Friday, January 30, 2015

SỬA SOẠN LÌA ĐỜI

Ni sư Tenzin Palmo

Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà.

 Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi.

 Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...

Một Phật tử đã hỏi một câu thú vị:
- “Đọc cuốn Cave in the Snow, con biết là Jetsuma đã suy nghĩ về cái chết từ khi còn rất bé, ở độ tuổi mà các con cuả con chỉ biết ăn ngủ, chơi đùa. Trong 12 năm ẩn tu trên núi tuyết, Ni Sư nhiều lần đối diện với hiểm nguy. Có lần Ni Sư bị chôn sống nhiều ngày trong hang dưới trận bão tuyết và tưởng chừng không thể thoát khỏi lưỡi hái cuả Tử thần... Xin Ni Sư hoan hỉ cho con biết cảm nghĩ của Ni Sư về Cái Chết.”
- “Tôi may mắn sinh ra trong một gia đình “lạ đời” ở Luân đôn! Cái chết không là điều cấm kỵ (taboo) mà luôn được gia đình bàn cãi hàng ngày một cách cởi mở. Trong khoảng đời ở trong hang trên núi tuyết, nhờ tu tập mà tôi đã bình tĩnh đối phó với mọi chuyện. Tôi bình thản đón nhận cái chết nếu nó xảy ra cho tôi vào thời điểm ấy.

 Bây giờ, đôi khi tôi nghĩ rằng: A! Cái chết đến hả. Chắc là hứng khởi (exciting) lắm đấy!”

 Cử toạ cười ồ trước câu kết dí dõm, nửa đùa nửa thật cuả Ni Sư Tenzin Palmo.

 Từ cuối phòng, cô trụ trì mở lối cho một thính giả đi lên phía trước Chánh điện. Anh ấy trông tiều tụy, da dẽ xám xanh và nét mặt lộ vẻ lo buồn. Anh chắp tay vái chào, ngồi xuống bồ đoàn, ngước nhìn Ni Sư, nghẹn ngào không nói được. Cô trụ trì đỡ lời:
 
“Anh D muốn xin ý kiến Ni Sư về việc sửa soạn thế nào khi sắp lìa đời. Anh bị ung thư phổi, đã mổ xẻ và hóa trị gần ba năm nay nhưng không thuyên giảm, bịnh đã đến thời kỳ cuối. Mạng sống không còn bao lâu. Hôm nay anh đến để thưa hỏi Ni Sư, dù anh là tín đồ Công giáo.”

Đại chúng im phăng phắt vì kinh ngạc.
 
 Ni sư xoay người đối diện với anh D. Nhìn anh với ánh mắt đầy thương cảm, Ni sư hỏi: “Anh có muốn nói chuyện riêng với tôi không?”
 
Anh D thưa: “Dạ không cần. Con muốn Ni Sư trả lời cho con trước hội chúng để mọi người cùng được lợi lạc.”
 
Một tràng pháo tay nổi lên tán thưởng sự chia sẻ đầy can đảm và độ lượng của anh.
 
 Hướng về anh D, Ni sư Tenzin Palmo nói chậm rải từng tiếng một:
 
“ Ai rồi cũng phải chết cả! Có những đứa bé chết từ thuở sơ sanh. Có kẻ chết trẻ, người chết già vì đủ mọi lý do: tai nạn, bịnh tật, già yếu... Ai cũng biết về cái chết nhưng cứ tưởng là nó đến cho  người khác chớ chưa đến lượt mình... mãi cho đến lúc nó thình lình hiện ra trước mắt thì hoảng hốt, lo sợ, bấn loạn vì thiếu sự chuẩn bị. Chết vì bệnh tật là may mắn hơn vì có thời gian sửa soạn cho sự ra đi.
 
Để sửa soạn lìa bỏ cuộc đời:
 
 1/ Điều trước tiên là buông bỏ mọi giận hờn, oán hận mà từ trước tới nay ta ôm ấp trong lòng. Mở lòng tha thứ hết mọi người. Buông xã hết.
 
 2/ Hãy nói những lời yêu thương và biết ơn ta từng muốn nói mà chưa có dịp hay còn ngần ngại.
 
 3/ Hãy di chúc về tài sản, ước muốn cuả mình. Cần phân minh và công bằng để thân nhân không tranh dành, cãi cọ trong thời gian ta mới lìa đời.
 
 4/ Hướng tâm, nghĩ tưởng về Đức Chuá, Đức Mẹ nếu là tín đồ Công giáo, về Phật A Di Đà nếu là Phật giáo. Nếu không có tôn giáo thì nên hướng về Ánh Sáng.
 
5/ Thân nhân không nên than khóc và níu kéo: “Đừng đi, đừng bỏ em, đừng bỏ con...” vì sẽ gây quyến luyến, khó khăn thêm cho người sắp ra đi. Điều nên làm là nhắc nhở kẻ hấp hối nhớ đến những điều thiện lành. Dù người ấy có vẻ như đang hôn mê, không nói năng được nhưng thân nhân vẫn luôn nhắc nhở, cầu nguyện vì trong thâm sâu, họ vẫn còn biết.
 
 6/ Nếu thân thể bị đau đớn thì cứ dùng thuốc giảm đau. Người tu tập cao có thể chịu đựng vì quán chiếu tánh không của cơn đau. Nhưng với người bình thường thì đau quá làm họ sân hận, bấn loạn. Hơn nữa, thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến thần thức sau khi chết.
 
 7/ Một điều cần nhắc nữa là: Khi ra đi, người chết thường thấy hình ảnh của ông bà, cha mẹ hay thân quyến quá cố hiện ra, vẫy gọi mình. Đừng đi theo họ mà chỉ hướng đến Chúa, Phật hay Ánh Sáng, là con đường hướng thượng.”

Ghi lại những lời khuyên hữu ích vì cảm niệm công đức cuả Ni Sư. Xin chia sẻ cùng tất cả. Thực hành là chuyện của mỗi người.
 
Hiền Thuận
Được đăng bởi Cư sĩ Minh Mẫn vào lúc  04:49



- Lảo Móc - 
   

Tôi gọi những chuyện sau đây là “chuyện ruồi bu” vì ông nhà văn Phan Nhật Nam và ông Linh mục Phan Văn Lợi đúng là hai ông làm chuyện… ruồi bu, không xứng đáng với tên tuổi của hai ông. 

