Du Học
Một chiều cuối tuần, tôi đến dự lễ ở ngôi Chùa quen thuộc, chợt chú ý đến một người đàn bà dáng vẻ phúc hậu nhưng gương mặt u buồn, ngồi một mình lặng lẽ trên ghế đá sau chùa. Sau buổi lễ, hầu hết mọi người đã lục tục ra xe, bãi đậu xe dần dần thưa vắng, bà vẫn còn ngồi đó, dường như vẫn chưa có ý định ra về... Mặt trời sắp tắt, gió chiều Santa Ana thổi từng cơn lạnh buốt, tôi ái ngại tiến đến bên bà, khẽ hỏi: "Dạ chào Dì, Dì ngồi đợi con cháu đến rước?"
Bà ngẩng lên nhìn tôi, gật đầu trả lời: "Con trai tôi mới gọi nói mới đi làm ra, lại kẹt xe trên đường freeway." rồi bà dịch sang một bên ghế như thầm mời tôi ngồi bên cạnh. Giọng bà ấm áp, ánh mắt hiền từ làm tôi thấy "tự nhiên" hơn một chút, ngồi xuống cạnh ba, "Vậy con ngồi đợi với Dì nghen, khi nào con Dì tới thì con sẽ về luôn, bây giờ sắp tối rồi, hay Dì vào bên trong ngồi...”
Bà lắc đầu: "Không sao đâu cô, tôi ngồi đây cũng được, tôi có mang theo khăn choàng. Tôi ở Việt Nam qua đây du lịch, con tôi du học ở Los Angeles, tháng tám này chắc về hẳn Việt Nam luôn rồi, tôi buồn và lo quá cô ơi..."
Tôi không dám hỏi thêm gì, chỉ an ủi : " không sao đâu Dì, em học xong rồi về lại Việt Nam chắc sẽ tìm được việc làm..”Bà lắc đầu: “Không giấu gì cô, tôi và ông nhà tôi muốn cháu ở lại Mỹ, đời tôi và ổng cực khổ chỉ để cho nó được ở lại đây, tạo dựng cuộc đời mới, vậy mà nó nỡ lòng nào khăng khăng đòi về.."
Tôi ngạc nhiên: "Em đi du học, học xong thì phải về, đâu ở lại được hở Dì? “Bà cởi mở hơn: "Không đâu cô, tôi có bà bạn thân bên này đã nhắm nó cho cô cháu gái, nhưng nó nhất định đòi về vì có bạn gái ở Việt Nam rồi". Rồi bà tiếp: "Tôi và ba nó đã sống cả đời ở Việt Nam, hiểu xã hội đó quá rồi, nên muốn cho đời con cháu tôi thay đổi, nhưng nó nhất định không nghe.”
Tôi không dám hỏi gì thêm, chỉ cố gắng an ủi bà thêm vài câu, rồi tôi đổi đề tài hỏi thăm bà đi qua du lịch đi được những đâu rồi, giới thiệu cho bà thêm vài địa danh du lịch ở Los Angeles, mong bà khuây khoả nỗi buồn chuyện con cái...
Chợt có tiếng xe phía trước sân chùa, tôi và bà cùng hướng ra và bà đứng lên vẫy tay với cậu thanh niên cao cao trắng trẻo vừa bước xuống xe rồi quay sang nói với tôi "Con trai tôi đó, nó tên Phú!" Cậu trai trẻ rảo bước về phía bà và tôi, khẽ gật đầu chào.
Cậu càng tiến đến gần, tôi càng nghe một mùi quen thuộc phảng phất trong gió... đúng rồi, mùi tiệm phở! Cậu trai nhìn tôi cười hơi ngượng "Chào chị, em mới từ tiệm Phở về, làm từ lúc mở tiệm đến giờ nên mùi nặng lắm.." Tôi lắc đầu: "Không sao, chị cũng từng chạy bàn tiệm phở suốt mấy năm..." Tôi bỗng nhiên có cảm tình với cậu em "đồng nghiệp", chia tay họ rồi, tôi vẫn thấy lòng áy náy nhìn theo bóng hai mẹ con khuất dần sau cội bồ đề to chỗ bãi đậu xe...
Tôi lái xe về, lòng bồi hồi nghĩ về hai mẹ con cậu trai du học, lại tưởng tượng ra nếu con trai mình có lựa chọn sai lầm, mình sẽ phải làm sao...
