Wednesday, October 5, 2022

MỘT CƠN GIÓ BỤI

Đó là tựa đề một cuốn saćh của Cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim.

Cụ Trần Trọng Kim, là một Vị Thầy của rất nhiều thế hệ cho dù có người chưa từng gặp chứ đừng nói gì là có diễm phúc học ở Thầy. Ông chính là tác giả của cuốn Việt Nam Sử Lược, và đồng tác giả của những cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

Cuốn Việt Nam Sử Lược , đã được giảng dạy ở Miền Nam trong chương trình do Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa chọn.

Còn riêng Quốc Văn Giáo Khoa Thư, thì đã được dạy trên toàn cõi nước Việt Nam trước ngày chia đôi đất nước. {20-7-1954}.

Trong hồi ký cuối đời, Một Cơn Gió Bụi, với giọng văn giản dị, nhưng không tầm thường, Cụ Trần Trọng Kim, đã viết lại một giai đoạn của dòng sử Việt, với tâm caćh của một nhà giáo.

Vốn là kẻ hậu sinh, thích tìm đọc những gì thuộc về lịch sử nước nhà, tôi nghiền ngẫm những giòng chữ trong tập hồi ký này với một tâm trạng: kính phục một bậc kỳ tài của dân tộc, nhưng sinh bất phùng thời.

Và như tựa đề của cuốn hồi ký, khi gió bụi lắng xuống rồi, thì những sự thật của lịch sử phải được trả vể cho lịch sử.

Dù chỉ có 5 tháng cầm quyền, nhưng Cụ TTK với chức vụ Thủ Tướng đầu tiên, đã làm được rất nhiều chuyện trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Có một điều hiển nhiên không thể phủ nhận hay bôi bác, đó là : Cụ Trần Trọng Kim chính là người đã giành được Độc Lập đầu tiên cho nước Việt Nam, sau khi thực dân Pháp bị đảo chánh bởi đế quốc quân phiệt Nhật. Giành được độc lập mà không tốn một viên đạṇ. sau đây là một vài đoạn trong cuốn hồi ký tôi xin trích ra:

"Trước hết tôi nói: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật, thế mà thấy nhiều người nói nọ nói kia rất khó chịu. Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui".

Tổng tư lệnh Nhật nói:
"Bao giờ người Nhật cũng giữ lời hứa hẹn nên những việc nội trị trong nước Việt Nam là không can thiệp đến. Còn những việc chưa giải quyết được là vì cần phải có thì giờ để thu xếp cho ổn thỏa. Cụ đừng nghe người Nhật hay người Việt Nam nói nhảm không có căn cứ gì. Vả lại tôi phụng mệnh Thiên Hoàng sang đây, việc gì cũng trách cứ ở tôi, cụ đừng ngại.“

"Ngài đã nói thế, phận sự của chính phủ chúng tôi là phải thu lại mấy thành thị Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng và toàn hạt đất Nam Bộ cho nước Việt Nam. Nếu việc ấy không xong, thì chúng tôi đối với quốc dân không có nghĩa lý gì cả.“

"Chúng tôi bao giờ cũng định trả lại các lãnh thổ Việt Nam cho chính phủ Việt Nam. Nhưng vì sợ các ông chưa xếp đặt được sẵn sàng, nên còn trì hoãn lại ít lâu.“

"Chúng tôi vẫn sẵn sàng về việc ấy, chỉ còn đợi sự quyết định của các ông mà thôi.“

"Vậy thì cụ định bao giờ lấy lại ba thành thị kia?“

"Nếu ngài bằng lòng, thì tôi xin lấy ngay tự bây giờ.“ 

Các bạn đã thấy rõ chưa?

Không tốn một viên đạn nhé, mà tụi Nhật phải trả lại cho chính phủ của Cụ Trần sự độc lập cho nước mình.

Và đây là đoạn, Việt Minh cướp chính quyền: Lời của Cụ TTK:

Việc lấy lại đất Nam Bộ xong, tôi vào tâu vua Bảo Ðại, xin cho tôi từ chức. Ngài nói:

"Ông đang làm được việc, sao lại xin thôi, và ông thôi lấy ai thay". Tôi tâu trình lên mấy người, ngài tỏ vẻ không thuận, bảo:

"Các ông hãy tạm làm việc, chờ đến khi tìm được người ra lập nội các hãy thôi".