  • -NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM VÀ CÁI GỌI LÀ “LÁ THƯ NGỎ”
  Chuyện kiện cáo giữa báo Saigon Nhỏ (SGN) và báo Người Việt (NV) mọi người đều đã rõ. Phía bên báo SGN đã được các bà Lữ Anh, Hoàng Lan Chi đứng ra công khai kêu gọi gây Quỹ Pháp Lý để yểm trợ báo SGN kháng cáo. Việc làm này đã được nhiều người có uy tín trong cộng đồng gửi tiền và lên tiếng yểm trợ, như nhà văn Đỗ Văn Phúc, Chủ Tịch Điều Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, cựu luật sư Lê Duy San, bác sĩ Trần Văn Tích. 
  
Đặc biệt, có khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã đóng tiền và viết những dòng chữ như sau: 
  

“… Chúng ta không thể để mặc cho các quan toà thiên vị lộng hành mà không phản ứng. Chúng ta lại càng không thể bỏ mặc cho các cá nhân phải tranh đấu đơn độc một mình. Dương Ngọc Ánh rất quan tâm đến chính nghĩa của người Việt quốc gia đang bị đánh phá, và mong mỏi cộng đồng Việt Nam hải ngoại cùng sát cánh để đối phó.” 
  
Tưởng không có gì rõ rang và minh bạch hơn. Chuyện khôi hài là sau đó, ông nhà văn Phan Nhật Nam đã viết một lá thư ngỏ cho bà khoa học gia Dương Nguyệt Ánh có nội dung như sau:    
  

“Lá Thư Ngõ 
 
Thân kính gởi Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh,
 
Cô Dương Nguyệt Ánh thân kính,
Đáng lẽ tôi phải gọi cô với danh xưng Bà cho đúng với nghi thức xã giao trong một bức thư chính thức khi đề cập về một vụ việc chung. Nhưng tôi xin được phép vượt nguyên tắc xả giao kia vì những lẻ:

- Do mối thân tình với Giáo Sư Dương Thiệu tống (VN); các huynh trưởng huynh đệ,  chiến hữu Dương Thiệu Hùng, Dương Thiệu Chí của thời gian lâu dài trước 1975 ở Việt Nam, sau nầy ở Mỹ cho đến hiện nay.

-Do mối liên hệ dẫu không thường trực của Người Lính Quân Lực VNCH  và thế hệ nối tiếp trong mục tiêu chung: Chống chế độ hiện hành ở trong nước với sự áp đặt khắc nghiệt của người và đảng cộng sản suốt hơn nửa thế kỷ qua từ 1945, 1946.. cụ thể từ 30 Tháng  4, 1975 – Ngày sụp vỡ miền Nam tính đến nay là 40 năm. Mối liên hệ sắc son thắm thiết đã thể hiện trên sân khấu ASIA của dưới điều hành của Nhạc Sĩ Trúc Hồ, Tổng Giám Đốc Tổ Hợp ASIA-SBTN trong lần thực hiện buổi trình diễn chủ đề Những Lá Thư Từ Chiến Trường, nhân Quốc Hận 30 Tháng 4, 2008.  

 
Thưa Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, 
Do những mối liên hệ, thân tình kể trên, bản thân tôi , Phan Nhật Nam khẩn thiết trình bày đến cùng cô đề nghị sau đây:

BẢN THÂN , DANH TÍNH  KHOA HỌC GIA DƯƠNG NGUYỆT ÁNH KHÔNG NÊN, KHÔNG CẦN THIẾT, KHÔNG LÝ DO LIÊN HỆ VỚI  VỤ KIỆN CÁO GIỮA BẢN THÂN CÁ NHÂN HOÀNG DƯỢC THẢO/ĐÀO NƯƠNG/ BÁO SÀI SÀI GÒN NHỎ VÀ NHÂN SỰ/BÁO NGƯỜI VIỆT – Vì những lẽ sau đây:

#1- Nguyên nhân, diễn tiến, hậu quả, hệ quả vụ kiện kia hoàn toàn KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN MỤC ĐÍCH/YÊU CẦU CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM CHỐNG CỘNG TỪ 1954 ĐẾN NAY.

#2- Chúng ta (Những Người Lính VNCH)  và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh)  không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV. 

Và để soi sáng thêm vụ việc đang xẩy ra, tôi xin gởi đến cô và  quý bằng hữu, chiến hữu bài viết đã viết năm 2008. 

Bài viết nầy không gởi đến các nhật báo, cơ quan truyền thông miền Nam Cali cũng bởi : Bản thân tôi, Người Lính VNCH hoàn toàn đứng ngoài, không liên hệ với những tranh chấp GIỮA các báo gọi là NV, SGN cho dù đã cầm bút từ những năm 60 ở Sài Gòn. 
   
Thân chúc KHG Dương Nguyệt Ánh và gia quyến vui hòa bình an.
 
Thiếu Úy Phan Nhật Nam, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, KBC 4979
Trại Vũ Đạo Ánh,  Không Đoàn 33 Chiến Thuật, Biên Hòa. 
 
 http://nguyenchithien4vn.net/PNN.htm
(link trên là bài viết của Phan Nhật Nam tôi đã đưa lên web cho dễ đọc vì nhiều hình ảnh)”. 
   
Đúng là chuyện ruồi bu, phải không? Ông nhà văn Phan Nhật Nam đao to, búa lớn nhân danh bậc trưởng thượng, nhân danh sự quen biết với gia đình bà DNA, lại còn kể lể chuyện buổi trình diễn chủ đề Những Lá Thư Từ Chiến Trường để “khẩn thiết yêu cầu” bà DNA không nên liên hệ đến chuyện kiện cáo giữa báo SGN và báo NV. 
  
Sở dĩ tôi nói là ông nhà văn Phan Nhật Nam đã làm chuyện ruồi bu vì ông ta đã viết trong lá thư ngỏ những lý do không chút nào thuyết phục được ai: 
  

“#1- Nguyên nhân, diễn tiến, hậu quả của vụ kiện kia hoàn toàn KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN MỤC ĐÍCH /YÊU CẦU CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM CHỐNG CỘNG TỪ NĂM 1954 ĐẾN NAY.

#2 – Chúng ta những người lính và thế hệ kế tục (KHGDNA) không có liên hệ vật chất tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự báo NV.”
 
