NHỮNG KẺ KHOÁC ÁO CHỐNG CỘNG !
Phùng Ngọc Sa
Cho đến nay, dưới chế độ hà khắc và rừng rú của bọn độc tài đảng trị Cộng Sản Việt Nam (CSVN); số phận đồng bào trong nước hoàn toàn đã bị trấn áp, không còn ai dám nghĩ đến việc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Mọi sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân đều phải tuân thủ đúng luật lệ khắt khe của bọn cầm quyền. Một thời gian trước, tuy VC cũng chủ trương chuyên chính, nhưng bọn chúng cảm thấy cần cởi mở để thu hút thêm vốn đầu tư của ngoại quốc, đồng thời số tiền thu nhập từ hải ngoại cũng được tăng; do đó bọn cầm quyền có vẽ nới tay, giảm bớt việc bóp hầu chận họng người dân. Nhưng kể từ khi bọn chúng thấy phía tôn giáo có phần thoải mái, Mặt khác,VC cảm thấy người dân tỏ ra hết sợ bọn cầm quyền, đồng thời số tiền thu vào chẳng tăng như chúng muốn, nên VC liền thay đổi chính sách, ra mặt công khai đàn áp dân chúng, đặc biệt là tôn giáo để moi của, Điển hình, công an chìm nổi, và bọn công an đội lốt côn đồ thẳng tay hành hạ đánh đập khủng bố dã man các tín hữu. Ngoài ra, còn ngang nhiên xâm phạm vào các nơi thờ tự trắng trợn tịch thu của cải vật chất của các tôn giáo mà chẳng kiên dè đến dư luận quốc tế, Nói chung, tiếng kêu cứu từ người dân đã bị dập tắt, bọn cầm quyền VC đã hoàn toàn chế ngự được toàn dân; từ Bắc chí Nam không một ai dám có ý kiến, dù họ có lên tiếng, nói là để hổ trợ bọn cầm quyền. Nhưng hiện nay mọi góp ý, hay lên tiếng đều là những điều cấm kỵ, thậm chí những người tự cho mình là công thần, dám to gan lớn mật can thiệp, chẳng may mà đụng chạm đến quyền lợi của VGCS thì vẫn bị đàn áp.
Tuy khó khăn, nhưng một số các nhà đấu tranh vẫn âm thầm hoạt động, cũng lo nghĩ đến các biện pháp xách động quần chúng như , rải truyền đơn, giăng biểu ngữ tố cáo bọn cầm quyền, góp sức chống lại đường lối độc tài đảng trị. Nhưng một số nhà ngoại giao đã ngăn cản, khuyên hãy bình tỉnh và tính toán lại. Theo ý giới nầy, hoàn cảnh hiện nay, là thời kỳ chống khủng bố, phải tránh vọng động, nếu chẳng may sự việc đổ bể, tạo cớ cho bọn cầm quyền thẳng tay đàn áp, một khi chúng ra tay khủng bố ắt trở thành bạo loạn, và một khi có bạo loạn nếu may mà lật đổ đươc bọn tay sai CSVN chăng nữa, thì chính bọn đàn anh TC hiện đã có mặt khắp nơi, bọn đó cũng mặc y phục VN, nói tiếng VN, đương nhiên sẽ ra tay bảo vệ đàn em CSVN chống lại lực lượng đấu tranh, không có lợi cho kế hoạch lâu dài.
Bọn cầm quyền do đã nắm rõ tình trạng lưỡng đầu thọ địch của tầng lớp đấu tranh, vì thế bọn đương quyền VC chủ quan ngạo mạn, vững tâm phát động kế hoạch xâm chiếm hải ngoại để trục lợi.
Theo kế sách của CSVN. Muốn xâm nhập phá hoại hải ngoại, VC đương nhiên phải chọn lựa một vài tổ chức có cái vỏ bọc chống cộng mạnh; càng nổi tiếng chống cộng sản bao nhiêu; thì cơ sở và công tác của nó lại càng bảo đảm bấy nhiêu. Trong số tổ chức mà VC tuyển chọn làm tay sai xâm nhập phá hoại cộng đồng (CĐ), VC thấy không có bọn gian manh nào có đủ phương tiện, bản lãnh, dễ thành công bằng băng đảng Việt Tân (VT). Kinh nghiệm cho biết: bản chất và nội dung đảng VT khi mới ra đời từng được quảng cáo là một đảng cách mạng, hoạt động dưới hình thức hội kín, giống đảng CSVN. Ngay tại hải ngoại, VT từng nửa kín nửa hờ len lỏi vào trong hàng ngũ CĐ/ NVQG Tị Nạn tìm cách lèo lái các đoàn thể và hội đoàn Người Việt Quốc Gia, đi theo đường lối có lợi cho CSVN. Sở dĩ VT dễ thành công trong kế hoạch đánh phá CĐ, một phần nhờ chúng sinh hoạt dưới hình thức hội kín, tức một đảng bí mật: có bí danh, bí số thậm chí mỗi công tác đều có bí số riêng, và núp trong bóng tối; trái lại tổ chức CĐ ở ngoài sáng. Hơn nữa, VT sẵn có số tiền lớn mà trước đây dưới danh nghĩa Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, một tổ chức chuyên lừa gạt buôn bán kháng chiến thu được. Nhờ đó VT có sẵn tiền thuê tay sai.
Trong khi đó, CĐ lại thiếu phương tiện và công khai ở ngoài sáng, địch dễ thấy có nhiều sơ hở để quấy phá. Mặt khác, khi cộng sản sử dụng băng đảng VT đóng kịch chống cộng giả ở trong nước, thì VC đã sẵn có đầy đủ mánh khóe chế ngự bọn VT mà không hề sợ bọn đó trở mặt. Lý do:, ngoài một số quyền lợi hứa hẹn với bọn đầu lãnh VT, bọn VC còn biết rõ tẩy; băng đảng VT, vốn là một tổ chức hội kín ở Hoa Kỳ, nhưng lại hoạt động trong xã hội cởi mở của Mỹ, thì có phần dễ dàng (Opérations clandestines dans une société libre); trái lại khi VT làm tay sai VC đóng kịch «chống cộng giả», công khai đối đầu lại với đảng cộng sản cầm quyền, một loại «sư tổ» về tổ chức bí mật, về tổ chức dân chủ tập trung; một loại «cao thủ» về ăn gian nói dối, Thử hỏi làm sao VT đấu cho lại. Giả dụ, xã hội VN đang bị hệ thống công an kiểm soát, sẽ được «mở ra», dù VT có thật sự đối lập chăng nữa làm sao hành động như ý.
Cụ thể, khi vào hoạt động công khai tại VN, tức là đối đầu với xã hội cộng sản khép kín, tức bí mật, thì làm sao có kết quả (Opérations clandestines dans une société fermée). Nói chung, trước sau, VT cũng phải đơn phương chấp nhận làm tay sai cho VC theo điều kiện cộng sản áp đặt. VT do đó cảm thấy vững tâm chấp nhận làm tay sai, vì thế chúng coi thường dư luận, sẵn sàng phản lại chính nghĩa quốc gia chống cộng của người Việt Tị Nạn nên chẳng kiên dè một ai. Cũng vì lý do đó, dù có ai phản đối hay phê bình, VT vẫn phớt lờ và xem đó chỉ là việc «nước đổ đầu vịt». Với lý lẽ nêu trên, đồng thời VC rõ biết, bọn chúng triệt để nắm vững tình hình trong nước, nên không còn thận trọng như trước và bắt đầu làm ẩu, làm càn, tỏ ra xem thường hải ngoại. Xin trưng dẫn một vài vụ cụ thể dưới đây:
Vào tháng 8 năm 2005, sau chuyến đi cầu viện Hoa Kỳ của tên Phan Văn Khải, Thủ tướng VC, mà Bộ Chính Trị CSVN đánh giá là «dịch vụ»hoàn toàn thất bại. Thành Ủy Sai Gòn vội cử 2 tên cán bộ tình báo thuộc Công Ty Du Lịch Sai Gon, thường được các nhà tình báo ngoại giao biết dưới tên «Saigontourist», thực chất là một ổ tình báo trá hình của VC đặc trách hải ngoại, do Lê Thị Sáu, tức bí danh của nữ nghệ sĩ «nhân dân» Kim Cương điều khiển. Thực sự, KC cũng chỉ là người đại diện ngoài sáng; bên trong, lại là một nhân vật bí ẩn khác còn mang nhiều ẩn số chưa xác định.
Trước đây, ổ tình báo nầy được đặt trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của Trần Bạch Đằng, tức Trương Gia Trường; nhưng từ khi y đi chầu Diêm vương thì đã nhường lại cho Nguyên Huyên, hiện là Bí Thư Đảng Ủy Công Ty Du Lịch Sài Gòn. Phụ giúp Nguyễn Huyên còn có Cao Lập, một trong những tên đầu nậu từng tiếp tay với Nguyễn Huyên, mà trước năm 1975 hắn là thủ lãnh «sinh viên đấu tranh» chuyên xuống đường quấy phá chế độ VNCH; bọn nay phần lớn xuất thân từ trường Kỹ Thuật Cao Thắng thường xuống đường biểu tình «chống Ngụy Đuổi Mỹ» chung với bọn Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Nguyễn Duy Xuyên, Lê Văn Nuôi ,Nguyễn Xuân Ngãi v.v. Sau khi đến Hoa Kỳ gặp gở và «làm việc» với băng đảng VT, mà một số tin tức tiết lộ, là 2 tên tình báo nói trên đã gặp Lý Thái Hùng &Trần Diệu Chân đặt kế hoạch lâu dài cho hệ thống cộng giả hiệu. Có điều thắc mắc khó hiểu, tại sao những tin quan trọng như thế mà lại bị rò rỉ một cách dễ dàng. Theo đánh giá, có thể bọn VC chủ trương «dùng mà không tin», hoặc biết đảng VT, là bọn người chỉ biết tiền mà không có tinh thần quốc tế vô sản như chúng , vì thế dùng thì cứ dùng, nhưng buộc phải cẩn trọng để trừ hậu hoạn. Hơn nữa, phải chăng mục đích tin tung ra nói cho mọi người biết, cặp LTH&TDC là cặp cán bộ VC chính hiệu để tụi đó hết đường trở mặt.
Dưới đây xin đơn cử một số người đã công khai chấp nhận làm cò mồi, khoác áo chống cộng được bọn đương quyền VGCS «đánh bóng» là người chống chế độ Hà Nội :
- Nguyễn Sĩ Bình, một kỷ sư được đào tạo tại Mỹ, chủ tịch cái được gọi là đảng «Nhân Dân Hành Động», một đảng mới nghe danh xưng tưởng lầm là một tổ chức chống cộng sản tích cực, nhưng xét lại quá trình hoạt động và lý lịch đảng viên, thì toàn một màu máu. Nguyễn Sĩ Bình từng bị Hà Nội bắt bỏ tù vì tội lập đảng chống cộng tại VN. Bình nguyên là «boss» của bác sĩ Nguyễn Văn Ngãi, Phó chủ tịch đảng nói trên. Với sự giàn dựng của phản gián VC, Nguyễn Sĩ Bình bị VC bắt giam một thời gian ngắn . Xin lưu ý, khi Bình bị bắt, không một ai hay biết. Trái lại, khi được thả ra, cho về lại Canada, thì Tổng Bí Thư CSVN, tên thiến lợn Đổ Mười lại «bốc thối» và đánh bóng, hắn nói, «Mặc dầu biết, Nguyễn Sĩ Bình cố tình phá hoại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN; nhưng vì truyền thống đại nhân đại nghĩa của dân tộc, đảng vẫn tha thứ». Đúng là «con tiều», bọn VC gian ác, từng chặt đầu mổ bụng hàng triệu người dân lương thiện, thì sá chi một tên vô danh tiểu tốt NSB; khi bắt không ai hay biết, mà khi thả ra lại rầm rộ hợp thức hóa bọn nầy, là dân chống cộng thứ thiệt. Thử hỏi, có mấy ai được bọn dã man nầy nhắc nhở như thế? Quả thật, đây là một đòn được đánh giá cao, nhưng lại rẽ tiền; cần gì bọn VC nói như thế, thả thì cứ thả cần gì phải đánh bóng một cách hạ cấp; đúng là VC đã quá lú lẫn. Phải chăng vì NSB có giây mơ rể má, bà con ruột thịt với băng đảng VT, nên mới được tên Đỗ Mười đánh bóng như vậy.
- Nguyễn Xuân Ngãi, bác sĩ, nguyên phó chủ tịch của Nguyễn Sĩ Bình cũng được VC «đánh bóng» bằng cách: tạo điều kiện cho Ngãi về VN, y mở lớp y tế cấp tốc dạy khóa Tim Mạch cho một số bác sĩ trẻ trong nước một tháng. Sau khi khóa học chấm dứt thì VC cũng diễn lại kịch bản như Nguyễn Sĩ Binh, khi khai giảng không một ai hay biết, nhưng vừa bế mạc, lập tức VC hô hoán tố cáo, NXN là gián điệp tay sai Mỹ, lấy cớ đó để trục xuất, thế là đảng NDHĐ của NSB và NXN được Hà Nội tô điểm, «tuyên dương» là những tên chống cộng sản số dzách. Và, gắn cho chúng cái nhãn hiệu «phản động chống cộng», cho chúng dễ ăn nói và chống cộng cuội tại Mỹ. Cũng xin nói thêm, Theo một số nhân viên tình báo VNCH cũ cho biết, trước năm 1975, khi Nguyễn Xuân Ngãi còn là sinh viên năm thứ 3 Đại Học Y Khoa Sài Gòn, thì y từng giữ chức vụ Tổng Thư Ký Đại Học; là phần tử tranh đấu cực đoan, triệt để chống Mỹ-Ngụy của băng đảng Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lý Chánh Trung, Nguyễn Chánh Trung v.v. Sau đó, đề phòng cơ quan an ninh VNCH lùng bắt, bọn nầy phần lớn trốn vào bưng theo đảng, và được đào tạo ngành tình báo. Với thành tích đó, NXN được tụi VC ra lệnh y đón tiếp một số nhân vật từ Hà Nội như: Hoàng Minh Chính, một tên đối kháng cuội, được «tha» ra ngoại quốc chữa bệnh, và đóng vai trò du thuyết để thỏa hiệp với hải ngoại có lợi cho VC. Kế đến là cặp Nguyễn Tiến Trung và Hoàng Lan, xem là tiêu biểu cho tuổi trẻ của chế độ cộng sản đòi dân chủ.
a-) Hoàng Minh Chính, nguyên là cán bộ cao cấp cộng sản, từng được đào tạo tại Liên Xô; mười mấy năm làm giám đốc Trường Đảng, một cơ quan lý luận trung ương. HMC được tình báo đánh giá là một nhân vật đối kháng thật, chứ không phải cuội; thế mà lại được đảng cho đi Hoa Kỳ để chửa bệnh, điều đó khiến lắm người thắc mắc. Hơn nữa, khi đến Mỹ chữa bệnh, HMC lại được Bs NXN bao ăn, lo chỗ ở, mọi việc liên quan đến HMC đều một tay Ngãi sắp xếp, điều đó chứng tỏ, Ngãi được chế độ Hà Nội tin tưởng bố trí canh chừng Hoàng Minh Chính tại Hoa Kỳ.
b-) Nguyễn Tiến Trung &Hoàng Lan: Cũng do Nguyễn Xuân Ngãi đở đầu qua Mỹ để vận động lớp trẻ hải ngoại hướng về trong nước tranh đấu cho phong trào Dân Chủ (cuội). Sau một thời gian múa may, kể cả việc Ngãi ứng tiền vận động bọn Tiến Trung&Hoàng Lan được gặp ông Tổng thống Bush tại Texas không ngoài mục đích đề cao những công cụ mà VGCS gửi ra hải ngoại lòe bịp hòng lôi cuốn tầng lớp trẻ. Nhưng kết quả chẳng đi tới đâu, Trái lại còn bị phản tác dụng. Số là sau một loạt thử thách tại hải ngoại, khi về trong nước, Nguyễn Tiển Trung được tiếp tục tôi luyện trong lò «nghĩa vụ quân sự»; từng được hấp thụ văn minh tây phương, khi về với môi trường nhũng loạn nhiêu khê ở quốc nội; do mức độ trui rèn chưa đủ độ, khiến cặp nầy có phản ứng. Cộng thêm vào đó, VC lại lấy cớ đưa chúng vào tù để tiếp tục thử thách, vô tình tạo chúng nổi tiếng, trở thành mục tiêu cho quốc tế can thiệp. Với thực tế đó, thì Tiến Trung &Hoàng Lan dù có muốn đóng tiếp kịch bản giả hiệu đi nữa cũng không sao đảo ngược được. Mặt khác, chúng đã bắt đầu thấm thía suy nghĩa: đối với chế độ chuyên chính dù nó đã xài mình như thế, nhưng đến lúc phải triệt, nó sẽ thẳng tay. Đáp số về bọn Tiến Trung &Hoàng Lan vẫn còn là một dấu hỏi..
Theo tình báo ngoại giao tại Hà Nội phân tích cho biết, bản ản Nguyễn Tiến Trung còn là một ẩn số. Lên án, để răn đe, hay chỉ là một việc «nâng cao đánh phủi bụi». Ngoài ra, biết Hoàng Lan, con gái của một cán bộ cao cấp tay sai trung thành của bọn Quốc Tế Tình Báo Sở Trung Cộng.
c-) Nhóm rải truyền đơn chống cộng sản dịp Tết Canh Dần năm 2010, chúng gồm có:
- Lê Chí Thức, tức Nguyễn Công Bằng thuộc đảng Dân Chủ Nhân Dân.
-Trần Ngọc Thành, thuộc phong trào Bảo Vệ Công Nhân, trụ sở tại Varsovie.
- Một đảng viên VT dấu tên.
Sau khi công an cộng sản phát giác vụ rải truyền đơn, đồng thời khi trả lời phóng viên đài Á Châu Tự Do liên quan đến vụ rải truyền đơn dịp Tết Canh Dần vừa qua, thì cô Hải Yến, phát ngôn viên của Phong Trào Bảo Vệ Công Nhân trả lời nói, "chúng tôi từ thành phố Hồ Chí Minh xin xác nhận, việc rải truyền đơn chống cộng trong dịp Tết Canh Dần là do nhóm chúng tôi thực hiện". Trong lúc đó Hà Nội lại lên án VT là một tổ chức khủng bố. Thử hỏi, với kỷ thuật điện tử tân tiến dùng để theo dõi hoạt động phản gián mà công an VC hiện thủ đắc, thử hỏi làm sao bọn «phản động» nầy lại hành xử một cách suông sẻ như chỗ không người, muốn rải truyền đơn bất cứ nơi nào tùy ý, quả thật là một chuyện lố bịch và một trò hề rẽ tiền. Thông thường chỉ cần chuyên viên theo dõi, nắm bắt được các làn sóng liên lạc,nội việc đó cũng đủ đưa Hải Yến vào rọ, nói chi đến băng đảng VT và mấy tay kịch sĩ hạng bét khác giở trò hề. Mặt khác, cũng xin lưu ý độc giả, Lê Chí Thức, hay Nguyễn Công Bằng trước năm 1975 chỉ là một lính trơn, ra hải ngoại y từng có sinh hoạt trong nhóm Nguyễn Hữu Chánh, tổ chức chính phủ Việt Nam Tự Do.
Nói về công tác rải truyền đơn, theo các điệp viên có kinh nghiệm chiến đấu cho biết, việc xách động quần chúng thi hành các điệp vụ như, rải truyền đơn, giăng biểu ngữ, thì chỉ có niềm tin của tôn giáo; cùng với vì lý tưởng quốc gia dân tộc của đảng viên chính đảng quốc gia tiền chiến; họ vốn từng hoạt động lâu đời, nhờ dựa vào kinh nghiệm chiến đấu có được từ thời chống thực dân Pháp và cộng sản trước đây, họ mới có đủ khả năng đối phó với bọn phản gián CSVN và TC. Ngoài ra, còn một yếu tố khác vô cùng quan trọng, chính là nhờ được sự che chở của thân nhân họ hàng tại địa phương, giúp đỡ một cách hữu hiệu, họ mới tiến hành được các hoạt động lật đổ khả dĩ có hy vọng thành công. Chứ khơi khơi kiểu như băng đảng VT, cử một số cò mồi về nước hoạt động, thì chỉ là trò hề. Ví dụ cụ thể, về VN làm công tác rải truyền đơn mà VT lại cử Lê Quốc Quân, một tiến sĩ dạy toán về nước thực hiện, thì chỉ có mục đích nhằm quảng cáo cho VT nổi tiếng chống cộng.
