Wednesday, June 30, 2010

Gạo Lức Giúp Thân Thể Khoẻ Mạnh

Nước Gạo Lức, Thần Dược

Tôi vốn là người rất "kỵ" thuốc, thuốc Tây, thuốc Nam hay thuốc Bắc gì cũng vậy. Có lẽ cũng vì ấn tượng hồi nhỏ để lại, mỗi lần tôi bị cảm mẹ tôi thường hay nghiền những viên aspirin vừa đắng, vừa chua pha vào nước đường đưa cho tôi uống, vì tôi không biết uống thuốc viên. Mỗi lần như vậy tôi phải nhăn mặt nhíu mày, lấy hết can đảm mới nuốt hết được thứ nước vừa đắng, vừa chua, lại vừa ngọt đó. Cũng may là một năm mưa nắng hai mùa tôi ít khi bị cảm gió, cảm nắng gì nhiều. Đến khi lớn lên, cũng không biết từ lúc nào tôi bắt đầu tập uống thuốc viên, cũng phải "trầy da tróc vẩy" lắm, mỗi lần để viên thuốc vào cổ là mỗi lần hồi hộp, chỉ sợ nó không chịu trôi đi theo ngụm nước lọc mà cứ nằm ăn vạ, đình công ở đó để cái lưỡi phải nếm đủ vị cay đắng mùi đời cho thêm tê tái. "Tốt nghiệp" được màn uống thuốc viên thì một ngày đẹp trời trong khi đang du học ở Nhật, tôi khám phá ra một chứng bệnh đau bụng, không biết là thật hay là giả, nhưng nghe chị bạn cùng cư xá doạ non doạ già về chứng đau gan, tôi sợ quá đành đánh liều đi nhà thương xin khám cho chắc ăn. Thế là một màn thử test được diễn ra, tôi phải nhịn một số thức ăn trong một tuần để bụng dạ được sạch sẽ trước khi thử nghiệm. Vừa mới qua Nhật không được bao lâu, tài nấu ăn rất là giới hạn nên tôi làm luôn một tuần mì gói và trứng gà. Kết quả là "lợn lành chữa thành lợn què", thử nghiệm không thấy đau gan đâu, mà sau một tuần ăn mì gói trứng gà tôi đã "kết" được một chứng bệnh rất khó chịu nhưng cũng có cái tên rất thơ mộng là "gẩy đàn" mỗi khi cơn bệnh nổi lên. Tưởng đã giã từ được nhà thương với bác sĩ, nay tôi lại phải đều đều đến phòng mạch của bác sĩ gần nhà lấy thuốc mỗi tuần. Bác sĩ này cũng nhất định bác bỏ cái thuyết "đau gan" của tôi, mà chỉ nói một cách mơ hồ là bệnh allergy này không có nguyên nhân rõ ràng, hoặc có lẽ do một nguyên nhân rất khó hiểu là stress, có thể vì một "nỗi buồn xa xứ" nào chăng. Nhưng dù nguyên do gì đi nữa, kinh hoàng nhất vẫn là đám thuốc bột mà vị bác sĩ đó đã âu yếm kê toa cho tôi. Thứ thuốc bột mà ngửi mùi cũng đã thấy hơi hơi muốn xây xẩm rồi, mỗi lần uống lại phải gói ghém vào một loại giấy bóng gói kẹo, mà với tài gói ghém của tôi thì có lẽ cái bọc thuốc đó cũng không nhỏ hơn cổ họng của tôi bao nhiêu, và khi đưa vào trong miệng là tất cả mọi thứ đã có vẻ muốn rã rời ra hết rồi. Nhưng rồi, "trăm hay không bằng tay quen", rốt cuộc tôi cũng đã uống được gói thuốc bột đó một cách thành thạo, sau những ngày "training" rất là gay go.

Nói dông nói dài, chắc quý bạn cũng không hiểu tại sao tôi lại kể lể những chuyện chẳng ăn nhập gì đến tựa đề của bài này như vậy. Số là, tuy rất là không có cảm tình với thuốc tây như vậy, nhưng tôi lại thích tìm hiểu về dinh dưỡng và những loại thực phẩm có dược tính chữa bệnh. Tôi dùng thử nào là gạo lức, dấm táo, mật ong, yeast, wheat germs, thạch đen hà thủ ô, nước xay đủ loại, canh dưỡng sinh ... nhưng tất cả đều "bạo phát bạo tàn", bệnh lười vẫn thắng thế, nhất là thứ nào phải mất công đun nấu lích kích thì chỉ sau một vài lần đã đi vào dĩ vãng. Một ngày kia bỗng tôi vớ được một bài đăng trên e-mail của nhóm Đà lạt, tựa đề "Thanh Lọc Gan Bằng Nước Gạo Lức", thật là "gãi đúng chỗ ngứa" vì tôi vẫn tin tưởng rằng mình có một cái "duyên" nào đó với bệnh gan. Quả nhiên đọc xong bài này tôi cảm thấy thích thú, "hồ hởi phấn khởi" hẳn lên. Nội dung bài đại khái như sau :

Một nhóm thiền sinh họp nhau mỗi tháng trao đổi kinh nghiệm tu tập và sức khỏe dưỡng sinh, một hôm có mấy người đưa ra kết quả phân tích máu sau khi đã thử uống nước gạo lức được mấy tháng. Tất cả mọi người đều lấy làm lạ vì thấy máu họ so sánh với người khác rất sạch tốt, không có độc tố và ký sinh trùng, huyết cầu rất tròn không bị méo mó và huyết thanh rất trong. Đó là vì một người trong nhóm đã theo gương một bạn đạo khác trong vùng Oregon, bác này bị sạn ở túi mật quá nhiều đã tràn sang gan, mặc dù đã mổ nhưng không lấy hết ra được, và gan đã bị chai. Túi mật đã bị mổ lấy ra, bệnh gan cũng không có thuốc chữa nên bác càng ngày càng sa sút, da và mắt vàng như nghệ, tình trạng thật là tuyệt vọng. May sao có người ở Việt Nam mách cho phương thuốc dân gian gia truyền là uống nước gạo lức rang để giải trừ độc tố và thanh lọc gan. Thôi thì đến lúc cùng đường, ai chỉ gì cũng thử, bác uống liền tù tì trong ba năm dùng nước gạo lức thay cho các thứ nước khác như trà, cà phê, nước ngọt .... Như một phép lạ ! Da và mắt của bác không còn vàng nữa, trong người không còn mệt mỏi và bực bội, nước da càng ngày càng tươi sáng hơn bao giờ ! Đi khám bác sĩ lại, tất cả từ bác sĩ cho đến y tá đều ngạc nhiên. Con người của bác như đã được tái sinh !

Thế là nhóm thiền đó bèn thực tập ngay phương thuốc tuyệt diệu này, và sau 6 tháng dùng thử so sánh kết quả đã thấy rất nhiều phấn khởi như sau :

- Sức khỏe tăng gia, làm việc nhiều không thấy mệt.
- Bớt mập, bớt cholesterol, tiểu đường.
- Chữa táo bón, bớt bị đau bụng, bệnh hôi miệng.
- Chữa bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi.
- Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.

Thấy có vẻ lý thú quá, tôi bèn thực tập ngay đi mua mấy ký gạo lức về rang và đun nước uống để bình thủy, "sáng vác ô đi tối vác về" đem vào sở uống thay nước lọc. Kết quả : không có gì cụ thể, vì tôi chẳng mấy khi đi bác sĩ nên cũng không có cơ hội thử máu xem "trước và sau" (before and after) như thế nào, nhưng thấy có vẻ như có nhiều năng lực, energy để làm việc hơn, và mọi người khen là trông da dẻ "tươi sáng" hơn trước. Một ngày nọ, một chị bạn đồng sở bỗng nhiên khám phá ra ung thư ruột già, phải vào bệnh viện mổ, chị phải ăn uống rất hạn chế, phải uống nhiều nước trong ngày. Tôi không biết giúp gì cho chị, bèn đem gạo lức rang đến chỉ cho chị cách nấu uống mỗi ngày. Như một phép lạ ! Chị có đủ sức để chịu đựng hai lần mổ, nhiều lần chemotherapy mà không bị kiệt sức và không bị mất hồng huyết cầu nhiều tuy ăn rất ít, hầu như không đủ chất bổ dưỡng. Thấy hay, chị chỉ lại cho những người quen, nhất là những người bị yếu và đau gan, kể cả những người bị sơ gan hết thuốc chữa. Tất cả đều báo cáo kết quả rất tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng của họ đã cải thiện hẳn. Sau này, tôi cũng chỉ cho những người khác ở trong trường hợp tương tự, ngay cả cho "xếp" tôi trong sở, người thì bị tiểu đường, người thì bị chứng phong thấp và đau nhức ... Kết quả đều khả quan, và trông ai nấy đều có vẻ tươi tắn, khỏe khoắn hẳn ra.

Riêng với tôi, nước gạo lức là một thứ nước uống rất ngon, và tuy không thấy công hiệu rõ ràng trước mắt như những người có bệnh và phải đi thử nghiệm định kỳ, nhưng mỗi lần phải làm những việc nặng nhọc tưởng chừng như không làm được, tôi vẫn có thể "pass" được như thường. Và như anh bạn tác giả bài viết đó đã nói, càng uống càng thấy thích, nên tuy phải đun nấu, nhưng món này đã không đi vào dĩ vãng mà vẫn tồn tại một cách bền bỉ và chưa có hứa hẹn gì là sẽ bị bỏ rơi trong một tương lai gần đối với tôi.

Thiết tưởng cũng nên phổ biến phương thuốc thần diệu này rộng rãi, biết đâu sẽ giúp được nhiều người và có thêm được một vài "phép lạ" nào nữa.

Cách nấu :

Một muỗng canh gạo lức rang cho một lít nước.
Mua gạo lức hột tròn hay dài (brown rice) tại các siêu thị, hay trong những chợ health food. Không nên rửa gạo trước khi rang, vì làm như vậy có thể làm cho người bị nóng hơn bình thường. Dùng chảo rang gạo trên lò, độ nóng medium low. Khi rang nhớ dùng đũa khuấy đều, vì nếu để yên một chỗ khá lâu hạt gạo sẽ bị cháy, hoặc nở bung ra. Rang cho đến khi có mùi thơm và gạo có mầu nâu đậm hay nhạt tùy ý thích. Nên rang mỗi lần vài pounds rồi để vào trong một cái keo dùng dần.

Nấu theo tỷ lệ một muỗng canh với một lít nước trong nồi Slow Cooker, độ nóng low, từ 8 đến 10 tiếng. Có thể nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ, như vậy đến sáng trước khi đi làm có thể cho vào bình thủy mang theo, hoặc nấu buổi sáng và đến chiều tối thì xong.

Nên uống nước gạo lức rang với độ nóng thích hợp cho mình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày. Nước gạo lức rang không nên để lâu trong nồi quá một ngày, vì sẽ làm nước bị đục và có thể bị thiu. Nếu dùng không hết, nên sớt ra, để nguội cho vào tủ lạnh. Trước khi uống chỉ việc hâm nóng là được.

Xác gạo lức khi nấu xong không nên bỏ, vì có thể ăn như cháo và làm nhẹ bụng. Người mới bệnh dậy, hoặc đầy bụng, hoặc chán không biết ăn gì (vì quá thừa thãi), cứ ăn vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, sẽ thấy thèm và thích ăn.

Tốt nhất là nấu bằng Slow cooker, đừng nấu trên bếp lò vì nước gạo sẽ không được trong.

Được biết, trong gạo lức có nhiều chất fiber có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, đồng thời cũng có thêm những chất mineral như magnesium, manganese, zinc. Uống nước gạo lức phối hợp với thể dục và dưỡng sinh, điều hoà hơi thở bồi dưỡng thể chất cũng như tâm linh sẽ đem lại một đời sống khỏe mạnh, an vui cho chúng ta.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng gạo lức chỉ giúp chúng ta điều chỉnh những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người, chứ không phải là "thuốc tiên" có thể đi ngược lại vòng xoay của tạo hoá mà "cải tử hoàn sinh" hay "cải lão hoàn đồng" được. Con người sanh ra trong sự biến dịch của vũ trụ, trong quy luật tuần hoàn sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh. Điều quan trọng là sống trong trí tuệ hiểu biết, sẵn sàng chấp nhận những gì đến và đi và buông bỏ không luyến tiếc những gì không thể giữ được nữa, kể cả xác thân vật chất này, như vậy ta sẽ có sự bình an dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
* * * * *

Cách Nấu Gạo Lức
Sưu Tầm, 11/2008

http://erice. vn/index. php?nv=News&at=article&sid=23

Gạo Lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết những thực phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà chính là chất phytate chứa trong chất xơ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở trong chất cám gạo lứt có một thứ dầu đặc biệt mang tên là tocotrienol factor TRF có khả năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ những chất hoá học gây ra hiện tượng đông máu.

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học. Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ỡ trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng”.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Cách Nấu Cơm Gạo Lức:

1 - Nấu bằng nồi cơm điện
Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. (Đây là cách ăn số 7 để chữa bệnh) .

Nấu theo kiểu nầy cơm không dẻo như cơm nếp được. nấu cách nầy thầy thuốc cũng có ý là để cho ta nhai thật lâu, để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm gạo lức, muối mè để chữa bệnh mới có công hiêu. (Ăn Thức Uống, Uống Thức Ăn). Ý muốn nói ta phải nhai cơm ra thành nước.

2 - Nấu cách thuỷ bằng nồi áp xuất

Muốn có nồi nầy phải đi chợ Nhật mới có.
Nồi nầy ở ngoài là 1 nồi áp suất cao, bên trong còn có một nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy, khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong cho vào nồi bằng sành, cũng đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay.

Lấy 5 cups nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ.

Nấu kiểu nầy gạo lức ăn như cơm nếp, dẻo và rất ngon, nếu nấu với đậu đỏ càng bổ và ăn bùi, ngon lắm.

3 - Nấu bằng nồi thường

Nấu cơm gạo lức theo cách cổ điển thôi tức là nấu như nấu cơm thường chỉ khác một điều là anh phải ngâm gạo lức trong vòng 22 tiếng đồng hồ cho gạo lức nẩy mầm.