Chuông điện thoại vang, bên kia là cô bạn học cùng trường ở Sài Gòn, tên Ly, đang định cư ở tận miền đông xa xôi. Tôi bấm cái headphone, giọng Ly vang lên, đầy bực dọc: “Thiệt tình, bực bội bữa giờ mà không nói được ra. Ly đã nói với mẹ rồi, đừng cho con bé đó ở nhà mình, mà mẹ Ly cứ tội nghiệp nó, đem vào bây giờ mang hoạ. Con bé đó là tiểu thơ, đi học về là quăng cái ba lô giữa nhà lăn lóc, phòng tắm của nó không bao giờ dọn dẹp, tóc rơi đầy cả một “sink” đến nỗi bị nghẹt, nó không thèm dọn mà "move" qua “sink” bên kia chải tóc vô đó tiếp, chắc cũng sắp nghẹt luôn rồi. Nó ăn cái chén bỏ nguyên tại bàn, rồi đứng lên đi ngủ, mẹ Ly phải theo dọn rửa. Bực mình nói nó, thì nó giận dỗi bỏ ăn, bên Việt Nam gọi qua trách móc nói có đứa cháu mà cũng không thương. Nó qua đây đi học gì mà về không thấy làm bài tập, chỉ online chat chit cả ngày, rồi mẹ nó thì cứ hỏi mẹ Ly, làm ơn tìm người cho nó kết hôn ở lại.."
Ly bạn tôi là vậy, luôn tìm tôi để "xả" cho đỡ tức, hình như đó là thói quen rồi, Ly cũng không cần tôi an ủi hay cho lời khuyên nhủ gì. Mà thật, chuyện này tôi cũng không biết phải khuyên làm sao. Đằng nào cũng phải bị mất lòng người ở Việt Nam, chứ không có cách nào để đối phó với những cậu ấm, cô chiêu đã quen được nuông chìu thái quá.
Gia đình tôi cũng từng lạ "nạn nhân" của đứa cháu họ sang du học. Cháu chỉ mới mười ba tuổi, ba mẹ có trang trai trồng rau quả hoa màu lớn ở Đà Lạt, sang đây học middle school. Mới đón cháu ngoài cổng ra sân bay, cháu đã nhìn cái giỏ xách của tôi rồi nói: ' Mợ xách cái giỏ này đẹp thế, hiệu gì vậy mợ, chắc mắc lắm hen?" Tôi cười: "Cái này mợ được tặng, không phải mua nên không để ý mắc rẻ!" Rồi cháu định giá luôn cho tôi: ' Mợ, cái này không dưới $2000 đâu, mẹ con có cái đời mới hơn cái này, tới $5000 đó mợ!"
Ngày đó tôi còn ở chung cư, có lẽ cháu ngạc nhiên lắm khi thấy căn phòng nhỏ xíu với những đồ dùng cũ kỹ nơi tôi thuê trọ. Tôi có thể đọc được điều đó trong ánh mắt cháu, chỉ là cháu kềm lại không thốt ra lời. Có lẽ ông bác tôi về Việt Nam "thêu hoa dệt mộng" về xứ Mỹ và về đời sống của gia đình tôi nhiều lắm, nên tôi đọc được bao nhiêu sự ngỡ ngàng khi cháu gặp gỡ chúng tôi. Tối đó, cháu đi ngủ mà cứ khư khư ôm cái túi xách có giấy tờ và tiền mặt theo bên mình..
Khi giúp cháu soạn quần áo từ vali lớn ra túi xách nhỏ để tiện chuyển tiếp chuyến bay, tôi mới thấy quần áo cháu toàn những thứ đắt tiền, hèn gì cháu nhìn gia đình tôi như người từ hành tinh khác chứ không phải từ nước Mỹ phồn hoa. Cháu ở lại nhà tôi chỉ hai đêm rồi đáp máy bay sang Chicago để nhận trường. Sau khi tiễn cháu đi rồi, tôi đã bị bên Việt Nam than phiền, là hai đêm đó cháu không ngủ được vì trời nóng và cái máy lạnh chung cư kêu to nhưng không có đủ hơi lạnh. Nghe nói cháu sang ở trọ khắp ba nhà bà con, nhưng cuối cùng không ở được với nhà nào. Mẹ cháu phải sang Mỹ, tìm homestay ở một nhà có hai ông bà Mỹ về hưu cho cháu ở. Nhưng sau tất cả, là hai gia đình ở Việt Nam và bên Mỹ giận dỗi, hiểu lầm nhau.
Ngày tôi còn đi học, cũng bao nhiều lần chạnh lòng nhìn những cô cậu du học sinh sang trọng cùng lớp. Khi tôi tất bật chạy ra khỏi lớp để cho kịp giờ làm, thì họ vẫn đủng đỉnh ở trong sân trường, tụ tập hẹn hò nhau, bày nhau về những nơi vui chơi, giải trí...
Tuy nhiên, vẫn có những du học sinh rất chịu khó, dù con nhà giàu ở Việt Nam nhưng sang đây vẫn đi làm “chui” để kiếm thêm tiền, còn “khoe” với tôi nhờ qua Mỹ học mà giỏi hẳn ra, cái gì cũng biết làm... Tôi lại nhớ tới cậu trai tôi gặp ở chùa, lại thấy áy náy cho chuyện nhà của họ...
