Hát mãi bài ca kỳ thị !!
Kỳ thị hiểu đơn giản nhất chính là định kiến xấu về điều gì, hoặc ai đó. Nếu có liên quan đến nhóm sắc dân nào thì đó là kỳ thị chủng tộc.
Nước Mỹ luôn bị dán nhãn kỳ thị chủng tộc vì thời kỳ miền nam phát triển rực rỡ với các đồn điền bông vải bao la, phải sử dụng rất nhiều lao động nô lệ da đen được mua từ Châu Phi. Nhưng nước Mỹ không phải là tác giả. Nô lệ có mặt từ xa xưa trong tiến trình văn minh của nhân loại.
Thời lịch sử còn hồng hoang là vô vàn các cuộc chiến từ mức độ bộ lạc cho đến quốc gia. Kẻ thua cuộc đương nhiên trở thành nô lệ cho người chiến thắng, bao gồm cả gia đình vợ con. Dân Do Thái từng phải làm nô lệ cho người Ai Cập.
Nước Mỹ không sáng chế ra chế độ nô lệ, nhưng đã làm cuộc cách mạng vĩ đại giải phóng nô lệ dưới thời của vị tổng thống vĩ đại Abraham Lincoln.
Đó là năm kết thúc cuộc nội chiến nam bắc 1865. Người da đen không còn thân phận nô lệ, nhưng định kiến phân biệt đó không dễ thay đổi chỉ qua 1 đêm, mà là 1 quá trình tiệm tiến lâu dài. Jim Crow, có mặt từ năm 1830, là đạo luật phân biệt chủng tộc ghê gớm nhất. Luật này tách biệt người da trắng và da đen làm 2 cộng đồng riêng biệt trong mọi dịch vụ công cộng, từ y tế, giáo dục đến các phương tiện giao thông.
Đến năm 1964 và 1965 là sự ra đời của 2 đạo luật Quyền công dân và Quyền bầu cử đã thật sự lật đổ Jim Crow, không còn những tách biệt trong công chúng nữa. Giai đoạn này cần nhớ đến người hùng, mục sư, nhà cách mạng Martin Luther King Jr với những cuộc biểu tình bất bạo động đòi hỏi quyền bình đẳng cho người da đen.
Cho đến nay, có thể nói là nạn kỳ thị đã giảm thiểu đến mức tối đa. Không còn sự phân biệt có tính hệ thống, không hề có 1 đạo luật nào phân chia màu da. Người da đen ở Mỹ đạt những thành tựu to lớn nhất mà không một quốc gia nào có thể sánh nỗi, bỏ xa dân da vàng.
Người da đen đã đạt ngôi vị tổng thống Mỹ năm 2008. Hiện có 11 trong số 100 thượng nghị sĩ của cả nước , gần tương đương dân số 12% của cộng đồng da đen. Con số dân biểu da đen ở Hạ viện cũng tương tự. Đó là chưa nói ở cấp tiểu bang, thành phố, số dân biểu, nghị sĩ, thị trưởng, cảnh sát trưởng da đen không đếm xuể.
Điều này có nghĩa người da đen nếu nổ lực tự thân vẫn có thể vươn đến tầm cao, hơn là lười biếng, bê tha, phạm tội rồi đổ thừa cho kỳ thị.
Dĩ nhiên kỳ thị cá nhân thì không nói, bởi đó là sự khác biệt trời sinh. Bạn không thể bắt tôi phải yêu thích phụ nữ da đen khi tôi không nhìn thấy họ xinh đẹp. Hoặc 1 tên da trắng kỳ thị, biến thái nào đó chui vào toilet, một mình gào thét chửi bới người da đen thì mặc xác hắn.
Vấn đề nằm ở chổ tất cả những luật lệ đều phải công bằng, không có chỗ cho màu da. Ai nói rằng có kỳ thị mang tính luật pháp, hệ thống thì xin chỉ giáo. Giả sử là có thì 8 năm cầm quyền của vị tổng thống da đen, ông đã làm gì với nó?
