Khốn khổ cái nước tôi
Khalil Gibran
“…Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn…“
Tác giả mấy câu thơ vừa dẫn ở trên là Khalil Gibran, thi sĩ xứ Libăng (Lebanon). Ông cũng là người viết câu thơ bất hủ:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương…“
(Wake at dawn with winged heart
and give thanks for another day of loving…)
Chưa hết, câu nói trứ danh của Tổng thống Mỹ, J. F. Kennedy: “Đừng hỏi nước Mỹ đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho nước Mỹ” cũng xuất phát từ ý một bài thơ của Khalil Gibran.
Nhưng có lẽ bài thơ Pity the Nation dưới đây mới kinh khủng về sức tiên tri của nó, không chỉ ở đất nước ông mà nhiều xứ sở khác.
Pity the Nation(*)
Khalil Gibran
“Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.
Pity the nation that wears a cloth it does not weave
and eats a bread it does not harvest.
Pity the nation that acclaims the bully as hero,
and that deems the glittering conqueror bountiful.
Pity a nation that despises a passion in its dream,
yet submits in its awakening.
Pity the nation that raises not its voice
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.
Pity the nation whose statesman is a fox,
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking
Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpeting,
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.
Pity the nation whose sages are dumb with years
and whose strongmen are yet in the cradle.
Pity the nation divided into fragments,
each fragment deeming itself a nation.”
(The Garden of the Prophet – 1934)
Bản dịch:
Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
(Người dịch ẩn danh, vì một lý do nào đó)
(*) Chú thích của Diễn Đàn : Tác giả viết trực tiếp bằng tiếng Anh, và nguyên văn bài thơ này có thêm một đoạn đầu như sau :
“Master, tell us of the city of Orphalese, and of that land wherein you tarried those twelve years."
And Almustafa was silent, and he looked away towards the hills and toward the vast ether, and there was a battle in his silence.
Then he said: "My friends and my road-fellows, pity the nation...
Bài thơ đã được trình bày ở đây thành từng đoạn hai hay ba câu; thực ra đoạn đó tương ứng với một câu dài trong nguyên tác, không có xuống dòng.
No comments:
Post a Comment