Sáng sớm thứ hai, tôi nhận được cuộc gọi từ cô Hạnh, tôi rất quý cô vì lúc nào cô cũng hết lòng lo cho chùa từ nhiều năm nay. Cô Hạnh hỏi tôi: "Cô có người chị họ ở Việt Nam, muốn hỏi thăm con việc làm giấy tờ sổ sách thuế vụ ID gì đó, con giúp được không?" Tưởng ai nhờ, chứ cô Hạnh thì tôi không bao giờ từ chối. Chiều hôm đó, giữ lời hứa với cô Hạnh, tiện đường tôi ghé qua nhà cô để gặp người chị họ của cô.
Thật bất ngờ, bà Dì mà tôi ngồi trò chuyện trên sân chùa hôm trước chính là chị họ của cô Hạnh, dì tên Hoa. Dì Hoa cũng hết sức bất ngờ khi gặp tôi, chúng tôi cùng thốt lên "Thật đúng là mình có duyên mà!” Hôm nay dì Hoa cởi mở hơn, kể tường tận sự việc.
Dì Hoa và chồng từng đi dạy học trước năm 75, sau năm 75 họ đi vượt biên mấy lần đều bị bắt lại, cạn hết vốn liếng nên không đi được nữa. Hai vợ chồng dì học được nghề làm nước tương từ người anh chồng, tự về nhà pha chế, rồi dần dần mở rộng thành một hãng nước tương có tiếng. Sản phẩm của hãng dì Hoa xuất khẩu sang các tiểu bang miền đông của Mỹ.
Hai vợ chồng dì Hoa chỉ có một đứa con trai, mong cậu con du học để rồi phát triển sự nghiệp ở Mỹ. Nhưng người tính không bằng trời tính, dì Hoa buồn bã nói: "Con biết không, làm ở Việt Nam đâu có sướng, vợ chồng Dì làm cực khổ mà phải "đóng hụi chết" hai ba đầu, phải đưa tiền "cà phê" cho công an khu vực, cho thuế vụ dù mình đóng thuế đàng hoàng đầy đủ. Muốn xin bất cứ giấy phép gì cũng phải tốn thêm tiền "cà phê cà pháo", còn không là sẽ không biết ngày nào mới xong. Càng ngày càng có nhiều hãng lớn, mình đâu cạnh tranh lại họ. Đời mình lỡ làng rồi, nên vợ chồng Dì muốn thằng Phú phải có một cuộc sống khác vợ chồng Dì. Dì muốn nó du học rồi tìm vợ bên này..."
Dì Hoa ngậm ngùi kể tiếp: "Nhưng cũng tại Dì, cưng chiều nó quá, nên nó không thấy được chuyện gì xa xôi. Qua du học được hai năm, Dì hỏi nó có tìm được ai chưa? Thì nó trả lời có rồi, cổ đang ở Sài Gòn, mẹ phải làm sao cho cổ qua Mỹ với con! Nói bao nhiều nó cũng không nghe, vậy là Dì phải chạy lo cho con bé đó giấy tờ du học. Nó phỏng vấn đậu rồi, sang Mỹ được đâu vài tháng, lấy lý do hai đứa không hợp, nó mua vé đi qua tiểu bang khác không lời từ giã thằng Phú! Thằng con Dì nó thất tình, đòi về Việt Nam luôn, không muốn đi học nữa."
Trời đất ơi, tôi tưởng đến giúp giấy tờ thuế vụ, ai ngờ bị cuốn vào mớ bòng bong của một cậu công ấm nông nổi, lụy tình.
Nén tiếng thở dài, tôi an ủi bà mẹ tội nghiệp: “Dì ráng khuyên em, con thấy em đi qua đây chịu đi bưng phở là cũng giỏi chứ đâu phải ỷ lại vào cha mẹ đâu, chạy bàn ở Mỹ cực lắm đó Dì.."
Dì lắc đầu: "Chưa hết đâu cô, nó chịu cực chạy bàn là cũng để “biểu tình” không thèm nhận tiền của ba nó đó, còn chuyện mới tinh sau chuyện thất tình con bé Sài Gòn. Về Việt Nam nghỉ hè năm ngoái, nó lên mạng internet quen với một con bé khác, ky` này tệ hơn, con bé này khăng khăng không chịu đi Mỹ, vì còn mẹ già em dại ở Việt Nam. Vậy là nó đòi về Việt Nam ở luôn, không muốn ở Mỹ nữa. Hết mùa hè này là nó học xong, tháng 8 này nó nhất định về luôn...”