  
Nói chi đến việc thuyết phục bà khoa học gia DNA là người thành công trong dòng chính xã hội Hoa Kỳ, là người đã “thả trái bom nhiệt bối” khiến các ông trí thức Nguyễn Mạnh Hùng, cựu Đại Tá Mai Viết Triết trong vụ cựu Đại sứ Bùi Diễm tổ chức Hội Thảo” Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử”. Lý do vì sao tôi nói không thể thuyết phục được bà khoa học gia DNA vì chính bà ta đã viết khi thông báo sẽ gửi tiền về để yểm trợ quỹ pháp lý (xin xem bên trên).
 
Lẽ ra, một người tự xưng là bậc trưởng bối của thế hệ kế thừa (như bà Dương Nguyệt Ánh, Lữ Anh Thư nhà văn PNN nên tự ngượng với mình khi đưa ra hai lý do mà chính ông ta đã chửi vào mặt ông ta. 
  
Xin được hỏi ông nhà văn PNN: Theo ông, nếu nói về công, tội của báo SGN và Người Việt thì báo nào nặng tội hơn báo nào? Tôi không tin một người tự xưng “đã cầm bút từ những năm 60 ở Sàigòn” lại không thấy rằng báo SGN chỉ đánh phá cá nhân với mục đích bán báo; trong khi báo Người Việt chủ trương ca tụng Hồ Chí Minh, ca tụng đảng CSVN và liên tục đánh phá chế độ VNCH và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. 
  
Bênh vực báo NV chính là ông nhà văn PNN đã chửi vào chính mặt mình, chửi vào QLVNVH là Quân Đội mà ông ta đã phục vụ! 
  

  • -LINH MỤC PHAN VĂN LỢI VÀ VỤ NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ
“Ngày Quốc Hận hay NGÀY HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO chỉ là hai mặt (tiêu cực và tích cực) của một vấn đề, một sự kiện: Ngày 30/4/1975 người dân VNCH uất hận vì mất nước, mất quê hương, mất tự do thì cũng ngay lập tức lên đường tìm tự do, đi tìm quê hương mới.

Không có gì mà cãi nhau, khích bác nhau, chỉ tổ làm lợi có CS, gây cười cho CS. Chớ nên có tâm địa hẹp hòi, tấn công những ai gọi nó là “Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do”, vì tự cho rằng chỉ có mình hiểu CS nhất, là thấm CS nhất, là chống Cộng số dách, là chống Cộng đích thực, là yêu nước đầy mình!?!

Nghị sĩ Ngô Thanh Hải vận động được Quốc Hội Canada vinh danh ngày đó dưới khiá cạnh tích cực. Điều đó thật đáng hoa nghênh.

Chúng ta nên dồn sức để cùng nhau đấu tranh với kẻ thù chung, kẻ thù duy nhất là đảng và chế độ CS tại VN”.
 
  
Tôi nghĩ một người bình thường nào cũng nổ đôm đốm con mắt khi biết cái email có nội dung thổi ống đu đủ cái Dự luật S129 biến “Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư” thành “Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do” của ông Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, Chủ Tịch Liên Minh Việt Nam Tự Do là do Linh mục Phan Văn Lợi của Khối 8406 viết. 
  
Tôi nghĩ có lẽ Linh mục Phan Văn Lợi suy bụng ta ra bụng người khi viết: 

“Chớ nên có tâm địa hẹp hòi, tấn công những ai gọi nó là “Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do”, vì tự cho rằng chỉ có mình hiểu CS nhất, là thấm CS nhất, là chống Cộng số dách, là chống Cộng đích thực, là yêu nước đầy mình”. 
  
Xin thưa với Linh mục Phạm Văn Lợi, những người lên tiếng phê phán về việc làm của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải không ai hẹp hòi như Linh mục nghĩ đâu. Tôi không có khả năng sử dụng ngôn ngữ của VC nhuần nhuyễn như linh mục nên không thấy  “NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ” hay “NGÀY HÀNH TRÌNH ĐI TÌM TỰ DO”  là 2 mặt tích cực và tiêu cực của một vấn đề”. 
  
Làm sao có chuyện “Ngày Quốc hận 30 tháng Tư” là “Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do”? Lập luận theo kiểu của linh mục thì chắc chắn là VC rất hoan nghênh; bởi vì đây là cái lối lập luận để chạy tội cho chúng nó đối với những sự tàn ác, dã man mà chúng nó đã đối xử với người dân Miền Nam khi chúng dùng súng đạn của của Liên Sô, Trung Cộng tấn chiếm Miền Nam và đã cai trị đất nước như một đoàn quân ngoại nhập trong suốt 40 năm qua. 
  
Người Việt chống Cộng tại hải ngoại lên tiếng phê phán việc làm thay tên đổi nghĩa “Ngày Quốc hận 30 Tháng Tư” của Thương Nghị sĩ Ngô Thanh Hải là để chạy tội cho VC. Cũng như trước đây, người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đã phê phán việc làm này của đảng Việt Tân. 
  
Sao lại có chuyện biến Ngày Đau Thương Tang Tóc của dân tộc thành Ngày Ca Hát Ăn Mừng Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do? 
  
Theo tôi, ngay cả khi viết “Ngày 30/4/1975 người dân VNCH uất hận vì mất nước, mất quê hương, mất tự do thì ngay lập tức lên đường tìm tự do, đi tìm quê hương mới” thì chính linh mục đã tự mâu thuẫn với chính mình. Linh mục đã ở lại, đã “tu chui”, đã chịu phong chức “linh mục chui”; nay lại viết những điều mâu thuẫn như thế để “ca tụng” việc làm đang bị dư luận lên án của Thương Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải thì không gọi chuyện này là chuyện ruồi bu, thì phải gọi là chuyện gì? 
  

    

Thursday, January 29, 2015

Bài thuốc đơn giản trị Gout dứt điểm từ 2 món thực phẩm dễ kiếm


 
Lần thứ nhất trong đời mới thấy tận mắt bệnh gout. Thật khủng khiếp, hai bàn tay của anh T trông giống như nải chuối mật mốc chín muồi, vỏ đen, năm khớp xương trên mu hai bàn tay và các khớp của các ngón tay, nó ( U) lên giống như các mụt nhọt bóng lưởng, các ngon tay sưng no tròn cứ tưởng tượng nó sắp bung nở, màu tím bầm đen. Hai bàn chân sưng tấy , tím ngắt, thấy thật dễ sợ .