Ví dụ như sau khi ăn tối xong khoảng 9 giờ thì đem ngâm gạo lức và cho tới hôm sau khi đi làm về khoảng 7 giờ tối thì gạo lức đã nẩy mầm.

Đem đi nấu chừng 15 phút thôi (nấu nồi thường), nếu thấy gạo đã mềm mà còn nước nhiều thì chắt nước cơm gạo lức để uống.

Sau đó để lửa nhỏ chừng vài phút là ăn được rồi. Như vậy lần sau thì đã biết cho bao nhiêu nước thì vừa. Sau đó chuẩn bị muối mè có bữa cơm gạo lức ngon lành (bảo đảm là cơm sẽ rất là mềm).

Cơm ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào micro-wave hay bỏ vào non-stick pan để trên bếp lửa là cơm trở lại tình trạng nóng hổi bình thường.

Thursday, June 24, 2010

MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI
Xin Quý vị chỉ cần nhớ :
* Ðêm Bảy : ngủ trên 7 giờ trong một đêm
* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.
* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.
1. Câu châm ngôn thứ nhất:
“Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.”
2. Câu châm ngôn thứ hai:
-Ði với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu.
-Ðối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnh phúc

Ba DƯỠNG

1. Bảo dưỡng.
2.Dinh dưỡng.
3. Tu dưỡng.
Bốn QUÊN
1. Quên tuổi tác.
2. Quên tiền tài.
3. Quên con cái.
4. Quên buồn phiền.

Năm PHÚC

1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi là phúc.
2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc.
3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc.
4. Có người nhớ đến anh, gọi là phúc.
5. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc.

Sáu VUI

1. Một vui là hưu nhưng không nghĩ.
2. Hai vui là con cái độc lập.
3. Ba vui là vô dục tắc cương.
4. Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ..
5. Năm vui là có nhiều bạn hữu.
6. Sáu vui là tâm tình không già.

Bẩy SUNG SƯỚNG

1. Biết đủ thường sung sướng.
2. Biết giải trí khi nhàn rỗi.
3. Biết đắc chí tìm niềm vui.
4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui.
5. Biết dùng người làm vui.
6. Biết vui khi hành thiện.
7. Bình an là vui nhất.


Tám CHÚT XÍU

1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.
2. Ðầu óc hoạt động thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.
4. Ðộ lượng nhiều hơn một chút nữa.
5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.
6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.
8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa.

Chín THƯỜNG

1. Răng thường ngậm.
2. Nước miếng thường nuốt.
3. Mũi thường vê.
4. Mắt thường động.
5. Mặt thường lau.
6. Chân thường xoa (bóp).
7. Bụng thường xoay.
8. Chi thường vươn.
9. Hậu môn thường co bóp.

MƯỜI NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH
1. Ít thịt, nhiều rau.
2. Ít mặn, nhiều chua.
3. Ít đường, nhiều trái cây.
4. Ít ăn, nhai nhiều.
5.Ít áo, tắm nhiều.
6. Ít nói, làm nhiều.
7. Ít muốn, bố thí nhiều.
8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn.
9. Ít đi xe, đi bộ nhiều.
10. Ít nóng giận, cười nhiều hơn.

Lưu ý 10 điều trên nếu thấy quá nhiều và khó nhớ; Xin Quý vị chỉ cần nhớ
:* Ðêm Bảy : ngủ trên 7 giờ trong một đêm
* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.
* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.
Người lính Nghĩa Quân trong tim tôi.


Nguyễn Thanh Thuỷ

Năm tôi được 10 tuổi, gia đình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp chiến lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn nghĩa quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt Cộng ra khỏi dân chúng. Việt Cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng, quân lính Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc nầy VC bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã trưởng, Ấp trưởng của VNCH gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Họ bịt mắt, chặt đầu hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền VNCH. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội nghĩa quân, gồm có 3 tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu đội trưởng, tôi kêu là chú Tấn.

Lúc mới vào ấp tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ quê mùa ngơ ngác. Nhưng lần lần tôi cặp bè bạn chơi với mấy đứa bạn, gái có, trai có, lớn tuổi, lanh lợi hơn, tôi học được nhiều thứ mới mẻ . Tôi biết cả tên cây súng nào là cây Carbine, cây nào là Garant, Thompsom, cây nào là cây súng phóng lựu .

Tôi biết tên hầu hết các chú lính nghĩa quân trong tiểu đội của chú Tấn, nào là chú Tường, chú Sanh, chú Đúng, chú Quít, chú Mực ... Các chú rất hiền và chú nào cũng nghèo. Bộ quân phục được các bà vợ vá nhiều chổ. Tôi hay lân la đến nhà các chú chơi với con của họ. Với đồng lương nghĩa quân khiêm tốn, các chú ăn uống rất đạm bạc, thường là cá linh, cá lòng tong kho, với rau lang luộc hoặc chút ít canh bí, canh bầu . Hầu như chú nào cũng có vợ và vài ba đứa con. Khi rãnh rỗi tôi thấy các chú hay giúp việc nhà cho vợ buôn bán chút đỉnh kiếm thêm tiền. Có chú giữ con cho vợ ngồi bán rau ngoài chợ. Có chú xay bột cho vợ làm bánh tầm, bánh bò bán cho dân trong xóm ..

Chú Tấn còn trẻ, nhưng ít nói . Thím Tấn là một người đàn bà hiền lành, có đôi mắt đẹp, to và dễ khóc Chú hay xay đậu nành làm thành bánh đậu hủ cho thím ủ chao, ủ tương, rồi thím đem bán vào những buổi chợ rằm, chợ ba mươi cho người ta ăn chay . Chú thím Tấn có hai đứa con . Thằng Dũng được 6 tuổi, con Lan 3 tuổi . Khi bận bán tương, chao , thím Tấn hay gởi 2 đứa nó nhờ tôi giử dùm . Tôi hay chơi đùa và coi chúng nó như em. Tụi nó cũng rất thương tôi .

Rất ít khi dân trong xóm gặp các chú nghĩa quân ra đi hành quân, các chú lặng lẽ ra đi khi trời sụp tối để giử bí mật . Họ âm thầm canh gác đâu đó dọc theo bờ thành ấp chiến lược, sáng sớm mới trở về. Họ đi về im lặng như những cái bóng mờ . Có những sáng tôi hay gặp các chú trở về, thường thì chỉ có cái áo khô, quần các chú ướt đẫm, sình bùn lên trên đùi. Các chú thường đi dép hay đi chân không, chẳng mấy ai có được đôi giầy .

Có khi đang đêm, tôi nghe súng nổ dòn giả . Sáng hôm sau các chú lính quen thuộc mang về hai cây súng chiến lợi phẩm của VC cùng với vài trái lựu đạn . Các chú kể cho mọi người trong xóm nghe là đêm rồi một toán VC băng qua ruộng phá hàng rào định đột nhập vào ấp chiến lược thu thuế và bắt dân đi làm dân công, qua sự hướng dẫn của một tên giao liên là người trong ấp. Các chú bắn chết hai tên, thây còn bỏ ngoài bìa ấp . Chúng tôi rủ nhau đi coi xác VC. Có lần các chú bắn chết cả một xuồng VC đang băng qua sông . Nhờ các bác ghe chài vớt lên, được nhiều súng . Sáng hôm sau ông Quận trưởng bất ngờ đến đồn nghĩa quân xóm tôi, khen ngợi và thưởng tiền mua một con heo quay thật lớn . Các chú được dịp ăn nhậu vui vẽ . Mấy đứa con các chú nghĩa quân cũng hí hửng được dịp ăn thịt heo quay .

Một ngày nọ tôi đi học về thấy cả xóm nhốn nháo lên, mấy thím vợ lính hớt hãi lo lắng. Thím Tấn nước mắt đoanh tròng. Tôi hỏi thì thím cho tôi hay Trung đội nghĩa quân vừa bị tấn công và 2 chú nghĩa quân hiền lành của xóm tôi vừa hy sinh, đền nợ nước. Chú Mực mà tôi quen thì bị đạp mìn VC gảy giò . Thật là một cái tang lớn cho cả xóm tôi . Linh cửu của 2 chú được quàng tại chùa, vợ con lối xóm khóc lóc tỉ tê . Đến chiều thì người ta chôn 2 chú ngoài bờ rào ấp . Một hàng 6 chú nghĩa quân đứng chào trên bờ huyệt . Quan tài hạ xuống, các chú bắn 6 loạt đạn điếc tai . Mặt các chú rất đau khổ, gầm lại khác hẳn các khuôn mặt hiền từ hàng ngày mà tôi thấy .

Vợ con hai chú đòi nhảy xuống huyệt chết theo chồng . Nhiều người phải xúm lại kéo các thím lên, khó khăn lắm mới dẩn được họ về nhà . Bọn chúng tôi và mấy đứa con trai ngày thường hay chạy nhảy, phá phách, la hét, mà giờ cũng đứng im ru . Tôi không biết VC là ai, nhưng tôi lờ mờ hiểu rằng họ là người không tốt, vì họ bắn phá mà gia đình tôi phải bỏ thôn xóm vào đây . Giờ họ còn theo định đột nhập vào cái ấp chiến lược nầy làm chi nữa ?

Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt . VC bắt đầu tấn công miền Nam ở cấp số lớn hơn. Họ đặt mìn giật xe chạy trên quốc lộ , họ giật xập cầu , bắt dân chúng đi đắp mô cản đường xe chạy . Có khi họ giật mìn chết cả một chiếc xe đò . Nhiều người chết có cả đàn bà và trẻ em, thịt xương văng tung toé . Có lúc họ pháo kích hay đặt mìn giật xập trường học của học sinh miền Nam. Tiểu đội của chú Tấn phải đi kích liên miên. Thím Tấn lo âu thấy rõ . Trung đội nghĩa quân lập được nhiều chiến công . Nhưng các chú nghĩa quân mà tôi quen biết cũng vơi dần . Họ đã âm thầm ra đi như những người chiến sĩ vô danh và trở về im lìm, trong những chiếc chiếu, những cái poncho, trong cái cảnh da ngựa bọc thây .

Rồi cái ngày đau thương của thím Tấn và 2 đứa con dại đã đến Chú Tấn và một chú nghĩa quân nữa hy sinh trong một cuộc đụng độ dữ dội với VC năm 1965. Xác chú được khiêng để trên bộ ván trong căn nhà nhỏ của chú . Khi tôi đi học về , tôi thấy người ta đang tắm rửa thay đồ rồi để một nải chuối lên bụng chú, ngọn đèn dầu leo lét được thắp trên đầu nằm có để một chén cơm và một cái trứng vịt . Đầu chú được băng bông trắng. Máu còn rĩ ra bên màng tang . Vợ con chú vật vã khóc than, đau đớn không thể nào kể xiết. Tôi đến mắm tay 2 đứa nhỏ. Thằng Dũng thỉnh thoảng hỏi tôi “Bộ Ba em chết rồi hả chị ?”. Tôi chỉ ừ, không biết trả lời làm sao !

Đến khi chôn chú Tấn, hàng loạt đạn đưa tiễn vang rền. Thím Tấn chết lên chết xuống, bộ đồ tang trắng bê bết bùn sình. Người ta phủ lên cái mã đất của chú Tấn một lá cờ Việt Nam Cộng Hoà thật dài . Bốn phía có cắm bốn lóng trúc có gạo và muối . Tôi phải dẩn con Lan và thằng Dũng về nhà. Nước mắt tôi tuôn rơi. Cuộc sống chúng tôi đang êm đềm hiền hoà , thì tại sao người ta phải tấn công thôn ấp, giết hết người nầy người nọ. Để làm gì ? Miền Nam độc lập tự chủ, có ai chiếm đóng miền Nam đâu, mà phải giải phóng chúng tôi. Cuộc đời dân miền Nam không hạnh phúc, sung sướng gấp chục lần dân miền Bắc hay sao ? Tại sao các người phải giết chú Tấn của chúng tôi để cho cuộc đời mẹ con thằng Dũng từ đó ảm đạm, sa sút hẳn đi. Thím Tấn khóc hoài không dứt ...

Năm sau, gia đình tôi dời đi chổ khác. Tôi ít được gặp lại Thím Tấn, thằng Dũng và con Lan. Năm năm sau, tôi mới được về thăm ấp cũ, tôi mừng rỡ gặp lại thím Tấn và 2 đứa con. Bây giờ ngày nào thím cũng phải ra chợ bán tương chao nuôi con. Thằng Dũng vẫn còn nhớ tôi nhưng con Lan thì không nhận ra tôi nửa.

Sau nầy tôi có dịp tiếp xúc với nhiều binh chủng oai hùng khác của quân lực VNCH, nhưng lòng tôi vẫn còn nhớ về các chú nghĩa quân hiền lành mà tôi đã biết năm nào . Hơn phân nửa các chú đã nằm xuống để bảo vệ làng xóm, quê hương tôi . Số còn lại có người gẫy chân , có người cụt tay, sống đời tàn phế. Việt Cộng đã chà đạp lên Hiệp Định Hoà Bình Paris mà họ vừa ký kết năm 1973, cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, đưa cả nước xuống 10 tầng địa ngục.

Thân tôi giờ xa xứ xa quê, đã hiểu được ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các anh, các chú quân nhân quân lực miền Nam, thỉnh thoảng tôi nhớ lại các chú lính nghĩa quân tôi quen biết mà thấy lòng thương lắm . Cùng với bao nhiêu binh chủng khác của quân đội, các chú âm thầm lặng lẽ hy sinh, cho dân chúng trong ấp tôi được sống trong yên bình . Các chú đem xương máu ra bảo vệ nền tự do, dân chủ mới được thành hình trên miền Nam yêu dấu .

Các chú đã nằm xuống - bỏ lại con thơ, vợ dại - để ngăn cản bọn quỷ đỏ hung tàn trong công cuộc tiến chiếm miền Nam, áp đặt cả nước trong một chế độ độc tài, hung bạo, không lối thoát . Các chú đã đem sinh mạng, xương máu của mình, để ngăn cản bọn bán nước buôn dân đày đoạ cả dân tộc, và đưa đất nước Việt Nam đi ngược dòng tiến hoá cũa nhân loại . Các chú đã anh dũng hy sinh, ngăn cản bọn CSVN chiếm đoạt đất nước làm tài sản riêng tư cho đảng, rồi tự ý dâng hiến đất đai, hải đảo của tiền nhân cho quan thầy Trung Cộng .