Tôi ái ngại không biết phải nói sao với dì Hoa..Tôi biết có rất nhiều người cho con qua Mỹ du học chỉ để tìm kiếm cơ hội kết hôn rồi ở lại, đa số họ không coi chuyện học hành là chính vì họ có rất nhiều tiền kiếm được hoàn toàn không phải do công khổ học hành.. Còn chuyện gia đình dì Hoa, tôi lại thấy có phần khác biệt. Cậu ấm này khác hẳn những cậu ấm con nhà "tư bản đỏ", sang Mỹ ăn chơi bằng tiền kiếm được từ mồ hôi nước mắt của đồng bào. Ai cũng có quyền mơ cho mình một tương lai tươi sáng, dì Hoa cùng chồng làm ăn lương thiện, gom góp cho con đi du học, mong con được đổi quốc tịch là chuyện không có gì sai trái. Nhưng còn việc "ép hôn" cậu ấm để có quốc tịch Mỹ, tôi hoàn toàn không tán thành..
Chợt nhớ phận sự chính của tôi hôm nay là việc giúp giấy tờ sổ sách chứ không phải "gỡ rối tơ lòng", tôi quay lại chủ đề: “Thưa Dì, em học xong nếu không muốn học thêm nữa thì nên về lại Việt Nam, còn chuyện hôn nhân mình không ép được, nếu muốn kết hôn giả để ở lại Mỹ thì là phạm luật pháp, không nên làm. Hiện tại chính phủ Mỹ có luật đầu tư, Dì có thể tìm hiểu coi mình có thể kiếm visa Mỹ bằng con đường hợp pháp được thì rất là tốt".
Vậy là Dì vào thẳng vấn đề "Tôi có đi hỏi luật sư, bây giờ muốn đầu tư ở Mỹ phải có khoảng 1 triệu USD, rồi mở hãng xưởng mướn người làm, tôi đâu có đủ tiền làm theo đường đó, mà thằng Phú lại không muốn ở lại Mỹ, cứ muốn về Việt Nam cưới vợ..."
Tôi nhìn dì ái ngại: 'Vậy con có thể giúp gì được cho Dì?" Dì Hoa nói: "Tôi và ông nhà có mở một cái công ty ở Mỹ, nhờ người bên Minnesota đứng tên giùm, không biết tôi có thể cho thằng Phú đứng tên được không, tôi hỏi luật sư thì ổng nói là không được vì nó ở Cali, và đang đi du học nên không được khai income, cô coi có cách nào giúp, tôi sắp xuất kho một kiện hàng qua đó, nhưng không muốn người ta đứng tên mình để khai, cô coi có cách nào giúp dùm.."
"Luật sư nói đúng rồi, Phú không đứng tên được, nhưng Dì có thể đứng được. Con có thể xin giấy tờ cho dì để đứng tên và khai thuế, con sẽ hỏi Phú thay vì đi bưng phở kiếm tiền, Phú có thể giúp Dì lo việc giấy tờ buôn bán, coi em có chịu không?"
Dì mừng rỡ: “Đúng rồi, nhờ cô giúp dùm tôi, làm sao cho nó chịu ở lại đây đừng về là được..."
Một tuần sau, Dì Hoa và Phú đến gặp tôi. Trái với vẻ ngoài trắng trẻo thư sinh, Phú có vẻ rất "cứng đầu", tôi hỏi gì Phú cũng chỉ trả lời nhát gừng. Ban đầu tôi cũng nản, nghĩ mình đi giúp không công, tại sao lại phải nhọc lòng nhọc sức thuyết phục cậu ấm ngang tàng này. Nhưng nhìn vẻ mặt buồn bã của dì Hoa, tôi lại cố.
Tôi hỏi Phú: "Sao em không muốn giúp ba mẹ lo điều hành cái hãng, có gì trở ngại làm em không thích làm việc với ba?" Phú lắc đầu: "Ba không tin em mà tin người ngoài, không cho em đứng tên hãng mà cho người ngoài đứng, không mở ở Cali mà mở ở tiểu bang xa xôi bên đó!"
À, thì ra là vậy!
Tôi giải thích cho Phú: "Em qua Mỹ với visa du học, không phải xin qua Mỹ đầu tư, đứng tên em là sai luật. Còn chuyện mở hãng ở đâu thì cũng được, nếu có mối hàng ở Minnesota thì mở bên đó cũng không sao, em giúp ba coi sóc viêc buôn bán, thì là em quản lý cái hãng này rồi. Chị sẽ xin giấy tờ cho mẹ đứng tên cái hãng, còn người bên kia chỉ là agent- người đại diện của địa phương đó thôi, họ không có quyền hành và cổ phần trong hãng nữa.."
Phú có vẻ xuôi xuôi, tôi "bồi" tiếp: "Em đang học ngành gì?" -"Dạ Economic-kinh tế!" Tôi tỏ vẻ mừng rỡ: "Vậy là hợp quá rồi, đây là cơ hội cho em thực tập. Hết năm này em có thể apply thêm trường khác nữa, xin học lên cao để giữ visa du học, vừa ở lại đây thêm vừa giúp ba má lo việc buôn bán!” Phú ngập ngừng: " Em muốn về, bạn gái em không muốn ở Mỹ..."