Anh cho biết đã uống hằng chục bài thuốc lượm lặt trên net, khi chịu hết nổi thì đến BS. BS chích thuốc trực tiếp vào các khớp bị sưng. Đỡ một vài tháng rồi tái lại, cứ như vậy kéo dài mải, nhưng năm nay thì quá nặng như các anh đang thấy .

Vừa rồi anh T tươi rói đến thăm cho tôi mấy gói cà phê, anh rất vui báo cáo hơn 6 tháng nay bệnh của anh nằm im, không nghe tái tại, còn lâu dài thì chưa biết ra sao, nhưng người cho bài thuốc nầy nói thĩnh thoảng uống nó sẽ chấm dứt không tái lại nửa vì người nhà của họ đã trị dứt mấy năm nay không tái lại (cũng có thể tùy thể trạng của người bệnh hạp chăng) bài thuốc chẵng có chi đặc biệt chỉ có 2 món :

1/- 1 kg trái (khổ hoa) mướp đắng.
2/- 0.800 gram trái bưởi.

Cả hai để nguyên vỏ ruột, hột, không bỏ thứ gì. vằm chung lại cho vào nồi nầu, nước đổ vừa xấp trên mặt, nấu cạn còn lại 1/2 đổ ra ly. Nấu lại lần thứ 2 cũng như vậy, hai lần hòa chung cho vô tủ lạnh uống như nước trà, cố gắng uống trong ngày cho hết, rồi mai làm lại như vậy, khoảng 3 bữa là xẹp không đau nhức, rồi làm tiếp lâu mau tùy mình (Đã 6 tháng không tái lại). Xin  ghi lại để giúp người ..


                                                                                   Sưu Tầm
 
 

Pháp sẽ bị hồi giáo hóa trong 20 năm nữa?

Chiều thứ tư 7/1/2015, sau khi tuần báo trào phúng Charlie Hebdo bị khủng bố hồi giáo tấn công, dân chúng Paris cả trăm ngàn người hẹn nhau tập trung tại Công trường République, Paris X, biểu tình lên án hành động giết người dã man của bọn hồi giáo quá khích và bày tỏ nhiệt tình và chia buồn với nạn nhân và gia đình. Nhiều ngưòi biểu tình mang trước ngực khẩu hiệu « Tôi là Charlie » . Chánh phủ Pháp ban hành ngày thứ năm, 8/1/2015, là ngày quốc tang để tưởng niệm những nhà báo và nạn nhân .

Tuần hành lớn nhất ở Pháp.

Chuyện xảy ra không phải hoàn toàn bất ngờ .

Những người hồi giáo cuồng tín đã nói rõ điều họ sẽ làm và làm điều họ đã nói. Mọi người, nhứt là Chánh phủ Pháp, đã được báo tin trước . Nhiều vidéo của Nhà nước hồi giáo kêu gọi giết, khủng bố ở Pháp . Họ vẫn nhắc đi nhắc lại mọi vi phạm tổn thương tới tín ngưởng hồi giáo đều phải bị trừng phạt một cách đích đáng, tức tàn bạo, dã man.

Vụ khủng bố sáng thứ tư 7/1/2015 không chỉ giết chết 12 người tại Tòa báo, kế tiếp sau đó, 1 nữ cảnh sát ở Montrouge và 4 con tin trong siêu thị nhỏ của Do thái ở Vincennes, mà thực chất, là hăm dọa thủ tiêu nền dân chủ của chúng ta, quyền tự do phát biểu của chúng ta, những quyền căn bản của chúng ta, giá trị nhơn bản chung của chúng ta.

Vụ thảm sát sẽ đoàn kết dân Pháp hơn bao giờ hết .

Qua ngày chủ nhựt, 11/01/2015, Paris qui tụ 1, 6 triệu người biểu tình, với nguyên thủ quốc gia của 44 nước tới tham dự .Và hầu hết các thành phố lớn ở tỉnh đều biểu tình, ước tính có tới 4 triêu người trên cả nước xuống đường. Pháp và Paris bỗng trở thành Thủ đô của thế giới . Chúng ta là MỘT ! Chúng ta là Charlie!

Đồng thời, ở ngoại quốc, cũng có những ý kiến chống đối bằng khẩu hiệu « Tôi không là Charlie » . Những người này chỉ đồng ý chống khủng bố nhưng phản đối « châm biếm, công kích thái quá » chánh khách, giáo chủ tôn giáo . Và họ lên tiếng bênh vực quyền có ý kiến khác . Cuộc tranh luận đang diển ra . Tàu bênh vực quan điểm này . Hà Nội có phân ưu với Chánh phủ Pháp .

Về phía người Việt Nam ở Paris, có 3 đoàn thể kêu gọi người Việt nam đi biểu tình « Tôi là Charlie » . Một người tham dự đếm được lối 40 người hôm đó với cờ vàng rực rỡ ! Thật ra hôm đó rất khó tập họp vì quá đông người . Métros Paris đóng cửa. Phía Việt kiều yêu nước có tham dự . Không biết phía Tòa Đại sứ Hà Nội có tới không?

Hồi giáo không giết phụ nữ
Mỗi trưa thứ tư, từ 10giờ 30, toàn thể Tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo ngồi họp chung quanh chiếc bàn bầu dục lớn đặt trong phòng họp của Ban Biên tập . Một chương trình sanh hoạt không thay đổi từ ngày thành lập tuần báo trào phúng .

Mỗi khi buổi họp hằng tuần chấm dứt, mọi người tới Café Bistrot, đường Amelot, Paris XI, ăn trưa . Như thường lệ .

Nhưng hôm đó, sau lối 1 giờ họp, hai người đàn ông bịt mặt bất ngờ xuất hiện . Phòng họp im bặt tiếng cười đùa .

Một người trong hai kẻ khủng bố kêu: «Ê, tên Charb đâu?» . Lập tức, hắn nổ súng thẳng vào Charb . Và cả hai tên nả từng loạt đạn vào bàn họp. Vừa la lớn « Allahou akbar » . Và chúng hét lớn « Tụi bây sẽ trả giá, vì tụi bây đã súc phạm Đấng Tiên tri » .