Hởi cô bác, hởi anh chị ơi ! Nếu vị nào may mắn, có cuộc sống bình yên xin đừng quên các chú lính nghĩa quân đang sống đời tàn phế . Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nạm Xin đừng quên vợ con họ , bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ.

Nguyễn Thanh Thuỷ.

(Bài nầy được viết dựa vào những sự kiện có thật. Vì sự an toàn của một số người còn kẹt lại, tác giả tạm thời không đề cập đến những địa danh và tên người cần thiết trong bài nầy)

Wednesday, June 23, 2010

Methods that do not kill but get rid of ants, mosquitoes and cockroaches


Ants don't like sour things, mosquitoes don't like spices and cockroaches don't like fragrant things.

To keep away ants, squeeze fresh lemon juice on where they'll be passing, and also wipe the lemon slices on that surface.

Mosquitoes do not like spice. bury garlic under flowerbeds and clean dead leaves, and keep the area clean.

You do not need to kill mosquitoes: dissolve Vitamin C and B2 in water, wipe the water on your skin, and the scent will drive the mosquitoes away.


Put up orange coloured curtains, or orange plastic wrap around a bulb. Mosquitoes are afraid of orange light, and they will be gone.

Hang up a bunch of spring onions, and use gauze to wrap up the green sections of the onions, and there will be no more mosquitoes

Putting a pot of Lilies, Milans, Roses, or Evening Primroses in your room will work too.

Cockroaches do not like fragrance. Cut small pieces of soap, put them in a bottle with water, and put the bottle in a cupboard where you want to keep out cockroaches. After several days, they will be all gone and your cupboard will even smell good.

To drive away cockroaches, you can put pieces of cucumber where you want to keep them away.
Can we eat to starve cancer and obesity?

William Li presents a new way to think about treating cancer and other diseases: anti-angiogenesis, preventing the growth of blood vessels that feed a tumor. The crucial first (and best) step: Eating cancer-fighting foods that cut off the supply lines and beat cancer at its own game.

http://www.ted.com/talks/william_li.html
. PHƯƠNG PHÁP NGỔI THIỀN


a. Ý nghĩa ngồi thiền:
Ngồi thiền là một phương pháp giúp ta gạn lọc tư tưởng, tập trung tâm ý về một đối tượng. Ngồi thiền dẫn đến an tâm và phát huy tuệ giác. Vì vậy, ngồi thiền không phải là một giấc mơ trầm lặng mà là một phương pháp luyện tâm cho thanh tịnh và là một hoạt động tích cực khai thông năng lượng yêu thương mầu nhiệm đang ngủ chìm trong ta.

Cái tâm ta thật là quan trọng, nó là trung tâm của sự sống, của vũ trụ và chứa nhóm tất cả muôn pháp. Nó là hào lũy ẩn náu của mọi tật xấu, nhưng cũng là mảnh đất phì nhiêu nẩy sanh mầm giống giác ngộ. Chính tâm tạo nên hạnh phúc và cũng chính tâm tạo nên khổ đau. Ngồi thiền là nhắm tới sự chuyển hóa, kiểm soát và phát triển sự tốt đẹp của cái tâm ấy.

Ý nghĩa trong khi thực tập ngồi thiền có hai phần. Thứ nhất là gom tâm lại một mối, xả bỏ tạp niệm và đưa tâm trở về trạng thái vắng lặng, an tịnh. Đây gọi là Chỉ, là ngưng mọi suy tư, tiếp xúc và phân biệt. Phần thứ hai là dùng năng lực vắng lặng của tâm để theo dõi sự vật và thấy đúng mọi biến tướng của sự vật, tức là nhìn sự vật dưới ánh sáng của ba đặc tính: Vô thường, khổ và vô ngã.

b. Cách thức ngồi thiền:
Khi thực hành thiền ta phải chọn đề mục để tập trung tâm ý. Hơi thở thường được chọn làm đề mục chính. Ta nên theo dõi hơi thở và ghi nhận sự ra vào của hơi thở.

c. Kiểm soát hơi thở:
Khi thực hành thiền ta phải chọn đề mục để tập trung tâm ý. Hơi thở thường được chọn làm đề mục chính. Ta nên theo dõi hơi thở và ghi nhận sự ra vào của hơi thở.

Kiểm soát hơi thở bằng cách đếm hơi thở. Đếm hơi thở là phương pháp thực hành sơ đẳng nhưng căn bản nhất. Thở vào đếm 1, thở ra đếm 1; thở vào đếm 2, thở ra đếm 2 cho đến 10 thì trở lại. Tâm của ta sẽ chỉ tập trung vào việc đếm hơi thở. Khi đếm hơi thở đã thuần thục, ta chỉ cần theo dõi hơi thở nơi bụng. Thiền Minh Sát dạy ghi nhận các cử động phồng, xẹp của bụng. Bước đầu tiên nên cố gắng thấu hiểu chính xác bản chất của những hiện tượng tâm lý đang diễn biến bên trong thân, như cảm giác nhẹ, khỏe, vui, mỉm cười. Mới thực tập, ta có thể theo dõi hơi thở ra, vào từng ba hơi thay vì theo dõi số đếm mười hơi. Thở vào và thở ra thầm đếm một; thở vào và thở ra thầm đếm hai; thở vào và thở ra thầm đếm ba. Cứ thực tập ba hơi thở cho vững chãi ta có thể theo dõi được tâm trong giây phút hiện tại. Trụ tâm trong giây phút hiện tại là chánh niệm và là ngọn đèn tuệ được thắp sáng. Có tuệ là ta sẽ thấy được mặt thật của đời sống và của lý duyên sinh, duyên khởi.

f. Lợi ích ngồi thiền:
Ngồi thiền là làm cho thân tâm trở nên an định, sáng suốt, hết bệnh hoạn và rũ bỏ mọi lo âu. Ngồi thiền là cách hay nhất làm cho tinh thần giàu mạnh, có thừa đức tính nhẫn nại, biết lắng nghe, cởi mở và giúp ta thành công trong mọi lãnh vực của đời sống.

Nếu là người đam mê sắc dục, ngồi thiền sẽ bớt đam mê sắc dục. Nếu là người hay nóng giận, ngồi thiền sẽ giúp ta trừ nóng giận. Nếu là người thiếu tự tin, ngồi thiền sẽ giúp ta tự tin. Nếu là người đầy phiền não, buồn chán, ngồi thiền giúp ta có an lạc và tỉnh thức.

NGỒI THIỀN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE

Lương y VÕ HÀ

Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, sự phán đoán sẽ kém chính xác. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng mà việc giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một sinh viên thiếu tập trung sẽ khó tiếp thu bài giảng. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế nầy nhiều người đã tìm đến với thiền.

THIỀN LÀ GÌ?
Nói một cách đơn giản, thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm. Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập có thể tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, vào một đề tài, một hình ảnh hoặc một câu "chú" nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào.

CÁC BƯỚC THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT LẦN NGỒI THIỀN

1. Chuẩn bị: Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận; Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo; Chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.

2. Tư thế: Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc ngồi kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.

Tư thế kiết già (thế hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

Các đạo sư Yoga cho rằng vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền.

Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền khi biết rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Tỳ, Can và Thận nên tác động kích thích này sẽ có tác dụng "thông khí trệ", "sơ tiết vùng hạ tiêu" và điều chỉnh những rối loạn nếu có ở những kinh và tạng có liên quan, đặc biệt là tác dụng "Dưỡng âm kiện Tỳ" và "Sơ Can ích Thận" mà các thầy thuốc châm cứu đều biết khi tác động vào huyệt này. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, những bệnh nhân "Âm hư hỏa vượng" hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi vào thế kiết già.

3. Giảm các kích thích giác quan: Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là "bế ngũ quan".

Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền. Khi nhắm mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt.

4. Giãn mềm cơ bắp: Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt...; đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh ở mức thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể và cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.

Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Điều này căn cứ vào hai quy luật: Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể, do đó nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não.

5. Tập trung tâm ý: Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào điểm hoặc vào đề mục tập trung trong một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định.

Về điểm để tập trung tư tưởng, một vị trí ở vùng bụng dưới mà nhiều trường phái thường chọn làm điểm tập trung khi ngồi thiền là huyệt Đan điền, cách dưới rốn khoảng 3cm. Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ.

Theo y học cổ truyền, "thần đâu khí đó". Do đó, khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh.

Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi "luyện thuốc", là "bể chứa khí". Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công. Có nhiều trường phái khác nhau và việc tu luyện rất phức tạp. Tuy nhiên, các công phu của đạo gia nói chung và việc phát sinh nội khí để chửa bệnh nói riêng đều dựa vào bí quyết "hồi quang nội thị" hoặc "ngưng thần nhập khí huyệt". Tâm không duyên ra ngoài, hướng đôi mắt vào trong gọi là hồi quang, tập trung thần vào bên trong cơ thể gọi là nội thị. Ngưng thần nhập khí huyệt chính là tập trung tâm ý tại Đan điền để phát sinh nội khí. Lâu dần chân khí được sung mãn sẽ khai thông các kinh lạc bế tắt hoặc bồi bổ cho ngủ tạng để tăng cường sức khoẻ.

Một số người tâm dễ xao động có thể cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Trường hợp này, nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào bụng dưới hơi phồng lên, lúc thở ra bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã dẫn ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra hãy tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài. Không chỉ là không bệnh tật mà còn là sự tự tin, cảm thông và hoà hợp để dần dần đạt đến điều mà người xưa gọi là thiên nhân hợp nhất.

6. Xả thiền: Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sóng mũi từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.

Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.

NGỒI THIỀN CÓ GÂY NGUY HIỂM GÌ KHÔNG?
Một vấn đề cuối cùng mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền có phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở một số trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm đi kèm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh. Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, để thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm./.
THỬ , THÁCH VÀ THỬ THÁCH LÀ MỘT ?


Trần Trung Chính

Biến động miền Trung năm 1966 là một sự kiện lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa, trong đó một số quân nhân và viên chức địa phương của vùng miền Bắc Trung Nguyên Trung phần bao gồm tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam (kể cả thị xã Đà Nẵng, lúc đó mang danh xưng là đặc khu Quảng Đà ) đã nghe theo lời xúi dại của một số lãnh tụ Phật Giáo địa phương mưu toan cướp chính quyền để khuynh đảo chính trường Việt Nam Cộng Hòa.

Cựu Thiếu Tá Nguyễn Phúc Liên Thành vừa mới xuất bản quyển sách mô tả những dữ kiện khởi đầu từ biến cố biến động miền Trung (xảy ra phần lớn tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên ) năm 1966 cho đến khi ông rời khỏi chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên vào năm 1974. Ngay lập tức đã có một số tín đồ của tầng lớp tăng lữ Bình Trị Thiên lên tiếng phản bác, tôi không sử dụng nhóm chữ “tín đồ Phật Giáo” vì những phật tử ở các địa phương khác không có lên tiếng bênh vực cho các hành vi chính trị của các tăng lữ Bình Trị Thiên.. Tôi có đọc những trao đổi qua lại trên “net” của các ông quan năm Trần văn Thưởng (Khóa 17 trường VBQGDalat ), Phạm hoài Việt, Bảo Quốc Kiếm (bút hiệu của ông Trương Khôi)…v…v…nhưng tôi không đánh giá cao các lời phản bác của các vị này, vì tất cả họ đều là phật tử người Huế và Thừa Thiên thì dĩ nhiên họ phải bênh vực một cách mù quáng những người mà họ gọi là “thầy” của họ để tung hỏa mù hầu chạy tội “tay sai cộng tác với Việt Cộng” của các nhà sư Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu …mà thôi.

Những lời chỉ trích của nhóm Chấn Hưng Phật Giáo ở hải ngoại và một số huynh trưởng tổ chức Gia Đình Phật Tử tại Huế như Lê Công Cầu, như Trần Kiêm Đoàn cũng chỉ có tính cách “đệ tử” bênh “sư phụ”, đối với tôi hoàn toàn vì lý do cảm tính, không đủ tư cách để được liệt vào sử liệu hay hồ sơ truy tố về mặt pháp lý – nếu có. Tôi gọi là “cảm tính” vì họ cho rằng ông Liên Thành hành xử như ông đã kể ra trong quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG là có hại cho Phật Giáo, trong khi là một Phật Tử Quốc Gia, tôi chỉ thấy ông Liên Thành không hề “đặt điều nói xấu Phật Giáo” mà ông chỉ nói đến những hành động xấu xa có thực của một số tăng lữ trong địa phương Bình Trị Thiên mà thôi. Chuyện kể của ông Liên Thành đặt trên nền tảng quyền lợi quốc gia và an ninh của dân chúng Thừa Thiên - Huế. Ai cũng biết Phật Giáo bao gồm Phật, Pháp và Tăng, ông Liên Thành không hề chống phá hay bài xích giáo lý hay triết thuyết Phật giáo, ông cũng không lạm bàn đến các pháp môn tu tập của các vị tăng, việc ông nói trong quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG là nói đến những hoạt động liên quan đến việc đời, liên quan đến chính trị của một số tăng lữ Huế - Bình Trị Thiên thì làm sao gọi là chống Phật giáo ? Cách lập luận như các ông Bảo Quốc Kiếm, quan năm Trần văn Thưởng, Phạm hoài Việt là cách ăn nói hồ đồ vì nhà sư Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ… không phải là đại diện cho tập thể tầng lớp tăng lữ của Phật Giáo Việt Nam.

Tôi gọi là quan năm Trần văn Thưởng mà không gọi là Trung Tá Trần văn Thưởng vì tuy đã tốt nghiệp khóa 17 Trường VBQGDalat ra trường năm 1963 tới năm 1975 đeo lon Trung Tá nhưng thực chất vẫn là một ông quan đi làm “tà lọt” cho các ông quan khác (hiện nay ông làm “tà lọt” cho các ông sư hoạt động có lợi cho Việt Cộng), phương châm của Trường Võ Bị Quốc Gia Dalat là “Tự Thắng Để Chỉ Huy ”, nhưng tôi nhận ra ông Trần văn Thưởng không biết “tự thắng” và dường như ông cũng chưa bao giờ “chỉ huy” một đơn vị nào cả (theo như ông kể, tôi đoán ông là “lính nghề” nên chỉ thấy được đưa đi học chuyên môn chứ không thấy ông kể ông đã chỉ huy đơn vị nào hết !). Danh xưng Sĩ Quan trong quân đội – theo tôi hiểu là các vị làm quan trong quân đội nhưng ý thức được vai trò kẻ SĨ của một người có học. Ý thức này được ghi rõ trong huy hiệu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đó là TỔ QUỐC – DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM.

