Người đàn ông nhặt được hòn đá lạ, tưởng là vàng
Lâm Mộc•Chủ Nhật, 08/12/2024
Một người đàn ông ở Úc trước đó đã tìm thấy một tảng đá khác thường màu đỏ sẫm, cực kỳ nặng và cứng tại một công viên ở tiểu bang Victoria. Tin chắc rằng bên trong tảng đá này chứa vàng, nên ông quyết định mang nó về nhà. Tuy nhiên, vài năm sau, khi mang tảng đá đến bảo tàng để giám định, ông mới biết rằng đó là một thiên thạch có tuổi đời 4,6 tỷ năm – giá trị của nó còn quý hơn cả vàng.
Theo các phương tiện truyền thông, người đàn ông này tên là Dave Hole, thường xuyên thích sử dụng máy dò kim loại để săn tìm kho báu. Năm 2015, tại Công viên Khu vực Maryborough (Maryborough Regional Park), một khu vực gần Melbourne. Ông phát hiện ra tảng đá khác thường này, nặng 37,5 pound (17kg), với mật độ cao và trọng lượng lớn, ông tin chắc đây là một tảng đá quý chứa vàng. Thêm vào đó, khu vực này từng là trung tâm của cơn sốt đào vàng thế kỷ 19, điều này càng làm ông khẳng định rằng mình đã “nhặt được vàng”.
Sau khi ông Dave Hole mang tảng đá về nhà, ông đã cố gắng cắt nó ra ngay lập tức. Ông thử dùng cưa đá, máy mài góc, khoan, thậm chí cả búa tạ hay ngâm trong dung dịch axit, nhưng làm thế nào cũng không để lại dấu vết gì trên tảng đá. Ông thốt lên: “Rốt cuộc đây là thứ gì vậy?”
Vì tò mò, vài năm sau, Ông Hole quyết định mang tảng đá đến Bảo tàng Melbourne để được giám định. Tại đây, các nhân viên bảo tàng đã sử dụng lưỡi cưa kim cương để cắt một mảnh nhỏ từ tảng đá, và cuối cùng xác định được nguồn gốc thật sự của nó. Theo kết quả giám định từ bảo tàng, tảng đá mà Ông Hole nhặt được không phải vật liệu ở trái Đất, mà là một thiên thạch có tuổi đời 4,6 tỷ năm – hiếm hơn cả vàng. Kết quả này khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.
Nhà địa chất Dermot Henry tại Bảo tàng Melbourne giải thích với truyền thông địa phương rằng: “Thiên thạch này chứng kiến sự hình thành của hệ Mặt Trời và cung cấp cho chúng ta dữ liệu quý giá để hiểu về lịch sử của hệ Mặt Trời”. Ông suy đoán rằng thiên thạch này có thể có nguồn gốc từ vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, do va chạm giữa các tiểu hành tinh đã đẩy nó rời ra và cuối cùng tới Trái Đất. Ước tính, thiên thạch này có thể đã rơi xuống Trái Đất chưa đến 200 năm trước.
Ông Henry cho biết đây là một thiên thạch thuộc loại “H5 ordinary chondrite” và do ma sát khi xuyên qua khí quyển Trái Đất đã làm bề mặt của nó lồi lõm như được chạm khắc.
Để ghi nhớ nơi nó được phát hiện, thiên thạch này đã được đặt tên là “Thiên thạch Maryborough”.
Sau khi biết được sự thật, Ông Hole vô cùng vui sướng và cho rằng mình cực kỳ may mắn. Ông cảm thán: “Khả năng nhặt được thiên thạch chỉ là một phần trăm triệu, thậm chí rất thấp là một phần nghìn tỷ – điều này còn hiếm hơn việc bị sét đánh hai lần”.
No comments:
Post a Comment