Saturday, July 31, 2021

Mối lương duyên kỳ lạ và hôn nhân đáng ngưỡng mộ của danh ca Bạch Yến – nhạc sĩ Trần Quang Hải

Trong cuốn Thân Phận & Hào Quang, khi được nhà báo Hoàng Nguyên Vũ hỏi: “Trong cuộc sống, cô quan trọng sự nghiệp hơn hay hạnh phúc hơn?”. Nữ danh ca Bạch Yến đã trả lời ngay rằng: 

Dĩ nhiên là hạnh phúc. Chính vì vậy nên tôi đã có vài lần huỷ hôn khi tôi nhận thấy người ta đến với tôi bằng cái vẻ hào nhoáng trên sân khấu của mình. Tôi tự hỏi, liệu một ngày mình không hát nữa hay phong độ đi xuống, người ta có còn ở bên cuộc đời mình nữa không? Và thế là tôi thôi. Dù có đi Tây đi Tàu, nổi tiếng nơi này nơi nọ thì gia đình cũng là bến đỗ cuối cùng”.

Nhiều người hẳn sẽ bất ngờ với quan điểm thiên về hạnh phúc gia đình của nữ danh ca. Bởi từ trước đến nay, Bạch Yến thường được biết đến như một nữ danh ca cá tính, luôn sẵn sàng thay đổi và dấn thân để vươn lên.

Năm 12 tuổi, sau biến cố gia đình, Bạch Yến đang từ một tiểu thư lá ngọc cành vàng đi học có xe hơi đưa đón, phải ra đời kiếm tiền phụ giúp mẹ bằng công việc đi hát ở đài phát thanh, sau đó lăn lộn với nghề biểu diễn mô tô bay, một công việc mà hiếm người dám thử. Năm 14 tuổi, cô trở lại đi hát, cố gắng hoá trang cho già dặn, rồi vào vũ trường, phòng trà xin làm ca sĩ. Chỉ một năm sau đó, 15 tuổi, Bạch Yến đã là một tên tuổi được yêu thích với hàng loạt nhạc phẩm lời Việt và cả Pháp, nổi bật nhất là nhạc phẩm Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.
19 tuổi, khi đang là một ca sĩ đắt show tại Sài Gòn, Bạch Yến bất ngờ bỏ ngang công việc sang Pháp du học về thanh nhạc. Tại Paris, Bạch Yến vừa đi học vừa đi hát tại nhà hàng, đồng thời được hãng Polydor mời thâu đĩa và đi lưu diễn một số nơi tại Châu Âu. 

Năm 1963, sau khi hoàn thành khoá học thanh nhạc kéo dài 2 năm tại Paris, Bạch Yến quyết định trở về Việt Nam. Tuy nhiên, mối duyên của bà với khán giả ngoại quốc vẫn không hề dứt. 

Năm 1965, Bạch Yến lại tiếp tục được mời sang Mỹ biểu diễn cho chương trình Ed Sullivan Show, một show truyền hình ăn khách nhất nước Mỹ thời đó. Khi rời Sài Gòn đến Mỹ, chuyến đi của Bạch Yến chỉ dự định kéo dài trong 2 tuần tuy nhiên khi qua đến Mỹ, Bạch Yến liên tục nhận thêm nhiều lời mời biểu diễn khác biến chuyến đi ngắn ngày của cô thành chuyến đi dài suốt 12 năm lưu diễn khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia Nam Mỹ và Trung Mỹ. Cho đến nay, Bạch Yến là nữ nghệ sĩ Việt Nam duy nhất được mời trình diễn cùng hàng hoạt nghệ sĩ tên tuổi của Mỹ như Bob Hope, Pat Boone, Bing Crosby, Frankie Avalon,… và là ca sĩ người Việt duy nhất từng được mời hát trong phim điện ảnh của Hollywood.
Từ thuở thiếu nữ, Bạch Yến đã được nhạc sĩ tài hoa Lam Phương theo đuổi, trở thành mối tình trong âm nhạc nổi tiếng bậc nhất của làng nhạc Việt Nam với nhiều ca khúc được ra đời: Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Thu Sầu… Trong suốt những năm tháng ở Mỹ, danh ca Bạch Yến từng được rất nhiều người đàn ông rất giàu có và quyền chức theo đuổi, săn đón, trong đó có cả người Việt lẫn người nước ngoài. Tuy nhiên, lúc nào Bạch Yến cũng khắc ghi 3 điều dặn dò của mẹ là: “Không được lấy chồng Tây, không được cắt tóc ngắn và cuối cùng là không được mặc bikini, dù là đi tắm”.

Bạch Yến từng yêu nhưng từ chối kết hôn với một người Mỹ là ông chủ của 6 đài truyền hình. Trong một lần trả lời phỏng vấn, cô nói rằng đã từng quyết định huỷ hôn vào phút chót khi thiệp mời cưới đã được phát ra vì không thể tin người mình sắp lấy làm chồng. Tuy nhiên nữ danh ca tài sắc lại nhanh chóng gật đầu với một người đàn ông kém mình 2 tuổi chỉ sau 1 ngày gặp gỡ. Người đàn ông đặc biệt này chính là giáo sư nhạc sĩ Trần Quang Hải, con trai trưởng của giáo sư Trần Văn Khê.

Theo lời kể của ca sĩ Bạch Yến, cuộc gặp gỡ định mệnh của cô và chồng diễn ra vào năm 1978. Năm đó, Bạch Yến vẫn đang sinh sống, hoạt động âm nhạc tại Mỹ và đến Pháp nghỉ hè, còn nhạc sĩ Trần Quang Hải khi đó đang định cư tại Pháp, đã ly dị vợ và có một cô con gái vừa tròn 5 tuổi. Lần gặp gỡ đó, Trần Quang Hải dắt theo cả cô con gái nhỏ đến chào Bạch Yến.

Cô nhớ lại: “Vào lần gặp đầu tiên năm 1961, anh Trần Quang Hải chỉ là một thanh niên chừng 17 tuổi, gầy gò chứ không phát tướng như sau này (cười). Lúc GS Trần Văn Khê chỉ tay giới thiệu “Đây là con trai tôi”, tôi không có nhiều ấn tượng nhưng khi gặp lại anh sau gần 20 năm, tôi vẫn nhận ra và lần gặp lại ở Paris giống như sự sắp đặt của ông trời”.

Ngay sau buổi gặp, Trần Quang Hải mời Bạch Yến cùng dùng bữa. Dù cả hai đều chẳng còn son trẻ, Trần Quang Hải đã qua một đời vợ, Bạch Yến cũng đã 34 tuổi, nhưng buổi hẹn hò đầu tiên của họ diễn ra ấm áp và vui vẻ. Bạch Yến kể rằng khi đang trò chuyện, đột nhiên Trần Quang Hải nắm lấy tay cô rồi nói: “Bàn tay Bạch Yến đẹp quá, nếu được cho tôi xin rước về”. Tưởng ông nói đùa, Bạch Yến cũng gật đầu nói: “Dạ”. Nào ngờ hôm sau người đàn ông đó lật đật tiến hành sửa soạn, đưa tin và phát thiệp cưới cho khắp bạn bè. Dù bất ngờ trước hành động gấp rút của Trần Quang Hải, Bạch Yến cũng vội vã sửa soạn theo về nhà chồng và chấp nhận mối lương duyên kỳ lạ đó, có lẽ bởi vì hơn ai hết, cô biết rằng Trần Quang Hải chính là người đàn ông mà mình cần, bất chấp những lời ra tiếng vào của mọi người xung quanh, như lời tâm sự sau này:

Nhiều người cũng hỏi sao tôi lại lấy Trần Quang Hải trong khi trước đó có biết bao người đeo đuổi. Tôi chỉ cười và trả lời rằng người nào hợp nhất thì mình lấy thôi. Giàu có, danh vọng mà không thương thì sao lấy được. Thú thật, anh Trần Quang Hải rất có duyên, pha trò làm tôi cười quá trời. Chuyện tình của chúng tôi có lẽ là còn hơn cả sét đánh nữa”.
Ảnh cưới của danh ca Bạch Yến – nhạc sĩ Trần Quang Hải

Dù sống và làm việc tại Pháp nhiều năm, đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng trong lãnh vực âm nhạc dân tộc, nhưng nhạc sĩ Trần Quang Hải vẫn còn rất nghèo nếu so thu nhập với một ca sĩ nổi tiếng như Bạch Yến, nhưng nữ danh ca này chẳng hề quan tâm tới điều đó. Ngày cưới của họ, Trần Quang Hải viết ca khúc Tân Hôn Dạ Khúc đem tặng Bạch Yến làm quà cưới với những lời yêu thương nồng đượm và hứa hẹn thuỷ chung:

Tối hôm nay ngày vui chúng mình
Hát bên nhau, hạnh phúc dạt dào
Từ nay, từ nay vui sống trăm năm
Ước mơ nay, tình yêu đã thành

Hứa cho nhau, dù bao khổ sầu
Gần nhau, gần nhau, nguyện sống bạc đầu
Thương với nhớ khúc nhạc tình ca
Cùng chung sức kết tạo tương lai ngát say đậm đà

Tình chúng ta tươi thắm như ánh trăng ngà
Khắp muôn nơi, bè bạn đón mừng
Chúc tân hôn, đượm sắc tình nồng
Đời em, đời anh, như đóa hoa mai

Nắm tay nhau, thề yêu suốt đời
Ước mơ sao, tình không đổi dời
Giờ đây, giờ đây, yêu nhau suốt đời
Sau khi kết hôn nhanh chóng chỉ sau 2 tuần từ khi gặp mặt với nhạc sĩ Trần Quang Hải, danh ca Bạch Yến quyết định ở lại Pháp cùng chồng, không trở về Mỹ nữa dù công việc và các show diễn vẫn còn dở dang ở Mỹ. Từ một ca sĩ nổi tiếng chuyên hát tân nhạc và nhạc ngoại quốc, Bạch Yến bắt đầu hình trình “về nguồn”, chuyển sang hát nhạc dân tộc cổ truyền và đi trình diễn khắp nơi trên thế giới cùng với chồng. Sự chuyển hướng đột ngột này dường như cũng bắt nguồn từ tình yêu, từ sự đồng điệu về tâm hồn, sự cảm hoá lẫn nhau của những người yêu nhau và cả sự ngưỡng mộ của Bạch Yến dành cho chồng:

Anh Hải thuộc diện đàn ông càng sống càng thấy thú vị. Với anh ấy, tất cả mọi vật đều được biến thành nhạc cụ. Anh ấy mê nhạc dân tộc và tìm trong những điều đơn sơ bình dị hàng ngày ra ngôn ngữ âm nhạc như người dân lao động vậy. Chính anh đã cho tôi biết âm nhạc dân tộc quan trọng như thế nào. Chính vì vậy, nửa cuộc đời còn lại, tôi đã dành cho chồng và nhạc dân tộc.” – Trích “Thân Phận & Hào Quang” của Hoàng Nguyên Vũ.

Biết giọng mình mạnh và cứng trong khi nhạc dân tộc lại đòi hỏi sự ngọt ngào và mềm mại, Bạch Yến cố gắng mài giũa lại giọng hát cho phù hợp để có thể biểu diễn cùng chồng. Và kết quả là cô đã cùng chồng đạt được rất nhiều thành công và giải thưởng trong nhiều năm. Đặc biệt nhất phải kể đến là năm 1983, tại Paris, Bạch Yến và Trần Quang Hải được trao giải “Grand Prix Du Disque De L”Académie Charles Cros” dành cho đĩa hát “VIETNAM” do hãng đĩa SM thu thanh. Đây là giải thưởng cao nhất của Hàn Lâm Viện đĩa hát Charles Cros trao tặng.
Có thể nói, trong suốt hơn 40 năm đồng hành, cả hai hầu như chưa từng rời nhau cả trong hôn nhân và sự nghiệp. Bạch Yến luôn sát cánh bên Trần Quang Hải trong công cuộc gìn giữ, phát triển và đưa âm nhạc dân tộc đến với bạn bè các nước. Hai vợ chồng đã cùng nhau đi “khắp thế giới”, đến gần 70 quốc gia, thực hiện hàng ngàn tiết mục biểu diễn, tham gia hàng trăm đại nhạc hội dân tộc quốc tế và phát hành truyền thống nhiều đĩa nhạc 
.
Trần Quang Hải – Bạch Yến và nhạc cụ dân tộc tại Phần Lan năm 1984

Trong một lần trả lời phỏng vấn năm 2016, Bạch Yến đã tâm sự: “Chúng tôi là vợ chồng, là bạn và có một tình yêu chung là âm nhạc. Trong 38 năm kết hôn, cả hai gần như không rời nhau nửa bước. Tôi cùng chồng đi hơn 70 nước trên thế giới để giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với mọi người. Chúng tôi nói chuyện với nhau mỗi ngày nếu không được gần nhau. Khi tôi đi công tác, tôi làm gì, đi đâu cũng gửi ảnh cho anh ấy xem qua mạng. Lấy nhau đã lâu mà vợ chồng cứ như một tình nhân mới quen vậy”.
Điều đặc biệt hơn cả là khi quyết định kết hôn với nhạc sĩ Trần Quang Hải, danh ca Bạch Yến không chỉ chấp nhận rời xa phần lớn ánh đèn sân khấu Mỹ, nơi có thị trường âm nhạc sôi động và lượng khán giả đông đảo, cô còn chấp nhận lui về hậu phương, trở thành người vợ hiền, người mẹ đảm cho cô con gái riêng của chồng. Bạch Yến từng tâm sự, do cú sốc tâm lý mất mẹ hồi năm 1975 nên cô bị ảnh hưởng nặng, không thể có con được, nên dù là con chồng, cô vẫn chăm sóc, yêu thương, lo toan còn hơn con đẻ. Hai mẹ con sống chung hoà hợp, tình cảm và ăn ý đến nỗi rất nhiều người lầm tưởng cô gái là con ruột của Bạch Yến. 

