Bài Xã Luận Phản Bác Tờ Báo Mercury News
Luật Sư Đỗ Văn Quang Minh
Tựa Đề: Bãi Nhiệm Là Thực Thi Dân Chủ
Ghi chú: Đây là bài tôi dịch sang tiệng việt của bài tiếng anh mà tôi có ý định muốn đăng trên tờ báo Mercury News. Tuy nhiên vì họ vẹn cớ là họ không có đủ chỗ, nên báo Mercury News chỉ đăng một phần của bài tôi viết, và họ đã cắt xén, và hủy bỏ một số điểm mà tôi coi là quan trọng (ĐVQM).
Những dân cử nào đã đi lạc hướng, và đã lạm dụng quyền lực, thì sẽ phải chịu hậu quả cuối cùng, đó là bị bãi nhiệm, như số phận trước đây của ông Thống Đốc California Gray Davis và bà Nghị Viên San Jose Cathy Cole. Trong bài bình luận của San Jose Mercury News tuần qua, họ đã cho thấy sự thiên vị và chống đối trắng trợn của họ với phong trào bãi nhiệm nghị viên Madison Nguyễn.
Madison Nguyễn, với một ngân quỹ khổng lồ, và sự hậu thuẫn của một guồng máy chính trị địa phương hùng mạnh, muốn bôi nhọ những người chống đối cô cho là những kẻ cực đoan, điên khùng, chỉ muốn phá làng phá xóm. Tôi là người thuộc đảng Dân Chủ của nhiều năm qua. Tôi đã từng ủng hộ Bobby Kennedy (Cố Thượng Nghị Sĩ bị ám sát năm 1968 khi ra tranh cử Tổng Thống). Tôi kính phục bà Eleanor Roosevelt (Người bênh vực cho người da mầu và là vợ Tổng Thống Franklin Roosevelt thời Đệ Nhị Thế Chiến), ông Cesar Chavez người mỹ gốc Mễ đã tranh đấu cho dân lao động, và Mục Sư da đen Martin Luther King (Cũng bị ám sát năm 1968 vì tranh đấu cho dân quyền). Như nhiều thường dân cử tri tại San Jose, tôi ủng hộ cuộc bãi nhiệm Madison Nguyễn. Hoa Kỳ không như những thể chế chính trị bạo tàn (Chúng ta cứ nghĩ tới Stalin của Liên Sô, Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên, hoặc Ceausescu của Lỗ Man Ní), bầu Bãi Nhiệm là để thực thi dân chủ ở đất nước tự do này.
Đối với những ai không hiểu rõ những vấn đề liên quan đến vụ bãi nhiệm, họ cứ nghĩ nó chỉ xoay quanh chuyện đặt tên cho một khu thương mại Việt Nam nhỏ ở phía Đông San Jose. Và đó là điều Madison Nguyễn muốn mọi người tin. Tuy nhiên, sự thất bại đó cũng chỉ như hành động rút miếng ván cuối để làm sập cầu.
Trong suốt thời gian thọ chức đầy gay co, Madison Nguyễn đã thường nhúng tay vào những việc phi pháp, lừa đảo, và gian dối mang lại cho Thành Phố và khối cử tri của cô thiệt hại và cái giá phải trả. Cô đã luôn có hành động bênh vực cho nhóm mua lợi. Thí dụ, Madison Nguyễn đã lén lút tìm cách đặt tên khu thương mại trên Đường Story Road là Vietnam Town Business District để gây lợi và đề cao Lập Tăng, chủ nhân của Vietnam Town Mall (xin xem những điện thư gửi đến và gửi đi từ Madison Nguyễn đã lấy được theo Đạo Luật Minh Bạch Hồ Sơ Công Chúng). Khi mưu đồ đó thất bại, cô ta cố tình đánh lạc hướng Hội Đồng Thành Phố làm họ tin tưởng rằng cô có sự ủng hộ của cộng đồng để cô chọn lựa tên Saigon Business District cái tên về hạng chót, thay vì biệt danh được ủng hộ nhiều nhất là Little Saigon. Madison Nguyễn đã vậy còn tấn tới đến nước vi phạm Đạo Luật Brown Act để đạt được mục đích riêng của mình. Sự vi phạm đó đã bị Nghị Viên Forrest Williams tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với người viết này. Ngay cả ông phó thị trưởng David Cortese và nghị viên Pete Constant khi được tờ báo San Jose Mercury News phỏng vấn cũng xác nhận là có sự phạm pháp đạo luật Brown Act (Đạo Luật của Chánh Phủ Tiểu Bang California Government Code §54950)
Một khi thông tin tổn hại đó (Madison phạm pháp đạo luật Brown Act) được tung ra công chúng, Madison Nguyễn và Thị Trưởng Reed đã trả đủa bằng cách vội vàng kêu họp báo và tuyên bố đề nghị của họ là đưa sự việc chọn tên ra để toàn dân thành phố bầu (San Jose có 1 triệu dân). Kế hoạch đó bị quật ngược khi Chánh Sự Thành Phố cho biết sẽ phải tốn $2.68 triệu (hơn năm lần chi phí tổ chức bầu cử bãi nhiệm). Họ Nguyễn và Reed, bị bắt quả tang, đã liền phải dẹp đề nghị đen tối của họ. Hiện giờ thành phố San Jose đang bị kiện bởi Cộng Đồng Việt Nam Bắc California tại Tòa Thượng Thẩm California Quận Hạt Santa Clara về vụ vi phạm đạo luật Brown Act này (Hồ Sơ Tòa Án Số #108CV107082).
Madison Nguyễn cũng đã lén lút cố bổ nhiệm những tay trong bù nhìn của mình vào ban giám đốc Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng như một hình thức đền đáp ơn nghĩa cá nhân. Cô ta đã ban thưởng cho những người ủng hộ và bạn bè cô với những khoản tiền đáng nghi từ ngân sách no nê của mình trong đó có một khoản tiền là $1500.00 trả cho một người quen với danh nghĩa thù lao cho dịch vụ “dịch thuật.” Hết sức tưởng tượng, khi người này phải ra tòa khai, thì chính ông ta đã phải yêu cầu có thông dịch viên giúp. Và Madison cũng đã dùng $1000.00 mỹ kim trong qũy để trang điểm sắc đẹp! Trong thời gian chỉ có hai tháng thôi mà Madison đã chi tiêu gần ba chục ngàn mỹ kim ($30,000.00) tuy Madison không hề có một ứng cử viên đối thủ nào ra tranh cử chống cô ta (tất cả những tài liệu này đã lấy được từ thành phố San Jose theo Đạo Luật Minh Bạch Hồ Sơ Công Chúng). Có nhiều việc lạm dụng khác trong đó có nghi ngờ là cô đã toa rập đồng lõa với Henry Lê Văn Hướng (hệ thống bánh mì Lee Sandwiches) làm Thỉnh Nguyện giả nộp cho Hội Đồng Thành Phố. Và nhiều truyện lạm dụng khác mà kể ra không hết.
Madison Nguyễn thường kể công về việc thiết lập một khu mua sắm mới trên đường Curtner và Monterey Road có tên gọi là The Plant. Thế nhưng, hồ sơ chính thức của Thành Phố cho thấy dự án đó đã được chấp thuận thời Thị Trưởng Gonzales, trước khi Madison Nguyễn được bầu làm Nghị Viên.
Bà Cole trước đây đã bị Hội Đồng Thành Phố đồng loạt khiển trách và đã bị bãi nhiệm đúng thủ tục vào năm 1994 vì những lời phê bình của bà về dân thiểu số và người đồng tính thiếu tế nhị, quá đáng, và không đứng đắn. Không kém nào, Madison Nguyễn đã từng phỉ báng những người chống đối cô, đó là những người cần cù lao động cũng như những người trong giới chuyên nghiệp, là không khác hơn một lũ rảnh rỗi vô công rỗi nghề, ăn theo như gánh xiếc.
Ở nhiều phương diện, cách hành xử quá đáng trắng trợn của Madison Nguyễn làm cho chúng ta thấy thái độ sơ ý của bà Nghị Viên Cole xưa kia lại quá nhỏ và không nặng tội bằng Madison. Vậy mà bà Cole đã bị đại đa số cử tri bãi nhiệm.
Tờ báo Mercury News đã phê bình về những điều Ủy Ban Bãi Nhiệm đã đưa ra về nghị viên Madison Nguyễn là những chuyện “bịa đặt, sai lạc, và khôi hài.” Tuy nhiên báo Mercury News đã không có bằng chứng nào để biện hộ cho lập trường của mình.
Cuộc quyết đấu giữa những người nghèo khó nhưng quyết tâm chủ trương Bãi Nhiệm (họ đã thu được 150% số chữ ký bắt buộc phải có để yêu cầu bầu Bãi Nhiệm trong thời gian kỷ lục) với một con người đầy quyền lực, giàu có của Madison Nguyễn cũng giống như trận chiến giữa Da-vit và Gô-li-a trong thánh Kinh. Kết cuộc của trận chiến đó đã làm nên lịch sử, cũng như trận chiến bãi nhiệm này sẽ làm nên lịch sử.
Bãi nhiệm là một quyền dân chủ cốt yếu của người dân để loại đi những viên chức hư thoái vì lạm quyền, hống hách, kém khả năng, và thiếu thành thật. San Jose và Khu Vực 7 sẽ được sáng lạng hơn sau khi hoàn tất xong cuộc bãi nhiệm và có được một vị xứng đáng, đạo đức, và đầy khả năng thay thế chỗ Madison Nguyễn.
Luật Sư Đỗ Văn Quang Minh qua mỹ năm 1961và theo học từ trung học tại Hoa K ỳ. Ông hành nghề luật sư tại San Jose, California, USA
---- o0o ----
CAPTION: RECALL IS DEMOCRACY IN ACTION
(This is the OpEd version which I would have liked to have printed by the San Jose Mercury News. However, because they indicated there was not enough space, therefore, they edited and removed various portions which I felt were important and instead they printed a condensed version from a version I submitted.)
For elected officials who have lost their way and abused their power, the ultimate consequence is being recalled. Such was the fate of California Governor Gray Davis and San Jose Councilwoman Cathy Cole. Madison Nguyen armed with an overflowing war chest and the backing of the powerful local political machinery, has painted her opponents as a small band of ultra right wing, rabid, run amok rabble rousers. It was irresponsible of the Mercury in its editorial last week accusing the recall committee of calling Nguyen a “Communist.” For the record, the committee has never made such allegation.
As a longtime Democrat, I supported Bobby Kennedy in 1968, admire Eleanor Roosevelt, Cesar Chavez, and Dr. Martin Luther King, Jr. Like many ordinary San Joseans, I’m for the recall. Unlike totalitarian states (think Stalin, Kim Jong Il, Ceausescu), recall is the ultimate form of democracy in action under our open system of government.
People who do not fully comprehend the issues surrounding the recall think that it involves a single issue: the naming of a Vietnamese retail area in East San Jose; that is what Nguyen would have everyone believe. However, the naming fiasco was just the straw that broke the camel’s back.
During her controversial tenure, Nguyen often engaged in malfeasance, fraud, and deceit at the expense of and detriment to the city and her constituents. She consistently acted on behalf of special interests. For example, Nguyen stealthily tried to name the Story Road corridor Vietnam Town Business District to benefit and promote Lap Tang, owner of Vietnam Town Mall (actual e-mails to and from Nguyen obtained through Public Records Act). When that plot failed, she intentionally misled the council into believing she had community support for her choice name of Saigon Business District over the most popular name: Little Saigon. Nguyen apparently went as far as violating the Brown Act (Government Code §54950 et seq.) in trying to achieve her personal agenda. Such violation was disclosed by councilmember Forrest Williams in a TV interview with this writer. Even Vice-Mayor David Cortese and Councilman Pete Constant expressed their beliefs to the Mercury News that the Brown Act was violated. The city is currently defending the lawsuit by the Vietnamese Community of Northern California for the Brown Act violation (Superior Court Docket #108CV107082).
When that damaging information (Brown Act violation) was made public, Nguyen and Mayor Reed retaliated by hastily calling a press conference and announcing their proposal to put the naming issue to the entire city electorate (San Jose has one million residents). That plan backfired when the city clerk indicated it could cost $2.68 million (more than five times the cost of a Recall election). Nguyen and Reed, caught off-guard, had to scrap their doomed proposal.
As payback for their support, Nguyen secretly appointed cronies to the board of directors of the long sought after Community Center without asking for community input. She rewarded her supporters and friends with questionable payments from her fat budget including a payment of $1,500 to an acquaintance for his “translation” services. Incredibly, when this person had to testify in court, he had to have a translator translate for him. She also used $1,000.00 from her rich budget for “cosmetic make-up.” In a span of only two months, Nguyen spent almost Thirty-Thousand-Dollars ($30,000.00) on numerous expenses, despite the fact that she had no opponents running against her for her council seat (all these documents were obtained via the Public Records Act). Other abuses include possible collusion with Henry Le aka Le Van Huong of Lee Sandwiches, in a bogus petition submitted to the council. There are other abuses which are too numerous to list.
Nguyen often claimed credit for the establishment of the shopping center at Curtner and Monterey Road called The Plant. However, city records indicate the project was approved during Mayor Ron Gonzales’ tenure, prior to her election.
Cathy Cole was unanimously censured by the council and soundly recalled in 1994 because of insensitive off-the-cuff, politically incorrect remarks about minorities and gays. Not to be outdone, Nguyen defamed her opponents who are hard working laborers and professionals, Asians, Anglos, Hispanics, and others as nothing more than a bunch of circus-like freeloaders. In many ways, Nguyen’s egregious acts dwarf Cole’s single transgression.
The Mercury News claim that recall proponents’ allegations against Nguyen are “padded, misleading, and ridiculous” is highly prejudicial and totally unfounded. Furthermore, the recall is supported by thousands of voters, and thus is not an “act of vengeance” by a few individuals as the Mercury also falsely implied.
The showdown between the poor but passionate recall proponents (who collected more than 150% of the required signatures for the recall in record time) and the powerful, well-heeled Nguyen is like the battle between David and Goliath. That outcome was historical and will be repeated here.
Recall is a fundamental democratic right of ordinary citizens to remove corrupt officials for abuse of power, hubris, incompetence, and dishonesty. San Jose and District 7 will be better off when the recall is complete, and an ethical, competent, deserving person replaces Madison Nguyen.
Minh Q. Steven Dovan is a San Jose attorney who emigratedto the US in 1961. He has hosted a Vietnamese TV Talk Showin the Bay Area (Northern California) since 1985.
Sunday, February 22, 2009
Road of Hope - Chapter 3
Perseverance
Anybody can begin but only the saints can keep going right to the end
39. To be fearless means that you must not wander about aimlessly. If you desire to reach the end of this Road of hope, you have to be fearless. How many people were there standing beside our Lord at the foot of the Cross.
40. Do not be afraid to talk to our Lord about everyhing you desire. Think of these words of our Lord." Until now, you have not been making any requests in my name; make them and they will be granted." (John16:24). To be fearless is to love just as a child loves its father.
41. Do not be discouragedd by failures. If you are seeking to do the will of God and meet with failure, that failure may be in God's eyes success, for that is the way God wants it. Look at the example of Jesus on the Cross.
42. Results and success are two different things. There may be no outward signs of results, but instead, an increase in experience, an increase in humility, an increase in your faith in God, and that is your success from a supernatural point of view.
43. There is only one failure and that is not to hope in God. "Hope in God and you will not be disappointed." (cf.Ps.22:5).
44. Do not be a fitful saint; a storm will wipe away externals and reveal the inner reality of sinfulness behind the appearances.
45. The virtuous person radiates a sweet perfume quietly and unobstrusively.
46. Be loyal as you go along the road you are travelling. Peter did not betray our Lord, nor did he accuse our Lord, but on the other hand he did not ackowledge or spport our Lord by even a single word. "I know nothing of the man" (Matt.26:72) he said, seeking to remain safe and avoid being implicated. Peter lost hope in our Lord as the Way and fled from him.
47. You are trembling with fear, you stumble and fall, you met with difficulties misunderstandings, criticisms, disgrace, even a sentence of death. Why do you forgot the gospel? Our Lord Jesus Christ suffered everything. But, if you continue to follow him, you will have your Easter too.
48. Every morning when you get up you start life again, fresh and energetic and full of optimism. if the road runs badly, still continue to go along with our Lord just like the disciples on the road to Emmaus and you will reach the goal.
49. Perseverance is the characteristic of the saints, because "He who endures to the last will be saved." (Matt.10:22).
50. If everybody else should fall by the wayside on the journey, you must still keep pressing forward. People in large numbers are easily seduced. A leader who guides wisely is rare indeed. You have to have the character not to follow the crowd blindly.
51. Although you might feel worn out or less enthusiastic, keep up your spirit. The dark cloud will pass by and not keep blocking out sunlight. Just wait for the cloud to pass over.
52. Do not say, "I have lost inspiration." Why do you work as a result of inspiration? The work of God is in no way comparable to writing poetry. Work because of love and a knoowledge of the fact that you will never lose the love of God.
53. The good thief achieved happiness because of his hope in the love og God; Judas was wretched because he despaired of this love of God.(cf.Matt.27:5, Luke23:42-43).
54. In the darkest hour of desolation Jesus cried out:" My God, my God, Why have you forsaken me?" (Matt.27:46). At that moment there stood by the cross his mother Mary. She was silent, but her steadfast love was great enough to support her son until he said. "it is achieved." (John19:30).
55. The body of the son of the widow of Naim was being carried out for burial.(Cf.Luke7:12) and the body of the dead Lazarus was already stinking in the grave.(Cf.John11:39_ but our Lord could still call both to rise from the dead. Have hope and humbly repent of our sins; Our Lord will raise you up also.
56. Everyday you must decrease your self-centredness and increase your love of the neighbour. Everyday lessen your reliance on self and instead increase your trust in God.
57. If you are not determined to persevere, you cannot say ,"I am meek," but rather, "I am a coward."
58. You keep complaining, " If only I were to be in this particlar place, to work with that person, to hold that particular office, surely I would be wonderfully successful."
No! Do the work which Our Lord has entrusted to you. You are in the place where he has placed you. Go straight ahead. If you bustle about in all directions you will not reach the end.
59. In your soul there are two persons: John and Judas. Whenever you are striving to persevere, you are following the loyal, faithful John. Whenever you cowardly give up the struggle, you are choosing Judas as your patron and you are burning incense to worship that patron of traitors.
60. But you say, "Too difficult!" This is true. Only something acquired by effort is really worthwhile.
Perseverance
Anybody can begin but only the saints can keep going right to the end
39. To be fearless means that you must not wander about aimlessly. If you desire to reach the end of this Road of hope, you have to be fearless. How many people were there standing beside our Lord at the foot of the Cross.
40. Do not be afraid to talk to our Lord about everyhing you desire. Think of these words of our Lord." Until now, you have not been making any requests in my name; make them and they will be granted." (John16:24). To be fearless is to love just as a child loves its father.
41. Do not be discouragedd by failures. If you are seeking to do the will of God and meet with failure, that failure may be in God's eyes success, for that is the way God wants it. Look at the example of Jesus on the Cross.
42. Results and success are two different things. There may be no outward signs of results, but instead, an increase in experience, an increase in humility, an increase in your faith in God, and that is your success from a supernatural point of view.
43. There is only one failure and that is not to hope in God. "Hope in God and you will not be disappointed." (cf.Ps.22:5).
44. Do not be a fitful saint; a storm will wipe away externals and reveal the inner reality of sinfulness behind the appearances.
45. The virtuous person radiates a sweet perfume quietly and unobstrusively.
46. Be loyal as you go along the road you are travelling. Peter did not betray our Lord, nor did he accuse our Lord, but on the other hand he did not ackowledge or spport our Lord by even a single word. "I know nothing of the man" (Matt.26:72) he said, seeking to remain safe and avoid being implicated. Peter lost hope in our Lord as the Way and fled from him.
47. You are trembling with fear, you stumble and fall, you met with difficulties misunderstandings, criticisms, disgrace, even a sentence of death. Why do you forgot the gospel? Our Lord Jesus Christ suffered everything. But, if you continue to follow him, you will have your Easter too.
48. Every morning when you get up you start life again, fresh and energetic and full of optimism. if the road runs badly, still continue to go along with our Lord just like the disciples on the road to Emmaus and you will reach the goal.
49. Perseverance is the characteristic of the saints, because "He who endures to the last will be saved." (Matt.10:22).
50. If everybody else should fall by the wayside on the journey, you must still keep pressing forward. People in large numbers are easily seduced. A leader who guides wisely is rare indeed. You have to have the character not to follow the crowd blindly.
51. Although you might feel worn out or less enthusiastic, keep up your spirit. The dark cloud will pass by and not keep blocking out sunlight. Just wait for the cloud to pass over.
52. Do not say, "I have lost inspiration." Why do you work as a result of inspiration? The work of God is in no way comparable to writing poetry. Work because of love and a knoowledge of the fact that you will never lose the love of God.
53. The good thief achieved happiness because of his hope in the love og God; Judas was wretched because he despaired of this love of God.(cf.Matt.27:5, Luke23:42-43).
54. In the darkest hour of desolation Jesus cried out:" My God, my God, Why have you forsaken me?" (Matt.27:46). At that moment there stood by the cross his mother Mary. She was silent, but her steadfast love was great enough to support her son until he said. "it is achieved." (John19:30).
55. The body of the son of the widow of Naim was being carried out for burial.(Cf.Luke7:12) and the body of the dead Lazarus was already stinking in the grave.(Cf.John11:39_ but our Lord could still call both to rise from the dead. Have hope and humbly repent of our sins; Our Lord will raise you up also.
56. Everyday you must decrease your self-centredness and increase your love of the neighbour. Everyday lessen your reliance on self and instead increase your trust in God.
57. If you are not determined to persevere, you cannot say ,"I am meek," but rather, "I am a coward."
58. You keep complaining, " If only I were to be in this particlar place, to work with that person, to hold that particular office, surely I would be wonderfully successful."
No! Do the work which Our Lord has entrusted to you. You are in the place where he has placed you. Go straight ahead. If you bustle about in all directions you will not reach the end.
59. In your soul there are two persons: John and Judas. Whenever you are striving to persevere, you are following the loyal, faithful John. Whenever you cowardly give up the struggle, you are choosing Judas as your patron and you are burning incense to worship that patron of traitors.
60. But you say, "Too difficult!" This is true. Only something acquired by effort is really worthwhile.
Wednesday, February 18, 2009
Đoàn Kết... chết hết, chia rẽ... chết lẻ tẻ
Thạch Đạt Lang
Chết rồi! bỏ vô hòm đóng lại!
Người chết đi đằng trước,
Người sống đi đằng sau,
Một lũ kéo nhau vừa khóc, vừa mếu...
Cứ mỗi lần đi dự những buổi hội thảo hay sinh hoạt cộng đồng, nghe ai đó kêu gọi, nhắc đến chữ đoàn kết là Đạt Lang tui nhớ đến bản nhạc "Kết Đoàn! Chúng ta là sức mạnh, đoàn kết ta bền vững..." bị sửa lời như trên và rồi không khỏi tủm tỉm cười.
Cười vì lời nhạc sửa đổi và cười vì dường như càng kêu gọi đoàn kết thì dân Việt nam lại...càng chia rẽ hơn. Có đúng như vậy hay không? Nếu đúng (tức là không trật) thì tại sao lại có "sự cố" như dzậy?
Tui có đọc trong một cuốn sách ở đâu đó nhận xét (rỉ) của một người Nhật về người Việt Nam như sau:
‒ Mỗi người Việt Nam là một viên kim cương (Thứ thìệt nghe, khai thác từ hầm mỏ bên Sierra Leon đem về hải cảng Antwerpen bên Bỉ, cắt gọt đàng hoàng, không phải loại kim cương nhân tạo), mỗi người Nhật là một cục đất sét (cũng thứ thiệt luôn).
‒ Kim cương thì rất quý giá, lúc nào cũng sáng chói, lấp lánh dưới ánh sáng, còn đất sét thì dơ bẩn, giá trị rất ít, nếu không muốn nói rằng chẳng có gì ngoài việc dùng làm vật liệu sản xuất bình, lọ... sành, sứ và ở đâu cũng có. Tuy nhiên kim cương không bao giờ dính lại được với nhau, đất sét ngược lại, chỉ cần chút nước là 3, 4 cục riêng rẽ sẽ trở thành một.
Mja! Tên Nhật viết quyển sách ba điều bốn chuyện này coi bộ cũng ba que, xỏ lá tợn. Hắn làm bộ khen, bơm dân Việt Nam mình cạch cạch, thổi lên tuốt ngọn cây, ngon lành quá cỡ thợ mộc (dĩ nhiên từng người một thôi); rồi đùng một cái, rút kiếm Samurai chặt... bụp một phát, chửi xéo dân mình là không biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh của tập thể.
Đat Lang tui đọc mà tức... quá sức lẽ mình, định xét nát quyển sách đang cầm trên tay, nhưng chợt nhớ ra là sách mượn, không có tiền mua cuốn khác đền, nên kịp ngừng lại. Tiền lương bà xã kiểm soát từng Euro, Konto online check hàng ngày, mất một đồng là bã "phát hiện" được ngay, làm sao dám nhiếm ra một ít mà mua, mà nếu có nhiếm được thì... mua thứ khác đáng giá hơn... sách, báo chứ? Đúng hông? Không đúng là bà...bắn tui đi.
Thôi! xin trở lại vấn đề. Ngẫm nghĩ, thấy anh Nhật nói đúng chứ không sai, hay có sai thì cũng... chút chút thôi.
Người Việt chúng ta đứng riêng rẽ thì rất thành công, những tấm gương như kỹ sư Dương Nguyệt Ánh chế tạo bom áp nhiệt (Thermobaric) , giáo sư Nguyễn Xuân Vinh làm việc cho NASA, Trịnh Tuệ với 7 bằng kỹ sư (về Việt Nam thành... 7 bằng tiến sĩ) và mới nhất đây ở Orleans, Joseph Cao đắc cử vào Hạ viện Hoa Kỳ,... là những bằng chứng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay người viết vẫn chưa được thấy một công ty, một tổ hợp, một nhóm nhà khoa học nghiên cứu... mang tên Việt Nam có được một thành công rực rỡ đáng kể. Việc kết hợp khối người Việt hải ngoại thành một lực lượng đồng nhất (đồng nhất chứ không phải duy nhất) để có thể tạo được những thành quả to lớn mang tầm vóc quốc tế, dường như là một việc bất khả thi.
Có nhiều yếu tố ngăn chận sự đoàn kết của người Việt, thử điểm qua vài yếu tố chính.
Theo sự nhận xét của tui, yếu tố quan trọng thứ nhất khiến người Việt ít đoàn kết là tính ích kỷ, không biết hi sinh quyền lợi nhỏ của bản thân để đạt được một điều lợi chung lớn hơn, mà bản thân mình cũng (sẽ) được nhiều hơn.
Một thí dụ điển hình tui được biết, do một anh bạn là kỹ sư thiết kế (design), đồng thời làm việc trong Betriebsrat (công đoàn IG Metall ‒ Industriegewerkscha ft Metall, "Industrial Union of Metalworkers") của một hãng chế tạo xe hơi ở Đức kể lại. Anh cho biết chưa đến 5% tổng số người Việt trong hãng tham gia thành đoàn viên công đoàn, trong khi so với các dân tộc khác (không kể Đức) như Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Nam Tư (Yugoslavia) hay Tây Ban Nha (Spain), số đoàn viên bao giờ cũng là 50-70%, thậm chí có nhà máy lên tới 80% công nhân viên là đoàn viên công đoàn.
Tui hỏi lý do, anh cho biết người Việt trong hãng anh làm không sốt sắng tham gia công đoàn vì phải đóng nguyệt liễm 1% tiền lương Brutto (Gross income). Nhiều người không gia nhập thì thôi, lại còn lý luận rằng không là đoàn viên nhưng khi công đoàn tranh đấu cho công nhân viên được lên lương, họ vẫn được hưởng, vậy thì dại gì mà mỗi tháng phải mất vài chục Euro? Vậy thì những người đoàn viên công đoàn đều ngu dại hết hay sao?
Sau khi nghe chuyện đó, tui tò mò đọc sách, tìm hiểu về sự hình thành và quá trình tranh đấu của công đoàn IG Metall Đức. Qua đó mới biết rằng, để đạt được thành quả ngày hôm nay cho công nhân viên ngành sắt thép Đức mỗi năm được hưởng 6 tuần lễ nghỉ Urlaub (Vacation), tuần làm việc 35 tiếng (hiện nay vì tình hình kinh tế, nhiều hãng đã tăng trở lại 37,5 hay 40 tiếng/tuần), được tiếp tục trả lương trong 6 tuần lễ bệnh đầu tiên trong năm (sau đó qũy bảo hiểm sức khỏe sẽ trả tiếp) công đoàn đã phải tranh đấu trường kỳ trong nhiều năm, khi đàm phán với giới chủ nhân, khi đình công làm áp lực... mỗi năm từng bước một. Tiền đâu họ hoạt động nếu không có nguyệt liễm của đoàn viên?
Yếu tố thứ hai là lòng ganh tị, hám danh, tranh giành, hơn thua nhau những chuyện không đáng. Sự ganh tị thường ngấm ngầm, không bộc lộ ra ngoài nhưng âm ỉ, kéo dài và sẽ bùng nổ khi có dịp. Người ta dễ dàng bôi bẩn, vu khống, chụp mũ, nói xấu sau lưng nhau... chỉ vì những điều nhỏ nhặt như cảm thấy thua kém người khác hay không đạt được những gì mình muốn, nhất là khi có được phương tiện truyền thông trong tay. Việc tranh nhau chức vụ chủ tịch Văn bút VNHN giữa các ông Viên Linh, Sơn Tùng, Đặng Văn Nhâm... cuối thập niên 90 là một bằng chứng rõ rệt.
Người Việt hải ngoại hầu như chỉ kết hợp được với nhau khi có những biến động lớn, như vụ Trần Trường, vào năm 1999, treo cờ đỏ sao vàng và hình ông Hồ Chí Minh trong tiệm bán và cho thuê phim video, đĩa nhạc... mà ông Trường sở hữu, hay là vụ biểu tình phản đối báo Người Việt in hình chậu rửa chân cho mấy người làm nail có hình cờ vàng ba sọc đỏ hoặc những cuộc biểu tình chống mấy ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết qua Mỹ...khoe "Duyên Dáng Việt Nam", vận động hội nhập vào WTO hoặc vụ phản đối nghị viên Madison Nguyễn định đổi tên Little Sàigòn và mới nhất là cuộc biểu tình phản đối cuộc triển lãm tranh và văn học nghệ thuật VAALA...
Khi những sự việc đó trôi qua hoặc chìm xuống rồi, thì... ai về nhà nấy. Còn lo cơm áo, bill mortgage, xe, điện, nước, telephone... Ôi chao, đủ thứ, tối tăm mặt mũi chứ bộ chơi sao? Dĩ nhiên! Đi biểu tình vậy là... may rồi, muốn gì nữa? Bỏ ăn chơi, bỏ việc nhà cuối tuần, bỏ shopping... tham gia đóng góp vậy là quá sức rồi. Thêm nữa ai chịu cho thấu?
Nhưng nếu có ai đó tò mò, lấy một tờ báo tiếng Việt hay thông cáo kêu gọi các cuộc biểu tình đọc, sẽ thấy danh sách các hội đoàn, tổ chức... tham dự dài... ngoằn ngoèo, dài thậm thượt, dài... lê thê, dài... mút chỉ cà tha. Đọc không cách chi mà nhớ hết được, nhưng nếu chịu khó suy nghĩ hay hồi tưởng...chút chút, thì chắc chắn sẽ nhận ra rằng nhiều hội đoàn, tổ chức trong cái danh sách đó mỗi năm hoạt động chừng....một lần là tối đa, hay chỉ có tên không có thực, hoặc số thành viên chỉ lèo tèo năm ba người (kể cả vợ chồng, con cái, anh chị em...). Vậy thì thành lập cho nhiều để làm gì? Nếu không là để lấy...danh, để '' Nổ '' cho lớn, cho mọi người biết rằng.....ta đây cũng (ngon lành) như ai.
Nhớ có lần nói chuyện với một anh đồng nghiệp người Đông Đức cũ, nhờ đi ăn trưa trong Kanteen thường ngồi chung bàn, riết rồi thành quen, anh là kỹ sư cơ khí bên miền Đông, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, trôi dạt qua chỗ tui ở mần Techniker (Technician) . Một lần lại nhà ảnh chơi, ảnh cho tui coi cái bằng tốt nghiệp rồi vui vẻ nói:
‒ Gut! Hauptsache habe ich eine Arbeit und verdienne gut genug fuer meine Familie. Ingenieur oder nicht ist nicht zu wichtig.
(Tốt! Chuyện chính là tôi có một việc làm và kiếm đủ tiền cho gia đình. Kỹ sư hay không, không quan trọng lắm).
Anh bạn Đức này đúng là thật thà quá, chưa học được cách làm pháo của dân Việt Nam. Nghĩ lại tui cũng thấy ngượng với ảnh, vì xét ra mình cũng thuộc loại "nổ" chẳng kém ai. Đi làm lao động, lương chỉ cao hơn lương mấy người làm ở trong Mc Donald không tới một Euro/giờ mà ai hỏi tới cũng làm bộ (khiêm nhường) bỏ nhỏ, "Tui làm việc lãnh lương AT (Ausser Tarif) anh/chị ạ. Năm 70.000 Euro, chưa kể tiền thưởng cuối năm."
Dĩ nhiên Đạt Lang tui sức mấy mà dám "bẹc cà na" với anh đồng nghiệp Đức kia, ảnh chỉ nghe vài câu tiếng Đức (học mà không cần đến trường từ hồi còn... ở Việt Nam) là biết tỏng mình thuộc loại nào rồi.
Nhưng từ nguyên nhân sâu xa nào mà người Việt chúng ta thích "nổ"? Vì tự ti hay tự tôn mặc cảm? Để che dấu sự thua kém của mình hay để cảm thấy tự "sướng" khi có cảm giác người khác nể phục mình?
Nhớ lại thời gian sau ngày 30/04/75, khi những người lính QĐND miền Bắc mới vào Sàigòn, người dân miền Nam đã có nhiều chuyện cười về những quả pháo điện quang toàn hồng như: Ti vi chạy đầy đường, trữ lượng mỏ dầu hỏa của ta lớn như con voi trong khi trữ lượng tất cả các mỏ dầu trên thế giới cộng lại chỉ bằng con tem dán trên lưng con voi, Nhật Bản đang định mua khói nhà máy của ta, cứ một tàu khói đổi một tàu máy cày Kubota...
Sang đến thập niên 90, khi khúc ruột (non) ngoài ngàn dặm bắt đầu... chuyển động thì bệnh nổ... "lây lan" sang một số người một thời là... "ma cô, đĩ điếm" về thăm quê hương (là chùm khế ngọt). Rất nhiều Việt kiều về VN lúc đó, không bác sĩ, kỹ sư... thì chí ít cũng là... chủ hãng, chủ tiệm..., ít thấy ai nói qua Mỹ đi cắt cỏ (Đụng chạm nghề nghiệp anh Caubay quá. Xin lỗi nghe anh!) rửa chén, phục vụ trong nhà hàng, làm nail, tóc hay là assembler hãng điện tử...
Thế mới biết Việt Nam ta (trong nước) toàn anh hùng và (hải ngoại) toàn trí thức. Tuy nhiên lần này bệnh "nổ" không làm cho người nghe cười mà làm cho họ thấy nể nang, kính phục... mấy cây "pháo đại" vô cùng.
Gần nhất là bệnh nổ trên DCVOnline, ở đây cũng không thiếu gì những cây pháo đại hay điện quang toàn hồng. Nhiều nickname làm thơ, góp ý kiến chửi bới cộng sản tàn tệ, khoe khoang tầu ngầm với đầu đạn nguyên tử... sẵn sàng đem thả xuống đầu cộng sản Hà Nội, hay hàng ngày than khóc, kêu gào tự do, dân chủ, đa nguyên cho hơn 84 triệu dân Việt Nam trong nước nghe muốn điếc con ráy, tưởng chừng như cộng sản Việt Nam sắp sụp đổ hay bị đánh tan tành tới nơi. Nhiều khi Đạt Lang tui đọc thấy hồ hởi, phấn khởi, nằm tưởng tượng đến ngày tàn của CSVN mà sướng lịm cả người, nhưng chỉ trong vài giây đã bàng hoàng tỉnh mộng nhận ra rằng:
"Trương đậu hũ, Lý đậu hũ!
Đêm kề gối mộng, nghìn mơ...
Sáng ra nấu đậu như xưa, khác gì?"
Cho dù là vì lý do nào đi chăng nữa thì máu thích nổ ngay từ đầu đã là chướng ngại cho sự đoàn kết. Mang tâm lý bất phục kẻ khác khiến cho ta khó có sự thông cảm khi đối thoại, ta sẽ không lắng nghe, sẽ dễ chê bai, dè bỉu, bôi bác... những ý kiến hay việc làm của người khác ngay từ đầu, cho dù những ý kiến hoặc việc làm đó sẽ đem đến những kết quả thực tiễn, đáng khen, có lợi cho tập thể.
Khi đã không lắng nghe, không thông cảm, không tôn trọng nhau, người ta khó có thể kết hợp với nhau, đặt mục tiêu, quyền lợi của tập thể lên trên mục đích, quyền lợi cá nhân. Đi xa hơn phải biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi tổ chức, đảng phái, tôn giáo...
Yếu tố thứ ba làm cản trở sự đoàn kết là tôn giáo. Việt Nam có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Phật giáo (không kể những người chỉ thờ cúng ông bà) có con số tín đồ lớn hơn nhưng là một tôn giáo với tổ chức lỏng lẻo, trong lúc Thiên chúa giáo ít tín hữu hơn, chưa đến 10% tổng số dân nhưng tổ chức rất chặt chẽ, hoạt động hầu như luôn có sự chỉ đạo của tòa thánh Vatican. Trong suốt cuộc chiến Quốc‒Cộng, những biến động chính trị ở miền Nam hầu hết đều có sự tham gia của hai tôn giáo lớn này. Ngoại trừ một số ít cao tăng, thật sự vì đạo, đời, đất nước, dân tộc... những người lãnh đạo tinh thần hai tôn giáo lớn này chỉ nhằm mục đích tranh dành ảnh hưởng, quyền lực cho tôn giáo mình. Họ quên đi một điều: trước khi là Phật tử hay con chiên của Chúa, họ là người Việt Nam.