Lúc ấy tôi như cất được gánh nặng, nhưng tìm ai thay? Tôi nghĩ nên tìm những người thuộc về các đảng phái như Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Ðặng Thái Mai v...v...đã có tiếng hoạt động về chính trị, để vào lập nội các mới. Tôi điện đi các nơi mời những người ấy vào Huế, nhưng sợ một bức điện không được rõ, tôi nhờ ông Phan Anh ra Bắc và ông Hồ Tá Khanh vào Nam gặp mọi người và nói chuyện cho rõ đuôi đầu. Nhưng ông Phan Anh ra đến vùng Phủ Diễn bị quân Việt Minh bắt giữ lại, ông Hồ Tá Khanh vào đến Quảng Ngãi cũng bị giữ lại. Ðang lúc ấy được tin nước Nhật Bản bị bom nguyên tử không chịu nổi phải xin hàng.

Vua Bảo Ðại gọi tôi vào nói:

"Trong lúc rối loạn như thế này, các ông hãy lập ra lâm thời chính phủ để đợi xem tình thế biến đổi ra sao đã". Tôi bất đắc dĩ phải tạm ở lại. Lâm thời chính phủ vừa làm việc mấy ngày, ông Phan Kế Toại điện vào xin từ chức. Lúc ấy bọn ông Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Lai xin lập Ủy Ban Cứu Quốc. Chính phủ nhận lời.

Cách hai ngày sau, ngày 19 tháng tám, các công chức ở Hà Nội nghe bọn Việt Minh xúi tổ chức cuộc biểu tình. Ðảng Việt Minh nhân cơ hội ấy chiếm lấy Bắc Bộ. Ðược mấy ngày ông Hồ Chí Minh về làm chủ tịch chính phủ lâm thời. Các đoàn thể thanh niên và các người trí thức ở bắc bộ điện vào Huế xin vua Bảo Ðại thoái vị và nhường cho Hồ Chí Minh.

Trong tình thế nguy ngập như thế, ở Huế còn có người bàn sự chống cự. Tôi muốn biết rõ sự thực, liền gọi trung úy Phan Tử Lăng người đứng coi đoàn thanh niên tiền tuyến ở Huế, hỏi xem có thể trông cậy bọn ấy được không.

Trung úy Trương Tử Lăng nói: "Tôi có thể nói riêng về phần tôi thì được. Còn về phần các thanh niên tôi không dám chắc".

Bọn thanh niên tiền tuyến trước rất nhiệt thành nay còn thế, huống chi những lính bảo an và lính hộ thành tất cả độ vài trăm người; những lính để canh giữ công sở, súng ống không ra gì, đạn dược không đủ, còn làm gì được, cũng bị Việt Minh tuyên truyền xiêu lòng hết cả rồi. Lúc ấy chỉ còn cách lui đi là phải hơn cả.

Tôi vào tâu vua Bảo Ðại: "Xin ngài đừng nghe người ta bàn ra bàn vào. Việc đã nguy cấp lắm rồi, ngài nên xem lịch sử của vua Louis XVI bên Pháp và vua Nicholas II bên Nga mà thoái vị ngay là phải hơn cả. Vì dân ta đã bị bọn Việt Minh tuyên truyền và đang hăng hái về việc cách mệnh như nước đang lên mạnh, mình ngăn lại thì vỡ lở hết cả. Mình thế lực đã không có, bọn Việt Minh lại có dân chúng ủng hộ, nên để cho họ nhận lấy trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước".

Và thế là bọn Việt Cộng chúng nó chiếm chính quyền, chứ chúng chẳng có tài cán gì cả, một bọn cộng sản, giả danh dưới chiêu bài dân tộc.

Ngày hôm nay, dưới sự cai trị bạo tàn, ngu xuẩn, khiếp nhược, nô lệ cho tàu cộng của bọn chúng, nước Việt Nam chúng ta trở thành bạc nhược ,một mảnh dư đồ rách nát tả tơi ,danh dự của dân tộc, vị thế của quốc gia bị thế giới coi thường.

Trong khi đó, chỉ 5 tháng cầm quyền, chính phủ của Cụ Trần đã làm được rất nhiều điều có lợi cho dân, cho nước.

Xin cúi đầu tri ân một vị tiền bối, suốt cuộc đời vì Nước vì Dân.

Trong dòng Thanh Sử Việt, chắc chắn sau này sẽ có tên của Cụ.


No comments:

Blog Archive