Đến nước này rồi, tôi không muốn bỏ cuộc nên nói cứng: "Em về Việt Nam thì vẫn phải xin việc, đi làm. Thay vì ở đây em đã có việc làm để giúp gia đình phát triển. Em có thể ở hai nơi, nhưng việc làm ăn bên này đang thuận lợi, thì phải nắm cơ hội, Việt Nam còn đó, lúc nào em về cũng được. Em suy nghĩ kỹ đi, nếu việc sổ sách giấy tờ có gì cần giúp thì cho chị biết."
Phú nói với tôi cần thời gian suy nghĩ rồi cùng mẹ ra về. Tôi tự nhủ tôi đã nói hết lời, nếu như Phú không quyết định tiếp tục ở lại học thì coi như gia đình dì Hoa đã hết duyên với nước Mỹ..
Ngày thứ hai, tôi vừa đến sở làm thì chuông điện thoại đổ vang, bên kia là Phú, cậu hỏi tôi cần những giấy tờ gì để bắt đầu xin ITIN cho mẹ, Phú nói với tôi sẽ tìm xin trường học tiếp. Đặt máy điện thoại xuống, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, chợt thấy bầu trời hôm đó sáng trong khác lạ, ánh nắng chan hoà trên khắp cây cỏ lá hoa, vạn vật như cùng bắt đầu một mùa vui...
*
Phú đã giúp ba mẹ điều hành cái hãng thật là tốt, ngày cuối tuần Phú không đi “chạy bàn chui” mà theo tôi học làm giấy tờ sổ sách. Khỏi phải nói dì Hoa mừng vui đến mức nào. Tôi bận rộn với công việc, cũng dần ít liên lạc với họ sau khi Phú đã có thể trông coi mọi việc nhập khẩu buôn bán, sổ sách kế toán cho cái hãng mới mở của gia đình cậu.
Một hôm gặp cô Hạnh ở chùa, tôi mừng vui được biết tin hãng của dì Hoa ngày càng xuất cảng thêm nhiều kiện hàng qua Mỹ, có người đã hỏi xin gia nhập cổ phần, họ sẽ cùng nhau mở một xưởng làm nước tương ngay tại Mỹ, gia đình dì Hoa đang nộp đơn xin visa diện đầu tư. Cô nói dì Hoa sẽ sang Mỹ du lịch tháng tới, muốn gặp để cảm ơn tôi. Phú vẫn còn liên lạc với cô bạn gái ở Sài Gòn, nhưng không còn ý muốn về Việt Nam sống nữa mà muốn thuyết phục bạn gái sang Mỹ du học với cậu ta... Tôi thật lòng vui lây với gia đình dì Hoa, cảm giác mình đã góp được một việc tốt cho gia đình Dì và cho nước Mỹ.
Khi đang ngồi viết những dòng này, viber của tôi lại hiện lên tin nhắn của người bạn cũ ở Việt Nam: "Hỏi giùm mình du học ở nội trú thì bao nhiêu một tháng? Con gái mình năm nay 12 tuổi...”
Mừng thay cho nước Mỹ, mỗi năm lại tăng thêm số lượng du học sinh mang tiền sang để đóng tiền trường. Nhưng cũng thật buồn thay, số lượng người Việt Nam tới du học ở Mỹ rất nhiều, nhưng bao nhiêu người thật sự đi học, bao nhiêu người sau khi học xong thật sự làm điều tốt đẹp cho Việt Nam? Tôi chợt nhận ra mình thật là ngớ ngẩn, vì sẽ không có câu trả lời nếu ngày nào Việt Nam còn bao nhiêu kẻ vô tài vô đức chiếm giữ hết quyền hành, chức tước, nhân tài bị dập vùi, và người người, nhà nhà vẫn còn muốn bỏ nước ra đi...
Lâu lắm rồi tôi không muốn về lại Việt Nam, dù thỉnh thoảng nghe bạn bè kể bây giờ người Việt Nam giàu lắm, khách sạn, nhà hàng sang trọng cỡ nào cũng có. Tôi chỉ cười, không muốn trả lời rằng tôi biết chứ, tôi biết so với rất nhiều người Việt trong nước, nhất là những người đủ sức cho con du học Mỹ, thì cỡ như gia đình tôi sẽ được xếp loại nghèo. Tôi chỉ muốn nói bạn ơi, tôi cũng thấy hơn 90 phần trăm dân nước Việt chật vật kiếm ăn, vẫn thấy bao nhiêu cụ già, em thơ lê la trên phố, vẫn thấy những túp lều rách nát tả tơi trên đồng ruộng khô cằn. Sài Gòn bây giờ sang trọng và lung linh hơn ngày xưa nhiều lắm, nhưng không hiểu sao, chỉ nhìn một tấm hình chụp ngẫu nhiên trên đường phố, tôi có thể đọc được vẫn còn đó những nét mặt khắc khổ lo âu đang vội vã ngược xuôi trong nắng bụi...