Ông Trần văn Thưởng không biết TỰ THẮNG khi ông tự khoe mình là người học giỏi,là thành phần ưu tú nên đậu Tú Tài II và trúng tuyển vào trường VBQGDalat khóa 17, trong khi ông chê ông Liên Thành học dở không đậu Tú Tài II rồi phải đi lính khóa 16 Thủ Đức (thời 1962-1963-1964… Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho phép những người chỉ có chứng chỉ Trung Học Đệ Nhất Cấp nhập học Trường Bộ Binh Thủ Đức và tốt nghiệp về làm sĩ quan của lực lượng Bảo An) . Tôi lấy làm lạ hết sức vì sự tự hào của quan năm Trần văn Thưởng là một sự tự hào vô lối và kệch cỡm, vì trong cả quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG, tôi không thấy ông Liên Thành khoe mình là thành phần ưu tú bao giờ, đó là chưa kể ông quan năm Trần văn Thưởng coi tất cả những người tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức không phải là thành phần ưu tú của đất nước Việt Nam, mà chỉ có những người tốt nghiệp trường VBQGDalat mới là thành phần ưu tú thôi sao ? Nếu đúng như sự suy đoán của tôi, có lẽ quan năm Trần văn Thưởng coi các ông Lê Nguyên Khang , Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Khoa Nam, Ngô Quang Trưởng, Bùi Thế Lân, Lê Quang Lưỡng, Lê Văn Hưng… cũng không ra gì (vì các vị tướng này đều xuất thân từ trường Bộ Binh Thủ Đức ).

Tôi không coi ông Trần văn Thưởng là sĩ quan vì khi đọc những lời chỉ trích chê bai ông Liên Thành tôi chỉ thấy ông bênh vực cho “các ông thầy chùa” của ông, lấy danh dự của một người có nhiều bằng cấp và danh dự của một đứa trẻ con sống lâu năm cũng như trách nhiệm của một “đệ tử” tận tụy bênh vực cho những ông “thầy”. Trong khi tôi lại thấy ông Liên Thành học dở hơn ông, kém may mắn hơn ông nhưng biết đặt TỔ QUỐC trên hết, biết hành xử DANH DỰ của một quân nhân với mục đích Bảo Quốc An Dân, và biết hành xử TRÁCH NHIỆM của một cấp chỉ huy luôn dấn thân đi đầu trong các công tác nguy hiểm và dám nhận chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Theo tôi, sĩ quan chỉ huy là người luôn luôn làm quyết định (make decision) chứ không phải là kẻ thừa hành chỉ biết tuân lệnh : tôi không thấy quan năm Trần văn Thưởng tự khoe những thành tích làm quyết định của ông ta, nên tôi cho rằng ông Trần văn Thưởng dù sống tới 70-80 tuổi vẫn là trẻ con sống lâu năm chứ không được xem là người trưởng thành già dặn !!

Mới đây ông Lê Công Cầu – một huynh trưởng của tổ chức Gia Đình Phật Tử ở Huế -cũng đưa ra bằng chứng để miệt thị ông Liên Thành khi ông Liên Thành có ghi danh học Đại Học Luật Khoa Huế, ông Lê Công Cầu có hỏi ông Tổng Thư Ký trường Đại Học Luật Khoa Huế là sao ông Liên Thành không có bằng Tú Tài mà được ghi danh học Luật Khoa…Khi đưa ra bằng chứng này, chứng tỏ Lê Công Cầu không hiểu biết gì về ngành Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, từ năm 1971 trở về sau, các cấp chỉ huy Cảnh Sát Quốc Gia như Chỉ Huy Trưởng Tỉnh,Chỉ Huy Trưởng Quận,Trưởng Cuộc Cảnh Sát…đều là các sĩ quan tư pháp cảnh lại, có tuyên thệ và đều là phụ tá cho ông Biện Lý tại địa phương trách nhiệm, cho nên ông Liên Thành ghi danh học Luật là để lấy chứng chỉ năng lực về Luật nhằm thi hành công vụ chứ ông Liên Thành không có học Luật để sau này ra làm Biện Lý Công Tố, Chánh Án, Dự Thẩm hay Luật Sư, hay tệ hại như ông Lê Cộng Cầu nghĩ là ông Liên Thành đi “ lòe ” dân Huế để khỏa lấp mặc cảm thiếu bằng cấp đại học chăng ?

Xin nhắc nhở quan năm Trần văn Thưởng và ông cựu huynh trưởng GĐPT Lê Công Cầu một câu nói của một triết gia Tây phương (mà tôi quên tên) , như sau : “ giá trị của con người không nằm ở gốc gác xuất xứ của người đó, mà giá trị đích thực là hướng mà người đó nhắm tới ”.

Theo sự ghi nhận của tôi, nhóm Chấn Hưng Phật Giáo, quan năm Trần văn Thưởng, Phạm hoài Việt, Bảo Quốc Kiếm (có nhóm Giao Điểm đứng hậu thuẫn đàng sau ) đang ra sức bênh vực cho nhà sư Thích Đôn Hậu nhiều hơn nhà sư Thích Trí Quang vì một số lý do sau :
1/. Nhà sư Thích Đôn Hậu đã qua đời từ lâu nên cho dù bị buộc tội hay bênh vực, ông ta cũng không thể lên tiếng được.

2/. Nhà sư Thích Đôn Hậu sau năm 1975 chống lại sự kềm chế của chính quyền Việt Cộng, nên nhóm bênh vực vin vào đó để cho rằng ông Đôn Hậu cũng chống Cộng trước 1975.

3/. Nhóm bênh vực cho tầng lớp tăng lữ Bình Trị Thiên hoạt động có lợi cho Việt Cộng cũng đều là các đệ tử người Bình Trị Thiên nên không thể biết các hoạt động của nhà sư Thích Trí Quang tại Sài Gòn. Trong khi các hoạt động của nhà sư Thích Đôn Hậu tại Huế và Quảng Trị - Thừa Thiên chỉ là một phần của sách lược hoạt động của nhà sư Thích Trí Quang.

Do đó ngay cả quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG của ông Liên Thành cũng không thể kể ra các sự kiện liên quan đến biến động miền Trung, vì ngoài phạm vi hoạt động của ông cũng như vượt quá tầm trách nhiệm và chức năng của ông

Khi biến cố Phật giáo xuống đường năm 1966, tôi đang học đệ tam trường trung học Chu Văn An – Sài Gòn, nhà ở giữa 2 chùa Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự, nên biết khá rõ về những sự kiện này tại Sài Gòn. Thời điểm đó, Thượng Tọa Thích Tâm Châu trong cương vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo PGVN Thống Nhất tuyên bố không tán thành các nhà sư gốc miền Trung (lúc đó chưa có giáo hội Ấn Quang) xách động quần chúng xuống đường vì tất cả những xáo trộn nói trên chỉ có lợi cho Cộng Sản.

Thượng Tọa Thích Tâm Châu đã bị các nhà sư gốc miền Trung đe dọa và gây áp lực phải từ chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo để họ lên nắm quyền và lũng đoạn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam . Theo tôi được biết, người đe dọa trực tiếp đến tính mạng của Thượng Tọa Thích Tâm Châu thời bấy giờ là một người tu xuất gốc Huế, tục danh là Bùi Ngọc Đường (hiện sống ở miền Nam Cali, và cũng là một tay trụ cột quan trọng của nhóm Giao Điểm cùng với một nhà tu xuất gốc Huế khác là Trần quang Thuận, cũng như nhóm Về Nguồn + Nhóm Thân Hữu Già Lam…đều là hậu thân của các tăng lữ gốc Bình Trị Thiên ). Thượng Tọa Thích Tâm Châu lánh mặt và không từ chức nên nhóm các nhà sư gốc miền Trung phải tách riêng để thành lập Giáo Hội Ấn Quang ! ( Xin xem Bạch Thư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu xuất bản năm 1993)

Trở lại với tiêu đề của bài viết này, chúng ta hãy xem lại các định nghĩa của THỬ, THÁCH và THỬ THÁCH để biết thêm một số diễn trình hoạt động của nhà sư Thích Trí Quang mà ông Liên Thành không đề cập trong quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG. Cá nhân tôi nghĩ là ông Liên Thành chưa được biết rõ ( và lẽ dĩ nhiên là nhóm bênh vực cho các nhà sư Bình Trị Thiên hoạt động có lợi cho Việt Cộng lại càng không biết ) .

THỬ : động từ, có 3 định nghĩa
1/ Làm như thật, hoặc chỉ dùng một ít hay trong thời gian ngắn, để qua đó xác định tính chất, phẩm cách, đối chiếu với yêu cầu. Thí dụ : thi thử, nếm thử, hỏi thử…

2/ Dùng những biện pháp kỹ thuật, biện pháp tâm lý để phân tích xem xét đặc tính, thực chất của sự vật hoặc con người cần tìm hiểu. Thí dụ : thử vàng, thử máu, thử sức, thử lòng…

3/ Làm một việc nào đó để xem kết quả ra sao, may ra có thể được. Thí dụ : thử nhớ lại, thử hỏi…

THÁCH : động từ, có 2 định nghĩa
1) Nói kích nhằm làm cho người khác dám làm một việc gì đó có tính chất đương đầu hoặc thi tài với mình. Thí dụ : thách đấu gươm, thách đấu súng…

2) Nêu lên để yêu cầu giá, mức cao hơn bình thường.

THỬ THÁCH : danh từ, đặt vào tình trạng khó khăn, nguy hiểm để qua đó thấy rõ tinh thần , khả năng của con người.

Từ năm 1961, khi lên nắm chính quyền tại Hoa Kỳ, chính quyền Kennedy đã bị Hồ chí Minh và Cộng Sản Quốc Tế lừa bịp nên đã có một chính lược sai lầm về chiến cuộc tại Việt Nam. Mao Trạch Đông và Lâm Bưu rất cay đắng về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại bán đảo Triều Tiên, vì Bắc Hàn đã dùng chiến tranh quy ước để xâm lăng Nam Hàn, Hoa Kỳ có lý do chính đáng để đem quân can thiệp dưới ngọn cờ của Liên Hiệp Quốc đã đẩy lui quân Bắc Hàn lùi qua sông Áp Lục, sau đó Mao gửi thêm 1 triệu chí nguyện quân Trung Cộng do Thống Chế Bành Đức Hoài chỉ huy, mà cũng không đẩy lui được quân đội Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo ra khỏi Hàn Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ không sử dụng võ khí nguyên tử, nhưng chiến thuật “nhân hải” (biển người) của Mao Trạch Đông và Lâm Bưu cũng chịu không nổi với hỏa lực quy ước của quân lực Hoa Kỳ.

Do đó, theo chỉ thị của Trung Cộng, Hồ chí Minh và CSBV mới thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa nhưng khoác dưới vỏ bọc “chiến tranh nổi dậy”. Vì tưởng Cộng Sản Bắc Việt không dám xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa (như Bắc Hàn đã xâm lăng Nam Hàn) nên Tổng Thống Kennedy và ban tham mưu chính trị của ông quan niệm rằng phải dân chủ hóa Việt Nam Cộng Hòa như Mỹ thì “chiến tranh nổi dậy” sẽ không còn chỗ đứng. Những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thời 1961-1962 cũng rất ít người biết tại sao người Mỹ lại khai sinh ra cái gọi là “chiến tranh chống nổi dậy”. Sự mâu thuẫn giữa chính quyền Kennedy và chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng lớn, đưa đến việc Hoa Kỳ muốn thay thế ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Lý do gần nhất mà người Mỹ có thể “bứng” anh em ông Diệm – Nhu ra khỏi chính trường là tạo ra khủng hoảng Phật Giáo năm 1963, và cũng vì cách xử lý vụng về của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên chế độ của ông bị đảo chánh và ngay bản thân 2 ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cũng bị sát hại.

Nhà sư Thích Trí Quang lại tự đánh giá quá cao về vai trò của Phật giáo (và của cá nhân ông ta) trong vụ chính biến 1963 nên ông ta đã có những quyết định chủ quan sai lầm trong việc tranh thủ quyền lực chính trị của Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn sau 01 tháng 11 năm 1963 đến 30 tháng 4 năm 1975.

Nhà sư Thích Trí Quang đã THỬ lật đổ nhiều chính phủ của VNCH thời 1964-1965 khi ông ta cho rằng mưu toan tái sinh Đảng Cần Lao hay hoặc ông ta cho rằng đó là chính phủ của Ngô Đình Diệm mà không có Diệm, Thủ Tướng Trần Văn Hương là người muốn tách bạch chính trị và tôn giáo ra riêng biệt, bị Thích Trí Quang quậy phá (vì các lãnh tụ tôn giáo như Thích Trí Quang không được can thiệp vào sự lựa chọn người trong Nội Các Chính Phủ) phải từ chức

Giai đoạn chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Khánh là giai đoạn mà giáo dân Công Giáo và phật tử xuống đường đánh nhau đổ máu, một phần vì tham vọng cá nhân của Trung Tướng Nguyễn Khánh (ông này lập Hiến Chương Vũng Tàu , và tự tôn xưng mình là Chủ Tịch Việt Nam Cộng Hòa – chắc là để muốn coi mình ngang vai vế với Hồ chí Minh đang là Chủ Tịch của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), phần khác nhà sư Thích Trí Quang coi chính phủ Nguyễn Khánh là chính phủ của Diệm mà không có Diệm (vì xưa kia, tướng Nguyễn Khánh là con nuôi của Tổng Thống Diệm và lại là người Công Giáo !)