Đến khi con gái đi lấy chồng, trên sân khấu tiệc cưới, Bạch Yến hát tặng cô ca khúc Tân Hôn Dạ Khúc, món quà cưới mà mình đã được nhận năm xưa, như lời nhắn nhủ, dặn dò và cầu chúc cho hạnh phúc của con. Cũng tại hôn lễ của con gái, Bạch Yến cũng xúc động chính thức nói với đông đảo khách có mặt hôm đó rằng dù không phải là con ruột do mình đẻ ra nhưng mọi tình cảm yêu thương cô luôn dành hết cho con.

Trong lễ kỷ niệm 40 năm hôn nhân được tổ chức tại Pháp năm 2018, giáo sư Phương Oanh, một trong những người gieo mầm âm nhạc cổ truyền Việt Nam trên đất Pháp, đã dành tặng cho đôi vợ chồng Bạch Yến – Trần Quang Hải những lời mến mộ rất đẹp: “Anh chị là cặp đôi đẹp nhất trong làng văn nghệ mà chúng tôi biết. 40 năm qua, cả hai đã song hành, cùng mang đến cho khán thính giả nhiều quốc gia trên thế giới rất nhiều dư vị đẹp về âm nhạc dân tộc, về kiến thức văn hoá nghệ thuật, âm nhạc thế giới, nhất là nghệ thuật gõ muỗng, chơi kèn lá độc đáo”.

Nhân dịp này, giáo sư Trần Quang Hải cũng dành cho vợ những lời tri ân yêu thương và trân trọng:

Khi biết mình bị ung thư máu, thời gian đầu tôi rất sốc. Cứ nghĩ sẽ không còn đủ thì giờ làm những việc cần làm cho bản thân, cho sự nghiệp. Nhưng bên cạnh tôi đã có Bạch Yến, người vợ hiền, người bạn chí cốt đồng hành cùng tôi qua biết bao gian nan, khó nhọc, đã động viên, an ủi để tôi có đủ nghị lực và nguồn sống mới, đối diện với bệnh tật và tìm phương thức điều trị. Bạch Yến lo lắng chu đáo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, lên kế hoạch để chúng tôi tiếp tục làm những công việc cần thiết. 

Nhờ đó, tôi đã vượt qua, vẫn đi dạy, nói chuyện về âm nhạc dân tộc và biểu diễn giao lưu với bạn bè, khán giả quốc tế. kỷ niệm 40 năm ngày thành hôn là dấu mốc quan trọng với đời người. Bạch Yến đã mang lại nguồn sống cho tôi, giúp tôi vượt qua tâm bệnh để vui sống”.
Danh ca Bạch Yến và nhạc sĩ Trần Quang Hải tại Paris năm 2020

Đến nay, dù đã bắt đầu chạm ngưỡng tuổi 80, Bạch Yến và Trần Quang Hải vẫn là một cặp đôi ngọt ngào và lãng mạn được nhiều người ngưỡng mộ. Đặc biệt, Bạch Yến vẫn luôn là người đồng hành và ủng hộ cho những hoài bão Trần Quang Hải trên hành trình đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam ra thế giới như suốt mấy chục năm qua.

nhacxua.vn biên soạn

31JUL21: BIDEN TRỪNG PHẠT MỘT SỐ QUAN CHỨC AN NINH CUBA!

Đi Đâu Cũng Ăn Cắp - Cái Gì Cũng Ăn Cắp

Nguồn: CNT st)

Hôm qua mình có viết status ngắn, nói là hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc giống nhau như đúc ở điều hay “ăn cắp”. Đi đâu cũng ăn cắp. Cái gì cũng ăn cắp. Đây là sự thật không thể cãi.

Nhưng nếu nghĩ ngược lại, thì dân Đài Loan cũng là người Hoa, tại sao họ không ăn cắp như dân Hoa Lục Địa? Dân Hồng Kông cũng vậy luôn. Ra nứớc ngoài, gặp dân Đài Loan hay dân Hồng Kông, họ đâu có nói họ là dân “Trung Quốc”? Họ luôn nói họ là dân Đài Loan, dân Hồng Kông, làm như hai phần lãnh thổ này là hai quốc gia độc lập với lục địa.

Nếu nghĩ xa hơn một chút, thì dân miền Nam (VNCH cũ) có bao giờ “ăn cắp” đã thấy như bây giờ?

Tánh tình dân miền Nam khá giống với dân Đài Loan. Bởi vì hai bên giống nhau từ hệ thống chính trị, cho tới văn hóa, văn minh Khổng Giáo.

Nghĩ cũng buồn, chuyện trong nhà. Hôm cuối tháng sáu hai vợ chồng tôi và cô út đi Mỹ họp mặt gia đình. Không phải khoe, con tôi gặp ai là tự động tới thưa thốt, chào hỏi vui vẻ. Nhưng có hai đứa cháu gái từ Việt Nam qua du học, cùng tuổi với con gái tôi, cùng ở trong nhà thì không có đứa nào như vậy hết. Mình từ xa tới, mình phải mở miệng trước hỏi thăm “cháu khỏe không”? Khi mình đi không có đứa nào xuống lầu chào tạm biệt. Bà xã tôi và con tôi phải lên lầu chào chia tay tụi nó. Thái độ xa lạ của tụi nó làm tôi khá ngỡ ngàng, trách em mình không biết dạy con. Dầu gì cũng bà con mà!

Lúc tôi viết những giòng chữ này thì bà xã tôi ở bên Việt Nam để lo chuyện làm đám cưới cho cậu út.

Chuyện làm đám cưới xa xôi khó khăn thế nào thì ai cũng biết. Chỉ nội hai cái chuyện đám hỏi và rước dâu, hai vợ chồng tôi suy nghĩ bạc đầu. Đám hỏi thì dễ, mà rước dâu thì rước về đâu? Nhưng điều gây “sốc” là bà xã tôi tới nhà gái để nói chuyện, mấy đứa nhỏ bên đàn gái không đứa nào lên tiếng chào hỏi vợ tôi. Dầu gì cũng là “suôi gia” tương lai. Bà con bên gái mặt ai cũng nặng trịch như đeo đá…

Sao mà vô phép giống mấy đứa cháu tôi vậy không biết!

Ngày xưa, anh em tụi tôi đi học, trước khi xách cặp ra khỏi nhà là phải khoanh tay “thưa ba con đi học, thưa má con đi học, thưa anh hai em đi học…”. Nếu có ai, khách khứa tới nhà, thì cũng chào “thưa chú, thưa bác, thưa dì… con đi học”. Vô tới lớp, tới giờ là đứng dậy chào “thưa thầy”. Mở miệng nói cái gì trong lớp cũng “thưa thầy…”. Có khách khứa, bà con tới nhà, anh em tôi đứa nào biết phận sự đứa nấy. Khoanh tay chào khách xong thì đứa kéo ghế mời khách ngồi, đứa ra bếp pha trà… đứa nào cũng “dạ, thưa chú, dạ thưa dì… mới tới”.

Mà đâu phải chỉ có gia đình tôi như vậy. Gia đình nào cũng vậy. Giàu nghèo gì cũng vậy hết.

Bây giờ VN không ở đâu còn như vậy. Người với người đối xử với nhau, đánh giá lẫn nhau bằng “tiền”, bằng “quan tước”, bằng “danh vọng”. Anh em họ hàng không ngoại lệ, đối xử với nhau cũng trên thước đo “duy vật” đó.

Trở lại vụ “ăn cắp”, trước đó dân miền Nam đâu có “hở ra cái gì cũng ăn cắp”. Nhớ lại ngày xưa, nhà ngủ không khóa cửa. Dưới quê, không nhà nào có chốt gài cửa. Điều này cho thấy xã hội an bình, không có trộm cắp.

Lại còn tánh hiếu khách

Khách khứa bạn bè của ba má tôi, từ đâu không biết, tới nhà là đãi đằng ăn uống ê hề. Có khi kéo dài hàng tháng như vậy. Mà dân miền Nam ai cũng vậy hết. Xa lạ không quen biết, lỡ tới nhà thì cùng ngồi vô bàn “có gì ăn nấy”, không khách sáo. Vườn tược cây trái ê hề, không hề có vụ vào vườn ăn cắp vặt.

Có ai còn nhớ bến bắc Mỹ Thuận, bắc Cần Thơ, quy ước mấy cô bán trái cây ở đây là “một chục mười hai, chục mười bốn” chớ không có vụ một chục là mười trái. Điều này cũng nói lên phần nào tính “phóng khoáng” của dân miệt vườn.

Bây giờ qua Cam Bốt cũng thấy ghi bảng tiếng Việt, cảnh cáo các vụ ăn cắp, ăn giành ăn giật… Báo chí đăng tải lâu lâu lại thấy phi công, tiếp viên hàng không buôn lậu. Lâu lâu đăng tin đại gia, hoa hậu buôn lâu, ăn cắp vặt.

Kỳ thi trung học phố thông vừa qua, rõ ràng là gian lận toàn tập. Tỉnh nào cũng gian lận, nâng điểm. Có người nói là “lỗi hệ thống”. Họ giải thích rằng tỉnh này sợ thua kém tỉnh kia nên mới có vụ nâng điểm như vậy.

Rõ ràng là “ngụy biện”. Chỉ có con ông cháu cha mới được nâng điểm mà thôi. Những đứa học giỏi nhưng con nhà nghèo thì cha ôm con khóc ròng!

Thời đại “đi tắt đón đường công nghiệp bốn chấm” mà chỉ thấy “học viện an ninh”, học để làm công an, quân đội… là “điểm top”. Còn ba cái thứ kỹ sư, sư phạm, luật sư… là ba cái thứ học xong cái bằng treo đầu giường coi chơi, không biết hữu dụng vào cái gì?

Tương lai công nghiệp 4 chấm của Việt Nam rõ ràng là dùi cui và súng ống.

Nạn ăn cắp của Việt Nam đã lan truyền từ trên xuống dưới. Vụ nâng điểm trung học phổ thông cũng là “ăn cắp”. Mà ăn cắp này tác hại vô cùng, vì nó ăn cắp tương lai của những đứa trẻ học giỏi, tức đã tiêu diệt “hiền tài” của đất nước (từ trong trứng nước). Rồi tương lai đất nước sẽ lọt vào tay những đứa ăn cắp, như những đứa đã và đang lãnh đạo đất nước hôm nay. Những bằng tiến sĩ, ngay cả tiến sĩ Fulbright chi chi đó, đâu thể chứng minh rằng bọn họ không thuộc loài ăn cắp?

Tham nhũng là ăn cắp, đó là cách gọi khác không hoa mỹ.

Vì đâu nông nỗi như vậy?

Trương Nhân Tuấn.

Tiền và gia đình, điều gì quan trọng hơn?

Ngày nọ, một nhóm bạn thân người Úc đã trò chuyện cùng một anh bạn người Trung Quốc. Chủ đề mà họ nói đến là mức coi trọng gia đình của người Trung Quốc và người Úc khác nhau như thế nào.

Thật bất ngờ, mấy anh bạn người Úc này đã thẳng thắn nói: “Cậu đừng giận, thật ra, chúng tớ cảm thấy người Trung Quốc các cậu vốn không yêu thương gia đình, vốn không xem trọng gia đình giống như các cậu đã nói. Nói thẳng là các cậu yêu tiền nhiều hơn!”.

Những người bạn thân người Úc này lại chân thành nói tiếp:

“Không kể là ở Úc hay ở Trung Quốc, người Trung Quốc các cậu xác thực là rất chăm chỉ, các cậu ở nước ngoài cũng đều tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với người bản địa. Nhưng tớ không cho rằng người Trung Quốc các cậu có tố chất làm ăn hơn, mà là các cậu tiết kiệm hơn chúng tớ.
Người bạn Úc cho rằng người Trung Quốc không phải có tố chất làm ăn hơn, mà là tiết kiệm hơn người nước ngoài. Ảnh dẫn theo nghiencuuquocte.org

Có thể tiết kiệm là nhờ hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống đi. Các cậu bình thường rất ít khi đi quán bar, thậm chí cuối tuần hoặc ngày nghỉ cũng đều không dám nghỉ ngơi. Quần áo đều là mua từ bên Trung Quốc đem sang đây, bởi vì mua ở bên đó rẻ hơn, tớ thậm chí còn nhìn thấy có sinh viên du học Trung Quốc còn mang theo rất nhiều chén đĩa sang đây”.

“Các cậu sẽ làm việc không quản ngày đêm, phó mặc con cái cho ông bà chăm sóc. Ngoài việc quan tâm thành tích học tập của con cái ra, thì bận rộn đến nỗi rất ít khi chơi cùng chúng. Ngày lễ Giáng Sinh, thậm chí còn không nghỉ ngơi. Vậy nên, những đứa trẻ người Hoa các cậu mặc dù thành tích học tập rất ưu tú, nhưng chúng luôn cảm thấy lạc lõng. Chúng cảm thấy so với các bạn, điều mà bố mẹ quan tâm hơn là khoản tiền thu nhập của gia đình, là điểm số học tập của chúng, chứ không phải là bản thân chúng có vui vẻ hạnh phúc hay không”.

“Đúng là tôi biết cậu muốn nói gì. Người Trung Quốc các cậu nói như vầy, là vì con cái nên ráng kiếm thêm chút tiền cho chúng sau này. Nhưng mỗi một đời đều nói bản thân kiếm tiền là vì đời sau, thế thì rốt cuộc đời nào sẽ thật sự dùng khoản tiền này đây?”.

“Cuộc đời là ngắn ngủi như thế, các cậu mượn cớ là vì tương lai của gia đình, mà đã hy sinh gia đình của hiện tại. Tôi thật không hiểu tổn thất này nên phải bù đắp như thế nào nữa! Sao các cậu còn có thể dùng quan niệm này mà lấy làm tự hào đây?”.