Chúng lôi Bà Sigolène đứng lên, kề súng vào màng tang vừa nói : «Mầy, tao không giết đâu, vì tụi tao không giết đàn bà, nhưng mày phải đọc kinh Coran». Vì sợ giết phụ nữ không về với Mohamed được ? Nhưng lính hồi giáo sợ bị lính phụ nữ giết thì không lên Thiên đàng được do tinh thần khinh rẻ phụ nữ .

Nhưng chúng lại giết Bà Elsa Cayat, nhà phân tâm học và ký giả trong bàn họp . Bà cũng là đàn bà!

Dân Pháp phản ứng?
Chỉ vài giờ sau vụ khủng bố đẫm máu tại Tòa soạn Charlie Hebdo ở trung tâm Paris, đã có ít nhất ba vụ tấn công nhỏ vào nơi thờ phượng của người Hồi giáo tại Pháp. Các sự việc này đã làm dấy lên mối lo ngại về một nguy cơ bạo động bùng lên, không chỉ tại Pháp, mà cả tại nhiều nước Châu Âu khác, mà cộng đồng người Hồi giáo là nạn nhân . Ở Đức, phong trào dân chúng nổi lên chống hồi giáo rất hung hãn, qui tụ cả mươi ngàn người dưới sự điều động của Pegida (chống hồi giáo hóa) . Phong trào này bắt nguồn từ ý hệ « Dân tộc chủ nghĩa » của Đức . Giới trẻ đông đảo và chủ lực .

Trong một vài năm gần đây, tâm lý bài Hồi giáo đã có dấu hiệu lớn mạnh tại Pháp, thể hiện qua hai thực tế : Mặt trận Dân tộc (Front national) chủ trương « Nước Pháp của người Pháp » ngày càng giành được nhiều phiếu trong các cuộc bầu cử, và một số nhân vật nổi tiếng không ngần ngại công khai quan điểm bài Hồi giáo của mình, như nhà văn Eric Zemmour tố cáo nạn nhập cư là một trong những nguyên do gây bất hạnh cho nước Pháp . Trên nhựt báo Ý « Courriere della Sera », câu trả lời về hồi giáo của ông đã gây tranh cãi và làm cho ông mất việc làm trên đài I-Télé của Pháp « Những ngưòi Hồi giáo sống tập trung ở ngoại ô . Đó là những nơi người Pháp xa lánh » .

Còn Ông Michel Houellebecq, với quyển « Soumission » (Khuất phục, cũng có nghĩa là islam) ra mắt độc giả Pháp hôm 7/1/2015, dự đoán nước Pháp sẽ bị hồi giáo hóa vào năm 2022 .

Sau vụ khủng bố ở Charlie Hebdo, Ông Houellebecq đau buồn có người bạn chết trong vụ đó bèn bỏ đi mất . Bỏ dở luôn chương trình giới thiệu sách với độc giả .

Hiểm họa hồi giáo cuồng tín
Nhựt báo pháp Le Figaro phỏng vấn nhà báo Mỹ, Ông Christopher Caldwell, tác giả quyển sách được giải thưởng năm 2012 « Một cuộc cách mạng trước mắt chúng ta . Làm thế nào hồi giáo sẽ biến đổi nước Pháp và Âu châu » .

Theo Ông Christopher Caldwell, « dân ngoại quốc nhập cư, dù trong hoàn cảnh lịch sử nào thì cũng tạo ra những xung đột kinh tế, xã hội hoặc văn hóa . Sự khác biệt không phải là một sự phong phú như nhiều chánh trị gia hô hào .

Ở Mỹ, cũng có phong trào di dân nhập cư trong nhiều thập niên qua, đến từ Mể-tây-cơ, Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ . Nhưng văn hóa của họ gốc công giáo, cách sống của họ giống người Mỹ gốc Ý, nên xứ Mỹ không có vấn đề như ở Pháp và Âu châu .
Nên hiểu rỏ hồi giáo (islam) là một văn hóa tôn giáo muốn cơ cấu xã hội nơi họ sanh sống . Văn hóa hồi giáo không thể hòa hợp với truyền thống âu châu .

Ông Caldwell tìên đoán nước Pháp sẽ vỡ tung trong 15 hay 20 năm nữa, trong máu và nước mắt . Hiện giờ tình hình nước Pháp không thể quay trở lại được . Trừ phi … Hiện nay những người cai trị nước Pháp không có khả năng phản ứng trước thảm họa hồi giáo theo một kế hoặch được dự trù trước . Những người nắm quyền nước Pháp trong tương lai sẽ chỉ biết xếp mình theo những đòi hỏi của hồi giáo và cộng tác với chúng mà thôi . Mọi người sẽ cam chịu dưới luật hồi giáo Charia .

Ông giải thích : « Trong môt nền dân chủ, người ta chia sẻ nhau những qui luật . Nhưng hồi giáo và Âu châu có cái nhìn thế giới khác nhau nên khó mà cùng chấp thuận những qui luật đó . Nói như vậy không có nghĩa là không thể sống chung nhưng khó lắm .

Một ngày kia sẽ xuất hiện phong trào nữ quyền hồi giáo chăng ? Chưa có ai dám quả quyết . Điều hiển nhiên ai cũng thấy là ngày nay quan niệm về người phụ nữ của Tây phương hoàn toàn khác với người Ả-rặp hồi giáo .

Chánh phủ các nước Âu châu đưa ra chánh sách hội nhập nhưng đó là một thất bại . Thất nghiệp, du đãng, tội phạm xã hội tại những khu phố đông cư dân Ả-rặp hồi giáo thường cao hơn ở những nơi khác . Trong lúc đó họ lại yêu sách thịt bán ở chợ phải theo tiêu chuẩn hồi giáo, ngăn cách nam/nữ phân minh trong những sanh hoạt cộng đồng, trong cả bệnh viện như không để bác sĩ nam khám bệnh, chửa trị phụ nữ hồi giáo, …Và chánh quyền ở nhiều nơi đã chấp hành . Chỉ vì lá phiếu .

Ông Christopher Cadlwell cảnh báo « khi chánh phủ Pháp biết giựt mình thì đã trể quá rồi ! » .

Pháp sẽ trả giá rất đắt chánh sách nhập cư dành cho người Ả-rặp hồi giáo .