Tuy chống đối Thủ Tướng Nguyễn Khánh, nhà sư Thích Trí Quang đã áp lực chính phủ Nguyễn Khánh làm lợi cho ông ta một số việc :
1/ Xử tử được ông Ngô Đình Cẩn – em trai của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có thời được gọi là lãnh chúa miền Trung. Đồng thời xử tử được ông Phan Quang Đông – một viên chức tình báo điều khiển màng lưới xâm nhập Bắc Việt, nhiệm vụ ông Phan Quang Đông không dính líu ăn nhập gì đến chuyện đàn áp Phật giáo ở Huế, cho nên không những ông Liên Thành kết tội nhà sư Thích Trí Quang hoạt động cho Cộng Sản mà tất cả các giới chức tình báo và phản gián cũng đều có kết luận như vậy. Nên nhớ là vào năm 1964, ông Liên Thành vừa mới ra trường và chưa gia nhập lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia.

2/ Chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Khánh có Tổng Trưởng Nội Vụ là ông Hà Thúc Ký – một người Huế, Đảng Trưởng Đại Việt Cách Mạng Đảng. Ông Hà Thúc Ký vừa bị áp lực của nhà sư Thích Trí Quang vừa bị mua chuộc bằng tiền bạc, nên chính tay ông Hà Thúc Ký đã ký giấy thả Đại Tá Lê Câu và Mười Hướng (về sau lên tới cấp bậc Trung Tướng ) – là 2 tay tình báo của CSBV xâm nhập phá hoại miền Nam. Hai người này bị bắt trước 1963 do cơ sở Mật Vụ Miền Trung của ông Dương Văn Hiếu lãnh đạo.

Khi hay tin 2 lãnh đạo quan trong của Việt Cộng được ông Tổng Trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký ký giấy thả ra, Thủ Tướng Nguyễn Khánh rất tức giận, ông Khánh có ý định đem ông Hà Thúc Ký ra tòa truy tố về tội phản quốc. Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng lúc bấy giờ là Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng – một thủ lãnh của Duy Dân Quốc Dân Đảng, mới can ngăn Thủ Tướng Nguyễn Khánh và dàn xếp để ông Hà Thúc Ký nạp đơn xin từ chức.

Ngay sau khi ông Hà Thúc Ký rời chức vụ, ông Nguyễn Hòa Hiệp – Kỳ Bộ Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng, nguyên Sư Trưởng Đệ Tam Sư Đoàn Quốc Dân Đảng thời kỳ 1945-1946 lên thay thế.

Khi viết ra những sự kiện này, tôi dư biết một số lớn những đảng viên của Đại Việt Cách Mạng Đảng phản đối cho là tôi bịa đặt vu oan cho thần tượng Đại Lão Đồng Chí Đảng Trưởng Hà Thúc Ký, nhưng tôi chỉ nêu ra đây một số chi tiết mà các quý vị đảng viên đảng Đại Việt có thể kiểm chứng : khi ông Hà Thúc Ký làm Tổng Trưởng Nội Vụ, 2 người phụ tá của ông là Luật Sư Phạm Nam Sách và giáo sư Nguyễn văn Canh. Luật Sư Phạm Nam Sách sống ở Chula Vista một thành phố kề cận San Diego, Luật Sư Phạm Nam sách qua đời từ năm 2000 vì bệnh tim. Giáo Sư Nguyễn Văn Canh hiện cư ngụ tại thành phố Palo Alto, giáo sư Nguyễn văn Canh có thể nói hay không nói lý do ông Hà Thúc Ký từ chức Tổng Trưởng Nội Vụ mặc dù ông biết rõ nguyên nhân, chuyện ông không nói cũng dễ hiểu và thông cảm cho ông. Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng sống ở Nam Cali và cũng qua đời trước cả Luật Sư Phạm Nam Sách. Nhưng cựu Thủ Tướng Nguyễn Khánh thì vẫn còn sống, nếu tôi nhớ không lầm thì tướng Nguyễn Khánh cư ngụ tại Sacramento.

Ông Hà Thúc Ký thì mới qua đời hồi năm ngoái 2009, đọc tiểu sử thì thấy nói là ông từ chức vì bất đồng quan điểm với Thủ Tướng Nguyễn Khánh, nhưng nếu có đảng viên hậu duệ hay người ngoài Đảng Đại Việt cắc cớ hỏi tại sao bất đồng quan điểm mà lại nhận lời làm Tổng Trưởng Nội Vụ và xin cho biết ông Hà Thúc Ký bất đồng quan điểm với Thủ Tướng Nguyễn Khánh về vấn đề gì ? Có lẽ người viết tiểu sử của ông Hà Thúc Ký sẽ trả lời là họ không biết !!! (ngu hay sao mà nói ).

Quý vị cũng có thể kiểm chứng sự việc ông Hà Thúc Ký thả 2 thủ lãnh tình báo của Việt Cộng qua 2 nhân vật đã từng làm việc trong ngành An Ninh và Phản Gián hiện còn sống, đó là cựu Trung Tá Nguyễn Hữu Hải – nguyên trưởng E Cảnh Sát Đặc Biệt của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Quân Khu 2 và cựu Trung Tá Nguyễn Mâu – nguyên Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Cựu Trung Tá Nguyễn Hữu Hải hiện sống ở Nam Cali, còn cựu Trung Tá Nguyễn Mâu hiện đang sống tại San Jose.

Đại Tá Phạm Ngọc Thảo là nhân vật chủ chốt tổ chức và điều động các lực lượng quân sự để lật đổ chính phủ Nguyễn Khánh, các nhân vật nổi danh một thời như Trung Tướng Dương Văn Đức, Thiếu Tướng Lâm Văn Phát, Đại Tá Bùi Dinh, Đại Tá Huỳnh Văn Tồn, Đại Tá Nhan Minh Trang, Trung Tá Lê Hoàng Thao…đã tham dự những cuộc binh biến có mỹ danh là “biểu dương lực lượng” vì “thất bại đảo chánh”, nhưng mọi người đều hiểu họ không phải là người chủ chốt. Cho nên họ bị buộc phải rời quân ngũ về “đuổi gà cho vợ “, có người xoay qua đi thầu cho Mỹ, có người thất chí chửi đời, thỉnh thoảng vác cu ra đái bậy trước Dinh Độc Lập như Trung Tướng Dương Văn Đức mà 2 ông Thiệu - Kỳ không nỡ trừng phạt.

Về cái chết của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, một nhân chứng có biết về cái chết này là cựu Phó Tỉnh Trưởng Biên Hòa, ông Nguyễn Văn Nhơn – khóa 6 Đốc Sự Hành Chánh, hiện cư ngụ tại thành phố San Jose cho biết : vào năm 1965, Đại Tá Phạm Ngọc Thảo bị An Ninh Quân Đội bắt tại Hố Nai rồi được giải giao về Tòa Tỉnh Trưởng Biên Hòa, trên mặt chỉ có một vết xước có máu chứ không bị thương tích gì. Tỉnh Trưởng Biên Hòa thời bấy giờ là Đại tá Trần Văn Hai của Nhảy Dù ( chứ không phải là Đại tá Trần Văn Hai của Biệt Động Quân, về sau lên làm Tổng Giám Đốc CSQG rồi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7, tuẫn tiết vào ngày 30-4-75 ) báo cáo trực tiếp cho Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan – Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội thời bấy giờ. Đại Tá Loan nói sẽ đem trực thăng xuống bốc Đại Tá Thảo về Sài Gòn.. Trong khi chờ đợi trực thăng, Đại Tá Trần Văn Hai đứng trò chuyện tự nhiên với Đại tá Phạm Ngọc Thảo như 2 người bạn lâu ngày gặp nhau chứ không phải như một cai tù chờ chuyển giao một phạm nhân, vì Đại tá Phạm Ngọc Thảo vẫn mặc quân phục và không bị còng tay gì cả.

Chừng 20 phút sau, một chiếc trực thăng H-34 đáp xuống bãi đáp, từ xa một người đi vào, đến gần thì đó là một Trung Úy đến chào 2 vị Đại Tá và mời Đại tá Phạm Ngọc Thảo lên máy bay. Đại Tá Trần Văn Hai đứng tại sân nhìn cho đến khi Đại Tá Phạm Ngọc Thảo bước hẳn vào bên trong và chiếc trực thăng cất cánh, rồi quay lại nói với ông Nguyễn Văn Nhơn : “ Thằng Loan nó ngồi trong máy bay vì nó mới nói với tôi đích thân nó sẽ bay lên Biên Hòa, chắc là nó lánh mặt để tránh cho tôi trình trạng khó xử với Đại Tá Phạm Ngọc Thảo”.

Cả 2 người quay vào văn phòng làm việc tiếp tục, chừng 30 phút sau, cả ông Nguyễn Văn Nhơn và Đại Tá Trần Văn Hai đều được nghe loan báo trên đài phát thanh Sài Gòn là Đại Tá Phạm Ngọc Thảo đã qua đời vì mất quá nhiều máu trong lúc bị thương khi bị bắt. Đại Tá Trần Văn Hai nói nhỏ với ông Nguyễn Văn Nhơn trong phòng riêng : “ Vậy là thằng Loan thủ tiêu Đại Tá Thảo ngay trên không trung để trừ hậu họa, chớ hồi nẫy trước khi lên máy bay, ông Thảo có bị thương gì đâu ”. Cái chết của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo cũng không có y chứng của bác sỹ luật y (Việt Cộng gọi là bác sĩ pháp y) nên không biết Đại Tá Phạm Ngọc Thảo bị bắn bằng loại vũ khí gì và bị bắn vào chỗ nào trên cơ thể. Sau đó, có tin vịt trời được tung ra là Thiếu Tá Hùng Sùi “bóp dái” Phạm Ngọc Thảo đến chết đề tra hỏi tin tức. Đây là loại tin tức khó tin cậy mà không có thực, được tung ra để đánh lạc hướng những nhà báo tò mò.

Cùng lúc với sự xuống đường chống đối chính phủ Nguyễn Khánh, một phòng trào có danh xưng sặc mùi Việt Cộng được các nhân sĩ Phật Giáo thành lập ở Huế, đó là Phong Trào Nhân Dân Cứu Quốc do bác sĩ Lê Khắc Quyến và kỹ sư Tôn Thất Hanh đứng đầu. Sau khi chính phủ Nguyễn Khánh đổ vỡ , chính quyền được trao lại cho các chính khách dân sự trong đó Kỹ Sư Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng, Thủ Tướng là Bác Sĩ Phan Huy Quát – một lãnh tụ của Đại Việt Quan Lại (gốc miền Bắc). Một cơ chế có vai trò tương tự như Quốc Hội có danh xưng là Thượng Hội Đồng Quốc Gia nằm ngang hàng với Quốc Trưởng và Thủ Tướng Chính Phủ, rất nhiều tay chân của nhà sư Trí Quang đã nằm trong Thượng Hội Đồng Quốc Gia này.

Trong chính phủ của Thủ Tướng Phan Huy Quát, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng và Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia là Trung Tá Phạm Văn Liễu (về sau vinh thăng Đại Tá ). Thời điểm này, quân Cộng Sản Bắc Việt đã xâm nhập vào Nam rất đông, thành lập các sư đoàn chuyên nghiệp và mở các trận đánh vận động chiến chiếm cứ nhiều cứ điểm quan trọng. Dân Sài Gòn biết đến các chiến địa Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, Ben Hét, Plei Me, Plei Ku, Toumorong, Kontum, Ba Gia, Thạch Trụ, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh…trong thời điểm này vì nơi đây đã xảy ra những trận đánh đẫm máu, số thương vong rất lớn về phía quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhận thấy, cần phải có sự tham chiến trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ để chận đứng đà chiến thắng của Cộng quân, Thủ Tướng Chính Phủ là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã ký văn thư thỏa thuận cho quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng vào đầu năm 1965. Việc làm của Bác Sĩ Phan Huy Quát đã bị Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thượng Hội Đồng Quốc Gia phản đối vì họ cho rằng nếu quân đội Hoa Kỳ tham chiến trực tiếp thì chính nghĩa chống Cộng sẽ bị xuyên tạc và chủ quyền quốc gia sẽ bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Là người quốc gia đã từng đối đầu với Việt Cộng từ hồi 1949-1950, bác sĩ Phan Huy Quát cho rằng việc cấp bách tức thời là phải ngăn chận sự tiến quân của quân đội Bắc Việt trước đã, rồi nếu có bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ cũng còn hơn là bị Cộng Sản khống chế rồi bị tiêu diệt.

Không thuyết phục được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và những ông trong Thượng Hội Đồng Quốc Gia tay chân của nhà sư Thích Trí Quang, nửa đêm ngày 18 tháng 6 năm 1965, bác sĩ Phan Huy Quát gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu quân đội chọn người ra nắm chính quyền vì một mình ông không thể điều hành được chính phủ trong khi đất nước sắp rơi vào tay quân Cộng Sản. Sau khi nhận được coup điện thoại của bác sĩ Phan Huy Quát, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu liền triệu tập khẩn cấp Hội Đồng Tướng Lãnh họp ngay tại Bộ Tổng Tham Mưu vào lúc rạng sáng ngày 19-6-1965, và ngay sáng ngày 19 tháng 6 năm 1965 , nội các chiến tranh dưới danh xưng Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do Thiếu Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch, các Tổng Trưởng được gọi là các Ủy Viên, các phó Thủ Tướng được gọi là Tổng Ủy Viên. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu được Hội Đồng Tướng Lãnh bầu vào chức Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.

Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ không tổ chức đảo chánh để nắm binh quyền, cho nên từ ngày 19 tháng 6 năm 1967 trở về sau, chính phủ VNCH chọn ngày 19 tháng 6 hàng năm để Kỷ Niệm NGÀY QUÂN LỰC – là kỷ niệm ngày mà Quân Lực VNCH đứng ra nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước. Như vậy, những kẻ hiện nay bênh vực cho nhà sư Thích Trí Quang, cứ gọi bọn quân phiệt Thiệu - Kỳ là độc tài, là những kẻ không hề biết lịch sử một cách trung thực như nó đã diễn ra trong thực tế, mà bọn họ chỉ biết lịch sử qua sự tuyên truyền khích động của nhà sư Thích Trí Quang và đồng bọn…

Bác Sĩ Phan Huy Quát khi trao quyền lại cho quân đội, ông không hề bàn thảo với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, việc làm của Bác Sĩ Phan Huy Quát làm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và các ông trong Thượng Hội Đồng Quốc Gia hụt hẫng , vì không còn Thủ Tướng Phan Huy Quát cũng có nghĩa là không còn Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và dĩ nhiên chẳng còn Thượng Hội Đồng Quốc Gia !! Như thế, người phá vỡ âm mưu tranh đoạt quyền lực chính trị của nhà sư Thích Trí Quang là Bác Sĩ Phan Huy Quát chứ không phải là các tướng Thiệu – Kỳ như nhóm Phật Giáo Ấn Quang hay la lối om xòm.

Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Chính Phủ) vẫn duy trì Đại tá Phạm Văn Liễu làm Tổng Giám Đốc CSQG. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư Lệnh Vùng I ( bao gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi) nhưng tướng Nguyễn Chánh Thi không muốn quân đội Hoa Kỳ đóng quân ở vùng giới tuyến vì ông sợ chiến cuộc sẽ leo thang đến thành phố Huế, khổ nỗi tướng Nguyễn Chánh Thi lại không có khả năng ngăn chận các đại đơn vị cùng vũ khí nặng của quân Cộng Sản Bắc Việt đang xâm nhập vào vùng phi quân sự (về sau chiến tranh quá ác liệt nên không còn ai gọi vùng này là vùng phi quân sự, nữa mà gọi là VÙNG HỎA TUYẾN ! ) và sau lưng dãy Trường Sơn qua ngả A-Sao, A-Lưới. Đó là lý do ông bị chính quyền Sài Gòn cách chức Tư Lệnh Quân Đoàn I và Tư Lệnh Quân Khu I.

Nhóm các nhà sư Bình Trị Thiên lợi dụng việc này để đòi hỏi duy trì Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi ở chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Tư Lệnh Quân Khu I. Nhà sư Trí Quang đã THÁCH chính quyền Sài Gòn không được cử các tướng khác ra làm Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I, Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao, một người Công Giáo từ Sài Gòn ra Đà Nẵng nhậm chức Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I. Từ Đà Nẵng, Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao dùng trực thăng bay ra Huế, phi cơ của ông đáp ngay tại sân cột cờ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao bước vào phòng họp của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh để nghe thuyết trình. Thời gian ngắn sau đó, tướng Cao bước ra khỏi Bộ Tư Lệnh và lên phi cơ để bay trở lại Đà Nẵng. Khi phi cơ của tướng Cao vừa lên cao cỡ 5-6 thước thì Thiếu Úy Nguyễn Đại Thức đứng dưới đất rút súng lục bắn vào phi cơ đang bốc lên cao, xạ thủ đại liên của chiếc trực thăng chở Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao bắn hạ Thiếu Úy Nguyễn Đại Thức ngay tại sân cờ của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tuy Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao không hề hấn gì, nhưng nhà sư Thích Trí Quang đã làm cho tướng Cao quá sợ : khi về đến Đà Nẵng, tướng Cao nhảy vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 24 của quân đội Hoa Kỳ để xin tỵ nạn. Tướng Cao điện vào Bộ Tổng Tham Mưu Sài Gòn xin từ chức.

Khi thành phố Huế bắt đầu lộn xộn vì tướng Nguyễn Chánh Thi bị bãi nhiệm, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu Đại Tá Phạm Văn Liễu – Tổng Giám Đốc CSQG ra lệnh cho Cảnh Sát Huế - Thừa Thiên vãn hồi trật tự. Đại Tá Phạm Văn Liễu nói ông không thể làm được việc này vì ông là đàn em tướng Nguyển Chánh Thi trong cuộc binh biến ngày 11 tháng 11 năm 1960, rồi cả 2 cùng chạy sang Cambodia.

Đại tá Phạm Văn Liễu xin từ chức và Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương chỉ định Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, thời điểm 1966, đang là Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Giám Đốc CSQG, thay thế Đại Tá Phạm Văn Liễu.

Bộ Tổng Tham Mưu cử Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân, một người Huế, phật tử, nguyên cựu Tư Lệnh Sư Đoàn I ra thay thế tướng Huỳnh Văn Cao. Tuy nhiên, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân cũng không dám “đụng” tới mấy ông “thầy chùa”, ông cứ đóng tại Đà Nẵng và không dám ra Huế để dẹp loạn trong khi tình ngoài Huế càng ngày càng tồi tệ (Xin xem lại quyển BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG của tác giả Liên Thành ). Rồi tướng Nguyễn Văn Chuân cũng bay vào Sài Gòn xin từ nhiệm. Trung Tướng Tôn Thất Đính tình nguyện xin ra làm Tư Lệnh Quân Đoàn I, tướng Đính hứa với Thiếu Tướng Kỳ là ông lấy uy tín cá nhân để dàn xếp ổn thỏa. Tưởng sao, tướng Đính ra Huế được vài hôm, thì ông theo phe của Trí Quang luôn.

Hội Đồng Tướng Lãnh nhóm họp liên miên, nhưng không một ông tướng nào muốn ra vùng I làm Tư Lệnh cả. Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương rất phân vân không biết phải làm sao. Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan không có họp Hội Đồng Tướng Lãnh vì ông không phải là tướng. Nhưng khi tướng Kỳ kể lại sự việc trong Hội Đồng Tướng Lãnh, Đại Tá Loan chỉ nói với tướng Kỳ một câu ngắn ngủi : “Để tao!”. Và ông Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan làm Tư Lệnh Dẹp Loạn Miền Trung.

Tôi bỏ qua giai đoạn Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan bình định Đặc Khu Quảng Đà vì công tác chính của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan là bình định tình hình đang hỗn loạn tại thành phố Huế. Trước khi Cảnh Sát và Quân Đội từ Sài Gòn ra Huế dẹp loạn, các thủ lãnh sinh viên đấu tranh lên diễn đàn tại các giảng đường Đại Học đã THÁCH THỨC chính quyền Thiệu – Kỳ sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng, nếu đem quân ra Huế, tôi dự đoán là nhà sư Thích Trí Quang đã mớm lời cho họ . Bọn này theo lệnh của Thích Trí Quang đã thành lập những đoàn thể có tên nghe rất “kêu” như là “ Đoàn Phật Tử quyết tử để bảo vệ Đạo pháp “ , “ Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức “…v…v… Tuy nhiên theo như ông Liên Thành mô tả thì khi hay tin Cảnh Sát Dã Chiến đem bàn thờ vào lề đường để có chỗ thông suốt cho Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân “hành quân” thì các lãnh tụ này trốn vào bưng hết cả, Cảnh Sát chỉ bắt được “tép riu” mà thôi.

Mặc dù không bắt được các tay sách động sinh viên hoạt động dưới trướng của nhà sư Thích Trí Quang, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã bắt được “ con cá lớn ” Thích Trí Quang. Theo như ông Liên Thành mô tả, Thích Trí Quang tự nhiên vác xác ra tuyệt thực tại Tòa Đại Biểu Chính Phủ nên Đại Tá Loan ra tay bắt giữ Thích Trí Quang ngay lập tức vì Tòa Đại Biểu là cơ sở của chính quyền. Có lẽ do sự chủ quan của nhà sư Thích Trí Quang đánh giá thấp con người của Đại tá Loan, vì các tướng như Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận – Tư Lệnh Sư Đoàn I, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Trung Tướng Tôn Thất Đính…đều “sợ” nhà sư Thích Trí Quang. Nhưng nhà sư Thích Trí Quang chỉ biết ta mà không biết người, đâu có ngờ một người cấp bậc nhỏ mà lại dám “chơi liều” trong khi rất nhiều ông tướng không dám hành động gì cả. Nếu nhà sư Thích Trí Quang cứ ngồi trong chùa Từ Đàm không đi ra ngoài thì muốn bắt nhà sư Thích Trí Quang cũng không phải là chuyện dễ dàng và nhanh chóng đến như vậy .

Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan dùng trực thăng đem nhà sư Thích Trí Quang từ Huế bay vào Đà Nẵng, khi bay qua đèo Hải Vân, Đại Tá Loan chỉ mặt nhà sư Thích Trí Quang mà nói (tôi lập lại nguyên văn) : “ ĐM. mày Trí Quang, mày là thằng Việt Cộng, tao đạp mày xuống biển bây giờ ”. Nhà sư Thích Trí Quang chới với vì không ngờ thằng cha Đại Tá bắc kỳ nói giọng lai Huế này đã “chơi liều” bắt giữ mình mà nay lại dám” chơi bạo và chơi dữ” nữa là thủ tiêu mình bằng cách đạp mình xuống biển, nhưng ánh mắt tràn đầy sát khí của Đại Tá Loan mới làm Thích Trí Quang hoảng sợ chứ ông ta không sợ vì lời nói. Nhà sư Thích Trí Quang quỳ xuống sàn phi cơ lạy Đại Tá Loan lia lịa, cùng lúc đó một số vị Trung Tá và Thiếu Tá trong đoàn tùy tùng của Đại Tá Loan đứng ra can ngăn, Đại tá Loan mới trở về chỗ ngồi. Khi tới Đà Nẵng, nhà sư Thích Trí Quang được chuyển lên một phi cơ vận tải C-47 của KQVN bay vào Sài Gòn để rồi bị nhốt tại Nha An Ninh Quân Đội (góc đường Hồng Thập Tự và Nguyễn Bỉnh Khiêm) chứ không bị nhốt tại Tổng Nha Cảnh Sát đường Võ Tánh.

Chắc chắn sẽ có người hỏi, cỡ tuổi nhỏ như tôi làm sao biết chuyện này ?. Xin trả lời ngay là tôi may mắn được quen biết với Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu, vị dân biểu Quốc Hội Lập Hiến năm 1966-1967, sau này là dân biểu Quốc Hội Lập Pháp đơn vị Long Xuyên – An Giang nhiệm kỳ 1971-1975. Thời điểm 1965- 1966, Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu đang làm Luật Sư Cố Vấn cho ông Trần Quốc Bửu – Chủ Tịch Tổng Công Đoàn Lao Công Việt Nam. Thân phụ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan là một viên chức hành chánh làm việc trong Tổng Công Đoàn Lao Công Việt Nam, ông đã kể những việc làm của Đại tá Loan cho ông Trần Quốc Bửu và Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu biết. Vào năm 1993, tôi gặp lại cựu Trung Tá Nguyễn Mâu tại San José và đem câu chuyện này hỏi cựu Trung Tá Nguyễn Mâu, cựu Trung Tá Nguyễn Mâu xác minh được 2 việc :

1. Thời điểm biến loạn miền Trung năm 1966, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ còn ngần ngại chưa dám dùng biện pháp mạnh, chính Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan tình nguyện ra miền Trung để dẹp loạn trong khi ông mới chỉ làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát một thời gian ngắn (sau khi Đại tá Phạm Văn Liễu từ chức )

2. Chuyện Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đòi đạp nhà sư Thích Trí Quang xuống biển là chuyện có thật chứ không phải là chuyện đóng kịch để hù dọa. ( nhà sư Thích Trí Quang không phải là con cừu non nên không thể hù dọa được) .

Phát biểu về chuyện tha mạng nhà sư Thích Trí Quang, Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu cho rằng : “ Đại tá Nguyễn Ngọc Loan đánh giá nhà sư Thích Trí Quang là một người gây rối nhưng chưa đạt đến mức độ tối nguy hiểm và có thể kiểm soát được . Nếu nhà sư Thích Trí Quang được Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đánh giá là phần tử tối nguy hiểm và không thể kiểm soát được ( như Đại tá Phạm Ngọc Thảo chả hạn ) thì ông đã trừ khử diệt mối họa như ông đã từng làm với Đại Tá Phạm Ngọc Thảo rồi”. Ông Trần Quốc Bửu cũng đồng tình với nhận định này.

Trường hợp nhà sư Thích Trí Quang bị Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan bắt giữ làm tôi liên tưởng đến Saddam Hussein hồi năm 2003 : trong khi đại sứ của Irak tại Liên Hiệp Quốc khuyến cáo ông Saddam phải nên nhượng bộ những yêu sách của chính phủ Bush để tránh chiến tranh thì Saddam vẫn cứ ngang ngược không chấp nhận những yêu sách của chính phủ Mỹ. Saddam hoàn toàn tin tưởng vào sự phủ quyết của 3 nước Pháp – Nga – Trung Hoa (chỉ cần 1 cũng đủ, huống chi đồng minh của Saddam có tới 3 !!!) , nhưng Saddam không hỏi 3 ông bạn đồng minh có quyền phủ quyết một chuyện rất quan trọng là nếu Hoa Kỳ ngang nhiên tấn công Irak thì 3 nước Nga – Pháp - Trung Hoa có trợ giúp viện binh ngăn cản Hoa Kỳ hay không ? Nếu có hỏi, tôi dự đoán 3 ông bạn đồng minh có quyền phủ quyết chắc chắn sẽ trả lời là không, và Irak phải tự lo liệu lấy vì Hoa Kỳ đâu có xâm lăng nước Nga, nước Pháp, nước Trung Hoa thì làm sao binh lực của 3 nước này tiến đánh Hoa Kỳ được ! Vì không hỏi, nên khi Hoa Kỳ “bypass” không cần họp bàn ở Hội Đồng Bảo An LHQ mà vẫn đem 180,000 binh sĩ tấn công Irak thì ông Saddam đành phải…chịu “chết”. Nhà sư Thích Trí Quang cũng vậy, vì không THỬ đặt mình vào trong trường hợp xấu nhất, nên khi bị rơi vào tình trạng xấu nhất, ông không biết phải hành xử thế nào cho hợp thời hợp cách. Kết quả là ông bị khống chế và vô hiệu hóa các hoạt động chống đối chính phủ VNCH.

Quan năm Trần Văn Thưởng có hỏi ông Liên Thành là tài cán gì mà mới có Trung Úy mà đã làm đến Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên, phải chăng dựa hơi vào Đảng Đại Việt để tranh đoạt và duy trì quyền lực ? Tôi không biết ông Liên Thành có trả lời quan năm Trần văn Thưởng hay không, nhưng tôi đoán là không vì đây là một câu hỏi ngớ ngẩn và ngu xuẩn (imbecile and stupid question) . Ngớ ngẩn và ngu xuẩn vì quan năm Trần văn Thưởng là cái thá gì mà dám đặt câu hỏi như vậy, những người có thẩm quyền và tư cách để đặt câu hỏi như vậy là các vị chỉ huy trưởng cao cấp nhất trong ngành Cảnh Sát như Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, người kế nhiệm là Đại tá Trần Văn Hai, kế tiếp là Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, rồi sau đó là Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình thì lại chẳng bao giờ đặt câu hỏi , dễ hiểu là vì nếu ông Liên Thành không có khả năng cầm đầu ngành Cảnh Sát tỉnh Thừa Thiên thì các “xếp lớn “ trong ngành Cảnh Sát cách chức ông Liên Thành ngay chứ cần gì phải lèm bèm đặt câu hỏi vớ vẩn như vậy !!