Công tác rải truyền đơn theo xét đoán, thì hiện nay tình hình đã khác hẳn trước, việc xách động như giăng biểu ngữ , rải truyền đơn, dù làm được, tầng lớp tranh đấu vẫn từ chối không làm. Lý do, hoàn cảnh hiện tại chỉ là đấu tranh bằng nghị trường, chứ không phải đấu tranh ngoài chiến trường. Đấu tranh nghị trường tức đấu tranh chính trị, không phải hình thức bạo động; mà giăng biểu ngữ, rải truyền đơn là những công tác đòi hỏi phải nhiều hy sinh, đó là hành động đòi hỏi một hệ thống tai mắt, và với điều kiện đó, chỉ có lực lượng các tôn giáo may ra mới đáp ứng được. Xin nói rõ, kịch bản rải truyền đơn tung biểu ngữ mà đảng VT chủ động, mục đích là tuyên truyền để nói cho hải ngoại biết :" những ai nói VT là tay sai cộng sản là sai,. Thử hỏi, đã có mấy ai can đảm chống cộng sản như đảng VT?"
Kiểm điểm lại công tác rải truyền đơn, giăng biểu ngữ xảy từ trước đến nay tại quốc nội; theo các chuyên gia tình báo phân tích, xác định; đây là đòn phép do phản gián VC chủ động, chứ không phải của một chính đảng nào thực hiện nổi. Và đây đúng là một cảnh giàn dựng, do tình báo VC tạo ra không ngoài mục đích, lừa gạt đòng bào chống cộng, ngoài ra còn để «đánh bóng» cho bọn tay sai của VGCS, cụ thể là băng đảng VT hậu thân của Mặt Trận HCM. Xin khẳng dịnh, chỉ có bọn cộng sản mới rải truyền đơn êm xuôi và «hoành tráng» như các vụ xách động từng xảy ra. Ngoài ra xin lưu ý, chống cộng ở trong nước mà có đầy đủ yếu tố tổ chức, lãnh đạo, làm được việc, thì chỉ có cộng sản thôi. Ngay ở hải ngoại cũng vậy, tổ chức càng lớn bao nhiêu, càng tượng trưng bao nhiêu đều có bàn tay VC dính vào. Vì, chúng có kinh nghiệm tổ chức, có đủ phương tiện. Thử hỏi mấy ông trí ngũ, chính trị salon và khoa bảng hải ngoại, thì làm sao có khả năng tổ chức hoạt động trong nước qua mặt cộng sản.
Tóm lại, như đã trình bày trên, bọn VGCS vì đã đè bẹp, khống chế toàn bộ quần chúng trong nước; hơn nữa VC đã có sẵn được tay sai đắc lực là băng đảng VT đang đóng kịch bản chống cộng sản giả hiệu tại hải ngoại một cách nhuần nhuyễn. Vì thế, sớm muộn gì, thì Tập Thể Người Việt Tị Nạn Cộng Sản sẽ ngoan ngoãn trở thành những Việt kiều nằm trong hệ thống tòa Đại Sứ, Tổng Lãnh Sự bọn VGCS trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Và với tình trạng đó, thì một ngày không xa, cuộc sống của những người Việt Tự Do, những người từng trốn chạy CSVN sẽ bị lo âu và xáo trộn. Thường xuyên sẽ bị một số tay sai bí mật gõ cửa nhà để hăm dọa, hoặc kêu gọi đóng góp như: nguyệt liễm, niên liễm, tiền cứu trợ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai bảo lụt trong nước do chúng phịa ra để làm tiền một cách trắng trợn như đã từng xảy ra vào thời mà Mặt Trận Hoàng Cơ Minh mới khởi đầu.
Nhắc đến hoàn cảnh đó, một số độc giả sẽ phản bác cho rằng, cơ quan an ninh Mỹ để làm gì? Xin thưa, họ hoạt động chỉ vì quyền lợi của tư bản Mỹ; biết đâu họ lại muốn Người Việt Tị Nạn bớt chống cộng? Theo họ, có ổn định thì tư bản Mỹ tại VN mới yên ôn làm ăn thu lợi. Cũng xin nhắc nhớ, người Mỹ hiện đứng đầu sổ trong các nước đầu tư ( 9,8 tỉ đô la tại VN.Mới đây, các nhà đầu tư của Mỹ đã mua 56% số trái phiếu quốc tế của Việt Nam. )
Trước khi chấm dứt, mong độc giả nếu thấy các điều tiên đoán của người viết có phần đúng, đồng thời, ước tính hoàn cảnh khốn nạn nói trên có thể xảy ra, thì hãy kêu gọi những ai chủ trương «trùm chăn» kịp tỉnh ngộ, đoàn kết và đoàn ngũ hóa, may sao mới tránh khỏi thảm họa như nêu trên. Mong thay
Saturday, March 27, 2010
Friday, March 26, 2010
Trung Tướng Đặng Văn Quang: Người Hùng Lâm Nạn
Monday, December 14, 2009
Trần Văn Ngà
Lời bộc bạch của người viết: Trước năm 1975 hay sau này ra hải ngoại có mấy ai biết ghi nhận hay nhắc đến Trung Tướng Đặng Văn Quang là một vị Tướng hùng, lập nhiều chiến công nhất ở miền Tây Nam Bộ - Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông là vị Tướng quân bị hàm oan tội tham nhũng gộc của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhiều quân nhân và dân chính hay những ai thường theo dõi báo chí thời bấy giờ đều tin như đinh đóng cột, Trung Tướng Đặng Văn Quang cựu Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chính Phủ Miền Tây là một Tướng lãnh tham nhũng bậc nhất của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Báo giới (hình như tuần báo Diều Hâu, một tờ báo do một nhà báo Quân Đội chủ trương) xếp loại 4 Tướng lãnh thanh liêm nhất: “nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng” và 4 Tướng tham nhũng nhất: “nhất Trí, nhì Quang, tam Lan, tứ Quảng” (nếu tôi có nhớ sai xin qúy vị Tướng lãnh và gia đình niệm tình tha thứ).
Riêng về Trung Tướng Đặng Văn Quang, tôi có biết ít nhiều về nổi oan khiên của ông dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng quân có lúc đảm nhận những chức vụ quan trọng: Phụ Tá Tổng Thống (Cố Vấn) đặc trách về Quân Sự, An Ninh Tình Báo Quốc Gia và Tổng Thư Ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Nhưng, tiếc thay, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay phát ngôn viên chính phủ không có một lời đính chính người cộng tác gần gũi với Tổng Thống. Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng không có cải chính gì cả. Trung Tướng Đặng Văn Quang âm thầm gánh chịu nỗi oan khiên đó từ ngày còn ở trong nước cho đến ngày di tản ra nước ngoài ở Hoa Kỳ và Canada.
Nay, tác giả bài viết chỉ là một nhân viên dưới quyền thời xa xưa (Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí QĐ,IV & V4CT 1964 - 1970) Trung Tướng Đặng Văn Quang giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật, năm 1964 đến năm 1966. Tác giả biết sao nói vậy và nghĩ sao viết vậy, đúng với bản tính bộc trực của một người dân miền Tây – Nam Bộ chân chất.
Qua các thư của 3 Tướng lãnh và ông trùm cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ từng làm cố vấn hay quen biết với Trung Tướng Đặng Văn Quang đã xác quyết Trung Tướng Quang là một tướng lãnh QLVNCH mưu lược, tài giỏi và trong sạch: Đại tướng Richard G. StilWell - Tổng Tư Lệnh Tư Lệnh Lục Quân, Thiếu Tướng (Major Geernal đang tại chức) John E. Freund, Trung Tướng (Lt General retired) William R. Desobry hồi hưu (người viết bài này từng gặp nhiều lần Đại Tá, Chuẩn Tướng Desobry Cố Vấn Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh và Trung Ttướng Nguyễn Đức Thắng giữ chức Tư Lệnh QĐ.IV &V4CT). Cuối bài viết, tác giả sẽ đăng nguyên văn 1 trong 3 bức thư của vị Tướng lãnh Hoa Kỳ 3 - 4 sao và thư của ông Tom Polgar, trùm CIA ở Sài gòn cho đến những ngày cuối của Miền Nam Việt Nam bị quân cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm, 30 tháng 4 năm 1975.
Gần đây, ngày 11.4.08, nhà báo R.V. Scheide viết 1 bài khá dài trên tờ tuần báo Sacramento News & Review, được đưa lên mạng newsreview.com với nhiều hình ảnh chứng minh Trung Tướng Đặng Văn Quang là một Tướng tài của QLVNCH khi ông trấn nhậm vùng đồng bằng sông Cửu Long và nay ông đang trong Nursing Home ở Sacramento.
Bài bài báo có tên: The Trial of General Quang – From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General’s Journey Proves Old Soldiers Don’t Fade Away, They Stick Together. Trước đó, từ năm 1984 cựu Trung Tá Biệt Kích Mỹ Dan Marvin đã viết báo và cuốn Expendable Elite xuất bản sau đó, đã không tiếc lời ca ngợi Trung Tướng Đặng Văn Quang, một cấp chỉ huy tài giỏi ở Vùng Đồng Băng Sông Cửu.
Và chính Trung Tướng Quang là đại ân nhân cứu tử toán Biệt Kích của Đại Úy Dan Marvin (1966) và hơn 300 quân lính gốc chiến sĩ tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo của Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dân Nam thuộc quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc - Vùng 4 Chiến Thuật.
Nhân Memorial Day 11.11.09, một cựu nhân viên tình báo CIA Merle L. Pribbenow, tác giả của nhiều bài báo và sách viết về tình báo khi ông làm việc ở Việt Nam, nay ông viết 1 bài trong loạt bài gọi là Hoa Thịnh Đốn giải mật, với tựa đề: Drugs, Corruption, and Justice in Vietnam and Afghanistan: A Cautionary Tale, đã nói thật nói hết những bí ẩn mà cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang đã gánh chịu, bị hàm oan về tội tham nhũng, buôn bán bạch phiến.
Cuốn sách “chụp mũ nặng ký” nhất Trung Tướng Quang tham nhũng số 1 của Miền Nam Việt Nam do một tiến sĩ sử học và là giáo sư đại học Mỹ viết nên nhiều người đã tin và tin sai mới gây đau nhục cho 1 vị Tướng tài bị hàm oan và cho cả chế độ nữa. Đó là cuốn sách The Politics of Heroin in Southeast Asia của Alfred W. McCoy, có cả 1 sơ đồ tổ chức (như sơ đồ - phóng đồ hành quân) chỉ huy tham nhũng, buôn bán bạch phiến ở Miền Nam VN đều do Trung Tướng Đặng Văn Quang chỉ huy được đăng trên mạng. Đầu sách này có nhiều trong các thư viện Mỹ và vài cuốn sách khác cũng bôi lọ Trung Tướng Quang đều có mục đích của nó hay viết theo đơn đặt hàng của ai đó hay thời điểm phải có những tin giật gân...
Khi đào thoát khỏi Thủ Đô Sài Gòn để sang Hoa Kỳ (29.4.1975) và qua Canada sinh sống, Tướng Quang làm những việc tay chân cực nhọc như lau dọn nhà, apartments, rữa ly chén, chai lọ, phụ giúp nhà hàng và chính phủ Canada ra lệnh tống xuất ông trở lại VN.
May mắn, nhờ các bạn bè đồng nghiệp người Mỹ (3 ông Tướng Mỹ, 1 trùm tình báo CIA ở Sài Gòn, cựu Trung Tá Dan Marvin… can thiệp), Trung Tướng Đặng Văn Quang được nhập cảnh từ Canada vào Hoa Kỳ ngày 24.9.1989.
Khi chính thức nhập cư Hoa Kỳ, ông bà Đặng Văn Quang về sống ở vùng Los Angeles. Sau đó, sang Atlanta (Gerogia) ông bà cũng sinh sống như ở Nam California bằng nghề chính là làm dưa món, bánh quai vạc, bánh bao, chả giò bỏ mối mưu sinh khi chưa tới tuổi già hưởng trợ cấp SSI.
Sau cùng ông bà Quang về lại California -Sacramento- do vợ chồng 1 người làm dưới quyền ông cấp rất nhỏ năm 1965-1966 ở Cần Thơ đưa về sống với tuổi già bệnh tật mà không có 1 thân nhân nào ở gần.
Hiện nay, cả 2 ông bà Quang đều trên 80 tuổi với nhiều thứ bệnh về tim mạch, cao máu, cao đường và Trung Tướng Đặng Văn Quang đang vướng thêm bệnh Alzheimer vì ông bị quá nhiều lo buồn dồn ép, khổ đau, mệt trí và nghe thiên hạ chữi quá nhiều về tội buôn bán bạch phiến, tham những…Bệnh càng ngày càng tăng nên đệ tử của ông Quang đưa ông thầy cũ và bà Quang vào ở trong một loại nursing home có tên là Seniors Assisted Living Garden gần khu thương mại sấm uất nhất của CĐVN Sacramento. Hai ông bà Quang, nay chỉ còn nhìn 4 bức tường hiu quạnh, cô đơn chờ ngày thánh Phêrô đón ông bà về Nước Thiên Đàng.
ĐẠI CƯƠNG VÙNG 4 CHIẾN THUẬT
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, từ Bến Hải, vĩ tuyến 17, miền bắc của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, xuôi nam, đến miền cuối Việt, mũi Cà Mau, được phân định thành 4 Vùng Chiến Thuật và sau này đổi thành 4 Quân Khu về mặt quân sự cũng như phương diện hành chánh, trực thuộc chánh quyền trung ương.
Mỗi Vùng Chiến Thuật hay Quân Khu chỉ huy về mặt quân sự, bên cạnh có Tòa Đại Biểu Chánh Phủ quản trị về mặt hành chánh, đặt các tỉnh trong vùng vào trách nhiệm của Vùng Chiến Thuật (Quân Khu) gọi là Tiểu khu. Vị Tư Lệnh Quân Khu hay Vùng Chiến Thuật kiêm nhiệm chức trách Đại Biểu Chánh Phủ vì là trong thời chiến. Các vị Tiểu Khu Trưởng cũng kiêm nhiệm chức vụ Tỉnh Trưởng và cấp Quận - Chi khu cũng có Chi Khu Trưởng kiêm nhiệm Quận Trưởng. Ở cấp xã cũng có Phân Chi Khu Trưởng, nhưng Xã Trưởng lại do dân bầu.
ĐỊA LÝ - THỔ NHƯỠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập đến các tỉnh Miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gọi là Vùng 4 Chiến Thuật hay Quân Khu 4, một thời vang danh kiêu hùng.
Thị Xã Cần Thơ được mệnh danh là Thủ Đô của Miền Tây Nam Bộ nên có tên gọi là Tây Đô. Sở dĩ có tên gọi thân thương này vì ở đây có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật và Tòa Đại Biếu Chánh Phủ Miền Tây với các Nha Sở trực thuộc. Miền Tây là vùng đất có nhiều phù sa, trù phú nhất, trung tâm điểm của nền kinh tế nông nghiệp phát triển và nghề nuôi cá nước ngọt cho đến ngày nay và tương lai.
Phía Bắc của Vùng 4 Chiến Thuật giáp với địa giới Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Đông, kể từ bờ biển của tỉnh Gò Công, chạy dài qua nhiều tinh Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên (mũi Cà Mau), bờ biển tiếp tục chạy về hướng Tây Nam đến Hà Tiên. Một bờ biển rất dài làm giàu cho ngành nuôi bắt hải sản ở biển và các loài thủy tộc ở vùng nước lợ. Từ phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc giáp với nước láng giềng Kamphuchia.
Tóm lại, Vùng 4 Chiến Thuật - đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, màu mỡ, phì nhiêu nhất Việt Nam, thế mạnh về nông nghiệp và nuôi bắt thủy sản với nước mặn, nước lợ và nước ngọt quanh năm có thể đủ cung ứng cái ăn cho cả nước.
Sự hình thành vùng đất màu mỡ của miền đồng bằng Nam Bộ, nhờ con sông Cửu Long từ Biển Hồ (Tonlé Sap) của xứ Chùa Tháp chảy qua biên giới Việt Nam ở tỉnh địa đầu Châu Đốc với 2 nhánh gọi là sông Tiền và sông Hậu, còn gọi là Tiền Giang và Hậu Giang. Hai con sông chánh Tiền Giang và Hậu Giang, nước chảy ra biển Đông (Nam Hải) với 9 cửa nên gọi là Cửu Long Giang: cửa Đại, Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hậu, Định An, Bassac, Tranh Đề…(Tôi moi trong trí nhớ khi còn học tiểu học cách nay hơn 60 năm). Chính sông Tiền và sông Hậu tiếp đưa đất phù sa từ thượng nguồn sông Mékong (Cửu Long), theo dòng nước chảy đổ xuống từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch (cũng là mùa mưa và lũ lụt) xuôi về đồng bằng miền Tây Nam Bộ tạo thành một thổ nhưỡng màu mỡ phì nhiêu tuyệt vời do thiên nhiên ưu đải ban tặng. Mỗi năm mũi Cà Mau được trường dài thêm ra biển.
Khi vào địa giới tỉnh Châu Đốc, sông Tiền chảy qua quận Tân Châu để xuôi ra biển qua các tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình (Trà Vinh), Kiến Hòa (Bến Tre),… Sông Hậu chảy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc từ 2 quận An Phú và Châu Phú, xuôi dòng về tỉnh An Giang (Long Xuyên), Phong Dinh (Cần Thơ), Vĩnh Long, Ba Xuyên (Sóc Trăng), Vĩnh Bình,… Hai con sông Tiền và Hậu, tạo ra hàng chục phụ lưu lớn và nối liền hàng trăm phụ lưu nhò cũng như những kinh đào kết thành một mạng lưới đường thủy chằn chịt, sông nước hữu tình của khắp miền Tây Nam Bộ với 16 tỉnh và 92 quận…
VỀ MẶT QUÂN SỰ - VÙNG 4 CHIẾN THUẬT
Đồng bằng sông Cửu Long tức là Vùng 4 Chiến Thuật, chia thành 3 Khu Chiến có 3 Sư Đoàn Bộ Binh chính quy QLVNCH trách nhiệm. Khu Chiến Thuật Tiền Giang từ ranh giới của tỉnh Long An (V3CT) chạy xuống các tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Gò Công, Kiến Hòa (Bến Tre), Kiến Tường do Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm về an ninh lãnh thổ. Bộ Tư Lệnh SĐ 7 đặt tại Thị xã Mỹ Tho, sau chuyển qua Căn cứ Đồng Tâm, do SĐ 9 BB Mỹ bàn giao lại cho QLVNCH. Đây là các tỉnh tả ngạn của sông Tiền từ Biển Hồ (Tonlé Sap) ở xứ Chùa Tháp chảy xuống. Hữu ngạn sông Tiền có các tỉnh: Kiến Phong (Cao Lãnh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình (Trà Vinh). Bắc Mỹ Thuận còn gọi Bến phà Mỹ Thuận (nay thành cầu Mỹ Thuận) nằm trên thủy lộ sông Tiền, bến phà bên trái (nghĩa là từ Thủ Đô Sài Gòn đi xuống) thuộc tỉnh Định Tường, bên phải thuộc tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Các tỉnh ở hữu ngạn sông Tiền tức là các Tiểu Khu về mặt quân sự thuộc Khu 41 Chiến Thuật, đặt thuộc quyền trách nhiệm của Sư Đoàn 9 BB, bản doanh tại Thị xã Sa Đéc.
Các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của con sông Hậu mà người Cần Thơ thường gọi theo người Pháp là sông Bassac. Khu 42 Chiến Thuật của vùng sông Hậu này, gồm các Tiểu Khu Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện, Kiên Giang (Rạch Giá), Bạc Liêu và An Xuyên (Cà Mau). Hai tỉnh Châu Đốc và An Giang có lúc thuộc Khu 42 Chiến Thuật, có lúc thuộc Biệt Khu 44 hay Khu 41 Chiến Thuật.
