Lấy Vợ Vùng Quê
Thái Quốc Mưu
Khi tôi vào cái tuổi biết chuyện vợ chồng, tôi đã sắp sẵn trong đầu mình, sau nầy sẽ cưới một cô gái ở vùng quê. Tôi cũng có lý của tôi và cho đến bây giờ đã có hai đứa con, tôi vẫn còn thấy cái lý của mình vẫn đúng "Những cô gái quê không se sua, không chạy theo "mốt" (mode) như các cô gái ở thị thành và nhất là hiền thục, chất phác, còn giữ được "Tứ đức" của người xưa".
Nói như vậy, chứ không phải cứ ở miệt vườn là được. Tôi cũng tự đặt ra vài tiêu chuẩn ở người vợ tương lai của mình. Đẹp, vừa thôị nhưng phải trắng trẻo và học vấn tối thiểu cũng phải bước vào trung học đệ nhị cấp. Kém văn hóa quá, sẽ có nhiều phiền toái cho đời sống lứa đôị Điều quan trọng nữa, phải là con của nhà gia giáo còn giàu nghèo thì bất chấp.
Phần tôi, tôi chỉ có một người chị và đã có chồng. Như vậy, tôi là con trưởng mà cũng là "chàng Út" trong gia đình của một thương gia mà tên tuổi được nhiều người biết đến. Tôi đang theo học Ban Tư Pháp Luật Khoa, nhưng theo ý Ba tôi, ông đã già, nên tôi cần phải được ông truyền thụ kinh nghiệm, đường đi nước bước để dù sao đi nữa, tôi cũng là người thừa hưởng và lèo lái cơ nghiệp sau nầỵ Ba tôi bảo tôi thôi học, cưới vợ, để vợ chồng tôi cùng gìn giữ và phát triển sự nghiệp của ông để lạị Nhất là Ba tôi muốn nhìn thấy mặt đứa cháu nội nối dõi tông đường trước khi xuôi tay nhắm mắt.
Vốn tính chẳng quanh co, mà cũng có ý làm vừa lòng Ba tôị để ông được an vui lúc tuổi về chiềụ Từ ngày Mẹ tôi mất, Ba tôi vẫn ở vậy nuôi nấng chị em tôị Không phải vì Ba tôi khó khăn hay khô cạn tình cảm. Ở vào địa vị Ba tôi, không ít những bà đẹp đẽ, dòm ngó tranh phần. Nhưng Ba tôi đều làm ngơ, chỉ vì Ba tôi rất yêu Mẹ tôi...
Có nhiều khi chị em tôi bắt gặp Ba tôi ngồi trầm ngâm thinh lặng nhìn lên bàn thờ Mẹ tôi. Chính tôi cũng đã có lần thấy Ba tôi ấp ủ ảnh Mẹ tôi vào ngực. Tình yêu Ba tôi dành cho Mẹ tôi thật vô bờ bến. Vì thế khi nghe Ba tôi ngỏ ý là tôi vâng lời ngaỵ
Với tiêu chuẩn về người vợ tương lai của tôi đã nêu trên, kể cũng đơn giản nhưng cũng chẳng phải dễ tìm, bởi dòng tộc tôi đã sinh sống ở thành thị đã lâu đời, ít giao tiếp với người vùng quê, nên không biết nhờ ai "mối lái" để lo vợ cho tôị Khi nghe Ba tôi có ý muốn kiếm vợ cho tôi, một vài người đâm ra thắc mắc "chẳng lẽ từng tuổi nầy mà tôi không có người yêu hay saỏ" Thắc mắc ấy đúng, bởi suốt thời gian nghiên bút đến trường, tôi chỉ lo việc học hành để không phụ công ơn lo lắng của Ba tôị Cái chủ nghĩa "vừa yêu, vừa học" nghe qua cũng hấp dẫn, nhưng không lôi kéo được tôi. Tôi nhất thiết tránh tất cả những chuyện lăng nhăng đó, những điều có thể làm cho Ba tôi phải bận tâm vì sự học vấn của tôi. Vì thế, mấy bạn cùng khoa bảo tôi "cù lần". Trên phương diện nầy, tôi hãnh diện nhận hai tiếng cù lần ấỵ
Tôi đem tâm sự mình bày tỏ với một vài đứa bạn thân, tụi nó tỏ ý lo ngại cho tôi, bởi nếu cưới một cô nàng mà mình chưa có thời gian tìm hiểu, thì khó bảo đảm hạnh phúc về sau. Ý "tụi nó" có lý, nhưng tôi bảo chúng chớ lo điều đó, vì trước mắt tôi, Ba Mẹ tôi có biết nhau trước đâu mà sau khi cưới nhau vẫn hạnh phúc, tình yêu vẫn tràn trề, đến bây giờ Mẹ tôi mất đã lâu mà Ba tôi vẫn còn yêu...