Nếu mục đích thay đổi chế độ cộng sản Hà Nội không phải vì tự do, dân chủ, đa nguyên cho toàn dân Việt Nam mà chỉ để phục vụ cho quyền lợi hay sự bành trướng tôn giáo, chắc chắn những người lãnh đạo tinh thần của hai tôn giáo trên khó bắt tay được với nhau và sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của toàn dân.
Lẽ tất nhiên còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự đoàn kết, nhưng xin ngừng ở đây vì bài viết tương đối đã dài.
Ngày hôm nay đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm với sự xâm lăng trắng trợn của Tầu cộng qua những chuyện Hoàng Sa‒Trường Sa, việc cắm lại cột mốc biên giới, dựng lại Ải Nam quan, và mới đây nhất là việc khai thác quặng Bô-xít (Bauxite) để sản xuất nhôm ở Tây Nguyên. Sau việc khai thác Bô-xít này, chắc chắn sẽ còn nhiều sự việc khác diễn tiến bất lợi hơn cho Việt Nam.
Chúng ta phải làm gì khi đảng cộng sản Việt Nam với thái độ ươn hèn, khiếp nhược của 15 người trong Bộ Chính Trị và 3 triệu đảng viên, xem quyền lợi bản thân, gia đình, đảng phái quan trọng hơn tiền đồ dân tộc, đất nước?
Hãy suy nghĩ tích cực hơn, mạnh dạn truyền bá thông tin (khai thác Bô-xít) này đến từng người mỗi khi có dịp trò chuyện, tâm tình. Hãy gác bỏ những tị hiềm cá nhân, những khác biệt về chính kiến. Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo hãy đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên sự gia tăng tín đồ, bành trướng đạo pháp...
Những người nắm phương tiện truyền thông, media... hãy ngừng chửi bới, nhục mạ, chỉ trích nhau mà nên tìm cách phổ biến những tin tức nguy hại đến dân tộc, đất nước bị chính quyền bưng bít, che dấu, hãy đánh động quần chúng lên tiếng. Các bạn trẻ sinh viên, học sinh trong các trường trung, đại học trong cũng như ngoài nước hãy bàn luận, tham khảo ý kiến nhau cần phải làm gì trong thời điểm này?
Riêng đối với các hội đoàn, tổ chức, những bạn trẻ ở hải ngoại, hãy tìm đánh địch bất cứ khi nào có dịp (proactive), đừng chờ khi bị tấn công mới trả đòn (reactive). Hãy tổ chức những buổi trình diễn nghệ thuật, văn hoá trưng bày tội ác CS, những chuyện tham nhũng, hối lộ, hèn nhát... của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hãy dùng ngay chiêu thức của VAALA mà đánh trả hoặc tấn công một cách ôn hòa nhưng hiệu quả.
Thạch Đạt Lang
Chết rồi! bỏ vô hòm đóng lại!
Người chết đi đằng trước,
Người sống đi đằng sau,
Một lũ kéo nhau vừa khóc, vừa mếu...
Cứ mỗi lần đi dự những buổi hội thảo hay sinh hoạt cộng đồng, nghe ai đó kêu gọi, nhắc đến chữ đoàn kết là Đạt Lang tui nhớ đến bản nhạc "Kết Đoàn! Chúng ta là sức mạnh, đoàn kết ta bền vững..." bị sửa lời như trên và rồi không khỏi tủm tỉm cười.
Cười vì lời nhạc sửa đổi và cười vì dường như càng kêu gọi đoàn kết thì dân Việt nam lại...càng chia rẽ hơn. Có đúng như vậy hay không? Nếu đúng (tức là không trật) thì tại sao lại có "sự cố" như dzậy?
Tui có đọc trong một cuốn sách ở đâu đó nhận xét (rỉ) của một người Nhật về người Việt Nam như sau:
‒ Mỗi người Việt Nam là một viên kim cương (Thứ thìệt nghe, khai thác từ hầm mỏ bên Sierra Leon đem về hải cảng Antwerpen bên Bỉ, cắt gọt đàng hoàng, không phải loại kim cương nhân tạo), mỗi người Nhật là một cục đất sét (cũng thứ thiệt luôn).
‒ Kim cương thì rất quý giá, lúc nào cũng sáng chói, lấp lánh dưới ánh sáng, còn đất sét thì dơ bẩn, giá trị rất ít, nếu không muốn nói rằng chẳng có gì ngoài việc dùng làm vật liệu sản xuất bình, lọ... sành, sứ và ở đâu cũng có. Tuy nhiên kim cương không bao giờ dính lại được với nhau, đất sét ngược lại, chỉ cần chút nước là 3, 4 cục riêng rẽ sẽ trở thành một.
Mja! Tên Nhật viết quyển sách ba điều bốn chuyện này coi bộ cũng ba que, xỏ lá tợn. Hắn làm bộ khen, bơm dân Việt Nam mình cạch cạch, thổi lên tuốt ngọn cây, ngon lành quá cỡ thợ mộc (dĩ nhiên từng người một thôi); rồi đùng một cái, rút kiếm Samurai chặt... bụp một phát, chửi xéo dân mình là không biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh của tập thể.
Đat Lang tui đọc mà tức... quá sức lẽ mình, định xét nát quyển sách đang cầm trên tay, nhưng chợt nhớ ra là sách mượn, không có tiền mua cuốn khác đền, nên kịp ngừng lại. Tiền lương bà xã kiểm soát từng Euro, Konto online check hàng ngày, mất một đồng là bã "phát hiện" được ngay, làm sao dám nhiếm ra một ít mà mua, mà nếu có nhiếm được thì... mua thứ khác đáng giá hơn... sách, báo chứ? Đúng hông? Không đúng là bà...bắn tui đi.
Thôi! xin trở lại vấn đề. Ngẫm nghĩ, thấy anh Nhật nói đúng chứ không sai, hay có sai thì cũng... chút chút thôi.
Người Việt chúng ta đứng riêng rẽ thì rất thành công, những tấm gương như kỹ sư Dương Nguyệt Ánh chế tạo bom áp nhiệt (Thermobaric) , giáo sư Nguyễn Xuân Vinh làm việc cho NASA, Trịnh Tuệ với 7 bằng kỹ sư (về Việt Nam thành... 7 bằng tiến sĩ) và mới nhất đây ở Orleans, Joseph Cao đắc cử vào Hạ viện Hoa Kỳ,... là những bằng chứng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay người viết vẫn chưa được thấy một công ty, một tổ hợp, một nhóm nhà khoa học nghiên cứu... mang tên Việt Nam có được một thành công rực rỡ đáng kể. Việc kết hợp khối người Việt hải ngoại thành một lực lượng đồng nhất (đồng nhất chứ không phải duy nhất) để có thể tạo được những thành quả to lớn mang tầm vóc quốc tế, dường như là một việc bất khả thi.
Có nhiều yếu tố ngăn chận sự đoàn kết của người Việt, thử điểm qua vài yếu tố chính.
Theo sự nhận xét của tui, yếu tố quan trọng thứ nhất khiến người Việt ít đoàn kết là tính ích kỷ, không biết hi sinh quyền lợi nhỏ của bản thân để đạt được một điều lợi chung lớn hơn, mà bản thân mình cũng (sẽ) được nhiều hơn.
Một thí dụ điển hình tui được biết, do một anh bạn là kỹ sư thiết kế (design), đồng thời làm việc trong Betriebsrat (công đoàn IG Metall ‒ Industriegewerkscha ft Metall, "Industrial Union of Metalworkers") của một hãng chế tạo xe hơi ở Đức kể lại. Anh cho biết chưa đến 5% tổng số người Việt trong hãng tham gia thành đoàn viên công đoàn, trong khi so với các dân tộc khác (không kể Đức) như Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Nam Tư (Yugoslavia) hay Tây Ban Nha (Spain), số đoàn viên bao giờ cũng là 50-70%, thậm chí có nhà máy lên tới 80% công nhân viên là đoàn viên công đoàn.
Tui hỏi lý do, anh cho biết người Việt trong hãng anh làm không sốt sắng tham gia công đoàn vì phải đóng nguyệt liễm 1% tiền lương Brutto (Gross income). Nhiều người không gia nhập thì thôi, lại còn lý luận rằng không là đoàn viên nhưng khi công đoàn tranh đấu cho công nhân viên được lên lương, họ vẫn được hưởng, vậy thì dại gì mà mỗi tháng phải mất vài chục Euro? Vậy thì những người đoàn viên công đoàn đều ngu dại hết hay sao?
Sau khi nghe chuyện đó, tui tò mò đọc sách, tìm hiểu về sự hình thành và quá trình tranh đấu của công đoàn IG Metall Đức. Qua đó mới biết rằng, để đạt được thành quả ngày hôm nay cho công nhân viên ngành sắt thép Đức mỗi năm được hưởng 6 tuần lễ nghỉ Urlaub (Vacation), tuần làm việc 35 tiếng (hiện nay vì tình hình kinh tế, nhiều hãng đã tăng trở lại 37,5 hay 40 tiếng/tuần), được tiếp tục trả lương trong 6 tuần lễ bệnh đầu tiên trong năm (sau đó qũy bảo hiểm sức khỏe sẽ trả tiếp) công đoàn đã phải tranh đấu trường kỳ trong nhiều năm, khi đàm phán với giới chủ nhân, khi đình công làm áp lực... mỗi năm từng bước một. Tiền đâu họ hoạt động nếu không có nguyệt liễm của đoàn viên?
Yếu tố thứ hai là lòng ganh tị, hám danh, tranh giành, hơn thua nhau những chuyện không đáng. Sự ganh tị thường ngấm ngầm, không bộc lộ ra ngoài nhưng âm ỉ, kéo dài và sẽ bùng nổ khi có dịp. Người ta dễ dàng bôi bẩn, vu khống, chụp mũ, nói xấu sau lưng nhau... chỉ vì những điều nhỏ nhặt như cảm thấy thua kém người khác hay không đạt được những gì mình muốn, nhất là khi có được phương tiện truyền thông trong tay. Việc tranh nhau chức vụ chủ tịch Văn bút VNHN giữa các ông Viên Linh, Sơn Tùng, Đặng Văn Nhâm... cuối thập niên 90 là một bằng chứng rõ rệt.
Người Việt hải ngoại hầu như chỉ kết hợp được với nhau khi có những biến động lớn, như vụ Trần Trường, vào năm 1999, treo cờ đỏ sao vàng và hình ông Hồ Chí Minh trong tiệm bán và cho thuê phim video, đĩa nhạc... mà ông Trường sở hữu, hay là vụ biểu tình phản đối báo Người Việt in hình chậu rửa chân cho mấy người làm nail có hình cờ vàng ba sọc đỏ hoặc những cuộc biểu tình chống mấy ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết qua Mỹ...khoe "Duyên Dáng Việt Nam", vận động hội nhập vào WTO hoặc vụ phản đối nghị viên Madison Nguyễn định đổi tên Little Sàigòn và mới nhất là cuộc biểu tình phản đối cuộc triển lãm tranh và văn học nghệ thuật VAALA...
Khi những sự việc đó trôi qua hoặc chìm xuống rồi, thì... ai về nhà nấy. Còn lo cơm áo, bill mortgage, xe, điện, nước, telephone... Ôi chao, đủ thứ, tối tăm mặt mũi chứ bộ chơi sao? Dĩ nhiên! Đi biểu tình vậy là... may rồi, muốn gì nữa? Bỏ ăn chơi, bỏ việc nhà cuối tuần, bỏ shopping... tham gia đóng góp vậy là quá sức rồi. Thêm nữa ai chịu cho thấu?
Nhưng nếu có ai đó tò mò, lấy một tờ báo tiếng Việt hay thông cáo kêu gọi các cuộc biểu tình đọc, sẽ thấy danh sách các hội đoàn, tổ chức... tham dự dài... ngoằn ngoèo, dài thậm thượt, dài... lê thê, dài... mút chỉ cà tha. Đọc không cách chi mà nhớ hết được, nhưng nếu chịu khó suy nghĩ hay hồi tưởng...chút chút, thì chắc chắn sẽ nhận ra rằng nhiều hội đoàn, tổ chức trong cái danh sách đó mỗi năm hoạt động chừng....một lần là tối đa, hay chỉ có tên không có thực, hoặc số thành viên chỉ lèo tèo năm ba người (kể cả vợ chồng, con cái, anh chị em...). Vậy thì thành lập cho nhiều để làm gì? Nếu không là để lấy...danh, để '' Nổ '' cho lớn, cho mọi người biết rằng.....ta đây cũng (ngon lành) như ai.
Nhớ có lần nói chuyện với một anh đồng nghiệp người Đông Đức cũ, nhờ đi ăn trưa trong Kanteen thường ngồi chung bàn, riết rồi thành quen, anh là kỹ sư cơ khí bên miền Đông, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, trôi dạt qua chỗ tui ở mần Techniker (Technician) . Một lần lại nhà ảnh chơi, ảnh cho tui coi cái bằng tốt nghiệp rồi vui vẻ nói:
‒ Gut! Hauptsache habe ich eine Arbeit und verdienne gut genug fuer meine Familie. Ingenieur oder nicht ist nicht zu wichtig.
(Tốt! Chuyện chính là tôi có một việc làm và kiếm đủ tiền cho gia đình. Kỹ sư hay không, không quan trọng lắm).
Anh bạn Đức này đúng là thật thà quá, chưa học được cách làm pháo của dân Việt Nam. Nghĩ lại tui cũng thấy ngượng với ảnh, vì xét ra mình cũng thuộc loại "nổ" chẳng kém ai. Đi làm lao động, lương chỉ cao hơn lương mấy người làm ở trong Mc Donald không tới một Euro/giờ mà ai hỏi tới cũng làm bộ (khiêm nhường) bỏ nhỏ, "Tui làm việc lãnh lương AT (Ausser Tarif) anh/chị ạ. Năm 70.000 Euro, chưa kể tiền thưởng cuối năm."
Dĩ nhiên Đạt Lang tui sức mấy mà dám "bẹc cà na" với anh đồng nghiệp Đức kia, ảnh chỉ nghe vài câu tiếng Đức (học mà không cần đến trường từ hồi còn... ở Việt Nam) là biết tỏng mình thuộc loại nào rồi.
Nhưng từ nguyên nhân sâu xa nào mà người Việt chúng ta thích "nổ"? Vì tự ti hay tự tôn mặc cảm? Để che dấu sự thua kém của mình hay để cảm thấy tự "sướng" khi có cảm giác người khác nể phục mình?
Nhớ lại thời gian sau ngày 30/04/75, khi những người lính QĐND miền Bắc mới vào Sàigòn, người dân miền Nam đã có nhiều chuyện cười về những quả pháo điện quang toàn hồng như: Ti vi chạy đầy đường, trữ lượng mỏ dầu hỏa của ta lớn như con voi trong khi trữ lượng tất cả các mỏ dầu trên thế giới cộng lại chỉ bằng con tem dán trên lưng con voi, Nhật Bản đang định mua khói nhà máy của ta, cứ một tàu khói đổi một tàu máy cày Kubota...
Sang đến thập niên 90, khi khúc ruột (non) ngoài ngàn dặm bắt đầu... chuyển động thì bệnh nổ... "lây lan" sang một số người một thời là... "ma cô, đĩ điếm" về thăm quê hương (là chùm khế ngọt). Rất nhiều Việt kiều về VN lúc đó, không bác sĩ, kỹ sư... thì chí ít cũng là... chủ hãng, chủ tiệm..., ít thấy ai nói qua Mỹ đi cắt cỏ (Đụng chạm nghề nghiệp anh Caubay quá. Xin lỗi nghe anh!) rửa chén, phục vụ trong nhà hàng, làm nail, tóc hay là assembler hãng điện tử...
Thế mới biết Việt Nam ta (trong nước) toàn anh hùng và (hải ngoại) toàn trí thức. Tuy nhiên lần này bệnh "nổ" không làm cho người nghe cười mà làm cho họ thấy nể nang, kính phục... mấy cây "pháo đại" vô cùng.
Gần nhất là bệnh nổ trên DCVOnline, ở đây cũng không thiếu gì những cây pháo đại hay điện quang toàn hồng. Nhiều nickname làm thơ, góp ý kiến chửi bới cộng sản tàn tệ, khoe khoang tầu ngầm với đầu đạn nguyên tử... sẵn sàng đem thả xuống đầu cộng sản Hà Nội, hay hàng ngày than khóc, kêu gào tự do, dân chủ, đa nguyên cho hơn 84 triệu dân Việt Nam trong nước nghe muốn điếc con ráy, tưởng chừng như cộng sản Việt Nam sắp sụp đổ hay bị đánh tan tành tới nơi. Nhiều khi Đạt Lang tui đọc thấy hồ hởi, phấn khởi, nằm tưởng tượng đến ngày tàn của CSVN mà sướng lịm cả người, nhưng chỉ trong vài giây đã bàng hoàng tỉnh mộng nhận ra rằng:
"Trương đậu hũ, Lý đậu hũ!
Đêm kề gối mộng, nghìn mơ...
Sáng ra nấu đậu như xưa, khác gì?"
Cho dù là vì lý do nào đi chăng nữa thì máu thích nổ ngay từ đầu đã là chướng ngại cho sự đoàn kết. Mang tâm lý bất phục kẻ khác khiến cho ta khó có sự thông cảm khi đối thoại, ta sẽ không lắng nghe, sẽ dễ chê bai, dè bỉu, bôi bác... những ý kiến hay việc làm của người khác ngay từ đầu, cho dù những ý kiến hoặc việc làm đó sẽ đem đến những kết quả thực tiễn, đáng khen, có lợi cho tập thể.
Khi đã không lắng nghe, không thông cảm, không tôn trọng nhau, người ta khó có thể kết hợp với nhau, đặt mục tiêu, quyền lợi của tập thể lên trên mục đích, quyền lợi cá nhân. Đi xa hơn phải biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi tổ chức, đảng phái, tôn giáo...
Yếu tố thứ ba làm cản trở sự đoàn kết là tôn giáo. Việt Nam có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Phật giáo (không kể những người chỉ thờ cúng ông bà) có con số tín đồ lớn hơn nhưng là một tôn giáo với tổ chức lỏng lẻo, trong lúc Thiên chúa giáo ít tín hữu hơn, chưa đến 10% tổng số dân nhưng tổ chức rất chặt chẽ, hoạt động hầu như luôn có sự chỉ đạo của tòa thánh Vatican. Trong suốt cuộc chiến Quốc‒Cộng, những biến động chính trị ở miền Nam hầu hết đều có sự tham gia của hai tôn giáo lớn này. Ngoại trừ một số ít cao tăng, thật sự vì đạo, đời, đất nước, dân tộc... những người lãnh đạo tinh thần hai tôn giáo lớn này chỉ nhằm mục đích tranh dành ảnh hưởng, quyền lực cho tôn giáo mình. Họ quên đi một điều: trước khi là Phật tử hay con chiên của Chúa, họ là người Việt Nam.
Nếu mục đích thay đổi chế độ cộng sản Hà Nội không phải vì tự do, dân chủ, đa nguyên cho toàn dân Việt Nam mà chỉ để phục vụ cho quyền lợi hay sự bành trướng tôn giáo, chắc chắn những người lãnh đạo tinh thần của hai tôn giáo trên khó bắt tay được với nhau và sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của toàn dân.
Lẽ tất nhiên còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự đoàn kết, nhưng xin ngừng ở đây vì bài viết tương đối đã dài.
Ngày hôm nay đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm với sự xâm lăng trắng trợn của Tầu cộng qua những chuyện Hoàng Sa‒Trường Sa, việc cắm lại cột mốc biên giới, dựng lại Ải Nam quan, và mới đây nhất là việc khai thác quặng Bô-xít (Bauxite) để sản xuất nhôm ở Tây Nguyên. Sau việc khai thác Bô-xít này, chắc chắn sẽ còn nhiều sự việc khác diễn tiến bất lợi hơn cho Việt Nam.
Chúng ta phải làm gì khi đảng cộng sản Việt Nam với thái độ ươn hèn, khiếp nhược của 15 người trong Bộ Chính Trị và 3 triệu đảng viên, xem quyền lợi bản thân, gia đình, đảng phái quan trọng hơn tiền đồ dân tộc, đất nước?
Hãy suy nghĩ tích cực hơn, mạnh dạn truyền bá thông tin (khai thác Bô-xít) này đến từng người mỗi khi có dịp trò chuyện, tâm tình. Hãy gác bỏ những tị hiềm cá nhân, những khác biệt về chính kiến. Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo hãy đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên sự gia tăng tín đồ, bành trướng đạo pháp...
Những người nắm phương tiện truyền thông, media... hãy ngừng chửi bới, nhục mạ, chỉ trích nhau mà nên tìm cách phổ biến những tin tức nguy hại đến dân tộc, đất nước bị chính quyền bưng bít, che dấu, hãy đánh động quần chúng lên tiếng. Các bạn trẻ sinh viên, học sinh trong các trường trung, đại học trong cũng như ngoài nước hãy bàn luận, tham khảo ý kiến nhau cần phải làm gì trong thời điểm này?
Riêng đối với các hội đoàn, tổ chức, những bạn trẻ ở hải ngoại, hãy tìm đánh địch bất cứ khi nào có dịp (proactive), đừng chờ khi bị tấn công mới trả đòn (reactive). Hãy tổ chức những buổi trình diễn nghệ thuật, văn hoá trưng bày tội ác CS, những chuyện tham nhũng, hối lộ, hèn nhát... của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hãy dùng ngay chiêu thức của VAALA mà đánh trả hoặc tấn công một cách ôn hòa nhưng hiệu quả.
Monday, February 16, 2009
Những tội ác của Cộng sản phải bị lên án
27/08/05 — Từ DAJIYUAN.COM
Bài nói chuyện này đã được đưa ra trong kỳ hội thảo về ‘Một cái nhìn sâu hơn vào Trung quốc: Cửu Bình đã khơi dậy một phong trào thoái đảng cộng sản Trung quốc đông đảo” được tổ chức ngày thứ sáu 22 tháng bảy tại Hôi quán Báo chí Quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn. Vì Ô. Göran Lindblad không thể có mặt nên Ông Peter Ebertz, một người bạn cùng quê hương Gothenburg của ông đã đọc dùm.
Ô.Göran Lindblad là một thành viên của Quốc hội Thụy điển. Ông cũng là hội viên của Hội đồng Ngoại vụ, Hội đồng Chính trị vụ và phái đoàn của Hội đồng cố vấn Âu châu. Ông là Báo cáo viên Đặc biệt cho Hội đồng Cố vấn Âu châu trên vấn đề “Nhu cầu thế giới lên án những tội ác của Cộng sản.” (Đại Kỷ Nguyên)
Kính thưa quí bà và quí ông,
Trước tiên xin cho tôi chào mừng tất cả chư vị họp mặt hôm nay vì dân chủ, nhân quyền và tự do của cá nhân, và chống với cộng sản, đàn áp và độc tài đã vi phạm các quyền căn bản của con người. Tôi cũng xin thưa rằng tôi rất hân hạnh được mời làm một phát biểu viên ngày hôm nay, nhưng rất tiếc là tôi không thể đích thân có mặt.
Tôi là Báo cáo viên Đặc biệt cho Hội đồng Cố vấn Âu châu.
Việc cần thiết yêu cầu cộng đồng quốc tế lên án các tội ác của Cộng sản là điều rất quan trọng, nó không chỉ là lên án các tội ác trong quá khứ, mà cũng là vô cùng quan trọng cần lên án không ngừng các tội ác hiện nay vẫn tiếp diễn tại các nước cộng sản, nói chung.
Cho đến nay, không có một tổ chức liên chánh phủ quốc tế nào kể cả Hội đồng cố vấn Âu châu đã tiến hành cái công tác giám định chung các nền cai trị cộng sản, bàn luận nghiêm túc về các tội ác đã phạm phải nhân danh chúng, và sự lên án công khai chúng.
Cho dù sự kiện khó hiểu, nhưng quả thật, đã không có một cuộc bàn cãi nào sâu đậm nghiêm túc về cái hệ tư tưởng mà đã và đang là cái căn cội của đại kinh hoàng, đại vi phạm nhân quyền, chết chóc của nhiều triệu con người, và là một tội nghiệp cho toàn đất nước. Trong khi một chế độ độc tài khác của thế kỷ thứ hai mươi, tên là Nát-zi (Đức Quốc Xã), đã bị điều tra, bị toàn cầu lên án và các phạm nhân đã bị mang ra tòa, thì những tội ác tương tự được vi phạm nhân danh cộng sản đã không bị điều tra cũng không bị lên án quốc tế nào cả.
Sự vắng bóng một cuộc lên án quốc tế này có thể được giải thích phần nào bởi sự hiện diện của những quốc gia mà nền cai trị vẫn còn dựa trên lý thuyết cộng sản. Ước muốn giữ sự giao tiếp tốt đẹp với một số các quốc gia đó có thể khiến cho một số chánh trị gia nào đó không thể đối diện với vấn đề khó khăn này.
Hơn nữa, nhiều chánh trị gia mà vẫn còn hoạt động ngày nay đã ủng hộ, bằng cách này hay cách khác, những chế độ cộng sản trước đây. Vì những lý do đương nhiên, họ chọn không phải đối đầu với vấn đề trách nhiệm. Trong nhiều nước Âu châu, có nhiều đảng cộng sản đã không lên án chánh thức các tội ác của cộng sản. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhiều yếu tố khác nhau của lý tưởng cộng sản như là công bằng hoặc công lý xã hội vẫn còn hấp dẫn nhiều chính trị gia.
Nhưng, tôi theo ý kiến là có một nhu cầu khẩn cấp đàm phán công khai về các tội ác của cộng sản và lên án chúng trên cấp quốc tế. Nó phải được làm không thể chậm trể hơn nữa vì nhiều lý do.
Đầu tiên, là vì sự hiểu biết của công chúng, phải được rõ ràng rằng tất cả các tội ác, kể cả những tội ác mà đã được thực hiện nhân danh lý tưởng, cho dù là những lý tưởng tôn quí nhất như là công bằng và công lý, là phải bị lên án, và không có ngoại lệ cho nguyên tắc này. Điều này đặc biệt quan trọng cho thế hệ trẻ mà đã không kinh qua nền cai trị cộng sản. Cái thái độ minh bạch của cộng đồng quốc tế về quá khứ có thể là một tham khảo cho những hành động tương lai của chúng.
Thứ hai, nếu khi các nạn nhân của các chế độ cộng sản hoặc gia đình của họ vẫn còn sống, thì vẫn còn kịp để cấp cho họ một sự bù đắp tinh thần cho những đau khổ của họ.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, các chế độ cộng sản vẫn còn hiện diện nơi một số quốc gia trên thế giới, và các tội ác vi phạm nhân danh cái lý tưởng cộng sản vẫn tiếp tục xảy ra tại những nơi đó.
Theo ý tôi, Cố vấn Âu châu, các tổ chức cho nhân quyền không có quyền thờ ơ và im lặng, cả cho dù các nước đó không là hội viên của Cố vấn Âu châu. Sư lên án quốc tế sẽ cho thêm niềm tin và lý lẽ cho các phe chống đối trong nội bộ các quốc gia này và có thể đóng góp một số phát triển xây dựng. Đó là điều tối thiểu mà Âu châu, cái nôi của lý tưởng cộng sản, có thể làm cho các quốc gia đó.
Dĩ nhiên, Âu châu có một trách nhiệm đặc biệt đối với dân chúng Trung quốc mà đã chịu khổ dưới thời thuộc địa Âu châu, và sau đó dưới thời Nhật bổn tấn công và chiếm cứ. Và cuối cùng, sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, họ bị bỏ rơi vào trong tay của các chiến khách quốc gia và cộng sản đánh nhau vì quyền lực. Trận chiến nội bộ đó kết thúc bằng chế độ cộng sản tàn bạo do Mao trạch Đông cầm đầu đầu tiên.
Các chế độ cộng sản có thể được phân định bằng một số đặc điểm, kể cả đặc điểm nền cai trị bởi một đảng duy nhất hết lòng cho lý tưởng cộng sản. Quyền lực được tập trung trong tay một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng mà không bị trách nhiệm hoặc hạn chế bởi pháp luật.
Đảng kềm chế quốc gia đến một mức độ mà ranh giới giữa chúng rất mù mờ. Hơn nữa, nó trải rộng sự kềm chế của nó trên dân chúng trên mọi mặt đời sống hằng ngày đến một mức độ chưa từng có.
Quyền hội họp là không có, nhiều đảng phái chánh trị là bị hủy bỏ, và mọi sự chống đối cũng như mọi cố gắng tự tổ chức độc lập là bị nghiêm cấm. Mặt khác, sự điều động nhóm đông xuyên qua đảng hoặc các tổ chức phụ thuộc hoặc lệ thuộc là được khuyến khích và đôi lúc cả bắt buộc.
Để gia tăng sự kềm chế của nó trên dân chúng và tránh mọi hành động vượt quá sự kiểm soát của nó, các chế độ cộng sản như vậy mở rộng lực lượng cảnh sát đến một mức độ chưa từng có, thành lập những hệ thống người báo tin và khuyến khích sự tố cáo. Tầm vóc của lực lượng cảnh sát và con số những người đưa tin bí mật thay đổi tùy thời gian và quốc gia, nhưng nó luôn vượt xa bất kỳ một quốc gia dân chủ nào.
Các phương tiện thông tin công chúng đều bị độc quyền và / hoặc bị kiểm soát bởi chánh quyền. Sự kiểm duyệt nghiêm khắc để đề phòng là được áp dụng như một luật lệ. Kết quả quyền được thông tin bị vi phạm và tự do báo chí không tồn tại.
Quốc hữu hóa kinh tế là một nét đặc thù thường xuyên của nền cai trị cộng sản và trực tiếp xuất phát từ lý tưởng của nó. Điều đó đã hạn chế sự tư hữu và họat động kinh tế cá nhân. Kết quả là dân chúng lại càng kém thế trước chánh quyền là người chủ độc quyền và là nguồn huê lợi độc nhất.
Điểm này Trung Cộng là một ngoại lệ; lãnh đạo Trung quốc đang cố liên kết giữa độc tài cộng sản và một nền kinh tế tự do thương mại. Các nhà dân chủ xã hội Âu châu đã thử ngược lại và đã bị thất bại, giữ dân chủ tự do và làm quốc hữu hóa kinh tế.
Đến nay, thí nghiệm Trung quốc có vẻ như thành công với một nền kinh tế phát triển đến mức trung bình hằng năm vào khoảng 9%. Mặt trái đó là sự cách biệt càng ngày càng nới rộng giữa các nhà tư bản mới tại thành thị và đại đa số nông dân nghèo nơi nông thôn. Hệ thống Trung quốc này đã liên kết cái tệ nhất của tư bản chủ nghĩa với cái tệ nhất của cộng sản. Nó hoàn toàn không có luật lệ, không có quyền lợi cá nhân, không có bảo đảm tài sản và tư hữu, kết hợp với sự thả lỏng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản thô sơ không có pháp chế và luật lệ chống độc quyền.
Tuy nhiên tôi tin rằng hình thức nhồi trộn cộng sản tư bản đó sẽ gia tăng tốc độ sụp đổ của ĐCSTQ.
Nền cai trị cộng sản đã kéo dài hơn 80 năm trên cái đất nước mà chúng đầu tiên thành hình, tức là nước Nga sau được đặt tên lại là Liên hiệp Sô-viết. Trên các nước Âu châu khác nó kéo dài khoảng 45 năm. Ngoài Âu châu ra, các đảng cộng sản đã cai trị trên hơn 50 năm tại Trung quốc, Bắc Hàn và Việt Nam, trên hơn 40 năm tại Cuba, và 30 năm tại Lào. Cộng sản làm chủ một thời gian tại các nước ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ dưới ảnh hưởng lúc bấy giờ của Sô-viết.
Hơn hai mươi quốc gia trên bốn châu có thể được xem là cộng sản hoặc là dưới sự cai trị cộng sản trong một thời gian. Bên cạnh Liên hiệp Nga sô và sáu nước Âu châu lệ thuộc, bản danh sách bao gồm có Afghanistan, Albania, Angola, Benin, Cao Miên (Kampuchea), Trung quốc, Congo, Cuba, Ethiopia, North Korea, Laos, Mongolia, Mozambique, Việt-Nam, Nam Yemen, và Yougoslavia.
Dân chúng sống dưới sự cai trị cộng sản, có trên hơn 1 tỷ người trước 1989.
Đời sống dài ngắn và địa phận rộng hẹp đã đưa đến những khác biệt và thay đổi trong sự thực hành nền cai trị cộng sản tại các quốc gia, văn hóa và thời gian khác nhau. Chế độ cộng sản đã biến đổi, và là hậu quả từ nơi các lực thúc đẩy từ bên trong của nó hoặc tùy theo hoàn cảnh quốc tế. Thật khó so sánh sự cai trị cộng sản tại Nga năm 1930, Hung gia Lợi năm 1960 hoặc Poland năm 1980.
Nhưng, mặc dù nó đa dạng, người ta vẫn có thể phân định rõ những đặc tính chung của chế độ lịch sử cộng sản bất kể là nước nào, văn hóa nào hay thời gian nào. Một trong những đặc tính rõ rệt nhất là sự vi phạm trắng trợn các nhân quyền.
Các nền cai trị cộng sản có đặc điểm là vi phạm nhân quyền trên số đông dân chúng ngay từ khi mới bắt đầu. Để đoạt và giữ lấy quyền lực, các chế độ cộng sản đã đi quá sự ám sát cá nhân và giết chóc tại các địa phương, và đã sáp nhập tội ác vào trong hệ thống cai trị của chúng. Quả thật sau nhiều năm chế độ được thành lập tại phần đông các nước Âu châu, và sau hằng chục năm tại Nga sô và Trung quốc, sự kinh hoàng đã mất đi rất nhiều năng lực của nó lúc ban đầu, và các vi phạm nhân quyền đã trở nên ít lộ liễu hơn. Tuy nhiên, “ký ức của sự kinh hoàng” giữ một vai trò quan trọng trong xã hội, và sự hăm dọa đã thay chỗ cho các điều ác độc thật sự. Hơn nữa, nếu như có xuất hiện nhu cầu, thì chế độ sẽ sữ dụng ngay đến kinh hoàng như đã từng chứng minh tại Czechoslovakia năm 1968, Poland năm 1971, 1976 và 1981 hay Trung quốc năm 1989. Luật này được áp dụng cho tất cả các chế độ cộng sản trong lịch sử và hiện nay, bất kể là nước nào.
Thể theo các ước lượng dè dặt (con số chính xác không thể có), con số những người dân bị giết chết bởi các chế độ cộng sản chia thành từ quốc gia hoặc vùng có thể lên đến như sau:
Nga sô: 20 triệu nạn nhân
Trung quốc: 65 triệu
Việt-Nam: 1 triệu
Bắc Hàn: 2 triệu
Cao Miên: 2 triệu
Đông Âu: 1 triệu
Mỹ La tinh: 150,000
Phi châu: 1.7 triệu
Afghanistan: 1.5 triệu
Các con số trên gồm nhiều hoàn cảnh: xử tử cá nhân hoặc tập thể, chết trong các trại tập trung, nạn nhân của đói và lưu đày.
Các con số liệt kê trên là do tra cứu và ước lượng mà ra. Con số thật phải cao hơn rất nhiều, vì các tài liệu rất khó tiếp xúc được, nhất là Nga sô đã không cho phép kiểm chứng các con số chính xác.
Các tội ác cộng sản có một đặc điểm quan trọng là đàn áp hướng về hằng loạt những người dân vô tội mà ‘cái tội’ chỉ là họ là thành phần của những loạt người đó. Bằng cách như vậy, nhân danh hệ ý tưởng của họ, các chế độ đã giết chết hằng chục triệu nông dân giàu có, giới quí phái, trưởng giả, Cossaks, Ukrainiens và các nhóm người khác.
Các tội ác này là kết quả trực tiếp của lý thuyết đấu tranh giai cấp, nó áp đặt cái nhu cầu ‘hủy diệt’ những người dân mà bị coi như là không có ích lợi cho sự xây dựng một xã hội mới của nó.
Trong hai chục năm qua, tại Liên Hiệp Sô viết, cơ quan GPU (Czech trước đây, KGB sau này) thêm vào cái chỉ tiêu: mỗi địa hạt bị bắt phải giao ra một con số ‘kẻ thù giai cấp’ ấn định. Các con số này được thành lập từ nơi trung ương bởi các cấp lãnh đạo của Đảng cộng sản. Như vậy chánh quyền địa phương phải đi bắt, lưu đày và xử tử những con số người thực thụ; nếu họ không làm được điều đó, chính họ sẽ là mục tiêu của sự khủng bố.