Hồi thời còn là Vùng Chiến Thuật, V4CT có thêm Biệt Khu 44 (tương đương với Khu Chiến Thuật - Sư Đoàn), bản doanh đặt tại Cao Lãnh (tỉnh Kiến Phong) bao gồm các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Châu Đốc (các tỉnh có biên giới với nước láng giềng Kampuchia nên có rất nhiều trại Lực Lượng Đặc Biệt - Trại Biệt Kích, thiết đặt tại các vùng biên cương này). Mỗi trại Biệt Kích gọi là A, nhiều trại A trong một khu vực trực thuộc B và cấp cao hơn B, chỉ huy tổng quát ở cấp Vùng, gọi là C nên Vùng 4 Chiến Thuật có C4 - LLĐB, bản doanh đặt ở sân bay Cần Thơ.
Biệt Khu 44 có 5 vị Tư Lệnh tạo nhiều cảm nghĩ khó quên đối với những chiến sĩ phục vụ ở khu vực trọng yếu này, có cùng biên giới với xứ Chùa Tháp - Kampuchia.
Vị Tư Lệnh thứ nhứt là Đại tá Nguyễn hữu Hạnh có đến 16 đứa con được Tòa Thánh Vatican vinh danh (Tham Mưu Trưởng QĐ.IV). Khi làm Tư Lệnh Biệt Khu 44 được vinh thăng Chuẩn tướng. Chẳng may cho QLVNCH, sau ngày 30.4.75, Chuẩn tướng Hạnh lộ nguyên hình là Việt gian cộng sản nằm vùng. Giờ thứ 25 của ngày 30.4.75, Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh được cử làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu khi Trung Tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH lên tàu Hải Quân đi tỵ nạn.
Vị Tư Lệnh thứ hai là Đại Tá Phạm Văn Phú được vinh thăng Chuẩn Tướng. Khi thuyên chuyển về Vùng I Chiến Thuật, Chuẩn Tướng Phú làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Sau lên Thiếu Tướng được bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II & Vùng 2 Chiến Thuật cho đến ngày V2CT “di tản chiến thuật” bi thảm và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tuẫn tiết chết vào ngày đen tối của chính thể VNCH 30.4.75.
Vị Đại Tá Tư Lệnh thứ ba là Đại Tá Võ Hữu Hạnh (thời gian cầm quyền rất ngắn nên không được đeo sao như 2 vị tiền nhiệm).
Vị Tư Lệnh thứ tư, Đại Tá Trần Văn Hai, nguyên Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng và đơn vị cuối cùng, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB và tuẩn tiết chết vì sự đầu hàng của Đại tướng Dương văn Minh, ngày 30.4.1975.
Người Tư Lệnh thứ năm, cũng là vị Tư Lệnh cuối cùng của BK.44, nổi tiếng là mê đào hát BT, bị vợ ghen tưng bừng hoa lá làm hư bột hư đường nên không bắt được 1 sao như 3 vị Tư Lệnh tiền nhiệm.
Tại Cần Thơ, có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật cũng như Toà Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây đặt bản doanh ở đây.
Tôi từng làm sĩ quan Thông tin Báo chí của đại đơn vị này từ cuối năm 63 đến đầu năm 1970, trải qua thời 7 vị Tướng quân làm Tư Lệnh, trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, sau là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa với 2 nhiệm kỳ.
TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG - NGƯỜI HÙNG MIỀN TÂY:
Vài dòng tiểu sử Trung Tướng Đặng Văn Quang:
Trung Tướng Đặng Văn Quang sanh ngày 21.6.1929 tại xã Khánh Hưng, quận Châu Thành - Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (Ba Xuyên). Từ xa xưa, gia đình ông theo đạo Công Giáo, học tiểu học ở trường La San Sóc Trăng. Lên Sài Gòn, ông Quang học hết trung học ở trường Taberd.
Năm 19 tuổi, ông Đặng Văn Quang đã tình nguyện theo học khóa sĩ quan đầu tiên dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại, năm 1948 và ra trường với cấp bậc Thiếu Úy hiện dịch năm 1949. Đó là Khóa 1 Đập Đá ở Huế (trường quân sự Đập Đá đào tạo sĩ quan có 2 khóa 1 & 2, Khóa 3 trở về sau đến ngày mất nước, học ở Đà Lạt), tiền thân của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đà Lạt). Ngay sau khi ra trường, Quân đội Pháp chọn tuyển 10 Thiếu Úy đổ đầu đưa sang Pháp học tiếp Trường Bộ Binh của Pháp ở Coetquidan. Cùng khóa học ở Pháp với ông có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,… Tốt nghiệp năm 1950 và về nước phục vụ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đang thời còn non trẻ.
Trong 1 cuốn sách cũng của Mỹ viết, nói rằng Trung Tướng Đặng Văn Quang đã xuất thân từ Hạ Sĩ Quan (non-commission officer) và sau đó mới vào trường sĩ quan cũng như vài cuốn sách khác thêu dệt, phịa đủ thứ chuyện nhằm đánh gục Trung Tướng Đặng Văn Quang với nhiều hình thức khác nhau.
Ông từng đảm nhận chức vụ Trung Đội Trưởng, Đại Đội Trưởng phục vụ ở Cần Thơ, Sóc Trăng. Năm 1953, ông được đề bạt lên Thiếu Tá và làm Tiểu Đoàn Trưởng 1 Tiểu Đoàn 5 Bộ Binh giữ an ninh trục lộ đường sắt từ Phủ Lý đến Nam Định.
Năm 1956, ông là Trung Tá Tham Mưu Trưởng Quân Khu II ở Cao Nguyên.
Năm 1958 thăng Đại Tá giả định, Chỉ Huy Trưởng Bảo An và Dân Vệ.
Năm 1962, Trưởng Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1962, Tham Mưu Trưởng Quân Khu I đóng ở Đằ Nẳng.
Năm 1963, Trưởng Phòng Huấn Luyện Bộ Tổng Tham Mưu.
Từ năm 1964-1965, Đại Tá - Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Từ năm 1965-1966, Thiếu Tướng và Trung Tướng Tư Lệnh QĐ.IV &V4CT.
Năm 1967 Tổng Ủy Viên Kế Hoạch thời Nội Các Chiến Tranh.
Năm 1969, Trưởng Nhóm Quân Sự cạnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Năm 1970, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Quân Sự và An Ninh Tình Báo Quốc Gia cho đến ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Các quân trường Mỹ ông đã theo học: năm 1957, Trường Chỉ Huy Tham Mưu ở Leavenworth - Kansas. Năm 1961, tốt nghiệp khóa Điều Hành Tiếp Vận của Lục Quân HK tại Fort Lee - Virginia.
Trung Tướng Đặng Văn Quang thông thạo Pháp ngữ và Anh ngữ. Lập gia đình sớm lúc 21 tuổi tại Cần Thơ và có 7 con, 3 trai và 4 gái đều ở xa California: 2 con ở Canada, 2 ở Úc, 1 ở Pháp, 1 ở Maryland và 1 ở Indiana.
Theo gia phả, ông Cố của ông Đặng Văn Quang là một quan lại cấp nhỏ, nguyên quán Quảng Nam, được vào phục vụ ở miền Tây khi vùng đất này mới khai phá và đã đến quận Tân Châu - Châu Đốc lập nghiệp. Cha ông là một công chức được đổi về làm việc ở tỉnh Sóc Trăng và thân phụ của ông Quang mất sớm, ông bị mồ côi cha từ lúc học tiểu học và được mẹ và bà con đùm bọc nuôi ông ăn học đến ngày vào Quân Đội Quốc Gia năm 1948.
Những ai từng phục vụ trong các đơn vị thuộc Vùng 4 Chiến Thuật thời gian 1964-65-66… có thể biết khá rõ về tài lãnh đạo chỉ huy của một vị tướng tài trong thời chiến. Trung Tướng Đặng Văn Quang, giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây rất “mát tay”, thời điểm kiêu hùng nhất của quân dân miền Tây, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, an ninh lãnh thổ thật vững chắc.
Ngoài các lưc lượng yễm trợ hữu hiệu của Không Đoàn 74 (sau là Sư Đoàn 4 Không Quân) và các Giang Đoàn của Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi. Vùng 4 Chiến Thuật với 3 Sư Đoàn Bộ Binh tinh nhuệ cùng các đơn vị Biệt Động Quân biệt lập, các trại Lực Lượng Đặc Biệt biên phòng ở dọc theo biên giới từ Hà Tiên qua Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường, trên 200 cây số làm rào cản sự xâm nhập vũ khí, tiếp liệu và bộ đội chính quy CSBV xâm nhập qua từ bên xứ Chùa Tháp - Kampuchia.
Cũng thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, 3 Sư Đoàn cơ hữu của QĐ.IV: Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh. Bộ binh là hoàng hậu của chiến trường như một vị Tướng của quân đội Pháp đã nói. Các đơn vị này đã tạo nhiều chiến thắng vẻ vang liên tục, đặt tên riêng các cuộc hành quân cấp sư đoàn. Khu Chiến Tiền Giang với SĐ7BB, tên cuộc hành quân là Tiền Giang (Tiền Giang 1,2,3…). Khu 41 Chiến Thuật với tên cuộc hành quân của SĐ9BB là Cửu Long và SĐ21BB - Khu 42 Chiến Thuật với tên gọi là Dân Chí.
Riêng Sư Đoàn 21 Bộ Binh với Khu 42 Chiến Thuật, từ lúc Đại Tá Đặng Văn Quang về làm Tư Lệnh, ông đã đặt tên Dân Chí cho các cuộc hành quân Sư Đoàn. Các cuộc hành quân nhỏ cấp Tiểu khu và Trung Đoàn cơ hữu của Khu 42 Chiến Thuật cũng dùng tên Dân Chí và kèm theo TK là cấp Tiểu Khu và TRĐ ở cấp Trung Đoàn. Vì vậy, khi Tướng Quang về Cần Thơ, ông đã ra lệnh 3 SĐ thuộc quyền cũng đều có tên như nêu trên. Thời điểm này, Ban Thông Tin Báo Chí của chúng tôi được cưng chìu nhất và đích thân Trung Tướng Quang cho thêm nhiều phương tiện, thiết lập được 1 nhà in để in bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây mà tôi là Tổng Thư Ký Tòa Soạn.
Ban Thông Tin Báo Chí được lần lượt tăng cường thêm nhiều người có khả năng như nhà văn Nguyên Vũ -Vũ Ngự Chiêu-, nhà thơ Tô Thùy Yên -Đinh Thành Tiên-, giáo sư triết: Lê Văn Tấn, Nguyễn Văn Oánh, giáo sư Pháp văn Phan Thông Hảo, kỷ sư Canh nông Nguyễn Văn Hoàng, luật sư Võ Tứ Cầu, Mai Hòa -một phóng viên chiến trường nổi tiếng-, cơ hữu của Ban TTBC/QĐ4… và có vài sĩ quan vừa ra trường được xin hoặc thuyển chuyển biệt phái về đây. Ban Thông Tin Báo Chí lúc này lên cao điểm và mở rộng về thông tin, viết phóng sự chiến trường cung cấp cho phát thanh và cả báo chí trung ương.
Nhà in riêng của QĐ.IV (in truyèn đơn, báo bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, in 2 tập sách cái nhìn mới mẻ về xây dựng nông thôn, chính Trung Tướng Quang gọi anh Tấn và anh Oánh lên văn phòng, ông chỉ thị 2 anh viết về đề tài này do sự chỉ đạo của ông Tướng và đích thân ông sửa chửa, hiệu đính hoàn chỉnh mới xuất bản). Ngoài ra chúng tôi có chương trình phát thanh trên hệ thống Đài Phát Thanh Ba Xuyên gọi là Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật (Đài PT Ba Xuyên ở trên đường từ Thị xã Khánh Hưng - Sóc Trăng đi Bãi Xào- quận lỵ Châu Thành hay Mỹ Xuyên, nơi bán đuông chà là sống, món nhậu đuông chiên bơ tại chỗ tuyệt chiêu, nhiều nhất ở miền Tây).
Tóm lại, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang “trị vì” miền Tây là thời cực thịnh của Ban Thông Tin Báo Chí do tôi làm Trưởng Ban. Bên cạnh Ban Thông Tin Báo Chí VN còn có 1 Thiếu Tá và 2 Đại Úy Mỹ làm cố vấn cùng với nhân viên cộng chung 8 người, quân số ngang bằng với Ban TTBC của QĐ.IV. Chúng tôi làm việc rất dễ dàng, khi nghe có tin chiến thắng hay những cuộc hành quân lớn cấp Sư Đoàn với tên Tiền Giang, Cửu Long, Dân Chí là chúng tôi biết thuộc Khu Chiến Thuật nào, xin trực thăng đưa ký giả VN hoặc ngoại quốc đang ở Sài Gòn đến ngay mặt trận. Nếu phía VN chưa có phương tiện thì cố vấn Mỹ xin cho chúng tôi ngay. Thí dụ cuộc hành quân Tiền Giang, chiến thắng vẻ vang, ông Tướng Vùng ra lệnh Ban Thông Tin Báo Chí mời ký giả từ Sài Gòn xuống quay phim, chụp hình, thực hiện phóng sự. Chúng tôi liên lạc với SĐ7BB đưa xe về Sài Gòn đón ký giả xuống Mỹ Tho và đến BTL/ SĐ7 ở Mỹ Tho để có thể giúp phương tiện trực thăng đưa đến chiến địa. Khi Sư Đoàn 21 BB có cuộc hành quân Dân Chí ở rừng U Minh - Cà Mau và chiến thắng lớn, muốn mời ký giả, chúng tôi phải vận động, xin cấp 1 hay 2 chiếc trực thăng từ Sài Gòn (sau này, thường thông qua Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự của Tổng Cục Chính Trị mời giúp và xin phương tiện với Tổng Cục Tiếp Vận).
Nếu tôi nhớ không lầm, tên các cuộc hành quân của các Sư đoàn không thay đổi khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh về thay thế Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh sau vụ Tết Mậu Thân 68, Trung Tướng Thắng có thay tên các cuộc hành quân, tên một vị Tướng anh hùng đã chống quân ngoại xâm Pháp tại chiến trường miền Tây: Trương Công Định. Năm 1966, Trung Tướng Đặng Văn Quang được Thiếu Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ “mời” về giữ chức vụ nghe thì lớn lắm, Tổng Ủy Viên Kế Hoạch trong Nội Các Chiến Tranh. Đây là chức vụ “ngồi chơi xơi nước”.
Trung Tướng Quang là một vị tướng trẻ (35-36 tuổi đã đeo 3 sao) và đã hoàn thành chức trách tuyệt vời ở miền Tây tạo nhiều chiến thắng vẻ vang và được lòng dân chúng, nhất là lực lượng Giáo phái Phật Giáo Hòa Hào tin tưởng và kính trọng. Có thế nói Tướng Quang là Tướng Vùng Chiến Thuật có nhiều uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông lại có công rất lớn trong việc vận động đặt nền móng thành lập Viện Đại Học Cần Thơ. Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang là vị tướng Vùng đã xây dựng một Nghĩa Trang Quân Đội rộng lớn khang trang tại Cần Thơ chỉ thua tầm vóc Nghĩa Trang Quân Đội (Biên Hòa).
Trung Tướng Đặng Văn Quang đã hổ trợ hết mình nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh xuất bản tờ nhựt báo Miền Tây, tòa soạn đặt gần bến Ninh Kiều mà tôi là “con thoi” (lo giúp đở tờ báo) giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và nhà văn An Khê (sau này thời Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh tờ báo sống ngoắc ngoải, đến Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thì nhựt báo Miền Tây “tắt thở”). Tờ nhựt báo Miền Tây là tờ báo đầu tiên trong lịch sự báo chí VN xuất bản tại miền Tây. Hiện nay, Ban biên tập của nhựt báo Miền Tây do nhà văn An Khê làm Chủ nhiệm Chủ bút (cựu Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị thương nặng thành phế binh tại đèo An Khê trước năm 1954. Anh An Khê đã mất ở Pháp chừng hơn 10 năm). Hiện còn 1 người là ký giả của nhựt báo Miền Tây năm xưa, anh hiện đang hoạt động báo chí, văn học tại thung lũng hoa vàng San Jose: nhà báo nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn tức Lão Móc, biết rõ sự kiện lịch sử này.
Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây, tại sao Trung Tướng Đặng Văn Quang, người hùng của miền Tây bị Tướng Kỳ “chơi” bằng nhiều cách phao tin ông Tướng vốn sinh đẻ tại xã Khánh Hưng - Thị xã Sóc Trăng, sống và lớn lên ở Sóc Trăng (cùng quê vớí Trung Tướng Dương Văn Đức) là kỳ thị Nam Bắc và “xào nấu”, thổi phồng lên là Tướng lãnh tham nhũng gộc.
Nhân cơ hội có sự thêu dệt của phe nhóm tướng Kỳ nhằm hạ uy tín tướng tài của miền đồng bằng Nam Bộ Đặng Văn Quang. Cơ quan tình báo chiến lược CSBV muốn Tướng Quang phải thân bại danh liệt, mất uy tín của cấp chỉ huy tài giỏi; nên chúng tiếp sức khuấy động phao tin xấu như buôn bán bạch phiến, thuốc tây lậu, tham nhũng, tiền gời ngân hàng Thụy Sĩ nhiều triệu dollars…Mục đích chính trị của CSBV là hạ đo ván Tướng Quang nhằm trả thù, cách điều quân tài tình của ông, đánh tan tành các đơn vị chính quy của CSBV xâm nhập bằng đường biển và đường biên giới Kampuchia. Cộng sản Bắc Việt còn nhằm làm suy yếu tiềm năng, uy tín chế độ VNCH đang trên đà chiến thắng khắp 4 Vùng Chiến Thuật.
Tướng Quang là cánh tay đắc lực của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau này. Kế đến, ông Tướng cùng với giới trí thức, dân miền Tây, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xin thiết lập Viện Đại Học Cần Thơ. Không biết vì lý do gì, thời uy quyền Tướng Kỳ nắm hết trong tay (Nội Các Chiến Tranh) cương quyết không đồng ý cho xây cất Viện Đại Học Cần Thơ lúc bấy giờ. Tướng Quang theo phe đồng bào, giới trí thức miền Tây xin với Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu) cho bằng được thành lập Viện Đại Học Cần Thơ nên làm phật lòng Tướng Kỳ.
Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lập liên danh ra ứng cử Tổng Thống năm 1967, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng có liên danh tranh cử. Cả 2 ông Tướng cùng ra tranh cử 2 liên danh khác nhau, sẽ chia phiếu quân nhân, có thể cả 2 liên danh đều thất cử và liên danh dân sự như liên danh Trương Đình Dzu (luật sư, thiên tả - thân cộng) hay liên danh dân sự nào khác sẽ đắc cử. Vì vậy Hội Đồng Tướng Lãnh mới có cuộc họp quyết định sáp nhập 2 liên danh của Trung Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ làm một.
Tôi nghe kể lại buổi họp đó rất gây cấn, các ông Tướng vốn xuất thân từ khóa 1 Nam Định (cùng khóa với Tướng Kỳ) đều nhiệt liệt ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Đối nghịch lại, Trung Tướng Đặng Văn Quang hết lòng ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và nhiều Tướng lãnh khác gốc miền Trung, miền Nam cũng ủng hộ, nên có thể là cái lý do Tướng Kỳ “ghét” Tướng Quang thậm tệ nên chuyện phao tin, thêu dệt Tướng Quang tham nhũng gộc được phe Tướng Kỳ khuấy động thêm dữ dội thời điểm đó. Chuyện này còn kéo dài đến trại tập trung người tỵ nạn CS ở Arkansas năm 1975, cũng có người muốn hành hung, chữi bới nặng lời nói ông Tướng Quang “đầu nậu” tham nhũng nên mất nước...
Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh V4CT, cố vấn Mỹ đề nghị đưa vài đơn vị lớn của Mỹ về V4CT, kể cả Đại Tướng Mỹ Westmoreland Tổng Tư Lệnh Quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam, cũng có ý kiến đó. Trung Tướng Đặng Văn Quang viện nhiều lý do là QLVNCH được sự tích cực ủng hộ của dân chúng và các đơn vị Giáo phái tân tuyển có tinh thần chiến đấu tuyệt vời. Các đơn vị chủ lực và địa phương của các Tiểu Khu đủ sức ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội CSBV và luôn chiến thắng nên không cần có các đơn vị lớn của Hoa Kỳ về miền Tây. Ông còn đề nghị Hoa Kỳ nên tăng cường giúp các Vùng Chiến Thuật khác. Nghĩa là Tướng Quang mạnh dạn từ chối Hoa Kỳ đổ quân xuống miền Tây. Có một lần Tướng Quang tâm sự với chúng tôi cùng ngồi trên trực thăng chỉ huy C&C, nếu quân Mỹ ồ ạt đổ vào miền Tây thi chúng ta mất phần nào chánh nghĩa chống quân CSBV mà chúng ta dư sức, ăn thua đủ với quân chánh quy CSBV.
Một vụ khác, CIA, cố vấn Mỹ muốn Tướng Quang phải triệt hạ Đại Úy LLĐB Dan Marvin cùng với 7 nhân viên Mỹ khác luôn cả Trại Biệt Kích hoặc bắt Đại Úy Dan Marvin giải giao về Sài Gòn. Lý do, Đại Uý Dan Marvin không thi hành lịnh ám sát Quốc Trưởng Sihanouk ở Kampuchia (nhằm bịt miệng vụ tai tiếng này). Điều cần lưu ý toán LLĐB này đang làm cố vấn cho Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam thuộc quận An Phú - Châu Đốc rất được sự mến mộ của dân chúng địa phương và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam do các cựu chiến sĩ Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Văn Phồi (Trung Tá Phồi đang định cư ở Hoa Kỳ) điều hành chỉ huy. Nếu sử dụng đơn vị chính quy QLVNCH tiêu diệt trại này thì sẽ có hàng trăm chiến sĩ chống cộng nhiệt thành cũng bị chết lây. Vì vậy, Tướng Quang cũng chống và ông tự giải quyết tốt đẹp nên cũng không được lòng Hoa Kỳ, không ngoan ngoản làm theo bất cứ cái gì cố vấn Hoa Kỳ muốn. Thời gian sau khi Tướng Quang về Trung ương thì Mỹ đã đưa cả Sư Đoàn 9 BB đặt bản doanh tại căn cứ Đồng Tâm - Mỹ Tho. Đơn vị này cũng chẳng tạo được thành tích chiến thắng vẻ vang nào như QLVNCH.
Vì vậy, có thể vài phóng viên của Hoa Kỳ mượn cớ bên phía VNCH, CSBV tung tin Tướng Quang tham nhũng số 1 của chế độ và các cơ quan truyền thông bị nhiễm nộc độc của Tướng Kỳ lại phóng đại lần nữa nên giới truyền thông Mỹ nêu đích danh Tướng Quang tham nhũng gộc… nên có nhiều người Việt tỵ nạn CS tin mới làm phiền ông Tướng đáng thương.
Chuyện tình báo CSBV phao tin Tướng Quang buôn bán bạch phiến và thuốc Tây lậu khi ông làm Tư Lệnh V4CT (và sau này khi Tướng Quang làm Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Chuyện 1 ông Tướng ở miền Tây mà buôn bán ma tuý và thuốc Tây lậu thì quả thật là chuyện của cõi trên mà cũng có người tin cho tới ngày nay mới là lạ.
Hiện nay, ông và bà Tướng cùng đang nằm trong Nursing Home ở Sacramento do 2 vợ chồng 1 đệ tử, làm dưới quyền ông năm xưa ở QĐ.IV hết lòng chăm sóc, thăm viếng vì tất cả 7 đưa con của ông bà Tướng Quang đều ở xa. Cuộc sống của 2 ông bà hiện nay chỉ tính bằng tháng thôi vì lớn tuổi vào hàng 8, ông bị bệnh Alzheimer, Parkinson, bà bị bệnh tim và tiểu đường…
Trung Tướng Đặng Văn Quang tại nhà ăn của Nursing Home. Tác giả và “Ông Thầy” tại Sacramento, California.
Xin mời các chiến hữu và độc giả tìm đọc bài báo viết về cuộc đời của Tướng Quang với những thử thách bi thảm từ Sài Gòn đến Sacramento, với cái tít: The Trial of General Dang - From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General’s Journey Proves Old Soldiers Don’t Fade Away, They Stick Together của nhà báo R.V. Scheide(email: rvscheide@newsrewie w.com) đăng trên tờ tuần báo Sacramento News & Review (SN & R), phát hành tại Sacramento và có ấn bản ở nhiều thành phố khác ở miền Bắc Cali.
Bài báo có kèm theo nhiều tấm hình hồi đương quyền của Trung Tướng Quang mà cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin có được và ông đã viết thành sách với tựa đề “Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare” xuất bản năm 2003 nói về cuộc đời của ông Dan, 1 sĩ quan LLĐB Mỹ tham chiến tại VN và có lồng câu chuyện Tướng Quang cứu mạng tác giả..
Bài báo này có trong số Volume 20, Issue 27 ngày thứ năm 4.12.08. Địa chỉ tòa soạn 1015 20th Street - Sacramento, CA. 95811, Tel: 916.498.1234 và Editorial Fax: 916-498-7920 hoặc lên Web site: www. newsreview.com trong mục Local Stories.
Bài báo có trích dẫn lời của ông Tom Polgar, trùm tình báo CIA ở Sài Gòn lên tiếng chánh thức, Tướng Quang không tham nhũng, không có tiền gởi ngân hàng Thụy Sĩ và những chuyện ly kỳ khác mà người ta áp đặt tham nhũng cho một ông Tướng trẻ và thực tài của QLVNCH trong hơn 40 năm qua. Nhờ có sự xác minh của trùm CIA, Thượng Nghị sĩ, Dân Biểu Liên Bang, 3 ông tướng lãnh Mỹ và có đơn thỉnh nguyện của cựu Trung tá Dan Marvin gởi lên Tổng Thống Bush (Bush cha), Bộ Ngoại Giao Mỹ xin cho Tướng Quang nhập cảnh và định cư ở Hoa Kỳ. Trước đó Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp Visa cho Tướng Quang với 2 lý do vì ông bỏ trại tỵ nạn ở Arkansas hơn 1 tháng như quy định và quan trọng ông bị ghép tội tham nhũng, buôn bán bạch phiến ở Việt Nam nên không được vào nước Mỹ…
Có một lần, cách nay chừng 8 năm khi Trung Tướng Đặng Văn Quang còn ở Atlanta - Georgia, tôi, từ Sacramento có bay sang thăm “thầy cũ” và đem câu hỏi ông bị tố tham nhũng gộc của chế đô VNCH mà CSBV, phe ta Quốc gia và cơ quan truyền thông Mỹ cùng “bề hội đồng” mà nay ông Tướng lại nghèo xơ xác. Trung Tướng Quang nói rằng, thiên hạ kể cả người Việt quốc gia, CSBV và vài nhà báo nhà văn Mỹ thêu dệt đủ điều nào tôi buôn bán bạch phiến, đầu cơ tích trữ thuốc tây nhập vào để chuyển lên Sài Gòn bán, có tiền đến nhiều triệu dollars Mỹ gởi ngân hàng Thụy Sĩ…
Tôi (đại ý lời TT Quang) như cái thùng rác họ liệng vô những gì dơ bẩn của chế độ, tôi không lên tiếng vì tôi tin có Chúa biết là đủ, ngoài ra, Tổng Thống Thiệu biết và lương tâm tôi biết, còn người đời nói gì mặc kệ họ.
Vì những lời nói chân tình đó của một người thầy cũ mà vợ chồng tôi hết lòng giúp đở mời ông bà Tướng về định cư tại Sacramento, cách nay hơn 4 năm, và chúng tôi tự nguyện lo cho 2 ông bà Tướng đến ngày được Chúa gọi về.
Nếu chúng ta tin vào những nhân viên tình báo, gián điệp quốc tế hay của CIA Hoa Kỳ là những tên phù thủy thực hiện được những chuyện kinh thiên động địa và “cái gì cũng biết”, chúng ta tin chắc lời xác quyết của ông Tom Polgar, hiện còn sống ở Florida, từng đảm trách Trưởng Cơ quan Tình Báo CIA Hoa Kỳ tại miền Nam VN từ tháng giêng 1972 đến những ngày cuối cùng của chế độ VNCH 30.4.1975.
Trong thư gởi người bạn thân, Trung Tướng Đặng Văn Quang, ngày 9 tháng 10 năm 1989. Gần cuối lá thư, ông Tom Polgar viết: I, for one, am convinced that South Vietnam lost the war in Washington and that Saigon was a casualty of Watergate: Tôi tin rằng Nam Việt Nam thất trận tại Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn là một thương vong của vụ Watergate.
Một bức thư khác có nhiều chi tiết hơn và phần cuối lá thư ngày 13 tháng 12 năm 1989, có 1 đoạn làm chúng tin tưởng Trung Tướng Đặng VănQuang là một nạn nhân của trò chơi bẩn thỉu của những kẻ thù của ông và ngay cả các người bạn quốc gia của ông Tướng. Ông Tom Polgar nhấn mạnh Trung Tướng Đặng Văn Quang và gia đình ông Tướng ở Việt Nam cũng sống 1 cuộc sống giản dị bình thường không có cuộc sống giàu sang. Văn phòng CIA của ông nghe những tin đồn đải Tướng Quang tham nhũng gộc có nhiều tiền bí mật gởi ra nước ngoài cất giữ. Sau khi điều tra kỹ, đó là những tin đồn vô căn cứ, không bằng chứng và tôi (Tom Polgar) hoàn toàn tin tưởng cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang liêm khiết (integrity), đáng tin cậy (reliability) và có lương tri (judgment). Nguyên văn như sau:
There were many rumors in Saigon about Quang’s alleged corruption. Because of the key position Quang occupied and our reliance on him, my office investigated many of these rumors and found them without foundation. Quang and his family did not live like rich people in Vietnam. Circumstances since 1975 certainly confirmed that he has no secret funds slashed away and no assets hidden outsides Vietnam.
Cuối thư, ông Tom Polgar nhấn mạnh: I have complete faith in Quang’s integrity, reliability and Judgment. I recommend him without reservations for any employment for which he may be qualified.
Như vậy, chúng ta tin những gì của giơi tình báo chuyên nghiệp, CIA Hoa Kỳ, tốn công sức điều tra tường tận và kết luận nỗi hàm oan của Trung Tướng Đặng Văn Quang là chuyện có thật. Hay là người ta tin những “nhà báo nói láo ăn tiền”, những khoa bảng có bằng tiến sĩ sử học, dạy đại học, viết sách bôi nhọ Trung Tướng Đặng Văn Quang theo đơn đặt hàng của ai đó nhằm tiếp tay đánh sập chế độ, chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
Với hàng chục lá thư và bài báo viết bằng Pháp văn và Anh văn và nội dung nhiều cuốn sách viết về Trung Tướng Đặng Văn Quang có được, tôi sẽ đăng hết vào trong cuốn sách viết về Trung Tướng, một Tướng quân tài giỏi bị người đời khinh miệt vì chuyện không có thật là tham nhũng “hạng bự” của chế độ VNCH nhằm lấy lại danh dự cho ông Tướng nay đang chờ thần chết dẫn độ về thế giới khác.
KẾT LUẬN
Như trên đã trình bày, tôi từng phục vụ một chức vụ từ ngày được thuyên chuyển về Cần Thơ năm 1964 cho đến ngày (đầu năm 1970), tôi rời nơi đất lành chim đậu Phong Dinh thuyên chuyển về lại Sài Gòn, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
Tôi phụ trách về thông tin báo chí của đại đơn vị này với 7 vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật. Thời gian ngắn nhất, thời Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, thời kỳ lâu nhất với Trung Tướng Đặng Văn Quang.
Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật quả là vùng đất gần như bất khả xâm phạm đối với cộng quân bởi các vị Tướng tài về trấn nhậm như Trung Tướng Dương Văn Đức, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam… Chiến thắng nhiều nhất là thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, thời điểm đó 5 vị Tiểu Đoàn Trưởng kiệt hiệt nhất được phong tặng là “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây”: Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Nguyễn Văn Huy và Vương Văn Trổ (Trung Tá Vương Văn Trổ hiện định cư ở Houston - Texas, Đại Tá Nguyễn Văn Huy hiện giờ cũng ở Hoa Kỳ.
Trước đây, tôi viết ngũ hổ tướng miền Tây còn gọi Ngũ Hổ U Minh Thượng, có tên Thiếu Tá Lê Văn Dần, nay hiệu đính lại - theo tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ ở Paris Pháp quốc. Ngũ Hổ Tướng tại chiến trường miền cực Nam:
Ông bà Tướng Quang sống trong cảnh thiếu thốn cơ hàn ở Nam Cali trong căn nhà thuê, làm lao công chuyển hàng hóa hành khách ở phi trường Los Angeles (một thời gian ngắn). Ông Tướng Quang khổ cực, nhục nhã trăm thứ mà dư luận cũng không buông tha, họ chữi bới thậm tệ trên báo chí hay các nơi công cộng nên ông Tướng không dám trường mặt ra những nơi đó. Trong lúc đó, bà Tướng phải làm dưa món, bánh quai vạc, bánh bao, chả giò… ông lái xe đi bỏ mối kiếm sống qua ngày. Thế cũng bị thiên hạ nguyền rủa, nói rằng ông bà Tướng giàu quá vì tham nhũng, nay giả bộ lấy vải thưa che mắt thế nhân.
Cuộc đời của ông bà Tướng sống quá bi thảm ở Nam Cali, rồi qua Atlanta-Georgia còn bi đát hơn, ở trong 1 garage mướn, thiếu điện nước, nhà vệ sinh…và cuối cùng được hai vợ chồng, đàn em làm dưới quyền ông Tướng hơn 40 năm trước, mời về định cư tại Sacramento và gần đây 2 ông bà Tướng vì bị mãn tính nặng nên được đưa vào một nhà dưỡng lão.
Cuộc đời bi thảm của Trung Tướng Đặng Văn Quang với bao nỗi hàm oan mà ông đã gánh chịu hơn 40 năm. Nay cần được người đời phán xét lại một cách công minh và lương thiện. Chúng ta với lương tâm chân thiện nên đánh tan mọi sự hiểu lầm hay chụp mũ ác độc vào danh dự, lương thiện của Trung Tướng Đặng Văn Quang cần phải được phục hồi trọn vẹn trước khi ông tướng về nước Chúa./.
Xin nói thêm: Chắc chắn qua một thời gian quá dài hơn 40 năm, người viết có thể nhớ sai đôi chút, nhưng quả tình người viết trình bày theo sự hiểu biết giới hạn của mình để mong lấy danh dự lại của vị tướng tài có nhiều hàm oan mà nhiều người hiểu lầm khinh ghét ra mặt.
Dù tôi là đệ tử của Trung Tướng Đặng Văn Quang lúc ở Vùng 4 Chiến Thuật - Miền Tây cũng từng bị ông Tướng Quang (lúc làm Tư Lệnh SĐ21BB) ký phạt 30 ngày trọng cấm khi bỏ đơn vị Trung Đoàn 33 về trình diện đơn vị mới P.5/ QĐ.IV mà đến ngày nay, tôi luôn một lòng kính trọng và hình ảnh ông Tướng Quang luôn ngự trị trong trái tim tôi.
Nếu quý vị thức giả có điều chi cần liên lạc, bổ chính, góp ý, sửa chửa những gì gọi là sai, xin quý vị cứ tự nhiên gới Email: tranvannga@hotmail. com, điện thoại: 916.427.6638 (nhà) và Cell: 916.519.8961.
Xin đa tạ.
Sacramento vào Đông 2009.
Trần Văn Ngà (cựu Thiếu Tá - Khóa 13 Thủ Đức)
Cựu Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí QĐ4 &V4CT
Tài liệu cần tham khảo:
Xin mời độc giả đọc bức thư của tướng 3 sao Desobry, nguyên Cố Vấn Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật (thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh và Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng).
GIẤY XÁC NHẬN
Cựu Trung Tướng Desobry nguyên Cố Vấn Trưởng của cựu Trung Tướng Đăng Văn Quang Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật năm 1965 – 1966 tại Cần Thơ
------------ ---
Tôi được biết ông Đặng Văn Quang, Trung Tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Montreal Canada.
Tướng Quang và tôi là hai người thân thiết với nhau tại Nam Việt Nam từ tháng 8 năm 1965 tới tháng 2 năm 1968. Trong khoảng thời gian này, tôi là Senior Advisor của Vùng IV. Tướng Quang là Tư Lệnh Vùng IV và sau là Phụ Tá Đặc Biệt cho Tổng Thống.
Tôi hợp tác với Tướng Quang trên căn bản thường nhật trong những năm 1965, 1966 và một phần của năm 1967, chúng tôi có trách nhiệm làm việc với nhau trong một nhóm. Lúc đó ông ta được thuyên chuyển từ vùng châu thổ về Saigon và tôi rất thường tiếp xúc với ông ta. Tôi cũng quen thân với gia đình và những người thân cận của ông trong khoảng thời gian này.
Tôi nhận thấy tướng Quang là một người yêu nước và nhiệt tình chống Cộng. Trong thời gian chỉ huy Vùng IV, ông đã đạt được thành quả vượt bực trong khắp vùng châu thổ trong lãnh vực quân sự, bình định, và cải thiện kinh tế và cuộc sống của người dân. Tướng Quang làm việc không biết mệt mõi, lúc nào cũng lo cho người khác với mục đích đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân Việt Nam. Ông đã vô cùng trung thành với chính phủ Saigon.
Trong khoảng thời gian này, có một chiến dịch tung tin ông tham nhũng. Tôi chưa bao giờ được thấy hoặc biết về một hành vi tham nhũng nào. Khi tôi hỏi những viên chức về phía Mỹ cũng như Việt để xem có những bằng chứng cụ thể nào không, câu trả lời luôn luôn là không.
Tôi tin rằng những điều tiếng này đều do Việt Cộng tung tin thất thiệt, một chiến dịch nhằm bôi nhọ những người lãnh đạo có hiệu năng. Ngoài sự thành công của Tướng Quang, ông còn được sự ủng hộ của dân chúng mà vì vậy trở nên một nhân vật chính trị uy tín của vùng châu thổ đông dân cư này. Những chính trị gia đối lập với ông cũng cố gắng làm giảm uy tín của ông. Báo chí khai thác khá nhiều về những tin đồn đại này đúng như đường lối họ đã làm trong suốt cuộc chiến tại Việt-Nam.
Tôi tin chắc rằng tướng Quang là nạn nhân của tuyên truyền Cộng sản và ác ý của báo chí nhằm bêu xấu những lãnh đạo Việt Nam và nỗ lực của họ trong cuộc chiến.
Như tôi được biết, Tướng Quang là một người Việt Nam chống Cộng, yêu nước và lương thiện.
William R. Desobry
Trung Tướng hồi hưu của Lục Quân Mỹ
Monday, December 14, 2009
Trần Văn Ngà
Lời bộc bạch của người viết: Trước năm 1975 hay sau này ra hải ngoại có mấy ai biết ghi nhận hay nhắc đến Trung Tướng Đặng Văn Quang là một vị Tướng hùng, lập nhiều chiến công nhất ở miền Tây Nam Bộ - Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông là vị Tướng quân bị hàm oan tội tham nhũng gộc của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhiều quân nhân và dân chính hay những ai thường theo dõi báo chí thời bấy giờ đều tin như đinh đóng cột, Trung Tướng Đặng Văn Quang cựu Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chính Phủ Miền Tây là một Tướng lãnh tham nhũng bậc nhất của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Báo giới (hình như tuần báo Diều Hâu, một tờ báo do một nhà báo Quân Đội chủ trương) xếp loại 4 Tướng lãnh thanh liêm nhất: “nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng” và 4 Tướng tham nhũng nhất: “nhất Trí, nhì Quang, tam Lan, tứ Quảng” (nếu tôi có nhớ sai xin qúy vị Tướng lãnh và gia đình niệm tình tha thứ).