Trước đây tôi có đọc một bài trên Việt Báo của Vi Anh về chuyện dân Trung Cộng bỏ nước ra đi: "Người có học, có chuyên nghiệp; thân nhân gia đình, con cháu cán bộ đảng viên có quyền, có tiền; những nhà giàu nhờ ‘ăn theo CS’; doanh nhân mang hàng triệu Đô la đi nhập cư đầu tư; phụ nữ gần sanh chạy chọt qua Mỹ sanh; thường dân được gia đình bảo lãnh hay có dịp nhập cư lậu; học sinh du học để mẹ được theo làm bão mẫu..." Tôi nhận ra hiện giờ Việt Nam cũng đang trong cảnh tình tương tự...
Du học sinh và gia đình ngày ngày tiếp tục nối đuôi nhau ra đi tìm chân trời mới, có chân trời tươi sáng nào còn sót lại cho người dân khốn khó quê tôi?
Tố Nguyễn
Dì Hoa ngậm ngùi kể tiếp: "Nhưng cũng tại Dì, cưng chiều nó quá, nên nó không thấy được chuyện gì xa xôi. Qua du học được hai năm, Dì hỏi nó có tìm được ai chưa? Thì nó trả lời có rồi, cổ đang ở Sài Gòn, mẹ phải làm sao cho cổ qua Mỹ với con! Nói bao nhiều nó cũng không nghe, vậy là Dì phải chạy lo cho con bé đó giấy tờ du học. Nó phỏng vấn đậu rồi, sang Mỹ được đâu vài tháng, lấy lý do hai đứa không hợp, nó mua vé đi qua tiểu bang khác không lời từ giã thằng Phú! Thằng con Dì nó thất tình, đòi về Việt Nam luôn, không muốn đi học nữa."
Trời đất ơi, tôi tưởng đến giúp giấy tờ thuế vụ, ai ngờ bị cuốn vào mớ bòng bong của một cậu công ấm nông nổi, lụy tình.
Nén tiếng thở dài, tôi an ủi bà mẹ tội nghiệp: “Dì ráng khuyên em, con thấy em đi qua đây chịu đi bưng phở là cũng giỏi chứ đâu phải ỷ lại vào cha mẹ đâu, chạy bàn ở Mỹ cực lắm đó Dì.."
Dì lắc đầu: "Chưa hết đâu cô, nó chịu cực chạy bàn là cũng để “biểu tình” không thèm nhận tiền của ba nó đó, còn chuyện mới tinh sau chuyện thất tình con bé Sài Gòn. Về Việt Nam nghỉ hè năm ngoái, nó lên mạng internet quen với một con bé khác, ky` này tệ hơn, con bé này khăng khăng không chịu đi Mỹ, vì còn mẹ già em dại ở Việt Nam. Vậy là nó đòi về Việt Nam ở luôn, không muốn ở Mỹ nữa. Hết mùa hè này là nó học xong, tháng 8 này nó nhất định về luôn...”
Tôi ái ngại không biết phải nói sao với dì Hoa..Tôi biết có rất nhiều người cho con qua Mỹ du học chỉ để tìm kiếm cơ hội kết hôn rồi ở lại, đa số họ không coi chuyện học hành là chính vì họ có rất nhiều tiền kiếm được hoàn toàn không phải do công khổ học hành.. Còn chuyện gia đình dì Hoa, tôi lại thấy có phần khác biệt. Cậu ấm này khác hẳn những cậu ấm con nhà "tư bản đỏ", sang Mỹ ăn chơi bằng tiền kiếm được từ mồ hôi nước mắt của đồng bào. Ai cũng có quyền mơ cho mình một tương lai tươi sáng, dì Hoa cùng chồng làm ăn lương thiện, gom góp cho con đi du học, mong con được đổi quốc tịch là chuyện không có gì sai trái. Nhưng còn việc "ép hôn" cậu ấm để có quốc tịch Mỹ, tôi hoàn toàn không tán thành..
Chợt nhớ phận sự chính của tôi hôm nay là việc giúp giấy tờ sổ sách chứ không phải "gỡ rối tơ lòng", tôi quay lại chủ đề: “Thưa Dì, em học xong nếu không muốn học thêm nữa thì nên về lại Việt Nam, còn chuyện hôn nhân mình không ép được, nếu muốn kết hôn giả để ở lại Mỹ thì là phạm luật pháp, không nên làm. Hiện tại chính phủ Mỹ có luật đầu tư, Dì có thể tìm hiểu coi mình có thể kiếm visa Mỹ bằng con đường hợp pháp được thì rất là tốt".