Tôi với chị tôi vẫn thường nghe Ba kể lại, ông bà ta trước kia không hề có chuyện yêu trước ngày lấy nhau, cho đến lứa tuổi của Ba tôi cũng vậy. Nhưng vẫn sống bên nhau đến khi răng rụng không còn một cái. Còn bây giờ, tuổi trẻ thường yêu nhau trước, "dung dăng dung dẻ" một thời gian, có khi đến vài năm, có khi còn "mí nhau tí ti" trước nữa, nhưng vẫn bỏ nhau, đưa ra tòa ly dị dài dài. Lý luận tôi đầy tính thuyết phục, nên được Ba tôi cổ võ và tán thành nhiệt liệt. Bởi, như đã nói, ông không phải là thành viên của các cuộc hôn nhân yêu hay "tí mí nhau" trước.
"Hoàng thiên bất phụ "hiếu" tâm nhân!". Nên sau cùng, tôi vẫn được dẫn đi "coi mắt" một nàng thôn nữ đúng với ước nguyện của mình.
Nhà "Tía" vợ tương lai của tôi khá khang trang, nằm giữa khu vườn cây trái trĩu cành. Đây là gia đình gia giáo thật sự, vì ông bà đều là nhà giáo tự... về hưu non. "Vợ" tôi là con gái lớn, nên tuổi ông bà ngấm nghé tuổi Ba tôi. Còn "nàng thôn nữ" của tôi thì chưa chắc có cô gái thị thành nào qua được về sắc vóc. Tên nàng là Ngọc Dung, có nghĩa là "dung nhan rực rỡ như ngọc". Và với tôi, đương nhiên đây là viên ngọc đẹp nhất trên đời.
Tóm lại, vừa thấy nàng, tôi chẳng cần phải trổ tài "Ma Y Thần Tướng" làm gì cho mất công. Tôi "chấm" ngay.
Trong thời gian chờ ngày lễ cưới, thỉnh thoảng Ba tôi bảo tôi đến viếng gia đình nhạc gia. Ban đầu vì mắc cỡ nên tôi còn lưỡng lự. Sau "đánh mùi, quen thói", không đi tôi thấy bức rứt khó chịu trong lòng. Không cần đợi Ba tôi nhắc, trái lại tôi tự nguyện xung phong. Mỗi lần tôi xung phong, ba tôi nhìn tôi lộ niềm vui ra mặt. Khi tôi chuẩn bị khăn gói lên đường, Ba tôi đều căn dặn về kinh nghiệm làm rể của bản thân ông trước kia, nào là:
- "Lời ăn tiếng nói phải đàng hoàng. "Nhập gia tùy tục...", còn thấy gia đình bên vợ làm gì phải nhào vô xông xáo, nhưng khi nghe điều gì "ngứa tai" thì phải lặng lẽ đi chỗ khác, chớ có xen vào. Nhất là không nên tối ngày cứ la cà bên con nhỏ..."
Quà cáp tôi mang đến, ngoài phần để biếu ông gia bà nhạc, mấy đứa em của nàng. Tôi còn kín đáo trao cho nàng những món quà đặc biệt, mà ở kỳ thăm trước tôi đã khéo léo dò tìm sở thích của nàng.
Tôi cũng biết "tranh thủ" để "Đắc nhân tâm" chứ bộ!