Riêng về Trung Tướng Đặng Văn Quang, tôi có biết ít nhiều về nổi oan khiên của ông dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng quân có lúc đảm nhận những chức vụ quan trọng: Phụ Tá Tổng Thống (Cố Vấn) đặc trách về Quân Sự, An Ninh Tình Báo Quốc Gia và Tổng Thư Ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Nhưng, tiếc thay, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay phát ngôn viên chính phủ không có một lời đính chính người cộng tác gần gũi với Tổng Thống. Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng không có cải chính gì cả. Trung Tướng Đặng Văn Quang âm thầm gánh chịu nỗi oan khiên đó từ ngày còn ở trong nước cho đến ngày di tản ra nước ngoài ở Hoa Kỳ và Canada.
Nay, tác giả bài viết chỉ là một nhân viên dưới quyền thời xa xưa (Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí QĐ,IV & V4CT 1964 - 1970) Trung Tướng Đặng Văn Quang giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật, năm 1964 đến năm 1966. Tác giả biết sao nói vậy và nghĩ sao viết vậy, đúng với bản tính bộc trực của một người dân miền Tây – Nam Bộ chân chất.
Qua các thư của 3 Tướng lãnh và ông trùm cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ từng làm cố vấn hay quen biết với Trung Tướng Đặng Văn Quang đã xác quyết Trung Tướng Quang là một tướng lãnh QLVNCH mưu lược, tài giỏi và trong sạch: Đại tướng Richard G. StilWell - Tổng Tư Lệnh Tư Lệnh Lục Quân, Thiếu Tướng (Major Geernal đang tại chức) John E. Freund, Trung Tướng (Lt General retired) William R. Desobry hồi hưu (người viết bài này từng gặp nhiều lần Đại Tá, Chuẩn Tướng Desobry Cố Vấn Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh và Trung Ttướng Nguyễn Đức Thắng giữ chức Tư Lệnh QĐ.IV &V4CT). Cuối bài viết, tác giả sẽ đăng nguyên văn 1 trong 3 bức thư của vị Tướng lãnh Hoa Kỳ 3 - 4 sao và thư của ông Tom Polgar, trùm CIA ở Sài gòn cho đến những ngày cuối của Miền Nam Việt Nam bị quân cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm, 30 tháng 4 năm 1975.
Gần đây, ngày 11.4.08, nhà báo R.V. Scheide viết 1 bài khá dài trên tờ tuần báo Sacramento News & Review, được đưa lên mạng newsreview.com với nhiều hình ảnh chứng minh Trung Tướng Đặng Văn Quang là một Tướng tài của QLVNCH khi ông trấn nhậm vùng đồng bằng sông Cửu Long và nay ông đang trong Nursing Home ở Sacramento.
Bài bài báo có tên: The Trial of General Quang – From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General’s Journey Proves Old Soldiers Don’t Fade Away, They Stick Together. Trước đó, từ năm 1984 cựu Trung Tá Biệt Kích Mỹ Dan Marvin đã viết báo và cuốn Expendable Elite xuất bản sau đó, đã không tiếc lời ca ngợi Trung Tướng Đặng Văn Quang, một cấp chỉ huy tài giỏi ở Vùng Đồng Băng Sông Cửu.
Và chính Trung Tướng Quang là đại ân nhân cứu tử toán Biệt Kích của Đại Úy Dan Marvin (1966) và hơn 300 quân lính gốc chiến sĩ tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo của Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dân Nam thuộc quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc - Vùng 4 Chiến Thuật.
Nhân Memorial Day 11.11.09, một cựu nhân viên tình báo CIA Merle L. Pribbenow, tác giả của nhiều bài báo và sách viết về tình báo khi ông làm việc ở Việt Nam, nay ông viết 1 bài trong loạt bài gọi là Hoa Thịnh Đốn giải mật, với tựa đề: Drugs, Corruption, and Justice in Vietnam and Afghanistan: A Cautionary Tale, đã nói thật nói hết những bí ẩn mà cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang đã gánh chịu, bị hàm oan về tội tham nhũng, buôn bán bạch phiến.
Cuốn sách “chụp mũ nặng ký” nhất Trung Tướng Quang tham nhũng số 1 của Miền Nam Việt Nam do một tiến sĩ sử học và là giáo sư đại học Mỹ viết nên nhiều người đã tin và tin sai mới gây đau nhục cho 1 vị Tướng tài bị hàm oan và cho cả chế độ nữa. Đó là cuốn sách The Politics of Heroin in Southeast Asia của Alfred W. McCoy, có cả 1 sơ đồ tổ chức (như sơ đồ - phóng đồ hành quân) chỉ huy tham nhũng, buôn bán bạch phiến ở Miền Nam VN đều do Trung Tướng Đặng Văn Quang chỉ huy được đăng trên mạng. Đầu sách này có nhiều trong các thư viện Mỹ và vài cuốn sách khác cũng bôi lọ Trung Tướng Quang đều có mục đích của nó hay viết theo đơn đặt hàng của ai đó hay thời điểm phải có những tin giật gân...
Khi đào thoát khỏi Thủ Đô Sài Gòn để sang Hoa Kỳ (29.4.1975) và qua Canada sinh sống, Tướng Quang làm những việc tay chân cực nhọc như lau dọn nhà, apartments, rữa ly chén, chai lọ, phụ giúp nhà hàng và chính phủ Canada ra lệnh tống xuất ông trở lại VN.
May mắn, nhờ các bạn bè đồng nghiệp người Mỹ (3 ông Tướng Mỹ, 1 trùm tình báo CIA ở Sài Gòn, cựu Trung Tá Dan Marvin… can thiệp), Trung Tướng Đặng Văn Quang được nhập cảnh từ Canada vào Hoa Kỳ ngày 24.9.1989.
Khi chính thức nhập cư Hoa Kỳ, ông bà Đặng Văn Quang về sống ở vùng Los Angeles. Sau đó, sang Atlanta (Gerogia) ông bà cũng sinh sống như ở Nam California bằng nghề chính là làm dưa món, bánh quai vạc, bánh bao, chả giò bỏ mối mưu sinh khi chưa tới tuổi già hưởng trợ cấp SSI.
Sau cùng ông bà Quang về lại California -Sacramento- do vợ chồng 1 người làm dưới quyền ông cấp rất nhỏ năm 1965-1966 ở Cần Thơ đưa về sống với tuổi già bệnh tật mà không có 1 thân nhân nào ở gần.
Hiện nay, cả 2 ông bà Quang đều trên 80 tuổi với nhiều thứ bệnh về tim mạch, cao máu, cao đường và Trung Tướng Đặng Văn Quang đang vướng thêm bệnh Alzheimer vì ông bị quá nhiều lo buồn dồn ép, khổ đau, mệt trí và nghe thiên hạ chữi quá nhiều về tội buôn bán bạch phiến, tham những…Bệnh càng ngày càng tăng nên đệ tử của ông Quang đưa ông thầy cũ và bà Quang vào ở trong một loại nursing home có tên là Seniors Assisted Living Garden gần khu thương mại sấm uất nhất của CĐVN Sacramento. Hai ông bà Quang, nay chỉ còn nhìn 4 bức tường hiu quạnh, cô đơn chờ ngày thánh Phêrô đón ông bà về Nước Thiên Đàng.
ĐẠI CƯƠNG VÙNG 4 CHIẾN THUẬT
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, từ Bến Hải, vĩ tuyến 17, miền bắc của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, xuôi nam, đến miền cuối Việt, mũi Cà Mau, được phân định thành 4 Vùng Chiến Thuật và sau này đổi thành 4 Quân Khu về mặt quân sự cũng như phương diện hành chánh, trực thuộc chánh quyền trung ương.
Mỗi Vùng Chiến Thuật hay Quân Khu chỉ huy về mặt quân sự, bên cạnh có Tòa Đại Biểu Chánh Phủ quản trị về mặt hành chánh, đặt các tỉnh trong vùng vào trách nhiệm của Vùng Chiến Thuật (Quân Khu) gọi là Tiểu khu. Vị Tư Lệnh Quân Khu hay Vùng Chiến Thuật kiêm nhiệm chức trách Đại Biểu Chánh Phủ vì là trong thời chiến. Các vị Tiểu Khu Trưởng cũng kiêm nhiệm chức vụ Tỉnh Trưởng và cấp Quận - Chi khu cũng có Chi Khu Trưởng kiêm nhiệm Quận Trưởng. Ở cấp xã cũng có Phân Chi Khu Trưởng, nhưng Xã Trưởng lại do dân bầu.
ĐỊA LÝ - THỔ NHƯỠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập đến các tỉnh Miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gọi là Vùng 4 Chiến Thuật hay Quân Khu 4, một thời vang danh kiêu hùng.
Thị Xã Cần Thơ được mệnh danh là Thủ Đô của Miền Tây Nam Bộ nên có tên gọi là Tây Đô. Sở dĩ có tên gọi thân thương này vì ở đây có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật và Tòa Đại Biếu Chánh Phủ Miền Tây với các Nha Sở trực thuộc. Miền Tây là vùng đất có nhiều phù sa, trù phú nhất, trung tâm điểm của nền kinh tế nông nghiệp phát triển và nghề nuôi cá nước ngọt cho đến ngày nay và tương lai.
Phía Bắc của Vùng 4 Chiến Thuật giáp với địa giới Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Đông, kể từ bờ biển của tỉnh Gò Công, chạy dài qua nhiều tinh Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên (mũi Cà Mau), bờ biển tiếp tục chạy về hướng Tây Nam đến Hà Tiên. Một bờ biển rất dài làm giàu cho ngành nuôi bắt hải sản ở biển và các loài thủy tộc ở vùng nước lợ. Từ phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc giáp với nước láng giềng Kamphuchia.
Tóm lại, Vùng 4 Chiến Thuật - đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, màu mỡ, phì nhiêu nhất Việt Nam, thế mạnh về nông nghiệp và nuôi bắt thủy sản với nước mặn, nước lợ và nước ngọt quanh năm có thể đủ cung ứng cái ăn cho cả nước.
Sự hình thành vùng đất màu mỡ của miền đồng bằng Nam Bộ, nhờ con sông Cửu Long từ Biển Hồ (Tonlé Sap) của xứ Chùa Tháp chảy qua biên giới Việt Nam ở tỉnh địa đầu Châu Đốc với 2 nhánh gọi là sông Tiền và sông Hậu, còn gọi là Tiền Giang và Hậu Giang. Hai con sông chánh Tiền Giang và Hậu Giang, nước chảy ra biển Đông (Nam Hải) với 9 cửa nên gọi là Cửu Long Giang: cửa Đại, Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hậu, Định An, Bassac, Tranh Đề…(Tôi moi trong trí nhớ khi còn học tiểu học cách nay hơn 60 năm). Chính sông Tiền và sông Hậu tiếp đưa đất phù sa từ thượng nguồn sông Mékong (Cửu Long), theo dòng nước chảy đổ xuống từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch (cũng là mùa mưa và lũ lụt) xuôi về đồng bằng miền Tây Nam Bộ tạo thành một thổ nhưỡng màu mỡ phì nhiêu tuyệt vời do thiên nhiên ưu đải ban tặng. Mỗi năm mũi Cà Mau được trường dài thêm ra biển.
Khi vào địa giới tỉnh Châu Đốc, sông Tiền chảy qua quận Tân Châu để xuôi ra biển qua các tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình (Trà Vinh), Kiến Hòa (Bến Tre),… Sông Hậu chảy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc từ 2 quận An Phú và Châu Phú, xuôi dòng về tỉnh An Giang (Long Xuyên), Phong Dinh (Cần Thơ), Vĩnh Long, Ba Xuyên (Sóc Trăng), Vĩnh Bình,… Hai con sông Tiền và Hậu, tạo ra hàng chục phụ lưu lớn và nối liền hàng trăm phụ lưu nhò cũng như những kinh đào kết thành một mạng lưới đường thủy chằn chịt, sông nước hữu tình của khắp miền Tây Nam Bộ với 16 tỉnh và 92 quận…
VỀ MẶT QUÂN SỰ - VÙNG 4 CHIẾN THUẬT
Đồng bằng sông Cửu Long tức là Vùng 4 Chiến Thuật, chia thành 3 Khu Chiến có 3 Sư Đoàn Bộ Binh chính quy QLVNCH trách nhiệm. Khu Chiến Thuật Tiền Giang từ ranh giới của tỉnh Long An (V3CT) chạy xuống các tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Gò Công, Kiến Hòa (Bến Tre), Kiến Tường do Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm về an ninh lãnh thổ. Bộ Tư Lệnh SĐ 7 đặt tại Thị xã Mỹ Tho, sau chuyển qua Căn cứ Đồng Tâm, do SĐ 9 BB Mỹ bàn giao lại cho QLVNCH. Đây là các tỉnh tả ngạn của sông Tiền từ Biển Hồ (Tonlé Sap) ở xứ Chùa Tháp chảy xuống. Hữu ngạn sông Tiền có các tỉnh: Kiến Phong (Cao Lãnh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình (Trà Vinh). Bắc Mỹ Thuận còn gọi Bến phà Mỹ Thuận (nay thành cầu Mỹ Thuận) nằm trên thủy lộ sông Tiền, bến phà bên trái (nghĩa là từ Thủ Đô Sài Gòn đi xuống) thuộc tỉnh Định Tường, bên phải thuộc tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Các tỉnh ở hữu ngạn sông Tiền tức là các Tiểu Khu về mặt quân sự thuộc Khu 41 Chiến Thuật, đặt thuộc quyền trách nhiệm của Sư Đoàn 9 BB, bản doanh tại Thị xã Sa Đéc.
Các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của con sông Hậu mà người Cần Thơ thường gọi theo người Pháp là sông Bassac. Khu 42 Chiến Thuật của vùng sông Hậu này, gồm các Tiểu Khu Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện, Kiên Giang (Rạch Giá), Bạc Liêu và An Xuyên (Cà Mau). Hai tỉnh Châu Đốc và An Giang có lúc thuộc Khu 42 Chiến Thuật, có lúc thuộc Biệt Khu 44 hay Khu 41 Chiến Thuật.
Hồi thời còn là Vùng Chiến Thuật, V4CT có thêm Biệt Khu 44 (tương đương với Khu Chiến Thuật - Sư Đoàn), bản doanh đặt tại Cao Lãnh (tỉnh Kiến Phong) bao gồm các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Châu Đốc (các tỉnh có biên giới với nước láng giềng Kampuchia nên có rất nhiều trại Lực Lượng Đặc Biệt - Trại Biệt Kích, thiết đặt tại các vùng biên cương này). Mỗi trại Biệt Kích gọi là A, nhiều trại A trong một khu vực trực thuộc B và cấp cao hơn B, chỉ huy tổng quát ở cấp Vùng, gọi là C nên Vùng 4 Chiến Thuật có C4 - LLĐB, bản doanh đặt ở sân bay Cần Thơ.
Biệt Khu 44 có 5 vị Tư Lệnh tạo nhiều cảm nghĩ khó quên đối với những chiến sĩ phục vụ ở khu vực trọng yếu này, có cùng biên giới với xứ Chùa Tháp - Kampuchia.
Vị Tư Lệnh thứ nhứt là Đại tá Nguyễn hữu Hạnh có đến 16 đứa con được Tòa Thánh Vatican vinh danh (Tham Mưu Trưởng QĐ.IV). Khi làm Tư Lệnh Biệt Khu 44 được vinh thăng Chuẩn tướng. Chẳng may cho QLVNCH, sau ngày 30.4.75, Chuẩn tướng Hạnh lộ nguyên hình là Việt gian cộng sản nằm vùng. Giờ thứ 25 của ngày 30.4.75, Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh được cử làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu khi Trung Tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH lên tàu Hải Quân đi tỵ nạn.
Vị Tư Lệnh thứ hai là Đại Tá Phạm Văn Phú được vinh thăng Chuẩn Tướng. Khi thuyên chuyển về Vùng I Chiến Thuật, Chuẩn Tướng Phú làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Sau lên Thiếu Tướng được bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II & Vùng 2 Chiến Thuật cho đến ngày V2CT “di tản chiến thuật” bi thảm và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tuẫn tiết chết vào ngày đen tối của chính thể VNCH 30.4.75.
Vị Đại Tá Tư Lệnh thứ ba là Đại Tá Võ Hữu Hạnh (thời gian cầm quyền rất ngắn nên không được đeo sao như 2 vị tiền nhiệm).
Vị Tư Lệnh thứ tư, Đại Tá Trần Văn Hai, nguyên Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng và đơn vị cuối cùng, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB và tuẩn tiết chết vì sự đầu hàng của Đại tướng Dương văn Minh, ngày 30.4.1975.
Người Tư Lệnh thứ năm, cũng là vị Tư Lệnh cuối cùng của BK.44, nổi tiếng là mê đào hát BT, bị vợ ghen tưng bừng hoa lá làm hư bột hư đường nên không bắt được 1 sao như 3 vị Tư Lệnh tiền nhiệm.
Tại Cần Thơ, có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật cũng như Toà Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây đặt bản doanh ở đây.
Tôi từng làm sĩ quan Thông tin Báo chí của đại đơn vị này từ cuối năm 63 đến đầu năm 1970, trải qua thời 7 vị Tướng quân làm Tư Lệnh, trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, sau là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa với 2 nhiệm kỳ.
TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG - NGƯỜI HÙNG MIỀN TÂY:
Vài dòng tiểu sử Trung Tướng Đặng Văn Quang:
Trung Tướng Đặng Văn Quang sanh ngày 21.6.1929 tại xã Khánh Hưng, quận Châu Thành - Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (Ba Xuyên). Từ xa xưa, gia đình ông theo đạo Công Giáo, học tiểu học ở trường La San Sóc Trăng. Lên Sài Gòn, ông Quang học hết trung học ở trường Taberd.
Năm 19 tuổi, ông Đặng Văn Quang đã tình nguyện theo học khóa sĩ quan đầu tiên dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại, năm 1948 và ra trường với cấp bậc Thiếu Úy hiện dịch năm 1949. Đó là Khóa 1 Đập Đá ở Huế (trường quân sự Đập Đá đào tạo sĩ quan có 2 khóa 1 & 2, Khóa 3 trở về sau đến ngày mất nước, học ở Đà Lạt), tiền thân của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đà Lạt). Ngay sau khi ra trường, Quân đội Pháp chọn tuyển 10 Thiếu Úy đổ đầu đưa sang Pháp học tiếp Trường Bộ Binh của Pháp ở Coetquidan. Cùng khóa học ở Pháp với ông có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,… Tốt nghiệp năm 1950 và về nước phục vụ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đang thời còn non trẻ.
Trong 1 cuốn sách cũng của Mỹ viết, nói rằng Trung Tướng Đặng Văn Quang đã xuất thân từ Hạ Sĩ Quan (non-commission officer) và sau đó mới vào trường sĩ quan cũng như vài cuốn sách khác thêu dệt, phịa đủ thứ chuyện nhằm đánh gục Trung Tướng Đặng Văn Quang với nhiều hình thức khác nhau.
Ông từng đảm nhận chức vụ Trung Đội Trưởng, Đại Đội Trưởng phục vụ ở Cần Thơ, Sóc Trăng. Năm 1953, ông được đề bạt lên Thiếu Tá và làm Tiểu Đoàn Trưởng 1 Tiểu Đoàn 5 Bộ Binh giữ an ninh trục lộ đường sắt từ Phủ Lý đến Nam Định.
Năm 1956, ông là Trung Tá Tham Mưu Trưởng Quân Khu II ở Cao Nguyên.
Năm 1958 thăng Đại Tá giả định, Chỉ Huy Trưởng Bảo An và Dân Vệ.
Năm 1962, Trưởng Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1962, Tham Mưu Trưởng Quân Khu I đóng ở Đằ Nẳng.
Năm 1963, Trưởng Phòng Huấn Luyện Bộ Tổng Tham Mưu.
Từ năm 1964-1965, Đại Tá - Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Từ năm 1965-1966, Thiếu Tướng và Trung Tướng Tư Lệnh QĐ.IV &V4CT.
Năm 1967 Tổng Ủy Viên Kế Hoạch thời Nội Các Chiến Tranh.
Năm 1969, Trưởng Nhóm Quân Sự cạnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Năm 1970, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Quân Sự và An Ninh Tình Báo Quốc Gia cho đến ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Các quân trường Mỹ ông đã theo học: năm 1957, Trường Chỉ Huy Tham Mưu ở Leavenworth - Kansas. Năm 1961, tốt nghiệp khóa Điều Hành Tiếp Vận của Lục Quân HK tại Fort Lee - Virginia.
