LÒNG TỰ TRỌNG VÀ CÁCH TA LỰA CHỌN TÌNH YÊU
Hôm qua mình vừa xem phim “𝗧𝗵𝗲 𝗽𝗲𝗿𝗸𝘀 𝗼𝗳 𝗯𝗲𝗶𝗻𝗴 𝗮 𝘄𝗮𝗹𝗹𝗳𝗹𝗼𝘄𝗲𝗿”, và đã hơi ngừng lại khi nghe đến đoạn hội thoại dưới đây:
Charlie: Vì sao những người tốt lại thường hẹn hò với những kẻ không ra gì? “𝙒𝙝𝙮 𝙙𝙤 𝙣𝙞𝙘𝙚 𝙥𝙚𝙤𝙥𝙡𝙚 𝙘𝙝𝙤𝙤𝙨𝙚 𝙩𝙝𝙚 𝙬𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙥𝙚𝙤𝙥𝙡𝙚 𝙩𝙤 𝙙𝙖𝙩𝙚?
Billy: Người ta sẽ chấp nhận kiểu tình yêu mà họ nghĩ nó xứng đáng với họ! “𝙋𝙚𝙤𝙥𝙡𝙚 𝙖𝙘𝙘𝙚𝙥𝙩 𝙩𝙝𝙚 𝙡𝙤𝙫𝙚 𝙩𝙝𝙖𝙩 𝙩𝙝𝙚𝙮 𝙩𝙝𝙞𝙣𝙠 𝙩𝙝𝙚𝙮 𝙙𝙚𝙨𝙚𝙧𝙫𝙚”,
Và việc ta nhìn nhận hay chọn người ở cạnh thực sự có mối liên kết với cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình.
Ở Việt Nam, nhiều người từ nhỏ đã được dạy rằng phải khiêm tốn, phải biết mình ở đâu và không nên quá tự hào về những điều mà mình có. Điều đó thể hiện qua việc từ chối những lời khen, họ xua tay khi được ai đó khen rằng họ có chất giọng hay, hay vội vàng chối bỏ khi được khen làm một điều gì đó tốt.
Vậy nhưng, nghiên cứu cho thấy việc khó khăn khi đón nhận lời khen có liên quan tiếp đến lòng tự trọng thấp. Và thậm chí rất nhiều người xung quanh mình vẫn ngại ngùng khi được ai đó khen thành quả của mình, vì từ nhỏ họ đã đã thấy bản thân mình chưa đủ cố gắng, và chưa đạt đủ thành tựu.
(Kille DR, Eibach RP, Wood JV, Holmes, JG. Who can't take a compliment? The role of construal level and self-esteem in accepting positive feedback from close others. Journal of Experimental Social Psychology. 2017;68:40-49. doi:10.1016/j.jesp.2016.05.003�)
Trong câu chuyện ở trên, một cô gái được nhìn nhận là “tốt” và “xứng đáng với những điều tốt đẹp” lại lựa chọn yêu thích một người không tốt với họ. Thậm chí bản thân mình họ bị lạnh nhạt và không được coi trọng, họ vẫn ở lại và chờ đợi hơi ấm hờ hững từ người mà họ đã chọn. Họ chấp nhận một tình yêu “lúc có lúc không”, một hơi ấm mập mờ và nghĩ rằng như thế là đủ.
Họ không dám mong cầu được đối xử tốt hơn. Họ nghĩ rằng với một người đã từng bị tổn thương như họ, một người “không tốt bằng người khác” như họ thì có quyền gì để đòi hỏi những điều tốt đẹp nhất?
“Lòng tự trọng” là sự tôn trọng và sự thừa nhận mà ta dành cho bản thân mình. Một người có lòng tự trọng cao, họ không chỉ yêu thích bản thân mình mà còn thừa nhận những gì thuộc về chính mình như tính cách, năng lực, nền tảng gia đình, điểm mạnh điểm yếu và có cái nhìn tích cực về bản thân.
Họ tin rằng bản thân mình có khả năng học hỏi, có khả năng tiến bộ, có thể đạt được điều mình mong muốn. Lòng tự trọng cũng giúp một người nhìn nhận được thái độ của người khác đối với mình; cách người khác hành động, cách người khác bày tỏ cảm xúc với mình là phù hợp hay không.
Và ngược lại, rất nhiều nạn nhân bị bạo hành (tinh thần & thân thể) trong các mối quan hệ là những người có lòng tự trọng thấp. Những người luôn sống trong một môi trường đầy những sự chỉ trích, căng thẳng, sợ hãi thường tin rằng họ luôn có trách nhiệm với việc bản thân mình bị bạo hành, bị coi thường.