Trong khi đi học tại Trường Chính Trị Kinh Doanh Dalat, trong môn học có tên là Động Thái Tổ Chức (Behavior Organization) , giáo sư Phó Bá Long có đưa ra một thí nghiệm sinh học như sau : người ta cho 2 con côn trùng là con ong và con ruồi vào một bình thủy tinh trong suốt và to lớn nhưng miệng bình thì nhỏ xíu và dài gấp 5 lần bình thường tính theo tỷ lệ, rồi dốc ngược bình thủy tinh này lại – nghĩa là miệng bình nhỏ xíu và dài thì xuống dưới và đáy bình kín mít thì ở phía trên. Trong cả ngàn lần thí nghiệm thì con ruồi luôn luôn bò ra trước và con ong thì vẫn bay hoài trong bình không làm sao ra được. Giáo sư Phó Bá Long nói : con ong có khả năng “quang hướng động” cho nên nó bay theo hướng mặt trời để đi tìm phấn hoa đem về tổ để tạo “mật”, trong khi nó không biết rằng giữa nó và nguồn sáng bây giờ có một bức vách thủy tinh ngăn trở mà nó không vượt qua được. Con ruồi cũng bay về phía nguồn sáng, nhưng thấy vài lần đụng vách thủy tinh không ra ngoài được, con ruồi bò lần lần ra phía miệng bình chứ không bay nữa, và kết quả là con ruồi luôn luôn ra ngoài bình thủy tinh trước. Giáo sư Phó Bá Long kết luận : con ong vì quá tự tin và cố chấp vào khả năng thiên khiếu của mình nên cứ ở mãi trong bình, còn con ruồi sau vài lần trở ngại nó đã biết THỬ phương cách khác nên đã giải quyết được nhu cầu mà nó cần.

Nhà sư Thích Trí Quang bị thất bại trong biến động miền Trung năm 1966 có lẽ vì 4 lý do sau đây :
1/ Ông xem thường Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, vì so với các ông Tướng khác, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan không có chiến tích gì ghê gớm cả, lại càng không có thành tích chính trị nào đáng kể. Trường hợp này cũng giống như Quan Vân Trường coi thường Lục Tốn là một thằng con nít, cho nên Quan Vân Trường không phòng bị cẩn thận, bị Lục Tốn đánh cho liểng xiểng phải bỏ mạng tại mặt trận Kinh Châu thời Tam Quốc Chí bên Tàu – thế kỷ thứ 3 sau Thiên Chúa Giáng Sinh.

2/ Sự thất bại của các tướng Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Văn Chuân, Tôn Thất Đính…trong việc ổn định tình hình tại miền Trung vào năm 1966 khiến Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan phải THỬ một phương cách khác để giải quyết vấn đề (như trường hợp thí nghiệm sinh học mà tôi vừa nêu ở đoạn trên), và ông đã giải quyết được nhu cầu mà chính quyền Sài Gòn mong muốn.

3/ Nếu ai đã đọc Tam Quốc Chí của La Quán Trung thì đều thích thú khi thấy Khổng Minh Gia Cát Lượng trong tay chỉ có vài trăm quân, lại bị Tư Mã Ý vây hãm trong thành, nhưng Khổng Minh cho mở cửa thành lính chầu 2 bên , ông ngồi giữa cười cười mà Tư Mã Ý không dám đột nhập, sau cùng phải rút quân. Kim Thánh Thán, một nhà bình luận văn học đời nhà Thanh, phê rằng vì Khổng Minh biết rõ Tư Mã Ý là người đa mưu cẩn thận nên mới mở cửa thành; chứ nếu tướng vây thành lúc bấy giờ không phải là Tư Mã Ý mà là Hứa Chử hay Trương Phi thì không xong ( Tư Mã Ý là tướng rất cẩn thận, ông ta sợ Khổng Minh phục binh nên không dám vào, chứ ông ta đâu biết rằng Khổng Minh lúc bấy giờ chỉ có vài trăm quân. Còn Hứa Chử với Trương Phi thì khỏi cần, có biết phục binh tới vạn quân thì 2 ông tướng này cũng không “care” ) . Nhà sư Thích Trí Quang thất bại vì sử dụng kế của Khổng Minh đối phó với Tư Mã Ý đem ra xài lại với Hứa Chử và Trương Phi !!!

4/ Nhà sư Thích Trí Quang đánh giá sai phương cách ứng xử của Tư Lệnh Dẹp Loạn Miền Trung, ông ta nghĩ rằng Cảnh Sát và Quân Đội Sài Gòn (nhất là Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ) sẽ đạp đổ bàn thờ Phật và nếu điều này xảy ra quần chúng sẽ xuống đường còn hơn hồi 1963 chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm nữa. Nhưng Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đâu có ngu tới mức như vậy. Theo như ông Liên Thành mô tả, Cảnh Sát Dã Chiến, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân chỉ bưng bàn thờ di chuyển vào lề đường để có chỗ cho quân xa, xe cộ di chuyển thôi chứ không hề có bất cứ bàn thờ Phật nào bị đạp đổ hết cả. Kết luận : “ Làm tướng mà đánh giá sai phản ứng của địch quân thì đánh trăm trận phải thua cả trăm trận !!!” (Chú thich của người viết bài : Tôi đảo ngược câu nói của Tôn Tử “Biết mình, biết người, trăm trận đều thắng” chứ thật ra đã làm tướng mà nếu ước lượng sai phản ứng của địch quân thì ngay trong trận đầu đã bị chết hay bị bắt làm tù binh rồi, không có tới trận thứ hai để mà đánh, nói gì đến trận chiến thứ một trăm !!! )

Tháng 6 năm 1978, tôi từ Sài Gòn ra Quảng Trị, mưu tính dùng đường 9 Nam Lào theo bọn con buôn đi Savanakhet để rồi vượt sông Mékong qua Thái Lan. Dự tính không thành vì cả nhóm 6 người bị bắt ngay tại Khe Sanh, bị giải giao về nhà lao Thừa Phủ tại Huế và tháng 8 năm 1978 bị chuyển lên Trại Bình Điền để “lao động cải tạo”. Tháng 2/ 1979, quân Trung Cộng tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc để dạy cho Việt Cộng một bài học (theo cách nói của Đặng Tiểu Bình), nhận thấy sắp có một cuộc chôn sống các “tù nhân cải tạo” như hồi Tết Mậu Thân – nếu quân Trung Cộng đang trên đường tiến vào Hà Nội, tôi và một người bạn người miền Nam lại trốn trại nhưng cả 2 đều bị bắt lại và bị nhốt trong nhà kỷ luật trong 2 năm. Tới tháng 5/1979, vì có gây gổ xích mích với công an quản giáo đội mộc, anh Hồ Minh Lữ bị nhốt trong nhà kỷ luật một tuần lễ.

Trước khi bị nhốt trong nhà kỷ luật, tôi và anh Hồ Minh Lữ không hề quen biết nhau, anh Hồ Minh Lữ cho biết anh là cựu huynh trưởng “Gia Đình Phật Tử” tại Huế và cũng là sĩ quan cấp bậc Thiếu Úy trong ngành Cảnh Sát thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên. Anh Lữ kể cho tôi nghe một kỷ niệm cay đắng về nhà sư Thích Trí Quang như sau : “ khoảng đầu năm 1973, tôi có dịp vào Sài Gòn để học tập về Hiệp Định Paris 1973 vừa mới ký kết, tôi ghé chùa Ấn Quang để thăm “ôn” Trí Quang (chú thích của người viết bài này : người Huế gọi người mà họ kính trọng bằng đặc ngữ “ ÔN ” ). Sau khi chào kính và hỏi thăm sức khỏe cũng như tình hình sinh hoạt ngoài Huế, “ôn” Trí Quang có đưa cho tôi một bức thư và bảo tôi đọc, đó là bức thư của Thượng Tọa Thích Tâm Châu gửi cho Thượng Tọa Thích Trí Quang . Ý chính của bức thư này là Thượng Tọa Tâm Châu kêu gọi Thượng Tọa Trí Quang hãy dẹp bỏ những tị hiềm và xích mích trong nội bộ Phật Giáo trước kia, để cùng nhau hợp tác đối phó với Cộng Sản sau khi Hiệp Định Paris được ký kết…. Đọc xong, tôi trả lại bức thư và hỏi “ôn” Trí Quang : “ý kiến của ôn như thế nào ? ”.

Nhìn thẳng vào mắt tôi, “ôn” Trí Quang gằn giọng , nói : “ Thằng Tâm Châu phải đem đầu Thiệu – Kỳ đến đây thì mới nói chuyện hợp tác ” .

Anh Hồ Minh Lữ kể tiếp : “ Nghe đến câu nói của “ôn” Trí Quang như vậy, tôi hỡi ơi, tôi không ngờ là một người tu hành mà lại nói được một câu trần tục đầy tính sân si đến cùng cực như vậy. Ôn Trí Quang, một người thầy mà tôi tôn sùng kính trọng biết bao, trước đây tôi coi như một thần tượng thì nay đã sụp đổ hoàn toàn. Là một phật tử tại Huế, tôi rất có thiên kiến không đúng về Thượng Tọa Thích Tâm Châu như dư luận phật tử tại Huế đã và đang có, chẳng hạn : ông Tâm Châu là tay sai của Thiệu – Kỳ chống phá Giáo Hội Ấn Quang, ông Tâm Châu ăn tiền của Mỹ không đứng về phe Phật Giáo Dân Tộc..v…v.

Nhưng chính mắt tôi đã được đọc thư của Thượng Tọa Tâm Châu chứ không phải nghe người khác nói lại,, tôi nhận ra rằng chính Thượng Tọa Tâm Châu mới là người quốc gia chân chính, còn ông thầy của mình thì chẳng ra gì. Tuy vậy, tôi không nói gì với “ôn” Trí Quang về sự suy nghĩ của tôi, nhưng xin cáo từ để còn phải nghỉ ngơi mai còn đi họp công vụ. Tôi lặng lẽ ra về nhưng lòng tự hứa là không bao giờ gặp lại ôn Trí Quang nữa”.

Sau khi ra khỏi nhà kỷ luật vào tháng 6 năm 1981, anh Hồ Minh Lữ đã được trả về với gia đình trước đó vài tháng nên tôi không gặp lại anh. Mãi đến tháng 6 năm 1984 tôi mới trở lại Sài Gòn và tháng 12 năm 1987 tôi vượt thoát khỏi Việt Nam đến Thái Lan. Tôi cũng không rõ là anh Hồ Minh Lữ có đến Hoa Kỳ theo diện HO hay không, nhưng nghe phong phanh là anh ở vùng Los Angeles.

Thời điểm 1979, tôi tin là anh Hồ Minh Lữ nói đúng vì anh chẳng có lý do gì để đi đặt điều nói xấu về ông thầy của mình . Đến Hoa Kỳ năm 1989, tưởng như chuyện anh Hồ Minh Lữ kể cho tôi nghe rơi vào quên lãng, nhưng đến năm 1993 Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu nói với tôi là Hòa Thượng Thích Tâm Châu có in quyển Bạch Thư trong đó có nhắc đến lá thư mà Hòa Thượng Tâm Châu gửi cho Thượng Tọa Thích Trí Quang. Lúc đó tôi càng tin cậy anh Hồ Minh Lữ nhiều hơn nữa bởi vì từ thời điểm 1973 cho đến 1979, hầu như không ai biết Thượng Tọa Tâm Châu có viết thư gửi Thượng Tọa Trí Quang. Dĩ nhiên Thượng Tọa Thích Tâm Châu không thể biết nhà sư Thích Trí Quang đã đáp ứng lá thư của mình như thế nào.

Người khôn ngoan là người biết học kinh nghiệm của người khác, kể cả kinh nghiệm thành công lẫn kinh nghiệm thất bại. Động từ “học” mà tôi dùng ở đây, theo Anh – Mỹ là động từ “learn” chứ không phải là động từ “study” (nói theo kiểu người Việt của mình thì cần phải “học” và “rút tỉa được kinh nghiệm” chứ không phải “học” để khoe bằng cấp Ph.D., để khoe tên các Đại Học danh tiếng như những khoa bảng VN vẫn thường hay làm).

Muốn “rút tỉa được kinh nghiệm” thì phải luôn luôn biết THỬ, biết THÁCH THỨC, biết THÁCH ĐỐ và phải vượt qua được những THỬ THÁCH do chính ta và những người ngoại cuộc đặt ra ; nếu chỉ biết THỬ, chỉ biết THÁCH mà lại không vượt qua nổi THỬ THÁCH thì chắc chắn sẽ thất bại (như nhà sư Thích Trí Quang đã thất bại )

Xin cảm ơn tất cả quý vị đã quan tâm và tôn thì giờ quý báu để đọc đến hết đoản văn này.

San Jose ngày 4 tháng 6 năm 2010

Trần Trung Chính
Tránh những độc hại từ rau củ


Rau, củ, quả đem lại những lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý, một số loại có chứa độc tố dễ gây ngộ độc.

Trong những bữa ăn của người Việt, hầu như đều có sự hiện diện của rau, củ, quả tươi. Bài viết này nhằm lưu ý một số trường hợp độc chất từ rau, củ, quả có thể gây hại cho sức khỏe.

Nên dùng khoai tây chưa mọc mầm
1. Khoai tây đã mọc mầm, lớp ngoài vỏ xanh của nó có chứa chất độc là sôlamin. Sôlamin là một ancaloit, tương đối độc. Triệu chứng ngộ độc nhẹ là: đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Nặng hơn là giãn đồng tử, yếu liệt hai chân, làm hệ thần kinh trung ương bị tê liệt, khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, làm ngừng tim do tổn thương cơ tim. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây bị hư cũng có chứa sôlamin.