Nói về các con số nạn nhân, danh sách các tội ác cộng sản quan trọng nhất bao gồm như sau:
Xử tử cá nhân và tập thể những người bị xem như là đối nghịch chính trị mà không có hoặc có những phiên xử bù nhìn;
Đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình và đình công;
Giết chết con tin và tù nhân chiến tranh trong những năm 1918-1922. Vì không truy cập vào được các thư khố (và cũng thiếu tài liệu trên nhiều cuộc xử tử) khiến không thể nào cho ra những con số chính xác, nhưng số nạn nhân là hằng chục ngàn người;
Chết vì đói của gần 5 triệu người, kết quả của các cuộc tịch thu, nhất là tại Ukraine năm 1921-1923. Bắt chết đói là được nhiều chế độ cộng sản dùng đến như là một khí giới chánh trị chứ không chỉ tại Nga sô;
Tiêu diệt từ 300 000 đến 500 000 người Cossacks giữa 1919 và 1920;
Hằng chục ngàn người chết trong các trại tập trung. Mục này cũng vậy, việc không thể truy cập vào các thư khố khiến cho cuộc tra cứu trở nên rất khó khăn;
690,000 người bị kêu án chết một cách tùy tiện và bị xử tử như kết quả của cuộc ‘thanh lọc’ trong đảng cộng sản năm 1937-1938. Hằng ngàn những người khác bị lưu đày hoặc bị giữ trong các trại. Tổng số, giữa 1 tháng mười 1936 và 1 tháng mười một 1938, gần 1 565 000 người bị bắt và trong số này 668 305 bị xử tử. Thể theo nhiều nhà nghiên cứu, các con số này là ước lượng quá thấp và phải được kiểm lại sau khi tất cả các thư khố có thể tiếp xúc được;
Ám sát tập thể gần 30 000 “kulaks (phú nông) trong thời cải cách điền địa năm 1929-1933. Thêm 2 triệu người bị đi đày trong những năm 1930-1932;
Hằng ngàn người dân thường tại Nga sô bị buộc tội thông đồng với ‘giặc’ và xử tử trong thời trước thế chiến thứ hai. Ví dụ, trong năm 1937, gần 144 000 người bị bắt và trong số này 110 000 người bị xử tử sau khi bị buộc tội thông đồng với dân chúng Polish sống tại Nga sô. Cũng trong năm 1937, 42 000 người bị xử tử với lý do là thông đồng với công nhân Đức tại Liên Hiệp Nga sô;
6 triệu người Ukrainians bị chết đói tiếp theo một chánh sách quốc gia cố ý năm 1932-1933;
Ám sát và lưu đày hằng trăm ngàn người Polish, Ukrainians, Lithuanians, Latvians, Estonians, Moldavians và dân cư tại Bes Arabia năm 1939-1941 và 1944-1945;
Lưu đày những người Đức Volga năm 1941, Crimean Tartars năm 1943, Chechens và Ingush năm 1944;
Lưu đày và tiêu diệt một phần tư dân chúng tại Cao-miên năm 1975-1978;
Hằng triệu nạn nhân của các chánh sách tội ác của Mao trạch Đông tại Trung quốc và Kim Ir Sen tại Bắc Hàn. Điểm này cũng vậy, vì thiếu tài liệu nên không cho phép có những con số chính xác;
Nhiều nạn nhân tại các phần đất khác trên thế giới, Phi châu, Á châu và Mỹ La tinh, các quốc gia mà tự xem là cộng sản và trực tiếp tham chiếu lý thuyết cộng sản.
Các trại tập trung đầu tiên được chế độ cộng sản thành lập ngay từ tháng chín 1918 đã trở thành biểu hiệu đáng hổ thẹn nhất của các chế độ cộng sản. Năm 1921, đã có 107 trại giam cầm hợn 50 000 tù nhân. Con số tử vong vô cùng cao trong các trại này có thể được tiêu biểu bởi tình trạng tại trại Kronstadt: trong số 6500 tù nhân bị giam trong trại trong tháng ba 1921, chỉ có 1500 người còn sống sót một năm sau đó.
Năm 1940, con số tù nhân lên đến 2 350 000 người bị giam trong 53 đại trại tập trung, 425 thuộc địa đặc biệt, 50 thuộc địa cho vị thành niên và 90 nhà cho trẻ sơ sanh.
Trong suốt năm 1940 trung bình thường xuyên có 2,5 triệu người bị giam cầm trong các trại. Với số người chết cao như vậy, đó có nghĩa là con số người thật sự bị giam cầm trong các trại là cao hơn như vậy rất nhiều.
Tổng cộng, khoảng giữa 15 đến 20 triệu người đã đi ngang qua các trại giữa 1930 và 1953.
Các chế độ cộng sản khác cũng đã du nhập các trại tập trung, nhất là Trung quốc, Bắc Hàn, Cao miên và Việt Nam.
Sự xâm nhập của Quân đội Sô viết vào nhiều quốc gia trong thời Thế Chiến thứ hai đã triệt để dẫn theo sự kinh hoàng, bắt bớ, lưu đày và ám sát trong dân chúng, Trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Poland (con số nạn nhân trong 1939 được ước lượng là 440 000 người, kể cả sự ám sát của các tù nhân sĩ quan Polish trong trận chiến tại Katyn, năm 1944-45), Estonia (175,000 nạn nhân kể cả ám sát 800 sĩ quan là 17,5 % toàn dân chúng), Lithuania, Latvia (119,000 nạn nhân), Arabia và Bắc Bukovina.
Lưu đày toàn thể dân chúng là một phương sách chánh trị thường dùng, nhất là trong thời thế chiến thứ hai. Năm 1940-41, gần 330,000 dân chúng Polish sống trong các vùng Quân đội Sô viết chiếm cứ đã bị lưu đày đi Đông Sô viết, phần đông là Kasachstan. 900,000 người Đức từ vùng Volga bị đày đi trong mùa thu 1941; 93,000 Kalmouks bị đày tháng mười hai 1943; 521,000 dân Chechen và Ingushetian bị đày tháng hai 1944; 180,000 Crimean Tartars bị đày năm 1944. Danh sách sẽ không đầy đủ nếu không kể ra người dân Latvians, Lithuanians, Estonians, Greeks, Bulgarians, Armenians từ Crimea, Meshketian Turks, và Kurds từ Caucasus.
Các thành phần chống đối chánh trị cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc lưu đày. Từ 1920, các người chống đối chánh trị tại Nga bị đày đi Solovki Islands. Năm 1927, cái trại xây cất tại Solovki chứa đựng 13 000 tù nhân gồm 48 dân tộc khác nhau.
Các tội ác ghê gớm nhất của các chế độ cộng sản, như là giết người hằng loạt và diệt chủng, tra tấn, lao động nô lệ, và các hình thức khác của sự kinh hoàng trên thân thể và đám đông, đã tiếp tục tại Liên hiệp Sô viết và kém hơn tại các nước Âu châu khác cho đến khi Stalin chết đi.
Từ giữa năm 1950 sự kinh hoàng tại các nước cộng sản Âu châu được hạ thấp một cách đáng kể nhưng sự khủng bố có chọn lựa những nhóm người và cá nhân khác nhau vẫn tiếp tục. Nó bao gồm việc cảnh sát theo dõi, bắt bớ, cầm tù, phạt tiền, gửi đi tâm thần viện, nhiều hạn chế tự do đi lại, kỳ thị trong công việc làm thường mang đến sự bần cùng hóa và bị mất nghề nghiệp, làm nhục trước công chúng và nhục mạ. Các chế độ cộng sản Âu châu sau Stalin đã khai thác sự sợ hãi các cuộc kinh hoàng khả dĩ có hiện hữu trong ký ức của công chúng. Tuy nhiên, về lâu dài, ký ức của những cuộc kinh hoàng trong quá khứ dần dần yếu đi có ít hảnh hưởng trên thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, cả trong những lúc tương đối yên, các chế độ cộng sản nếu cần là có thể dùng ngay đến bạo lực trên dân chúng, như cho thấy các sự kiện tại Hung gia lợi năm 1956, Czechoslovakia năm 1968, hoặc Poland năm 1956, 1968, 1970 và 1981.
Sự sụp đổ của các nền cai trị cộng sản tại Liên hiệp Sô viết và các nước Âu châu khác đã giúp làm thuận tiện việc truy cập đến một số nào đó các thư khố ghi lại các tội ác của cộng sản. Trước năm 1990, các thư khố này hòan toàn không thể tiếp xúc đến được. Các tài liệu mà tìm thấy được nơi đó làm thành một nguồn tin tức quan trọng về các guồng máy cai trị và lấy quyết định, và bổ túc cho sự hiểu biết về sự hoạt động của các hệ thống cộng sản.
Kết luận:
Hình như được xác nhận rằng tầm mức tội ác của các chế độ cộng sản không phải là kết quả của thời thế nhưng mà là hậu quả của những chánh sách hữu ý tạo thành bởi những người sáng lập của các chế độ như vậy cả trước khi họ nắm chánh quyền. Các lãnh đạo cộng sản trong lịch sử không bao giờ che dấu mục đích của họ là độc tài của giới bần cố, tiêu trừ các chống đối chánh trị và các loại người trong dân chúng không phù hợp với cái mẫu xã hội mới.
Lý tưởng cộng sản, bất kỳ ở đâu và vào lúc nào, cho dù là Âu châu hay nơi nào khác, luôn dẫn đến kết quả là sự kinh hoàng của dân chúng, tội ác và vi phạm nhân quyền ở tầm mức lớn rộng. Khi nghiên cứu đến hậu quả của sự thành lập cái lý tưởng này, người ta không thể không biết đến những nét giống nhau với các hậu quả của sự thành lập một lý tưởng khác của thế kỷ thứ 20, tên là chủ nghĩa quốc xã. Cho dù là chống nghịch nhau, hai chế độ này có một số điểm chung nhau.
Tuy nhiên, mặc dù cái cá tánh tội ác và đáng khiển trách của lý tưởng và chế độ quốc xã đã là rõ rệt, tối thiểu trong nữa thế kỷ, và các lãnh đạo và nhiều tên hại người đã bị lãnh trách nhiệm, lý tưởng và các chế độ cộng sản không gặp một phản ứng tương tự. Các tội ác rất ít khi bị đưa ra trước công tố tòa án, và nhiều những thành phần hành hạ người là không bao giờ bị mang ra trước công lý. Các đảng cộng sản vẫn còn họat động tại một số quốc gia, và họ cả không tách khỏi quá khứ khi họ ủng hộ và hợp tác với với các chế độ cộng sản tội ác.
Ký hiệu cộng sản được công khai xử dụng, và sự hiểu biết của dân chúng đối với các tội ác cộng sản rất ít. Điều này đặc biệt cho thấy rõ khi so sánh với sự hiểu biết của dân chúng đối với các tội ác của chủ nghĩa quốc xã. Giáo dục của thế hệ trẻ trong nhiều nước nhất định là không giúp giảm bớt cái hố cách biệt này.
Những quyền lợi chánh trị và kinh tế của các quốc gia đặc biệt làm ảnh hưởng việc chỉ trích một số chế độ cộng sản vẫn còn họat động. Điều đó đặc biệt dễ thấy trong trường hợp của Trung quốc.
Tôi cùng ý kiến là không nên chậm trễ hơn nữa trong việc khiển trách lý tưởng và các chế độ cộng sản ở cấp quốc tế. Điều này phải được làm cả bởi Hội đồng Cố Cố vấn Châu Âu ở cấp hội đồng và bởi Hội đồng các Bộ trưởng ở cấp liên chánh phủ.
Hơn nữa, Hội đồng phải khuyến cáo Hội đồng các Bộ trưởng thành lập một hội đồng mà sẽ có trách nhiệm trong những cuộc điều tra tận cùng về các tội ác của cộng sản đến các quốc gia thành viên của Cố vấn Ấu châu. Đồng thời, các quốc gia thành viên, mà vẫn chưa làm nó, phải thúc đẩy sự thành lập những hội đồng đó ở cấp quốc gia. Các hội đồng này phải nên hợp tác cận kề với hội đồng Cố vấn Âu châu.
Mục đích tối hậu của công việc của các hội đồng của Cố vấn Âu châu và quốc gia sẽ là thành lập những dữ kiện và đề nghị các biện pháp thực tiễn nhằm mang đến nhanh chóng công lý và bù đắp, và an ủi tinh thần cho các nạn nhân.
Điều kiện cần thiết cho sự thành công của công việc các hội đồng này là truy cập đến các thư khố, như vậy, tôi thúc giục sự mở bày của tất cả các thư khố cộng sản mà vẫn còn đóng kín trước công chúng.
Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng, một phong trào khêu gợi sự ý thức các tội ác của cộng sản phải được phát khởi.
Theo ý tôi, các hành động này sẽ làm sống động cuộc bàn thảo và thảo luận về các tội ác của cộng sản. Như vậy nó sẽ giúp cho các lực lượng và ảnh hưởng dân chủ tại Trung quốc cộng sản. Trong xã hội ngày nay với các kỹ thuật tân tiến, như là truyền thông qua vệ tinh, mạng lưới Internet, điện thoại lưu động, và sư du lịch và thương mại không ngừng tiến lên, về mặt lâu dài dân chúng sẽ được thông tin và không bị cô lập.
Vì vậy tôi nhìn thấy trước sự sụp đổ không bao lâu nữa sẽ đến của nền cai trị cộng sản tại Trung quốc
Cám ơn!
Ô.Göran Lindblad là một thành viên của Hội đồng Thụy điển. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Ngoại vụ, Hội đồng Chánh sự vụ và phái đoàn Cố vấn Âu châu. Ông là ‘Báo cáo viên Đặc biệt’ của Cố vấn Âu châu về ‘nhu cầu quốc tế buộc tội các tội ác của cộng sản”.
Ngày đăng:27-08-2005
27/08/05 — Từ DAJIYUAN.COM
Bài nói chuyện này đã được đưa ra trong kỳ hội thảo về ‘Một cái nhìn sâu hơn vào Trung quốc: Cửu Bình đã khơi dậy một phong trào thoái đảng cộng sản Trung quốc đông đảo” được tổ chức ngày thứ sáu 22 tháng bảy tại Hôi quán Báo chí Quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn. Vì Ô. Göran Lindblad không thể có mặt nên Ông Peter Ebertz, một người bạn cùng quê hương Gothenburg của ông đã đọc dùm.
Ô.Göran Lindblad là một thành viên của Quốc hội Thụy điển. Ông cũng là hội viên của Hội đồng Ngoại vụ, Hội đồng Chính trị vụ và phái đoàn của Hội đồng cố vấn Âu châu. Ông là Báo cáo viên Đặc biệt cho Hội đồng Cố vấn Âu châu trên vấn đề “Nhu cầu thế giới lên án những tội ác của Cộng sản.” (Đại Kỷ Nguyên)
Kính thưa quí bà và quí ông,
Trước tiên xin cho tôi chào mừng tất cả chư vị họp mặt hôm nay vì dân chủ, nhân quyền và tự do của cá nhân, và chống với cộng sản, đàn áp và độc tài đã vi phạm các quyền căn bản của con người. Tôi cũng xin thưa rằng tôi rất hân hạnh được mời làm một phát biểu viên ngày hôm nay, nhưng rất tiếc là tôi không thể đích thân có mặt.
Tôi là Báo cáo viên Đặc biệt cho Hội đồng Cố vấn Âu châu.
Việc cần thiết yêu cầu cộng đồng quốc tế lên án các tội ác của Cộng sản là điều rất quan trọng, nó không chỉ là lên án các tội ác trong quá khứ, mà cũng là vô cùng quan trọng cần lên án không ngừng các tội ác hiện nay vẫn tiếp diễn tại các nước cộng sản, nói chung.
Cho đến nay, không có một tổ chức liên chánh phủ quốc tế nào kể cả Hội đồng cố vấn Âu châu đã tiến hành cái công tác giám định chung các nền cai trị cộng sản, bàn luận nghiêm túc về các tội ác đã phạm phải nhân danh chúng, và sự lên án công khai chúng.
Cho dù sự kiện khó hiểu, nhưng quả thật, đã không có một cuộc bàn cãi nào sâu đậm nghiêm túc về cái hệ tư tưởng mà đã và đang là cái căn cội của đại kinh hoàng, đại vi phạm nhân quyền, chết chóc của nhiều triệu con người, và là một tội nghiệp cho toàn đất nước. Trong khi một chế độ độc tài khác của thế kỷ thứ hai mươi, tên là Nát-zi (Đức Quốc Xã), đã bị điều tra, bị toàn cầu lên án và các phạm nhân đã bị mang ra tòa, thì những tội ác tương tự được vi phạm nhân danh cộng sản đã không bị điều tra cũng không bị lên án quốc tế nào cả.
Sự vắng bóng một cuộc lên án quốc tế này có thể được giải thích phần nào bởi sự hiện diện của những quốc gia mà nền cai trị vẫn còn dựa trên lý thuyết cộng sản. Ước muốn giữ sự giao tiếp tốt đẹp với một số các quốc gia đó có thể khiến cho một số chánh trị gia nào đó không thể đối diện với vấn đề khó khăn này.
Hơn nữa, nhiều chánh trị gia mà vẫn còn hoạt động ngày nay đã ủng hộ, bằng cách này hay cách khác, những chế độ cộng sản trước đây. Vì những lý do đương nhiên, họ chọn không phải đối đầu với vấn đề trách nhiệm. Trong nhiều nước Âu châu, có nhiều đảng cộng sản đã không lên án chánh thức các tội ác của cộng sản. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhiều yếu tố khác nhau của lý tưởng cộng sản như là công bằng hoặc công lý xã hội vẫn còn hấp dẫn nhiều chính trị gia.
Nhưng, tôi theo ý kiến là có một nhu cầu khẩn cấp đàm phán công khai về các tội ác của cộng sản và lên án chúng trên cấp quốc tế. Nó phải được làm không thể chậm trể hơn nữa vì nhiều lý do.
Đầu tiên, là vì sự hiểu biết của công chúng, phải được rõ ràng rằng tất cả các tội ác, kể cả những tội ác mà đã được thực hiện nhân danh lý tưởng, cho dù là những lý tưởng tôn quí nhất như là công bằng và công lý, là phải bị lên án, và không có ngoại lệ cho nguyên tắc này. Điều này đặc biệt quan trọng cho thế hệ trẻ mà đã không kinh qua nền cai trị cộng sản. Cái thái độ minh bạch của cộng đồng quốc tế về quá khứ có thể là một tham khảo cho những hành động tương lai của chúng.
Thứ hai, nếu khi các nạn nhân của các chế độ cộng sản hoặc gia đình của họ vẫn còn sống, thì vẫn còn kịp để cấp cho họ một sự bù đắp tinh thần cho những đau khổ của họ.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, các chế độ cộng sản vẫn còn hiện diện nơi một số quốc gia trên thế giới, và các tội ác vi phạm nhân danh cái lý tưởng cộng sản vẫn tiếp tục xảy ra tại những nơi đó.
Theo ý tôi, Cố vấn Âu châu, các tổ chức cho nhân quyền không có quyền thờ ơ và im lặng, cả cho dù các nước đó không là hội viên của Cố vấn Âu châu. Sư lên án quốc tế sẽ cho thêm niềm tin và lý lẽ cho các phe chống đối trong nội bộ các quốc gia này và có thể đóng góp một số phát triển xây dựng. Đó là điều tối thiểu mà Âu châu, cái nôi của lý tưởng cộng sản, có thể làm cho các quốc gia đó.
Dĩ nhiên, Âu châu có một trách nhiệm đặc biệt đối với dân chúng Trung quốc mà đã chịu khổ dưới thời thuộc địa Âu châu, và sau đó dưới thời Nhật bổn tấn công và chiếm cứ. Và cuối cùng, sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, họ bị bỏ rơi vào trong tay của các chiến khách quốc gia và cộng sản đánh nhau vì quyền lực. Trận chiến nội bộ đó kết thúc bằng chế độ cộng sản tàn bạo do Mao trạch Đông cầm đầu đầu tiên.
Các chế độ cộng sản có thể được phân định bằng một số đặc điểm, kể cả đặc điểm nền cai trị bởi một đảng duy nhất hết lòng cho lý tưởng cộng sản. Quyền lực được tập trung trong tay một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng mà không bị trách nhiệm hoặc hạn chế bởi pháp luật.
Đảng kềm chế quốc gia đến một mức độ mà ranh giới giữa chúng rất mù mờ. Hơn nữa, nó trải rộng sự kềm chế của nó trên dân chúng trên mọi mặt đời sống hằng ngày đến một mức độ chưa từng có.
Quyền hội họp là không có, nhiều đảng phái chánh trị là bị hủy bỏ, và mọi sự chống đối cũng như mọi cố gắng tự tổ chức độc lập là bị nghiêm cấm. Mặt khác, sự điều động nhóm đông xuyên qua đảng hoặc các tổ chức phụ thuộc hoặc lệ thuộc là được khuyến khích và đôi lúc cả bắt buộc.
Để gia tăng sự kềm chế của nó trên dân chúng và tránh mọi hành động vượt quá sự kiểm soát của nó, các chế độ cộng sản như vậy mở rộng lực lượng cảnh sát đến một mức độ chưa từng có, thành lập những hệ thống người báo tin và khuyến khích sự tố cáo. Tầm vóc của lực lượng cảnh sát và con số những người đưa tin bí mật thay đổi tùy thời gian và quốc gia, nhưng nó luôn vượt xa bất kỳ một quốc gia dân chủ nào.
Các phương tiện thông tin công chúng đều bị độc quyền và / hoặc bị kiểm soát bởi chánh quyền. Sự kiểm duyệt nghiêm khắc để đề phòng là được áp dụng như một luật lệ. Kết quả quyền được thông tin bị vi phạm và tự do báo chí không tồn tại.
Quốc hữu hóa kinh tế là một nét đặc thù thường xuyên của nền cai trị cộng sản và trực tiếp xuất phát từ lý tưởng của nó. Điều đó đã hạn chế sự tư hữu và họat động kinh tế cá nhân. Kết quả là dân chúng lại càng kém thế trước chánh quyền là người chủ độc quyền và là nguồn huê lợi độc nhất.
Điểm này Trung Cộng là một ngoại lệ; lãnh đạo Trung quốc đang cố liên kết giữa độc tài cộng sản và một nền kinh tế tự do thương mại. Các nhà dân chủ xã hội Âu châu đã thử ngược lại và đã bị thất bại, giữ dân chủ tự do và làm quốc hữu hóa kinh tế.
Đến nay, thí nghiệm Trung quốc có vẻ như thành công với một nền kinh tế phát triển đến mức trung bình hằng năm vào khoảng 9%. Mặt trái đó là sự cách biệt càng ngày càng nới rộng giữa các nhà tư bản mới tại thành thị và đại đa số nông dân nghèo nơi nông thôn. Hệ thống Trung quốc này đã liên kết cái tệ nhất của tư bản chủ nghĩa với cái tệ nhất của cộng sản. Nó hoàn toàn không có luật lệ, không có quyền lợi cá nhân, không có bảo đảm tài sản và tư hữu, kết hợp với sự thả lỏng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản thô sơ không có pháp chế và luật lệ chống độc quyền.
Tuy nhiên tôi tin rằng hình thức nhồi trộn cộng sản tư bản đó sẽ gia tăng tốc độ sụp đổ của ĐCSTQ.
Nền cai trị cộng sản đã kéo dài hơn 80 năm trên cái đất nước mà chúng đầu tiên thành hình, tức là nước Nga sau được đặt tên lại là Liên hiệp Sô-viết. Trên các nước Âu châu khác nó kéo dài khoảng 45 năm. Ngoài Âu châu ra, các đảng cộng sản đã cai trị trên hơn 50 năm tại Trung quốc, Bắc Hàn và Việt Nam, trên hơn 40 năm tại Cuba, và 30 năm tại Lào. Cộng sản làm chủ một thời gian tại các nước ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ dưới ảnh hưởng lúc bấy giờ của Sô-viết.
Hơn hai mươi quốc gia trên bốn châu có thể được xem là cộng sản hoặc là dưới sự cai trị cộng sản trong một thời gian. Bên cạnh Liên hiệp Nga sô và sáu nước Âu châu lệ thuộc, bản danh sách bao gồm có Afghanistan, Albania, Angola, Benin, Cao Miên (Kampuchea), Trung quốc, Congo, Cuba, Ethiopia, North Korea, Laos, Mongolia, Mozambique, Việt-Nam, Nam Yemen, và Yougoslavia.
Dân chúng sống dưới sự cai trị cộng sản, có trên hơn 1 tỷ người trước 1989.
Đời sống dài ngắn và địa phận rộng hẹp đã đưa đến những khác biệt và thay đổi trong sự thực hành nền cai trị cộng sản tại các quốc gia, văn hóa và thời gian khác nhau. Chế độ cộng sản đã biến đổi, và là hậu quả từ nơi các lực thúc đẩy từ bên trong của nó hoặc tùy theo hoàn cảnh quốc tế. Thật khó so sánh sự cai trị cộng sản tại Nga năm 1930, Hung gia Lợi năm 1960 hoặc Poland năm 1980.
Nhưng, mặc dù nó đa dạng, người ta vẫn có thể phân định rõ những đặc tính chung của chế độ lịch sử cộng sản bất kể là nước nào, văn hóa nào hay thời gian nào. Một trong những đặc tính rõ rệt nhất là sự vi phạm trắng trợn các nhân quyền.
Các nền cai trị cộng sản có đặc điểm là vi phạm nhân quyền trên số đông dân chúng ngay từ khi mới bắt đầu. Để đoạt và giữ lấy quyền lực, các chế độ cộng sản đã đi quá sự ám sát cá nhân và giết chóc tại các địa phương, và đã sáp nhập tội ác vào trong hệ thống cai trị của chúng. Quả thật sau nhiều năm chế độ được thành lập tại phần đông các nước Âu châu, và sau hằng chục năm tại Nga sô và Trung quốc, sự kinh hoàng đã mất đi rất nhiều năng lực của nó lúc ban đầu, và các vi phạm nhân quyền đã trở nên ít lộ liễu hơn. Tuy nhiên, “ký ức của sự kinh hoàng” giữ một vai trò quan trọng trong xã hội, và sự hăm dọa đã thay chỗ cho các điều ác độc thật sự. Hơn nữa, nếu như có xuất hiện nhu cầu, thì chế độ sẽ sữ dụng ngay đến kinh hoàng như đã từng chứng minh tại Czechoslovakia năm 1968, Poland năm 1971, 1976 và 1981 hay Trung quốc năm 1989. Luật này được áp dụng cho tất cả các chế độ cộng sản trong lịch sử và hiện nay, bất kể là nước nào.
Thể theo các ước lượng dè dặt (con số chính xác không thể có), con số những người dân bị giết chết bởi các chế độ cộng sản chia thành từ quốc gia hoặc vùng có thể lên đến như sau:
Nga sô: 20 triệu nạn nhân
Trung quốc: 65 triệu
Việt-Nam: 1 triệu
Bắc Hàn: 2 triệu
Cao Miên: 2 triệu
Đông Âu: 1 triệu
Mỹ La tinh: 150,000
Phi châu: 1.7 triệu
Afghanistan: 1.5 triệu
Các con số trên gồm nhiều hoàn cảnh: xử tử cá nhân hoặc tập thể, chết trong các trại tập trung, nạn nhân của đói và lưu đày.
Các con số liệt kê trên là do tra cứu và ước lượng mà ra. Con số thật phải cao hơn rất nhiều, vì các tài liệu rất khó tiếp xúc được, nhất là Nga sô đã không cho phép kiểm chứng các con số chính xác.
Các tội ác cộng sản có một đặc điểm quan trọng là đàn áp hướng về hằng loạt những người dân vô tội mà ‘cái tội’ chỉ là họ là thành phần của những loạt người đó. Bằng cách như vậy, nhân danh hệ ý tưởng của họ, các chế độ đã giết chết hằng chục triệu nông dân giàu có, giới quí phái, trưởng giả, Cossaks, Ukrainiens và các nhóm người khác.
Các tội ác này là kết quả trực tiếp của lý thuyết đấu tranh giai cấp, nó áp đặt cái nhu cầu ‘hủy diệt’ những người dân mà bị coi như là không có ích lợi cho sự xây dựng một xã hội mới của nó.
Trong hai chục năm qua, tại Liên Hiệp Sô viết, cơ quan GPU (Czech trước đây, KGB sau này) thêm vào cái chỉ tiêu: mỗi địa hạt bị bắt phải giao ra một con số ‘kẻ thù giai cấp’ ấn định. Các con số này được thành lập từ nơi trung ương bởi các cấp lãnh đạo của Đảng cộng sản. Như vậy chánh quyền địa phương phải đi bắt, lưu đày và xử tử những con số người thực thụ; nếu họ không làm được điều đó, chính họ sẽ là mục tiêu của sự khủng bố.
Nói về các con số nạn nhân, danh sách các tội ác cộng sản quan trọng nhất bao gồm như sau:
Xử tử cá nhân và tập thể những người bị xem như là đối nghịch chính trị mà không có hoặc có những phiên xử bù nhìn;
Đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình và đình công;
Giết chết con tin và tù nhân chiến tranh trong những năm 1918-1922. Vì không truy cập vào được các thư khố (và cũng thiếu tài liệu trên nhiều cuộc xử tử) khiến không thể nào cho ra những con số chính xác, nhưng số nạn nhân là hằng chục ngàn người;
Chết vì đói của gần 5 triệu người, kết quả của các cuộc tịch thu, nhất là tại Ukraine năm 1921-1923. Bắt chết đói là được nhiều chế độ cộng sản dùng đến như là một khí giới chánh trị chứ không chỉ tại Nga sô;
Tiêu diệt từ 300 000 đến 500 000 người Cossacks giữa 1919 và 1920;
Hằng chục ngàn người chết trong các trại tập trung. Mục này cũng vậy, việc không thể truy cập vào các thư khố khiến cho cuộc tra cứu trở nên rất khó khăn;
690,000 người bị kêu án chết một cách tùy tiện và bị xử tử như kết quả của cuộc ‘thanh lọc’ trong đảng cộng sản năm 1937-1938. Hằng ngàn những người khác bị lưu đày hoặc bị giữ trong các trại. Tổng số, giữa 1 tháng mười 1936 và 1 tháng mười một 1938, gần 1 565 000 người bị bắt và trong số này 668 305 bị xử tử. Thể theo nhiều nhà nghiên cứu, các con số này là ước lượng quá thấp và phải được kiểm lại sau khi tất cả các thư khố có thể tiếp xúc được;
Ám sát tập thể gần 30 000 “kulaks (phú nông) trong thời cải cách điền địa năm 1929-1933. Thêm 2 triệu người bị đi đày trong những năm 1930-1932;
Hằng ngàn người dân thường tại Nga sô bị buộc tội thông đồng với ‘giặc’ và xử tử trong thời trước thế chiến thứ hai. Ví dụ, trong năm 1937, gần 144 000 người bị bắt và trong số này 110 000 người bị xử tử sau khi bị buộc tội thông đồng với dân chúng Polish sống tại Nga sô. Cũng trong năm 1937, 42 000 người bị xử tử với lý do là thông đồng với công nhân Đức tại Liên Hiệp Nga sô;
6 triệu người Ukrainians bị chết đói tiếp theo một chánh sách quốc gia cố ý năm 1932-1933;
Ám sát và lưu đày hằng trăm ngàn người Polish, Ukrainians, Lithuanians, Latvians, Estonians, Moldavians và dân cư tại Bes Arabia năm 1939-1941 và 1944-1945;
Lưu đày những người Đức Volga năm 1941, Crimean Tartars năm 1943, Chechens và Ingush năm 1944;
Lưu đày và tiêu diệt một phần tư dân chúng tại Cao-miên năm 1975-1978;
Hằng triệu nạn nhân của các chánh sách tội ác của Mao trạch Đông tại Trung quốc và Kim Ir Sen tại Bắc Hàn. Điểm này cũng vậy, vì thiếu tài liệu nên không cho phép có những con số chính xác;
Nhiều nạn nhân tại các phần đất khác trên thế giới, Phi châu, Á châu và Mỹ La tinh, các quốc gia mà tự xem là cộng sản và trực tiếp tham chiếu lý thuyết cộng sản.
Các trại tập trung đầu tiên được chế độ cộng sản thành lập ngay từ tháng chín 1918 đã trở thành biểu hiệu đáng hổ thẹn nhất của các chế độ cộng sản. Năm 1921, đã có 107 trại giam cầm hợn 50 000 tù nhân. Con số tử vong vô cùng cao trong các trại này có thể được tiêu biểu bởi tình trạng tại trại Kronstadt: trong số 6500 tù nhân bị giam trong trại trong tháng ba 1921, chỉ có 1500 người còn sống sót một năm sau đó.
Năm 1940, con số tù nhân lên đến 2 350 000 người bị giam trong 53 đại trại tập trung, 425 thuộc địa đặc biệt, 50 thuộc địa cho vị thành niên và 90 nhà cho trẻ sơ sanh.
Trong suốt năm 1940 trung bình thường xuyên có 2,5 triệu người bị giam cầm trong các trại. Với số người chết cao như vậy, đó có nghĩa là con số người thật sự bị giam cầm trong các trại là cao hơn như vậy rất nhiều.
Tổng cộng, khoảng giữa 15 đến 20 triệu người đã đi ngang qua các trại giữa 1930 và 1953.
Các chế độ cộng sản khác cũng đã du nhập các trại tập trung, nhất là Trung quốc, Bắc Hàn, Cao miên và Việt Nam.
Sự xâm nhập của Quân đội Sô viết vào nhiều quốc gia trong thời Thế Chiến thứ hai đã triệt để dẫn theo sự kinh hoàng, bắt bớ, lưu đày và ám sát trong dân chúng, Trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Poland (con số nạn nhân trong 1939 được ước lượng là 440 000 người, kể cả sự ám sát của các tù nhân sĩ quan Polish trong trận chiến tại Katyn, năm 1944-45), Estonia (175,000 nạn nhân kể cả ám sát 800 sĩ quan là 17,5 % toàn dân chúng), Lithuania, Latvia (119,000 nạn nhân), Arabia và Bắc Bukovina.
Lưu đày toàn thể dân chúng là một phương sách chánh trị thường dùng, nhất là trong thời thế chiến thứ hai. Năm 1940-41, gần 330,000 dân chúng Polish sống trong các vùng Quân đội Sô viết chiếm cứ đã bị lưu đày đi Đông Sô viết, phần đông là Kasachstan. 900,000 người Đức từ vùng Volga bị đày đi trong mùa thu 1941; 93,000 Kalmouks bị đày tháng mười hai 1943; 521,000 dân Chechen và Ingushetian bị đày tháng hai 1944; 180,000 Crimean Tartars bị đày năm 1944. Danh sách sẽ không đầy đủ nếu không kể ra người dân Latvians, Lithuanians, Estonians, Greeks, Bulgarians, Armenians từ Crimea, Meshketian Turks, và Kurds từ Caucasus.
Các thành phần chống đối chánh trị cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc lưu đày. Từ 1920, các người chống đối chánh trị tại Nga bị đày đi Solovki Islands. Năm 1927, cái trại xây cất tại Solovki chứa đựng 13 000 tù nhân gồm 48 dân tộc khác nhau.
Các tội ác ghê gớm nhất của các chế độ cộng sản, như là giết người hằng loạt và diệt chủng, tra tấn, lao động nô lệ, và các hình thức khác của sự kinh hoàng trên thân thể và đám đông, đã tiếp tục tại Liên hiệp Sô viết và kém hơn tại các nước Âu châu khác cho đến khi Stalin chết đi.
Từ giữa năm 1950 sự kinh hoàng tại các nước cộng sản Âu châu được hạ thấp một cách đáng kể nhưng sự khủng bố có chọn lựa những nhóm người và cá nhân khác nhau vẫn tiếp tục. Nó bao gồm việc cảnh sát theo dõi, bắt bớ, cầm tù, phạt tiền, gửi đi tâm thần viện, nhiều hạn chế tự do đi lại, kỳ thị trong công việc làm thường mang đến sự bần cùng hóa và bị mất nghề nghiệp, làm nhục trước công chúng và nhục mạ. Các chế độ cộng sản Âu châu sau Stalin đã khai thác sự sợ hãi các cuộc kinh hoàng khả dĩ có hiện hữu trong ký ức của công chúng. Tuy nhiên, về lâu dài, ký ức của những cuộc kinh hoàng trong quá khứ dần dần yếu đi có ít hảnh hưởng trên thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, cả trong những lúc tương đối yên, các chế độ cộng sản nếu cần là có thể dùng ngay đến bạo lực trên dân chúng, như cho thấy các sự kiện tại Hung gia lợi năm 1956, Czechoslovakia năm 1968, hoặc Poland năm 1956, 1968, 1970 và 1981.
Sự sụp đổ của các nền cai trị cộng sản tại Liên hiệp Sô viết và các nước Âu châu khác đã giúp làm thuận tiện việc truy cập đến một số nào đó các thư khố ghi lại các tội ác của cộng sản. Trước năm 1990, các thư khố này hòan toàn không thể tiếp xúc đến được. Các tài liệu mà tìm thấy được nơi đó làm thành một nguồn tin tức quan trọng về các guồng máy cai trị và lấy quyết định, và bổ túc cho sự hiểu biết về sự hoạt động của các hệ thống cộng sản.
Kết luận:
Hình như được xác nhận rằng tầm mức tội ác của các chế độ cộng sản không phải là kết quả của thời thế nhưng mà là hậu quả của những chánh sách hữu ý tạo thành bởi những người sáng lập của các chế độ như vậy cả trước khi họ nắm chánh quyền. Các lãnh đạo cộng sản trong lịch sử không bao giờ che dấu mục đích của họ là độc tài của giới bần cố, tiêu trừ các chống đối chánh trị và các loại người trong dân chúng không phù hợp với cái mẫu xã hội mới.
Lý tưởng cộng sản, bất kỳ ở đâu và vào lúc nào, cho dù là Âu châu hay nơi nào khác, luôn dẫn đến kết quả là sự kinh hoàng của dân chúng, tội ác và vi phạm nhân quyền ở tầm mức lớn rộng. Khi nghiên cứu đến hậu quả của sự thành lập cái lý tưởng này, người ta không thể không biết đến những nét giống nhau với các hậu quả của sự thành lập một lý tưởng khác của thế kỷ thứ 20, tên là chủ nghĩa quốc xã. Cho dù là chống nghịch nhau, hai chế độ này có một số điểm chung nhau.
Tuy nhiên, mặc dù cái cá tánh tội ác và đáng khiển trách của lý tưởng và chế độ quốc xã đã là rõ rệt, tối thiểu trong nữa thế kỷ, và các lãnh đạo và nhiều tên hại người đã bị lãnh trách nhiệm, lý tưởng và các chế độ cộng sản không gặp một phản ứng tương tự. Các tội ác rất ít khi bị đưa ra trước công tố tòa án, và nhiều những thành phần hành hạ người là không bao giờ bị mang ra trước công lý. Các đảng cộng sản vẫn còn họat động tại một số quốc gia, và họ cả không tách khỏi quá khứ khi họ ủng hộ và hợp tác với với các chế độ cộng sản tội ác.
Ký hiệu cộng sản được công khai xử dụng, và sự hiểu biết của dân chúng đối với các tội ác cộng sản rất ít. Điều này đặc biệt cho thấy rõ khi so sánh với sự hiểu biết của dân chúng đối với các tội ác của chủ nghĩa quốc xã. Giáo dục của thế hệ trẻ trong nhiều nước nhất định là không giúp giảm bớt cái hố cách biệt này.
Những quyền lợi chánh trị và kinh tế của các quốc gia đặc biệt làm ảnh hưởng việc chỉ trích một số chế độ cộng sản vẫn còn họat động. Điều đó đặc biệt dễ thấy trong trường hợp của Trung quốc.
Tôi cùng ý kiến là không nên chậm trễ hơn nữa trong việc khiển trách lý tưởng và các chế độ cộng sản ở cấp quốc tế. Điều này phải được làm cả bởi Hội đồng Cố Cố vấn Châu Âu ở cấp hội đồng và bởi Hội đồng các Bộ trưởng ở cấp liên chánh phủ.