“Các cậu vì công việc, có thể chấp nhận vợ chồng phải sống ly thân trong khoảng thời gian rất dài. Nhưng trong con mắt chúng tôi, vợ chồng không ở bên nhau từ 3 tháng trở lên, trên cơ bản thì đã nên cân nhắc đến chuyện ly hôn rồi.

Vậy nên chúng tôi nếu được cử sang nước ngoài làm việc, thì nhất định phải là cả gia đình cùng đi, vợ của tôi, con cái của tôi đều phải cùng chuyển sang đây. Nếu như họ không đồng ý sang, tôi sẽ không thể tiếp nhận công việc này, bởi so với công việc thì dĩ nhiên gia đình quan trọng hơn rồi.

Tôi thậm chí còn nghe nói ở Trung Quốc có vợ chồng mấy chục năm đều chia nhau sống ở hai nơi, đến lúc nghỉ hưu mới có thể sống chung với nhau. Đây là sự thật quá đau lòng. Lẽ nào các cậu không thể vì gia đình mà từ bỏ công việc sao? Có thể tìm một công việc khác cũng được mà!”.
Người Trung Quốc chấp nhận vì công việc mà phải rời xa con cái. (Ảnh dẫn theo news.ifeng.com)

“Trong công ty Trung Quốc của tôi có một nhân viên rất xuất sắc, nhưng vợ con lại sống ở thành phố khác, mỗi một tháng thậm chí hai tháng mới có thể gặp nhau một lần. Tại sao một trong hai người lại không thể từ bỏ công việc chứ? Tôi biết có rất nhiều người làm việc ở thành phố, họ thậm chí chỉ một năm mới về thăm nhà một lần, đều nói là kiếm tiền vì gia đình, nhưng tiền như vậy, có nhiều hơn nữa, lại có ý nghĩa gì đâu?”.

Biết bao nhiêu phụ huynh, từ sớm đã hy sinh tuổi thơ của con cái, cuối tuần bôn ba trên đường đến các lớp phụ đạo, học thêm các loại. Đợi đến khi hết tiểu học, thì bản thân xem như đã được giải thoát rồi! Nhưng tiểu học xong rồi, phát hiện trung học cũng có lớp học thêm, hơn nữa còn nhiều hơn, tụi trẻ con chính là không có thời gian để vui chơi nữa!

Đợi khi con cái lên đại học thì coi như đã xong nhiệm vụ rồi … Nhưng con cái học xong đại học rồi, đến lúc tìm kiếm công việc vẫn phải bận tâm như vậy!

Đợi đến khi con cái có công việc ổn định rồi, thì tưởng như không còn gánh nặng gì nữa … Tuy nhiên, công việc tìm được rồi, lại bắt đầu bận tâm chuyện hôn sự, nhà cửa cho con cái! Sau khi con cái kết hôn rồi, thì tôi không cần phải bận tâm gì nữa! Nhưng kết hôn, có nhà có cửa rồi, thì chúng lại sinh cháu để bế rồi! Bao nhiêu nỗi lo toan, dù có muốn quản cũng không quản được hết, cứ lặp đi lặp lại như vậy không dứt. Tầm mắt của chúng ta vẫn luôn nhìn về phía trước; vì tương lai, hôm nay tích lũy sức khỏe, tích lũy văn bằng, tích lũy tiền bạc. Kết quả bản thân lại than trời trách đất, tầm mắt của chúng ta không có lúc nào sống ở hiện tại. Nhiều người đến cuối đời đã nhận ra rằng, cả một đời không có lấy một ngày sống vì bản thân mình.

Kỳ thực, rất nhiều người chính là đang sống như vậy!

Vậy nên, có nhận xét rằng: Người biết hưởng thụ nhất là người Mỹ; người có tín ngưỡng nhất là người châu Âu; từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, đều chứa đầy cạnh tranh và áp lực là người Trung Quốc.

Một đời của đại đa số người Mỹ
0 – 10 tuổi: Tham gia các loại hoạt động tập thể như khảo sát, khám phá các vùng đất;

10 – 20 tuổi: Theo đuổi ước mơ;

20 – 30 tuổi: Tìm kiếm cho mình một công việc ổn định;

30 – 40 tuổi: Cuối cùng tìm ra được mục tiêu theo đuổi của đời mình, hưởng thụ cuộc sống, có nhà cửa, có xe hơi, có con cái;

40 – 50 tuổi: Thỉnh thoảng trải qua kỳ nghỉ dài sau áp lực công việc;

50 – 60 tuổi: Tận hưởng cuộc sống, du lịch;

60 – 70 tuổi: Bắt dầu viết hồi ký, du lịch;

70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già;

Sau khi mất: Thông thường được đưa vào nghĩa trang công cộng.
Một đời của đại đa số người Mỹ. Ảnh dẫn theo VTV.vn

Một đời của đại đa số người châu Âu
0 – 10 tuổi: Tham gia đội nhạc trong trường, học tập âm nhạc cổ điển;

10 – 20 tuổi: Tổ chức nhóm nhạc của mình, tiến hành thưởng thức các loại âm nhạc;

20 – 30 tuổi: Chịu nhận ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Gothic;

(Nghệ thuật Gothic là một phong trào nghệ thuật phát triển theo nghệ thuật Rôman ở Pháp vào thế kỷ 12, sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra khắp Tây Âu, gần như toàn bộ phía bắc dãy núi Alpes)

30 – 40 tuổi: Đội nhạc bắt đầu chính thức đi vào tuyến đường “màu kim loại đen”;

40 – 50 tuổi: Nhớ lại sự hồn nhiên của tuổi thơ, bắt đầu trở về cuộc sống “tràn đầy màu sắc”;

50 – 60 tuổi: An định lại, tìm kiếm tình cảm ấm áp, sống cuộc sống bình yên;

60 – 70 tuổi: Đến giáo đường tổng kết một đời của mình;

70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già cùng con cái;

Sau khi chết: Yên tâm nằm ở trên một miếng đất thuộc về mình.
Một đời của đại đa số người châu Âu. Ảnh dẫn theo freyvillageseniorliving.org

Một đời của đại đa số người Trung Quốc
0 – 10 tuổi: Bị ép phải học tập các loại kỹ năng, không ngừng kiểm tra cấp bậc, đa số đều là bởi sĩ diện và mong đợi của bố mẹ;

10 – 20 tuổi: Gặm nhấm cả một núi sách, ứng phó các loại kỳ thi dồn dập kéo đến như sóng biển.

20 – 30 tuổi: Nộp sơ yếu lý lịch khắp nơi, lo lắng bản thân không tìm được công việc;

30 – 40 tuổi: Trở thành nô lệ của nhà cửa, xe cộ;

40 – 50 tuổi: Bận tâm lo lắng cho tương lai của con cái, nhịn ăn nhịn mặc, cố gắng dự trữ tiền bạc;

50 – 60 tuổi: Cuối cùng đã có được cuộc sống của mình, lại phát hiện đã sắp phải nghỉ hưu, lại bắt đầu lo lắng sau khi nghỉ hưu phải làm gì;

60 – 70 tuổi: Bỏ ra phần lớn sức lực để dưỡng sinh, lại phát hiện còn phải trông nom cháu;

70 – 80 tuổi: Cuối cùng an định lại để hưởng ngày tháng cuối đời;

Trước lúc chết: Phát hiện thì ra một một miếng đất ở khu nghĩa trang lại có giá ‘cắt cổ’
Một đời của đại đa số người Trung Quốc. Ảnh dẫn theo hanoimoi.com.vn

Người ta vẫn thường nói rằng, đời người trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Vậy trong những năm tháng của đời mình, bạn đã có lúc nào để tâm mình lắng lại và cảm thấy bình yên hạnh phúc bên gia đình mình; hay phải luôn bôn ba bận rộn chấp nhận làm nô lệ cho vô vàn những thứ khác!

Giữa tiền và gia đình, điều gì thực sự quan trọng hơn, trên những ngã rẽ ấy bạn đã chọn lựa đúng đắn chưa?

Cuối cùng, hành trình của một đời người là trôi qua như vậy, bạn muốn sống như một người Mỹ, Âu châu, hay là một người Trung Quốc như đã kể ở trên? Đều là do bạn quyết định vậy!

Saigon trong cơdịch

...Kể từ khi xóa bao cấp, Sài Gòn chưa bao giờ lại rơi vào thảm cảnh như bây giờ. Nhà giàu nhà nghèo, gần như ai rồi cũng phải nhận đồ cứu trợ (của thân nhân). Người nào tin mấy ông lên TV, nói lo đủ hàng mang đến tận nhà cho bà con… nên không mua hàng tích trữ, thì nhận đồ cứu trợ sớm hơn...

Nghĩ mà căm bọn để cho virus Vũ Hán sổ lồng, rồi lại che dấu, để cả thế giới khốn đốn. Nhưng nghĩ lại, giận cả những kẽ cứ "kiên định con đường dập dịch", bất chấp dân sống đói khổ, thiếu thốn ra sao, bất chấp cảm xúc của dân thế nào.

Lại 14 ngày phong tỏa nữa. Bao nhiêu người dân đã kiệt quệ, sẽ phải sống ra sao? Mà đã là 14 ngày cuối chưa? Bao nhiêu bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế bị nhốt trong các khu phong tỏa, không cho đi làm.

Chiều nay, xem clip bác sĩ Quí ở Đức Hòa, tình nguyện viên đội chích vaccine ở Hóc Môn, bị chặn tại trạm kiểm soát. Nhìn anh CSGT hung hăng quát nạt, chỉ mặt bác sĩ Quí, tôi không khỏi chạnh lòng. Những con ông cháu cha chui vào lực lượng công an, sẵn sàng chứng tỏ uy quyền bằng cách chỉ mặt, quát nạt một bác sĩ đang tham gia đội chống dịch (BS Quí đã chỉ cho họ, chỉ thị 16 cho phép nhân viên y tế đi làm nhiệm vụ). Lúc này, bất chấp dân sống chết thế nào, có những kẻ thừa hành không chỉ máy móc, mà còn vô cảm, láo xược…Người dân không nghe lời, thì họ coi như thế lực thù địch, sẵn sàng ăn sống nuốt tươi.

Đã có lúc, tôi nghĩ, không lẽ họ thực sự không biết là người dân đã cùng quẫn lắm rồi? đã sợ dịch lắm rồi. Khi mà bao nhiêu xe chở thi hài xếp hàng dài, trong tình hình đó, người dân ra đường cũng chỉ vì họ không muốn chết đói, và không muốn thấy đồng bào chết đói? Tôi nghĩ, họ không thể không nhận ra những điều đó.

Vậy thì tại sao lại ngăn chặn bác sĩ đi làm nhiệm vụ, người dân đi tiếp tế cho nhau? Tại sao lại ngăn chặn shipper chuyển hàng thiết yếu bằng cách qui định chỉ được đi trong quận? Họ muốn gì? Hay họ thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất mặt trước con virus VH?

Cho dù có phong tỏa hay không, khoảng hơn tháng nữa, dịch ờ Sài gòn sẽ hạ nhiệt. Nhưng đó là giảm dịch tự nhiên, vì con virus nghỉ mệt một thời gian.

Thế nào họ cũng nói, đó là do sự tài tình sáng suốt!
Thôi thì ráng qua con trăng nào, hay con trăng đó; vậy thôi.

Fb BS Xuân Sơn Võ 
Karaoke Thời Virus Vũ Hán

- Đỗ Duy Ngọc -

Trưa đang ngủ thì thằng bạn bấm chuông, đành mở cửa. Hắn là dân Kỹ sư Phú Thọ, giờ hưu trí rồi. Thấy mặt mũi hắn bầm dập quá mới bảo: Dịch Virus Vũ Hán sao không chịu ở nhà mà lang thang chi vậy. Bộ vợ chồng mày lại đánh nhau à. 

Hắn cười mếu: Làm gì mà đánh nhau, già rồi đâu còn hơi sức đâu mà cãi với đánh. Karaoke nó hành tao. Bà mẹ...không được đi đâu, đành ở nhà, trói chân, trói cẳng đã chán rồi lại còn bị hàng xóm nó hành hạ karaoke suốt ngày đêm, chịu đếch nổi. Tao biết khu nhà mày yên ổn nên qua đây trốn một lát. Người ta trốn dịch, tao trốn âm nhạc hic..hic..

Sau khi đưa hắn gói thuốc, rít một hơi, tui lấy cái ipad đưa cho hắn đọc một cái status trên trang face của Trịnh Sơn. Hắn đọc và cười nghiêng ngã, nước mắt dàn dụa. Bà mẹ...giống tình cảnh tao quá. Y chang. Mà bà mẹ...mấy thằng comment tếu thiệt, đọc xong tao cười ướt cả quần. Tao bị tuyến tiền liệt, khó đái, ngày nào cũng được đọc mấy câu thế này, chắc tao bớt bệnh

Đại khái thế này, anh chàng Trịnh Sơn cũng bị karaoke hàng xóm nó hành, hát bài lá me bay gì đó suốt ngày, anh viết lên face mấy lời than thở. Thế là rất nhiều comment, tóm tắt có mấy ý thế này:

- Tao nói thật là kể cả hát hay như ca sĩ hoặc là mở dĩa thì me bay cả buổi chiều thì tao cũng chặt mẹ nó cây me

- Không bằng con mụ già hàng xóm nhà tao, ba đời chồng rồi mà suốt ngày "Phận là con gái, chưa một lần yêu ai" he..he

- ĐM 12 giờ đêm mà vẫn hót đi chim hót đi chim

- Ngày nào cũng Đắp mộ cuộc tình, nó đắp ngày hai, ba lần, đắp ngày này qua tháng nọ, vẫn chưa xong.

