khoảng giữa thập niên '70, dân Roseto bắt đầu bỏ làng chuyển đi như dòng sống nước Mỹ. Thế là bệnh tim bắt đầu hoành hành.
Với cuốn sách mới xuất bản: Tình Thương và Sống Còn, Căn Bản Khoa Học cho Sức Mạnh Chữa Bệnh của Tình Thân (Love & Survival: The Scientific Basis for the Healing Power of Intimacy, HarperCollins), bác sĩ Ornish nói rõ:
- Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.
- “Tình Thương và Tình Thân là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe”.
Căn nguyên làm đổi dạng Roseto thì cũng đang làm cho thế giới bị bệnh. Ba mươi năm trước mà có ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta cười vào mặt liền. Vậy mà bây giờ nhiều bác sĩ đã phải công nhận là đúng.
Một trong những sinh hoạt chính của những người tham dự chương trình của bác sĩ Ornish là gặp gỡ nhau để chia sẻ trong tình thân.
“Nếu bạn không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì bạn sẽ tự hành hạ; khi người ta có thể nói ra hay ít nhất có thể viết ra được những gì đang làm mình khổ tâm, thì hệ thống đề kháng được tăng cường, và ít phải uống thuốc.”
Như vậy bác cầu tình thân với người khác sẽ làm cho tính tình được thanh thản, bớt bị căng thẳng.
Bởi vì khi bị căng thẳng thì trong cơ thể tiết ra một loại hóa chất gọi là adrelanine, noradrelanine và cortisol. Những chất này như còi hụ tình trạng báo động nguy cấp, mọi nỗ lực chỉ còn dồn vào một động tác duy nhất là đánh hay chạy; mọi sinh hoạt khác bị ứ đọng hoàn toàn: ăn không cảm thấy ngon, đầu hết suy nghĩ được, mạch máu trì trệ, mất kháng tố chống nhiễm trùng nên các tế bào sinh chứng, dễ bị cảm cúm, mất hết hứng khởi...
Như vậy, cô đơn tách lìa cũng là chất độc như chất cholesterol, chỉ tình thương mới chữa cứu nổi.
“Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn!”
Không có con đường nào khác nữa đâu. Bác sĩ Ornish tâm sự:
Tôi càng tìm vun quén cho mình thì càng cô đơn, nhưng khi tôi biết tìm phục vụ người khác thì tôi thấy hạnh phúc hơn nhiều.
Thì ra đây không phải chỉ là một cuộc làm lung lay ngành thuốc, mà là một cuộc cách mạng lối sống của nền văn minh Âu Mỹ: từ cách ăn uống đến kiểu suy nghĩ và cư xử.
Monday, March 15, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2010
(141)
-
▼
March
(17)
- NHỮNG KẺ KHOÁC ÁO CHỐNG CỘNG !Phùng Ngọc Sa Cho đế...
- Trung Tướng Đặng Văn Quang: Người Hùng Lâm Nạn Mo...
- Người không nhận tộiDuy Nhân1.Tôi biết anh khi cùn...
- 10 Nguyên tắc để sống trên 100 tuổiTác Giả : BS Tr...
- Nhà thơ 'Màu tím hoa sim' qua đời*Hà Linh*Hữu Loan...
- Mời đọc...suy nghĩ rồi quyết định..Tran NguyenNgày...
- Phỏng vấn LS Lê Duy San Hoàng Lan Chi thực hiệnXin...
- Quà Một ThờiVân GiangLời tác giả: Thân tặng bạn bè...
- MỘT BÁC SĨ ĐẢO LỘN CÁCH CHỮA BỆNH: KHÁM PHÁ PHƯƠNG...
- NGỌC LAN, CÁNH HOA MONG MANH…March 9, 2010 – 6:54 ...
- NHÓM DAVID DƯƠNG ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG VIỆC THỔI P...
- CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI THAM DỰ NGÀY CÂY MÙA XUÂ...
- Mười hai cách hưởng hào khí Thăng Long của thiền s...
- Who knew? Did you know that drinking two glasses o...
- Bói ra maPhong Trần Quán“…Mình có đi tu đâu mà phả...
- Đừng bảo tôi Im ! Joyce Anne Nguyen Có đôi khi s...
- Bài thơ bất hủ của Trần Chiêu YênParis, thứ Bẩy - ...
-
▼
March
(17)
No comments:
Post a Comment