Hơn nữa, Hội đồng phải khuyến cáo Hội đồng các Bộ trưởng thành lập một hội đồng mà sẽ có trách nhiệm trong những cuộc điều tra tận cùng về các tội ác của cộng sản đến các quốc gia thành viên của Cố vấn Ấu châu. Đồng thời, các quốc gia thành viên, mà vẫn chưa làm nó, phải thúc đẩy sự thành lập những hội đồng đó ở cấp quốc gia. Các hội đồng này phải nên hợp tác cận kề với hội đồng Cố vấn Âu châu.
Mục đích tối hậu của công việc của các hội đồng của Cố vấn Âu châu và quốc gia sẽ là thành lập những dữ kiện và đề nghị các biện pháp thực tiễn nhằm mang đến nhanh chóng công lý và bù đắp, và an ủi tinh thần cho các nạn nhân.
Điều kiện cần thiết cho sự thành công của công việc các hội đồng này là truy cập đến các thư khố, như vậy, tôi thúc giục sự mở bày của tất cả các thư khố cộng sản mà vẫn còn đóng kín trước công chúng.
Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng, một phong trào khêu gợi sự ý thức các tội ác của cộng sản phải được phát khởi.
Theo ý tôi, các hành động này sẽ làm sống động cuộc bàn thảo và thảo luận về các tội ác của cộng sản. Như vậy nó sẽ giúp cho các lực lượng và ảnh hưởng dân chủ tại Trung quốc cộng sản. Trong xã hội ngày nay với các kỹ thuật tân tiến, như là truyền thông qua vệ tinh, mạng lưới Internet, điện thoại lưu động, và sư du lịch và thương mại không ngừng tiến lên, về mặt lâu dài dân chúng sẽ được thông tin và không bị cô lập.
Vì vậy tôi nhìn thấy trước sự sụp đổ không bao lâu nữa sẽ đến của nền cai trị cộng sản tại Trung quốc
Cám ơn!
Ô.Göran Lindblad là một thành viên của Hội đồng Thụy điển. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Ngoại vụ, Hội đồng Chánh sự vụ và phái đoàn Cố vấn Âu châu. Ông là ‘Báo cáo viên Đặc biệt’ của Cố vấn Âu châu về ‘nhu cầu quốc tế buộc tội các tội ác của cộng sản”.
Ngày đăng:27-08-2005
Saturday, February 14, 2009
Road of Hope - Chapter 2
Duty
Duty is the passport to heaven
17. Duty points out the will of God for you during the present moment.
18. There are some people who do not carry their own cross or anybody's else , but who imagine their own cross is too heavy. Some are eager to take upon their own shoulders everyone else's cross, but refuse to carry their own or foist it onto others.
19. Make your duties holy. Help others to holiness by your duties.. Grow in holiness by the way you carry out your duty.
20. If all were faithfull to their duty in life, growth in personal holiness would renew their hearts and bring a like renewal to families and the whole world.
21. Despite a superficail apperance of holiness, a person who neglects his duties in life is counterfeit. Should he works "miracles" they would be out of time and out of place and a cause of confusion. Moreover, such a one would be hard for others to live with.
22. Some lay people mistakenly think holiness consists in fervent prayer, preaching or withdrawal from the world: they draw this inspiration from the image of priests and religious in a former time. On the other hand there are priests and religious who conceive holiness in terms of social and political activity; they would competed with lay people. How chaotic!
23. The word is not renewed because people conceive of holiness as being something outside the carrying out of the duties of their state in life.
24. The workman will become a saint in the workplace. The soldier will become a saint in the army the patient will become a saint in the hospital, the student will become a saint through his studies, the farmer will beome a saint on the farm, the priest will become a saint by his ministry as priest, the public servant will become a saint in the government office. Every step of progress along the road to sanctity is a step of sacrifice in the performance of one's duty.
25. It is not becaus of acts of prophecy nor the performance of miracles tha saints becomme saints. They do not anything extraordinary at all, but simply carry out their ordinary duties.
26. However, the duty of the present moment is not a passive thing, but:
it is an unceasing renewal of yourself,
it is a decision to choose or reject our Lord,
it is a search for the kingdom of God,
it is a belief in the infinite love of God,
it is acting with all the ardour of your heart,
it is reflecting that love of God by means of your love for others,
right at this present moment.
27. Duty is your passport to heaven: "the person who does the will of my Father in heaven, he will enter the kingdom of heaven" (CF.Matt.7:21).
28. Accept the will of God, obey the will of God, love the will of God. Which way will you choose?
29. If our Lord wishes you to endure some disgrace because of your duty, he is actually at that time something of the honour of his Holy Cross.
30. Let your response be "O Lord , the place of my duty is Cavary and i am the holocaust."
31. It is only necessary for you to fulfill your duty of the present moment in order to become a saint. The discovery and revelation of this fact will bring peace and encouragement to your soul.
32. Your death will in fact be your last duty and you must accept it willingly and in a manner filled with love.
33. As you advance in your everyday duties you will come to appreciate: "Our Lord's yoke is easy and his burden light." (Cf.Matt.11:30).
34. Your soul is worried and discontented because yo set a few conditions to the performanc of your duties , or because you do not follow the will of God, or because you put limitations on the way you follow the will of God.
35. If you are not attached to the will of God, moment by moment, you will fall by the wayside on this Road of Hope. This is because you think of your duty as being too uneventful, too unnoticed and hidden and having too much daily monotony.
36. The problem is a very simple one. Before doing anything you should think: " Lord, what must i do?" (Acts22:10). carry out the will of God!
37. God desires it to rain, you desire the same.
God desires it to be sunny, you desire the same.
God desires things to be pleasant, you desire the same.
God desires hardships for you, you desire the same
God desires sufferings for you, yo desire the same
To have but one will with God is the secret of happiness
38. In our everyday lives our Lord bestows on us the happiness of participating in the mystery of the redemption. For each person the cross of the road lies in the road of duty.
Duty
Duty is the passport to heaven
17. Duty points out the will of God for you during the present moment.
18. There are some people who do not carry their own cross or anybody's else , but who imagine their own cross is too heavy. Some are eager to take upon their own shoulders everyone else's cross, but refuse to carry their own or foist it onto others.
19. Make your duties holy. Help others to holiness by your duties.. Grow in holiness by the way you carry out your duty.
20. If all were faithfull to their duty in life, growth in personal holiness would renew their hearts and bring a like renewal to families and the whole world.
21. Despite a superficail apperance of holiness, a person who neglects his duties in life is counterfeit. Should he works "miracles" they would be out of time and out of place and a cause of confusion. Moreover, such a one would be hard for others to live with.
22. Some lay people mistakenly think holiness consists in fervent prayer, preaching or withdrawal from the world: they draw this inspiration from the image of priests and religious in a former time. On the other hand there are priests and religious who conceive holiness in terms of social and political activity; they would competed with lay people. How chaotic!
23. The word is not renewed because people conceive of holiness as being something outside the carrying out of the duties of their state in life.
24. The workman will become a saint in the workplace. The soldier will become a saint in the army the patient will become a saint in the hospital, the student will become a saint through his studies, the farmer will beome a saint on the farm, the priest will become a saint by his ministry as priest, the public servant will become a saint in the government office. Every step of progress along the road to sanctity is a step of sacrifice in the performance of one's duty.
25. It is not becaus of acts of prophecy nor the performance of miracles tha saints becomme saints. They do not anything extraordinary at all, but simply carry out their ordinary duties.
26. However, the duty of the present moment is not a passive thing, but:
it is an unceasing renewal of yourself,
it is a decision to choose or reject our Lord,
it is a search for the kingdom of God,
it is a belief in the infinite love of God,
it is acting with all the ardour of your heart,
it is reflecting that love of God by means of your love for others,
right at this present moment.
27. Duty is your passport to heaven: "the person who does the will of my Father in heaven, he will enter the kingdom of heaven" (CF.Matt.7:21).
28. Accept the will of God, obey the will of God, love the will of God. Which way will you choose?
29. If our Lord wishes you to endure some disgrace because of your duty, he is actually at that time something of the honour of his Holy Cross.
30. Let your response be "O Lord , the place of my duty is Cavary and i am the holocaust."
31. It is only necessary for you to fulfill your duty of the present moment in order to become a saint. The discovery and revelation of this fact will bring peace and encouragement to your soul.
32. Your death will in fact be your last duty and you must accept it willingly and in a manner filled with love.
33. As you advance in your everyday duties you will come to appreciate: "Our Lord's yoke is easy and his burden light." (Cf.Matt.11:30).
34. Your soul is worried and discontented because yo set a few conditions to the performanc of your duties , or because you do not follow the will of God, or because you put limitations on the way you follow the will of God.
35. If you are not attached to the will of God, moment by moment, you will fall by the wayside on this Road of Hope. This is because you think of your duty as being too uneventful, too unnoticed and hidden and having too much daily monotony.
36. The problem is a very simple one. Before doing anything you should think: " Lord, what must i do?" (Acts22:10). carry out the will of God!
37. God desires it to rain, you desire the same.
God desires it to be sunny, you desire the same.
God desires things to be pleasant, you desire the same.
God desires hardships for you, you desire the same
God desires sufferings for you, yo desire the same
To have but one will with God is the secret of happiness
38. In our everyday lives our Lord bestows on us the happiness of participating in the mystery of the redemption. For each person the cross of the road lies in the road of duty.
Wednesday, February 11, 2009
Ổ rắn độc của việt gian cộng sản tại quận Cam: Nhật báo Người Việt!
Trần Thanh
Hang ổ rắn độc của bọn việt gian cộng sản tại hải ngoại thì rất nhiều nhưng "hoành tráng" nhất, phải kể đến tòa soạn nhật báo Người Việt tại quận Cam, nước Mỹ. Ðó là tòa soạn nằm trên đường Moran, với cơ ngơi bề thế, có cả nhà in riêng, mỗi ngày in khoảng 20 ngàn số, phát hành trên toàn nước Mỹ. Ðặc biệt nhật báo Người Việt, ngoài ấn bản tiếng Việt, còn có ấn bản tiếng Anh, dành cho giới trẻ đọc.("Bác" và đảng rất thương giới trẻ!) So với nhiều tờ báo giấy Việt ngữ khác, báo Người Việt hơn hẳn về số lượng và nhất là đã được tròn 30 tuổi. Nghe nhiều người kể lại, ông Ðỗ Ngọc Yến là người sáng lập ra tờ báo và ông bắt đầu sự nghiệp làm báo trong một ... ga ra, cách đây 30 năm, tức là vào khoảng năm 1978!
Ai đã nuôi sống tờ báo Người Việt cho đến ngày hôm nay?
Câu trả lời: - Cộng đồng người Việt!
Nếu không nhờ có cộng đồng người Việt ủng hộ mua báo và đăng quảng cáo trong suốt 30 năm qua thì còn khuya mới có nhật báo người Việt như ngày hôm nay; vậy mà bây giò nó đã biến thành hang "Bắc Pó" hoặc ổ rắn độc của bọn việt gian cộng sản, phun nọc độc và cắn lại những người đã từng nuôi nấng nó! Nghe nhiều người lên án, có thể "hang Bắc Pó" sẽ phản bác lại rằng:
- Nhờ sự chăm chỉ của người sáng lập ra tờ báo và sự làm việc tích cực của toàn bộ nhân viên tòa soạn mà báo Người Việt mới trưởng thành như ngày hôm nay. Cộng đồng người Việt là cái thá gì? Chúng tôi làm ra sản phẩm "văn hóa", cộng đồng bỏ tiền ra mua "văn hóa",sòng phẳng,không ai mang ơn ai hết!
Lý luận như trên chỉ đúng một phần nhỏ. Thực ra, cái gọi là "văn hóa" của báo Người Việt là do rất nhiều người cộng tác viết, thậm chí nhiều người đã viết free, không có tiền nhuận bút. Còn nếu có nhuận bút, đôi khi chỉ là một món tiền tượng trưng, chỉ đủ uống một chầu cà phê sáng với bạn bè. Những sự đóng góp free đó trong suốt 30 năm qua, đã góp phần tạo nên bề dày của lịch sử tờ báo mà không ai thèm lên tiếng kể công.
Còn về đăng quảng cáo?
Người Việt ta vốn nặng tình quê hương. Giả sử có bận đi công chuyện ở đâu xa xôi, nếu đói bụng, người ta cũng ráng tìm một khu phố Việt hay phố Tàu nào đó ăn một tô hủ tíu hoặc phở, vừa no bụng, vừa ủng hộ người đồng hương! Khi cần đăng quảng cáo thương mại cũng vậy, các chủ nhân ưu tiên chọn đăng trên các báo Việt ngữ. Nếu muốn, họ có thể đăng quảng cáo trên các báo của người Mễ, người Tàu hoặc người Phi ..v..v.. nhưng họ không làm. Ðó cũng là cách để ủng hộ "gà nhà", để xây dựng cộng đồng của chúng ta. Cho nên những chủ báo Việt ngữ phải rất biết ơn những người đồng hương, chớ không phải khi mới bắt đầu có được chút sự nghiệp rồi thì lên mặt phách lối, phản bội lại những người đã từng nuôi nấng mình trong suốt 30 năm qua!
Nhưng tệ hại nhất là sự phản bội lý tưởng quốc gia, phản bội cộng đồng và dân tộc. Nói cụ thể hơn là đi làm tay sai cho bọn việt gian cộng sản, đâm vào sau lưng chúng ta.
Ai vậy, ai phản bội? Tờ báo chó đẻ nào phản bội?
Xin thưa, đó chính là tờ nhật báo Người Việt. Ông Ðỗ Ngọc Yến, người sáng lập ra tờ báo, trước năm 1975, đã từng là kẻ hèn nhát trốn quân dịch, chuyên đi biểu tình chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Có thể ông đã bị việt cộng móc nối hoặc lợi dụng ngay từ hồi còn trẻ. Khi sang Mỹ làm báo, ông lại tiếp tục ngựa quen đường cũ: đi đêm với bọn việt gian cộng sản mà bằng chứng sống động chính là hai tấm hình ông ngồi họp với tên đầu gấu Nguyễn Tấn Dũng, cách đây khoảng 18 năm.
Khi bênh vực cho Ðỗ Ngọc Yến, "luật sư" Phan Huy Ðạt đã nêu lên những lý luận hài hước như sau, chắc có lẽ muốn làm cho ông chủ của mình phải cười lăn cười bò nơi chín suối:
- Ông Yến là nhà báo, là người ưa tò mò, luôn luôn muốn được tai nghe mắt thấy. Hồi trước năm 1975, ông Yến đã tò mò đi theo lính Mỹ vào tận mật khu của việt cộng để coi cho biết! Khi hay tin tên phó thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng bí mật sang thăm tiểu bang California, ông Yến cũng "tò mò" đi tới coi .... cho biết! Ông Yến tới gặp Nguyễn Tấn Dũng là vì "tò mò" chớ không phải là đi đêm với việt cộng như nhiều người kết án! (Hoặc ông nghe nói thằng Dũng "mặt rổ" nên ông "tò mò" tới coi cho biết cái mặt rổ nó như thế nào?)
Cái lý luận hài hước, ấu trĩ này không thể đánh lừa được ai, ngay cả trẻ em! Ðã bước chân vào hang hùm, ổ rắn thì chắc chắn phải có một sứ mạng nào đó, nếu không thì đời nào bọn an ninh nó cho vào? Hoặc giả sử nếu vì "tò mò" thì phải đứng từ xa mà nhìn, cớ sao lại ngồi cùng bàn với bọn đầu gấu và ngồi ngay ở vị trí chủ tọa, trong không khí một cuộc họp? Có khi nào một thanh niên nào đó đi đến một động đĩ, gặp mấy tên ma cô gác cửa mời chào thì anh thanh niên đó nói rằng: - Tôi vì "tò mò" tới đây coi cho biết! Có thể cho tôi vô phòng coi mấy cô "làm việc" với khách được không ạ!
Chúng ta có thể tưởng tượng được khuôn mặt của anh thanh niên khờ khạo, ngu ngốc đó như thế nào, sau khi anh ta bị mấy tên ma cô túm cổ áo ném ra khỏi động đĩ? Chắc ít nhất khuôn mặt của anh ta cũng bị đánh sưng vù, lỗ mũi ăn trầu hoặc máu me đầy miệng!
Ngoài chuyện tên việt gian Ðỗ Ngọc Yến đi họp với việt cộng, báo người Việt đã gây ra hai vụ khiêu khích cộng đồng rất lớn mà toàn cộng đồng đều đã phẫn nộ, biểu tình phản đối. Ðó là vụ tên bưng bô "chiêm tinh gia" Nhân Quang sáng tác bốn câu thơ "thổi kèn" cho bọn việt gian cộng sản, ca ngợi "Minh Triết trời Nam tỏa sáng ngời!" Một vụ khác là con việt cộng nhãi ranh Huỳnh Thụy Châu đã vẽ bức tranh chậu rửa chân, có lá cờ vàng ba sọc bên trong. Ðược biết thị Châu là con của cán bộ cộng sản, theo cha mẹ vào nam lúc thị mới được năm tuổi. Sẵn có cái "gien" cộng sản trong người rồi nên khi thị sang Mỹ thì "trâu" quậy tới bến!
Khi cộng đồng biểu tình, phản đối thì báo Người Việt "xin lỗi" nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy, vẫn tiếp tục vi phạm. Ðiều này chứng tỏ là bọn chúng đã bị bàn tay của bọn việt gian cộng sản lèo lái. Do đó chúng ta cần tiếp tục lên án và tẩy chay báo Người Việt cho đến khi nào bọn chúng phải đóng cửa tòa soạn. Muốn bưng bô cho việt cộng thì cứ về Việt Nam, tha hồ mà bưng, lúc ấy sẽ sáng mắt ra! Chúng ta không thể chấp nhận ngay tại thủ đô tỵ nạn lại có một cái hang Bắc Pó, một ổ rắn độc của cộng sản ngang nhiên hoạt động, tấn công chúng ta liên tục như vậy. Nhìn vào trong hang, chúng ta thấy lềnh khênh những con rắn hết sức độc địa như:
- Phan Huy Ðạt (rắn hổ chúa), Vũ Ánh, Ngô Nhân Dụng, Ðỗ Quý Toàn, Vũ Quý Hạo Nhiên, Hà Tường Cát ..v..v..
Hang Bắc Pó tại quận Cam cũng chính là nơi thường xuyên đón tiếp những tên việt gian cộng sản gộc như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên. Mỗi khi các "ông cố nội" của bọn chúng đến thăm, cả đám bưng bô đều nhốn nháo, chạy lăng xăng lít xít, lo "điếu đóm" đủ mọi chuyện! Thật là nhục nhã và vô liêm sỉ! Những con người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản! Những tên phản bội nêu trên, trước năm 1975 đã từng là quân nhân hoặc công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được chính phủ VNCH cho đi du học nước ngoài. Có tên, sau năm 1975 đã bị giặc cộng bắt đi tù cải tạo tới 10 năm. Vậy mà khi sang được bến bờ tự do, chúng đã vì tham danh lợi mà quên đi tất cả, phản bội lại đồng bào và dân tộc! Là thú hay là con người?
Tuy nhiên, ở đời, cao nhân tắc hữu cao nhân trị. Vỏ quýt dày thì sẽ có móng tay nhọn. Lũ bưng bô ở hang Bắc Pó đã bị những người biểu tình kiên trì lên án, vạch mặt. Ngày nào tòa soạn của bọn chúng còn hoạt động thì đoàn người biểu tình sẽ còn tiếp tục chiến đấu. Họ là những chiến sĩ can trường, tựa như những chiến sĩ nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân lùng diệt bọn giặc cộng tấn công thủ đô Sài Gòn hồi tết Mậu Thân 1968.
SO SÁNH BÁO NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO VIET WEEKLY
Xét về bản chất, cả hai đều là những tên phản bội, đi làm tay sai cho giặc cộng, phản bội lại cộng đồng và dân tộc. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ tác hại và nguy hiểm thì ổ rắn độc Người Việt nguy hiểm hơn nhiều.
Những điểm khác biệt giữa hai tờ báo:
* Về tuổi tác:
Ban biên tập của Viet Weekly đa số là thành phần trẻ, thuộc thế hệ một rưỡi. Có thể họ đã bị bọn việt gian cộng sản móc nối, dụ dỗ, mua chuộc. Vốn thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết đầy đủ về bản chất của bọn cộng sản nên họ rất dễ dàng bị sa vào bẫy của những tên cáo già như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Buồi Pín, Vũ Thư Hiên. Nếu họ thật sự hối lỗi, chúng ta có thể khoan dung.
Trong khi đó, những tên việt gian chủ chốt trong ban biên tập của báo Người Việt đều là những người lớn tuổi, đã từng phục vụ trong chế độ VNCH trước 1975. Ða số những tên này đã từng nếm mùi "học tập cải tạo" của giặc cộng. Do đó, hành động phản bội của những tên này là cố ý chớ không phải là nai tơ bị cáo già dụ dỗ.
* Về lập trường:
- Báo Viet Weekly nhân danh tự do ngôn luận, thông tin "đa chiều" để đi đổ bô cứt cho giặc cộng.
- Báo Người Việt thì luôn luôn nhân danh lý tưởng quốc gia "chống cộng" (!) ,núp kỹ đằng sau lá cờ vàng ba sọc để ném .... lựu đạn vào cộng đồng người Việt tỵ nạn!
Những tên xanh vỏ đỏ lòng, đóng vai "chiến hữu" của chúng ta mà thường xuyên đâm vào lưng chúng ta những nhát dao lút cán; chính những tên này mới cực kỳ nguy hiểm!
KÊU GỌI ÐỒNG BÀO ỦNG HỘ NHỮNG CHIẾN SĨ BIỂU TÌNH:
Qua những phân tích ngắn gọn nêu trên, chúng tôi kêu gọi đồng bào khắp nơi trên thế giới hãy tiếp tục ủng hộ những chiến sĩ biểu tình, đang ngày đêm bền bỉ đấu tranh chống báo Người Việt ngay trước tòa soạn của bọn chúng. Những chiến sĩ này đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của họ để chiến đấu diệt giặc cộng ngay tại thủ đô tỵ nạn của chúng ta. Có người chấp nhận trở thành "homeless" và đã liên tục bền bỉ đấu tranh chống giặc cộng trong suốt mấy chục năm qua. Họ là những người đáng cho chúng ta khâm phục và ủng hộ.
Ở đời, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Khi chống cộng bằng ... mồm thì hầu như ai cũng chống được, nhưng khi cần thể hiện bằng những hành động cụ thể thì ... ôi thôi, tự nhiên có thật nhiều lý do để thoái thác! Ví dụ như tình thế cần chúng ta hiện diện trong một cuộc biểu tình chống bọn việt gian cộng sản, hoặc đóng góp chút quà để ủng hộ tinh thần các chiến sĩ biểu tình ..v..v... Những việc làm nhỏ nhặt như vậy mà chúng ta không làm được thì làm sao làm những chuyện lớn? Và cũng sẽ:
*Mất luôn hình ảnh đẹp này. Tóc hào khí dựng thổi bay mũ người*. Sang sông khói sóng ngất trời. Gươm loang ánh hận, thép ngời sắc đau. Ðỏ bầm lệ, vợ phía sau. Chồng quay mặt khuất hoa lau trắng lòa. Hèn mà sống được tới già. Mỗi sợi tóc bạc nhục ba đời liền. Tiếng thơm nào đến tổ tiên. Chết còn nhắm mắt chẳng yên nữa là!
Xin đồng bào hãy ủng hộ những chiến sĩ biểu tình để tiêu diệt hang ổ của giặc cộng, hang Bắc Pó tại quận Cam; đó chính là tòa soạn báo Người Việt. Ủng hộ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, bằng cả tấm lòng của mình để những chiến sĩ có thêm niềm tin, thêm nghị lực và sức mạnh để chống cộng cho đến khi nào chế độ hung tàn bạo ngược của bọn chúng phải bị sụp đổ!
Chú thích:
* Trích thơ của thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật.
*Trong những truyện tranh dã sử thường vẽ hình những tráng sĩ cỡi ngựa xông pha trận mạc. Tóc "hào khí" của tráng sĩ dựng đứng làm chiếc mũ trên đầu muốn rớt xuống đất! Trong khi đó, vợ của tráng sĩ ở lại hậu phương, nhớ thương chồng, khóc đến chảy máu mắt!
Trần Thanh
Hang ổ rắn độc của bọn việt gian cộng sản tại hải ngoại thì rất nhiều nhưng "hoành tráng" nhất, phải kể đến tòa soạn nhật báo Người Việt tại quận Cam, nước Mỹ. Ðó là tòa soạn nằm trên đường Moran, với cơ ngơi bề thế, có cả nhà in riêng, mỗi ngày in khoảng 20 ngàn số, phát hành trên toàn nước Mỹ. Ðặc biệt nhật báo Người Việt, ngoài ấn bản tiếng Việt, còn có ấn bản tiếng Anh, dành cho giới trẻ đọc.("Bác" và đảng rất thương giới trẻ!) So với nhiều tờ báo giấy Việt ngữ khác, báo Người Việt hơn hẳn về số lượng và nhất là đã được tròn 30 tuổi. Nghe nhiều người kể lại, ông Ðỗ Ngọc Yến là người sáng lập ra tờ báo và ông bắt đầu sự nghiệp làm báo trong một ... ga ra, cách đây 30 năm, tức là vào khoảng năm 1978!
Ai đã nuôi sống tờ báo Người Việt cho đến ngày hôm nay?
Câu trả lời: - Cộng đồng người Việt!
Nếu không nhờ có cộng đồng người Việt ủng hộ mua báo và đăng quảng cáo trong suốt 30 năm qua thì còn khuya mới có nhật báo người Việt như ngày hôm nay; vậy mà bây giò nó đã biến thành hang "Bắc Pó" hoặc ổ rắn độc của bọn việt gian cộng sản, phun nọc độc và cắn lại những người đã từng nuôi nấng nó! Nghe nhiều người lên án, có thể "hang Bắc Pó" sẽ phản bác lại rằng:
- Nhờ sự chăm chỉ của người sáng lập ra tờ báo và sự làm việc tích cực của toàn bộ nhân viên tòa soạn mà báo Người Việt mới trưởng thành như ngày hôm nay. Cộng đồng người Việt là cái thá gì? Chúng tôi làm ra sản phẩm "văn hóa", cộng đồng bỏ tiền ra mua "văn hóa",sòng phẳng,không ai mang ơn ai hết!
Lý luận như trên chỉ đúng một phần nhỏ. Thực ra, cái gọi là "văn hóa" của báo Người Việt là do rất nhiều người cộng tác viết, thậm chí nhiều người đã viết free, không có tiền nhuận bút. Còn nếu có nhuận bút, đôi khi chỉ là một món tiền tượng trưng, chỉ đủ uống một chầu cà phê sáng với bạn bè. Những sự đóng góp free đó trong suốt 30 năm qua, đã góp phần tạo nên bề dày của lịch sử tờ báo mà không ai thèm lên tiếng kể công.
Còn về đăng quảng cáo?
Người Việt ta vốn nặng tình quê hương. Giả sử có bận đi công chuyện ở đâu xa xôi, nếu đói bụng, người ta cũng ráng tìm một khu phố Việt hay phố Tàu nào đó ăn một tô hủ tíu hoặc phở, vừa no bụng, vừa ủng hộ người đồng hương! Khi cần đăng quảng cáo thương mại cũng vậy, các chủ nhân ưu tiên chọn đăng trên các báo Việt ngữ. Nếu muốn, họ có thể đăng quảng cáo trên các báo của người Mễ, người Tàu hoặc người Phi ..v..v.. nhưng họ không làm. Ðó cũng là cách để ủng hộ "gà nhà", để xây dựng cộng đồng của chúng ta. Cho nên những chủ báo Việt ngữ phải rất biết ơn những người đồng hương, chớ không phải khi mới bắt đầu có được chút sự nghiệp rồi thì lên mặt phách lối, phản bội lại những người đã từng nuôi nấng mình trong suốt 30 năm qua!
Nhưng tệ hại nhất là sự phản bội lý tưởng quốc gia, phản bội cộng đồng và dân tộc. Nói cụ thể hơn là đi làm tay sai cho bọn việt gian cộng sản, đâm vào sau lưng chúng ta.
Ai vậy, ai phản bội? Tờ báo chó đẻ nào phản bội?
Xin thưa, đó chính là tờ nhật báo Người Việt. Ông Ðỗ Ngọc Yến, người sáng lập ra tờ báo, trước năm 1975, đã từng là kẻ hèn nhát trốn quân dịch, chuyên đi biểu tình chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Có thể ông đã bị việt cộng móc nối hoặc lợi dụng ngay từ hồi còn trẻ. Khi sang Mỹ làm báo, ông lại tiếp tục ngựa quen đường cũ: đi đêm với bọn việt gian cộng sản mà bằng chứng sống động chính là hai tấm hình ông ngồi họp với tên đầu gấu Nguyễn Tấn Dũng, cách đây khoảng 18 năm.
Khi bênh vực cho Ðỗ Ngọc Yến, "luật sư" Phan Huy Ðạt đã nêu lên những lý luận hài hước như sau, chắc có lẽ muốn làm cho ông chủ của mình phải cười lăn cười bò nơi chín suối:
- Ông Yến là nhà báo, là người ưa tò mò, luôn luôn muốn được tai nghe mắt thấy. Hồi trước năm 1975, ông Yến đã tò mò đi theo lính Mỹ vào tận mật khu của việt cộng để coi cho biết! Khi hay tin tên phó thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng bí mật sang thăm tiểu bang California, ông Yến cũng "tò mò" đi tới coi .... cho biết! Ông Yến tới gặp Nguyễn Tấn Dũng là vì "tò mò" chớ không phải là đi đêm với việt cộng như nhiều người kết án! (Hoặc ông nghe nói thằng Dũng "mặt rổ" nên ông "tò mò" tới coi cho biết cái mặt rổ nó như thế nào?)
Cái lý luận hài hước, ấu trĩ này không thể đánh lừa được ai, ngay cả trẻ em! Ðã bước chân vào hang hùm, ổ rắn thì chắc chắn phải có một sứ mạng nào đó, nếu không thì đời nào bọn an ninh nó cho vào? Hoặc giả sử nếu vì "tò mò" thì phải đứng từ xa mà nhìn, cớ sao lại ngồi cùng bàn với bọn đầu gấu và ngồi ngay ở vị trí chủ tọa, trong không khí một cuộc họp? Có khi nào một thanh niên nào đó đi đến một động đĩ, gặp mấy tên ma cô gác cửa mời chào thì anh thanh niên đó nói rằng: - Tôi vì "tò mò" tới đây coi cho biết! Có thể cho tôi vô phòng coi mấy cô "làm việc" với khách được không ạ!
Chúng ta có thể tưởng tượng được khuôn mặt của anh thanh niên khờ khạo, ngu ngốc đó như thế nào, sau khi anh ta bị mấy tên ma cô túm cổ áo ném ra khỏi động đĩ? Chắc ít nhất khuôn mặt của anh ta cũng bị đánh sưng vù, lỗ mũi ăn trầu hoặc máu me đầy miệng!
Ngoài chuyện tên việt gian Ðỗ Ngọc Yến đi họp với việt cộng, báo người Việt đã gây ra hai vụ khiêu khích cộng đồng rất lớn mà toàn cộng đồng đều đã phẫn nộ, biểu tình phản đối. Ðó là vụ tên bưng bô "chiêm tinh gia" Nhân Quang sáng tác bốn câu thơ "thổi kèn" cho bọn việt gian cộng sản, ca ngợi "Minh Triết trời Nam tỏa sáng ngời!" Một vụ khác là con việt cộng nhãi ranh Huỳnh Thụy Châu đã vẽ bức tranh chậu rửa chân, có lá cờ vàng ba sọc bên trong. Ðược biết thị Châu là con của cán bộ cộng sản, theo cha mẹ vào nam lúc thị mới được năm tuổi. Sẵn có cái "gien" cộng sản trong người rồi nên khi thị sang Mỹ thì "trâu" quậy tới bến!
Khi cộng đồng biểu tình, phản đối thì báo Người Việt "xin lỗi" nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy, vẫn tiếp tục vi phạm. Ðiều này chứng tỏ là bọn chúng đã bị bàn tay của bọn việt gian cộng sản lèo lái. Do đó chúng ta cần tiếp tục lên án và tẩy chay báo Người Việt cho đến khi nào bọn chúng phải đóng cửa tòa soạn. Muốn bưng bô cho việt cộng thì cứ về Việt Nam, tha hồ mà bưng, lúc ấy sẽ sáng mắt ra! Chúng ta không thể chấp nhận ngay tại thủ đô tỵ nạn lại có một cái hang Bắc Pó, một ổ rắn độc của cộng sản ngang nhiên hoạt động, tấn công chúng ta liên tục như vậy. Nhìn vào trong hang, chúng ta thấy lềnh khênh những con rắn hết sức độc địa như:
- Phan Huy Ðạt (rắn hổ chúa), Vũ Ánh, Ngô Nhân Dụng, Ðỗ Quý Toàn, Vũ Quý Hạo Nhiên, Hà Tường Cát ..v..v..
Hang Bắc Pó tại quận Cam cũng chính là nơi thường xuyên đón tiếp những tên việt gian cộng sản gộc như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên. Mỗi khi các "ông cố nội" của bọn chúng đến thăm, cả đám bưng bô đều nhốn nháo, chạy lăng xăng lít xít, lo "điếu đóm" đủ mọi chuyện! Thật là nhục nhã và vô liêm sỉ! Những con người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản! Những tên phản bội nêu trên, trước năm 1975 đã từng là quân nhân hoặc công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được chính phủ VNCH cho đi du học nước ngoài. Có tên, sau năm 1975 đã bị giặc cộng bắt đi tù cải tạo tới 10 năm. Vậy mà khi sang được bến bờ tự do, chúng đã vì tham danh lợi mà quên đi tất cả, phản bội lại đồng bào và dân tộc! Là thú hay là con người?
Tuy nhiên, ở đời, cao nhân tắc hữu cao nhân trị. Vỏ quýt dày thì sẽ có móng tay nhọn. Lũ bưng bô ở hang Bắc Pó đã bị những người biểu tình kiên trì lên án, vạch mặt. Ngày nào tòa soạn của bọn chúng còn hoạt động thì đoàn người biểu tình sẽ còn tiếp tục chiến đấu. Họ là những chiến sĩ can trường, tựa như những chiến sĩ nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân lùng diệt bọn giặc cộng tấn công thủ đô Sài Gòn hồi tết Mậu Thân 1968.
SO SÁNH BÁO NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO VIET WEEKLY
Xét về bản chất, cả hai đều là những tên phản bội, đi làm tay sai cho giặc cộng, phản bội lại cộng đồng và dân tộc. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ tác hại và nguy hiểm thì ổ rắn độc Người Việt nguy hiểm hơn nhiều.
Những điểm khác biệt giữa hai tờ báo:
* Về tuổi tác:
Ban biên tập của Viet Weekly đa số là thành phần trẻ, thuộc thế hệ một rưỡi. Có thể họ đã bị bọn việt gian cộng sản móc nối, dụ dỗ, mua chuộc. Vốn thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết đầy đủ về bản chất của bọn cộng sản nên họ rất dễ dàng bị sa vào bẫy của những tên cáo già như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Buồi Pín, Vũ Thư Hiên. Nếu họ thật sự hối lỗi, chúng ta có thể khoan dung.
Trong khi đó, những tên việt gian chủ chốt trong ban biên tập của báo Người Việt đều là những người lớn tuổi, đã từng phục vụ trong chế độ VNCH trước 1975. Ða số những tên này đã từng nếm mùi "học tập cải tạo" của giặc cộng. Do đó, hành động phản bội của những tên này là cố ý chớ không phải là nai tơ bị cáo già dụ dỗ.
* Về lập trường:
- Báo Viet Weekly nhân danh tự do ngôn luận, thông tin "đa chiều" để đi đổ bô cứt cho giặc cộng.
- Báo Người Việt thì luôn luôn nhân danh lý tưởng quốc gia "chống cộng" (!) ,núp kỹ đằng sau lá cờ vàng ba sọc để ném .... lựu đạn vào cộng đồng người Việt tỵ nạn!
Những tên xanh vỏ đỏ lòng, đóng vai "chiến hữu" của chúng ta mà thường xuyên đâm vào lưng chúng ta những nhát dao lút cán; chính những tên này mới cực kỳ nguy hiểm!
KÊU GỌI ÐỒNG BÀO ỦNG HỘ NHỮNG CHIẾN SĨ BIỂU TÌNH:
Qua những phân tích ngắn gọn nêu trên, chúng tôi kêu gọi đồng bào khắp nơi trên thế giới hãy tiếp tục ủng hộ những chiến sĩ biểu tình, đang ngày đêm bền bỉ đấu tranh chống báo Người Việt ngay trước tòa soạn của bọn chúng. Những chiến sĩ này đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của họ để chiến đấu diệt giặc cộng ngay tại thủ đô tỵ nạn của chúng ta. Có người chấp nhận trở thành "homeless" và đã liên tục bền bỉ đấu tranh chống giặc cộng trong suốt mấy chục năm qua. Họ là những người đáng cho chúng ta khâm phục và ủng hộ.
Ở đời, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Khi chống cộng bằng ... mồm thì hầu như ai cũng chống được, nhưng khi cần thể hiện bằng những hành động cụ thể thì ... ôi thôi, tự nhiên có thật nhiều lý do để thoái thác! Ví dụ như tình thế cần chúng ta hiện diện trong một cuộc biểu tình chống bọn việt gian cộng sản, hoặc đóng góp chút quà để ủng hộ tinh thần các chiến sĩ biểu tình ..v..v... Những việc làm nhỏ nhặt như vậy mà chúng ta không làm được thì làm sao làm những chuyện lớn? Và cũng sẽ:
*Mất luôn hình ảnh đẹp này. Tóc hào khí dựng thổi bay mũ người*. Sang sông khói sóng ngất trời. Gươm loang ánh hận, thép ngời sắc đau. Ðỏ bầm lệ, vợ phía sau. Chồng quay mặt khuất hoa lau trắng lòa. Hèn mà sống được tới già. Mỗi sợi tóc bạc nhục ba đời liền. Tiếng thơm nào đến tổ tiên. Chết còn nhắm mắt chẳng yên nữa là!