Một lần tôi đến, ông bà nhạc đi vắng. Vợ tôi đón tôi bằng nụ cười vừa mừng vừa thẹn. Tôi có cảm tưởng nụ cười của Bao Tự làm sụp đổ cơ đồ của U vương cũng không bằng nụ cười của nàng hôm ấy. Các em vợ của tôi cũng mừng không kém. Sau khi kính cẩn đặt phần quà của ông bà nhạc trên chiếc bàn ở giữa nhà, tôi phát phần quà còn lại cho các cô, các cậu em vợ tôi, Xong, tôi chợt thấy một bé gái nhỏ là lạ không dám đến, cứ đứng ôm gốc cột hàng ba. Tôi ngoắc lại:
- Vô đây cưng, anh cho quà!
Đứa bé mắc cỡ chạy tuốt ra sân.
Tôi đang nhìn theo ngơ ngác, thì vợ tôi từ trong bước ra cười nói:
- Chị Út, con Bác Hai đó!.
Tôi bật cười thành tiếng:
- Trời đất. vậy mà anh không biết.
Ở vườn, nước sinh hoạt hàng ngày chỉ nhờ vào mương rạch. Khi nước lớn "tranh thủ" xách chứa đầy lu chậu, đánh phèn, lóng trong mới dùng. Hôm ấy vào dịp nước lớn, vợ tôi vo hai ống quần lên cao, phơi cặp đùi trắng muốt, xong nàng lấy thùng định ra mương xách nước.
Thấy vậy, tôi bèn "xung phong" giành lấy cặp thùng, vợ tôi cười bẽn lẽn trao tôi. Tôi hăng hái xách đổ đầy trên mười cái mái đầm, mỗi cái chứa hàng chục đôi nước. Ban đầu, trên bờ vườn, từ chỗ đặt lu ra mương múc nước còn khô ráo, tôi xách đôi nước đi dễ dàng, sau đó, nước văng ra nên trơn trợt, nhiều khi tôi suýt té. Vậy mà tôi vẫn thích thú làm, say mê nữa là khác. Xách càng lâu, tim tôi càng đập mất trật tự, hơi thở càng dồn dập hỗn hễn. Nhưng khi thấy vợ tôi bước ra ngoài lấy thêm củi hay làm gì đó thì tôi cố kềm giữ hơi thở cho điều hòa, để chứng tỏ "ta đây cũng là một kiện tướng" ngon lành.
Tôi vẫn nhớ lời dặn của Ba tôi "Qua nhà vợ làm rể, phải cố kiếm việc mà làm, không có việc làm chân tay thừa thãi, lòng thòng khó chịu lắm." Người đi trước truyền lại nhiều kinh nghiệm hữu ích cho lớp đi sau. Xách nước xong, tôi thấy củi dưới bếp đã gần hết, bèn bảo vợ tôi:
- Em cho anh mượn cái búa.
- Chi vậy.
Rõ gái quê thật thà có khác! Tìm búa để bửa củi chứ làm gì! Nhưng người thôn nữ của tôi không kém thông minh như tôi tưởng. Nên liền sau đó, nàng tủm tỉm cười, nói:
- Củi ở dưới nhà trống (1) còn nhiều lắm. Có gốc cây vú sữa ở bên hông chuồng heo, lâu rồi ba muốn bứng mà không được.
Tôi cũng thừa thông minh để hiểu ý vợ tôi. "Nếu tôi bứng được gốc vú sữa lên thì là một "chiến công hiển hách". Và vợ tôi đã khôn ngoan âm thầm tạo điều kiện cho tôi. Tôi nghĩ, vợ mình thông minh thật, biết tạo điều kiện để mình "lập chiến công". Tôi thấy lòng mình rộn niềm vui sướng.
Tôi hăng hái xách búa như Trình Giảo Kim ra trận. Đến gốc vú sữa, tôi xuống tấn thủ thế, rồi ra hết sức bình sanh, giơ cao búa, giáng xuống một nhát "phập" vào cây hơn nửa lưỡi, tôi lại gắng sức bình sanh rút lưỡi búa ra, nhưng nó cứ bám chặt vào gốc vú sữa. Cuối cùng, tôi cũng lấy được búa ra.