- Hát từ 15:00 đến 21:00 chỉ có "Em hỏi anh bao giờ trở lại" Hỏi hoài mà chẳng có ai trả lời

- Hát Võ Đông Sơ với Bạch Thu Hà từ 8:00 đến 2:00 sáng. Chia tay vĩnh viễn rồi mà vẫn hát suốt ngày đêm.

- Bài Giây phút chia xa có câu "Đoàn tàu lăn bánh rời bến" mà cứ nhai suốt ngày " Đoàn tàu lăn bến rời bánh". Chắc tui dọn nhà vì sợ tai nạn đường sắt thảm khốc.

- Bà mẹ...suốt ngày cứ nghe "Con sáo sang sông, con sáo sổ lồng" Sáo bay mẹ nó rồi mà suốt ngày cứ rên rỉ mãi.

- Cả ngày đêm nghe "Mùa thu đã chết, em nhớ cho mùa thu đã chết, em nhớ cho.." Tui oải quá mới hét lên: Mùa thu đã chết, cho chết luôn. Thế mà vẫn gào Mùa thu đã chết, em nhớ cho kkkkk

- Hổng biết nó ăn cái gì mà cứ " Cắt nửa vầng trăng, cắt nửa vầng trăng" sao nó ăn nhiều quá vậy, cắt suốt.

- "Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ dấu thân nơi nhà hoang". Người ta đã trốn về nơi hoang lạnh mà cứ réo người ta hoài....

- Một ngày có 24 tiếng có 10 tiếng bị nghe: " Em ơi! Suốt đêm thao thức vì em". Tao thao thức không phải vì em đâu, vì mày đó nhen!

Tui đọc xong tui cũng cười té ghế, may là khu nhà tui hổng có karaoke, hên thiệt!

25.3.2020
Đỗ Duy Ngọc

31/7/2021: "Nhạc Bất Quần" Nam Lộc và những lời biện minh "chống cộng giả"

NHỮNG KẺ LÃNG PHÍ CỦA TRỜI CHO

- Tràm Cà Mau -

Hơn 55 năm chung sống dưới một mái nhà, ông bà Lê chưa có một ngày không cãi vã, to tiếng và giận hờn nhau. Cuộc khẩu chiến triền miên bất tận đó, chưa ai có lần toan tính mở cuộc hòa đàm. Cả hai ông bà đều là những người kiên trì hạng nhất trên thế giới nầy trong cuộc chiến tranh cục bộ gia đình. Thế mà hai ông bà có với nhau đến tám người con, ba trai và năm gái. Những người nầy nhân lên cho ông bà đến gần ba chục đứa cháu nội ngoại. Hai ông bà mở mắt ra là cãi nhau, gầm gừ nhau, nói nặng nói nhẹ, mai mỉa đủ điều. Rồi bà moi những tội lỗi cũ của ông từ thuở Hồng Bàng dựng nước ra mà hạch hỏi, dày vò, bêu rếu. Ông hậm hực, phản pháo lại những lời nặng nề thương tổn. Nhiều khi nghe lời nói đau lòng thốt ra từ miệng chồng, bà Lê ngồi thở dốc như con thú bị thương tích, mặt mày xanh mét. Thấy cái dáng điệu thê thảm của vợ, ông cụ Lê không xót thương mà hả dạ lắm. Bà cứ chờ dịp khi nhà có đông khách, lôi ông ra mà bêu rếu, mà kể tội, làm ông tím mặt, run lên vì giận.

Tám người con của ông bà đều thành đạt, có gia đình, làm ăn khá giả, nhà cửa rộng rãi. Người nào cũng muốn mời ông bà về ở chung cho vui cửa vui nhà, gia đình đoàn tụ ấm cúng. Nhưng những cuộc khẩu chiến triền miên dai dẳng bất tận của hai ông bà từ sáng tới chiều, làm mất yên bình, mất hạnh phúc gia đình của những người con, không ai chịu nổi. Hai ông bà di chuyển từ nhà người con nầy qua nhà người con kia, mỗi nơi ở năm bảy tháng. Vấn đề không phải chỉ làm mất hạnh phúc của con cái, mà còn làm gương xấu cho các cháu nhỏ, nên các người con ông bà đều không muốn ở chung nữa. Khi hai ông bà cãi vả hài tội nhau, thì các ông con rể như để ngoài tai chuyện xấu của hai ông bà, như không nghe, không nhớ, nhưng các bà con dâu thì nhạy cảm hơn nên ghi nhớ, và khi có chuyện bất bình với chồng, thì nêu ra mà làm chứng, mà dày vò bêu rếu. Biện pháp tốt đẹp nhất mà những người con ông dàn xếp là thuê nhà cho hai cụ ở riêng, các con thay phiên nhau đến thăm viếng, chở hai cụ đi chợ, đi chơi.

Mỗi lần ông con cả đến thăm bố mẹ, mà chưa nghe hai ông bà cằn nhằn cãi vã nhau, thì ông cười và trêu ghẹo: “ Sáng nay ba mẹ chưa cãi nhau sao? Coi chừng sắp có thiên tai lớn xảy ra dó.” 

Bà cụ Lê lại bắt đầu kể lể: “ Kiếp trước tao tàn sát cả gia đình bố mầy, mắc đại tội, nên kiếp nầy phải còng lưng trả nợ. Mấy chục năm nay bị dày vò đau đớn mỗi ngày, mỗi đêm.” . 

Ông cụ Lê tằng hắng mấy cái lấy giọng, rồi phản pháo: “ Chính tôi là người đau khổ nhục nhã mấy mươi năm nay, có ngày nào tôi không bị bà cho những vết chém qua tim đau nhói, bị mất mặt, nhục nhã với bà con, bạn bè, đôi khi còn không dám nhìn thẳng mặt ai.” 

Bà Lê bồi thêm; “ Con người xấu xa thì chỉ nên cúi gầm mặt xuống kẻo thiên hạ họ thấy mà ghê tởm.” 

Ông con trai cắt lời mẹ nói: “ Sao mẹ nói bố những lời nặng nề như vậy?” 

Bà cụ Lê thét lên: “ Nói nặng cho ba mầy chừa”. 

Ông con nhìn mẹ cười mà nói: “Mẹ hay chưa! Năm chục năm rồi mà có chừa đâu, mẹ nói thêm có được gì không?

Hai ông bà Lê như ghiền cải vã và làm trái ý nhau. Dường như hai ông bà không chịu được cái không khí yên ổn hạnh phúc trong gia đình. Phải xào xáo gây gổ mới vui. Thế mà hai ông bà vẫn cặp kè, đi đâu cũng có nhau. Khi ra đường, nếu ông muốn đi về hướng bắc, thì bà cứ nằng nặc đòi đi về hướng nam, bà muốn đi chậm, thì ông muốn đi nhanh, ông muốn đi xe buýt, thì bà đòi đi taxi. Ông muốn đi ăn phở, thì bà đòi đi ăn mì, nhưng nếu ông đòi đi ăn mì trước, thì bà nhất định phải đi ăn phở cho bằng được. Họ không bao giờ muốn làm nhau vui lòng, chỉ muốn làm trái ý nhau, như để trả thù, cho đã tức, đã ghét. Cả hai ông bà đều là người tốt, rất lịch sự vớí bạn bè, với bà con, rất chiều lòng mọi người, ai cũng quý mến hai ông bà. Nhưng hai ông bà thiếu lịch sự với nhau, thiếu nhường nhịn nhau, tranh hơn thua với nhau từng li, từng tí như hai đứa trẻ con hư hỏng. 

Sáu trong tám người con của ông bà Lê, thấy gương xấu của cha mẹ, nên tránh được những cãi vã, hục hặc không đáng có trong gia đình, và đời sống vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc. Hai trong số những người con đó, biết những khuyết điểm của cha mẹ, nhưng gương xấu như đi vào tiềm thức, rồi họ cũng hành động y như cha mẹ. Cứ tranh hơn thua, cãi vã với người hôn phối, nói những lời đau độc, và gây bất hòa trong gia đình, mà chính họ cũng không thấy.

Mọi người đều bảo rằng, đáng ra hai ông bà phải hạnh phúc sung sướng vô cùng trong tuổi già, vì con cháu đều sung túc, học hành giỏi giang, hai ông bà lại có sức khỏe, ít đau yếu bệnh hoạn, không phải lo cơm áo hàng ngày. Sướng mà không biết sướng, gây đau khổ cho mình, cho người bạn đời mình. Làm hư hỏng cả ngày tháng trời cho, khi tuổi trẻ cũng như trong tuổi già. Đời sống hai cụ có còn được bao lâu nữa, mà tranh hơn thua nhau, hơn cũng không được gì, mà thua cũng chẳng mất gì, thế mà cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến. Mỗi ngày khẩu pháo vào mặt nhau những lời khó nghe, gây đau đớn, bực mình cho nhau. Những người con cụ, cũng tiếc trong tuổi thơ đã mất đi không khí ấm cúng hòa thuận của cha mẹ, và mất đi cả tuổi thơ quý báu. Riêng hai cụ, thì không ai khuyên được, và tự xem như cái nghiệp phải trả. Một đứa cháu lớn, cho rằng, không có cái ‘nghiệp’ nào cả, chỉ có mối sân si trong lòng hai ông bà quá lớn, và nói cho đúng hơn, hai ông bà tuy trọng tuổi, nhưng thiếu hiểu biết về phương sách xây dựng hạnh phúc gia đình.

Tuy thế, hai ông bà vẫn thường lấy lời khôn khéo dạy cách sống cho vợ chồng ông Thu, một người cháu kêu ông bằng chú. Ông Thu nhờ mở được cơ sở thương mại làm ăn khấm khá, tiền bạc dồi dào, ba đứa con đều học giỏi, được vào những lớp học sinh đặc biệt xuất sắc. Tiền bạc thì nhiều, nhưng gia đình không có hạnh phúc, vì bà Thu hay ghen tuông vô lý. Bà luôn hăm he li dị, và kể lể những tội lỗi mà ông Thu không hề có. 

Ông Thu thường nói với vợ: “ Em xem, anh bận làm ăn đến thế đó, mỗi ngày không đủ thì giờ giải quyết công chuyện, đêm về không có thì giờ giúp con học hành, lấy đâu ra thì giờ khác để nghĩ đến những chuyện cô nầy với bà kia. Vã lại, lấy nhau bao nhiêu năm nay, em đã thấy anh có khi nào có không chung thủy chưa?” 

Nhưng bà Thu vẫn cứ ghen, vẫn cứ nghi ngờ, và dằn vặt ông, làm cho gia đình thêm khó khăn rắc rối. Bà Thu ghen với cả anh em họ hàng nhà ông Thu. Thấy ông Thu nói chuyện thân mật vui vẻ với các ông anh ruột, bà Thu cũng không chịu nổi, và tìm cách phân ly họ. Bà còn tìm cách làm cho bà con bên ông Thu xa lánh ông. Nhưng ông Thu lại là người mang nặng tình gia đình, tha thiết với anh em bà con. Vì chị ông Thu đã thay mẹ nuôi nấng chăm sóc ông từ tuổi nhỏ. Những lần có cúng giỗ bên gia đình ông Thu, thì bà Thu cố trì hoãn, cố làm khó khăn, hoặc đến thật trẻ, và khi chưa ăn uống xong đã đòi ra về. Thái độ của bà Thu làm anh em bên chồng càng bực bội và ghét ra mặt. Nhiều khi bà Thu giả bệnh để ngăn cản không cho ông Thu đi thăm bà con của ông. 

Bà thường nói: “ Tôi bệnh, đau đớn, cần có anh bên cạnh, mà anh bỏ tôi đi thăm người khác, anh có thương vợ con đâu.” 

Thế là ông Thu phải bỏ chương trình đi thăm anh em ruột thịt. Có thời bà Thu cấm những đứa con liên lạc với bà con bên nội, không cho chúng gặp nhau, không cho nói chuyện qua điện thoại. Những đứa con bà dần dà thấy xa cách, lạt lẽo với bà con họ hàng bên nội. Bà Thu chìm đắm trong những cơn ghen tuông vô lý. Có người khuyên ông Thu đem bà đến các bác sĩ tâm lý để trị liệu. Ban đầu bà không chịu đi, vì bà không có bệnh hoạn, và không có vấn đề chi cả, nhưng về sau ông áp lực và hăm dọa, bà Thu đi gặp bác sĩ tâm lý. Khi gặp bác sĩ, bà thao thao bất tuyệt về tâm lý, về phương cách làm sao để giữ hạnh phúc gia đình, làm sao cho được chồng thương, dạy con, xử thế. Bà nói đến nỗi ông bác sĩ tâm lý phải cắt ngang lời bà: “ Bà sành về môn tâm lý quá rồi, tôi không còn điều gì để có thể nói với bà cả. Tôi chỉ có thể cho bà một toa thuốc uống mỗi ngày, để làm cho bớt chất kích thích tố tạo ra cái ghen, làm khổ riêng cho bà, và làm khổ cho ông nhà”. 

Bà Thu cười ha hả trả lời: “ Nầy ông bác sĩ, chính ông mới cần uống thuốc đó hơn tôi, người ta đồn rằng ông ghen mà đánh vợ, bị cảnh sát còng tay, có không?”. Ông bác sĩ chịu thua.

Chị bà Thu thường nói với bà rằng: “Người khác trong hoàn cảnh của em, thì gia đình hạnh phúc, đời sống sung sướng tuyệt vời, em đã phụ lòng trời đất, tự phá hủy cái phước hạnh trời ban cho em. Em cứ đem so sánh với gia đình của chị, chị thua em đủ thứ, ông chồng không giỏi, không hiền bằng chồng em, lại còn ưa nhậu nhẹt bạn bè, con cái chị cũng không học hành xuất sắc như con em, tiền bạc của chị cũng vất vả, thế mà gia đình chị vui sướng, hạnh phúc tràn đầy, chồng vợ vui vẻ, sống trong êm ấm thuận hòa. Em có tất cả mà em không thấy, không hoan hỉ đón nhận. Tất cả khổ đau, là chính do em gây ra. May mà chồng em là người có tình nghĩa, chứ người khác, thì họ đã li dị cho đời bớt khổ, rồi tất cả thiệt thòi em gánh chứ ai.” 