Trung Tướng Đặng Văn Quang thông thạo Pháp ngữ và Anh ngữ. Lập gia đình sớm lúc 21 tuổi tại Cần Thơ và có 7 con, 3 trai và 4 gái đều ở xa California: 2 con ở Canada, 2 ở Úc, 1 ở Pháp, 1 ở Maryland và 1 ở Indiana.
Theo gia phả, ông Cố của ông Đặng Văn Quang là một quan lại cấp nhỏ, nguyên quán Quảng Nam, được vào phục vụ ở miền Tây khi vùng đất này mới khai phá và đã đến quận Tân Châu - Châu Đốc lập nghiệp. Cha ông là một công chức được đổi về làm việc ở tỉnh Sóc Trăng và thân phụ của ông Quang mất sớm, ông bị mồ côi cha từ lúc học tiểu học và được mẹ và bà con đùm bọc nuôi ông ăn học đến ngày vào Quân Đội Quốc Gia năm 1948.
Những ai từng phục vụ trong các đơn vị thuộc Vùng 4 Chiến Thuật thời gian 1964-65-66… có thể biết khá rõ về tài lãnh đạo chỉ huy của một vị tướng tài trong thời chiến. Trung Tướng Đặng Văn Quang, giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây rất “mát tay”, thời điểm kiêu hùng nhất của quân dân miền Tây, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, an ninh lãnh thổ thật vững chắc.
Ngoài các lưc lượng yễm trợ hữu hiệu của Không Đoàn 74 (sau là Sư Đoàn 4 Không Quân) và các Giang Đoàn của Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi. Vùng 4 Chiến Thuật với 3 Sư Đoàn Bộ Binh tinh nhuệ cùng các đơn vị Biệt Động Quân biệt lập, các trại Lực Lượng Đặc Biệt biên phòng ở dọc theo biên giới từ Hà Tiên qua Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường, trên 200 cây số làm rào cản sự xâm nhập vũ khí, tiếp liệu và bộ đội chính quy CSBV xâm nhập qua từ bên xứ Chùa Tháp - Kampuchia.
Cũng thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, 3 Sư Đoàn cơ hữu của QĐ.IV: Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh. Bộ binh là hoàng hậu của chiến trường như một vị Tướng của quân đội Pháp đã nói. Các đơn vị này đã tạo nhiều chiến thắng vẻ vang liên tục, đặt tên riêng các cuộc hành quân cấp sư đoàn. Khu Chiến Tiền Giang với SĐ7BB, tên cuộc hành quân là Tiền Giang (Tiền Giang 1,2,3…). Khu 41 Chiến Thuật với tên cuộc hành quân của SĐ9BB là Cửu Long và SĐ21BB - Khu 42 Chiến Thuật với tên gọi là Dân Chí.
Riêng Sư Đoàn 21 Bộ Binh với Khu 42 Chiến Thuật, từ lúc Đại Tá Đặng Văn Quang về làm Tư Lệnh, ông đã đặt tên Dân Chí cho các cuộc hành quân Sư Đoàn. Các cuộc hành quân nhỏ cấp Tiểu khu và Trung Đoàn cơ hữu của Khu 42 Chiến Thuật cũng dùng tên Dân Chí và kèm theo TK là cấp Tiểu Khu và TRĐ ở cấp Trung Đoàn. Vì vậy, khi Tướng Quang về Cần Thơ, ông đã ra lệnh 3 SĐ thuộc quyền cũng đều có tên như nêu trên. Thời điểm này, Ban Thông Tin Báo Chí của chúng tôi được cưng chìu nhất và đích thân Trung Tướng Quang cho thêm nhiều phương tiện, thiết lập được 1 nhà in để in bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây mà tôi là Tổng Thư Ký Tòa Soạn.
Ban Thông Tin Báo Chí được lần lượt tăng cường thêm nhiều người có khả năng như nhà văn Nguyên Vũ -Vũ Ngự Chiêu-, nhà thơ Tô Thùy Yên -Đinh Thành Tiên-, giáo sư triết: Lê Văn Tấn, Nguyễn Văn Oánh, giáo sư Pháp văn Phan Thông Hảo, kỷ sư Canh nông Nguyễn Văn Hoàng, luật sư Võ Tứ Cầu, Mai Hòa -một phóng viên chiến trường nổi tiếng-, cơ hữu của Ban TTBC/QĐ4… và có vài sĩ quan vừa ra trường được xin hoặc thuyển chuyển biệt phái về đây. Ban Thông Tin Báo Chí lúc này lên cao điểm và mở rộng về thông tin, viết phóng sự chiến trường cung cấp cho phát thanh và cả báo chí trung ương.
Nhà in riêng của QĐ.IV (in truyèn đơn, báo bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, in 2 tập sách cái nhìn mới mẻ về xây dựng nông thôn, chính Trung Tướng Quang gọi anh Tấn và anh Oánh lên văn phòng, ông chỉ thị 2 anh viết về đề tài này do sự chỉ đạo của ông Tướng và đích thân ông sửa chửa, hiệu đính hoàn chỉnh mới xuất bản). Ngoài ra chúng tôi có chương trình phát thanh trên hệ thống Đài Phát Thanh Ba Xuyên gọi là Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật (Đài PT Ba Xuyên ở trên đường từ Thị xã Khánh Hưng - Sóc Trăng đi Bãi Xào- quận lỵ Châu Thành hay Mỹ Xuyên, nơi bán đuông chà là sống, món nhậu đuông chiên bơ tại chỗ tuyệt chiêu, nhiều nhất ở miền Tây).
Tóm lại, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang “trị vì” miền Tây là thời cực thịnh của Ban Thông Tin Báo Chí do tôi làm Trưởng Ban. Bên cạnh Ban Thông Tin Báo Chí VN còn có 1 Thiếu Tá và 2 Đại Úy Mỹ làm cố vấn cùng với nhân viên cộng chung 8 người, quân số ngang bằng với Ban TTBC của QĐ.IV. Chúng tôi làm việc rất dễ dàng, khi nghe có tin chiến thắng hay những cuộc hành quân lớn cấp Sư Đoàn với tên Tiền Giang, Cửu Long, Dân Chí là chúng tôi biết thuộc Khu Chiến Thuật nào, xin trực thăng đưa ký giả VN hoặc ngoại quốc đang ở Sài Gòn đến ngay mặt trận. Nếu phía VN chưa có phương tiện thì cố vấn Mỹ xin cho chúng tôi ngay. Thí dụ cuộc hành quân Tiền Giang, chiến thắng vẻ vang, ông Tướng Vùng ra lệnh Ban Thông Tin Báo Chí mời ký giả từ Sài Gòn xuống quay phim, chụp hình, thực hiện phóng sự. Chúng tôi liên lạc với SĐ7BB đưa xe về Sài Gòn đón ký giả xuống Mỹ Tho và đến BTL/ SĐ7 ở Mỹ Tho để có thể giúp phương tiện trực thăng đưa đến chiến địa. Khi Sư Đoàn 21 BB có cuộc hành quân Dân Chí ở rừng U Minh - Cà Mau và chiến thắng lớn, muốn mời ký giả, chúng tôi phải vận động, xin cấp 1 hay 2 chiếc trực thăng từ Sài Gòn (sau này, thường thông qua Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự của Tổng Cục Chính Trị mời giúp và xin phương tiện với Tổng Cục Tiếp Vận).
Nếu tôi nhớ không lầm, tên các cuộc hành quân của các Sư đoàn không thay đổi khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh về thay thế Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh sau vụ Tết Mậu Thân 68, Trung Tướng Thắng có thay tên các cuộc hành quân, tên một vị Tướng anh hùng đã chống quân ngoại xâm Pháp tại chiến trường miền Tây: Trương Công Định. Năm 1966, Trung Tướng Đặng Văn Quang được Thiếu Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ “mời” về giữ chức vụ nghe thì lớn lắm, Tổng Ủy Viên Kế Hoạch trong Nội Các Chiến Tranh. Đây là chức vụ “ngồi chơi xơi nước”.
Trung Tướng Quang là một vị tướng trẻ (35-36 tuổi đã đeo 3 sao) và đã hoàn thành chức trách tuyệt vời ở miền Tây tạo nhiều chiến thắng vẻ vang và được lòng dân chúng, nhất là lực lượng Giáo phái Phật Giáo Hòa Hào tin tưởng và kính trọng. Có thế nói Tướng Quang là Tướng Vùng Chiến Thuật có nhiều uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông lại có công rất lớn trong việc vận động đặt nền móng thành lập Viện Đại Học Cần Thơ. Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang là vị tướng Vùng đã xây dựng một Nghĩa Trang Quân Đội rộng lớn khang trang tại Cần Thơ chỉ thua tầm vóc Nghĩa Trang Quân Đội (Biên Hòa).
Trung Tướng Đặng Văn Quang đã hổ trợ hết mình nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh xuất bản tờ nhựt báo Miền Tây, tòa soạn đặt gần bến Ninh Kiều mà tôi là “con thoi” (lo giúp đở tờ báo) giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và nhà văn An Khê (sau này thời Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh tờ báo sống ngoắc ngoải, đến Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thì nhựt báo Miền Tây “tắt thở”). Tờ nhựt báo Miền Tây là tờ báo đầu tiên trong lịch sự báo chí VN xuất bản tại miền Tây. Hiện nay, Ban biên tập của nhựt báo Miền Tây do nhà văn An Khê làm Chủ nhiệm Chủ bút (cựu Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị thương nặng thành phế binh tại đèo An Khê trước năm 1954. Anh An Khê đã mất ở Pháp chừng hơn 10 năm). Hiện còn 1 người là ký giả của nhựt báo Miền Tây năm xưa, anh hiện đang hoạt động báo chí, văn học tại thung lũng hoa vàng San Jose: nhà báo nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn tức Lão Móc, biết rõ sự kiện lịch sử này.
Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây, tại sao Trung Tướng Đặng Văn Quang, người hùng của miền Tây bị Tướng Kỳ “chơi” bằng nhiều cách phao tin ông Tướng vốn sinh đẻ tại xã Khánh Hưng - Thị xã Sóc Trăng, sống và lớn lên ở Sóc Trăng (cùng quê vớí Trung Tướng Dương Văn Đức) là kỳ thị Nam Bắc và “xào nấu”, thổi phồng lên là Tướng lãnh tham nhũng gộc.
Nhân cơ hội có sự thêu dệt của phe nhóm tướng Kỳ nhằm hạ uy tín tướng tài của miền đồng bằng Nam Bộ Đặng Văn Quang. Cơ quan tình báo chiến lược CSBV muốn Tướng Quang phải thân bại danh liệt, mất uy tín của cấp chỉ huy tài giỏi; nên chúng tiếp sức khuấy động phao tin xấu như buôn bán bạch phiến, thuốc tây lậu, tham nhũng, tiền gời ngân hàng Thụy Sĩ nhiều triệu dollars…Mục đích chính trị của CSBV là hạ đo ván Tướng Quang nhằm trả thù, cách điều quân tài tình của ông, đánh tan tành các đơn vị chính quy của CSBV xâm nhập bằng đường biển và đường biên giới Kampuchia. Cộng sản Bắc Việt còn nhằm làm suy yếu tiềm năng, uy tín chế độ VNCH đang trên đà chiến thắng khắp 4 Vùng Chiến Thuật.
Tướng Quang là cánh tay đắc lực của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau này. Kế đến, ông Tướng cùng với giới trí thức, dân miền Tây, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xin thiết lập Viện Đại Học Cần Thơ. Không biết vì lý do gì, thời uy quyền Tướng Kỳ nắm hết trong tay (Nội Các Chiến Tranh) cương quyết không đồng ý cho xây cất Viện Đại Học Cần Thơ lúc bấy giờ. Tướng Quang theo phe đồng bào, giới trí thức miền Tây xin với Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu) cho bằng được thành lập Viện Đại Học Cần Thơ nên làm phật lòng Tướng Kỳ.
Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lập liên danh ra ứng cử Tổng Thống năm 1967, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng có liên danh tranh cử. Cả 2 ông Tướng cùng ra tranh cử 2 liên danh khác nhau, sẽ chia phiếu quân nhân, có thể cả 2 liên danh đều thất cử và liên danh dân sự như liên danh Trương Đình Dzu (luật sư, thiên tả - thân cộng) hay liên danh dân sự nào khác sẽ đắc cử. Vì vậy Hội Đồng Tướng Lãnh mới có cuộc họp quyết định sáp nhập 2 liên danh của Trung Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ làm một.
Tôi nghe kể lại buổi họp đó rất gây cấn, các ông Tướng vốn xuất thân từ khóa 1 Nam Định (cùng khóa với Tướng Kỳ) đều nhiệt liệt ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Đối nghịch lại, Trung Tướng Đặng Văn Quang hết lòng ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và nhiều Tướng lãnh khác gốc miền Trung, miền Nam cũng ủng hộ, nên có thể là cái lý do Tướng Kỳ “ghét” Tướng Quang thậm tệ nên chuyện phao tin, thêu dệt Tướng Quang tham nhũng gộc được phe Tướng Kỳ khuấy động thêm dữ dội thời điểm đó. Chuyện này còn kéo dài đến trại tập trung người tỵ nạn CS ở Arkansas năm 1975, cũng có người muốn hành hung, chữi bới nặng lời nói ông Tướng Quang “đầu nậu” tham nhũng nên mất nước...
Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh V4CT, cố vấn Mỹ đề nghị đưa vài đơn vị lớn của Mỹ về V4CT, kể cả Đại Tướng Mỹ Westmoreland Tổng Tư Lệnh Quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam, cũng có ý kiến đó. Trung Tướng Đặng Văn Quang viện nhiều lý do là QLVNCH được sự tích cực ủng hộ của dân chúng và các đơn vị Giáo phái tân tuyển có tinh thần chiến đấu tuyệt vời. Các đơn vị chủ lực và địa phương của các Tiểu Khu đủ sức ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội CSBV và luôn chiến thắng nên không cần có các đơn vị lớn của Hoa Kỳ về miền Tây. Ông còn đề nghị Hoa Kỳ nên tăng cường giúp các Vùng Chiến Thuật khác. Nghĩa là Tướng Quang mạnh dạn từ chối Hoa Kỳ đổ quân xuống miền Tây. Có một lần Tướng Quang tâm sự với chúng tôi cùng ngồi trên trực thăng chỉ huy C&C, nếu quân Mỹ ồ ạt đổ vào miền Tây thi chúng ta mất phần nào chánh nghĩa chống quân CSBV mà chúng ta dư sức, ăn thua đủ với quân chánh quy CSBV.
Một vụ khác, CIA, cố vấn Mỹ muốn Tướng Quang phải triệt hạ Đại Úy LLĐB Dan Marvin cùng với 7 nhân viên Mỹ khác luôn cả Trại Biệt Kích hoặc bắt Đại Úy Dan Marvin giải giao về Sài Gòn. Lý do, Đại Uý Dan Marvin không thi hành lịnh ám sát Quốc Trưởng Sihanouk ở Kampuchia (nhằm bịt miệng vụ tai tiếng này). Điều cần lưu ý toán LLĐB này đang làm cố vấn cho Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam thuộc quận An Phú - Châu Đốc rất được sự mến mộ của dân chúng địa phương và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam do các cựu chiến sĩ Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Văn Phồi (Trung Tá Phồi đang định cư ở Hoa Kỳ) điều hành chỉ huy. Nếu sử dụng đơn vị chính quy QLVNCH tiêu diệt trại này thì sẽ có hàng trăm chiến sĩ chống cộng nhiệt thành cũng bị chết lây. Vì vậy, Tướng Quang cũng chống và ông tự giải quyết tốt đẹp nên cũng không được lòng Hoa Kỳ, không ngoan ngoản làm theo bất cứ cái gì cố vấn Hoa Kỳ muốn. Thời gian sau khi Tướng Quang về Trung ương thì Mỹ đã đưa cả Sư Đoàn 9 BB đặt bản doanh tại căn cứ Đồng Tâm - Mỹ Tho. Đơn vị này cũng chẳng tạo được thành tích chiến thắng vẻ vang nào như QLVNCH.
Vì vậy, có thể vài phóng viên của Hoa Kỳ mượn cớ bên phía VNCH, CSBV tung tin Tướng Quang tham nhũng số 1 của chế độ và các cơ quan truyền thông bị nhiễm nộc độc của Tướng Kỳ lại phóng đại lần nữa nên giới truyền thông Mỹ nêu đích danh Tướng Quang tham nhũng gộc… nên có nhiều người Việt tỵ nạn CS tin mới làm phiền ông Tướng đáng thương.
Chuyện tình báo CSBV phao tin Tướng Quang buôn bán bạch phiến và thuốc Tây lậu khi ông làm Tư Lệnh V4CT (và sau này khi Tướng Quang làm Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Chuyện 1 ông Tướng ở miền Tây mà buôn bán ma tuý và thuốc Tây lậu thì quả thật là chuyện của cõi trên mà cũng có người tin cho tới ngày nay mới là lạ.
Hiện nay, ông và bà Tướng cùng đang nằm trong Nursing Home ở Sacramento do 2 vợ chồng 1 đệ tử, làm dưới quyền ông năm xưa ở QĐ.IV hết lòng chăm sóc, thăm viếng vì tất cả 7 đưa con của ông bà Tướng Quang đều ở xa. Cuộc sống của 2 ông bà hiện nay chỉ tính bằng tháng thôi vì lớn tuổi vào hàng 8, ông bị bệnh Alzheimer, Parkinson, bà bị bệnh tim và tiểu đường…
Trung Tướng Đặng Văn Quang tại nhà ăn của Nursing Home. Tác giả và “Ông Thầy” tại Sacramento, California.
Xin mời các chiến hữu và độc giả tìm đọc bài báo viết về cuộc đời của Tướng Quang với những thử thách bi thảm từ Sài Gòn đến Sacramento, với cái tít: The Trial of General Dang - From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General’s Journey Proves Old Soldiers Don’t Fade Away, They Stick Together của nhà báo R.V. Scheide(email: rvscheide@newsrewie w.com) đăng trên tờ tuần báo Sacramento News & Review (SN & R), phát hành tại Sacramento và có ấn bản ở nhiều thành phố khác ở miền Bắc Cali.
Bài báo có kèm theo nhiều tấm hình hồi đương quyền của Trung Tướng Quang mà cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin có được và ông đã viết thành sách với tựa đề “Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare” xuất bản năm 2003 nói về cuộc đời của ông Dan, 1 sĩ quan LLĐB Mỹ tham chiến tại VN và có lồng câu chuyện Tướng Quang cứu mạng tác giả..
Bài báo này có trong số Volume 20, Issue 27 ngày thứ năm 4.12.08. Địa chỉ tòa soạn 1015 20th Street - Sacramento, CA. 95811, Tel: 916.498.1234 và Editorial Fax: 916-498-7920 hoặc lên Web site: www. newsreview.com trong mục Local Stories.
Bài báo có trích dẫn lời của ông Tom Polgar, trùm tình báo CIA ở Sài Gòn lên tiếng chánh thức, Tướng Quang không tham nhũng, không có tiền gởi ngân hàng Thụy Sĩ và những chuyện ly kỳ khác mà người ta áp đặt tham nhũng cho một ông Tướng trẻ và thực tài của QLVNCH trong hơn 40 năm qua. Nhờ có sự xác minh của trùm CIA, Thượng Nghị sĩ, Dân Biểu Liên Bang, 3 ông tướng lãnh Mỹ và có đơn thỉnh nguyện của cựu Trung tá Dan Marvin gởi lên Tổng Thống Bush (Bush cha), Bộ Ngoại Giao Mỹ xin cho Tướng Quang nhập cảnh và định cư ở Hoa Kỳ. Trước đó Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp Visa cho Tướng Quang với 2 lý do vì ông bỏ trại tỵ nạn ở Arkansas hơn 1 tháng như quy định và quan trọng ông bị ghép tội tham nhũng, buôn bán bạch phiến ở Việt Nam nên không được vào nước Mỹ…
Có một lần, cách nay chừng 8 năm khi Trung Tướng Đặng Văn Quang còn ở Atlanta - Georgia, tôi, từ Sacramento có bay sang thăm “thầy cũ” và đem câu hỏi ông bị tố tham nhũng gộc của chế đô VNCH mà CSBV, phe ta Quốc gia và cơ quan truyền thông Mỹ cùng “bề hội đồng” mà nay ông Tướng lại nghèo xơ xác. Trung Tướng Quang nói rằng, thiên hạ kể cả người Việt quốc gia, CSBV và vài nhà báo nhà văn Mỹ thêu dệt đủ điều nào tôi buôn bán bạch phiến, đầu cơ tích trữ thuốc tây nhập vào để chuyển lên Sài Gòn bán, có tiền đến nhiều triệu dollars Mỹ gởi ngân hàng Thụy Sĩ…
Tôi (đại ý lời TT Quang) như cái thùng rác họ liệng vô những gì dơ bẩn của chế độ, tôi không lên tiếng vì tôi tin có Chúa biết là đủ, ngoài ra, Tổng Thống Thiệu biết và lương tâm tôi biết, còn người đời nói gì mặc kệ họ.