***
Thế nhưng kỳ thị vẫn là bài ca không quên và không dứt. Kỳ thị trở thành thứ vũ khí lợi hại mang nặng màu sắc đảng phái dành riêng cho đảng DC. Đến nỗi, nếu không hát lại bài này thì họ không còn đủ tự tin về những lĩnh vực khác để chinh phục dân Mỹ.
Hôm 16/3, sau vụ xả súng ở Atlanta, Georgia của tên Robert Aaron Long, da trắng, 21 tuổi, làm 8 người chết. Trong số nạn nhân có 2 người da trắng, và 6 người gốc Hàn. Ngay lập tức báo chí dòng chính (MSM) đồng loạt gào lên bài ca kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người Á châu. Họ ra sức khai thác đề tài, kể những câu chuyện cảm động về các nạn nhân, bi thương hóa sự kiện này càng lâm ly càng tốt.
Trời bất dung gian, một tuần sau, ngày 23/3, một vụ xả súng khác xảy ra ở một cửa hàng bán lẻ, thành phố Boulder xinh đẹp nằm dưới chân dãy Rocky Mountains, ở độ cao 1600 m so với mặt biển, cách thủ phủ Denver 40 km. Nạn nhân lần này là 10 người, tuyền da trắng, và một trong số họ là cảnh sát. Thủ phạm cũng là thanh niên 21 tuổi, da ... trắng, nhưng gốc Hồi giáo Syria, tên là Ahmad Al Aliwi Alissa.
Nhưng lần này bọn MSM không thấy kêu gào là kỳ thị, là thù ghét (hate crime). CNN thậm chí còn không đưa tên thủ phạm trong bản tin, vì cái tên nghe biết ngay là con cháu của Mohamed :D . Họ chỉ viết chung chung là nghi phạm, và nguyên nhân còn đang trong vòng điều tra. Đang khi đó, trong vụ Atlanta, chính hung thủ khai không hề có phân biệt màu da, chỉ là liên quan đến nghiện sex, vậy mà báo chí kết luận ngay đó là kỳ thị, khỏi cần điều tra. Xin được cười một phát. Hehehe.
Cùng 1 vụ xả súng giết người hàng loạt, nhưng nếu nạn nhân là da trắng thì không có gì quan trọng. Người da trắng có chết bao nhiêu cũng không sao cả. Không báo nào viết bài về các nạn nhân, kêu gọi lòng trắc ẩn như vụ ở Atlanta, nhất là viên cảnh sát hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, cũng không có lấy 1 lời tán thán.
Rất may là trong số 18 nạn nhân kể trên không có 1 người nào da đen. Nếu không thì chết mẹ với bọn MSM rồi. Chúng sẽ đồng loạt, ồn ào hát bài ca không quên, ca hoài không dứt, ngầm khuyến khích bọn BLM xuống đường đốt phá cướp bóc....
Cá nhân mình không tin là người da đen mong muốn được thương cảm, bênh vực như 1 kẻ yếu thế như vậy. Thực tế là họ đang bị lạm dụng như 1 thứ vũ khí cho những tham vọng mang đậm màu sắc chính trị.
***
Mới đây thôi, rất thời sự, là vụ tiểu bang Georgia đã thông qua 1 đạo luật, qua đó người bỏ phiếu vắng mặt bằng thư tín phải kèm theo hình ảnh và ID để tránh tình trạng gian lận.
Ấy vậy mà phe DC vẫn hát lại bài ca kỳ thị, bảo đây là Jim Crow của thế kỷ 21. Kỳ thị chỗ nào khi luật này áp dụng cho bất kỳ công dân nào, không phân biệt màu da, và tránh tình trạng gian lận mà đã gây tranh cãi rất nhiều trong kỳ bầu cử 2020 vừa qua?
Nghe sao giống gà đẻ gà cục tác quá phải không các bạn.
Tác giả Larry De King
No comments:
Post a Comment