Vậy là Dì vào thẳng vấn đề "Tôi có đi hỏi luật sư, bây giờ muốn đầu tư ở Mỹ phải có khoảng 1 triệu USD, rồi mở hãng xưởng mướn người làm, tôi đâu có đủ tiền làm theo đường đó, mà thằng Phú lại không muốn ở lại Mỹ, cứ muốn về Việt Nam cưới vợ..."
Tôi nhìn dì ái ngại: 'Vậy con có thể giúp gì được cho Dì?" Dì Hoa nói: "Tôi và ông nhà có mở một cái công ty ở Mỹ, nhờ người bên Minnesota đứng tên giùm, không biết tôi có thể cho thằng Phú đứng tên được không, tôi hỏi luật sư thì ổng nói là không được vì nó ở Cali, và đang đi du học nên không được khai income, cô coi có cách nào giúp, tôi sắp xuất kho một kiện hàng qua đó, nhưng không muốn người ta đứng tên mình để khai, cô coi có cách nào giúp dùm.."
"Luật sư nói đúng rồi, Phú không đứng tên được, nhưng Dì có thể đứng được. Con có thể xin giấy tờ cho dì để đứng tên và khai thuế, con sẽ hỏi Phú thay vì đi bưng phở kiếm tiền, Phú có thể giúp Dì lo việc giấy tờ buôn bán, coi em có chịu không?"
Dì mừng rỡ: “Đúng rồi, nhờ cô giúp dùm tôi, làm sao cho nó chịu ở lại đây đừng về là được..."
Một tuần sau, Dì Hoa và Phú đến gặp tôi. Trái với vẻ ngoài trắng trẻo thư sinh, Phú có vẻ rất "cứng đầu", tôi hỏi gì Phú cũng chỉ trả lời nhát gừng. Ban đầu tôi cũng nản, nghĩ mình đi giúp không công, tại sao lại phải nhọc lòng nhọc sức thuyết phục cậu ấm ngang tàng này. Nhưng nhìn vẻ mặt buồn bã của dì Hoa, tôi lại cố.
Tôi hỏi Phú: "Sao em không muốn giúp ba mẹ lo điều hành cái hãng, có gì trở ngại làm em không thích làm việc với ba?" Phú lắc đầu: "Ba không tin em mà tin người ngoài, không cho em đứng tên hãng mà cho người ngoài đứng, không mở ở Cali mà mở ở tiểu bang xa xôi bên đó!"
À, thì ra là vậy!
Tôi giải thích cho Phú: "Em qua Mỹ với visa du học, không phải xin qua Mỹ đầu tư, đứng tên em là sai luật. Còn chuyện mở hãng ở đâu thì cũng được, nếu có mối hàng ở Minnesota thì mở bên đó cũng không sao, em giúp ba coi sóc viêc buôn bán, thì là em quản lý cái hãng này rồi. Chị sẽ xin giấy tờ cho mẹ đứng tên cái hãng, còn người bên kia chỉ là agent- người đại diện của địa phương đó thôi, họ không có quyền hành và cổ phần trong hãng nữa.."
Phú có vẻ xuôi xuôi, tôi "bồi" tiếp: "Em đang học ngành gì?" -"Dạ Economic-kinh tế!" Tôi tỏ vẻ mừng rỡ: "Vậy là hợp quá rồi, đây là cơ hội cho em thực tập. Hết năm này em có thể apply thêm trường khác nữa, xin học lên cao để giữ visa du học, vừa ở lại đây thêm vừa giúp ba má lo việc buôn bán!” Phú ngập ngừng: " Em muốn về, bạn gái em không muốn ở Mỹ..."
Đến nước này rồi, tôi không muốn bỏ cuộc nên nói cứng: "Em về Việt Nam thì vẫn phải xin việc, đi làm. Thay vì ở đây em đã có việc làm để giúp gia đình phát triển. Em có thể ở hai nơi, nhưng việc làm ăn bên này đang thuận lợi, thì phải nắm cơ hội, Việt Nam còn đó, lúc nào em về cũng được. Em suy nghĩ kỹ đi, nếu việc sổ sách giấy tờ có gì cần giúp thì cho chị biết."
Phú nói với tôi cần thời gian suy nghĩ rồi cùng mẹ ra về. Tôi tự nhủ tôi đã nói hết lời, nếu như Phú không quyết định tiếp tục ở lại học thì coi như gia đình dì Hoa đã hết duyên với nước Mỹ..
Ngày thứ hai, tôi vừa đến sở làm thì chuông điện thoại đổ vang, bên kia là Phú, cậu hỏi tôi cần những giấy tờ gì để bắt đầu xin ITIN cho mẹ, Phú nói với tôi sẽ tìm xin trường học tiếp. Đặt máy điện thoại xuống, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, chợt thấy bầu trời hôm đó sáng trong khác lạ, ánh nắng chan hoà trên khắp cây cỏ lá hoa, vạn vật như cùng bắt đầu một mùa vui...