Ví dụ như một chàng trai lớn lên từ một gia đình phức tạp và không khá giả, bị người nhà và xã hội chê bai và thúc gịuc. Khi yêu, dù anh ta bị người yêu mình đối xử lạnh nhạt, coi thường cảm xúc, dù bản thân anh chàng biết rằng điều đó khiến mình buồn và hi vọng được người yêu mình trân trọng hơn. Nhưng vì suy nghĩ bên trong khiến anh ta tin rằng bản thân mình quá may mắn khi yêu được cô gái kia, nghĩ rằng mọi chuyện là do lỗi của mình, do mình không đủ sức chịu đựng và mình phải cố bù đắp thêm để làm hài lòng cô gái đó. Vì đã quá quen với việc nghĩ rằng mình chưa đủ tốt, mình thua kém, lòng tự trọng thấp khiến người đó bỏ qua việc bản thân họ không được tôn trọng, và nghĩ người kia không hề làm gì có lỗi.
Việc chàng trai luôn tự ti về khuyết điểm của mình (nghĩ rằng mình thua kém về xuất thân, chưa đủ cố gắng) khiến anh ta luôn tập trung chỉ trích những điểm yếu ấy. Anh ta vô tình bỏ quên đi những điểm mạnh khác của mình và quyền được yêu thương, hạnh phúc, được thừa nhận những sự cố gắng mà bản thân đã tạo ra.
Thay vì nhìn thấy giá trị, thừa nhận bản thân và có cái nhìn tích cực về mình, họ luôn mang theo những suy nghĩ hạ thấp giá trị của bản thân như: “Đó là lỗi của tôi”, “ là tôi đáng bị như vậy”, “ tôi không thể đòi hỏi thêm”.
Tất nhiên việc bị tổn thương từ một mối quan hệ không chỉ có một nguyên do là lòng tự trọng, nhưng lòng tự trọng khiến họ chọn ở lại chịu đựng những đau khổ đó.
Ở những người không nhận ra giá trị của mình, họ đón nhận những hành vi không đúng mực, thiếu tôn trọng của người khác dành cho mình, và không hề hay biết rằng điều đó là sai hay không chấp nhận được.
Với một người có lòng tự trọng cao, họ vẫn sẽ có lúc xuất hiện mâu thuẫn bên trong. Họ vẫn có những điểm cảm thấy không vừa ý và không tự hào. Tuy nhiên, những suy nghĩ tích cực bên trong họ luôn lớn hơn sự tiêu cực. Những khuyết điểm của họ không đủ để chứng minh rằng họ là người không xứng đáng để được yêu thương, được nhận những điều tốt đẹp nhất!
Một cô gái có lòng tự trọng cao, khi người yêu họ lạnh nhạt hoặc không trân trọng những món quà, những câu chuyện mà họ kể. Họ sẽ nhận ra và phân tích được rằng họ xứng đáng được lắng nghe, được nhìn thấy những nụ cười trân trọng và thấu hiểu. Khi không nhận được điều mà cô ấy muốn, cô sẽ tự hỏi bản thân rằng liệu cô ấy có MUỐN tiếp tục chịu đựng hay không? Liệu cô ấy CÓ ĐÁNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN và TÂM SỨC bên cạnh một người không đáng nhận được những điều đó?
Và họ biết rằng mình luôn có quyền lựa chọn.
Những người có lòng tự trọng cao có khả năng nhìn nhận bản thân trong nhiều tình huống bất lợi. Những lúc họ gặp tình huống xấu, họ sẽ biết rằng lỗi không phải hoàn toàn là do họ. Hoặc họ nhận biết được rằng những hành vi nào họ CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG và NHỮNG HÀNH VI, LỜI NÓI NÀO LÀ ĐI QUÁ GIỚI HẠN. Khi đối diện với những người đối xử không tốt với họ, họ tự biết cách rời đi và tránh xa những điều có thể gây tổn thương cho họ. Vì họ tôn trọng bản thân đủ để biết rằng những điều tồi tệ kia họ không đáng nhận.
VẬY LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN LÒNG TỰ TRỌNG?
- Hãy chấp nhận những lời khen: cho dù là lời khen từ người khác hay lời khen dành cho chính mình. Nghiên cứu cho thấy việc khó khăn khi đón nhận lời khen có liên quan tiếp đến lòng tự trọng thấp.
- Cho bản thân bạn được nghỉ ngơi: hãy thử vị tha cho những điểm yếu, những sai lầm và quá khứ của bản thân. Không có ai là hoàn hảo và thực sự yêu mọi thứ về mình. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu chỉ trích hay đặt nặng vấn đề cho mình, hãy tự ngẫm rằng bạn đã thực sự công bằng với mình hay chưa?
- LOVE YOURSELF!
- Hãy tìm điểm đặc biệt của chính mình: công nhận gía trị bằng những cách đơn giản nhất như những đặc điểm cơ thể, tính cách, những gì bạn đang có, học vấn, những ky niệm bạn đã trải qua,… Hãy viết những điều bạn đã làm ra một tờ giấy và đọc lại mỗi khi bạn thấy mình vô dụng, không có giá trị.
Theo: Nguyễn Lê Hoài Thương
Nguồn bài viết: Psychological facts - Tâm lý học Việt Nam
No comments:
Post a Comment