Vì những lời nói chân tình đó của một người thầy cũ mà vợ chồng tôi hết lòng giúp đở mời ông bà Tướng về định cư tại Sacramento, cách nay hơn 4 năm, và chúng tôi tự nguyện lo cho 2 ông bà Tướng đến ngày được Chúa gọi về.
Nếu chúng ta tin vào những nhân viên tình báo, gián điệp quốc tế hay của CIA Hoa Kỳ là những tên phù thủy thực hiện được những chuyện kinh thiên động địa và “cái gì cũng biết”, chúng ta tin chắc lời xác quyết của ông Tom Polgar, hiện còn sống ở Florida, từng đảm trách Trưởng Cơ quan Tình Báo CIA Hoa Kỳ tại miền Nam VN từ tháng giêng 1972 đến những ngày cuối cùng của chế độ VNCH 30.4.1975.
Trong thư gởi người bạn thân, Trung Tướng Đặng Văn Quang, ngày 9 tháng 10 năm 1989. Gần cuối lá thư, ông Tom Polgar viết: I, for one, am convinced that South Vietnam lost the war in Washington and that Saigon was a casualty of Watergate: Tôi tin rằng Nam Việt Nam thất trận tại Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn là một thương vong của vụ Watergate.
Một bức thư khác có nhiều chi tiết hơn và phần cuối lá thư ngày 13 tháng 12 năm 1989, có 1 đoạn làm chúng tin tưởng Trung Tướng Đặng VănQuang là một nạn nhân của trò chơi bẩn thỉu của những kẻ thù của ông và ngay cả các người bạn quốc gia của ông Tướng. Ông Tom Polgar nhấn mạnh Trung Tướng Đặng Văn Quang và gia đình ông Tướng ở Việt Nam cũng sống 1 cuộc sống giản dị bình thường không có cuộc sống giàu sang. Văn phòng CIA của ông nghe những tin đồn đải Tướng Quang tham nhũng gộc có nhiều tiền bí mật gởi ra nước ngoài cất giữ. Sau khi điều tra kỹ, đó là những tin đồn vô căn cứ, không bằng chứng và tôi (Tom Polgar) hoàn toàn tin tưởng cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang liêm khiết (integrity), đáng tin cậy (reliability) và có lương tri (judgment). Nguyên văn như sau:
There were many rumors in Saigon about Quang’s alleged corruption. Because of the key position Quang occupied and our reliance on him, my office investigated many of these rumors and found them without foundation. Quang and his family did not live like rich people in Vietnam. Circumstances since 1975 certainly confirmed that he has no secret funds slashed away and no assets hidden outsides Vietnam.
Cuối thư, ông Tom Polgar nhấn mạnh: I have complete faith in Quang’s integrity, reliability and Judgment. I recommend him without reservations for any employment for which he may be qualified.
Như vậy, chúng ta tin những gì của giơi tình báo chuyên nghiệp, CIA Hoa Kỳ, tốn công sức điều tra tường tận và kết luận nỗi hàm oan của Trung Tướng Đặng Văn Quang là chuyện có thật. Hay là người ta tin những “nhà báo nói láo ăn tiền”, những khoa bảng có bằng tiến sĩ sử học, dạy đại học, viết sách bôi nhọ Trung Tướng Đặng Văn Quang theo đơn đặt hàng của ai đó nhằm tiếp tay đánh sập chế độ, chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
Với hàng chục lá thư và bài báo viết bằng Pháp văn và Anh văn và nội dung nhiều cuốn sách viết về Trung Tướng Đặng Văn Quang có được, tôi sẽ đăng hết vào trong cuốn sách viết về Trung Tướng, một Tướng quân tài giỏi bị người đời khinh miệt vì chuyện không có thật là tham nhũng “hạng bự” của chế độ VNCH nhằm lấy lại danh dự cho ông Tướng nay đang chờ thần chết dẫn độ về thế giới khác.
KẾT LUẬN
Như trên đã trình bày, tôi từng phục vụ một chức vụ từ ngày được thuyên chuyển về Cần Thơ năm 1964 cho đến ngày (đầu năm 1970), tôi rời nơi đất lành chim đậu Phong Dinh thuyên chuyển về lại Sài Gòn, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
Tôi phụ trách về thông tin báo chí của đại đơn vị này với 7 vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật. Thời gian ngắn nhất, thời Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, thời kỳ lâu nhất với Trung Tướng Đặng Văn Quang.
Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật quả là vùng đất gần như bất khả xâm phạm đối với cộng quân bởi các vị Tướng tài về trấn nhậm như Trung Tướng Dương Văn Đức, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam… Chiến thắng nhiều nhất là thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, thời điểm đó 5 vị Tiểu Đoàn Trưởng kiệt hiệt nhất được phong tặng là “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây”: Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Nguyễn Văn Huy và Vương Văn Trổ (Trung Tá Vương Văn Trổ hiện định cư ở Houston - Texas, Đại Tá Nguyễn Văn Huy hiện giờ cũng ở Hoa Kỳ.
Trước đây, tôi viết ngũ hổ tướng miền Tây còn gọi Ngũ Hổ U Minh Thượng, có tên Thiếu Tá Lê Văn Dần, nay hiệu đính lại - theo tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ ở Paris Pháp quốc. Ngũ Hổ Tướng tại chiến trường miền cực Nam:
- Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 1/33 (Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh Trưởng & Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và bị CS bắt tại chiến hào TK Chương Thiện, và bị xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ sau 30.4.75;
- Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 42 Biệt Động Quân, tử trận thập niên 60;
- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 44 Biệt Động Quân -có một chiến hữu gởi email cho biết Đại Tá Nguyễn Văn Huy có làm Tỉnh Trưởng và ông đang ở HK-;
- Đại Úy Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 3/33 -Trung Tá Vương Văn Trổ từng làm Tỉnh Trưởng Sa Đéc và sau đó cho đến ngày 30.4.75 là Tỉnh Trưởng Kiên Giang) đưa QĐ.IV thành một đại đơn vị kiêu hùng vào bậc nhất của QLVNCH. An ninh, toàn vẹn lãnh thổ trách nhiệm QK4 được bảo toàn cho đến lúc CSBV cưỡng chiếm từ QK2, QK1 đến Thủ Đô Sài Gòn.
Ông bà Tướng Quang sống trong cảnh thiếu thốn cơ hàn ở Nam Cali trong căn nhà thuê, làm lao công chuyển hàng hóa hành khách ở phi trường Los Angeles (một thời gian ngắn). Ông Tướng Quang khổ cực, nhục nhã trăm thứ mà dư luận cũng không buông tha, họ chữi bới thậm tệ trên báo chí hay các nơi công cộng nên ông Tướng không dám trường mặt ra những nơi đó. Trong lúc đó, bà Tướng phải làm dưa món, bánh quai vạc, bánh bao, chả giò… ông lái xe đi bỏ mối kiếm sống qua ngày. Thế cũng bị thiên hạ nguyền rủa, nói rằng ông bà Tướng giàu quá vì tham nhũng, nay giả bộ lấy vải thưa che mắt thế nhân.
Cuộc đời của ông bà Tướng sống quá bi thảm ở Nam Cali, rồi qua Atlanta-Georgia còn bi đát hơn, ở trong 1 garage mướn, thiếu điện nước, nhà vệ sinh…và cuối cùng được hai vợ chồng, đàn em làm dưới quyền ông Tướng hơn 40 năm trước, mời về định cư tại Sacramento và gần đây 2 ông bà Tướng vì bị mãn tính nặng nên được đưa vào một nhà dưỡng lão.
Cuộc đời bi thảm của Trung Tướng Đặng Văn Quang với bao nỗi hàm oan mà ông đã gánh chịu hơn 40 năm. Nay cần được người đời phán xét lại một cách công minh và lương thiện. Chúng ta với lương tâm chân thiện nên đánh tan mọi sự hiểu lầm hay chụp mũ ác độc vào danh dự, lương thiện của Trung Tướng Đặng Văn Quang cần phải được phục hồi trọn vẹn trước khi ông tướng về nước Chúa./.
Xin nói thêm: Chắc chắn qua một thời gian quá dài hơn 40 năm, người viết có thể nhớ sai đôi chút, nhưng quả tình người viết trình bày theo sự hiểu biết giới hạn của mình để mong lấy danh dự lại của vị tướng tài có nhiều hàm oan mà nhiều người hiểu lầm khinh ghét ra mặt.
Dù tôi là đệ tử của Trung Tướng Đặng Văn Quang lúc ở Vùng 4 Chiến Thuật - Miền Tây cũng từng bị ông Tướng Quang (lúc làm Tư Lệnh SĐ21BB) ký phạt 30 ngày trọng cấm khi bỏ đơn vị Trung Đoàn 33 về trình diện đơn vị mới P.5/ QĐ.IV mà đến ngày nay, tôi luôn một lòng kính trọng và hình ảnh ông Tướng Quang luôn ngự trị trong trái tim tôi.
Nếu quý vị thức giả có điều chi cần liên lạc, bổ chính, góp ý, sửa chửa những gì gọi là sai, xin quý vị cứ tự nhiên gới Email: tranvannga@hotmail. com, điện thoại: 916.427.6638 (nhà) và Cell: 916.519.8961.
Xin đa tạ.
Sacramento vào Đông 2009.
Trần Văn Ngà (cựu Thiếu Tá - Khóa 13 Thủ Đức)
Cựu Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí QĐ4 &V4CT
Tài liệu cần tham khảo:
Xin mời độc giả đọc bức thư của tướng 3 sao Desobry, nguyên Cố Vấn Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật (thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh và Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng).
GIẤY XÁC NHẬN
Cựu Trung Tướng Desobry nguyên Cố Vấn Trưởng của cựu Trung Tướng Đăng Văn Quang Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng 4 Chiến Thuật năm 1965 – 1966 tại Cần Thơ
------------ ---
Tôi được biết ông Đặng Văn Quang, Trung Tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Montreal Canada.
Tướng Quang và tôi là hai người thân thiết với nhau tại Nam Việt Nam từ tháng 8 năm 1965 tới tháng 2 năm 1968. Trong khoảng thời gian này, tôi là Senior Advisor của Vùng IV. Tướng Quang là Tư Lệnh Vùng IV và sau là Phụ Tá Đặc Biệt cho Tổng Thống.
Tôi hợp tác với Tướng Quang trên căn bản thường nhật trong những năm 1965, 1966 và một phần của năm 1967, chúng tôi có trách nhiệm làm việc với nhau trong một nhóm. Lúc đó ông ta được thuyên chuyển từ vùng châu thổ về Saigon và tôi rất thường tiếp xúc với ông ta. Tôi cũng quen thân với gia đình và những người thân cận của ông trong khoảng thời gian này.
Tôi nhận thấy tướng Quang là một người yêu nước và nhiệt tình chống Cộng. Trong thời gian chỉ huy Vùng IV, ông đã đạt được thành quả vượt bực trong khắp vùng châu thổ trong lãnh vực quân sự, bình định, và cải thiện kinh tế và cuộc sống của người dân. Tướng Quang làm việc không biết mệt mõi, lúc nào cũng lo cho người khác với mục đích đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân Việt Nam. Ông đã vô cùng trung thành với chính phủ Saigon.
Trong khoảng thời gian này, có một chiến dịch tung tin ông tham nhũng. Tôi chưa bao giờ được thấy hoặc biết về một hành vi tham nhũng nào. Khi tôi hỏi những viên chức về phía Mỹ cũng như Việt để xem có những bằng chứng cụ thể nào không, câu trả lời luôn luôn là không.
Tôi tin rằng những điều tiếng này đều do Việt Cộng tung tin thất thiệt, một chiến dịch nhằm bôi nhọ những người lãnh đạo có hiệu năng. Ngoài sự thành công của Tướng Quang, ông còn được sự ủng hộ của dân chúng mà vì vậy trở nên một nhân vật chính trị uy tín của vùng châu thổ đông dân cư này. Những chính trị gia đối lập với ông cũng cố gắng làm giảm uy tín của ông. Báo chí khai thác khá nhiều về những tin đồn đại này đúng như đường lối họ đã làm trong suốt cuộc chiến tại Việt-Nam.
Tôi tin chắc rằng tướng Quang là nạn nhân của tuyên truyền Cộng sản và ác ý của báo chí nhằm bêu xấu những lãnh đạo Việt Nam và nỗ lực của họ trong cuộc chiến.
Như tôi được biết, Tướng Quang là một người Việt Nam chống Cộng, yêu nước và lương thiện.
William R. Desobry
Trung Tướng hồi hưu của Lục Quân Mỹ
Friday, March 19, 2010
Người không nhận tội
Duy Nhân
1.Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.
Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ” những gì mình “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác.
Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.
Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói :
- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?
Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :
- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Anh Giáo ngắt lời :
- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận
Tên sư trưởng phản ứng :
- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.
Anh KTG :
- Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.
Tên sư trưởng :
- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.
Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :
- Quân phản động !
Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :
- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.
Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :
- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.
Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :
- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !
Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :
- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?
Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.
Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .
Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :
- Chi vậy ?
- Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.
- Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?
- Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.
- Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.
- Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !
- Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.
Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !
Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?
2. Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục. Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :
- Anh có đứng lên không ?
- Tôi còn mệt.
- Anh không chấp hành lệnh phải không ?
- Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.
Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :
- Anh không đứng lên tôi bắn.
Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :
- Anh cứ bắn đi !
Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :
- Lại Chúa tôi.
Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !
Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.
Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.
Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :
“ Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”
Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.
Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.
3. Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.
Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.
Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :
- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…
- Tôi, Duy Nhân đây.
- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?
- Tôi đây chị.
- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..
Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :
- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.
- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.
- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.
- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.
Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.
Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.
Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.
GHI CHÚ :
(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.
Duy Nhân
1.Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.
Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ” những gì mình “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác.
Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.
Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói :
- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?
Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :
- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Anh Giáo ngắt lời :
- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận
Tên sư trưởng phản ứng :
- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.
Anh KTG :
- Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.
Tên sư trưởng :
- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.
Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :
- Quân phản động !
Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :
- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.
Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :
- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.
Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :
- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !
Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :
- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?
Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.
Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .
Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :
- Chi vậy ?
- Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.
- Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?
- Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.
- Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.
- Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !
- Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.
Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !
Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?
2. Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục. Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :
- Anh có đứng lên không ?
- Tôi còn mệt.
- Anh không chấp hành lệnh phải không ?
- Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.
Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :
- Anh không đứng lên tôi bắn.
Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :
- Anh cứ bắn đi !
Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :
- Lại Chúa tôi.
Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !
Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.
Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.
Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :
“ Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”
Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.
Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.
3. Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.
Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.
Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :
- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…
- Tôi, Duy Nhân đây.
- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?
- Tôi đây chị.
- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..
Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :
- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.
- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.
- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.
- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.
Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.
Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.
Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.
GHI CHÚ :
(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.
10 Nguyên tắc để sống trên 100 tuổi
Tác Giả : BS Trường Xuân. MD.
Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa (Geriatrics) và di truyền học (Genetics) và tiên đóan là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng.
Một khảo cứu khác trên 20000 người dân Anh đăng trên tờ báo Y học British Medical Journal thì cho biết là có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch như đau tim, tai biến mạch máu não bằng 4 biện pháp sau đây : đi bộ 30 phút mỗi ngày, ăn nhiều rau cỏ và trái cây, không hút thuốc lá và giảm bớt uống rượu.
Những nguyên tắc kể trên cũng được Y học Mỹ xác nhận từ lâu nhưng gần đây BS Thomas Perls của Đại Học Boston University cho biết là dựa trên kinh nghiệm của những người đã sống trên 100 tuổi thì ông đã rút ra được những kinh nghiệm như sau.
1/ Hưu trí.
Các khảo cứu về tử vong đều xác nhận là khoảng thời gian 1 năm sau khi hưu trí là nguy hiểm nhất ở những người về hưu rồi không hoạt động gì cả vì tình trạng mập phì gia tăng, tâm thần suy nhược, cholesterol xấu LDL lên cao còn cholesterol tốt HDL giảm, huyết áp gia tăng..
BS Luigi Ferruci tại Baltimore sau khi khảo sát tình trạng sức khỏe của vùng Chianti bên Ý là nơi có rất nhiều người sống trên 100 tuổi thì thấy rằng những người sau khi hưu trí thì vẫn tiếp tục hoạt động thể chất và tinh thần như trồng rau, trồng hoa, thăm viếng bạn bè, chăm đi lễ nhà thờ.
Tại Mỹ có nhiều chương trình hoạt động thiện nguyện như Expericence corps, Masters Gardeners giúp cho những người cao niên đem kiến thức truyền lại cho giới trẻ, đem lại hứng khởI cho tất cả mọi người..và kéo dài tuổi thọ.
2/ Vệ sinh răng miệng.
Phần này hết sức quan trọng nhưng ít khi được chú ý đúng mức. Một khảo cứu của Đại học Minnesota cho thấy là những người bị viêm nướu răng (gum disease) dễ bị tai biến mạch máu não và đau tim vì trong miệng có những vi khuẩn tiết ra những độc chất làm cho máu bị đông và các mạch máu bị viêm. Cần dùng chỉ đánh răng (dental floss) và chữa trị bệnh răng miệng thật sớm dể tránh bệnh đau tim và cả chứng.. Hôi miệng (halitosis) như vua Câu Tiễn đã được mô tả thời xưa !
3/ Hoạt động thể chất, đi bộ.
BS Jay Olshansky thuộc Đại Học Chicago nói ’’ đi bộ là môn thuốc trường sinh tốt nhất và không tốn tiền ‘’. Tất cả những khảo cứu về tuổi thọ đều xác nhận là đi bộ giúp cho tinh thần thoải mái, sáng suốt (tăng chất endorphins) , tránh té ngã, tăng sức cơ bắp, xương cứng tránh bị gãy xương hông, một trong những nguyên nhân tử vong ở Mỹ. Không cần phải tập luyện khó khăn như chạy marathon mà chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu tập thêm những phương pháp giữ gìn gân cốt như yoga, tai chi thì càng tốt.
4/ Ăn ngũ cốc high fiber mỗi buổi sáng.
Các nhà khảo cứu đều xác nhận là 90 % các chứng bệnh mãn tính ở Mỹ như bệnh tim mạch, ung thư đường ruột đều có thể tránh được nếu biết dinh dưỡng đúng phép. Cần ăn sáng bằng những loại ngũ cốc có nhiều xớ như oat meal, quinoa và gần đây loại hạt Chia seed (Salvia Hispaniola) giống như hạt é ( basil ) vì có nhiều dàu omega 3 và giúp cho no lâu, có nhiều năng lực. Hạt Chia giúp tránh được bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch hết sức phổ biến ở Mỹ. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 22 triệu người bị bệnh tiểu đường làm cho ngân sách Y tế tốn trên 200 tỷ USD mỗi năm. Bữa ăn sáng rất quan trọng giúp cho cơ thể có đủ năng lực hoạt động trong ngày và đường trong máu được ổn định.
5/ Vệ sinh giấc ngủ.
Cần điều độ trong giấc ngủ, ít nhất từ 5 đến 6 tiếng mỗi tối. Không nên thức khuya xem phim bộ, phim chưởng vì theo lời BS Ferruci thì trong khi ngủ thì cơ thể phục hồi lại các chức năng bị hao mòn trong ngày. Não bộ rất cần giấc ngủ được yên và nhất là giấc ngủ REM giúp cho các tế bào não bộ thu xếp lại các dữ kiện ban ngày giống như các máy điện toán hoạt động off line processing. Những người sống trên 100 tuổi đều hết sức coi trọng giấc ngủ được bình yên.
6/ Thực phẩm hoàn toàn.