Hiện tại, sau vụ thảm sát Tòa báo Charlie, hơn trăm nhà trường cho học sinh làm một phút mặc nìệm tại lớp học . Học sinh hồi giáo từ chối tham dự « Không phải chuyện của chúng tôi . Nếu tưởng nìệm, chúng tôi sẽ tưởng niệm những thánh tử đạo đã xử tội những người xúc phạm Nhà Tiên tri » . Giới chức giáo dục ngẩn ngơ . Những đứa trẻ này là công dân Pháp . Nếu mai kia chúng nó hồi giáo hóa nước Pháp …

Charlie ấn bản đặc biệt
Mong rằng dân chúng Pháp thức tỉnh . Ngày thứ tư 14/01, Tuần báo Charlie phát hành 3 triệu bàn, 8 trang, phát hành trên 25 quốc gia, với nhiều thứ tiếng . Đây là « số báo do những người sống sót làm » . Hình hí họa Mohamed chiếm trang bìa « Tôi là Charlie » . Trưa nay, báo bán hết sạch . Sẽ in thêm 2 triệu tờ phát hành tiếp . Đến nay 16/01, 5 triêu bản đã bán hết . Độc giả chậm tay đang chờ in thêm 2 triêu bản nữa .

Các Tổ chức hồi giáo tại Pháp kêu gọi tín đồ hãy giữ bình tĩnh trước số báo Charlie thứ tư 14/01 .

Chánh phủ Pháp tập trung bảo đảm an ninh cho toàn lãnh thổ, huy động hơn 10 ngàn quân nhơn, 120 000 ngàn cảnh sát và hiến binh canh gác các trường học và nơi thờ phượng của người Do Thái và cả ngưòi Hồi giáo .

Đế chế hồi giáo
ISIS tuyên bố thành lập Đế chế Hồi giáo (Caliphate) và kêu gọi thánh chiến . Họ tin tưởng cuộc thánh chiến hiện nay của phái Sunniste ở Irak và Syrie đang thu hút mạnh mẽ dư luận quốc tế . Nhân đó, họ cũng công bố thủ lĩnh của họ, Ông Abu Bakr al-Baghdadi, là caliphe, tức là vị vua của họ, đồng thời là giáo chủ nối tiếp truyền thống từ Đấng Tiên tri Mohamed và là « lãnh đạo của người Hồi giáo trên toàn thế giới » . Nhưng liệu họ có thể thực hiện giấc mơ này được không khi truyền thống lãnh đạo tôn giáo đã thật sự chấm dứt năm 1924 cùng với Caliphate cuối cùng của Thổ-nhỉ-kỳ ? Mặt khác, các hệ phái Hồi giáo khác có thừa nhận Đế chế này không ? Cả Taliban và Al-Qaida ? Giấc mơ này ngày nay có còn trong mọi trái tim người hồi giáo nữa không ?

Đế chế hoàn toàn được tổ chức theo luật của Hồi giáo và có tham vọng làm chủ tôn giáo này trên phạm vi toàn cầu . Nên Ông Abu Bakr al-Baghdadi là lãnh tụ tối cao của dân hồi giáo . Khi tuần báo Charlie Hebdo hí họa Abu Bakr al-Baghdadi là tục hóa, là phạm thượng nên họ đã phản ứng để trả thù .

Số báo Charlie Hebdo hôm bị khủng bố nay rao bán trên Internet với giá 20 000e . Số Charlie năm 2011 làm cho Tòa báo bị đốt nay có giá bán là 100 000e .

Khủng bố VC
Chết 17 ngưòi Pháp làm rúng động cả thế giới . Không phải vì con số nhiều mà vì chết do khủng bố hồi giáo hiện là hiểm họa chung của nhân loại .

Nhưng cộng sản là thứ khủng bố ghê gớm từ bản chất và cũng là hiểm họa chung của nhân loại mà thế giới cơ hồ như không thấy. Cộng sản còn vào ngồi chễm chệ trong LHQ để cùng lãnh đạo thế giới !

Và không có chế độ nào căm thù báo chí và khủng bố báo chí hơn cộng sản . Ở Việt Nam có hơn 700 tờ báo mà không có báo tư nhân . Nhà in, Nhà xuất bản đều của đảng cộng sản .

Gần đây những người viết báo Blog bị đảng cộng sản khủng bố vừa thân thể, vừa tâm thần . Nhiều kẻ chết trong tù vì bị tra tấn. Số người chết chắc chắn hơn 17 người . Trước 30/04/1975, VC pháo kích hỏa tiền 222 ly như cơm bữa vào nhà dân . Không kể, đấu tố, hộ khẩu, …Sau 30/04/1975, trong buổi học tập khu phố, cán bộ vc hỏi một bà lão « Sau ngày giải phóng, Cụ thấy có vui mừng không? – Tui mừng lắm, không còn sợ VC pháo kích nữa » .

Thế giới không thấy họ là nạn nhân của khủng bố vì đảng cộng sản hà nội khủng bố bằng luật pháp . Hay vì cộng sản chỉ giết dân của của họ mà thôi?

Cái gian ác cộng sản và cái tàn bạo hồi giáo, cái nào hơn cái nào?

© Nguyễn thị Cỏ May

Những ngày cuối của điệp viên Litvinenko, bị đầu độc phóng xạ



LNDTrước tin đồn ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ, xin mời bạn đọc tham khảo trường hợp Alexandre Litvinenko, cựu điệp viên Nga tị nạn tại Anh sau khi tố cáo chế độ Putin. Cái chết đau đớn của ông vì bị đầu độc bằng chất phóng xạ polonium đã gây bão ngoại giao giữa Luân Đôn và Matxcơva trong một thời gian dài.

(Axel GyldénL’Express 07/11/2013) Bảy năm sau cái chết của Alexandre Litvinenko, cựu sĩ quan tình báo Nga bị đầu độc ở Luân Đôn bằng chất phóng xạ, người vợ góa của ông mỏi mòn chờ đợi phiên tòa xử các nghi can chính, mà Matxcơva luôn từ chối cho dẫn độ. Bà kể lại cho L’Express ba tuần lễ cuối cùng, khủng khiếp, bên cạnh người đàn ông vô vàn yêu thương.