*
Phú đã giúp ba mẹ điều hành cái hãng thật là tốt, ngày cuối tuần Phú không đi “chạy bàn chui” mà theo tôi học làm giấy tờ sổ sách. Khỏi phải nói dì Hoa mừng vui đến mức nào. Tôi bận rộn với công việc, cũng dần ít liên lạc với họ sau khi Phú đã có thể trông coi mọi việc nhập khẩu buôn bán, sổ sách kế toán cho cái hãng mới mở của gia đình cậu.
Một hôm gặp cô Hạnh ở chùa, tôi mừng vui được biết tin hãng của dì Hoa ngày càng xuất cảng thêm nhiều kiện hàng qua Mỹ, có người đã hỏi xin gia nhập cổ phần, họ sẽ cùng nhau mở một xưởng làm nước tương ngay tại Mỹ, gia đình dì Hoa đang nộp đơn xin visa diện đầu tư. Cô nói dì Hoa sẽ sang Mỹ du lịch tháng tới, muốn gặp để cảm ơn tôi. Phú vẫn còn liên lạc với cô bạn gái ở Sài Gòn, nhưng không còn ý muốn về Việt Nam sống nữa mà muốn thuyết phục bạn gái sang Mỹ du học với cậu ta... Tôi thật lòng vui lây với gia đình dì Hoa, cảm giác mình đã góp được một việc tốt cho gia đình Dì và cho nước Mỹ.
Khi đang ngồi viết những dòng này, viber của tôi lại hiện lên tin nhắn của người bạn cũ ở Việt Nam: "Hỏi giùm mình du học ở nội trú thì bao nhiêu một tháng? Con gái mình năm nay 12 tuổi...”
Mừng thay cho nước Mỹ, mỗi năm lại tăng thêm số lượng du học sinh mang tiền sang để đóng tiền trường. Nhưng cũng thật buồn thay, số lượng người Việt Nam tới du học ở Mỹ rất nhiều, nhưng bao nhiêu người thật sự đi học, bao nhiêu người sau khi học xong thật sự làm điều tốt đẹp cho Việt Nam? Tôi chợt nhận ra mình thật là ngớ ngẩn, vì sẽ không có câu trả lời nếu ngày nào Việt Nam còn bao nhiêu kẻ vô tài vô đức chiếm giữ hết quyền hành, chức tước, nhân tài bị dập vùi, và người người, nhà nhà vẫn còn muốn bỏ nước ra đi...
Lâu lắm rồi tôi không muốn về lại Việt Nam, dù thỉnh thoảng nghe bạn bè kể bây giờ người Việt Nam giàu lắm, khách sạn, nhà hàng sang trọng cỡ nào cũng có. Tôi chỉ cười, không muốn trả lời rằng tôi biết chứ, tôi biết so với rất nhiều người Việt trong nước, nhất là những người đủ sức cho con du học Mỹ, thì cỡ như gia đình tôi sẽ được xếp loại nghèo. Tôi chỉ muốn nói bạn ơi, tôi cũng thấy hơn 90 phần trăm dân nước Việt chật vật kiếm ăn, vẫn thấy bao nhiêu cụ già, em thơ lê la trên phố, vẫn thấy những túp lều rách nát tả tơi trên đồng ruộng khô cằn. Sài Gòn bây giờ sang trọng và lung linh hơn ngày xưa nhiều lắm, nhưng không hiểu sao, chỉ nhìn một tấm hình chụp ngẫu nhiên trên đường phố, tôi có thể đọc được vẫn còn đó những nét mặt khắc khổ lo âu đang vội vã ngược xuôi trong nắng bụi...
Trước đây tôi có đọc một bài trên Việt Báo của Vi Anh về chuyện dân Trung Cộng bỏ nước ra đi: "Người có học, có chuyên nghiệp; thân nhân gia đình, con cháu cán bộ đảng viên có quyền, có tiền; những nhà giàu nhờ ‘ăn theo CS’; doanh nhân mang hàng triệu Đô la đi nhập cư đầu tư; phụ nữ gần sanh chạy chọt qua Mỹ sanh; thường dân được gia đình bảo lãnh hay có dịp nhập cư lậu; học sinh du học để mẹ được theo làm bão mẫu..." Tôi nhận ra hiện giờ Việt Nam cũng đang trong cảnh tình tương tự...
Du học sinh và gia đình ngày ngày tiếp tục nối đuôi nhau ra đi tìm chân trời mới, có chân trời tươi sáng nào còn sót lại cho người dân khốn khó quê tôi?
Tố Nguyễn
No comments:
Post a Comment