Xin đồng bào hãy ủng hộ những chiến sĩ biểu tình để tiêu diệt hang ổ của giặc cộng, hang Bắc Pó tại quận Cam; đó chính là tòa soạn báo Người Việt. Ủng hộ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, bằng cả tấm lòng của mình để những chiến sĩ có thêm niềm tin, thêm nghị lực và sức mạnh để chống cộng cho đến khi nào chế độ hung tàn bạo ngược của bọn chúng phải bị sụp đổ!
Chú thích:
* Trích thơ của thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật.
*Trong những truyện tranh dã sử thường vẽ hình những tráng sĩ cỡi ngựa xông pha trận mạc. Tóc "hào khí" của tráng sĩ dựng đứng làm chiếc mũ trên đầu muốn rớt xuống đất! Trong khi đó, vợ của tráng sĩ ở lại hậu phương, nhớ thương chồng, khóc đến chảy máu mắt!
Tuesday, February 10, 2009
LẠM BÀN VỀ CHUYỆN “BÀ CỐ”
*Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC
Bút Xuân đã đọc truyện ngắn “Bà Cố” của Văn hữu Duyên Lãng Hà tiến Nhất, đăng trên tiengnoigiaodan.net Một câu chuyện thực, khá hay được lột tả bằng ngòi bút rất linh động của tác giả Duyên Lãng, một câu chuyện mà nếu không đọc, Bút Xuân nghĩ rằng nó không có thực.
Trong câu chuyện, tác giả muốn nhấn mạnh vài điểm chính yếu ấy là cái danh xưng trong xã hội Việt Nam ta và thứ hai, cái lòng tôn thờ chủ nghĩa “cứu cánh biện minh phương tiện” (La fin justifie les moyens) nhưng vì dưới dạng một truyện ngắn, tác giả chỉ có thể nói phớt qua. Bút Xuân sẽ đào sâu thêm những khía cạnh đó dưới dạng một bài tham luận như bạn đang đọc.
Trước khi đi vào từng đề mục, Bút Xuân, xin minh định một điều. Những danh từ “cha” do tác giả Hà tiến Nhất dùng trong truyện là chính xác với câu chuyện, nó được nói ra từ miệng những nhân vật trong truyện, sống, có thực. Tuy nhiên khi cá nhân Bút Xuân đề cập tới những giáo sĩ đã lãnh bảy chức thánh, Bút Xuân chỉ dùng danh xưng “linh mục” cao quí và đúng nhất. Trước đây, Bút Xuân đã nhiều lần minh định rằng chỉ có Thượng Đế sinh ra muôn vật, đấng vô hình vô ảnh, tòan năng hằng hữu, là Cha chung mọi lòai thụ tạo, Bút Xuân mới gọi là “Cha”. Một người nữa hữu hình, sinh ra thể xác, tinh thần Bút Xuân là chính “Cha” đẻ ra Bút Xuân, góp phần cùng với mẹ Bút Xuân. Ngòai ra không còn ai là cha của Bút Xuân nữa dù cho linh mục Ngô...gây Hấn có đe nọc ra giữa nhà thờ đánh đòn và rao tên trên tòa giảng thì Bút Xuân vẫn giữ y nguyên lập trường, không thay đổi.
DANH XƯNG QUAN TRỌNG NHẤT
Một câu chuyện bình thường nhưng tác giả Duyên Lãng đã làm cho nó có sức thu hút mạnh mẽ. Một thiếu niên được gửi vào chủng viện tu tập, học văn hóa, rồi thần học, xong chịu chức Linh mục, làm lễ mở tay ...là chuyện rất bình thường, người Công giáo có lẽ ai cũng biết điều đó. Nhưng chuyện tu tập rồi thành Linh mục như chuyện thầy Sáu Hóa, nhân vật chính của chuyện “Bà Cố” lại không giản dị như thế. Nó có nhiều khúc mắc, rối rắm, nhất là ở đọan kết khi bà cố Chiến - mẹ thầy Sáu - ngồi bàn với thầy làm sao để có 12,000 đôla nộp cho thành ủy (Cộng Sản) để cơ quan quyền lực này đồng ý cho thầy Sáu thụ phong linh mục! Khi đã tìm bới tất cả những nguồn có thể có tiền để vay nhưng không được, kể cả bà cố mẹ nuôi là cụ Nghị đang ở bên Mỹ vì cụ Nghị vẫn gửi hàng tháng lại vừa mới gửi một ít cho thầy Sáu Hóa xong. Chúng ta hãy nghe lại mẩu đối thọai:
Bà cố Chiến hỏi con là thầy Sáu Hóa:
-Việc này rồi thầy tính sao đây?
Thầy Sáu Hóa trả lời:
-Tùy má thôi chứ con biết tính sao bây giờ.
- Việc của thầy mà thầy bảo tùy má là tùy thế nào?
-Hay là con xin đức cha cho phép chờ cho đến khi nào có tiền thì hãy truyền chức?
Bà cố Chiến nghe giận quá ngồi im một đống.
- Hay là mẹ cầm tạm căn nhà này đi có được không?
-Những ý kiến của thầy má đều đã nghĩ tới nhưng không được đâu... Hay là thầy lại thử viết thư sang Mỹ xem. Nói là lần cuối cùng và chỉ mượn đỡ thôi.
Ở đây chúng ta cần ghi chú một điều, rất nhiều ông cố bà cố đã thúc bách con phải trở thành linh mục bằng được vì muốn hãnh diện với xóm làng, họ mạc, giáo xứ bất biết con mình có sẵn sàng tận hiến không. Như bà cố Chiến, từ lâu bà chỉ mong mỏi có một điều là thầy Sáu Hóa trở thành linh mục, để bà được mọi người gọi là “bà cố” một danh xưng cao quí khó có bút mực nào tả cho hết. “Đỗ cụ” từ rất lâu trong những giáo xứ ở Bùi Chu, Phát Diệm là một giấc mơ, một thiên ân, có thể hãnh diện hơn làm quan triều đình rất nhiều vì quan còn lo phải về vườn chứ linh mục thì làm “cha” cho đến khi chết, tác giả Duyên Lãng cũng viết như thế. Thân sinh vị Linh mục được lên chức “ông cố, bà cố” ngay và được kính nể đặc biệt, không những với giáo dân khắp nơi mà cả các linh mục chánh, phó xứ và cả Giám mục nữa. Người ta trọng chức linh mục vậy có trọng những người đã sinh ra linh mục cũng là chuyện đúng thôi.
Bút Xuân nhớ có nhiều giáo xứ ở Bắc Việt khi xưa có lệ, đàn ông trong giáo xứ nếu không mua nhiêu, mua trùm tức là đóng một số tiền đã được ấn định cho hàng xứ, sau đó có bữa cơm “dưa ghém, chén rượu nhạt” với dăm chục chai rượu và con lợn to đãi hàng xứ thì dù lớn tuổi bao nhiêu đi nữa khi có cuộc rước của giáo xứ cũng phải cầm cờ, khiêng trống. Khi gọi tên, người hàng xứ chỉ nói:”Anh A, anh B hay ông C, ông D” nếu đã có vẻ lớn tuổi chứ không có tước vị đi trước. Nhưng khi đã ăn khao, những người đó được gọi theo tước vị đã mua, thí dụ: “anh nhiêu A, ông trùm B, ông trưởng C” và khi đã có chút tước vị đi trước tên như đã nói, những người này trở thành chức sắc trong giáo xứ, không còn phải đi cầm cờ khiêng trống mỗi khi có cuộc rước nữa. Bạn có thể nói, đến bữa đó bạn bỏ đi chơi xa thế là hết cầm cờ khiêng trống chứ gì? Không đâu bạn ơi, các ông trùm sẽ cho người đến báo trước cả tuần, nếu bạn vắng mặt, bạn phải nộp phạt mấy đấu gạo hay mấy xu. Đau ruột lắm. Bạn ì ra không chịu đóng ư? Linh mục chánh xứ (xứ tôi chẳng hạn) sẽ cho rao tên bạn trong lễ Chủ nhật. Mặt mũi nào mà nhìn ai! Thôi thì cái việc rất dễ, cầm cờ đuôi nheo đi trước hoặc khiêng trống theo sau cho xong. Cầm cờ thì những hôm nào gió to, người yếu, gió muốn cuốn cả cờ cả người lên nóc nhà thờ. Đánh vật với cờ cũng mệt. Còn khiêng trống có lẽ zui hơn. Hai người khiêng một cái trống cái, trống to nhất, to bằng hai cái thùng phuy. Tay đánh trống có thể là một ông trương, ở xứ tôi là trương Bãi, thường mặt đỏ gay như con gà chọi, có lẽ trước khi đi đánh trống, để thêm hăng hái, ông trương đã tợp vài ngụm rượu trắng cho lên tinh thần. Cứ đi một quãng ngắn, theo đúng bài bản, ông trương Bãi lại múa dùi trống như người hươi côn rồi lừa lừa đánh “tùng” một cái vào mặt trống. Coi cũng zui. Sau ông trương là phường trắc: sol sol lá sol fà sol đồ...và các cháu bé vừa gõ hai thanh tre vào nhau vừa nhảy như nhảy cò cò. Coi cũng đã. Nếu là tháng hoa, các cháu gái đồng phục trắng, tay cầm giỏ hoa, theo lệnh, cứ thỉnh thỏang lại vãi hoa, sau các cháu gái này thường là kiệu Đức Mẹ. Kiệu Đức Mẹ hay kiệu Chúa Giêsu ban Phép Thánh Thể (Santi) thì bạch đinh không được khiêng mà đã có các cô trung binh và các trùm trưởng chức sắc.
Như chuyện khao vọng, Bút Xuân, ngày xưa lúc còn thiếu niên chưa đến 18 tuổi để “được” cầm cờ khiêng trống rồi sau đó ra Hànội sống, nên chẳng biết cái thú khiêng trống ra sao. Chứ mấy người anh họ, vì nhà nghèo chẳng có tiền mua nhiêu, mua trùm, mua trưởng, đám rước nào của giáo xứ cũng phải đi cầm cờ khiêng trống đỏ cả vai, làm bạch đinh cho đến già, cứ phải cầm cờ khiêng trống với lũ nhãi ranh mới lớn, thật dễ giận, kì cho bỏ tiền ra mua ngôi thứ và ăn khao mới thôi. Cho nên có tiền mua cái danh hờ trong giáo xứ xưa kia cũng là điều nên làm khi có thể.
Riêng với các ông cố (bố cha) thì khác hẳn. Dù chưa mua tước vị gì, chưa khao vọng, chưa mất một miếng trầu bát nước cho hàng xứ, vẫn là dân bạch đinh vô danh tiểu tốt thôi nhưng từ khi ông con lên chức phó tế rồi đỗ cụ một cái thì đố thằng nào dám léo hánh đến nhà ông “tân cố” bảo ông đi cầm cờ, khiêng trống như trước nữa mà khốn khổ khốn nạn. Khi ông bà ra đường có khối kẻ cúi đầu rất sâu:”Con xin phép lậy ông cố ạ.” “Xin phép lậy bà cố ạ”, danh xưng “ông cố bà cố” được tự động gọi không ai bảo ai. Còn khi có cỗ bàn hàng xứ, ông cố được mời ngồi chiếu nhất với linh mục chánh xứ, trùm chánh, trùm phó, vị chi 4 người một mâm. Khi không có linh mục. ông cố lại được cái hân hạnh mời xướng kinh “Lạy Cha” trước khi cầm đũa, một tôn trọng đặc biệt của người Công giáo ta.
Còn bà cố thì khỏi nói. Bà cũng ngồi với các bà trùm chánh, trùm phó, cũng ở chiếu nhất phía nữ vì lúc đó có lệ đặt phản ngồi riêng cho nam giới cũng như nữ giới, theo đúng sách vở “nam nữ thụ thụ bất thân” của cụ Khổng Khưu. Các chị Nhiêu, chị Quản, chị Giáp chớ có mà xớ rớ lên các mâm đó kẻo bị mời xuống bẽ mặt.
Vì vậy, chẳng phải linh mục chánh xứ, hàng xứ mà đến vị Giám mục sở tại cũng phải nể vì ông cố bà cố: Khi có báo cáo có khách chờ, vị Giám mục nói:
“Chắc lại bà cố Chiến.”
Và danh xưng bà cố phát ra từ miệng Giám mục nó mới cao quí, đáng kính làm sao:
“Chào bà cố. Công việc đến đâu rồi?”
“Thân lạy Đức cha, thầy Sáu chưa thành linh mục mà Đức Cha đã phong cho con rồi.”
Bà cố Chiến có vẻ e thẹn nói câu đó với một niềm vừa tự hào vưà sung sướng vô biên.
Ấy cái danh xưng trong xã hội ta quan trọng như thế đó.
Chúng ta lại ghi nhận thêm một sự việc nữa. Các ông cố bà cố luôn luôn thích gọi người con đang chờ ngày thụ phong linh mục là “thầy Sáu, là cụ Bốn, cụ Sáu” như ở quê tôi khi xưa và khi đã “đỗ cụ” rồi là cha. Có nhiều vị còn xưng con với con mình nữa để cho người ngòai thấy chức thầy cả cao trọng là nhường nào. Như bà cố Chiến nói với linh mục Hóa buổi tối ăn mừng:
- Cha mệt lắm hả? Con dọn giường cho cha đi nghỉ sớm nhá!
Chỗ hay nhất của câu chuyện là những lời đối thọai giữa chị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Cộng sản (Saigòn) và bà cố Chiến khi bà cố đến nộp tiền. Bà cố bảo chị ta kiểm lại, chị ta vênh mặt, nói:
“Chị dám thiếu sao? Tôi dư biết là đủ rồi” cho thấy quyền uy của những kẻ cai trị dù là cai trị bằng bá đạo.
CỨU CÁNH BIỆN MINH PHƯƠNG TIỆN
Mấy người bạn của Bút Xuân sau khi đọc xong chuyện “Bà Cố”, trong lúc trà dư tửu hậu có nói với Bút Xuân rằng:
“Thầy Sáu Hóa đã vào Chủng viện, đã tu tập nhiều năm sao thầy lại có thể nói dối cụ Nghị rằng thầy mồ côi mồ cút, bố mẹ chết hết, không ai thân thuộc để đánh động lòng thương của cụ Nghị đang ở Mỹ, gửi tiền về cho thầy ăn học. Có khi thầy còn nói phịa ra nay tổ chức ca đòan cho giáo xứ này, mai lập hội CG tiền hành cho giáo xứ kia rất tốn kém khiến cụ Nghị cảm động và càng gửi thêm tiền giúp đỡ thầy Sáu Hóa trong việc tông đồ cao quí. Ngay bước đầu tu tập, thầy Sáu Hóa đã nói dối bà mẹ nuôi để đạt mục tiêu, như vậy khi đã thành LM rồi, thày còn tiếp tục nói dối nhiều nữa vì những mục tiêu bất chính của thày thì sao?”
Bút Xuân nghe qua, ngẫm nghĩ rồi trả lời mấy ông bạn thân mến như thế này:
“Nói dối là xấu nhưng cũng có trường hợp nói dối OK. Đành rằng thầy Sáu Hóa có nói dối cụ Nghị, ngay cả nói dối lần cuối cùng để được gửi 12,000 đôla đem hối lộ thành ủy Cộng sản nhưng xét cho cùng thì thầy chỉ theo cái châm ngôn:”Cứu cánh biện minh phương tiện” mà thôi.
Cứ theo cái khuôn vàng thước ngọc này thì “tất tần tật” mọi phương tiện đều tốt miễn là đạt được mục tiêu sau cùng, miễn là “chất lượng” sản xuất cao.
Xin nêu vài sử liệu để quí bạn dễ hiểu.
Nhiều Sử gia có viết về “bác” Hồ vô vàn kính yêu, chí công vô tư của nước Việt Nam chúng ta sở dĩ phải báo cho Mật thám Pháp bắt cụ Phan bội Châu để lấy 100,000 tiền thưởng là vì bác muốn dùng tiền ấy để tổ chức, phát triển đảng CS Đông dương. Nhất cử lưỡng tiện, một mặt trừ được một kẻ thù lợi hại, quốc dân đang tín nhiệm, mặt khác có tiền nhiều thực hành phương án. Đó chính là dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện dù phương tiện “chất lượng” quá bèo.
“Bác” cũng phải nói dối người Việt chúng ta và quốc tế hồi năm 1945 rằng đảng Việt Minh là đảng của người Quốc gia thuần túy chứ không có Cộng sản Cộng xiếc gì để mọi người dân Việt yên tâm đứng sau “bác” - kể cả cố Giám mục Lê hữu Từ - đánh Pháp xiểng liểng và để Hoa Kỳ-Anh quốc và các nước trong thế giới tự do ủng hộ “bác” và Chính phủ Liên Hiệp do bác thành lập. “Bác” và cán bộ của bác luôn mồm nói “độc lập, tự do, hạnh phúc, đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày đợi ngày. Ngày mai bao ấm no diệt xong quân Pháp kia cười vang ta hát câu tự do” nhưng đã 64 năm từ ngày toàn dân hát bài ấy ra rả cả ngày mà chẳng thấy độc lập đâu, trái lại “bác” dâng biển dâng đất đứt cho quan thầy để xin chức Thái Thú. Tự do thì chỉ có tự do vào tù và đeo còng số 8, còn hạnh phúc thì vợ chồng con cái lê la ở ngoài đường sống trên những bãi rác, trẻ con khỏi đi học nhưng bắt ruồi nhặng đem bán cho những kẻ đi bẫy chim làm kế độ nhật. Đường ta còn đấy nhưng đi đâu dù chỉ cách vài km cũng phải báo cáo tạm trú tạm vắng, nhà ta không có thì ta đi xây mướn cho các huyện, tỉnh uỷ, thành uỷ, hiện nay là những tư bản đỏ giầu nứt đố đổ vách, ruộng của ta, ta không được phép cày nữa mà đảng và các cán bộ, đảng viên ưu ái chiếm hết cả, ta có đi khiếu kiện như cả triệu dân oan vài, ba chục năm cũng không đi tới đâu chưa kể công an dùng vòi rồng xịt nước, roi điện, hơi cay, vứt lên xe đánh đập tàn nhẫn và bỏ tù mút chỉ. Coi LM Nguyễn văn Lý, LS Lê thị Công Nhân, LS Nguyễn văn Đài và hàng trăm chiến sĩ Dân chủ khác là thấy.
Đấy, nghe phỉnh nịnh lắm vào giờ hối không kịp cũng chỉ bởi người nước ta ưa phỉnh nịnh, hễ có đứa khen là ôm bom ba càng nhảy vào xe tăng liền. Tóm lại, những điều “bác” Hồ chí Mén (chí là loại rận sống trên đầu, mén là con chí nhỏ) và đảng của bác làm đều là theo sát câu châm ngôn trí tuệ tiên tiến “cứu cánh biện minh phương tiện” nói trên. Sư ông Thích Nhất Cộng và vợ là Không Chân (nhưng biết sanh con trai nối nghiệp thiền) ở làng May (mấy lúc sau này quá xui vì mắc lỡm Vẹm) cũng cùng bài bản.
Một việc khác, Hoàng đế Bảo Đại, vị minh quân cuối cùng nhà Nguyễn của nước Việt Nam ta, khi Ngài ngự muốn bứng ông Ngô đình Diệm đi trong chức Thủ tướng Chính phủ Miền Nam do Ngài mời ông Diệm về làm, nên đã dối trá triệu hồi ông Diệm sang Pháp để cầm chân ông ở đó và cử Bảy Viễn lên làm Thủ tướng thay thế ông Diệm vì Bảy Viễn mở sòng bạc Kim Chung Đại thế giới tiền vô như nước, mỗi tháng có thể cung cấp cho Hòang đế cả trăm ngàn tiền Đông dương để ăn chơi du hí, nuôi đầm non bên Paris, còn ông Diệm thì nghèo xác nghèo xơ, trên răng dưới dép, tiền đâu mà cung phụng Ngài ngự? Cho về vườn là rất đúng sách vở Quốc văn giáo khoa thư lớp Đồng Ấu: ”Không tiền đố mầy làm nên.” mà Bút Xuân đã học từ hồi 6-7 tuổi. Ấy xin lỗi, không thầy chứ! May là ông Diệm đi guốc vào cái tim đen Quốc trưởng Bảo Đại không thì bị giam lỏng húp cháo rùa ở Paris.
Đây là một đọan nguyên văn trong bài “Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất cộng hòa của ông Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ trưởng thời CP Diệm:
“Hiệp ước đình chiến Genève ký kết ngày 21-7-1954 chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17.Bảo Đại gây khó khăn cho ông Diệm bằng cách từ Cannes gửi ngày 28-4 và 30-4-55 hai công điện liên tiếp triệu hồi TT Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” vì ông Diệm khai trừ tướng Nguyễn văn Hinh, không chấp nhận tướng Nguyễn văn Vĩ như tân Tổng tư lệnh Quân đội, cương quyết kết thúc kế họach dẹp giáo phái, quét sạch Bình Xuyên và giải tán tổ chức võ trang UMDC của Leroy. Ý đồ của Bảo Đại là thay thế Thủ Tướng Diệm, có thể bằng Lê văn Viễn tự Bảy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy Cảnh sát, công an và kiểm sóat sòng bài Đại thế giới để cung cấp tiền nong cho Quốc trưởng.” (Hết trích)
Theo ý Bút Xuân, Hoàng đế Bảo Đại làm rất đúng theo câu châm ngôn trên. Ngài ngự sáng suốt vô cùng! Lưu vong qua Pháp chỉ có trên răng dưới giầy tây, Ngài không thể mang theo cả lầu vàng điện ngọc của Hòang gia từ thời ông cố tổ Nguyễn Kim - Nguyễn Hòang, rồi Nguyễn Ánh, Ngài cần tiền là đúng “Không tiền đố mày làm nên” xin nhắc lại một lần nữa. Vả lại Ngài ngự còn một đám đầm non mà cô đầm Monique Baudot, xinh như mộng là một - vây quanh, tối xâm banh nhẩy đầm, sáng Croissant, sữa Guigot vàng, thì tiền núi cũng hết. Chỉ có Bảy Viễn, xếp sòng Kim Chung - Đại thế giới hốt từ tiền cắc do lấy xâu mọi thành phần ham mê đỏ đen, tứ đổ tường lúc đó ở miền Nam, kể cả những anh xích lô đạp - để phân biệt với xích lô máy khá giả hơn một tí - và những bà bán rau cải ở chợ, thì mới đủ cung cấp cho Ngài ngự mà thôi.
Vậy thì, cứu cánh biện minh phương tiện, để ông thày tu Diệm ngồi kì đà cản mũi làm chi. Bứng ông đi, Vĩ có job, Bảy Viễn có good job, Hinh có job, Ngài ngự thỏa mãn đến tận cùng chân răng, kẽ tóc. Hăm lăm triệu dân Việt lúc đó, chỉ có mình Ngài là Hòang đế anh minh, dại gì mà không hưởng cho đã mà Ngài ngự vốn xưa nay đã rất nổi tiếng về cái sự đờn bà con gái vì mỗi đêm không có cái “sinh vật” khác giống này là hổng ngủ nổi. Thực là nhất cử lưỡng tiện, vừa cho con dân của Ngài biết Ngài rất thương dân, xăng xái đến cả mọi họat động của Chính phủ do Ngài lập ra, để dân quên đi cái tháng Ba khốn khổ năm Đói mới vừa qua chết hai triệu người mà Ngài ngự chẳng hề lên tiếng lấy một câu yêu cầu quân phiệt Nhật và thực dân Pháp mở hàng trăm kho gạo đầy ắp do chúng tích trữ thu mua lâu ngày, đặng phát cho dân chúng cầm hơi đỡ chết đói chờ đến mùa lúa mới. Sau vụ đói, Bút Xuân có hân hạnh nhìn tận mắt các kho gạo này cao to như những cái núi ở bến Sáu kho Hảiphòng và ở nhiều nơi khác.. Bứng ông Diệm đi, để Bảy Viễn thế, vừa củng cố đám thuộc hạ, chân tay như Hinh, như Vĩ, như Xuân và nhiều tên khố xanh khố đỏ khác như Đỗ Mậu, Trần thiện Khiêm, André Đôn, Đính, Lễ, Linh quang Viên v.v...do Pháp đào tạo rất ăn ý với Ngài ngự, vừa hưởng lợi lớn mỗi tháng tiền vô khẳm.
Một người bạn Bút Xuân, lão Cả Đẫn, khi nghe tới đây liền giơ tay có ý kiến. Cả Đẫn phát ngôn rằng thì là...(ông ta có tật nói lắp, già bảy mấy vẫn không sửa được) là là ...nước Việt Nam 4 ngàn, hai trăm, 31 năm văn...văn hiến, văn học ta thật có phước phước lớn lắm mới sản sanh được mấy nhân nhân nhân...vật kì tài tài. Địa địa linh linh...linh sinh nhân kiệt. Đó là bác “bác” Hồ vô vàn vàn vàn kính yêu của các cháu qùang khăn đỏ như cháu Huỳnh thị Thanh Xuân ở Đà nẵng (mới viết thư tố cáo bác: “Tôi gặp bác Hồ năm 1964 bị bác phá trinh lúc tôi mới 15 tuổi”), Vẹm Duẩn, Mười, Anh, Triết, Mạnh, Dũng, Giáp v.v...Hòang Hòang đế Bảo Bảo Đại, Đại tướng tướng Dương văn Minh, tướng Đỗ Đỗ Đỗ...Mậu, sư ông hổ hổ hổ mang mang Trí Quang, tướng Nguyễn chánh Thi, tá Vương văn Đông v.v......”
Bút Xuân phải ngắt lão:
“Thôi, còn rất nhiều như sau này, kể đến tối cũng không hết những thứ trời ơi đất hỡi đó ở nước ta, tất cả là nhờ địa linh nhân kiệt đấy, sung sướng nhá. Nhưng thôi, hãy tạm ngưng đã bác Cả. Em nghe bác nói em mệt tim lắm...”
Cả phòng cười ran. Thực vậy, nói thì không mệt mà nghe Cả Đẫn nói thì mệt đứt hơi vì cứ như nghe dân tị nạn vừa từ đảo sang nói tiếng Anh. Cả Đẫn vẫn chưa chịu, giơ tay phản đối cái một:
“Tôi tôi tôi ...mới nói nói nói có một câu.”
“Vâng, bác Cả. Bác mới nói có một câu mà bọn tôi muốn mệt, bác nói nữa thì chắc có thằng phải gọi I-mớ-rân-xi đấy.”
Cả phòng lại cười. Cả Đẫn cũng nhe răng ra cười xòa. Cả được cái nết không biết giận.
Cứu cánh biện minh phương tiện khi tên Trần huy Liệu cán bộ cao cấp Vẹm chỉ đứng sau Hồ dâm tặc, (tên này cướp vợ của Phạm Giao, con học giả Phạm Quỳnh, y giết Phạm Giao cùng với cụ Quỳnh). Lúc y làm Bộ trưởng Tuyên truyền của Vẹm, y tạo ra một đứa trẻ tưởng tượng tên Lê văn Tám, mới hơn 10 tuổi, biết quấn giẻ vào người, tẩm xăng đốt rồi chạy vào kho xăng của Pháp làm nổ kho xăng cháy mấy ngày đêm. Y không hiểu là khi lửa bắt lên thì nóng rát quá, bố thằng bé cũng không chạy được nữa nhưng y cứ nói láo vì cứu cánh biện minh phương tiện. Ấy vậy mà không thiếu cháu ngoan “bác” Hồ quàng khăn đỏ muốn thực hành như thế để được nổi tiếng. Đã bảo người Việt, ngay từ đứa con nít cũng muốn “nổ” mà! (dunglac.org)
Cứu cánh cũng biện minh phương tiện khi Đại tá Dương văn Minh, Tư lệnh chiến dịch Rừng Sát - do TT Ngô đình Diệm chỉ định - đã thuổng được một túi (túi hình trụ, khá lớn, binh sĩ thường dùng để đựng, mùng, mền, poncho, quân trang cá nhân). Túi đầy tiền giấy và kim cương, ngọc thạch, vàng y...đáng giá nhiều triệu đồng từ tên Paul, con trai Bảy Viễn. Thay vì đem trình TT Diệm - rồi cũng được thưởng - nhưng cũng vì cứu cánh chứng minh phương tiện, Đại tá Dương văn Minh ém nhẹm luôn nguyên túi cho chắc ăn. Việc đổ bể đến tai TT Diệm, ông bèn cho Đại tá ngồi chơi xơi nước.(Xin đọc: Những ngày bên cạnh TT Ngô đình Diệm, tác giả Đ/T Nguyễn hữu Duệ) Chính vì thế mà Dương văn Minh để tâm thù, ra lệnh cho tên Đại Úy Nhung và tên Đại tá Mai hữu Xuân hạ sát tức tốc hai anh em ông Diệm-Nhu ngày 2-11-1963. Y làm Tổng thống hai ngày rồi quì dâng miền Nam cho Cộng sản để Cộng Sản tha mạng cho y. Khi y chết ở Hoa kỳ, mấy tên sĩ quan khốn kiếp, vô liêm sỉ lấy cờ vàng phủ quan tài y, lá cờ mà y đã phản bội ít nhất hai lần và chính y đã xử tử miền Nam 2 lần.
Cứu cánh cũng chứng minh phương tiện. Nguyễn văn Thiệu vừa tuyên bố trao quyền lại cho cụ giáo già Trần văn Hương, suốt đời chỉ có thể làm hành chánh và dạy học, để ông Thiệu trở về với Quân đội đặng có thêm một tay súng như ông ta tuyên bố để chống với Cộng sản thì vừa tuyên bố buổi sáng, chiều tối Thiệu cùng gia đình lên máy bay Mỹ sang Đài loan có Đại sứ Kiểu là anh ruột đón ở đó.
Cũng theo châm ngôn này, Nguyễn cao Kỷ hôm trước tuyên bố ở trước nhà thờ Tân Sa Châu tuyển mộ 500,000 tay súng quyết giữ vững Sài gòn thì ngày hôm sau người ta thấy y và vợ con y có mặt ở Đệ thất Hạm đội Hoa kỳ ở ngòai khơi. Cũng cứu cánh, y xin về làm bồi cho bọn Vẹm tội đồ dân tộc hòng kiếm chân tuỳ phái nhưng bọn Triết Dũng Mạnh không thí cho thằng khốn nạn một cục xương!
Nếu kể cho hết thì không biết là bao nhiêu trường hợp cứu cánh biện minh phương tiện ở nước ta, như Nguyễn đan Quế, Hoàng minh Chính, Dương thu Hương, Đỗ nam Hải... dân chủ giả hiệu.
Giặc cái xoen xoét cái lỗ mồm Dương thu Hương (ngày nào còn nói về ỉa phẹt lên đầu từ thằng Hồ, thằng Duẩn thằng Giáp, thằng Thọ...trở xuống) nay lại bày đặt viết “đỉnh cao cứt chồn” thối hoăng cả Paris, nhằm đánh bóng tên dâm tặc Hồ chí Mén mặt sắt đen sì chuyên khẩu dâm, khiến bà con hải ngoại muốn ói mửa, buồn nôn. Bãi đờm y thị nhổ ra ngày nọ, nay y thị cúi xuống húp vào. Thực là vô liêm sỉ. Nhưng cho dù y thị viết ca thằng giặc Hồ, dịch ra Pháp văn, nhưng cả quốc tế và trong nước không ai là không biết thằng giặc già dâm đãng hại biết bao đời con gái những thiếu nữ mới hơn chục tuổi đầu, kể cả Nông thị Xuân (đẻ ra Nguyễn tất Trung) và Nông thị Ngát (đẻ ra Nông đứt Mạch) chỉ đáng cháu nội, cháu ngoại y như cô Huỳnh thị Thanh Xuân (nay đã 60). Y giết vợ, bỏ con, một con yêu tinh, quỷ sống, y chính là con của Nguyễn sinh Sắc và Nguyễn thị Kim Loan ở thôn Kim Liên, Hà tĩnh. Y giam lỏng anh y là Nguyễn sinh Khiêm cho đến chết vì sợ Khiêm tiết lộ nhiều điều bất lợi cho y. Chị y là Nguyễn thị Thanh đến Bắc bộ phủ mấy lần chờ chực nhưng y cho lính gác nói chủ tịch không có nhà và đuổi đi. Bà này uất hận quá mà chết. Lăng mộ cha mẹ y, bọn gian thần xây cất nhưng đã nhiều lần dân chúng trét cứt lên, cũng y như lăng mộ của Chinh, Đồng, Duẩn, Thắng v.v...Nhưng tội lớn nhất của giặc Hồ là dâng biển đất nước ta cho Tàu phù. Tàu hiện đã xuống ở đầy các thành phố lớn của ta. Thằng giặc già tính sao đây?
Nhiều anh to mồm như Nguyễn chí Thiện cũng chửi Vẹm, ra cái điều ta cũng chống Cộng đây nhưng đố dám động đến thằng Hồ dâm tặc chẳng biết vì sao? Thực ra mấy anh này còn khá hơn tên “rắn ráo” sư Trần chung Ngọc, y kề miệng lỗ nhưng mù đặc chẳng biết đúng sai, chẳng biết công tội, lúc nào cũng khoe học vị đầy mình, liếm trôn Vẹm miệng thối hoăng phẩn Hồ nhưng cứ ở lì Hoa Kỳ đớp kỹ bánh, thịt tư bản, chẳng biết nhục. Khoái Vẹm thế sao y không về Việt Nam mà sống với chúng? Y luôn luôn chửi Công giáo, phạm thượng đối với Thượng Đế, chửi ông Diệm vô căn cứ, y là một thằng vô lại, bất cố liêm sỉ!
Chuyện những tên này như bọn hủi Vaala, Việt Tân, Madison Nguyễn, bọn hủi Đỗ ngọc Yến...có nói đến tết Iran cũng chưa hết chuyện. Vả lại càng nói thì bạn đọc càng tởm, ăn cơm hết ngon! Xin trở lại với thày Sáu Hóa và bà cố Nghị kẻo hết đêm!
Thực ra, cụ Nghị đang ở Hoa Kỳ cũng chẳng mất gì. Tiền già cụ lãnh ở Mỹ không phải là tiền mồ hôi nước mắt do cụ làm ra hoặc con cháu cụ làm ra, hoặc cha mẹ cụ để lại. Cụ sang đây đòan tụ với con là đã quá sung sướng. Sau mấy năm, đủ ngày đủ tháng đủ tuổi, Chính phủ Mỹ cho cụ hưởng tiền già, có Medical khám bệnh, mua thuốc miễn phí, có các chương trình săn sóc người cao niên, có dịch vụ xe đưa đón, có chương trình phát bơ, sữa, cheese, đường ăn mệt nghỉ. Nếu cụ ở một mình thì cụ phải chi phí hơn phân nửa tiền già; đàng này cụ ở với con trai và con gái, cụ không mất tiền ăn, tiền ở, tiền già cụ để dành hầu hết vì vậy mà cụ có nhiều tiền để gửi cho thầy Sáu Hóa. (tinvui.org Văn học)
Số tiền 12,000 đôla để thầy Sáu Hóa đút lót đặng bước lên bàn thánh ”Con là linh mục đời đời” và những món tiền khác cụ gửi mỗi tháng trong nhiều năm cho thầy Sáu Hóa tu tập, bảo rằng không phải của cụ Nghị thì của ai? Đó là tiền của Chính phủ Mỹ thu thuế từ nhân dân Mỹ. Nhân dân Mỹ đóng thuế khá nặng cho Chính phủ để chính phủ điều hành việc nước và phát triển những chương trình xã hội mà chương trình trợ cấp cho người cao niên là một.
Thầy Sáu Hóa, rốt cuộc, được thành ủy Cộng sản cho phép chịu chức Linh mục vì đã nộp đủ tiền, công lao cũng là từ nhân dân Mỹ mà ra. Nếu cụ Nghị không được cấp phát số tiền này hàng tháng thì dù cụ có muốn giúp thầy Sáu Hóa đến đâu cũng chịu thua. Cũng như hiện tại, Việt kiều hải ngọai năm nay chuyển về quê hương trên 5 tỉ đôla do chánh sách bật đèn xanh của Hoa kỳ. Nếu Hoa kỳ không cho, làm sao CS Việt có số tiền lớn lao bằng ngọai tệ như thế để mướn thêm công an rình rập theo dõi dân chúng và nhất là để trù dập các nhà tranh đấu bất khuất cho Dân chủ Tự do như LM Nguyễn văn Lý, LS Công Nhân v.v...(vietnamexodus.org Văn học)
Trong lễ mở tay, người sung sướng nhất chắc phải là bà cố Chiến, rồi đến Linh mục Hóa khi ngài nằm sấp mình giang tay, giang chân giữa cung thánh ăn năn với Đấng Tòan Năng thanh tẩy ngài cho xứng đáng. Nhưng có lẽ trong lúc đó biết đâu bà cố Chiến lại không nghĩ đến câu nói của mụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc:
“Ông Hóa lên làm ông cha rồi đi Mỹ một chuyến thu lời gấp trăm gấp ngàn lần ngay thôi. Chị không thấy đấy ông đức cha và các ông cha nào đi Mỹ về mà không ôm cả đống đôla.”
Bà cố Chiến quả đã đầu tư một cách rất khôn ngoan như bà thường bảo thầy Sáu Hóa:” Con là cái gậy chống của mẹ lúc tuổi già.”
Anh em bạn hữu Bút Xuân tụi tôi chỉ mong cho linh mục Hóa và 57 tân linh mục thụ phong cuối tháng 11-05 và các Linh mục cố cựu khác sẽ không bao giờ như ông “cha TKP” trong truyện ngắn “Bà cố” bê bối đủ thứ mà “cũng không thấy bề trên nói gì.” Và hi vọng sẽ chẳng gặp một tân linh mục nào trong số 57 linh mục mới chịu chức ngày 29-11-05, kể cà linh mục Hóa, ở bất kì một giáo xứ nào trên đất Mỹ, sang xin tiền, như lời Mụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc của Vẹm... Kiếm đôla ở đây cũng khó lắm chứ không phải như người Việt ở VN, nhất là “đồng chí gái” Chủ tịch Mặt trận, nghĩ chắc bên Mỹ, ra đường cũng nhặt được hàng đống đôla.(hon-viet.co.uk trang VHNT)
Tóm tắt, thầy Sáu Hóa và bà cố Chiến đúng là đệ tử ruột của câu châm ngôn cao quí, nhất là khi bà tuyên bố một câu xanh rờn, đầy tình nghĩa:
“Người đàn bà đó - cụ Nghị - từ nay không còn cần thiết nữa.” Cứu cánh đã đạt rồi thì phương tiện “chất lượng” mấy cũng vứt y như cô Nông thị Xuân và những đứa bạn của cô Huỳnh thị Thanh Xuân năm xưa vậy.