Bà Thu nghe người chị nói rất có lý, có tình, bà cũng rất muốn thực hành theo lời chị khuyên, nhưng không thể nào dẹp được cơn ghen nó âm ỉ ngày đêm đốt cháy trong lòng. Bà tiếp tục gây khó khăn rắc rối cho ông chồng. Rồi một hôm, đang ngồi xem truyền hình, ông Thu duỗi dài trên ghế bành, mắt nhắm như ngủ. Đến khuya, con ông tắt truyền hình, đánh thức ông dậy để vào giường ngủ, thì ông đã chết từ lúc nào không ai biết. Ông Thu bị dồn máu cơ tim mà chết. Bà Thu đau đớn, và chợt biết mình đã mất tất cả. 

Trong tang lễ, bà chị ông Thu cay đắng chỉ mặt bà Thu khóc mà xỉ vả: “ Cô giết em tôi, giết nó chết từ mấy chục năm nay rồi, không phải bây giờ cậu ấy mới chết. Không chừng chết đi, cậu còn sung sướng hơn là sống mà bị cô dằn vặt hành hạ.” 

Bà Thu biết, tất cả đã muộn màng rồi, đáng ra bà đem phải lại cho chồng niềm an ủi dịu dàng, hơi ấm của gia đình, nhưng bà chỉ biết dày vò, cẳn nhẳn, khóc lóc và làm khổ ông một đời. Bây giờ, thiếu ông, bà mới chợt thấy khủng khiếp khi nhìn vào bao khó khăn của tương lai đang chờ đón.

Bà Thu chơi thân với bà Sa, bà Sa thường ao ước chồng của bà có được một phần nhỏ dịu dàng, rộng lượng nhân từ như ông Thu. Hai bà thường tâm sự về chuyện gia đình, vì cả hai đều cảm thấy bất hạnh, dù mỗi người mỗi hoàn cảnh, không ai giống ai. Bà Sa trong quá khứ đã phạm phải một lầm lỗi, ông chồng không khoan thứ. Nhưng hai người vì thương con, vì tương lai của đàn con, nên không quyết định xa nhau. Sống với nhau trong một căn nhà, ăn chung nhau cùng mâm cơm, mà hai người không bao giờ nói với nhau một câu nào tư mười mấy năm qua. Khi có chuyện cần nói lại với nhau, hai vợ chồng bà Sa phải nhắn qua mấy đứa con. Bà biết bà có lỗi, bà biết ông không khoan thứ được cho bà, vì ngày xưa tình nghĩa hai người quá vun đầy. Bà cũng không dám mong ông tha thứ và quên cái lầm lỗi tày trời của bà. Ông thì tấm lòng cứng như núi đá, không ai lay chuyển được. Trong một căn nhà mà tình cảm băng giá lạnh lùng. Hai cô con gái lớn đều có nhan sắc, nhiều bạn trai muốn làm quen, muốn lui tới, nhưng chính hai cô thấy khiếp sợ, và hãi hùng vì cho rằng đời sống gia đình là bất hạnh, là khủng khiếp, không dám bước chân vào. 

Gia đình bà Sa khuyên bà nên chấm dứt đời sống lạnh lùng khủng khiếp đó, thà sống một mình, mà thấy có tự do, có thong thả, và dễ chịu hơn. Bà Sa cũng thấy được điều đó, nhưng không đủ can đảm để đi đến quyết định dứt khoát. Anh em của chồng bà Sa, cũng khuyên ông rằng, chuyện gì cũng tha thứ được, con người ai cũng có lúc yếu đuối sa ngã. Ai cũng có lúc thiếu sáng suốt, nhưng nếu sau đó, biết tìm đường sáng mà đi, thì phải mở đường cho người ta tới. Nếu không tha thứ được, thì phải dứt khoát bỏ nhau, dây dưa với nhau làm chi, cho khổ đời nhau, cho ngày tháng thêm phí phạm. 

Hai vợ chồng bà Sa như quanh năm chìm trong mùa đông bắc cực. Trong nhà không có tiếng cười chung ròn rã. Những nụ cười xô lệch, gượng gạo và che dấu nhau. Trong nhà lúc nào cũng thầm lặng như có tang. Những tia nhìn của ông bà không chiếu thẳng vào nhau. Hai người sống gượng gạo với nhau, và nghĩ là vì hạnh phúc của đàn con. Nhưng đàn con cũng không tìm thấy được hạnh phúc nào dưới mái gia đình đông giá đó.

Bên cạnh nhà bà Sa, là gia đình ông Nam. Ông bà Nam là hai người linh hoạt, vui vẻ, bà con láng giềng đều thương mến. Hai người rộng rãi, tốt, khi nào cũng sẵn lòng giúp đỡ người quen biết trong xóm. Một hôm, bà Nam báo cho bà Sa biết là sẽ bỏ gia đình, qua Pháp sống. Bà Sa tưởng bà Nam bỏ chồng đi theo tiếng gọi của tình yêu, vội vã can dán, bảo rằng; 

Người nào cũng đã lớn tuổi rồi, mà phải làm lại cuộc đời từ đầu, cũng là vô cùng khó khăn và mệt nhọc. Chắc chi cuộc tình duyên mới êm đềm và hạnh phúc bằng đời sống hiện tại. Ngay cả khi đang còn son trẻ, mà phải làm lại từ đầu, cũng đã mệt lắm. Những quyết định lấy từ sự rung động của con tim thường hay sai lạc rất xa với sư thực.” 

Bà Sa khuyên bà Nam hãy nghĩ thật kỹ, rồi hãy hành động. Bà Nam thì nói rằng, vì chồng không thương bà nữa, thì bà đi, bà không thể chịu được nhục nhã, hạ mình xuống để xin ai tình thương. Ông Nam thì không hiểu tại sao vợ nói như vậy, vì trong lòng ông khi nào cũng như khi nào, và công cũng chưa làm điều gì trái với đạo vợ chồng. Ông dỗ dành, năn nỉ bà, nhưng bà cứ khăng khăng nhất quyết đòi bỏ ông mà ra đi. Ông không nghĩ bà bỏ ông để theo ai, vì có lẽ chẳng ai còn muốn thấy một vẻ đẹp của một thân thể lắm thịt nhiều chất mỡ, chất béo của bà. Cái vòng bụng lấn lướt hẳn cái vòng ngực, và cái vòng mông thì nổi loạn bành trướng rất vô trật tự. Đôi má chảy xệ, hằn lên những nếp nhăn như vùng địa chấn, thì cũng không là nét đẹp mà người đời ưa chuộng. Ông Nam cũng không tin rằng, bà bỏ ông đi vì khả năng sinh dục của ông càng ngày càng suy đồi, không còn được như xưa, và vì chính bà cũng không còn nồng nàn trong việc chăm gối nữa. Đó là chuyện bình thường của người lớn tuổi. Ông yêu cầu bà chứng minh, và nói cho ông biết những sai sót nào của ông làm cho bà có những ý nghĩ đó. Bà chỉ nói mơ hồ, không căn cứ, và nhất quyết bỏ qua Pháp sống với người cháu. Bà giao hết nhà cửa, tài sản cho ông, ra đi hai tay không, chỉ yêu cầu ông phải gởi cho bà mỗi tháng một ngàn đồng để sinh sống. Ông Nam nhờ bạn bè khuyên bảo, và tìm hiểu, nhưng không ai lay chuyển quyết định muốn ra đi của bà. Các con bà khóc lóc, van nài và có đứa giận bà. 

Cuối cùng ông Nam bằng lòng cho bà ra đi, xem như bà đi thay đổi không khí một thời gian, ông dặn bà khi nào chán ngán thì trở về, cửa nhà luôn luôn mở rộng. Bà qua Pháp ở với người cháu ba tháng, thì chán ngán quay về lại Mỹ. Về Mỹ, bà thuê nhà ở riêng, gần khu nhà ông và các con. Thỉnh thoảng ông cũng đến thăm viếng, và buồn không biết vì sao bà vợ trở chứng, chướng kỳ. 

Rồi bà Nam tính chuyện về lại Việt Nam sống trong tuổi già, tuy không còn nhiều bà con, nhưng bà tin là sẽ tìm được nguồn an ủi và ấm áp của quê hương. Bà lấy hai mươi lăm ngàn tiền tiết kiệm, về mua một căn nhà ở Biên Hòa, sống ở đó. Về quê hương, bà không đi chơi, không thăm thú ai cả, ai đến thăm thì bà tiếp. Chỉ hơn một năm sau, bà trở về lại Mỹ. Lý do là bà con xa gần tưởng bà giàu có bạc triệu, đến xin tiền mãi. Người thì xin vài trăm đô vì con đau cần trả tiền bệnh viện, người thì để sửa lại căn nhà bị dột nát, người khác nữa thì để kiếm chút vốn làm ăn, không cho thì không được, chẳng yên lòng, mà cho mãi thì không có tiền. Bị vòi vĩnh nhiều quá, bà không chịu nổi, phải thuê người canh giữ căn nhà, dọn về lại Mỹ ở. Ông Nam lại phải thuê nhà riêng cho bà, và hàng tháng đưa tiền cho bà chi tiêu sinh sống. Ông Nam khổ tâm lắm, nhưng không lẽ đem ra tòa ly dị, cho con cái buồn, mà cũng không giải quyết được việc gì cả.

Có rất nhiều người tự làm khổ mình, khổ gia đình, mà không vì một lý do chính đáng nào cả. Họ đã tự hủy hoại thời gian sống mà trời dành cho họ, phung phí cái tài sản quý báu, thiêng liêng trời cho. Ông trời rất công bằng, cho mỗi người trên dưới trăm năm để sống, mục đích chính yếu của cuộc đời là đi tìm hạnh phúc riêng cho mình, cho gia đình. Làm ra tiền, cũng chỉ để mưu cầu hạnh phúc. Danh vọng lớn cũng không ngoài tâm ý hướng về hạnh phúc. Nhưng nếu đời sống thiếu hạnh phúc, thì tiền tài bạc tỷ, danh vọng ngút trời cũng không là ý nghĩa gì cả. Hạnh phúc khó mua được bằng tiền bạc. Hạnh phúc có thể tìm ra dễ dàng khi lòng mình biết đủ, biết chấp nhận cái tương đối của cuộc đời, biết đếm cái đang có, không đếm cái chưa có, và không đứng núi nầy nhìn cái lóng lánh màu sắc của núi bên kia.

VỀ VẤN ĐỀ TRỤC XUẤT NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN

Truyền thông tị nạn và hệ thống emails của cộng đồng Việt tuần qua tràn ngập tin về việc trục xuất dân tị nạn về VN.

Theo tin này, cuối năm ngoái, TT Trump đã ký một Bản Ký Chú -Memorandum of Understanding- với CSVN để trục xuất người Việt tị nạn phạm tội về VN. Những mẫu tin này ghi đây là “chính sách mới của Mỹ, được ban hành dưới thời Tổng Thống Donald Trump”.

DĐTC này xin nhắc lại vấn đề cho rõ.

Việc những di dân phạm tội không được vào quốc tịch Mỹ và phải bị trục xuất về xứ nguyên quán KHÔNG phải là “chính sách mới” của TT Trump “ban hành” như những người phe đảng cuồng chống Trump đã tố cáo láo, mà đó là luật di trú của Mỹ đã được áp dụng cả trăm năm nay: bất cứ di dân nào vào Mỹ phạm tội, bị án, đều không được có ‘thẻ xanh’ là thẻ chuyển tiếp để chính thức vào quốc tịch và được ở lại Mỹ. Không có thẻ xanh là không được gia nhập quốc tịch Mỹ và phải bị trục xuất về xứ gốc. Đó là luật di trú hiện hành chỉ có thể thay đổi bởi một luật khác do quốc hội ban hành.


Dân Việt được chính thức nhận vào tị nạn Mỹ năm 1975, tuy nhiên vẫn bị chi phối bởi luật không được phạm tội mới được vào quốc tịch. Nếu phạm tội, sẽ không được ở lại và bị trả về VN. Đó là luật đã có từ rất lâu, không phải ‘luật mới’ do TT Trump ban hành.

Dưới thời TT Clinton, Mỹ điều đình với CSVN về việc trả dân tị nạn phạm tội này về VN nhưng không đi đến đâu vì VC không nhận. Đến thời TT Bush con, Mỹ đi được một bước, ký được một Bản Ký Chú trong đó CSVN chịu nhận lại những người Việt phạm tội, nhưng chỉ nhận những người qua Mỹ kể từ ngày 12/7/1995 và sau đó, vì đó là ngày TT Clinton nhìn nhận CSVN. Đây là nguyên văn Điều 2 Bản Ký Chú Bush-VC: có ghi rõ những người qua trước 12/7/1995 “KHÔNG thuộc đối tượng NHẬN TRỞ LẠI”, tức là VC không chịu nhận, còn gì phải giải thích nếu chưa quên tiếng Việt, hay nếu không muốn xuyên tạc?
Phải nói ngay cho rõ, Bản Ký Chú của TT Bush con KHÔNG phải là luật vì luật trục xuất di dân phạm pháp đã có từ rất lâu rồi, Bản Ký Chú đó chỉ viết thêm chi tiết về thủ tục trục xuất người Việt phạm tội và những người VC nhận lại thôi.

Những người cuồng chống Trump ca tụng các TT Bush con và Obama đã “tôn trọng” Bản Ký Chú của TT Bush con, không trục xuất người Việt phạm tội về VN, rồi tố TT Trump vặn vẹo thỏa thuận để trục xuất những người qua trước 12/7/1995. Nói láo không hơn không kém. Sự thật là các TT Bush con, Obama và cả Trump đều KHÔNG trục xuất được vì CSVN không nhận lại những người đó.