Một số sinh tố, enzyms và chất muối khoáng hết sức cần thiết cho tuổI thọ và chỉ có trong những thực phẩm tươi tốt mà các dược thảo (dietary supplements) không thể thay thế được. Những hoá chất như carotenoids, flavonoids thường có trong các loại hoa quả có màu như cà chua, cà rốt, rau xanh, mè đen nên cần được tiêu thụ mỗI ngày. Có thể đem pha lẫn với sữa đậu nành hay hạt Chia, hạt é. Nên tránh hay giảm bớt các loại gạo trắng, tinh bột vì thiếu những hóa chất kể trên và dể làm cho mập phì, tiểu đường làm cho cơ thể mau bị lão hóa, nói chung mau già.
Một vài khảo cứu trên những người sống trên 100 tuổi cho thấy là họ ăn rất ít vào buổI tối hoặc như trường hợp của ông Breuning, người sống lâu nhất ở Mỹ 113 tuổi là đã bỏ hẳn bữa ăn tối từ 35 năm qua.
7/ Tâm thần bình an.
Tất cả những người sống trên 100 tuổi đều có đầu óc lạc quan, yêu đời, ít bon chen, ganh đua , nóng giận, tham sân si. Họ có sức chịu đựng stress rất giỏi và trải qua những khó khăn dễ dàng. Tất cả những phương pháp tĩnh tâm như yoga,tai chi, cầu nguyện, khí công đều tốt cả . Không nên tìm cách giải trí bằng xem TV, uống rượu, cờ bạc, xem soap opera, ăn junk food, gây căng thẳng trí não..
8/ Nếp sống tinh thần.
Một khảo cứu trên Giáo phái Seventh day Adventist tại Loma Linda cho biết là tuổI thọ trung bình là 89 trên mức trung bình chỉ có 82. Ngoài việc tránh ăn thịt, người Adventist không hút thuốc, không uống rượu và ăn nhiều trái cây rau cỏ. Đời sống gia đình ổn đình, thể chất lành mạnh. Một BS người Adventist 94 tuổi vẫn làm việc giải phẫu tim mạch như thường lệ.
Người Adventist có chủ trương rằng thân thể là một món quà do Thượng Đế ’’ cho vay ‘’ (on loan) nên cần phải được bảo vệ kỹ càng.
9/ Thói quen điều độ.
Những người cao niên có thói quen rất chừng mực, ăn uống điều độ, sáng dậy và tối đi ngủ hết sức mực thước, ít khi ra ngoài thông lệ.
BS Ferruci cho biết là những thay đổI bất thường trong đời sống dễ làm cho hệ thống miễn dịch (immune system) bị xáo trộn, lệch lạc mất quân bình khiến dễ đüa đến những trường hợp nhiễm trùng, cảm cúm.
10/ Quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè.
Kinh nghiệm của ngườI Adventist và Okinawa cho thấy là những liên hệ mật thiết với gia đình, bạn bè hết sức quan trọng trong việc tránh chứng bệnh buồn chán. Suy nhược thần kinh và tổn thọ. Liên hệ thường xuyên với thân sẽ giúp cho người cao niên có được sự tự tin, có nơi nương tựa nếu chẳng may hữu sự.
Nói chung là trong khi chờ đợi những phát minh mớI nhất giúp cho con người sống được trên 100 tuổi thì chúng ta đã có ngày trong tầm tay những phương pháp giản dị nhất để thực hiện điều này qua kinh nghiệm những người đã trải qua cuộc đời .. trên một thế kỷ !
Tác Giả : BS Trường Xuân. MD.
Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa (Geriatrics) và di truyền học (Genetics) và tiên đóan là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng.
Một khảo cứu khác trên 20000 người dân Anh đăng trên tờ báo Y học British Medical Journal thì cho biết là có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch như đau tim, tai biến mạch máu não bằng 4 biện pháp sau đây : đi bộ 30 phút mỗi ngày, ăn nhiều rau cỏ và trái cây, không hút thuốc lá và giảm bớt uống rượu.
Những nguyên tắc kể trên cũng được Y học Mỹ xác nhận từ lâu nhưng gần đây BS Thomas Perls của Đại Học Boston University cho biết là dựa trên kinh nghiệm của những người đã sống trên 100 tuổi thì ông đã rút ra được những kinh nghiệm như sau.
1/ Hưu trí.
Các khảo cứu về tử vong đều xác nhận là khoảng thời gian 1 năm sau khi hưu trí là nguy hiểm nhất ở những người về hưu rồi không hoạt động gì cả vì tình trạng mập phì gia tăng, tâm thần suy nhược, cholesterol xấu LDL lên cao còn cholesterol tốt HDL giảm, huyết áp gia tăng..
BS Luigi Ferruci tại Baltimore sau khi khảo sát tình trạng sức khỏe của vùng Chianti bên Ý là nơi có rất nhiều người sống trên 100 tuổi thì thấy rằng những người sau khi hưu trí thì vẫn tiếp tục hoạt động thể chất và tinh thần như trồng rau, trồng hoa, thăm viếng bạn bè, chăm đi lễ nhà thờ.
Tại Mỹ có nhiều chương trình hoạt động thiện nguyện như Expericence corps, Masters Gardeners giúp cho những người cao niên đem kiến thức truyền lại cho giới trẻ, đem lại hứng khởI cho tất cả mọi người..và kéo dài tuổi thọ.
2/ Vệ sinh răng miệng.
Phần này hết sức quan trọng nhưng ít khi được chú ý đúng mức. Một khảo cứu của Đại học Minnesota cho thấy là những người bị viêm nướu răng (gum disease) dễ bị tai biến mạch máu não và đau tim vì trong miệng có những vi khuẩn tiết ra những độc chất làm cho máu bị đông và các mạch máu bị viêm. Cần dùng chỉ đánh răng (dental floss) và chữa trị bệnh răng miệng thật sớm dể tránh bệnh đau tim và cả chứng.. Hôi miệng (halitosis) như vua Câu Tiễn đã được mô tả thời xưa !
3/ Hoạt động thể chất, đi bộ.
BS Jay Olshansky thuộc Đại Học Chicago nói ’’ đi bộ là môn thuốc trường sinh tốt nhất và không tốn tiền ‘’. Tất cả những khảo cứu về tuổi thọ đều xác nhận là đi bộ giúp cho tinh thần thoải mái, sáng suốt (tăng chất endorphins) , tránh té ngã, tăng sức cơ bắp, xương cứng tránh bị gãy xương hông, một trong những nguyên nhân tử vong ở Mỹ. Không cần phải tập luyện khó khăn như chạy marathon mà chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu tập thêm những phương pháp giữ gìn gân cốt như yoga, tai chi thì càng tốt.
4/ Ăn ngũ cốc high fiber mỗi buổi sáng.
Các nhà khảo cứu đều xác nhận là 90 % các chứng bệnh mãn tính ở Mỹ như bệnh tim mạch, ung thư đường ruột đều có thể tránh được nếu biết dinh dưỡng đúng phép. Cần ăn sáng bằng những loại ngũ cốc có nhiều xớ như oat meal, quinoa và gần đây loại hạt Chia seed (Salvia Hispaniola) giống như hạt é ( basil ) vì có nhiều dàu omega 3 và giúp cho no lâu, có nhiều năng lực. Hạt Chia giúp tránh được bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch hết sức phổ biến ở Mỹ. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 22 triệu người bị bệnh tiểu đường làm cho ngân sách Y tế tốn trên 200 tỷ USD mỗi năm. Bữa ăn sáng rất quan trọng giúp cho cơ thể có đủ năng lực hoạt động trong ngày và đường trong máu được ổn định.
5/ Vệ sinh giấc ngủ.
Cần điều độ trong giấc ngủ, ít nhất từ 5 đến 6 tiếng mỗi tối. Không nên thức khuya xem phim bộ, phim chưởng vì theo lời BS Ferruci thì trong khi ngủ thì cơ thể phục hồi lại các chức năng bị hao mòn trong ngày. Não bộ rất cần giấc ngủ được yên và nhất là giấc ngủ REM giúp cho các tế bào não bộ thu xếp lại các dữ kiện ban ngày giống như các máy điện toán hoạt động off line processing. Những người sống trên 100 tuổi đều hết sức coi trọng giấc ngủ được bình yên.
6/ Thực phẩm hoàn toàn.
Một số sinh tố, enzyms và chất muối khoáng hết sức cần thiết cho tuổI thọ và chỉ có trong những thực phẩm tươi tốt mà các dược thảo (dietary supplements) không thể thay thế được. Những hoá chất như carotenoids, flavonoids thường có trong các loại hoa quả có màu như cà chua, cà rốt, rau xanh, mè đen nên cần được tiêu thụ mỗI ngày. Có thể đem pha lẫn với sữa đậu nành hay hạt Chia, hạt é. Nên tránh hay giảm bớt các loại gạo trắng, tinh bột vì thiếu những hóa chất kể trên và dể làm cho mập phì, tiểu đường làm cho cơ thể mau bị lão hóa, nói chung mau già.
Một vài khảo cứu trên những người sống trên 100 tuổi cho thấy là họ ăn rất ít vào buổI tối hoặc như trường hợp của ông Breuning, người sống lâu nhất ở Mỹ 113 tuổi là đã bỏ hẳn bữa ăn tối từ 35 năm qua.
7/ Tâm thần bình an.
Tất cả những người sống trên 100 tuổi đều có đầu óc lạc quan, yêu đời, ít bon chen, ganh đua , nóng giận, tham sân si. Họ có sức chịu đựng stress rất giỏi và trải qua những khó khăn dễ dàng. Tất cả những phương pháp tĩnh tâm như yoga,tai chi, cầu nguyện, khí công đều tốt cả . Không nên tìm cách giải trí bằng xem TV, uống rượu, cờ bạc, xem soap opera, ăn junk food, gây căng thẳng trí não..
8/ Nếp sống tinh thần.
Một khảo cứu trên Giáo phái Seventh day Adventist tại Loma Linda cho biết là tuổI thọ trung bình là 89 trên mức trung bình chỉ có 82. Ngoài việc tránh ăn thịt, người Adventist không hút thuốc, không uống rượu và ăn nhiều trái cây rau cỏ. Đời sống gia đình ổn đình, thể chất lành mạnh. Một BS người Adventist 94 tuổi vẫn làm việc giải phẫu tim mạch như thường lệ.
Người Adventist có chủ trương rằng thân thể là một món quà do Thượng Đế ’’ cho vay ‘’ (on loan) nên cần phải được bảo vệ kỹ càng.
9/ Thói quen điều độ.
Những người cao niên có thói quen rất chừng mực, ăn uống điều độ, sáng dậy và tối đi ngủ hết sức mực thước, ít khi ra ngoài thông lệ.
BS Ferruci cho biết là những thay đổI bất thường trong đời sống dễ làm cho hệ thống miễn dịch (immune system) bị xáo trộn, lệch lạc mất quân bình khiến dễ đüa đến những trường hợp nhiễm trùng, cảm cúm.
10/ Quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè.
Kinh nghiệm của ngườI Adventist và Okinawa cho thấy là những liên hệ mật thiết với gia đình, bạn bè hết sức quan trọng trong việc tránh chứng bệnh buồn chán. Suy nhược thần kinh và tổn thọ. Liên hệ thường xuyên với thân sẽ giúp cho người cao niên có được sự tự tin, có nơi nương tựa nếu chẳng may hữu sự.
Nói chung là trong khi chờ đợi những phát minh mớI nhất giúp cho con người sống được trên 100 tuổi thì chúng ta đã có ngày trong tầm tay những phương pháp giản dị nhất để thực hiện điều này qua kinh nghiệm những người đã trải qua cuộc đời .. trên một thế kỷ !
Nhà thơ 'Màu tím hoa sim' qua đời
*Hà Linh*
Hữu Loan - tác giả những câu thơ như "Nàng có ba người anh đi bộ đội / Những em nàng / Có em chưa biết nói / Khi tóc nàng xanh xanh" - trút hơi thở cuối cùng tối 18/3, hưởng thọ 95 tuổi.
Tang lễ nhà thơ Hữu Loan sẽ diễn ra vào lúc 15h chiều 19/3. Ông được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang xã Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa - nơi nhà thơ sinh ra và gần như gắn bó cả cuộc đời nhọc nhằn của mình ở đó. Sáng nay, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đã dẫn đầu đoàn Hội Nhà văn lên đường vào xứ Thanh tiễn đưa tác giả *Màu tím hoa sim.*
Đang dự Hội chợ sách tại TP HCM, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ cảm giác mất mát khi nghe tin Hữu Loan qua đời. Khoảng một tuần trước Tết dương lịch 2010, ông cùng một số đồng nghiệp vào Thanh Hóa thăm nhà thơ. Ông kể:
"Lúc đó, sức khỏe Hữu Loan cũng đã yếu rồi. Ông ốm hơn một năm nay, cộng thêm bị cảm cúm nên gia đình tưởng nhà thơ đã không thể qua khỏi đợt đó. Tuy vậy, Hữu Loan vẫn còn nhớ, vẫn đọc được thơ, nhưng không đọc được trọn vẹn, rõ ràng bài *Màu tím hoa sim* nữa".
Nhà thơ Phạm Xuân Nguyên cho biết thêm, dù sống cuộc đời rất vất vả cực nhọc, Hữu Loan là người cứng cỏi, mạnh mẽ, ít ốm đau, bệnh tật. Những năm cuối đời, chân ông yếu đi nhiều, gần như bị tê liệt do di chứng của những tháng ngày thồ đá nuôi con vất vả, nhưng đầu óc, tâm trí nhà thơ vẫn rất minh mẫn.
Hữu Loan, tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình nông dân nghèo. Sau khi đỗ tú tài, ông sinh sống bằng nghề dạy học. Từ những năm 1940, nhà thơ tham gia cách mạng và từng làm Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.
Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội làm biên tập viên báo *Văn Nghệ*, tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm... Đến năm 1958, ông về quê, sống bằng nhiều nghề như: làm ruộng, đánh cá, thồ đá... cho đến lúc qua đời.
Hữu Loan viết cả truyện và ký, nhưng ông nổi tiếng nhất ở lĩnh vực thơ ca với những tác phẩm kinh điển như *Đèo cả,* *Màu tím hoa sim*... Đặc biệt, những vần thơ khóc người vợ đầu tiên của ông -* Màu tím hoa sim* - đã làm xúc động trái tim độc giả từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Sau khi người vợ đầu, bà Lê Đỗ Thị Ninh qua đời, nhà thơ Hữu Loan kết hôn với người vợ thứ hai, bà Phạm Thị Nhu - người đã cùng ông vượt qua mọi khó khăn, nuôi dạy 10 đứa con nên người.
*Hà Linh*
Hữu Loan - tác giả những câu thơ như "Nàng có ba người anh đi bộ đội / Những em nàng / Có em chưa biết nói / Khi tóc nàng xanh xanh" - trút hơi thở cuối cùng tối 18/3, hưởng thọ 95 tuổi.
Tang lễ nhà thơ Hữu Loan sẽ diễn ra vào lúc 15h chiều 19/3. Ông được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang xã Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa - nơi nhà thơ sinh ra và gần như gắn bó cả cuộc đời nhọc nhằn của mình ở đó. Sáng nay, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đã dẫn đầu đoàn Hội Nhà văn lên đường vào xứ Thanh tiễn đưa tác giả *Màu tím hoa sim.*
Đang dự Hội chợ sách tại TP HCM, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ cảm giác mất mát khi nghe tin Hữu Loan qua đời. Khoảng một tuần trước Tết dương lịch 2010, ông cùng một số đồng nghiệp vào Thanh Hóa thăm nhà thơ. Ông kể:
"Lúc đó, sức khỏe Hữu Loan cũng đã yếu rồi. Ông ốm hơn một năm nay, cộng thêm bị cảm cúm nên gia đình tưởng nhà thơ đã không thể qua khỏi đợt đó. Tuy vậy, Hữu Loan vẫn còn nhớ, vẫn đọc được thơ, nhưng không đọc được trọn vẹn, rõ ràng bài *Màu tím hoa sim* nữa".
Nhà thơ Phạm Xuân Nguyên cho biết thêm, dù sống cuộc đời rất vất vả cực nhọc, Hữu Loan là người cứng cỏi, mạnh mẽ, ít ốm đau, bệnh tật. Những năm cuối đời, chân ông yếu đi nhiều, gần như bị tê liệt do di chứng của những tháng ngày thồ đá nuôi con vất vả, nhưng đầu óc, tâm trí nhà thơ vẫn rất minh mẫn.
Hữu Loan, tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình nông dân nghèo. Sau khi đỗ tú tài, ông sinh sống bằng nghề dạy học. Từ những năm 1940, nhà thơ tham gia cách mạng và từng làm Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.
Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội làm biên tập viên báo *Văn Nghệ*, tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm... Đến năm 1958, ông về quê, sống bằng nhiều nghề như: làm ruộng, đánh cá, thồ đá... cho đến lúc qua đời.
Hữu Loan viết cả truyện và ký, nhưng ông nổi tiếng nhất ở lĩnh vực thơ ca với những tác phẩm kinh điển như *Đèo cả,* *Màu tím hoa sim*... Đặc biệt, những vần thơ khóc người vợ đầu tiên của ông -* Màu tím hoa sim* - đã làm xúc động trái tim độc giả từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Sau khi người vợ đầu, bà Lê Đỗ Thị Ninh qua đời, nhà thơ Hữu Loan kết hôn với người vợ thứ hai, bà Phạm Thị Nhu - người đã cùng ông vượt qua mọi khó khăn, nuôi dạy 10 đứa con nên người.
Mời đọc...suy nghĩ rồi quyết định..
Tran Nguyen
Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:
- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.
- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn tỷ Mỹ kim.
- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.
Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.
Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người/năm.
Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.
Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.
Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.
Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.
Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.
Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.
Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.
Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.
Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc
hơn cả Tokyo, Sydney, Washington DC, ....
Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại..
Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.
Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.
Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.
Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.
Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo
(Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.
Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.
Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?
Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?
Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.
35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.
Đừng nên quá ôm đồm.
Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.
Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.
Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.
Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.
35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”
Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).
Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .
Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...
Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.
Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!
Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.
Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.
Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.
o0o
35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.
Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.
Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.
Tran Nguyen
Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:
- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.
- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn tỷ Mỹ kim.
- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.
Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.
Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người/năm.
Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.
Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.
Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.
Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.
Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.
Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.
Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.
Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.
Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc
hơn cả Tokyo, Sydney, Washington DC, ....
Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại..
Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.
Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.
Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.
Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.
Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo
(Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.
Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.
Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?
Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?
Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.
35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.
Đừng nên quá ôm đồm.
Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.
Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.
Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.
Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.
35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”
Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).
Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .
Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...
Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.
Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!
Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.
Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.
Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.
o0o
35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.
Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.
Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Blog Archive
-
▼
2010
(141)
-
▼
March
(17)
- NHỮNG KẺ KHOÁC ÁO CHỐNG CỘNG !Phùng Ngọc Sa Cho đế...
- Trung Tướng Đặng Văn Quang: Người Hùng Lâm Nạn Mo...
- Người không nhận tộiDuy Nhân1.Tôi biết anh khi cùn...
- 10 Nguyên tắc để sống trên 100 tuổiTác Giả : BS Tr...
- Nhà thơ 'Màu tím hoa sim' qua đời*Hà Linh*Hữu Loan...
- Mời đọc...suy nghĩ rồi quyết định..Tran NguyenNgày...
- Phỏng vấn LS Lê Duy San Hoàng Lan Chi thực hiệnXin...
- Quà Một ThờiVân GiangLời tác giả: Thân tặng bạn bè...
- MỘT BÁC SĨ ĐẢO LỘN CÁCH CHỮA BỆNH: KHÁM PHÁ PHƯƠNG...
- NGỌC LAN, CÁNH HOA MONG MANH…March 9, 2010 – 6:54 ...
- NHÓM DAVID DƯƠNG ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG VIỆC THỔI P...
- CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI THAM DỰ NGÀY CÂY MÙA XUÂ...
- Mười hai cách hưởng hào khí Thăng Long của thiền s...
- Who knew? Did you know that drinking two glasses o...
- Bói ra maPhong Trần Quán“…Mình có đi tu đâu mà phả...
- Đừng bảo tôi Im ! Joyce Anne Nguyen Có đôi khi s...
- Bài thơ bất hủ của Trần Chiêu YênParis, thứ Bẩy - ...
-
▼
March
(17)