Thursday, July 3, 2008

Vì Việt Nam, hãy Lên tiếng Mạnh mẽ hơn Về những Quan điểm Của mình

Tác giả: Sara Colmm, Tuấn Hoàng
Ngày gởi đăng: 7/3/2008

Một nhà sư Phật giáo bị mất tích từ khi các nhà chức trách đuổi ông ra khỏi ngôi chùa của mình. Một tín đồ Cơ đốc giáo của người dân tộc bị đánh đến chết tại nơi giam giữ của công an. Một luật sư bị ép đưa vào nhà thương điên sau khi bà bênh vực cho quyền lợi của những người nông dân bị tống ra khỏi ruộng vườn của họ. Những nhà báo bị tù đày vì phơi bày tệ nạn tham nhũng. Một chàng trai trẻ bị kết án tù giam sau khi chuyện gẫu trên mạng trực tuyến về dân chủ và nhân quyền. Hơn 400 người đang mỏi mòn trong những tình trạng lao tù khắc nghiệt vì những quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo của mình.

Vào tuần này, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa chuyến trình diễn lưu động của Việt Nam tới Phố Wall và gặp gỡ Tổng thống Bush và các nhà lãnh đạo có thể bao gồm các đối thủ ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, John McCain và Barack Obama.

Khi các nhà lãnh đạo chính trị và tài chính Mỹ ngồi với Thủ tướng Dũng, họ không nên quên đi những con người dũng cảm này và cần trực tiếp định danh ra những mẫu mực vi phạm nhân quyền đã trở thành thâm căn cố đế tại Việt Nam mà họ hình dung được: sự thiếu vắng lòng khoan dung của chính phủ Việt Nam đối với những nhà bất đồng chính kiến và sự phủ nhận những quyền cơ bản về tự do ngôn luận, tự do thành lập hội, tự do biểu tình, và tự do thể hiện niềm tin tôn giáo.

Tại Việt Nam ngày nay, chính quyền vẫn kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông, với thực tế được minh chứng bởi vụ bắt giữ vào tháng Ba năm 2008 hai phóng viên điều tra đã phanh phui một vụ tai tiếng tham nhũng lớn năm 2005. Các nhà báo, Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ phải đối mặt với những lời buộc tội "lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ."

Công an đã tấn công triền miên và bắt giữ những blogger và các cư dân mạng do họ đưa lên mạng Internet những lời chỉ trích chính phủ. Vào tháng Giêng năm 2008, một toà án đã kết án cư dân mạng Trương Quốc Huy sáu năm tù giam vì đã phân phát các tờ rơi phê phán Đảng Cộng sản và tham gia vào những diễn đàn ủng hộ dân chủ trên Internet. Anh bị buộc tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ trong việc lập hội, phát biểu ý kiến, hội họp để xâm phạm tới các lợi ích quốc gia."

Luật an ninh quốc gia được sử dụng để bỏ tù những thành viên các đảng phái chính trị đối lập, các nghiệp đoàn độc lập, và các phương tiện truyền thông không được chính quyền cho phép hay các tổ chức tôn giáo. Những luật như Nghị định 44 cho phép giam giữ mà không cần xét xử những người bất đồng quan điểm bằng việc đưa họ vào "các trung tâm bảo trợ xã hội" và các bệnh viện tâm thần nếu họ được cho là đã xâm phạm tới những luật về ninh quốc gia.

Vào tháng Ba năm 2008, công an đã bắt giữ bà Bùi Kim Thành, một nhà hoạt động đã bảo vệ những nạn nhân của các vụ sung công đất đai và đã ép bà phải vào nhà thương điên.

Ông Bush cần phải hiểu rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gây phiền nhiễu và bắt giữ những người đứng đầu giáo hội tham gia vào cuộc vận động cho những quyền cơ bản của con người hay lựa chọn không gia nhập các ủy ban giám sát tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Trong 30 năm qua, Hòa thượng Tăng thống Thích Huyền Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị cầm tù hoặc quản thúc tại gia do công khai phản đối các chính sách của nhà nước.

Các nhà chức trách đã đánh đập và bắt giữ các thành viên của các dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh, ví như người Thượng, vì họ đã từ chối tham gia vào các tổ chức nhà thờ do nhà nước thừa nhận, phản kháng việc sung công đất đai, có liên lạc với bà con thân thuộc hay các nhóm người Thượng ở nước ngoài, hay cố gắng xin tị nạn chính trị tại Cambodia.

Vào tháng Tư năm nay, công an đã bắt giữ Y Ben Hdok tại Đắc Lắc sau khi những người Thượng khác trong vùng ông ở đã cố gắng trốn sang Cambodia. Công an đã không cho phép gia đình ông hay một luật sư tới thăm trong ba ngày giam giữ. Vào ngày 1 tháng Năm, công an đã yêu cầu vợ ông Y Ben tới nhận lại cái xác đã bị bầm dập của ông. Xương sườn và tay chân của ông bị gãy nát và nhiều chiếc răng của ông đã bị đánh rụng. Công an đã gán cho cái chết này là một vụ tự tử.

Trong suốt chuyến công du của Thủ tướng Dũng với Mỹ, ông Dũng nên lắng nghe dân chúng và chính phủ Mỹ quan tâm tới việc chính quyền Việt Nam đã đối xử ra sao với người dân Việt Nam. Đây là một cơ hội hiếm có nhất để ủng hộ những nhà hoạt động, các nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm ở Việt Nam, những người đã liều mạng cuộc sống tự do của mình để làm cho đất nước họ được cởi mở, khoan dung và tự do hơn.

----------------------------------------------------------------------------
[1]Cô Colm là một nhà nghiên cứu lâu năm thuộc tổ chức Human Rights Watch, trú tại Phnom Penh, Cambodia

No comments:

Blog Archive