Tình trạng những người phạm tội nhưng qua trước 12/7/1995 bị treo lủng lẳng, không có giải pháp. Theo luật Mỹ, họ không được vào quốc tịch Mỹ, cũng không được sống hợp pháp tại Mỹ, tức là không xin được việc làm chính thức mà chỉ có thể đi làm ‘chui’ bất hợp pháp, không được nhận trợ cấp, không có bảo hiểm y tế, tại nhiều tiểu bang không được có bằng lái xe, nên không đi đâu được, không có thông hành nên không ra khỏi nước được, không được đi bầu dĩ nhiên. Họ cũng có thể bị nhốt vô hạn định chờ ngày bị trục xuất tuy trên thực tế không ai bị nhốt hết. Đồng thời họ cũng không về VN được vì CSVN không nhận.

Mà đây không phải là chuyện mới lạ mới xẩy ra dưới thời Trump vì họ đã sống tình trạng này từ thời TT Ford khi người Việt bắt đầu được vào Mỹ tị nạn năm 1975, và bắt đầu có người phạm tội, nhất là từ thời Clinton khi số người phạm pháp bắt đầu gia tăng đáng kể. Qua 6 đời tổng thống (Ford, Carter, Reagan, Bush Cha, Clinton, Bush con), họ đã như vậy. Qua thời TT Obama, tình trạng vẫn không thay đổi. Họ vẫn trong tình trạng lửng lơ, trong khi tất cả các tổng thống từ Carter tới cả Obama không một người nào muốn sửa luật cho họ ở lại, mà tất cả đều chỉ cố điều đình để CSVN nhận họ lại.

Chỉ tới cuối trào TT Trump, nhờ khả năng điều đình hay nhờ áp lực nào đó, TT Trump mới đi được bước thứ hai, ép được VC nhận họ lại. Tháng Chạp 2020, Mỹ và VC chính thức ký một Bản Ký Chú thứ hai, liên quan đến thủ tục trục xuất người Việt phạm pháp nhưng qua Mỹ trước 12/7/1995. Lần đầu tiên, VC chịu nhận lại những người này về VN lại.

Vietnam-2020-MOU-redacted-1.pdf
Chỉ trích TT Trump là chuyện dễ làm, nhưng ít ra thì TT Trump cũng đã có giải pháp cho tình trạng lửng lơ này. Và cụ Biden đã là tổng thống đầu tiên trục xuất hai người tị nạn qua trước 12/7/1995 về VN lại ngay sau khi cụ nhậm chức, trong khi chính TT Trump thì CHƯA HỀ trục xuất một người Việt qua trước 12/7/1995 nào về VN. Nếu cụ Biden thật tình thương dân Việt tị nạn hơn Trump, cụ đã có thể gia hạn cho hai người tị nạn đó ở lại Mỹ, rồi vận động quốc hội sửa luật để cho họ ở lại, nhưng cụ đã không làm vậy.

Cụ Biden đang ra sức thu hồi gần hết các luật và chính sách của TT Trump, nhưng trong việc trục xuất người Việt phạm tội, cụ không sửa luật mà trái lại, là người đầu tiên thi hành thỏa thuận trong Bản Ký Chú của TT Trump, trục xuất người Việt tị nạn phạm pháp.

Nếu muốn trách thì phải trách tất cả các chính quyền từ tổng thống đến lưỡng viện quốc hội trong suốt gần nửa thế kỷ qua, đã không sửa luật cho riêng dân Việt tị nạn, chứ tố Trump “ban hành” luật kỳ thị này chỉ chứng tỏ hoặc là thiếu hiểu biết, hoặc là thiếu lương thiện.

Dân biểu DC của Cali, Alan Lowenthal rất ‘hoành tráng’ tuyên bố “Các chính quyền trước đây của Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng đều tuân thủ sự cam kết của Mỹ nhằm bảo vệ những người tị nạn từ thời chiến tranh Việt Nam, và đã định cư tại Mỹ trong nhiều thập niên qua. Sự thay đổi này không thể chấp nhận được và tôi sẽ nỗ lực tranh đấu để đảo ngược chính sách này”.

Việc ông Lowenthal tranh đấu để đổi luật nhằm bảo vệ dân tị nạn là chuyện đáng ủng hộ, nhưng khi ông Lowenthal nói các chính quyền trước đều tuân thủ sự cam kết với dân tị nạn để bảo vệ họ, thì hiển nhiên ông đã nói láo. Không có điều khoản nào trong bất cứ thỏa ước hay luật di trú nào nói Mỹ cam kết không trục xuất dân tị nạn Việt đến Mỹ trước ngày đó. Cụ tị nạn nào trưng ra được bằng chứng Mỹ đã ‘cam kết' bảo vệ người tị nạn, kẻ này xin nhận lỗi đã sai lầm ngay. Không trưng được bằng chứng thì vẫn chỉ là… nói láo.

Việc trục xuất di dân phạm tội là luật đã có từ rất lâu, áp dụng cho tất cả di dân đến Mỹ chứ không riêng gì dân Việt, không có chính quyền nào có quyền cam kết sẽ không tôn trọng luật đó hết, và sự thật thì cũng chẳng có chính quyền nào cam kết chuyện này hết, kể cả các chính quyền Ford và Carter khi họ nhận dân tị nạn ào ào vào Mỹ, hay Bush con khi ông ký Bản Ký Chú năm 2008. Ông Lowenthal tháng 5/2020 có đưa ra một dự luật tên là HR 7053 nhằm sửa luật di trú, cấm việc trục xuất về VN những người qua trước ngày 12/7/1995, nhưng theo chỗ tôi được biết, cho đến nay vẫn chỉ là dự luật vì đưa ra đúng khi đại dịch COVID tấn công mạnh nhất, sau đó lại đúng mùa vận động tranh cử, chưa được quốc hội thảo luận và chính thức thông qua hay TT nào ký.

Để chặn trước mọi hù dọa vớ vẩn, xin nói ngay việc trục xuất bàn ở đây chỉ áp dụng cho những người phạm tội CHƯA có quốc tịch Mỹ, còn những người đã có quốc tịch Mỹ thì sẽ không bị trục xuất và CSVN cũng không nhận. Bản Ký Chú của TT Trump ghi rõ CSVN chỉ nhận lại những người còn quốc tịch VN, chưa vào quốc tịch Mỹ. Hơn nữa, luật Mỹ cũng không cho phép trục xuất những người đã có quốc tịch Mỹ, tức là công dân Mỹ đi đâu hết. Một anh Mỹ con, tị nạn thế hệ hai, qua Mỹ khi còn nhỏ, sau này không có án gì, được vào công dân Mỹ. Việc anh ta viết báo cho rằng anh lo sợ sẽ bị trục xuất về VN là hù dọa, nói láo trắng trợn, thiếu lương thiện, đáng khinh của một trí thức.

Đến giờ này, sáu tháng sau, mà vẫn còn nhiều người cuồng chống Trump đến độ phải phịa lại chuyện cũ rích để chỉ trích, thật là nản.

Vũ Linh

TIN TỨC – 31/7/2021

TIN VỀ CỤ BIDEN
Chao đảo
Thượng viện cho đến nay vẫn bị chi phối bởi thủ tục ‘câu giờ’ filibuster, nên bất cứ chính sách hay dự luật nào cũng vẫn cần có 60 phiếu mới thông qua được, một chuyện hầu như không thể có được trong tình trạng phân hóa 50-50 hiện nay. Các chương trình, kế hoạch của các tổng thống, bất kể CH hay DC đều gặp khó khăn, nhất là trong tình trạng phân hóa chính trị tối đa hiện nay, khi số ghế của hai chính đảng ngang nhau trong thượng viện. Do đó, phe DC đang tìm mọi cách để hủy bỏ thủ tục filibuster này, để chỉ cần có 51 phiếu là họ thông qua được hết. Hiện nay phe DC có 50 phiếu và trong trường hợp 50-50, họ sẽ thắng với phiếu của bà PTT Kamala Harris.

Tuy nhiên, ngay cả trong hàng ngũ đảng DC, cũng đã có nhiều tiếng nói không chấp nhận hủy hỏ filibuster.

Riêng cụ Biden, dù sao cũng là tiếng nói quan trọng nhất trong đảng DC, cụ chao đảo, nay thế này, mai thế nọ.

Trước đây, cụ từng lớn tiếng công kích việc phe CH muốn bỏ filibuster. Mới đây, khi cánh cực tả của đảng DC nhất quyết bỏ, thì cụ đổi thái độ, tuyên bố filibuster gây hại nhiều hơn giúp, nên phải xét lại. Phe cấp tiến hoan hỷ đón nhận thay đổi thái độ này. Tuy nhiên tuần rồi, cụ lại lật ngược chiều hướng, công khai chỉ trích việc hủy bỏ filibuster sẽ gây xáo trộn lớn trong thượng viện, rồi khẳng định cụ chống lại việc bỏ filibuster. Trên thực tế, việc hủy bỏ filibuster coi như vô phương thực hiện.

Đây là gáo nước lạnh lớn đổ lên đầu cánh tả của đảng DC. Chẳng phải cụ Biden tốt lành gì đâu. Cụ nhìn rõ bây giờ hai đảng đang ngang ngửa mức 50-50, chỉ cần cuộc bầu cử giữa mùa năm tới, đảng DC mất một phiếu là sẽ thành thiểu số. Khi đó, nếu CH thắng một ghế thôi thì cụ sẽ bị khóa tay không còn làm gì được nữa, và phe CH có thể biểu quyết bất cứ chuyện gì chống cụ. Do đó, tốt hơn hết là nên giữ filibuster, cần tới 60 phiếu, nên CH sẽ không làm khó được cụ.

Nói láo
Trong một cuộc nói chuyện trên CNN tuần qua, cụ Biden hùng hổ khẳng định “Quý vị sẽ không bị nhiễm nếu đã chích ngừa”.

Dĩ nhiên, đây là nói láo thô bạo nhất.

Tất cả các nhà khoa học và tất cả các thử nghiệm đều cho thấy thuốc hữu hiệu nhất, Pfizer, cũng chỉ hữu hiệu khoảng hơn 90%, nghĩa là trong 100 triệu người chích ngừa, có thể có 10 triệu người vẫn bị nhiễm. Trong số hơn 50 dân biểu Texas đào nhiệm, trốn đi Washington, đã có ít nhất 6 người bị nhiễm mặc dù tất cả đều đã chích ngừa. Tuần rồi, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Jen Psaki, đã nhìn nhận một số nhân viên Tòa Bạch Ốc đã bị nhiễm mặc dù tất cả đều đã chích ngừa, tuy bà từ chối không cho biết bao nhiêu đã bị nhiễm.

Riêng đối với biến thể Delta, Pfizer chỉ hiệu nghiệm khoảng dưới 50% tuy người bị nhiễm có nhiều hy vọng hết bệnh hơn và khó chết hơn.

Bốc phét
Cụ Biden đi thăm một hãng ráp xe tải ở Pennsylvania. Trong mục đích lấy điểm thiên hạ, cụ khoe trước đã từng ‘lái xe tải 18 bánh’.

Ngay sau đó, bị tố là bốc phét, nói láo. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc bối rối giải thích cụ đã từng ngồi xe tải lớn đi mấy trăm dặm hồi năm 1973. Bị các nhà báo hỏi cụ “đi” tức là ngồi trên xe, hay “lái” xe, bà phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc tảng lờ không trả lời.

Có cụ tị nạn nào tính sổ xem cụ Biden trong sáu tháng qua, tổng cộng đã bốc phét, nói láo, nói lộn, nói nhầm mấy chục ngàn lần rồi không nhỉ?

Nổi giận
Cụ Biden tiếp thủ tướng Iraq tại Tòa Bạch Ốc, và như thường lệ, có cuộc họp báo ngắn.

Trong số câu hỏi, có một bà nhà báo Kelly O’Donnell của đài truyền hình NBC hỏi về việc bộ Cựu Chiến Binh -Veterans Affairs- bắt buộc các nhân viên phải đeo khẩu trang hết.

Cụ Biden bực mình vì đây là vấn đề cụ đang bối rối chưa biết phải giải quyết ra sao khi các phụ tá và cố vấn đang nghiên cứu vì biến thể Delta đang tấn công Mỹ mạnh. Hơn thế nữa, đây là loại câu hỏi ‘ngoài đề’, không có câu trả lời do phụ tá viết sẵn trong mảnh giấy cụ Biden cầm trong tay. Cụ bực mình phán “You are such a pain in the neck”.

Dịch ra tiếng Việt đại khái là “bà là một cái nhức nhối trên cổ tôi”, chẳng có nghĩa gì mấy. Nhưng trong văn hóa Mỹ, câu đó, hay câu cùng nghĩa nhưng kém lịch sự hơn “you are a pain in the ass”, là một loại nhục mạ được dùng để chỉ một người khiến ta bực mình, khó chịu.

Thử tưởng tượng TT Trump nói câu này xem, TTDC và Vẹt con Vẹt già sẽ nhao nhao ngay “tên vô học nhục mạ nhà báo”, nhưng với cụ Biden thì tất cả nếu không cười xòa thì cũng im re.

Nói lộn vì ám ảnh
Cũng trong cuộc viếng thăm tại Pennsylvania, cụ Biden nói chuyện và… nói lộn TT Obama thành TT Trump.

Cụ hùng hổ khoe thành tích cứu vãn kinh tế năm 2009, khi cụ làm phó cho … TT Trump! Dĩ nhiên, cụ đã sực tỉnh, vội vã sửa lại ngay, gọi đó là “freudian slip”, tức là nói lộn vì tâm lý Freud.

Freud là tên bác sĩ tâm lý học Sigmund Freud của thế kỷ 19, nổi tiếng qua các công trình nghiên cứu tâm lý học, đặc biệt là các ám ảnh trong tiềm thức -subconcious obsession-.