Mỗi năm, mùa thu là một mùa đau buồn đối với Marina Litvinenko, mà bầu trời xám của Luân Đôn không có liên quan gì. Ngày 23/11, người phụ nữ có đôi mắt xanh với ánh nhìn sầu muộn kỷ niệm lần thứ bảy ngày mất của người chồng, Alexandre Litvinenko, nhà ly khai và là cựu điệp viên FSB (cơ quan tình báo Nga), bị đầu độc bằng chất phóng xạ polonium 210, lúc đang sống lưu vong ở thủ đô Anh quốc. Cuộc điều tra của Scotland Yard, rất đáng ngại đối với Nga, đã không đạt được mong muốn : năm 2007 Matxcơva đã từ chối cho dẫn độ nghi can chính là Andrei Lougovoi, cựu sĩ quan tình báo nay trở thành dân biểu Viện Douma (Quốc hội Nga).

Phẫn nộ trước tình trạng tê liệt về pháp lý này, năm 2011 Marina Litvinenko đã yêu cầu mở « public inquest » - cuộc điều tra công khai, tương tự như đã tiến hành đối với công nương Diana hơn mười năm sau khi bà qua đời. Thể thức này cho phép đưa ra ánh sáng tất cả những yếu tố trong hồ sơ và lấy lời khai các nhân chứng trong một vụ án, cho dù bị cáo có mặt hay không.

Ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 02/10/2013, việc mở điều tra công khai về nguyên nhân cái chết của Alexandre Litvinenko rốt cuộc đã bị hoãn lại vô thời hạn. Ngoại trưởng William Hague, cho rằng thủ tục này tốn kém và tế nhị về mặt ngoại giao, trong quan hệ giữa Luân Đôn và Matxcơva. Hơn bao giờ hết, vụ việc dường như đang bị nhấn chìm vì lý do cấp Nhà nước.

Tại Luân Đôn, nơi bà vẫn đang sống với con trai năm nay đã 19 tuổi, Marina Litvinenko chấp nhận kể lại những ngày cuối cùng của « Sacha » - tên gọi thân mật của người chồng yêu dấu.

Bà Marina Litvinenko

Ba tuần lễ hấp hối

« Đêm 1 rạng ngày 2 tháng 11 năm 2006, vào khoảng 3 giờ sáng, Sacha bỗng cảm thấy rất đau đớn, những cơn đau bụng không thể chịu đựng nổi. Thân nhiệt bỗng tụt rất nhanh và người anh trở nên lạnh ngắt. Có lẽ anh ấy đã nghi ngờ một điều gì : anh uống đến ba lít nước và cố gắng ói ra nhiều lần để rửa bao tử…Một giờ sau đó, tôi thiếp ngủ nhưng đến sáng, anh nói với tôi rằng anh chưa hề chợp mắt được.

Chồng tôi 24 tiếng đồng hồ sau đó phải nằm liệt trên giường. Đêm thứ hai, tái xanh và run rẩy, anh bảo tôi gọi xe cấp cứu : ‘‘Anh không chịu đựng được nữa’’. Trong lúc con trai chúng tôi là Anatoli, năm ấy 12 tuổi, đang say ngủ trong phòng, hai nữ y tá đã đến nhà. Họ kiểm tra huyết áp và đo nhiệt độ cho Sacha – thân nhiệt xuống dưới 36 độ. ‘‘Rối loạn tiêu hóa. Chẳng cần phải nhập viện đâu, ở đó đầy các bệnh nhân dịch cúm, ông có thể bị lây đấy’’. Chiếc xe cứu thương quay đi trong đêm.

Sáng hôm sau, Sacha bị tiêu chảy ra máu. Đến chiều, anh được nhận vào bệnh viện Barnet ở phía bắc Luân Đôn. Anh chỉ có thể cố gắng đứng dậy và lê người đi - một vận động viên sung sức bây giờ cứ như một kẻ tật nguyền. Tôi chẳng hiểu gì cả. Ở khoa cấp cứu, các bác sĩ hỏi Sacha anh đã ăn gì trước khi những triệu chứng đầu tiên xảy ra. Khi nghe nói anh đã ăn trưa trong một nhà hàng Nhật, họ kêu lên Eurêka ! ‘‘Đó là vi khuẩn E.coli ! Một thứ sushi không tốt nào đó đã làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột’’. Bác sĩ trực cho toa thuốc kháng sinh.

Người bác sĩ này không thể hình dung ra được, số phận của Sacha đã được quyết định vài giờ sau khi ăn món sushi, trong một cuộc hẹn ở bar của khách sạn Millennium, tại khu phố sang trọng Mayfair. Vào giờ uống trà, anh đã gặp hai doanh nhân Nga : Andrei Lougovoi và Dimitri Kovtoun. Cả ba người đã bàn bạc hai lần về việc thành lập một công ty chuyên bảo vệ các yếu nhân. Chính lúc đó, chất polonium 210 đã được lén bỏ vào tách trà của anh.

Alexandre Litvinenko trong bệnh viện.

Trên giường bệnh, Sacha nhanh chóng nêu ra khả năng bị đầu độc. Tình trạng lúc ấy của mình khiến anh nhớ lại những gì đã được học nhiều năm trước, trong trường huấn luyện của KGB. Tôi yêu cầu các bác sĩ cho làm xét nghiệm độc chất để xác định xem Sacha có bị hạ độc hay không, nhưng họ nhìn tôi như thể tôi bị khùng vậy. Trong lúc các bác sĩ đề quyết đó là do vi khuẩn E.coli, thì Sacha, đã quá chán ngán, mỉa mai thốt ra một câu mà tôi không bao giờ quên được. Anh nói : ‘‘Chắc chắn là con vi khuẩn này mang lon đại tá’’.

Sau đó, thấy sức khỏe Sacha giảm sút, các bác sĩ lại nghĩ rằng anh hấp thụ không tốt thuốc kháng sinh…

Đến ngày thứ 13, tình trạng của Sacha bỗng trở nên nghiêm trọng : đêm hôm ấy anh bị rụng hết tóc chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Cú sốc thật khủng khiếp : đến sáng thì ngoại hình anh hoàn toàn đổi khác. Niêm dịch tệ hại hơn, đến nỗi Sacha không thể nuốt được thứ gì. Một giáo sư chuyên về ung thư đến khám và sững sờ nhận thấy ở anh có đủ tất cả các triệu chứng tác dụng phụ của việc hóa trị…trong khi không hề bị hóa trị ! Giả thiết bị đầu độc, mà tôi đã cố gắng thuyết phục các y bác sĩ từ nhiều ngày qua, nay trở thành hiển nhiên. Rốt cuộc các phân tích đã được tiến hành. Sacha nói chuyện rất khó khăn. Anh hỏi tôi : ‘‘Em có tin rằng anh sẽ lại chạy bộ được không ?’’