Các Hội Bảo trợ ơn Thiên triệu tại Hoa kỳ có đọc được câu chuyện thật này của tác giả Duyên Lãng không?
*Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC
Bút Xuân đã đọc truyện ngắn “Bà Cố” của Văn hữu Duyên Lãng Hà tiến Nhất, đăng trên tiengnoigiaodan.net Một câu chuyện thực, khá hay được lột tả bằng ngòi bút rất linh động của tác giả Duyên Lãng, một câu chuyện mà nếu không đọc, Bút Xuân nghĩ rằng nó không có thực.
Trong câu chuyện, tác giả muốn nhấn mạnh vài điểm chính yếu ấy là cái danh xưng trong xã hội Việt Nam ta và thứ hai, cái lòng tôn thờ chủ nghĩa “cứu cánh biện minh phương tiện” (La fin justifie les moyens) nhưng vì dưới dạng một truyện ngắn, tác giả chỉ có thể nói phớt qua. Bút Xuân sẽ đào sâu thêm những khía cạnh đó dưới dạng một bài tham luận như bạn đang đọc.
Trước khi đi vào từng đề mục, Bút Xuân, xin minh định một điều. Những danh từ “cha” do tác giả Hà tiến Nhất dùng trong truyện là chính xác với câu chuyện, nó được nói ra từ miệng những nhân vật trong truyện, sống, có thực. Tuy nhiên khi cá nhân Bút Xuân đề cập tới những giáo sĩ đã lãnh bảy chức thánh, Bút Xuân chỉ dùng danh xưng “linh mục” cao quí và đúng nhất. Trước đây, Bút Xuân đã nhiều lần minh định rằng chỉ có Thượng Đế sinh ra muôn vật, đấng vô hình vô ảnh, tòan năng hằng hữu, là Cha chung mọi lòai thụ tạo, Bút Xuân mới gọi là “Cha”. Một người nữa hữu hình, sinh ra thể xác, tinh thần Bút Xuân là chính “Cha” đẻ ra Bút Xuân, góp phần cùng với mẹ Bút Xuân. Ngòai ra không còn ai là cha của Bút Xuân nữa dù cho linh mục Ngô...gây Hấn có đe nọc ra giữa nhà thờ đánh đòn và rao tên trên tòa giảng thì Bút Xuân vẫn giữ y nguyên lập trường, không thay đổi.
DANH XƯNG QUAN TRỌNG NHẤT
Một câu chuyện bình thường nhưng tác giả Duyên Lãng đã làm cho nó có sức thu hút mạnh mẽ. Một thiếu niên được gửi vào chủng viện tu tập, học văn hóa, rồi thần học, xong chịu chức Linh mục, làm lễ mở tay ...là chuyện rất bình thường, người Công giáo có lẽ ai cũng biết điều đó. Nhưng chuyện tu tập rồi thành Linh mục như chuyện thầy Sáu Hóa, nhân vật chính của chuyện “Bà Cố” lại không giản dị như thế. Nó có nhiều khúc mắc, rối rắm, nhất là ở đọan kết khi bà cố Chiến - mẹ thầy Sáu - ngồi bàn với thầy làm sao để có 12,000 đôla nộp cho thành ủy (Cộng Sản) để cơ quan quyền lực này đồng ý cho thầy Sáu thụ phong linh mục! Khi đã tìm bới tất cả những nguồn có thể có tiền để vay nhưng không được, kể cả bà cố mẹ nuôi là cụ Nghị đang ở bên Mỹ vì cụ Nghị vẫn gửi hàng tháng lại vừa mới gửi một ít cho thầy Sáu Hóa xong. Chúng ta hãy nghe lại mẩu đối thọai:
Bà cố Chiến hỏi con là thầy Sáu Hóa:
-Việc này rồi thầy tính sao đây?
Thầy Sáu Hóa trả lời:
-Tùy má thôi chứ con biết tính sao bây giờ.
- Việc của thầy mà thầy bảo tùy má là tùy thế nào?
-Hay là con xin đức cha cho phép chờ cho đến khi nào có tiền thì hãy truyền chức?
Bà cố Chiến nghe giận quá ngồi im một đống.
- Hay là mẹ cầm tạm căn nhà này đi có được không?
-Những ý kiến của thầy má đều đã nghĩ tới nhưng không được đâu... Hay là thầy lại thử viết thư sang Mỹ xem. Nói là lần cuối cùng và chỉ mượn đỡ thôi.
Ở đây chúng ta cần ghi chú một điều, rất nhiều ông cố bà cố đã thúc bách con phải trở thành linh mục bằng được vì muốn hãnh diện với xóm làng, họ mạc, giáo xứ bất biết con mình có sẵn sàng tận hiến không. Như bà cố Chiến, từ lâu bà chỉ mong mỏi có một điều là thầy Sáu Hóa trở thành linh mục, để bà được mọi người gọi là “bà cố” một danh xưng cao quí khó có bút mực nào tả cho hết. “Đỗ cụ” từ rất lâu trong những giáo xứ ở Bùi Chu, Phát Diệm là một giấc mơ, một thiên ân, có thể hãnh diện hơn làm quan triều đình rất nhiều vì quan còn lo phải về vườn chứ linh mục thì làm “cha” cho đến khi chết, tác giả Duyên Lãng cũng viết như thế. Thân sinh vị Linh mục được lên chức “ông cố, bà cố” ngay và được kính nể đặc biệt, không những với giáo dân khắp nơi mà cả các linh mục chánh, phó xứ và cả Giám mục nữa. Người ta trọng chức linh mục vậy có trọng những người đã sinh ra linh mục cũng là chuyện đúng thôi.
Bút Xuân nhớ có nhiều giáo xứ ở Bắc Việt khi xưa có lệ, đàn ông trong giáo xứ nếu không mua nhiêu, mua trùm tức là đóng một số tiền đã được ấn định cho hàng xứ, sau đó có bữa cơm “dưa ghém, chén rượu nhạt” với dăm chục chai rượu và con lợn to đãi hàng xứ thì dù lớn tuổi bao nhiêu đi nữa khi có cuộc rước của giáo xứ cũng phải cầm cờ, khiêng trống. Khi gọi tên, người hàng xứ chỉ nói:”Anh A, anh B hay ông C, ông D” nếu đã có vẻ lớn tuổi chứ không có tước vị đi trước. Nhưng khi đã ăn khao, những người đó được gọi theo tước vị đã mua, thí dụ: “anh nhiêu A, ông trùm B, ông trưởng C” và khi đã có chút tước vị đi trước tên như đã nói, những người này trở thành chức sắc trong giáo xứ, không còn phải đi cầm cờ khiêng trống mỗi khi có cuộc rước nữa. Bạn có thể nói, đến bữa đó bạn bỏ đi chơi xa thế là hết cầm cờ khiêng trống chứ gì? Không đâu bạn ơi, các ông trùm sẽ cho người đến báo trước cả tuần, nếu bạn vắng mặt, bạn phải nộp phạt mấy đấu gạo hay mấy xu. Đau ruột lắm. Bạn ì ra không chịu đóng ư? Linh mục chánh xứ (xứ tôi chẳng hạn) sẽ cho rao tên bạn trong lễ Chủ nhật. Mặt mũi nào mà nhìn ai! Thôi thì cái việc rất dễ, cầm cờ đuôi nheo đi trước hoặc khiêng trống theo sau cho xong. Cầm cờ thì những hôm nào gió to, người yếu, gió muốn cuốn cả cờ cả người lên nóc nhà thờ. Đánh vật với cờ cũng mệt. Còn khiêng trống có lẽ zui hơn. Hai người khiêng một cái trống cái, trống to nhất, to bằng hai cái thùng phuy. Tay đánh trống có thể là một ông trương, ở xứ tôi là trương Bãi, thường mặt đỏ gay như con gà chọi, có lẽ trước khi đi đánh trống, để thêm hăng hái, ông trương đã tợp vài ngụm rượu trắng cho lên tinh thần. Cứ đi một quãng ngắn, theo đúng bài bản, ông trương Bãi lại múa dùi trống như người hươi côn rồi lừa lừa đánh “tùng” một cái vào mặt trống. Coi cũng zui. Sau ông trương là phường trắc: sol sol lá sol fà sol đồ...và các cháu bé vừa gõ hai thanh tre vào nhau vừa nhảy như nhảy cò cò. Coi cũng đã. Nếu là tháng hoa, các cháu gái đồng phục trắng, tay cầm giỏ hoa, theo lệnh, cứ thỉnh thỏang lại vãi hoa, sau các cháu gái này thường là kiệu Đức Mẹ. Kiệu Đức Mẹ hay kiệu Chúa Giêsu ban Phép Thánh Thể (Santi) thì bạch đinh không được khiêng mà đã có các cô trung binh và các trùm trưởng chức sắc.
Như chuyện khao vọng, Bút Xuân, ngày xưa lúc còn thiếu niên chưa đến 18 tuổi để “được” cầm cờ khiêng trống rồi sau đó ra Hànội sống, nên chẳng biết cái thú khiêng trống ra sao. Chứ mấy người anh họ, vì nhà nghèo chẳng có tiền mua nhiêu, mua trùm, mua trưởng, đám rước nào của giáo xứ cũng phải đi cầm cờ khiêng trống đỏ cả vai, làm bạch đinh cho đến già, cứ phải cầm cờ khiêng trống với lũ nhãi ranh mới lớn, thật dễ giận, kì cho bỏ tiền ra mua ngôi thứ và ăn khao mới thôi. Cho nên có tiền mua cái danh hờ trong giáo xứ xưa kia cũng là điều nên làm khi có thể.
Riêng với các ông cố (bố cha) thì khác hẳn. Dù chưa mua tước vị gì, chưa khao vọng, chưa mất một miếng trầu bát nước cho hàng xứ, vẫn là dân bạch đinh vô danh tiểu tốt thôi nhưng từ khi ông con lên chức phó tế rồi đỗ cụ một cái thì đố thằng nào dám léo hánh đến nhà ông “tân cố” bảo ông đi cầm cờ, khiêng trống như trước nữa mà khốn khổ khốn nạn. Khi ông bà ra đường có khối kẻ cúi đầu rất sâu:”Con xin phép lậy ông cố ạ.” “Xin phép lậy bà cố ạ”, danh xưng “ông cố bà cố” được tự động gọi không ai bảo ai. Còn khi có cỗ bàn hàng xứ, ông cố được mời ngồi chiếu nhất với linh mục chánh xứ, trùm chánh, trùm phó, vị chi 4 người một mâm. Khi không có linh mục. ông cố lại được cái hân hạnh mời xướng kinh “Lạy Cha” trước khi cầm đũa, một tôn trọng đặc biệt của người Công giáo ta.
Còn bà cố thì khỏi nói. Bà cũng ngồi với các bà trùm chánh, trùm phó, cũng ở chiếu nhất phía nữ vì lúc đó có lệ đặt phản ngồi riêng cho nam giới cũng như nữ giới, theo đúng sách vở “nam nữ thụ thụ bất thân” của cụ Khổng Khưu. Các chị Nhiêu, chị Quản, chị Giáp chớ có mà xớ rớ lên các mâm đó kẻo bị mời xuống bẽ mặt.
Vì vậy, chẳng phải linh mục chánh xứ, hàng xứ mà đến vị Giám mục sở tại cũng phải nể vì ông cố bà cố: Khi có báo cáo có khách chờ, vị Giám mục nói:
“Chắc lại bà cố Chiến.”
Và danh xưng bà cố phát ra từ miệng Giám mục nó mới cao quí, đáng kính làm sao:
“Chào bà cố. Công việc đến đâu rồi?”
“Thân lạy Đức cha, thầy Sáu chưa thành linh mục mà Đức Cha đã phong cho con rồi.”
Bà cố Chiến có vẻ e thẹn nói câu đó với một niềm vừa tự hào vưà sung sướng vô biên.
Ấy cái danh xưng trong xã hội ta quan trọng như thế đó.
Chúng ta lại ghi nhận thêm một sự việc nữa. Các ông cố bà cố luôn luôn thích gọi người con đang chờ ngày thụ phong linh mục là “thầy Sáu, là cụ Bốn, cụ Sáu” như ở quê tôi khi xưa và khi đã “đỗ cụ” rồi là cha. Có nhiều vị còn xưng con với con mình nữa để cho người ngòai thấy chức thầy cả cao trọng là nhường nào. Như bà cố Chiến nói với linh mục Hóa buổi tối ăn mừng:
- Cha mệt lắm hả? Con dọn giường cho cha đi nghỉ sớm nhá!
Chỗ hay nhất của câu chuyện là những lời đối thọai giữa chị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Cộng sản (Saigòn) và bà cố Chiến khi bà cố đến nộp tiền. Bà cố bảo chị ta kiểm lại, chị ta vênh mặt, nói:
“Chị dám thiếu sao? Tôi dư biết là đủ rồi” cho thấy quyền uy của những kẻ cai trị dù là cai trị bằng bá đạo.
CỨU CÁNH BIỆN MINH PHƯƠNG TIỆN
Mấy người bạn của Bút Xuân sau khi đọc xong chuyện “Bà Cố”, trong lúc trà dư tửu hậu có nói với Bút Xuân rằng:
“Thầy Sáu Hóa đã vào Chủng viện, đã tu tập nhiều năm sao thầy lại có thể nói dối cụ Nghị rằng thầy mồ côi mồ cút, bố mẹ chết hết, không ai thân thuộc để đánh động lòng thương của cụ Nghị đang ở Mỹ, gửi tiền về cho thầy ăn học. Có khi thầy còn nói phịa ra nay tổ chức ca đòan cho giáo xứ này, mai lập hội CG tiền hành cho giáo xứ kia rất tốn kém khiến cụ Nghị cảm động và càng gửi thêm tiền giúp đỡ thầy Sáu Hóa trong việc tông đồ cao quí. Ngay bước đầu tu tập, thầy Sáu Hóa đã nói dối bà mẹ nuôi để đạt mục tiêu, như vậy khi đã thành LM rồi, thày còn tiếp tục nói dối nhiều nữa vì những mục tiêu bất chính của thày thì sao?”
Bút Xuân nghe qua, ngẫm nghĩ rồi trả lời mấy ông bạn thân mến như thế này:
“Nói dối là xấu nhưng cũng có trường hợp nói dối OK. Đành rằng thầy Sáu Hóa có nói dối cụ Nghị, ngay cả nói dối lần cuối cùng để được gửi 12,000 đôla đem hối lộ thành ủy Cộng sản nhưng xét cho cùng thì thầy chỉ theo cái châm ngôn:”Cứu cánh biện minh phương tiện” mà thôi.
Cứ theo cái khuôn vàng thước ngọc này thì “tất tần tật” mọi phương tiện đều tốt miễn là đạt được mục tiêu sau cùng, miễn là “chất lượng” sản xuất cao.
Xin nêu vài sử liệu để quí bạn dễ hiểu.
Nhiều Sử gia có viết về “bác” Hồ vô vàn kính yêu, chí công vô tư của nước Việt Nam chúng ta sở dĩ phải báo cho Mật thám Pháp bắt cụ Phan bội Châu để lấy 100,000 tiền thưởng là vì bác muốn dùng tiền ấy để tổ chức, phát triển đảng CS Đông dương. Nhất cử lưỡng tiện, một mặt trừ được một kẻ thù lợi hại, quốc dân đang tín nhiệm, mặt khác có tiền nhiều thực hành phương án. Đó chính là dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện dù phương tiện “chất lượng” quá bèo.
“Bác” cũng phải nói dối người Việt chúng ta và quốc tế hồi năm 1945 rằng đảng Việt Minh là đảng của người Quốc gia thuần túy chứ không có Cộng sản Cộng xiếc gì để mọi người dân Việt yên tâm đứng sau “bác” - kể cả cố Giám mục Lê hữu Từ - đánh Pháp xiểng liểng và để Hoa Kỳ-Anh quốc và các nước trong thế giới tự do ủng hộ “bác” và Chính phủ Liên Hiệp do bác thành lập. “Bác” và cán bộ của bác luôn mồm nói “độc lập, tự do, hạnh phúc, đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày đợi ngày. Ngày mai bao ấm no diệt xong quân Pháp kia cười vang ta hát câu tự do” nhưng đã 64 năm từ ngày toàn dân hát bài ấy ra rả cả ngày mà chẳng thấy độc lập đâu, trái lại “bác” dâng biển dâng đất đứt cho quan thầy để xin chức Thái Thú. Tự do thì chỉ có tự do vào tù và đeo còng số 8, còn hạnh phúc thì vợ chồng con cái lê la ở ngoài đường sống trên những bãi rác, trẻ con khỏi đi học nhưng bắt ruồi nhặng đem bán cho những kẻ đi bẫy chim làm kế độ nhật. Đường ta còn đấy nhưng đi đâu dù chỉ cách vài km cũng phải báo cáo tạm trú tạm vắng, nhà ta không có thì ta đi xây mướn cho các huyện, tỉnh uỷ, thành uỷ, hiện nay là những tư bản đỏ giầu nứt đố đổ vách, ruộng của ta, ta không được phép cày nữa mà đảng và các cán bộ, đảng viên ưu ái chiếm hết cả, ta có đi khiếu kiện như cả triệu dân oan vài, ba chục năm cũng không đi tới đâu chưa kể công an dùng vòi rồng xịt nước, roi điện, hơi cay, vứt lên xe đánh đập tàn nhẫn và bỏ tù mút chỉ. Coi LM Nguyễn văn Lý, LS Lê thị Công Nhân, LS Nguyễn văn Đài và hàng trăm chiến sĩ Dân chủ khác là thấy.
Đấy, nghe phỉnh nịnh lắm vào giờ hối không kịp cũng chỉ bởi người nước ta ưa phỉnh nịnh, hễ có đứa khen là ôm bom ba càng nhảy vào xe tăng liền. Tóm lại, những điều “bác” Hồ chí Mén (chí là loại rận sống trên đầu, mén là con chí nhỏ) và đảng của bác làm đều là theo sát câu châm ngôn trí tuệ tiên tiến “cứu cánh biện minh phương tiện” nói trên. Sư ông Thích Nhất Cộng và vợ là Không Chân (nhưng biết sanh con trai nối nghiệp thiền) ở làng May (mấy lúc sau này quá xui vì mắc lỡm Vẹm) cũng cùng bài bản.
Một việc khác, Hoàng đế Bảo Đại, vị minh quân cuối cùng nhà Nguyễn của nước Việt Nam ta, khi Ngài ngự muốn bứng ông Ngô đình Diệm đi trong chức Thủ tướng Chính phủ Miền Nam do Ngài mời ông Diệm về làm, nên đã dối trá triệu hồi ông Diệm sang Pháp để cầm chân ông ở đó và cử Bảy Viễn lên làm Thủ tướng thay thế ông Diệm vì Bảy Viễn mở sòng bạc Kim Chung Đại thế giới tiền vô như nước, mỗi tháng có thể cung cấp cho Hòang đế cả trăm ngàn tiền Đông dương để ăn chơi du hí, nuôi đầm non bên Paris, còn ông Diệm thì nghèo xác nghèo xơ, trên răng dưới dép, tiền đâu mà cung phụng Ngài ngự? Cho về vườn là rất đúng sách vở Quốc văn giáo khoa thư lớp Đồng Ấu: ”Không tiền đố mầy làm nên.” mà Bút Xuân đã học từ hồi 6-7 tuổi. Ấy xin lỗi, không thầy chứ! May là ông Diệm đi guốc vào cái tim đen Quốc trưởng Bảo Đại không thì bị giam lỏng húp cháo rùa ở Paris.
Đây là một đọan nguyên văn trong bài “Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất cộng hòa của ông Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ trưởng thời CP Diệm:
“Hiệp ước đình chiến Genève ký kết ngày 21-7-1954 chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17.Bảo Đại gây khó khăn cho ông Diệm bằng cách từ Cannes gửi ngày 28-4 và 30-4-55 hai công điện liên tiếp triệu hồi TT Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” vì ông Diệm khai trừ tướng Nguyễn văn Hinh, không chấp nhận tướng Nguyễn văn Vĩ như tân Tổng tư lệnh Quân đội, cương quyết kết thúc kế họach dẹp giáo phái, quét sạch Bình Xuyên và giải tán tổ chức võ trang UMDC của Leroy. Ý đồ của Bảo Đại là thay thế Thủ Tướng Diệm, có thể bằng Lê văn Viễn tự Bảy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy Cảnh sát, công an và kiểm sóat sòng bài Đại thế giới để cung cấp tiền nong cho Quốc trưởng.” (Hết trích)
Theo ý Bút Xuân, Hoàng đế Bảo Đại làm rất đúng theo câu châm ngôn trên. Ngài ngự sáng suốt vô cùng! Lưu vong qua Pháp chỉ có trên răng dưới giầy tây, Ngài không thể mang theo cả lầu vàng điện ngọc của Hòang gia từ thời ông cố tổ Nguyễn Kim - Nguyễn Hòang, rồi Nguyễn Ánh, Ngài cần tiền là đúng “Không tiền đố mày làm nên” xin nhắc lại một lần nữa. Vả lại Ngài ngự còn một đám đầm non mà cô đầm Monique Baudot, xinh như mộng là một - vây quanh, tối xâm banh nhẩy đầm, sáng Croissant, sữa Guigot vàng, thì tiền núi cũng hết. Chỉ có Bảy Viễn, xếp sòng Kim Chung - Đại thế giới hốt từ tiền cắc do lấy xâu mọi thành phần ham mê đỏ đen, tứ đổ tường lúc đó ở miền Nam, kể cả những anh xích lô đạp - để phân biệt với xích lô máy khá giả hơn một tí - và những bà bán rau cải ở chợ, thì mới đủ cung cấp cho Ngài ngự mà thôi.
Vậy thì, cứu cánh biện minh phương tiện, để ông thày tu Diệm ngồi kì đà cản mũi làm chi. Bứng ông đi, Vĩ có job, Bảy Viễn có good job, Hinh có job, Ngài ngự thỏa mãn đến tận cùng chân răng, kẽ tóc. Hăm lăm triệu dân Việt lúc đó, chỉ có mình Ngài là Hòang đế anh minh, dại gì mà không hưởng cho đã mà Ngài ngự vốn xưa nay đã rất nổi tiếng về cái sự đờn bà con gái vì mỗi đêm không có cái “sinh vật” khác giống này là hổng ngủ nổi. Thực là nhất cử lưỡng tiện, vừa cho con dân của Ngài biết Ngài rất thương dân, xăng xái đến cả mọi họat động của Chính phủ do Ngài lập ra, để dân quên đi cái tháng Ba khốn khổ năm Đói mới vừa qua chết hai triệu người mà Ngài ngự chẳng hề lên tiếng lấy một câu yêu cầu quân phiệt Nhật và thực dân Pháp mở hàng trăm kho gạo đầy ắp do chúng tích trữ thu mua lâu ngày, đặng phát cho dân chúng cầm hơi đỡ chết đói chờ đến mùa lúa mới. Sau vụ đói, Bút Xuân có hân hạnh nhìn tận mắt các kho gạo này cao to như những cái núi ở bến Sáu kho Hảiphòng và ở nhiều nơi khác.. Bứng ông Diệm đi, để Bảy Viễn thế, vừa củng cố đám thuộc hạ, chân tay như Hinh, như Vĩ, như Xuân và nhiều tên khố xanh khố đỏ khác như Đỗ Mậu, Trần thiện Khiêm, André Đôn, Đính, Lễ, Linh quang Viên v.v...do Pháp đào tạo rất ăn ý với Ngài ngự, vừa hưởng lợi lớn mỗi tháng tiền vô khẳm.
Một người bạn Bút Xuân, lão Cả Đẫn, khi nghe tới đây liền giơ tay có ý kiến. Cả Đẫn phát ngôn rằng thì là...(ông ta có tật nói lắp, già bảy mấy vẫn không sửa được) là là ...nước Việt Nam 4 ngàn, hai trăm, 31 năm văn...văn hiến, văn học ta thật có phước phước lớn lắm mới sản sanh được mấy nhân nhân nhân...vật kì tài tài. Địa địa linh linh...linh sinh nhân kiệt. Đó là bác “bác” Hồ vô vàn vàn vàn kính yêu của các cháu qùang khăn đỏ như cháu Huỳnh thị Thanh Xuân ở Đà nẵng (mới viết thư tố cáo bác: “Tôi gặp bác Hồ năm 1964 bị bác phá trinh lúc tôi mới 15 tuổi”), Vẹm Duẩn, Mười, Anh, Triết, Mạnh, Dũng, Giáp v.v...Hòang Hòang đế Bảo Bảo Đại, Đại tướng tướng Dương văn Minh, tướng Đỗ Đỗ Đỗ...Mậu, sư ông hổ hổ hổ mang mang Trí Quang, tướng Nguyễn chánh Thi, tá Vương văn Đông v.v......”
Bút Xuân phải ngắt lão:
“Thôi, còn rất nhiều như sau này, kể đến tối cũng không hết những thứ trời ơi đất hỡi đó ở nước ta, tất cả là nhờ địa linh nhân kiệt đấy, sung sướng nhá. Nhưng thôi, hãy tạm ngưng đã bác Cả. Em nghe bác nói em mệt tim lắm...”
Cả phòng cười ran. Thực vậy, nói thì không mệt mà nghe Cả Đẫn nói thì mệt đứt hơi vì cứ như nghe dân tị nạn vừa từ đảo sang nói tiếng Anh. Cả Đẫn vẫn chưa chịu, giơ tay phản đối cái một:
“Tôi tôi tôi ...mới nói nói nói có một câu.”
“Vâng, bác Cả. Bác mới nói có một câu mà bọn tôi muốn mệt, bác nói nữa thì chắc có thằng phải gọi I-mớ-rân-xi đấy.”
Cả phòng lại cười. Cả Đẫn cũng nhe răng ra cười xòa. Cả được cái nết không biết giận.
Cứu cánh biện minh phương tiện khi tên Trần huy Liệu cán bộ cao cấp Vẹm chỉ đứng sau Hồ dâm tặc, (tên này cướp vợ của Phạm Giao, con học giả Phạm Quỳnh, y giết Phạm Giao cùng với cụ Quỳnh). Lúc y làm Bộ trưởng Tuyên truyền của Vẹm, y tạo ra một đứa trẻ tưởng tượng tên Lê văn Tám, mới hơn 10 tuổi, biết quấn giẻ vào người, tẩm xăng đốt rồi chạy vào kho xăng của Pháp làm nổ kho xăng cháy mấy ngày đêm. Y không hiểu là khi lửa bắt lên thì nóng rát quá, bố thằng bé cũng không chạy được nữa nhưng y cứ nói láo vì cứu cánh biện minh phương tiện. Ấy vậy mà không thiếu cháu ngoan “bác” Hồ quàng khăn đỏ muốn thực hành như thế để được nổi tiếng. Đã bảo người Việt, ngay từ đứa con nít cũng muốn “nổ” mà! (dunglac.org)
Cứu cánh cũng biện minh phương tiện khi Đại tá Dương văn Minh, Tư lệnh chiến dịch Rừng Sát - do TT Ngô đình Diệm chỉ định - đã thuổng được một túi (túi hình trụ, khá lớn, binh sĩ thường dùng để đựng, mùng, mền, poncho, quân trang cá nhân). Túi đầy tiền giấy và kim cương, ngọc thạch, vàng y...đáng giá nhiều triệu đồng từ tên Paul, con trai Bảy Viễn. Thay vì đem trình TT Diệm - rồi cũng được thưởng - nhưng cũng vì cứu cánh chứng minh phương tiện, Đại tá Dương văn Minh ém nhẹm luôn nguyên túi cho chắc ăn. Việc đổ bể đến tai TT Diệm, ông bèn cho Đại tá ngồi chơi xơi nước.(Xin đọc: Những ngày bên cạnh TT Ngô đình Diệm, tác giả Đ/T Nguyễn hữu Duệ) Chính vì thế mà Dương văn Minh để tâm thù, ra lệnh cho tên Đại Úy Nhung và tên Đại tá Mai hữu Xuân hạ sát tức tốc hai anh em ông Diệm-Nhu ngày 2-11-1963. Y làm Tổng thống hai ngày rồi quì dâng miền Nam cho Cộng sản để Cộng Sản tha mạng cho y. Khi y chết ở Hoa kỳ, mấy tên sĩ quan khốn kiếp, vô liêm sỉ lấy cờ vàng phủ quan tài y, lá cờ mà y đã phản bội ít nhất hai lần và chính y đã xử tử miền Nam 2 lần.
Cứu cánh cũng chứng minh phương tiện. Nguyễn văn Thiệu vừa tuyên bố trao quyền lại cho cụ giáo già Trần văn Hương, suốt đời chỉ có thể làm hành chánh và dạy học, để ông Thiệu trở về với Quân đội đặng có thêm một tay súng như ông ta tuyên bố để chống với Cộng sản thì vừa tuyên bố buổi sáng, chiều tối Thiệu cùng gia đình lên máy bay Mỹ sang Đài loan có Đại sứ Kiểu là anh ruột đón ở đó.
Cũng theo châm ngôn này, Nguyễn cao Kỷ hôm trước tuyên bố ở trước nhà thờ Tân Sa Châu tuyển mộ 500,000 tay súng quyết giữ vững Sài gòn thì ngày hôm sau người ta thấy y và vợ con y có mặt ở Đệ thất Hạm đội Hoa kỳ ở ngòai khơi. Cũng cứu cánh, y xin về làm bồi cho bọn Vẹm tội đồ dân tộc hòng kiếm chân tuỳ phái nhưng bọn Triết Dũng Mạnh không thí cho thằng khốn nạn một cục xương!
Nếu kể cho hết thì không biết là bao nhiêu trường hợp cứu cánh biện minh phương tiện ở nước ta, như Nguyễn đan Quế, Hoàng minh Chính, Dương thu Hương, Đỗ nam Hải... dân chủ giả hiệu.
Giặc cái xoen xoét cái lỗ mồm Dương thu Hương (ngày nào còn nói về ỉa phẹt lên đầu từ thằng Hồ, thằng Duẩn thằng Giáp, thằng Thọ...trở xuống) nay lại bày đặt viết “đỉnh cao cứt chồn” thối hoăng cả Paris, nhằm đánh bóng tên dâm tặc Hồ chí Mén mặt sắt đen sì chuyên khẩu dâm, khiến bà con hải ngoại muốn ói mửa, buồn nôn. Bãi đờm y thị nhổ ra ngày nọ, nay y thị cúi xuống húp vào. Thực là vô liêm sỉ. Nhưng cho dù y thị viết ca thằng giặc Hồ, dịch ra Pháp văn, nhưng cả quốc tế và trong nước không ai là không biết thằng giặc già dâm đãng hại biết bao đời con gái những thiếu nữ mới hơn chục tuổi đầu, kể cả Nông thị Xuân (đẻ ra Nguyễn tất Trung) và Nông thị Ngát (đẻ ra Nông đứt Mạch) chỉ đáng cháu nội, cháu ngoại y như cô Huỳnh thị Thanh Xuân (nay đã 60). Y giết vợ, bỏ con, một con yêu tinh, quỷ sống, y chính là con của Nguyễn sinh Sắc và Nguyễn thị Kim Loan ở thôn Kim Liên, Hà tĩnh. Y giam lỏng anh y là Nguyễn sinh Khiêm cho đến chết vì sợ Khiêm tiết lộ nhiều điều bất lợi cho y. Chị y là Nguyễn thị Thanh đến Bắc bộ phủ mấy lần chờ chực nhưng y cho lính gác nói chủ tịch không có nhà và đuổi đi. Bà này uất hận quá mà chết. Lăng mộ cha mẹ y, bọn gian thần xây cất nhưng đã nhiều lần dân chúng trét cứt lên, cũng y như lăng mộ của Chinh, Đồng, Duẩn, Thắng v.v...Nhưng tội lớn nhất của giặc Hồ là dâng biển đất nước ta cho Tàu phù. Tàu hiện đã xuống ở đầy các thành phố lớn của ta. Thằng giặc già tính sao đây?
Nhiều anh to mồm như Nguyễn chí Thiện cũng chửi Vẹm, ra cái điều ta cũng chống Cộng đây nhưng đố dám động đến thằng Hồ dâm tặc chẳng biết vì sao? Thực ra mấy anh này còn khá hơn tên “rắn ráo” sư Trần chung Ngọc, y kề miệng lỗ nhưng mù đặc chẳng biết đúng sai, chẳng biết công tội, lúc nào cũng khoe học vị đầy mình, liếm trôn Vẹm miệng thối hoăng phẩn Hồ nhưng cứ ở lì Hoa Kỳ đớp kỹ bánh, thịt tư bản, chẳng biết nhục. Khoái Vẹm thế sao y không về Việt Nam mà sống với chúng? Y luôn luôn chửi Công giáo, phạm thượng đối với Thượng Đế, chửi ông Diệm vô căn cứ, y là một thằng vô lại, bất cố liêm sỉ!
Chuyện những tên này như bọn hủi Vaala, Việt Tân, Madison Nguyễn, bọn hủi Đỗ ngọc Yến...có nói đến tết Iran cũng chưa hết chuyện. Vả lại càng nói thì bạn đọc càng tởm, ăn cơm hết ngon! Xin trở lại với thày Sáu Hóa và bà cố Nghị kẻo hết đêm!
Thực ra, cụ Nghị đang ở Hoa Kỳ cũng chẳng mất gì. Tiền già cụ lãnh ở Mỹ không phải là tiền mồ hôi nước mắt do cụ làm ra hoặc con cháu cụ làm ra, hoặc cha mẹ cụ để lại. Cụ sang đây đòan tụ với con là đã quá sung sướng. Sau mấy năm, đủ ngày đủ tháng đủ tuổi, Chính phủ Mỹ cho cụ hưởng tiền già, có Medical khám bệnh, mua thuốc miễn phí, có các chương trình săn sóc người cao niên, có dịch vụ xe đưa đón, có chương trình phát bơ, sữa, cheese, đường ăn mệt nghỉ. Nếu cụ ở một mình thì cụ phải chi phí hơn phân nửa tiền già; đàng này cụ ở với con trai và con gái, cụ không mất tiền ăn, tiền ở, tiền già cụ để dành hầu hết vì vậy mà cụ có nhiều tiền để gửi cho thầy Sáu Hóa. (tinvui.org Văn học)
Số tiền 12,000 đôla để thầy Sáu Hóa đút lót đặng bước lên bàn thánh ”Con là linh mục đời đời” và những món tiền khác cụ gửi mỗi tháng trong nhiều năm cho thầy Sáu Hóa tu tập, bảo rằng không phải của cụ Nghị thì của ai? Đó là tiền của Chính phủ Mỹ thu thuế từ nhân dân Mỹ. Nhân dân Mỹ đóng thuế khá nặng cho Chính phủ để chính phủ điều hành việc nước và phát triển những chương trình xã hội mà chương trình trợ cấp cho người cao niên là một.
Thầy Sáu Hóa, rốt cuộc, được thành ủy Cộng sản cho phép chịu chức Linh mục vì đã nộp đủ tiền, công lao cũng là từ nhân dân Mỹ mà ra. Nếu cụ Nghị không được cấp phát số tiền này hàng tháng thì dù cụ có muốn giúp thầy Sáu Hóa đến đâu cũng chịu thua. Cũng như hiện tại, Việt kiều hải ngọai năm nay chuyển về quê hương trên 5 tỉ đôla do chánh sách bật đèn xanh của Hoa kỳ. Nếu Hoa kỳ không cho, làm sao CS Việt có số tiền lớn lao bằng ngọai tệ như thế để mướn thêm công an rình rập theo dõi dân chúng và nhất là để trù dập các nhà tranh đấu bất khuất cho Dân chủ Tự do như LM Nguyễn văn Lý, LS Công Nhân v.v...(vietnamexodus.org Văn học)
Trong lễ mở tay, người sung sướng nhất chắc phải là bà cố Chiến, rồi đến Linh mục Hóa khi ngài nằm sấp mình giang tay, giang chân giữa cung thánh ăn năn với Đấng Tòan Năng thanh tẩy ngài cho xứng đáng. Nhưng có lẽ trong lúc đó biết đâu bà cố Chiến lại không nghĩ đến câu nói của mụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc:
“Ông Hóa lên làm ông cha rồi đi Mỹ một chuyến thu lời gấp trăm gấp ngàn lần ngay thôi. Chị không thấy đấy ông đức cha và các ông cha nào đi Mỹ về mà không ôm cả đống đôla.”
Bà cố Chiến quả đã đầu tư một cách rất khôn ngoan như bà thường bảo thầy Sáu Hóa:” Con là cái gậy chống của mẹ lúc tuổi già.”
Anh em bạn hữu Bút Xuân tụi tôi chỉ mong cho linh mục Hóa và 57 tân linh mục thụ phong cuối tháng 11-05 và các Linh mục cố cựu khác sẽ không bao giờ như ông “cha TKP” trong truyện ngắn “Bà cố” bê bối đủ thứ mà “cũng không thấy bề trên nói gì.” Và hi vọng sẽ chẳng gặp một tân linh mục nào trong số 57 linh mục mới chịu chức ngày 29-11-05, kể cà linh mục Hóa, ở bất kì một giáo xứ nào trên đất Mỹ, sang xin tiền, như lời Mụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc của Vẹm... Kiếm đôla ở đây cũng khó lắm chứ không phải như người Việt ở VN, nhất là “đồng chí gái” Chủ tịch Mặt trận, nghĩ chắc bên Mỹ, ra đường cũng nhặt được hàng đống đôla.(hon-viet.co.uk trang VHNT)
Tóm tắt, thầy Sáu Hóa và bà cố Chiến đúng là đệ tử ruột của câu châm ngôn cao quí, nhất là khi bà tuyên bố một câu xanh rờn, đầy tình nghĩa:
“Người đàn bà đó - cụ Nghị - từ nay không còn cần thiết nữa.” Cứu cánh đã đạt rồi thì phương tiện “chất lượng” mấy cũng vứt y như cô Nông thị Xuân và những đứa bạn của cô Huỳnh thị Thanh Xuân năm xưa vậy.