HẠ VIỆN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA VỀ BIỂU TÌNH 6/1/2021
Bà chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi đã ra lệnh bắt đầu cuộc điều tra của hạ viện về cuộc biểu tình ủng hộ TT Trump, bao vây quốc hội ngày 6/1/2021. Cuộc biểu tình của cả mấy trăm ngàn người được diễn ra trong ôn hoà, ngoại trừ một vài người giằng co với cảnh sát, hay đập đúng một cửa sổ kính của quốc hội. Một vài chục người đi vào bên trong quốc hội, do cảnh sát cố tình mở cửa chính của quốc hội cho họ vào, thong dong đi vào, chụp hình tứ tung như du khách. Nhưng tuyệt đối không có đập phá gì (kẻ này đã ngồi coi trực tiếp truyền hình trên hai đài Fox và CNN nguyên ngày). Dù vậy, phe DC với sự tiếp tay của TTDC, đã bi thảm hoá tình trạng, mô tả như đây là một cuộc bạo loạn do chính TT Trump ra lệnh hay xúi giục, kinh hồn hơn các cuộc nổi loạn đốt nhà cướp của của đám Bờ Lờ Mờ. Việc anh cảnh sát da đen bắn chết môt bà biểu tình bị xù, giấu nhẹm, anh cảnh sát không bị truy tố gì hết, so với anh cảnh sát da trắng Chauvin bị hơn 22 năm tù vì giết Thánh Floyd. Chắc chắn sẽ không có điều trần gì về chuyện này.

Cuộc điều tra bắt đầu Thứ Ba đầu tuần qua, với phiên họp điều trần đầu tiên của một ủy ban do bà Pelosi thành lập. Bà bổ nhiệm 8 dân biểu vào ủy ban, trong đó có 7 DC và 1 CH là bà Liz Cheney, con cựu PTT Dick Cheney, rồi ‘mời’ phe CH bổ nhiệm thêm 5 dân biểu, nhưng trong số này, bà Pelosi bác bỏ không nhận 2 vị. Đưa đến phe CH nhất loạt tẩy chay, rút ra hết.

Bà Pelosi, bất chấp, bổ nhiệm thêm một dân biểu CH, ông Adam Kinzinger vào ủy ban. Kết quả, ủy ban có 9 thành viên, 7 DC và 2 CH, cả hai đều là những dân biểu nổi tiếng chống Trump mạnh nhất. Tất cả các nhân chứng, đặc biệt là các cảnh sát, đều được đích thân bà Pelosi chọn để tất cả cùng ca một bài hát, cũng như tất cả hình ảnh và phim trình chiếu cũng được lựa chọn kỹ càng. Đề nghị của phe CH cho đại diện những người biểu tình ra điều trần để giải thích đã bị bà Pelosi bác ngay. Phe CH tẩy chay và đang dự tính sẽ mở cuộc điều tra riêng.

Tổng Hội Cảnh Sát Toàn Quốc -National Police Association- công khai tố điều trần của các cảnh sát là trò trình diễn vớ vẩn. Tổng hội đặt vấn đề sao không ai hỏi các cảnh sát đã bị nguy như thế nào trong cuộc bạo loạn của đám Bờ Lờ Mờ mùa hè năm ngoái? Sao cũng không ai hỏi gì về việc bà biểu tình Ashley Babbitt bị cảnh sát quốc hội bắn chết?

Với một ủy ban một chiều kiểu này, chẳng ai mất thời giờ theo dõi và chờ báo cáo cuối cùng. Đảng DC hô hoán “không có ai có quyền đứng trên luật pháp”. Thực tế là chính đảng DC đang ngồi xổm trên đầu luật pháp.

Các chính khách Mỹ, nhất là phe DC, càng ngày càng coi dân chúng như … ruồi nhặng. Những trò hề chính trị phe đảng này phá nát tinh thần và định chế dân chủ của Mỹ không hơn không kém, trong khi cả thế giới cười vào mặt Mỹ.

Một bình loạn gia cuồng của đài MSNBC tố cáo cuộc biểu tình trước quốc hội kinh khủng hơn xa vụ tấn công 9/11 của al Qaeda, vì Bin Laden ít ra không đụng tới quốc hội.

Vâng, kinh khủng hơn thật. Cuộc biểu tình có đúng một người bị cảnh sát bắn chết, không có một cái bàn nào bị đập gẫy, trong khi trong vụ 9/11, hai cao ốc lớn nhất Mỹ và cả Quốc Phòng Pentagone của Mỹ bị tàn phá, và hơn 3.000 người chết.

Thế mới thấy cái tính phe đảng ngu xuẩn của TTDC Mỹ.

CHÍNH KHÁCH PHÊ CHUẨN TIỀN TĂNG CƯỜNG AN NINH CHO MÌNH
Trong khi các quan chức DC hùa theo Bờ Lờ Mờ hô hào cắt giảm ngân sách cảnh sát lo an ninh trật tự cho dân, thì các quan chức quốc hội đã mau mắn thông qua một ngân sách một tỷ đô tăng cường an ninh bảo vệ chính họ và quốc hội.

Để giảm bớt chống đối vì tính giả dối thô bỉ, các vị dân cử đã khôn ngoan kẹp chung luật này vào luật mở ngân sách hơn một tỷ đô để giúp định cư một số khoảng 35.000 dân Afghan trước đây đã hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến lâu dài tại đây.

Nhớ lại khi TT Ford xin tiền để tái định cư dân Việt tị nạn thì phe DC, đặc biệt là nghị sĩ Joe Biden đã chống lại ý kiến này, hùng hổ tuyên bố sẵn sàng chi bất kể bao nhiêu tiền để mang lính Mỹ về nhưng sẽ không cho một xu để mang bất cứ một anh Việt nào qua Mỹ.

Trong khi đó thì theo một nghiên cứu của tạp chí tài chánh Forbes, thì những chính khách DC một mặt hô hào giảm cảnh sát lo an ninh cho dân, mặt khác lại tăng cường an ninh cho chính mình.

Bà thị trưởng Chicago Lori Lightfoot sa thải 400 cảnh sát Chicago, nhưng lại tăng cường thêm cảnh sát lo an ninh cho chính bà, từ 17 người lên tới 22 người, với chi phí tăng từ 2,7 triệu năm 2019 lên tới 3,4 triệu năm 2020.

Bà thị trưởng San Francisco London Breed cắt 120 triệu ngân sách cảnh sát thành phố, nhưng tăng ngân sách cảnh sát bảo vệ bà lên tới 2,6 triệu năm 2020.

Cả hai bà giải thích đó là vì nhu cầu thực tế khi tình hình bất an hơn. Cả hai bà chỉ ‘quên’ không nói tình hình bất an hơn là kết quả của chích sách quản trị hai thành phố của các bà. Và cũng quên giải thích tại sao bất an hơn thì hai bà cần được bảo vệ kỹ hơn trong khi dân chúng lại bớt cần bảo vệ hơn.

Bà dân biểu DC Cori Bush cũng rất oai, ồn ào hô hào cắt giảm ngân sách cảnh sát, chủ trương một xã hội hiền hòa hơn, hủy bỏ cảnh sát là công cụ của bọn kỳ thị da trắng đàn áp dân da đen. Tuy nhiên trong khi chờ đợi thì bà đã bỏ ra 70.000 đô thuê một công ty an ninh tư bảo vệ bà.

Cả ba bà trên đều là dân da đen hết.

Câu hỏi rất khó cho quý vị: đố quý vị biết tiền bảo vệ an ninh cho mấy bà trên, ai trả? Xin trả lời ngay: chính quý vị trả qua tiền thuế đóng cho Nhà Nước vì tất cả đều do Nhà Nước trả chứ không có có bà nào móc tiền túi ra đâu.

THƯỢNG VIỆN THÔNG QUA DỰ LUẬT TRÙNG TU HẠ TẦNG CƠ SỞ
Tuần qua, thượng viện đã thông qua dự luật chi 1.200 tỷ đô trùng tu hạ tầng cơ sở. Tất cả nghị sĩ DC đã ô-kê, trong khi có một tá nghị sĩ CH ủng hộ, hầu hết thuộc thành phần CH chống Trump kịch liệt như các nghị sĩ Romney, Collins, Sasse, Murkowsky,… Coi như qua được cửa ải đầu tiên. Tuy nhiên còn nhiều rắc rối.

Thứ nhất cần được hạ viện thông qua. Bà chủ tịch hạ viện, Pelosi cho biết sẽ không cho thảo luận nếu không kèm theo gói 1.900 tỷ cải cách xã hội -tức là tăng trợ cấp đủ loại-, trong khi cô dân biểu nhí Ocasio-Cortez chỉ trích dự luật các nghị sĩ điều đình là… kỳ thị vì trong số các nghị sĩ đó, đã không có một ông/ bà da đen nào.

Sau khi hạ viện thông qua dự luật của họ, sẽ phải sát nhập hai dự luật làm một, biểu quyết lại. Một số nghị sĩ CH đã đe dọa sẽ chống vì dự luật vừa thông qua chỉ là biểu quyết trên nguyên tắc vì chưa ai biết chi tiết gì trong dự luật đó, nghĩa là không ai biết bao nhiêu tiền sẽ được chi cho dự án nào.

Bộ TƯ PHÁP BAO CHE ĐẢNG DÂN CHỦ
Trong mùa dịch COVID tấn công mạnh nhất, mùa xuân năm ngoái, cả trăm ngàn cụ cao niên đã chết trong các nhà già, đặc biệt là tại các tiểu bang New York, New Jersey, Michigan, Wisconsin,… tất cả đều là những tiểu bang do các quan chức DC điều hành. Đã có nhiều cáo giác các chính quyền tiểu bang đã có những chính sách sai lầm đưa đến tình trạng thê thảm trên. Cuối thời TT Trump, ông đã ra lệnh điều tra xem chuyện gì đã xẩy ra.

Cuộc điều tra chỉ mới bắt đầu thì thay đổi tổng thống. Bây giờ, dưới cụ Biden, bộ trưởng Tư Pháp Merrick Garland đã ra lệnh ngưng tất cả mọi điều tra.

Hiển nhiên, đây là chuyện ‘phe ta’ cấp liên bang cố tình bao che cho ‘phe ta’ cấp tiểu bang thôi.

NGƯNG XÂY TƯỜNG TỐN HƠN XÂY TƯỜNG
Một trong những việc đầu tiên chính quyền Biden làm là ra lệnh ngưng xây tường biên giới Mễ. TTDC hồ hởi tung hô sách lược ‘nhân đạo’ chào đón di dân, cũng như ca tụng việc này sẽ giúp tiết kiệm cả tỷ bạc cho ngân sách.

Sự thật khác rất xa.

Việc ngưng xây tường đã gửi một thông điệp không thể nào rõ ràng hơn cho dân Trung Mỹ, và họ đã ào ạt chạy qua Mỹ, gây nên khủng hoảng trầm trọng tại biên giới khi trong một năm qua hơn một triệu người đã bị bắt -và sẽ được thả-. Cái giá phải trả không ai tính được bằng tiền.

Trong khi đó, tin mới nhất cho biết việc ngưng xây tường chẳng tiết kiệm được một xu nào. Cho đến nay, chính quyền Biden đã phải chi khoảng ba triệu đô mỗi ngày, tổng cộng đã lên tới hai tỷ đô từ ngày ngưng xây tường, do việc bồi thường cho các nhà thầu vì đã hủy hợp đồng với họ, cũng như việc cất giữ và bảo trì cả ngàn tấn sắt, xi măng, vật liệu và dụng cụ xây cất tường, cũng như trả tiền cho cả ngàn nhân công bị mất jobs.


DI DÂN BỊ TRỤC XUẤT LẠI
Tin mới nhất cho biết cụ Biden cuối cùng cũng lại phải học sách của Trump, bắt đầu chở di dân bị bắt trở về xứ nguyên quán, vì họ tràn qua nhiều quá, Mỹ không gánh chịu nổi.

Tuần qua, đã có hai chuyến bay chở di dân về các xứ Trung Mỹ. Tuy nhiên, giờ chót có nhiều người khai bị nhiễm COVID nên họ đã được giữ lại để kiểm tra và chữa trị nếu bị nhiễm thật.

ĐẢNG DÂN CHỦ KHAI GIAN
Đảng DC mới tung ra đề nghị ngân sách trị giá tổng cộng 3.500 tỷ đô. Họ ồn ào khoe là đã có một nhượng bộ vĩ đại khi họ cắt kế hoạch tiên khởi là 6.000 tỷ.

Ủy Ban Ngân Sách Liên Bang của thượng viện, một nhóm chuyên gia kinh tế tài chánh độc lập không đảng phải đã nghiên cứu và cho rằng tổng số ngân sách này đúng ra là 5.500 tỷ đô. Phe DC đã giấu khoảng 2.000 tỷ khi có nhiều chương trình dài hạn nhưng họ chỉ ghi nhận một phần, phần còn lại bị lẳng lặng ‘bỏ quên’. Ủy ban cũng cho biết có nhiều chương trình sẽ được lưu giữ vĩnh viễn, tức là sẽ tồn tại vô tận, nhưng lại được trình bày như những chương trình trong ngân sách ngắn hạn, với trị giá thấp hơn sự thật nhiều.

Theo ủy ban, các con số đưa ra hoàn toàn lệ thuộc thời gian tính, tùy theo đảng DC muốn cho thấy con số của bao nhiêu năm thôi.

Một thí dụ cụ thể để quý độc giả hiểu rõ hơn: tôi mua cái xe trả góp 3 năm, nhưng chỉ cho biết số tiền trả góp trong một năm rồi nói đó là trị giá cái xe tôi mới mua.