Trông thấy anh mỗi ngày một yếu đi thật là đau khổ. Cứ như là chúng tôi dần xa cách theo với thời gian. Nhưng tôi vẫn giữ hy vọng : cho đến tận cùng, tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng anh sẽ chết. Tôi tự nhủ : ‘‘Chúng tôi đã xuống đến tận đáy rồi, và sẽ nảy được lên thôi’’.

Chất phóng xạ polonium 210

Thứ Sáu ngày 17, kết quả phân tích đã có. Các bác sĩ tìm thấy trong máu Sacha dấu vết của thallium, một kim loại nặng rất độc, bị cấm sử dụng tại Anh. Từ lúc đó, các điều tra viên của Scotland Yard mới vào cuộc. Sacha được chuyển ngay lập tức đến một trong những bệnh viện tốt nhất của vương quốc Anh là University College Hospital (UCH) tại trung tâm Luân Đôn, nơi các bác sĩ cho biết có thuốc giải độc cứu sống được Sacha. May quá! Tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều, còn Sacha thì hứa là chúng tôi sẽ cùng chạy jogging trong rừng sau khi khỏi bệnh.

Than ôi, ba ngày sau đó, một bác sĩ cho tôi biết tin xấu : ‘‘Đó không phải là thallium. Tủy xương của bệnh nhân đã bị hủy hoại, trong khi cơ bắp lại trong tình trạng tốt. Nếu trong người ông ấy có chất thallium thì biểu hiện sẽ ngược lại’’. Các chuyên gia độc chất hết sức bối rối, nhất là họ đã kiểm tra thấy Sacha không bị nhiễm chất phóng xạ nào. Xét nghiệm hai lần đều cho kết quả âm tính.

Đám tang Alexandre Litvinenko tại nghĩa trang Highgate, phía bắc Luân Đôn, tháng 12/2006.

« Ba trông như búp bê bằng nhựa »

Rồi có ai đó nhớ lại, thiết bị của bệnh viện chỉ cho phép đo được tia gamma, chứ không phải tia alpha có năng lượng thấp hơn. Thế là lại bắt đầu một loạt xét nghiệm độc chất, và vài giờ sau khi Sacha qua đời, họ mới phát hiện được đó là chất polonium 210.

Bên ngoài có đến hơn một chục ê-kíp truyền hình, và khoảng năm chục phóng viên. Theo lời khuyên của một người bạn, Sacha chấp nhận cho chụp hình, để mang lại tác động tối đa cho lời tố cáo cơ quan tình báo Nga trước thế giới. Nhưng trước hết, anh đòi được tự ngắm mình trong gương…Rồi anh viết lá thư lên án Putin. Kiệt lực, Sacha khó nhọc lắm mới thốt nên lời. Tối hôm đó, hình như là ngày 20/11, anh chỉ đủ sức thều thào yêu cầu tôi ở lại. Tôi trả lời : ‘‘Không thể được anh yêu à, em còn phải lo cho con’’. Trước khi rời phòng bệnh, tôi nói :‘‘Em yêu anh biết mấy’’. Anh trả lời : ‘‘Anh rất vui khi nghe em nói. Đã lâu rồi chúng mình không có những lời âu yếm với nhau như thế…’’ Vừa ra khỏi phòng, mắt tôi đã nhòa lệ.

Ngày 21, Sacha bị tai biến lần thứ nhất. Cùng ngày hôm ấy, nhiều dân biểu Quốc hội Nga khẳng định một cách phi lý, là Boris Berezovski (một nhà tài phiệt sống lưu vong ở Luân Đôn, chết một cách khó hiểu năm 2012) và Akhmed Zakaiev (một lãnh tụ Tchetchenya, cũng tị nạn ở Luân Đôn) đã đầu độc Litvinenko. Hôm sau, Sacha vận dụng sức lực cuối cùng để nói chuyện với báo chí. Giờ thì anh trông như một ông già bảy mươi gầy trơ xương. Đã ba tuần, anh không nuốt trôi được thức gì.

Vài giờ sau khi cựu điệp viên qua đời, người cha là Walter Litvinenko khóc ròng trước báo chí.

Cha của anh từ Nga đến thăm. Tối 22 Sacha bỗng tỉnh giấc. Tôi nói với anh : ‘‘Em về nhà đây anh yêu, sáng mai em trở lại’’. Anh nhìn tôi và nói : ‘‘Marina, anh yêu em nhiều lắm !’’ Đó là câu cuối cùng Sacha nói với tôi…Cha ở bên anh suốt đêm.

Sáng hôm sau khi quay lại, tôi có dẫn theo con trai chúng tôi, Anatoli. Các bác sĩ tách riêng tôi ra để báo tin. Tôi hỏi Anatoli có muốn nhìn mặt ba lần cuối hay không, cháu nói vâng. Sau đó cháu thổ lộ với tôi bằng những lời con trẻ: ‘‘Ba trông giống như một con búp bê nhựa’’. Cho đến mãi bây giờ, tôi vẫn không biết được việc để cho cháu nhìn thấy ba như thế là có nên hay không.

Vài tiếng đồng hồ sau, khi trở về căn hộ của mình, các nhân viên Scotland Yard đã đến, tiết lộ cho tôi biết là Sacha đã uống phải chất polonium 210 - một chất phóng xạ rất mạnh và chủ yếu được sản xuất tại Nga. Với sự nhanh chóng đáng khâm phục, các điều tra viên đã tìm lại được dấu vết ở khắp các nơi mà Lougovoi và Kovtoun đã đi qua : trong các máy bay và xe taxi họ đã đi, trong phòng khách sạn của họ, và tất nhiên, trong gian bar của khách sạn Millennium. Tại Luân Đôn, Sacha đã trở thành một nhà ly khai hàng đầu. Dưới mắt chính quyền Nga, đó là một nhân vật cần phải trừ khử.
Axel Gyldén, L’Express

Thụy My RFI

http://thuymyrfi.blogspot.com/2015/01/nhung-ngay-cuoi-cua-iep-vien-litvinenko.html

Blog Archive