Các Hội Bảo trợ ơn Thiên triệu tại Hoa kỳ có đọc được câu chuyện thật này của tác giả Duyên Lãng không?
Monday, February 9, 2009
Kỳ 1: ‘BÀI HỌC NẶNG KÝ’ TỪ VIỆT NAM
ANDERSON THAI QUANG
Việt Báo Thứ Ba, 2/10/2009, 12:00:00 AM
“Bài học nặng ký”: Mang bạc triệu về VN đầu tư và...Chào Thua! (II)
Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký" mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua được với giá rẻ."
"Hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa. Hồ Chí Minh không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con. Võ Nguyên Giáp thì có ông con rể Trương Quang Bình là người giàu nhất nước... Tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối."
*
Saigon những ngày cận Tết mát lạnh và mang chút không khí của những ngày Giáng Sinh nơi Âu Mỹ. Mọi người chuẩn bị mua sắm cho nhà cửa và quà cáp cho người quen. Đường Nguyễn Huệ và quanh khu du lịch của trung tâm thành phố, hoa đèn rộn rịp trang điểm cho mùa xuân, luôn luôn là biểu tượng của niềm hy vọng mới và vào một thay đổi nào đó tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn cho năm tới. Nhưng nếu du khách rẽ vào ngõ hẻm từ một con đường lớn, những con chuột to bằng con mèo, những con dán biết bay cùng ruồi muỗi, những ổ rác lộ thiên, những vũng nước ao tù… cho thấy một bộ mặt khác của Saigon. Bộ mặt của nghèo khó, bất hạnh và tù túng đã không hề thay đổi suốt 70 năm qua, mặc cho bao nhiêu mùa xuân của hy vọng trong quá khứ.
* CÁI TÔI ĐÁNG GHÉT
Một chút ít về cái "tôi" để người đọc cảm thông thêm về chủ quan của lá thư này. Tôi đến Mỹ năm 1975 cùng làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ. Cha tôi là một đại úy của quân đội miền Nam (ở đây, nay gọi là Mỹ Ngụy), và tôi chỉ mới 5 tuổi, chưa hiểu biết chút gì về lịch sử hay chính trị. Cha mẹ tôi làm đủ mọi nghề, vất vả ngược xuôi, từ lao động chân tay đến mua bán tiểu thương, để nuôi gia đình. Sau 30 năm, ông bà đã lo xong cho con cái, đã về hưu với căn nhà nhỏ và cuộc sống ổn định. Tôi lớn lên như một trẻ Mỹ, đi học, chơi đùa và coi xứ Mỹ như một quê hương chính thức, dù vẫn biết nói tiếng Việt theo thói quen của cha mẹ. Tốt nghiệp Thạc Sĩ về điện tử, tôi có công việc tốt, lấy vợ và sống đời trung lưu như trăm ngàn người khác. Cha tôi và các bạn ông thường tụ họp và bàn luận nhiều về tình hình Việt Nam, về những thù ghét của họ với nhà cầm quyền Cộng Sản, nhưng tất cả đều rất xa lạ với tôi. Khi học lịch sử ở trung học, tôi chỉ thấy có chút hãnh diện về Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé đã đánh bại được hai cường quốc là Pháp và Mỹ. Hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai anh hùng trong ký ức của tôi.
Cuộc sống bình lặng đó thay đổi hoàn toàn khi vợ tôi qua đời vì tai nạn xe cộ ba năm về trước. Không có con, thừa hưởng một số tiền bảo hiểm hơn 1 triệu đô la, cộng với giá nhà đang tăng cao vụt và một khoản tiền tiết kiệm lớn, tôi không còn thấy nhu cầu phải kéo cầy 11 tiếng mỗi ngày trước máy vi tính. Tôi quyết định trở về lại Việt Nam để làm ăn và tạo dựng một sự nghiệp mới. Tất cả những gì tôi đọc cho thấy một Việt Nam đổi mới với những con số ấn tượng về đầu tư của nước ngoài, về xuất khẩu, về cơ hội đầy tiềm năng của một "con rồng mới". Cha tôi không phản đối, ông chỉ cho một lời khuyên," Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà coi những gì Cộng Sản làm."
* HƯNG PHẤN VÀ THẤT VỌNG
Tôi dọn về lại Saigon vào tháng Mười năm 2007. Chỉ số VNI của chứng khoán Việt khoảng 1,000 và đề tài thời thượng khắp nơi là cơn sốt địa ốc và số thu nhập của các đại gia. Số tiền 2.5 triệu đô la của tôi thật nhỏ bé khiêm tốn khi bàn chuyện đầu tư. Dường như ai cũng đầy tiền mặt và dự án, nhiều gấp mười lần khả năng của tôi. Dù vậy, tôi cũng rất hưng phấn cảm nhận niềm lạc quan vô bờ bến về sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, dựa theo truyền thống khoa học từ đại học Mỹ, tôi nghiên cứu kỹ hơn các con số từ các doanh nhân cũng như từ chánh phủ. Có rất nhiều điều sai trái và nghịch lý từ các con số, cũng như sự kiện thực tế về kết quả hoạt động. Sự nghi ngờ của tôi được xác nhận khi so sánh và định chuẩn theo mức sống thực sự của người dân, giàu cũng như nghèo. Chung đụng với mọi thành phần xã hội giúp tôi nhìn rõ hơn về thực trạng của quê hương. Những lời nói hoa mỹ, cũng như những biểu ngữ dăng kín thành phố, là một lớp son phấn rẻ tiền, che dấu một bộ mặt điêu tàn và thê thảm.
Tôi nhận ra rằng cái cơ chế "kinh tế thị trường" mà nhà cầm quyền hứa hẹn khi ký văn bản gia nhập WTO chỉ là hình thức. Tất cả những miếng mồi béo bở đều nằm trong tay quan chức và cán bộ Đảng Cộng Sản, cũng như bà con thân thuộc trong gia đình. Bộ Chánh Trị trung ương thì nắm chặt các công ty quốc doanh và bán quốc doanh, quan chức địa phương thì có những đặc lợi về ruộng đất, giấy phép, dịch vụ nhu yếu. Lãnh vực tư nhân chỉ được phép làm trong địa bàn nhỏ, nhiều rủi ro và những ai có lời đều phải chia xẻ lại cho các quan chức bằng nhiều phong bì lớn nhỏ. Tầng lớp quan chức và gia đình họ, qua hệ thống tham nhũng tinh vi, đã thâu tóm phần lớn lợi tức quốc gia và có quyền hành không kém các quan lại của triều đại phong kiến.
Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh dành độc lập với bao nhiêu xương máu của người dân chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản cướp chánh quyền. Những quốc gia láng giềng như Singapore, Mã Lai, Indonesia, đã dành độc lập không cần hy sinh và giờ đây, dân họ (nhờ một nền dân chủ minh bạch) đã trở nên giàu có. Họ đang cấu kết với nhà nước Việt để trở thành những chủ nhân lớn của nhiều đơn vị kinh tế bằng cách dùng đồng tiền để mua lao động rẻ và tài nguyên định giá qua gầm bàn.
Tôi nhận ra rằng chế độ to mồm này thực sự sống nhờ phần lớn vào những khoản viện trợ nhân đạo của các nước tư bản (mà họ từng lên án và đánh duổi); vào khoản tiền kiều hối của các cựu thuyền nhân (mà họ đã từng giam giữ tù đày khi kết tội phản quốc); vào mồ hôi nước mắt của những nô lệ mới qua danh từ xuất khẩu lao động hay qua các cuộc hôn nhân mua bán áp đặt; vào những khoản lệ phí va sưu thuế đầy phi nghĩa, cũng như một con số khổng lồ về hối lộ, đối với những người dân còn kẹt lại trong nước.
Tôi nhận ra rằng hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế độ đã dùng mọi thủ đoạn để biến họ thành thần thánh, giúp cho chúng giữ vững địa vị và quyền hành. Đọc kỹ tiểu sử của ông Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy một chính trị gia quỷ quyệt, nhiều mờ ám, hoàn toàn không có một chút chân thật gì, dù nhìn ở bất cứ góc cạnh nào. Con người của ông có rất nhiều tên gọi; ông tự viết cả tiểu sử để ca tụng mình (Trần Dân Tiên); ông không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con sinh rơi rớt từ các cuộc tình khắp thế giới; ông viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tâng bốc trơ trẽn (lá thư gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912); ông làm mật vụ cho Nga khi Pháp không đáp ứng lời khẩn cầu (chuyện của cựu Giám Đốc KGB Nga Vladimir Kryuchkov ); ông bỏ Nga theo Tàu khi có lợi (hồi ký của Li Zhi Sui); ông khoe là trọn đời độc thân để phục vụ tổ quốc trong khi có ít nhứt ba người vợ và bao nhiêu người tình, kể cả một tình nhân là vợ của một thuộc cấp (bà Nguyễn Thị Minh Khai, vợ ông Lê Hồng Phong). Gần đây, nhiều tài liệu lịch sử kết tội ông ra lệnh giết bà Nông thị Xuân và cô em, vì hai người này muốn tạo xì căng đan về mối tình khi chung sống với ông (cuốn sách 'Ho Chi Minh: A Life' bởi William Duiker và cuốn 'Đỉnh Cao Chói Lọi' của Dương Thu Hương). Chuyện ông thủ tiêu không biết bao nhiêu là đối thủ chánh trị có thể hiểu được vì ông làm chánh trị kiểu Cộng Sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Mao hay Stalin. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt Nam và nhìn những biểu ngữ ca tụng "tấm gương đạo đức của Bác Hồ".
Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi không biết nghĩ sao khi đọc cuốn sách 'China and the Vietnam wars' của Qiang Zhai. Ông cho biết là một tướng Tàu, Wei Gouqing, nguyên cố vấn quân sự của tướng Giáp, khẳng định là chiến thắng Điện Biên thực sự là do ông cố vấn đặt chiến lược và điều khiển; ông Giáp và ông Hồ đã định đánh Pháp tại khu vực sông Hồng. Tướng Wei cũng tiết lộ là năm 1953, Hồ Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để đình chiến, nhưng Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ là phải đánh đến cùng. Cuối cùng, Giáp và Hồ được nhận lãnh công lao vì chuyện xảy ra trên đất Việt, tướng Tàu không thể công khai xuất hiện. Một câu hỏi khác gây bàn tán là tài sản của con rể ông Giáp (Trương Quang Bình, người giàu nhứt nước) có bao phần là của ông tướng?
Sau 1 năm ở Việt Nam, tôi hiểu được một sự thât căn bản của xã hội: tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống; và không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo đức của hiện tượng này.
Trong môi trường đó, tôi đã không làm ăn gì được như dự tính. Suốt 14 tháng chạy theo các dự án đầu tư, các cơ hội dài và ngắn hạn, tôi đành chịu thua. Thêm vào đó, những thủ tục hành chánh rươm rà, bất cập và luôn thay đổi, tạo cơ hội cho tham nhũng, đã làm tôi nản lòng. Cũng may, tôi chỉ mất hơn 200 ngàn đô la; một giá quá rẻ cho bài học nặng ký. Tôi không tiếc than gì cho cá nhân; chỉ thấy chua xót và thương hại cho những người kẹt lại.
10 VẤN NẠN CHO QUÊ HƯƠNG
Trước khi về lại Mỹ, trong một bữa tiệc chia tay tất niên, một người bạn trẻ chưa bao giờ sống ở nước ngoài, nhờ tôi tóm lược những kinh nghiệm cá nhân, những nhận xét về xã hội này, cũng như những vấn nạn mà thế hệ sắp tới của Việt Nam phải đương đầu. Tôi nhận lời và xin bắt đầu bằng…
BÀI HỌC LỊCH SỬ
Năm 1945, đảng Cộng Sản cướp chánh quyền và bắt đầu một cuộc chiến tranh dành độc lập chống thực dân Pháp. Người Việt anh hùng, mưu mô và kiên nhẫn, với sự trợ giúp nhiệt tình của Trung Quốc, đã chiến thắng sau 9 năm gian khổ và 1 triệu người hy sinh. Sau đó, nhận lãnh "nghĩa vụ quốc tế" của Cộng Sản Đệ Tam, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ bắt đầu và kết thúc vào năm 1975 với sự sụp đổ của Saigon. Sau 20 năm chinh chiến, thêm 2.2 triệu người đã hi sinh; và đảng Cộng Sản cũng như phần lớn dân Việt đã kiêu hãnh với chiến thắng và tự nhận làm "đỉnh cao cho trí tuệ của loài người".
Thế nhưng một câu hỏi mà các nhà lãnh đạo của xứ ta không bao giờ trả lời thoả đáng được là, "tại sao các nước láng giềng như Singapore, An Độ, Mã Lai, Indonesia… cũng bị thực dân xâm chiếm mà họ lại dành được độc lập không cần phải chiến tranh?". Vào năm 1945, Việt Nam có số thu nhập mỗi đầu người ngang hàng với Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông… vào năm 1975, ta tụt hậu và số thu nhập trên chỉ ngang hàng với Thái Lan, Indonesia. Sau 63 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và sau 30 năm thanh bình xây dựng đất nước, vào năm 2008, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) tính là Việt Nam sẽ chỉ bắt kịp mức sống hiện tại của Thái Lan trong 95 năm nữa và của Singapore trong 152 năm nữa. Tại sao các láng giềng của ta lại may mắn đến như vậy? Không phải chúng ta là những người khôn ngoan, dũng cảm và thông minh nhất khu vực sao?
Năm 1945, chánh phủ DeGaulle của Pháp đề nghị một giải pháp hoà bình với Việt Minh nằm trong Liên Hiệp Pháp. Đảng từ chối và khởi động một chánh sách "tiêu thổ kháng chiến", có nghĩa là đốt phá hết nhà cửa và tài sản của dân. (Thiệt hai cho Pháp thì không rõ, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân Việt thì rất khắc nghiệt). Thế lực ngoại bang nào đã bắt chánh phủ mình gây chiến? Năm 1960, chánh phủ Saigon (bị lên án là do Mỹ giựt dây) đề nghị một miền Nam trung lập và độc lập phi chủ nghĩa. Thế lực ngoại bang nào đã bắt chánh phủ miền Bắc phải bác bỏ và tiếp tục chiến tranh? Đây là những câu hỏi cho các sử gia, tôi không dám lạm bàn. Nhưng các câu hỏi tối thiểu này phải được đặt ra vì cái nghèo khó khổ cực hiện nay bất nguồn rất nhiều từ các quyết định của các cấp lãnh đạo cộng sản.
Nhìn qua tổng thể của lịch sử 60 năm qua là nhận ro cái trách nhiệm đã khiến Việt Nam trở thành một trò cười của nhân loại và một tủi nhục cho những công dân của xứ này khi ra nước ngoài.
1. VẤN NẠN CĂN BẢN:
ĐẢNG CỘNG SẢN
Căn bản của chủ thuyết Mác Lê là tái phân chia tài sản để san bằng mọi bất công giàu nghèo của xã hội. Lý thuyết là thế, nhưng nhìn chung các xã hội theo Công Sản bao giờ cũng có một tầng lớp cai trị (gọi là đầy tớ nhân dân) với rất nhiều đặc quyền và lợi lộc hơn cả các vua chúa quan lại ngày xưa. Vài nước như Bắc Triều Tiên lại đi theo chế độ "cha truyền con nối", hay Cuba "anh để lại cho em", hay Trung Quốc (Mao trao quyền cho vợ bé, Giang Thanh).
Khi còn tranh đấu để cướp chánh quyền, họ luôn luôn nêu cao lòng yêu nước và chống chế độ phong kiến thực dân để thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ sau khi nắm được quyền lực, họ mới bắt đầu chánh sách "đấu tố địa chủ", "tich thu tài sản", "quốc hữu hoá ruộng đất"… thay vì từ xã hội phong kiến tiến lên tư bản và thành Cộng Sản như lý thuyết Mác Lê; họ thực tình quay ngược chiều, trở về xã hội phong kiến, với tất cả các đặc tính chuyên chế độc tài. Không những giai cấp lãnh đạo, từ trung ương đến xã huyện, vui hưởng quyền lực, con cái họ hàng cũng được chia xẻ bổng lộc như các triều đại vua chúa.
Trong một thế giới phẳng phiu của chủ nghĩa toàn cầu, chế độ phong kiến chứa đựng nhiều nghịch lý sẽ không sao giải quyết được bất cứ vấn đề nào của xã hội tân tiến. Lấy một cỗ xe ngựa chạy trên một xa lộ gia tốc thì không thể nào chạy kịp với trào lưu.
Đó là lý do chính tại sao Liên Bang Xô Viết và Đông Au, nguồn cội của Mác Lê, phải tan rã và đảng Cộng Sản bị chôn vùi. Với hệ thống công an tinh vi và một dân trí thấp kém hơn, đảng Cộng Sản Tàu, Việt, Bắc Triều Tiên và Cuba còn níu kéo được quyền lực. Nhưng ngày nào mà chế độ cộng sản phong kiến còn ngự trị ở những nơi này, ngày đó sẽ không thể có tiến bộ về chánh trị, kinh tế, xã hội hay dân trí. Ngày nào mà cơ cấu chánh trị còn bị đè nặng bởi một nhóm lãnh đạo lỗi thời, ngày đó Việt Nam không thể có tiến bộ hay sáng tạo để bắt kịp các láng giềng.
Tất cả những vấn nạn khác của Việt Nam đều có gốc rễ từ vấn nạn căn bản nói trên. Mọi cố gắng thay đổi, điều chỉnh đều có thể làm tốt hơn; nhưng không thể có hiệu năng đột phá nếu không giải quyết vấn đề cơ bản là sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản.
Tôi không nghĩ là xã hội và dân tộc Việt chỉ có 10 vấn nạn. Nhưng sắp xếp theo chủ quan, tôi thấy sau đây là 9 vấn đề cấp bách mà Việt Nam phải đối phó để còn một tương lai sáng sủa hơn cho thế hệ kế tiếp: tư cách và dân trí (character and collective knowledge); tham nhũng (corruption); bất công xã hội (social inequality); các công ty quốc doanh (state-owned enterprises); giáo dục (education); môi trường (environment); sức khoẻ cộng đồng (health care); mạng lưới hạ tầng (infrastructure); và vấn đề đô thị hoá (urbanization).
2. TƯ CÁCH VÀ DÂN TRÍ
(Không ai quên được sự thực; họ chỉ nói dối một cách thành thạo hơn)
Sau 63 năm dưới chế độ Cộng Sản và 30 năm trong chiến tranh Pháp-Mỹ, con người Việt Nam biến thể rất nhiều, so với thời Khổng Mạnh lúc xưa và những ảnh hưởng sau đó của văn minh Tây Phương. Phần thì bị bịt kín không thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài, phần thì phải lo sinh tồn trong một cuộc chiến khốc liệt và trong tai mắt khắp nơi của bộ máy cảnh sát công an; tư cách của người Việt đã hoàn toàn thay đổi, khác hẳn với các dân tộc tự do khác. Vì nằm trong hệ thống Cộng Sản, họ xử thế rất giống với người Tàu hay người Nga hay người Bắc Triều Tiên.
Để tồn tại, bệnh giả dối bịp bợm là chỉ nam hàng đầu (dĩ nhiên, họ học hỏi rất nhiều ở tầng lớp lãnh đạo). Các đặc tính khác phát sinh từ chế độ chánh trị Cộng Sản gồm có bệnh hình thức (nói nhưng không làm), bệnh ích kỷ (bất cứ ích lợi gì cho ta và gia đình mà thôi), bệnh manh múng (làm đủ mọi cách để lách léo và tìm mối lợi), bệnh mặc cảm (vì biết mình yếu kém nên hay nổ bậy), bệnh quậy phá (cho đỡ những áp lực dồn nén từ một cuộc sống nghèo hèn), bệnh làm ẩu (thành công thì ta hưởng, thất bại thì thiên hạ chịu), bệnh ngắn hạn (không ai có tầm nhìn dài hạn vì cá nhân không có tương lai bảo đảm) và bệnh quan liêu (không lạ gì khi sống trong một xã hội phong kiến).
Về tư cách xấu tốt còn để lại từ truyền thống thì người Việt ta có bệnh sĩ diện (từ văn hoá Trung Quốc), bệnh ham chơi ăn nhậu (từ văn hoá Pháp), bệnh thiếu sáng tạo (do nền giáo dục khoa bảng không thực tế của Tàu và Pháp). Những đức tính tốt là tính ham học, lòng can đảm, liên hệ sâu đậm với gia đình, quê hương, sự tận tuỵ với công việc của cá nhân, sự chịu đựng và thích ứng với mọi hoàn cảnh, tinh thần cầu tiến và lòng kiên nhẫn vô bờ.
Dân trí (collective knowledge) là một yếu tố khác đã bị sự bưng bít che đậy của chế độ làm người dân trở thành mê muội với những kiến thức một chiều, lỗi thời và thua kém. Chỉ những năm gần đây, dù còn là một thiểu số không đáng kể, người Việt mới có cơ hội đi lại các quốc gia đã phát triển để thấy một cuộc sống hoàn toàn trái ngược với những tuyên truyền bịp bợm của bộ máy nhà nước. Vua Tần ngày xưa tuyên bố rằng "dân ngu thì dễ dạy". Những người Cộng Sản bây giờ đã khôn ngoan áp dụng triệt để chánh sách này.
Nói tóm lại, nếu không có những tư cách xấu phát nguồn từ thể chế chánh trị, thì người Việt có đủ tư cách và dân trí để phấn đấu thành công trên mọi lãnh vực so với các quốc gia láng giềng. Bằng chứng hiển nhiên là khi ra khỏi Việt Nam, các Việt Kiều đã đạt những thành quả rất đáng khâm phục và bắt kịp mọi cộng đồng thiểu số trên khắp thế giới. Ngân hàng thế giới cho là phải mất 152 năm, Việt Nam mới bắt kịp Singapore về mức thu nhập. Nhưng nếu chế độ Cộng Sản còn tồn tại, thì phải mất đến 300 năm, Việt Nam mới bắt kịp Singapore về tư cách con người.
VN: THAM NHŨNG 6 TỶ ĐÔ/ NĂM
Khoảng 3 tỷ dollars được chuyển dấu ra nước ngoài mỗi năm. Nhiều bất động sản sang trọng giá trên 5 triệu dollars tại Mỹ và Pháp được các du học sinh Việt Nam mua và trả bằng tiền mặt. Đó là ghi nhận trong loạt bài này. Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký"ù mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua được với giá rẻ."
3. THAM NHŨNG
(Quyền hành tuyệt đối thì nhũng lạm tuyệt đối)
Tham nhũng phải được đánh giá theo cường độ vì quốc gia nào, xã hội nào cũng có tham nhũng. Đặc tính lớn nhứt của con người là lòng tham lam, những gì có thể chiếm hữu được đều là miếng mồi ngon. Nhưng dưới một chế độ thực sự dân chủ tự do, cái giá phải trả cho sự tham nhũng khá cao, nên lòng tham lam phải bị đè nén. Ngoài cánh tay của pháp luật, các quan chức muốn tham nhũng phải lo sợ đến sự cáo giác của báo chí, của người dân, của hàng xóm và của cả những người bị ăn hối lộ.
Xã hội Việt không có những kiềm chế này. Khi tham nhũng liên quan đến những viên chức cấp cao nhứt của chánh phủ thì cái lo sợ khi tham nhũng chỉ là sự phân chia cho đồng đều các bổng lộc đến khắp nơi để tránh những ghen tị gây đổ vỡ. Không ai có thể chối cãi mức trầm trọng của căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam, từ một anh cảnh sát đứng đường ngang nhiên bỏ túi tiền phạt vi phạm xe cộ, đến vụ ăn chặn hàng triệu đô la tiền cứu trợ của các quỹ nhân đạo quốc tế. Một vài trường hợp bị khui ra để làm dê tế thần (phần lớn các viên chức tham nhũng được cấp học bổng ra nước ngoài); nhưng cốt rễ của tham nhũng trong chế độ Cộng Sản (kể cả Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Liên Bang Xô Viết cũ) đã trở thành một truyền thống lịch sử.
Một vài nghiên cứu cho thấy mức độ tham nhũng ở Việt Nam (đứng hàng thứ 104 trong 142 quốc gia tính theo cường độ tham nhũng) lên đến khoảng 8% của GDP (tổng sản lượng quốc gia). Theo ước tính này, số tiền tham nhũng là 6 tỷ US dollars, tính ra trung bình khoảng 3 ngàn US dollars mỗi năm cho mọi viên chức chánh phủ và quân đội. Đây là một số tiền không nhỏ vì thu nhập của mỗi người dân chỉ vào khoảng 1 ngàn US dollars. Thêm vào đó, những số tiền này chỉ giúp tăng trưởng kinh tế khoảng 50%, vì có một nghiên cứu cho thấy khoảng 3 tỷ dollars được chuyển dấu ra nước ngoài mỗi năm.
Những con số trên chỉ nói lên khía cạnh kinh tế. Aûnh hưởng của tham nhũng sâu đậm hơn, nếu nói về niềm tin của những doanh nhân bị nhỏ dần về một sân chơi công bằng, về sự hiểu biết rằng cố gắng cá nhân của họ đã bị bòn rút ăn cắp trắng trợn. Niềm tin vào sự minh bạch cũng là điều kiện tối cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ từ thiện trên thế giới.
4. BẤT CÔNG XÃ HỘI
Như đã nói, lý thuyết cốt lõi của chủ nghĩa xã hội (Cộng sản) là sự tái phân chia tài sản để san bằng mọi bất công, mọi khoảng cách giữa tấng lớp nghèo giàu. Các nhà kinh tế học có dùng một hệ số gọi là "Gini" để đo lường sự khác biệt về thu nhập của lớp người giàu và người nghèo trong xã hội. Một thực tế phũ phàng mà người Cộng Sản luôn luôn che đậy là hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam cao hơn của chế độ tư bản số một của thế giới là Mỹ Quốc (46.9 và 43.2 so với 40.8). Hệ số này nói rõ là sự bất công xã hội ở Việt Nam sau 60 năm thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa còn cao hơn các "chế độ tư bản bóc lột công nhân" của các bạn láng giềng như Indonesia (34.3), Thái Lan (40.2) hay Singapore (41.7). Hệ số này thực sự còn cao hơn nhiều nếu người ta cộng vào số tài sản chìm, không dám khai báo của số tiền tham nhũng của các quan chức Trung Quốc và Việt Nam (ước tính khoảng 8% tổng sản lượng quốc gia).
Thực ra, khi người dân nhìn vào các biểu tượng của xã hội thì không ai cần đến những con số này. Trong một xứ sở mà người dân trung bình chỉ thu nhập có 1 ngàn US dollars mỗi năm mỗi đầu người, một chương trình thi hoa hậu hoàn vũ tại Nha Trang năm 2008 với giá vé vào cửa từ 4 trăm đến 1 ngàn dollars đã không còn chỗ trống (chưa nói đến tiền máy bay từ Hà Nội hay Saigon và chưa nói đến tiền phòng khách sạn hay các bữa ăn khác). Đã có các đại gia bắt chước tư bản Mỹ sắm máy bay riêng (giá là 60 triệu US dollars mỗi chiếc) hay những chiếc xe hơi sang trọng nhứt (giá trên 1 triệu dollars cả thuế). Các Việt Kiều tại Mỹ và Pháp đã khâm phục khi đọc về những bài báo địa phương nói về những bất động sản sang trọng giá trên 5 triệu dollars do các du học sinh Việt Nam mua và trả bằng tiền mặt. Các sòng bài ở Las Vegas và Macau có những nhân viên cấp cao chỉ dành để phục vụ các khách VIP người Việt, nổi danh vì những canh bạc thua lỗ đến cả triệu dollars trong một đêm.
Các sở thuế ở Aâu Mỹ luôn luôn theo dõi những đại gia xài tiền như nước của quốc gia họ để bảo đảm là mọi số tiền đã được thu nhập minh bạch và hợp pháp. Các đại gia Việt Nam thì may mắn hơn: sở thuế của quốc gia nằm trong sự kiểm soát của Đảng và các quan chức đàn em. Báo chí thì im thin thít trước mọi trái tai gai mắt. Họ có thể tiêu xài không cần phải suy nghĩ hay lo lắng. Trong khi đó, 70% dân số là những nông phu, không hề hay biết những diễn biến của tình hình chánh trị hay xã hội trên thế giới. Phần còn lại là các công nhân nghèo nơi thành phố, quá mệt mỏi với công việc nặng nhọc để suy nghĩ nhiều về tiềm năng thay đổi. Thiểu số trí thức (chắc chắn là dưới 3%) không đủ can đảm để trưng bày bộc lộ sự thật dưới sự đe doạ thường trực của bộ máy công an. Bất công này sẽ còn kéo dài và kinh tế đất nước không thể triển khai theo tiến bộ toàn cầu. Hậu quả sau cùng là Việt Nam sẽ phải tiếp tục chấp nhận sự tụt hậu trong vài thế hệ tới.
Cũng oái ăm là trong định hướng "xã hội chủ nghĩa" này, người ta gần như không thấy những cơ quan từ thiện của tư nhân Việt. Trong khi đó, những cơ quan từ thiện từ nước ngoài lại bị nạn tham nhũng và hệ thốâng hành chánh ảnh hưởng nặng nề, nên họ cũng không đắc lực lắm trong việc cứu trợ; như đang làm với Kam Pu Chia hay Lào.
Từ Giáo Dục tới Môi Trường (IV); 10,000 quân tàu vô dak-nông
86% du học Mỹ Âu Úc đều là con cháu quan chức giáo dục của Cộng Sản. Môi trường: Mùi xú uế nồng nạc các kênh rạch Saigon, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương... Đó là những ghi nhận trong 10 vấn nạn cho VN. Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký" mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua” được từ VN."
5. GIÁO DỤC
Một sự kiện tạp chí IIENetworker nêu ra hai năm trước là 86% các quan chức cao cấp của Bộ Giáo Dục và các trường Đại Học Công đều có con đi du học ở Mỹ, Au hay Uc. Điều này chứng tỏ những người cầm đầu và thiết lập chương trình giáo dục tại Việt Nam không hề tin chút nào vào chất lượng của chính sản phẩm mình. Trong việc thiết lập học trình, họ bắt sinh viên trong nước phải học chủ nghĩa Mác Lê (khoảng 4 tiết một tuần). Gởi con đi học xa có lẽ là để tránh cho con họ khỏi nghĩ đến cái giáo điều rác rưởi này. Tôi chắc chắn là không một quan chức Việt Nam nào cho con đi du học tại Bắc Triều Tiên hay Cuba, hai tiền đồn Cộng Sản năng động nhứt hiện nay.
Một hiện tượng khác rất phổ thông ở Việt Nam và Trung Quốc. Đó là nạn bằng giả, nạn ăn cắp và sao chép nguyên bản các tài liệu của nước ngoài, nạn thuê ngừơi học dùm và thi dùm, nạn thầy giáo bị đe doạ phải chấm điểm cao cho con ông cháu cha. Giá trị của mảnh bằng Việt Nam là số không tại các cơ sở giáo dục nước ngoài; phần lớn các sinh viên du học phải thi lại các môn học để có một xác nhận về khả năng và kiến thức. Theo European Chamber of Commerce ở Việt Nam, trong một cuộc khảo sát năm 2005, các cơ sở thương mại kỷ nghệ của người nước ngoài đã phải giật mình về sự yếu kém của các sinh viên đã tốt nghiệp trong nước.
Một hiện tượng khác là các quan chức được gởi đi học khi còn tại chức. Phần lớn đều có bằng Tiến Sĩ, Thạc Sĩ mà không cần đến trường, không cần làm bài, không cần biết đến đề tài phải học. Đây là những quan chức xuất thân từ các trường Tiểu Học (vài vị viết và nói tiếng Việt không xong), và chỉ trong 3 hay 4 năm, trình luận án Tiến Sĩ về những đề tài rất thời thượng. Ban giám khảo là những thuộc hạ đàn em, ca tụng đủ điều, kể cả khi người sinh viên không có mặt để trình luận án.
Viện trưởng và khoa trưởng các trường đại học đều là đảng viên do Đảng đề cử được đặt dưới sự chỉ huy của Chính Uỷ (một đảng viên thâm niên, với quá trình chiến đấu và chưa hề có thì giờ để đi học). Một giáo sư muốn thay đổi học trình phải làm đơn xin phép với những thủ tục rất phức tạp, mất khoảng 2 hay 3 năm, và phải có sự chấp thuận của Bộ Công An và Bộ Tuyên Hoá (cơ quan tuyên truyền của nhà nước). Một thế giới mà công nghệ điện tử đột phá mỗi 3 tháng, mọi cố gắng để theo kịp trào lưu thế giới gần như là vô ích.
Nói tóm lại, ngày nào đảng Công Sản còn kìm kẹp chỉ huy nền giáo dục, thì ngày đó các sinh viên tốt nghiệp không thể có đủ khả năng để trở thành những cơ phận hữu ích cho bộ máy kinh tế hay quản trị của công hay tư. Không có tự do tư tưởng và tự do kiến thức thì tính ham học của người Việt (mà các cộng đồng Việt Kiều khắp thế giới đã minh chứng) đã bị bỏ phí thật đau lòng.
6. MÔI TRƯỜNG
Do sự cố tham nhũng của chế độ, phần lớn các dự án đầu tư đựơc chấp thuận không dựa trên khả thi về kinh tế tài chánh hay ích lợi chung của cộng đồng, mà lại dựa trên số tiền "gầm bàn" (chủ nghĩa phong bì) được chia xẻ giữa các nhà đầu tư và các quan chức liên quan.
Gần đây, vụ xì căng đan Vedan đã tạo nhiều chú ý về cách thức quản lý môi trường của chánh phủ. Nhà máy làm bột ngọt của Đài Loan này đã đổ hàng tấn hoá chất độc hại trong suốt 14 năm hoạt động vào sông Thị Vải ở Đồng Nai và đã gây thiệt hại rất to lớn cho người dân sống quanh sông; từ nạn tôm cá chết sạch không còn lợi tức, đến những bệnh nan y như ung thư cho thân thể. Một cơ quan môi trường ở Saigon ước tính thiệt hại lên đến hơn 78 triệu dollars cho các người dân và khoảng 18 triệu dollars để làm sạch sông Thị Vải. Thế nhưng, dưới chủ nghĩa phong bì, công ty Vedan và các nhà quản lý chỉ bị phạt hành chánh một số tiền là 17 ngàn US dollars và mọi chuyện coi như dàn xếp xong. Nếu ở một quốc gia Au Mỹ, các vị quản lý này sẽ bị đi tù vì đây là một hành động cố ý; và chúng ta chưa nói đến các tội phạm khác, gồm việc hối lộ các quan chức để bịt miệng họ trong suốt 14 năm.
Trong thời gian 20 năm qua, từ khi mở cửa nền kinh tế để phát triển, chánh phủ Việt Nam đã cố tình che đậy những tác hại hậu quả về môi trường để có tiền "phong bì". Vedan không phải là một thí dụ đơn lẻ. Có cả ngàn vụ Vedan khác trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Ai cũng nhận biết những mùi xú uế nồng nặc khi đi qua các kinh rạch gần các nhà máy, từ Saigon, Hà Nội, đến Bình Dương, Hải Dương. Thải rác sinh học ra sông ra biển, rác y khoa phóng xạ ra các khu chứa rác, chất ô nhiễm carbon dioxide vào khí quyển là những việc làm quá quen thuộc đến độ không ai còn muốn bàn cãi hay chú ý. Gần đây nhứt là dự án bauxite ở Tây Nguyên được các nhà khoa học môi trường cảnh báo về mức độ tác hại; nhưng chánh phủ vẫn tiếp tục tiến hành mặc các phản kháng. Dự án này chỉ được báo chí nói đến khi biết là một công ty quốc doanh Trung Quốc đã được giấy phép khai thác và có ý đưa khoảng 10,000 nhân công Tàu qua làm việc tại đây. (Tin mới cho hay các toán đầu tiên của lực lượng xuất thân từ hồng quân Trung Quốc hiện đã làm việc tại Dak Nông) Người ta nói đến vấn đề an ninh quốc gia nhiều hơn là tác hại môi trường.
Trong khi đó, nếu ai đã từng bị kẹt xe trong những giờ cao điểm tại Saigon hay các thành phố lớn sẽ biết đến thế nào là khói bụi. Ngoài ô nhiễm đến từ 22 triệu xe máy trên toàn quốc, những ô nhiễm từ các vật dụng xây cất như xi măng, cát, than đá khiến tệ nạn ô nhiễm không khí trở thành một hiểm hoạ cho sức khỏe cộng đồng. Theo một khaỏ sát từ Clean Air Program do Thuỵ Sĩ bảo trợ, người ta đo được 135 ngàn tấn bụi và khí độc ở Hà Nội mỗi ngày. Mức độ sulphur dioxide cao gấp 8 lần độ báo động của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. United Nations Environment Program xếp hạng Saigon và Hà Nội vào 6 thành phố ô nhiễm nhứt thế giới (sau Beijing, Shanghai, New Delhi và Dhaka).
Trong tổng số đầu tư trực tiếp (FDI) $32 tỷ US dollars nhận được từ nước ngoài kể từ 2005, các nhà kinh tế ước tính là Việt Nam sẽ phải chi ra hơn $22 tỷ US dollars để rửa sạch môi trường đem lại từ các dự án FDI này. Con số này chưa tính đến những thiệt hại về y tế và sức khoẻ cộng đồng của những người dân nằm trong vùng dự án.
Kỳ tới: Thảm hoạ công ty quốc doanh.
Anderson Thai Quang
ANDERSON THAI QUANG
Việt Báo Thứ Ba, 2/10/2009, 12:00:00 AM
“Bài học nặng ký”: Mang bạc triệu về VN đầu tư và...Chào Thua! (II)
Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký" mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua được với giá rẻ."
"Hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa. Hồ Chí Minh không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con. Võ Nguyên Giáp thì có ông con rể Trương Quang Bình là người giàu nhất nước... Tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối."
*
Saigon những ngày cận Tết mát lạnh và mang chút không khí của những ngày Giáng Sinh nơi Âu Mỹ. Mọi người chuẩn bị mua sắm cho nhà cửa và quà cáp cho người quen. Đường Nguyễn Huệ và quanh khu du lịch của trung tâm thành phố, hoa đèn rộn rịp trang điểm cho mùa xuân, luôn luôn là biểu tượng của niềm hy vọng mới và vào một thay đổi nào đó tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn cho năm tới. Nhưng nếu du khách rẽ vào ngõ hẻm từ một con đường lớn, những con chuột to bằng con mèo, những con dán biết bay cùng ruồi muỗi, những ổ rác lộ thiên, những vũng nước ao tù… cho thấy một bộ mặt khác của Saigon. Bộ mặt của nghèo khó, bất hạnh và tù túng đã không hề thay đổi suốt 70 năm qua, mặc cho bao nhiêu mùa xuân của hy vọng trong quá khứ.