Thực tế mà nói, cho dù với 3.500 tỷ, phe DC cũng chưa chắc sẽ thông qua được khi tất cả 50 nghị sĩ CH đều chống, và ít nhất một nghị sĩ DC, bà Sinema của Arizona cũng đã công khai chống. Tin giờ chót, cụ Biden đã mời bà đồng chí Sinema vào họp riêng tại Tòa Bạch Ốc. Hiển nhiên là để đổi chác gì đó.

AI LÀ TAY SAI CỦA TRUNG CỘNG?
Công ty Hoa Vi -Huawei- của Trung Cộng thông báo đã bổ nhiệm ông Tony Podesta làm đại diện vận động hành lang -lobbyist- cho công ty tại Mỹ.

Hoa Vi là đại tập đoàn thiết kế công nghệ lớn nhất của TC, trên danh nghĩa là tư hữu độc lập, nhưng trên thực tế, là cánh tay nối dài của đảng CS Tầu, chuyên nghề ăn cắp kỹ thuật của Mỹ và Tây Âu, đã từng bị TT Trump truy lùng và cản không cho hoạt động tại Mỹ. Bây giờ chính sách này dường như đã bị cụ Biden ngừng lại.

Ông Tony Podesta là em ruột ông Jonh Podesta. Ông anh John này là một trong những chính trị gia cột trụ của đảng DC tại Mỹ. Trước đây đã từng là Chánh Văn Phòng cho TT Clinton, Phụ Tá Đặc Biệt cho TT Obama, sau đó làm chủ tịch Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của bà Hillary, hiện nay là cố vấn riêng của cụ Biden.
Bên trái: ông em Tony; bên phải: ông anh John

Nhìn qua những liên hệ trên thì biết ngay đảng DC hay CH thân thiện với TC hơn, và trong những ngày tới, ảnh hưởng của Hoa Vi sẽ như thế nào tại Mỹ. Chưa kể việc cậu Ấm Hunter Biden đã ẫm bao nhiêu trăm triệu của TC.

MÔI GIỚI BÁN TRANH CHO HUNTER
Câu chuyện ‘họa sĩ’ Hunter Biden ngày càng bốc mùi tanh.

Nhắc lại, không biết từ đâu ra, bất ngờ cậu Ấm đã có cả trăm bức tranh do ‘chính tay cậu vẽ’ được mang bán trên thị trường với giá toát mồ hôi là từ 75.000 tới 500.000 đô một cái, và mau mắn được bán hết trong vài ngày ngắn ngủi. Tất cả các người mua đều ẩn danh, không ai biết là ai hết.

Tin mới được tiết lộ ra, tất cả những tranh đó được một tay trung gian chuyên nghiệp bán giùm. Vấn đề là tay trung gian này, anh George Berges, là một trung gian chuyên mua bán tranh cho các … đại gia Tầu cộng! Anh này cũng từng huyênh hoang khoe là trung gian môi giới bán tranh lớn nhất với Tầu cộng.

Đã có 3 chuyên gia về tranh và một giáo sư họa nhận định các tranh của cậu Ấm bán giá trên trời mà chẳng có giá trị nghệ thuật gì hết, thật ra chỉ là bán cái tên ‘Biden’ của cậu thôi.

Câu đố vui cho quý độc giả: đố quý vị biết ai hay những ai đã bỏ cả trăm ngàn hay cả triệu đô để mua tranh của ông con của tổng thống Mỹ?

a/ ông Trump và các tay cuồng mê Trump, mua ủng hộ cậu ấm Hunter;

b/ bảo tàng viện VN mua mang về triển lãm tại Pleiku;

c/ Vũ Linh mua để trưng trong nhà xe;

d/ quan chức CS Tầu hay đại gia đỏ Tầu để lấy lòng tổng thống Mỹ.

Quý vị bình tĩnh suy nghĩ và trả lời, kẻ này không giúp ý kiến đâu.

CALI TIẾP TỤC CƯỚP BÓC CÔNG KHAI
Một clip YouTube mới được tung ra cho thấy một đám bốn bà da đen công khai vào một tiệm thuốc CVS ở San Francisco, ăn cắp đồ bỏ trong bốn bao lớn, hiên ngang công khai đi ra khỏi tiệm, chẳng ai dám cản.

Ghi nhận: hình trên, góc trái cho thấy anh ‘bảo vệ’ da đen đứng nhìn như không có chuyện gì xẩy ra.

CẤP TIẾN XÀI TIỀN CỦA DÂN
Thành phố cấp tiến nhất nước, San Francisco đang nghiên cứu kế hoạch thay đổi cỡ hơn 3.000 thùng rác công cộng của thành phố. Thay bằng kiểu mới trị giá sơ sơ có khoảng 20.000 đô một cái.

Vâng, quý độc giả đọc không sai đâu, không có typo gì đâu, hai chục ngàn đô một cái thùng rác công cộng. Các quan chức thành phố quảng bá họ có thể sẽ điều đình được giá sỉ cỡ 3-4.000 một cái. Vị chi bỏ rẻ, 3.000 đô x 3.000 cái = 9 triệu đô thôi, thay vì có thể phải trả 20.000 đô x 3.000 = 60 triệu đô.

Quý vị hiếu kỳ, có thể đi Walmart xem một cái thùng rác lớn bán bao nhiêu một cái và so sánh với cách quan chức xài tiền dân. Trung bình 20 đô x 3.000 = 60.000 đô.


CẬP NHẬT COVID




Tóm lược
Số người bị nhiễm tăng vọt, và số người chết cũng bắt đầu tăng theo.

Đây là đợt tấn công mới của COVID, qua biến thể Delta. Cũng không khác gì các đợt tấn công trước của COVID, chính quyền Mỹ, và cả CDC bối rối, lúng túng, ra hướng dẫn rối loạn, nay vầy mai khác. Chích ngừa là hết nhiễm, nhưng lại vẫn phải đeo khẩu trang, thế nghĩa là gì? Đã hết nhiễm thì đeo khẩu trang làm gì nữa? Mà đã phải đeo thì tất nhiên vẫn có thể bị nhiễm, thì chích ngừa làm gì? Lý luận một đứa trẻ lên ba cũng nghĩ tới được. Đã vậy, nay cần khẩu trang, mai hết cần, mốt cần lại,… Ai biết đường nào mà mò?

Trong thời Trump, phe đối lập và TTDC suốt ngày ca bài ca Trump dốt, bất tài, thủ phạm giết cả trăm ngàn người, tất cả đều lỗi tại Trump. Bây giờ COVID vẫn hoành hành, có thể mạnh hơn trước, thiên hạ vẫn lăn ra chết, nhưng tuyệt nhiên không nghe một anh chị nào tố cụ lờ mờ Biden dốt, bất tài, giết người nữa. Mà chỉ nghe chuyện COVID nguy hiểm lắm, tấn công cả thế giới, các bác sĩ đang cố gắng hết sức, tại dân không nghe lời cụ Biden, tại dân không chích ngừa, không đeo khẩu trang, tại và bị đủ chuyện, ngoại trừ cụ Biden.

Thông tin tuyên truyền một chiều chưa khi nào thô bỉ như hiện nay trong cái xứ Mỹ này. Mà cái lạ là không thiếu gì người lờ mờ tin chỉ vì thành kiến phe đảng đã khiến họ mất hết lý trí.

Đa số bị nhiễm là những người đã chích ngừa
Báo Washington Post loan tin theo nghiên cứu mới nhất của CDC, tại tiểu bang Massachusetts, ba phần tư (74%) những người bị nhiễm Delta, là những người đã chích ngừa rồi.

Nghiên cứu này đảo lộn những hiểu biết của y khoa về COVID và thuốc ngừa. Xác nhận việc chích ngừa không có công dụng gì so với biến thể mới của COVID. Hay rất có thể chích ngừa chỉ hữu hiệu có 5-6 tháng? Chỉ ba ngày trước đây, CDC ra thống kê cho thấy những người đã chích ngừa rất ít triển vọng bị nhiễm.

Trong khi đó, báo New York Times loan tin những người đã chích ngừa rồi vẫn có thể có vi khuẩn trong người và lây lan qua người khác.

Cả WaPo lẫn NYT đều là những cơ quan ngôn luận thân thiện, gần như tiếng nói bán chính thức của đảng DC, tức là của chính quyền Biden.

Đây là những tin mới được biết chiều Thứ Sáu 30/7, nên chưa ai có phản ứng gì. Tuy nhiên, với loại tin này, ai còn muốn đi chích ngừa nữa? Chích xong có thể bị phản ứng phụ, vẫn có triển vọng 'trúng số' lớn, vẫn có thể mang vi khuẩn lây qua người khác, vẫn phải đeo khẩu trang,... Chính quyền Biden đưa ra những thông điệp chéo cẳng ngỗng chỉ khiến thiên hạ rối trí, chẳng biết đâu là đâu nữa.

Cụ tị nạn nào thông thái, xin vui lòng giảng giải cho chúng tôi nhờ.

Tòa Bạch Ốc ra kế hoạch gắt gao nhất
Trước mối nguy cơ dịch COVID tấn công mạnh, chính quyền Mỹ luống cuống nghiên cứu đủ cách chống đỡ, kiểu như bắt buộc tất cả công chức liên bang và quân nhân phải chích ngừa hết. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn đang được nghiên cứu vì không ai rõ chính quyền có quyền ra lệnh này hay không?

Tin báo chí cho biết cụ Biden cũng đang nghiên cứu việc khuyến cáo đóng cửa kinh doanh và đóng cửa trường học lại.

Cụ Biden nói láo lừa dân giống Trump?
Khi dịch COVID bắt đầu tấn công Mỹ mùa xuân 2020, TT Trump muốn trấn an dân nên đã có những tuyên bố lạc quan nhất. Sau đó, bị tố khổ nếu không ngu dốt bất tài thì cũng đã là nói láo lừa dân.

Cách đây một tháng, cụ Biden hồ hởi đấm ngực khoe đã diệt được COVID, dân chúng có thể bỏ khẩu trang và trở về cuộc sống bình thường trong cái mà cụ gọi là “mùa hè của tự do” –“summer of freedom”.

Bây giờ thì CDC đưa ra những thống kê cho thấy con đẻ của COVID, Delta gì đó, đang tấn công Mỹ mạnh hơn cả COVID, ra lệnh mọi người phải đeo khẩu trang lại dù đã chích ngừa đầy đủ.

Thế thì quý vị nghĩ sao về những tuyên bố huyênh hoang ‘mùa hè của tự do’ của cụ Biden? Ngu dốt bất tài? Hay nói láo lừa dân?

Tòa Bạch Ốc không trả lời về di dân nhiễm dịch
Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc, một nhà báo của Fox News hỏi tại sao mọi người bị bắt buộc phải chích ngừa và đeo khẩu trang trong khi chính quyền Biden lại thả cả vạn di dân bị bắt tại biên giới mà không có thử nghiệm cũng chẳng chích ngừa gì hết.

Phát ngôn viên Karine Jean-Pierre trả lời, cảnh sát biên thùy coi việc bảo vệ sức khỏe của di dân rất quan trọng, người nào bị nhiễm đều được chữa trị chu đáo. Trả lời cũng như không. Nghĩa là nếu bị nhiễm, có triệu chứng thì được chữa, còn không có triệu chứng gì thì không có thử nghiệm, không chích ngừa, mà vẫn được thả vào Mỹ.

Thống kê mới nhất cho thấy số di dân bị nhiễm tại vùng biên giới đã tăng vọt hơn 900%, gấp 10 lần trong thời gian qua, và họ vẫn được tiếp tục thả ra, đưa đi tạm trú trong khách sạn các tỉnh lân cận trước khi cho không quân bí mật di chuyển đi các tiểu bang khác.

Dân Pháp xuống đưồng chống chích ngừa
Thứ Bẩy tuần rồi, hơn 160.000 dân Paris đã xuống đường, biểu tình chống việc TT Macron bắt dân chích ngừa COVID.

Đối phó với dịch COVID phát tác mạnh lại qua biến thể Delta, TT Macron đã tung ra những biện pháp ngừa dịch mạnh nhất từ trước đến nay. Đại khái tất cả nhân viên y tế đều phải chích ngừa nếu không sẽ bị sa thải, cả chục ngàn người có thể sẽ bị sa thải qua biện pháp này. Ngoài ra, việc tham gia vào các sinh hoạt công cộng bình thường như đi quán cà-phê là chuyện dân Pháp mê nhất, hay đi ăn tiệm, đi coi hát,… đều phải có thẻ chứng minh đã chích ngừa nếu không sẽ không được tham gia.

Trong khi đó, dân Ý và Hy Lạp cũng ào ạt xuống đường tại những thành phố lớn nhất chống chích ngừa cũng như chống các biện pháp quá khắt khe của các chính quyền.

Thuốc ngừa của Tầu cộng
Theo các nghiên cứu mới nhất, thuộc ngừa Sinovac của Tầu cộng mất hết hiệu lực sau 6 tháng. Thuốc ngừa trên căn bản là để cấy kháng thể -antibodies- trong con người, nhằm mục đích kháng thể đó có thể diệt vi khuẩn COVID khi chúng xâm nhập vào người.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy sau khi chích ngừa mũi thứ hai độ sáu tháng thì những kháng thể do chích ngừa thuốc Sinovac tạo ra đã biến mất hết, không còn trong cơ thể nữa. Nghĩa là COVID có xâm nhập vào thì chỉ có… chờ chết thôi.

Hình như kết quả nghiên cứu này ra hơi chậm. Chỉ cần theo dõi tin thời sự thì thấy những nước chích ngừa bằng thuốc của Tầu cộng cho miễn phí, đang là những ổ dịch COVID lớn nhất, đặc biệc là xứ rất đông dân Indonesia, cả chục triệu dân đã chích ngừa với thuốc Sinovac, nhưng bây giờ lại thành điểm nóng nhất của COVID trên thế giới. Các xứ khác xài Sinovac như Bangladesh và Miến Điện cũng đang bị dịch đánh rất mạnh.

Vũ Linh

Blog Archive