2. Măng. Măng cũng chứa glucozit sinh a-xít xyanhydric. Trong măng tươi có nhiều độc chất hơn măng ngâm chua hoặc măng khô. Để phòng ngộ độc, phải luộc măng kỹ, bỏ nước trước khi chế biến, khi ăn thấy có vị đắng lạ thì phải bỏ.

3. Sắn đắng. Sắn nào cũng có glucozit sinh a-xít xyanhidric, nhưng sắn đắng có nhiều hơn (từ 6 đến 15 mg/100g, so với sắn thường 2-3 mg/100g), thường có nhiều ở vỏ dày hai đầu củ và lõi sắn. Những trường hợp ngộ độc thường hay xảy ra với trẻ nhỏ, ăn sắn sống, luộc chưa chín hoặc ăn sắn cả vỏ. . Tùy theo liều lượng ăn phải nhiều hay ít, ngộ độc có thể cấp tính hoặc ngộ độc chậm. Ngộ độc cấp tính có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi, rối loạn thần kinh, co giật, giãn đồng tử, co cứng cơ hàm, ngạt thở, thở chậm, mạch không đều, sắc mặt tím tái, và có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc chậm gồm nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt toàn thân, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi. Để đề phòng ngộ độc do sắn, theo các bác sĩ, cần bóc vỏ, bỏ hai đầu củ sắn và ngâm nước sau 24 giờ mới sử dụng, không ăn sắn sống, khi ăn thấy đắng phải bỏ ngay.

Nên dùng cà chua chín thay cho cà chua xanh -
4. Cà chua xanh, có chứa độc tố tomatidin có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng: nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ người. Nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phòng nhiễm độc cà chua, tốt nhất không nên ăn cà chua xanh sống, nên chế biến chín, hoặc cho ít giấm để phá bỏ cấu trúc phân tử của tomatidin.


5. Một số loại quả họ đậu, như đậu kiếm, đậu mèo… cũng chứa hàm lượng tương đối lớn glucozit sinh a-xít xyanhydric. Để phòng ngộ độc, không nên ăn nếu chưa ăn bao giờ, không ăn sống các loại đậu này.

6. Nấm mèo đen còn tươi có chứa một chất thuộc họ porphyrin, rất nhạy cảm với tia nắng mặt trời. Khi ăn xong ra ngoài nắng có thể sẽ bị viêm da. Những chỗ da để lộ ra ngoài bị nổi mẩn, tấy đỏ, mọng nước, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Trường hợp trúng độc nặng làm cuống họng phồng rộp, mọng nước gây khó thở. Không dùng nấm mèo đen còn tươi, cho dù có nấu kỹ, chỉ ăn nấm mèo đen đã chế biến và phơi khô.

7. Rau ôi. Một số rau xanh hay dùng như: rau cải trắng, cải bẹ, cần tây, cần ta có chứa chất nitrat, nếu rau bị úa, hư, hoặc muối dưa quá lâu, muối này sẽ bị khử bớt ôxy, tạo thành nitrit ăn vào sẽ có nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng: nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn, buồn ngủ, tim đập dồn dập, chân tay lạnh, các ngón tay bầm tím.

8. Nhiều loại nấm dùng chế biến thành món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh như nấm hương, nấm rơm, nấm kim chi, nấm gà... Nhưng, cũng không ít loài nấm độc (nhất là nấm hoang dã ngoài tự nhiên) như nấm bắt ruồi, nấm chó (còn gọi là nấm mũ trắng). Khi ăn các loại nấm này có thể gây tử vong (chết người) rất nhanh. Không sử dụng nấm tự nhiên nếu không biết chắc chắn đó là loài nấm ăn được. K nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc;

Kết luận
Trong trường hợp chẳng may bị ngộ độc do ăn phải rau, củ, quả có độc chất, phải kịp thời sơ cứu bằng cách cho nôn hoặc uống nhiều nước để làm loãng chất độc trong cơ thể. Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
UỐNG TRÀ MỘT CÁCH KHOA HỌC.


1. Sau khi thức dậy nên uống một tách trà thanh đạm
Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà thanh đạm vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp. Nhất là người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm, uống một tách trà thanh đạm, sẽ có lợi cho sức khỏe. Lý do phải pha trà thanh đạm, là để tránh màng lót dạ dày bị tổn hại.

2. Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà
Protein trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

3. Sau khi ăn mặn nên uống trà
Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà, nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự hình thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

4. Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà
Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ nên uống trà
Công nhân khai thác quặng mỏ, bác sĩ y tá làm việc trong bộ phận chụp X quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều bị tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.

6. Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà
Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, vì thế nhà văn, học giả và người hoạt động trí óc vào ban đêm nên uống trà, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.

7. Ca sĩ và người thuyết trình nên uống trà
Làm việc một thời gian dài với cổ họng của mình, nên nhấp những ngụm trà để dưỡng cổ họng và thanh quản, cũng có thể phòng chống bị khàn giọng và xảy ra tình trạng viêm họng.
8. Người hút thuốc nên uống trà
Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, chủ yếu có bốn lợi ích:
(1) Giảm nguy cơ bị ung thư do hút thuốc: Hàm lượng catechins trong trà có thể ức chế chất Freeradical do thuốc lá gây ra, phòng ngừa khối u.

(2) Có thể giảm nhẹ ô nhiễm bức xạ do hút thuốc: Chất catechins và lipoxygenase trong trà có thể giảm nhẹ sự gây hại của bức xạ đối với cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu. Kết quả của những lần thí nghiệm cho thấy, dùng trà để trị bệnh bức xạ nhẹ do phóng xạ gây ra hiệu quả của nó đạt đến 90%.

(3) Phòng chống bạch nội chướng phát sinh do hút thuốc: Hút thuốc là kẻ thù lớn trong việc làm tổn hại mắt, thúc đẩy phát sinh bạch nội chướng. Carrotere trong trà cao hơn gấp nhiều lần so với rau cải và trái cây thông thường, Carrotere không chỉ có tác dụng phòng chống bạch nội chướng và bảo vệ mắt, đồng thời còn có thể ngừa ung thư, giải độc thuốc lá.

(4) Bổ sung vitamin C bị tiêu hao khi hút thuốc: Vitamin C trong trà khá phong phú, nhất là trà xanh, người hút thuốc uống trà xanh có thể hấp thu lượng vitamin C thích hợp, đặc biệt là khi bạn kiên trì dùng trà xanh, hoàn toàn có thể bổ sung sự thiếu hụt vitamin C do hút thuốc gây ra, duy trì được trạng thái cân bằng, loại trừ chất Freeradical, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

9. Người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.

10. Khi tháo dạ (tiêu chảy) nên uống trà
Tháo dạ rất dễ làm cho cơ thể thiếu nước, uống nhiều trà đậm, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể kích thích màng lót dạ dày, giúp hấp thu lượng nước nhanh hơn so với uống nước thông thường, nhằm nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Sưu tầm.
Vị thuốc trong Quả Me


Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc. Thuốc từ quả me rất dễ làm mà chữa bệnh lại hiệu quả. Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nóng...

Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn
Quả me xanh 30g, đường trắng 10g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5 - 7 lần ô mai me.

Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa
Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

Trị chứng hay chảy máu chân răng
3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày.

Giải nhiệt ngày hè
20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.

Chữa sốt do nắng nóng
15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.

Giúp giảm đau nhức xương khớp
100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

(sức khoẻ & đời sống
Những điều chưa biết về quả đu đủ


Ngọt ngào, căng mọng và quyến rũ, đu đủ được coi là loại quả của thiên thần. Hơn thế, đu đủ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, làm sạch đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ phổi và khớp và cũng là “vũ khí” chống ung thư hiệu quả.

Làm ngừng sự phát triển của ung thư vú
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 14 thực phẩm thực vật được ăn phổ biến ở Mexico để xác định khả năng làm ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Những loại quả được nghiên cứu gồm có quả bơ, ổi, xoài, dứa, nho, cà chua và đu đủ… Đây đều là những thực phẩm rất giàu beta-carotene, phenol, axit gallic và các chất chống ôxy hóa. Họ phát hiện thấy chỉ duy nhất có đu đủ là có thể làm ngừng sự phát triển của tế bào ung thư vú. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế Journal Food Science & Nitrition vào tháng 5 năm 2009.

Nguồn lycopene chống ung thư dồi dào
Màu cam rực rỡ của đu đủ cho thấy sự hiện diện của chất chống ung thư cực mạnh carotenoids. Không chỉ beta-carotene, lycopene cũng được tìm thấy với lượng rất phong phú. Các nhà khoa học ở trường ĐH Illinois (Mỹ) cho rằng hoạt động của các chất chống ôxy hóa này có tác dụng chống ung thư. Các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc ăn nhiều lycopene và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Họ chỉ ra rằng nạp càng nhiều lycopene màu cam thì thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng thấp.

Nghiên cứu tại Australia trên 130 bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt cho thấy những nam giới ăn nhiều hoa quả và rau xanh giàu chất lycopene nhất như đu đủ sẽ giảm 82% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Trong nghiên cứu này, trà xanh cũng được đưa vào như một chất kháng ung thư mạnh. Khi những thực phẩm giàu chất lycopene được kết hợp với trà xanh, hiệu quả sẽ tăng lên.

Đu đủ có thể làm ngừng sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, di căn và bình thường hóa vòng đời của tế bào.

Phục hồi sự tái tạo của tế bào để loại trừ ung thư

Hợp chất organo-sulfur được gọi là isothiocyanates tìm thấy rất nhiều trong đu đủ. Thí nghiệm trên động vật cho thấy isothiocyanates bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết và tiền liệt tuyến cũng như bệnh máu trắng. Và thực tế là chúng có thể phòng ung thư ở người bởi isothiocyanates có khả năng ngặn chặn sự lan truyền và phát triển của tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã làm rõ được cơ chế hoạt động của 1 loại isothiocyanate tìm thấy trong đu đủ, có tên BITC, là cơ sở cho mối liên hệ giữa sự điều chỉnh của sự tái tạo và chết đi của tế bào. Khi tế bào ung thư chết đi, chúng sẽ không còn là vấn đề nữa.

Đồng hóa các protein làm nhiệm vụ bảo vệ khối u ác tính

Quả và một số bộ phận trên cây đu đủ như lá, có chứa papain và chymopapain, những enzym bảo vệ mạnh mẽ mà có thể tạo ra những phản ứng dễ dàng trong cơ thể. Chúng cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách giúp bẻ gãy các protein trong thực phầm thành axit amino mà có thể được kết hợp để tạo ra các protein mới trong cơ thể.

Enzym proteolytic bảo vệ cơ thể khỏi sự viêm nhiễm và giúp làm lành vết thương do bỏng. Chúng cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình liền sẹo thông qua hệ tiêu hóa, cho cả các vết thương trên bề mặt và dưới da.

Nghiên cứu cũng cho thấy sức khỏe thể chất và tinh thần của con người phụ thuộc vào khả năng sản xuất các loại protein mà cơ thể cần. Tuy nhiên, khi có tuổi, cơ thể sẽ ít hấp thụ những enzym này từ thực phẩm và kết quả là lượng axi amino bị thiếu. Do lượng protein khó tiêu hóa nhiều lên sẽ dẫn tới sự tăng trưởng không mong muốn của các vi khuẩn trong đường ruột và càng khiến lượng axit amino cần thiết cho cơ thể bị thiếu.

Ăn đủ đủ sau bữa ăn sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp phòng đầy bụng, trướng bụng và khó tiêu. Nó cũng rất hữu ích cho các trường hợp dùng kháng sinh vì nó cung cấp các vi khuẩn có lợi vốn đã bị tiêu diệt trong quá trình chống lại các vi khuẩn có hại. Khi hệ tiêu hóa sản xuất đủ các vi khuẩn thân thiện, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường và bảo vệ cơ thể chống lại cảm cúm và ung thư tốt hơn.

Là enzym proteolytic, papain có thể hủy diệt những ký sinh đường ruột. Để tẩy sạch các ký sinh trùng đường ruột, hãy uống một cốc nước đu đủ cùng với nước dưa chuột ép/nước đỗ xanh liên tục sau mỗi tiếng, kéo dài 12 tiếng liên tục.

Đu đủ cũng chứa fibrin, một hợp chất hữu ích khác không dễ tìm trong nhiều loài thực vật. Fibrin giúp giảm nguy cơ máu vón cục và cải thiện chất lượng tế bào máu, giúp thông mạch. Fibrin cũng rất quan trọng trong vai trò giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu ở chân. Do enzym proteolytic có chứa fibrin nêng những người ngồi bàn giấy cả ngày có thể bổ sung enzym proteolytic để bảo vệ hệ mạch.

Enzym proteolytic còn có thể tiêu hóa và hủy diệt các tấm chắn bảo vệ các virus, các khối u ác tính, dị ứng, các loại men và một số khuẩn khác. Khi tấm chắn này bị phá hủy, các khối u và các vi sinh hoàn toàn có thể bị hệ miễn dịch tiêu diệt.

Nghiên cứu mới nhất
Chiết xuất từ đu đủ khô có thể làm chậm lại sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

Hiện chưa rõ liệu nó có cùng tác dụng trên tế bào ung thư ở người nhưng nhà nghiên cứu TS. Nam Dang, ĐH Florida và các cộng sự người Nhật cho biết chiết xuất đu đủ có ảnh hưởng đến sự điều chỉnh hệ miễn dịch và không gây ra các ảnh hưởng có hại cho các tế bào bình thường.

Những phát hiện này đã phần nào phản ánh việc sử dụng đu đủ trong điều trị ung thư của dân bản địa ở Australia và Việt Nam, TS Dang nói. Nước lá đu đủ được cho là đã trị được ung thư ở nhiều trường hợp sống tại Gold Coast (Australia).

“Dựa trên những gì tôi tìm hiểu từ các tài liệu y khoa, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chiết xuất này gây độc và có vẻ như có thể uống lâu dài cho đến khi thấy có hiệu quả”, TS Dang cho biết.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tác dụng cực mạnh của chiết xuất lá đu đủ (tới 1 triệu lần so với thuốc chống ung thư) có thể làm chậm sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi và tuyến tụy

Blog Archive