* CÁI TÔI ĐÁNG GHÉT
Một chút ít về cái "tôi" để người đọc cảm thông thêm về chủ quan của lá thư này. Tôi đến Mỹ năm 1975 cùng làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ. Cha tôi là một đại úy của quân đội miền Nam (ở đây, nay gọi là Mỹ Ngụy), và tôi chỉ mới 5 tuổi, chưa hiểu biết chút gì về lịch sử hay chính trị. Cha mẹ tôi làm đủ mọi nghề, vất vả ngược xuôi, từ lao động chân tay đến mua bán tiểu thương, để nuôi gia đình. Sau 30 năm, ông bà đã lo xong cho con cái, đã về hưu với căn nhà nhỏ và cuộc sống ổn định. Tôi lớn lên như một trẻ Mỹ, đi học, chơi đùa và coi xứ Mỹ như một quê hương chính thức, dù vẫn biết nói tiếng Việt theo thói quen của cha mẹ. Tốt nghiệp Thạc Sĩ về điện tử, tôi có công việc tốt, lấy vợ và sống đời trung lưu như trăm ngàn người khác. Cha tôi và các bạn ông thường tụ họp và bàn luận nhiều về tình hình Việt Nam, về những thù ghét của họ với nhà cầm quyền Cộng Sản, nhưng tất cả đều rất xa lạ với tôi. Khi học lịch sử ở trung học, tôi chỉ thấy có chút hãnh diện về Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé đã đánh bại được hai cường quốc là Pháp và Mỹ. Hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai anh hùng trong ký ức của tôi.
Cuộc sống bình lặng đó thay đổi hoàn toàn khi vợ tôi qua đời vì tai nạn xe cộ ba năm về trước. Không có con, thừa hưởng một số tiền bảo hiểm hơn 1 triệu đô la, cộng với giá nhà đang tăng cao vụt và một khoản tiền tiết kiệm lớn, tôi không còn thấy nhu cầu phải kéo cầy 11 tiếng mỗi ngày trước máy vi tính. Tôi quyết định trở về lại Việt Nam để làm ăn và tạo dựng một sự nghiệp mới. Tất cả những gì tôi đọc cho thấy một Việt Nam đổi mới với những con số ấn tượng về đầu tư của nước ngoài, về xuất khẩu, về cơ hội đầy tiềm năng của một "con rồng mới". Cha tôi không phản đối, ông chỉ cho một lời khuyên," Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà coi những gì Cộng Sản làm."
* HƯNG PHẤN VÀ THẤT VỌNG
Tôi dọn về lại Saigon vào tháng Mười năm 2007. Chỉ số VNI của chứng khoán Việt khoảng 1,000 và đề tài thời thượng khắp nơi là cơn sốt địa ốc và số thu nhập của các đại gia. Số tiền 2.5 triệu đô la của tôi thật nhỏ bé khiêm tốn khi bàn chuyện đầu tư. Dường như ai cũng đầy tiền mặt và dự án, nhiều gấp mười lần khả năng của tôi. Dù vậy, tôi cũng rất hưng phấn cảm nhận niềm lạc quan vô bờ bến về sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, dựa theo truyền thống khoa học từ đại học Mỹ, tôi nghiên cứu kỹ hơn các con số từ các doanh nhân cũng như từ chánh phủ. Có rất nhiều điều sai trái và nghịch lý từ các con số, cũng như sự kiện thực tế về kết quả hoạt động. Sự nghi ngờ của tôi được xác nhận khi so sánh và định chuẩn theo mức sống thực sự của người dân, giàu cũng như nghèo. Chung đụng với mọi thành phần xã hội giúp tôi nhìn rõ hơn về thực trạng của quê hương. Những lời nói hoa mỹ, cũng như những biểu ngữ dăng kín thành phố, là một lớp son phấn rẻ tiền, che dấu một bộ mặt điêu tàn và thê thảm.
Tôi nhận ra rằng cái cơ chế "kinh tế thị trường" mà nhà cầm quyền hứa hẹn khi ký văn bản gia nhập WTO chỉ là hình thức. Tất cả những miếng mồi béo bở đều nằm trong tay quan chức và cán bộ Đảng Cộng Sản, cũng như bà con thân thuộc trong gia đình. Bộ Chánh Trị trung ương thì nắm chặt các công ty quốc doanh và bán quốc doanh, quan chức địa phương thì có những đặc lợi về ruộng đất, giấy phép, dịch vụ nhu yếu. Lãnh vực tư nhân chỉ được phép làm trong địa bàn nhỏ, nhiều rủi ro và những ai có lời đều phải chia xẻ lại cho các quan chức bằng nhiều phong bì lớn nhỏ. Tầng lớp quan chức và gia đình họ, qua hệ thống tham nhũng tinh vi, đã thâu tóm phần lớn lợi tức quốc gia và có quyền hành không kém các quan lại của triều đại phong kiến.
Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh dành độc lập với bao nhiêu xương máu của người dân chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản cướp chánh quyền. Những quốc gia láng giềng như Singapore, Mã Lai, Indonesia, đã dành độc lập không cần hy sinh và giờ đây, dân họ (nhờ một nền dân chủ minh bạch) đã trở nên giàu có. Họ đang cấu kết với nhà nước Việt để trở thành những chủ nhân lớn của nhiều đơn vị kinh tế bằng cách dùng đồng tiền để mua lao động rẻ và tài nguyên định giá qua gầm bàn.
Tôi nhận ra rằng chế độ to mồm này thực sự sống nhờ phần lớn vào những khoản viện trợ nhân đạo của các nước tư bản (mà họ từng lên án và đánh duổi); vào khoản tiền kiều hối của các cựu thuyền nhân (mà họ đã từng giam giữ tù đày khi kết tội phản quốc); vào mồ hôi nước mắt của những nô lệ mới qua danh từ xuất khẩu lao động hay qua các cuộc hôn nhân mua bán áp đặt; vào những khoản lệ phí va sưu thuế đầy phi nghĩa, cũng như một con số khổng lồ về hối lộ, đối với những người dân còn kẹt lại trong nước.
Tôi nhận ra rằng hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế độ đã dùng mọi thủ đoạn để biến họ thành thần thánh, giúp cho chúng giữ vững địa vị và quyền hành. Đọc kỹ tiểu sử của ông Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy một chính trị gia quỷ quyệt, nhiều mờ ám, hoàn toàn không có một chút chân thật gì, dù nhìn ở bất cứ góc cạnh nào. Con người của ông có rất nhiều tên gọi; ông tự viết cả tiểu sử để ca tụng mình (Trần Dân Tiên); ông không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con sinh rơi rớt từ các cuộc tình khắp thế giới; ông viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tâng bốc trơ trẽn (lá thư gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912); ông làm mật vụ cho Nga khi Pháp không đáp ứng lời khẩn cầu (chuyện của cựu Giám Đốc KGB Nga Vladimir Kryuchkov ); ông bỏ Nga theo Tàu khi có lợi (hồi ký của Li Zhi Sui); ông khoe là trọn đời độc thân để phục vụ tổ quốc trong khi có ít nhứt ba người vợ và bao nhiêu người tình, kể cả một tình nhân là vợ của một thuộc cấp (bà Nguyễn Thị Minh Khai, vợ ông Lê Hồng Phong). Gần đây, nhiều tài liệu lịch sử kết tội ông ra lệnh giết bà Nông thị Xuân và cô em, vì hai người này muốn tạo xì căng đan về mối tình khi chung sống với ông (cuốn sách 'Ho Chi Minh: A Life' bởi William Duiker và cuốn 'Đỉnh Cao Chói Lọi' của Dương Thu Hương). Chuyện ông thủ tiêu không biết bao nhiêu là đối thủ chánh trị có thể hiểu được vì ông làm chánh trị kiểu Cộng Sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Mao hay Stalin. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt Nam và nhìn những biểu ngữ ca tụng "tấm gương đạo đức của Bác Hồ".
Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi không biết nghĩ sao khi đọc cuốn sách 'China and the Vietnam wars' của Qiang Zhai. Ông cho biết là một tướng Tàu, Wei Gouqing, nguyên cố vấn quân sự của tướng Giáp, khẳng định là chiến thắng Điện Biên thực sự là do ông cố vấn đặt chiến lược và điều khiển; ông Giáp và ông Hồ đã định đánh Pháp tại khu vực sông Hồng. Tướng Wei cũng tiết lộ là năm 1953, Hồ Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để đình chiến, nhưng Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ là phải đánh đến cùng. Cuối cùng, Giáp và Hồ được nhận lãnh công lao vì chuyện xảy ra trên đất Việt, tướng Tàu không thể công khai xuất hiện. Một câu hỏi khác gây bàn tán là tài sản của con rể ông Giáp (Trương Quang Bình, người giàu nhứt nước) có bao phần là của ông tướng?
Sau 1 năm ở Việt Nam, tôi hiểu được một sự thât căn bản của xã hội: tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống; và không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo đức của hiện tượng này.
Trong môi trường đó, tôi đã không làm ăn gì được như dự tính. Suốt 14 tháng chạy theo các dự án đầu tư, các cơ hội dài và ngắn hạn, tôi đành chịu thua. Thêm vào đó, những thủ tục hành chánh rươm rà, bất cập và luôn thay đổi, tạo cơ hội cho tham nhũng, đã làm tôi nản lòng. Cũng may, tôi chỉ mất hơn 200 ngàn đô la; một giá quá rẻ cho bài học nặng ký. Tôi không tiếc than gì cho cá nhân; chỉ thấy chua xót và thương hại cho những người kẹt lại.
10 VẤN NẠN CHO QUÊ HƯƠNG
Trước khi về lại Mỹ, trong một bữa tiệc chia tay tất niên, một người bạn trẻ chưa bao giờ sống ở nước ngoài, nhờ tôi tóm lược những kinh nghiệm cá nhân, những nhận xét về xã hội này, cũng như những vấn nạn mà thế hệ sắp tới của Việt Nam phải đương đầu. Tôi nhận lời và xin bắt đầu bằng…
BÀI HỌC LỊCH SỬ
Năm 1945, đảng Cộng Sản cướp chánh quyền và bắt đầu một cuộc chiến tranh dành độc lập chống thực dân Pháp. Người Việt anh hùng, mưu mô và kiên nhẫn, với sự trợ giúp nhiệt tình của Trung Quốc, đã chiến thắng sau 9 năm gian khổ và 1 triệu người hy sinh. Sau đó, nhận lãnh "nghĩa vụ quốc tế" của Cộng Sản Đệ Tam, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ bắt đầu và kết thúc vào năm 1975 với sự sụp đổ của Saigon. Sau 20 năm chinh chiến, thêm 2.2 triệu người đã hi sinh; và đảng Cộng Sản cũng như phần lớn dân Việt đã kiêu hãnh với chiến thắng và tự nhận làm "đỉnh cao cho trí tuệ của loài người".
Thế nhưng một câu hỏi mà các nhà lãnh đạo của xứ ta không bao giờ trả lời thoả đáng được là, "tại sao các nước láng giềng như Singapore, An Độ, Mã Lai, Indonesia… cũng bị thực dân xâm chiếm mà họ lại dành được độc lập không cần phải chiến tranh?". Vào năm 1945, Việt Nam có số thu nhập mỗi đầu người ngang hàng với Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông… vào năm 1975, ta tụt hậu và số thu nhập trên chỉ ngang hàng với Thái Lan, Indonesia. Sau 63 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và sau 30 năm thanh bình xây dựng đất nước, vào năm 2008, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) tính là Việt Nam sẽ chỉ bắt kịp mức sống hiện tại của Thái Lan trong 95 năm nữa và của Singapore trong 152 năm nữa. Tại sao các láng giềng của ta lại may mắn đến như vậy? Không phải chúng ta là những người khôn ngoan, dũng cảm và thông minh nhất khu vực sao?
Năm 1945, chánh phủ DeGaulle của Pháp đề nghị một giải pháp hoà bình với Việt Minh nằm trong Liên Hiệp Pháp. Đảng từ chối và khởi động một chánh sách "tiêu thổ kháng chiến", có nghĩa là đốt phá hết nhà cửa và tài sản của dân. (Thiệt hai cho Pháp thì không rõ, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân Việt thì rất khắc nghiệt). Thế lực ngoại bang nào đã bắt chánh phủ mình gây chiến? Năm 1960, chánh phủ Saigon (bị lên án là do Mỹ giựt dây) đề nghị một miền Nam trung lập và độc lập phi chủ nghĩa. Thế lực ngoại bang nào đã bắt chánh phủ miền Bắc phải bác bỏ và tiếp tục chiến tranh? Đây là những câu hỏi cho các sử gia, tôi không dám lạm bàn. Nhưng các câu hỏi tối thiểu này phải được đặt ra vì cái nghèo khó khổ cực hiện nay bất nguồn rất nhiều từ các quyết định của các cấp lãnh đạo cộng sản.
Nhìn qua tổng thể của lịch sử 60 năm qua là nhận ro cái trách nhiệm đã khiến Việt Nam trở thành một trò cười của nhân loại và một tủi nhục cho những công dân của xứ này khi ra nước ngoài.
1. VẤN NẠN CĂN BẢN:
ĐẢNG CỘNG SẢN
Căn bản của chủ thuyết Mác Lê là tái phân chia tài sản để san bằng mọi bất công giàu nghèo của xã hội. Lý thuyết là thế, nhưng nhìn chung các xã hội theo Công Sản bao giờ cũng có một tầng lớp cai trị (gọi là đầy tớ nhân dân) với rất nhiều đặc quyền và lợi lộc hơn cả các vua chúa quan lại ngày xưa. Vài nước như Bắc Triều Tiên lại đi theo chế độ "cha truyền con nối", hay Cuba "anh để lại cho em", hay Trung Quốc (Mao trao quyền cho vợ bé, Giang Thanh).
Khi còn tranh đấu để cướp chánh quyền, họ luôn luôn nêu cao lòng yêu nước và chống chế độ phong kiến thực dân để thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ sau khi nắm được quyền lực, họ mới bắt đầu chánh sách "đấu tố địa chủ", "tich thu tài sản", "quốc hữu hoá ruộng đất"… thay vì từ xã hội phong kiến tiến lên tư bản và thành Cộng Sản như lý thuyết Mác Lê; họ thực tình quay ngược chiều, trở về xã hội phong kiến, với tất cả các đặc tính chuyên chế độc tài. Không những giai cấp lãnh đạo, từ trung ương đến xã huyện, vui hưởng quyền lực, con cái họ hàng cũng được chia xẻ bổng lộc như các triều đại vua chúa.
Trong một thế giới phẳng phiu của chủ nghĩa toàn cầu, chế độ phong kiến chứa đựng nhiều nghịch lý sẽ không sao giải quyết được bất cứ vấn đề nào của xã hội tân tiến. Lấy một cỗ xe ngựa chạy trên một xa lộ gia tốc thì không thể nào chạy kịp với trào lưu.
Đó là lý do chính tại sao Liên Bang Xô Viết và Đông Au, nguồn cội của Mác Lê, phải tan rã và đảng Cộng Sản bị chôn vùi. Với hệ thống công an tinh vi và một dân trí thấp kém hơn, đảng Cộng Sản Tàu, Việt, Bắc Triều Tiên và Cuba còn níu kéo được quyền lực. Nhưng ngày nào mà chế độ cộng sản phong kiến còn ngự trị ở những nơi này, ngày đó sẽ không thể có tiến bộ về chánh trị, kinh tế, xã hội hay dân trí. Ngày nào mà cơ cấu chánh trị còn bị đè nặng bởi một nhóm lãnh đạo lỗi thời, ngày đó Việt Nam không thể có tiến bộ hay sáng tạo để bắt kịp các láng giềng.
Tất cả những vấn nạn khác của Việt Nam đều có gốc rễ từ vấn nạn căn bản nói trên. Mọi cố gắng thay đổi, điều chỉnh đều có thể làm tốt hơn; nhưng không thể có hiệu năng đột phá nếu không giải quyết vấn đề cơ bản là sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản.
Tôi không nghĩ là xã hội và dân tộc Việt chỉ có 10 vấn nạn. Nhưng sắp xếp theo chủ quan, tôi thấy sau đây là 9 vấn đề cấp bách mà Việt Nam phải đối phó để còn một tương lai sáng sủa hơn cho thế hệ kế tiếp: tư cách và dân trí (character and collective knowledge); tham nhũng (corruption); bất công xã hội (social inequality); các công ty quốc doanh (state-owned enterprises); giáo dục (education); môi trường (environment); sức khoẻ cộng đồng (health care); mạng lưới hạ tầng (infrastructure); và vấn đề đô thị hoá (urbanization).
2. TƯ CÁCH VÀ DÂN TRÍ
(Không ai quên được sự thực; họ chỉ nói dối một cách thành thạo hơn)
Sau 63 năm dưới chế độ Cộng Sản và 30 năm trong chiến tranh Pháp-Mỹ, con người Việt Nam biến thể rất nhiều, so với thời Khổng Mạnh lúc xưa và những ảnh hưởng sau đó của văn minh Tây Phương. Phần thì bị bịt kín không thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài, phần thì phải lo sinh tồn trong một cuộc chiến khốc liệt và trong tai mắt khắp nơi của bộ máy cảnh sát công an; tư cách của người Việt đã hoàn toàn thay đổi, khác hẳn với các dân tộc tự do khác. Vì nằm trong hệ thống Cộng Sản, họ xử thế rất giống với người Tàu hay người Nga hay người Bắc Triều Tiên.
Để tồn tại, bệnh giả dối bịp bợm là chỉ nam hàng đầu (dĩ nhiên, họ học hỏi rất nhiều ở tầng lớp lãnh đạo). Các đặc tính khác phát sinh từ chế độ chánh trị Cộng Sản gồm có bệnh hình thức (nói nhưng không làm), bệnh ích kỷ (bất cứ ích lợi gì cho ta và gia đình mà thôi), bệnh manh múng (làm đủ mọi cách để lách léo và tìm mối lợi), bệnh mặc cảm (vì biết mình yếu kém nên hay nổ bậy), bệnh quậy phá (cho đỡ những áp lực dồn nén từ một cuộc sống nghèo hèn), bệnh làm ẩu (thành công thì ta hưởng, thất bại thì thiên hạ chịu), bệnh ngắn hạn (không ai có tầm nhìn dài hạn vì cá nhân không có tương lai bảo đảm) và bệnh quan liêu (không lạ gì khi sống trong một xã hội phong kiến).
Về tư cách xấu tốt còn để lại từ truyền thống thì người Việt ta có bệnh sĩ diện (từ văn hoá Trung Quốc), bệnh ham chơi ăn nhậu (từ văn hoá Pháp), bệnh thiếu sáng tạo (do nền giáo dục khoa bảng không thực tế của Tàu và Pháp). Những đức tính tốt là tính ham học, lòng can đảm, liên hệ sâu đậm với gia đình, quê hương, sự tận tuỵ với công việc của cá nhân, sự chịu đựng và thích ứng với mọi hoàn cảnh, tinh thần cầu tiến và lòng kiên nhẫn vô bờ.
Dân trí (collective knowledge) là một yếu tố khác đã bị sự bưng bít che đậy của chế độ làm người dân trở thành mê muội với những kiến thức một chiều, lỗi thời và thua kém. Chỉ những năm gần đây, dù còn là một thiểu số không đáng kể, người Việt mới có cơ hội đi lại các quốc gia đã phát triển để thấy một cuộc sống hoàn toàn trái ngược với những tuyên truyền bịp bợm của bộ máy nhà nước. Vua Tần ngày xưa tuyên bố rằng "dân ngu thì dễ dạy". Những người Cộng Sản bây giờ đã khôn ngoan áp dụng triệt để chánh sách này.
Nói tóm lại, nếu không có những tư cách xấu phát nguồn từ thể chế chánh trị, thì người Việt có đủ tư cách và dân trí để phấn đấu thành công trên mọi lãnh vực so với các quốc gia láng giềng. Bằng chứng hiển nhiên là khi ra khỏi Việt Nam, các Việt Kiều đã đạt những thành quả rất đáng khâm phục và bắt kịp mọi cộng đồng thiểu số trên khắp thế giới. Ngân hàng thế giới cho là phải mất 152 năm, Việt Nam mới bắt kịp Singapore về mức thu nhập. Nhưng nếu chế độ Cộng Sản còn tồn tại, thì phải mất đến 300 năm, Việt Nam mới bắt kịp Singapore về tư cách con người.
VN: THAM NHŨNG 6 TỶ ĐÔ/ NĂM
Khoảng 3 tỷ dollars được chuyển dấu ra nước ngoài mỗi năm. Nhiều bất động sản sang trọng giá trên 5 triệu dollars tại Mỹ và Pháp được các du học sinh Việt Nam mua và trả bằng tiền mặt. Đó là ghi nhận trong loạt bài này. Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký"ù mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua được với giá rẻ."
3. THAM NHŨNG
(Quyền hành tuyệt đối thì nhũng lạm tuyệt đối)
Tham nhũng phải được đánh giá theo cường độ vì quốc gia nào, xã hội nào cũng có tham nhũng. Đặc tính lớn nhứt của con người là lòng tham lam, những gì có thể chiếm hữu được đều là miếng mồi ngon. Nhưng dưới một chế độ thực sự dân chủ tự do, cái giá phải trả cho sự tham nhũng khá cao, nên lòng tham lam phải bị đè nén. Ngoài cánh tay của pháp luật, các quan chức muốn tham nhũng phải lo sợ đến sự cáo giác của báo chí, của người dân, của hàng xóm và của cả những người bị ăn hối lộ.
Xã hội Việt không có những kiềm chế này. Khi tham nhũng liên quan đến những viên chức cấp cao nhứt của chánh phủ thì cái lo sợ khi tham nhũng chỉ là sự phân chia cho đồng đều các bổng lộc đến khắp nơi để tránh những ghen tị gây đổ vỡ. Không ai có thể chối cãi mức trầm trọng của căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam, từ một anh cảnh sát đứng đường ngang nhiên bỏ túi tiền phạt vi phạm xe cộ, đến vụ ăn chặn hàng triệu đô la tiền cứu trợ của các quỹ nhân đạo quốc tế. Một vài trường hợp bị khui ra để làm dê tế thần (phần lớn các viên chức tham nhũng được cấp học bổng ra nước ngoài); nhưng cốt rễ của tham nhũng trong chế độ Cộng Sản (kể cả Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Liên Bang Xô Viết cũ) đã trở thành một truyền thống lịch sử.
Một vài nghiên cứu cho thấy mức độ tham nhũng ở Việt Nam (đứng hàng thứ 104 trong 142 quốc gia tính theo cường độ tham nhũng) lên đến khoảng 8% của GDP (tổng sản lượng quốc gia). Theo ước tính này, số tiền tham nhũng là 6 tỷ US dollars, tính ra trung bình khoảng 3 ngàn US dollars mỗi năm cho mọi viên chức chánh phủ và quân đội. Đây là một số tiền không nhỏ vì thu nhập của mỗi người dân chỉ vào khoảng 1 ngàn US dollars. Thêm vào đó, những số tiền này chỉ giúp tăng trưởng kinh tế khoảng 50%, vì có một nghiên cứu cho thấy khoảng 3 tỷ dollars được chuyển dấu ra nước ngoài mỗi năm.
Những con số trên chỉ nói lên khía cạnh kinh tế. Aûnh hưởng của tham nhũng sâu đậm hơn, nếu nói về niềm tin của những doanh nhân bị nhỏ dần về một sân chơi công bằng, về sự hiểu biết rằng cố gắng cá nhân của họ đã bị bòn rút ăn cắp trắng trợn. Niềm tin vào sự minh bạch cũng là điều kiện tối cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ từ thiện trên thế giới.
4. BẤT CÔNG XÃ HỘI
Như đã nói, lý thuyết cốt lõi của chủ nghĩa xã hội (Cộng sản) là sự tái phân chia tài sản để san bằng mọi bất công, mọi khoảng cách giữa tấng lớp nghèo giàu. Các nhà kinh tế học có dùng một hệ số gọi là "Gini" để đo lường sự khác biệt về thu nhập của lớp người giàu và người nghèo trong xã hội. Một thực tế phũ phàng mà người Cộng Sản luôn luôn che đậy là hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam cao hơn của chế độ tư bản số một của thế giới là Mỹ Quốc (46.9 và 43.2 so với 40.8). Hệ số này nói rõ là sự bất công xã hội ở Việt Nam sau 60 năm thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa còn cao hơn các "chế độ tư bản bóc lột công nhân" của các bạn láng giềng như Indonesia (34.3), Thái Lan (40.2) hay Singapore (41.7). Hệ số này thực sự còn cao hơn nhiều nếu người ta cộng vào số tài sản chìm, không dám khai báo của số tiền tham nhũng của các quan chức Trung Quốc và Việt Nam (ước tính khoảng 8% tổng sản lượng quốc gia).
Thực ra, khi người dân nhìn vào các biểu tượng của xã hội thì không ai cần đến những con số này. Trong một xứ sở mà người dân trung bình chỉ thu nhập có 1 ngàn US dollars mỗi năm mỗi đầu người, một chương trình thi hoa hậu hoàn vũ tại Nha Trang năm 2008 với giá vé vào cửa từ 4 trăm đến 1 ngàn dollars đã không còn chỗ trống (chưa nói đến tiền máy bay từ Hà Nội hay Saigon và chưa nói đến tiền phòng khách sạn hay các bữa ăn khác). Đã có các đại gia bắt chước tư bản Mỹ sắm máy bay riêng (giá là 60 triệu US dollars mỗi chiếc) hay những chiếc xe hơi sang trọng nhứt (giá trên 1 triệu dollars cả thuế). Các Việt Kiều tại Mỹ và Pháp đã khâm phục khi đọc về những bài báo địa phương nói về những bất động sản sang trọng giá trên 5 triệu dollars do các du học sinh Việt Nam mua và trả bằng tiền mặt. Các sòng bài ở Las Vegas và Macau có những nhân viên cấp cao chỉ dành để phục vụ các khách VIP người Việt, nổi danh vì những canh bạc thua lỗ đến cả triệu dollars trong một đêm.
Các sở thuế ở Aâu Mỹ luôn luôn theo dõi những đại gia xài tiền như nước của quốc gia họ để bảo đảm là mọi số tiền đã được thu nhập minh bạch và hợp pháp. Các đại gia Việt Nam thì may mắn hơn: sở thuế của quốc gia nằm trong sự kiểm soát của Đảng và các quan chức đàn em. Báo chí thì im thin thít trước mọi trái tai gai mắt. Họ có thể tiêu xài không cần phải suy nghĩ hay lo lắng. Trong khi đó, 70% dân số là những nông phu, không hề hay biết những diễn biến của tình hình chánh trị hay xã hội trên thế giới. Phần còn lại là các công nhân nghèo nơi thành phố, quá mệt mỏi với công việc nặng nhọc để suy nghĩ nhiều về tiềm năng thay đổi. Thiểu số trí thức (chắc chắn là dưới 3%) không đủ can đảm để trưng bày bộc lộ sự thật dưới sự đe doạ thường trực của bộ máy công an. Bất công này sẽ còn kéo dài và kinh tế đất nước không thể triển khai theo tiến bộ toàn cầu. Hậu quả sau cùng là Việt Nam sẽ phải tiếp tục chấp nhận sự tụt hậu trong vài thế hệ tới.
Cũng oái ăm là trong định hướng "xã hội chủ nghĩa" này, người ta gần như không thấy những cơ quan từ thiện của tư nhân Việt. Trong khi đó, những cơ quan từ thiện từ nước ngoài lại bị nạn tham nhũng và hệ thốâng hành chánh ảnh hưởng nặng nề, nên họ cũng không đắc lực lắm trong việc cứu trợ; như đang làm với Kam Pu Chia hay Lào.
Từ Giáo Dục tới Môi Trường (IV); 10,000 quân tàu vô dak-nông
86% du học Mỹ Âu Úc đều là con cháu quan chức giáo dục của Cộng Sản. Môi trường: Mùi xú uế nồng nạc các kênh rạch Saigon, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương... Đó là những ghi nhận trong 10 vấn nạn cho VN. Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký" mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua” được từ VN."
5. GIÁO DỤC
Một sự kiện tạp chí IIENetworker nêu ra hai năm trước là 86% các quan chức cao cấp của Bộ Giáo Dục và các trường Đại Học Công đều có con đi du học ở Mỹ, Au hay Uc. Điều này chứng tỏ những người cầm đầu và thiết lập chương trình giáo dục tại Việt Nam không hề tin chút nào vào chất lượng của chính sản phẩm mình. Trong việc thiết lập học trình, họ bắt sinh viên trong nước phải học chủ nghĩa Mác Lê (khoảng 4 tiết một tuần). Gởi con đi học xa có lẽ là để tránh cho con họ khỏi nghĩ đến cái giáo điều rác rưởi này. Tôi chắc chắn là không một quan chức Việt Nam nào cho con đi du học tại Bắc Triều Tiên hay Cuba, hai tiền đồn Cộng Sản năng động nhứt hiện nay.
Một hiện tượng khác rất phổ thông ở Việt Nam và Trung Quốc. Đó là nạn bằng giả, nạn ăn cắp và sao chép nguyên bản các tài liệu của nước ngoài, nạn thuê ngừơi học dùm và thi dùm, nạn thầy giáo bị đe doạ phải chấm điểm cao cho con ông cháu cha. Giá trị của mảnh bằng Việt Nam là số không tại các cơ sở giáo dục nước ngoài; phần lớn các sinh viên du học phải thi lại các môn học để có một xác nhận về khả năng và kiến thức. Theo European Chamber of Commerce ở Việt Nam, trong một cuộc khảo sát năm 2005, các cơ sở thương mại kỷ nghệ của người nước ngoài đã phải giật mình về sự yếu kém của các sinh viên đã tốt nghiệp trong nước.
Một hiện tượng khác là các quan chức được gởi đi học khi còn tại chức. Phần lớn đều có bằng Tiến Sĩ, Thạc Sĩ mà không cần đến trường, không cần làm bài, không cần biết đến đề tài phải học. Đây là những quan chức xuất thân từ các trường Tiểu Học (vài vị viết và nói tiếng Việt không xong), và chỉ trong 3 hay 4 năm, trình luận án Tiến Sĩ về những đề tài rất thời thượng. Ban giám khảo là những thuộc hạ đàn em, ca tụng đủ điều, kể cả khi người sinh viên không có mặt để trình luận án.
Viện trưởng và khoa trưởng các trường đại học đều là đảng viên do Đảng đề cử được đặt dưới sự chỉ huy của Chính Uỷ (một đảng viên thâm niên, với quá trình chiến đấu và chưa hề có thì giờ để đi học). Một giáo sư muốn thay đổi học trình phải làm đơn xin phép với những thủ tục rất phức tạp, mất khoảng 2 hay 3 năm, và phải có sự chấp thuận của Bộ Công An và Bộ Tuyên Hoá (cơ quan tuyên truyền của nhà nước). Một thế giới mà công nghệ điện tử đột phá mỗi 3 tháng, mọi cố gắng để theo kịp trào lưu thế giới gần như là vô ích.
Nói tóm lại, ngày nào đảng Công Sản còn kìm kẹp chỉ huy nền giáo dục, thì ngày đó các sinh viên tốt nghiệp không thể có đủ khả năng để trở thành những cơ phận hữu ích cho bộ máy kinh tế hay quản trị của công hay tư. Không có tự do tư tưởng và tự do kiến thức thì tính ham học của người Việt (mà các cộng đồng Việt Kiều khắp thế giới đã minh chứng) đã bị bỏ phí thật đau lòng.
6. MÔI TRƯỜNG
Do sự cố tham nhũng của chế độ, phần lớn các dự án đầu tư đựơc chấp thuận không dựa trên khả thi về kinh tế tài chánh hay ích lợi chung của cộng đồng, mà lại dựa trên số tiền "gầm bàn" (chủ nghĩa phong bì) được chia xẻ giữa các nhà đầu tư và các quan chức liên quan.
Gần đây, vụ xì căng đan Vedan đã tạo nhiều chú ý về cách thức quản lý môi trường của chánh phủ. Nhà máy làm bột ngọt của Đài Loan này đã đổ hàng tấn hoá chất độc hại trong suốt 14 năm hoạt động vào sông Thị Vải ở Đồng Nai và đã gây thiệt hại rất to lớn cho người dân sống quanh sông; từ nạn tôm cá chết sạch không còn lợi tức, đến những bệnh nan y như ung thư cho thân thể. Một cơ quan môi trường ở Saigon ước tính thiệt hại lên đến hơn 78 triệu dollars cho các người dân và khoảng 18 triệu dollars để làm sạch sông Thị Vải. Thế nhưng, dưới chủ nghĩa phong bì, công ty Vedan và các nhà quản lý chỉ bị phạt hành chánh một số tiền là 17 ngàn US dollars và mọi chuyện coi như dàn xếp xong. Nếu ở một quốc gia Au Mỹ, các vị quản lý này sẽ bị đi tù vì đây là một hành động cố ý; và chúng ta chưa nói đến các tội phạm khác, gồm việc hối lộ các quan chức để bịt miệng họ trong suốt 14 năm.
Trong thời gian 20 năm qua, từ khi mở cửa nền kinh tế để phát triển, chánh phủ Việt Nam đã cố tình che đậy những tác hại hậu quả về môi trường để có tiền "phong bì". Vedan không phải là một thí dụ đơn lẻ. Có cả ngàn vụ Vedan khác trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Ai cũng nhận biết những mùi xú uế nồng nặc khi đi qua các kinh rạch gần các nhà máy, từ Saigon, Hà Nội, đến Bình Dương, Hải Dương. Thải rác sinh học ra sông ra biển, rác y khoa phóng xạ ra các khu chứa rác, chất ô nhiễm carbon dioxide vào khí quyển là những việc làm quá quen thuộc đến độ không ai còn muốn bàn cãi hay chú ý. Gần đây nhứt là dự án bauxite ở Tây Nguyên được các nhà khoa học môi trường cảnh báo về mức độ tác hại; nhưng chánh phủ vẫn tiếp tục tiến hành mặc các phản kháng. Dự án này chỉ được báo chí nói đến khi biết là một công ty quốc doanh Trung Quốc đã được giấy phép khai thác và có ý đưa khoảng 10,000 nhân công Tàu qua làm việc tại đây. (Tin mới cho hay các toán đầu tiên của lực lượng xuất thân từ hồng quân Trung Quốc hiện đã làm việc tại Dak Nông) Người ta nói đến vấn đề an ninh quốc gia nhiều hơn là tác hại môi trường.
Trong khi đó, nếu ai đã từng bị kẹt xe trong những giờ cao điểm tại Saigon hay các thành phố lớn sẽ biết đến thế nào là khói bụi. Ngoài ô nhiễm đến từ 22 triệu xe máy trên toàn quốc, những ô nhiễm từ các vật dụng xây cất như xi măng, cát, than đá khiến tệ nạn ô nhiễm không khí trở thành một hiểm hoạ cho sức khỏe cộng đồng. Theo một khaỏ sát từ Clean Air Program do Thuỵ Sĩ bảo trợ, người ta đo được 135 ngàn tấn bụi và khí độc ở Hà Nội mỗi ngày. Mức độ sulphur dioxide cao gấp 8 lần độ báo động của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. United Nations Environment Program xếp hạng Saigon và Hà Nội vào 6 thành phố ô nhiễm nhứt thế giới (sau Beijing, Shanghai, New Delhi và Dhaka).
Trong tổng số đầu tư trực tiếp (FDI) $32 tỷ US dollars nhận được từ nước ngoài kể từ 2005, các nhà kinh tế ước tính là Việt Nam sẽ phải chi ra hơn $22 tỷ US dollars để rửa sạch môi trường đem lại từ các dự án FDI này. Con số này chưa tính đến những thiệt hại về y tế và sức khoẻ cộng đồng của những người dân nằm trong vùng dự án.
Kỳ tới: Thảm hoạ công ty quốc doanh.
Anderson Thai Quang
Subscribe to:
Posts (Atom)
Blog Archive
-
▼
2009
(183)
-
▼
February
(21)
- Bài Xã Luận Phản Bác Tờ Báo Mercury NewsLuật Sư Đỗ...
- Road of Hope - Chapter 3PerseveranceAnybody can be...
- Đoàn Kết... chết hết, chia rẽ... chết lẻ tẻThạch Đ...
- Những tội ác của Cộng sản phải bị lên án27/08/05 —...
- Road of Hope - Chapter 2DutyDuty is the passport t...
- Ổ rắn độc của việt gian cộng sản tại quận Cam: Nhậ...
- LẠM BÀN VỀ CHUYỆN “BÀ CỐ”*Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌCB...
- Kỳ 1: ‘BÀI HỌC NẶNG KÝ’ TỪ VIỆT NAM ANDERSON THAI ...
- Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Viếng Thăm Úc Việt ...
- ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ - TRÔNG NGƯỜI MÀ NGHĨ ĐẾ...
- NÓI LÁO, PHỈNH LỪA LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU CỦA VI...
- PHÉP LẠ CỦA TÂM: NIỀM HY VỌNG CHO NHÂN LOẠI TRONG ...
- Thế Hệ Hai: Một Nan Đề của Chúng Ta Hôm Nay.Dỗ Văn...
- Road of Hope - Chapter 1DepartureIf you are bound ...
- HÔI ĐỒNG THÀNH PHỐ SANTA ANA BIỂU QUYẾT CÔNG NHẬN ...
- KHE SANH (1967- 1968)MỸ THẮNG TẠI CHIẾN TRƯỜNG NHƯ...
- Thuoc NamChữa đầy hơi bằng nước nóng pha chú...
- MẬU THÂN, ANH CÒN NHỚ HAY ANH ĐÃ QUÊN?HUY PHƯƠNGVà...
- HAI ĐỊA BÀN, BA MẶT TRẬN VÀ NHỮNG MŨI GIÁP CÔNG CỦ...
- NHÌN LẠI “NGHỊ QUYẾT 36” CÁCH “GIẢ NHÂN GIẢ NGHĨ...
- The Road of Hopeby Archbishop Francis Xavier Nguye...
-
▼
February
(21)