Cứ như thế đến năm sáu nhát búa thì đầu óc tôi choáng váng mà gốc vú sữa thì vẫn trơ trơ như dãy Hoàng Liên Sơn không hề lay chuyển trước cơn giông bão. Quần quật một hồi, mồ hôi nhỏ giọt, mắt đổ hào quang mà chỉ tách ra được vài miếng dăm, chưa đủ nấu sôi ấm nước trà.
Lúc nãy tôi hăm hở bao nhiêu thì bây giờ tôi nản chí bấy nhiêu. Ý nghĩ "chiến công hiển hách" của tôi tan theo mây gió. Đang lúc tiến thối lưỡng nan, may sao tai tôi ù ù nghe giọng nói:
- Con làm chi cho mệt vậy.
Tôi quay lại thì ra ông bà nhạc đi xóm về. Tôi cố nén thở dốc, đáp:
- Thưa Ba Má mới về, vợ con bảo...
Má vợ tôi la lên:
- Trời thần ơi! Nhà củi đuốc thiếu gì mà nó bảo "thằng nhỏ" bửa chi vậy cà?
Thấy bà nhạc có ý trách vợ tôi. Tôi vội đính chính:
- Dạ không, vợ con nói Ba cần lấy gốc vú sữa nầy lên.
Không hiểu sao, ông nhạc tôi cười ngất:
- Lấy lên tế tao hay làm chỉ Th..ị.ệ..ệt... cái con nhỏ nầy rắn mắt hết chỗ nói... Thôi bỏ đi, vào nhà uống nước với ba đi con!
Tôi nghe nhẹ nhõm cả người, vì được "rút lui trong danh dự". Nghe lời "vị cứu tinh" tôi vô bếp cất búa, định hỏi vợ tôi xem thế nào, nhưng vừa thấy mặt tôi, nàng tủm tỉm cười, đôi má đỏ gay, khiến tôi quên hết.
Tôi còn đứng lừng khừng, thì tiếng ông nhạc tôi vọng xuống:
- Hai à!
Vợ tôi giục:
- Ba gọi kìa!
- Gọi em mà!
Thêm tiếng "Hai à!" nữạ Vợ tôi hối thúc:
- Dạ lẹ lên! nhanh đi!.
Tôi làm theo như cái máy:
- Dạ! dạ...!
Rồi vội vàng chạy lên nhà trên.
Ông nhạc nhìn tôi, có lẽ cái gốc vú sữa chết tiệt đã làm đầu tóc tôi rối bù, nét mặt thểu thảo, khiến ông động lòng. Ông chỉ cái ghế đối diện, bảo:
- Con ngồi xuống nghỉ, uống nước đi con. Mai mốt có đến thăm chơi, nếu ba có nhờ gì thì làm, không thì cứ nói chuyện với con Hai, đừng làm gì cả.
Ông cười thật hiền hòa, trước khi tiếp:
- Khốn nỗi! cái gốc vú sữa đó, hai người ở đây làm một ngày biết xong chưa. Người ta dân mua bán ăn học mà nó bảo bứng, thì bứng cái gì? Con mà nghe nó thì có ngày bán hết lúa giống. À ha, con Ngọc Dung đâu rồi. Ra bẻ vài trái dừa cho thằng Hai uống coi.
Thì ra "Hai", "thằng Hai" là tôi, tức "chồng của con Hai" đó mà. Tôi cứ ngỡ mình có chút vốn liếng học vấn, ai dè còn dốt nhiều thứ quá!
Thời thế đổi thay, cái thằng "bại trận" vừa rồi như tôi lại nghiễm nhiên được "chiêu đãi", âu cũng là chuyện lạ.
Có tiếng "dạ!" ngọt ngào, ngọt hơn tiếng cô đào đóng vai Điêu Thuyền trong vở Phụng Nghi Đình nữa là khác. Và tiếp theo "gương mặt ngọc" xuất hiện hai má hồng lên nét thẹn thùng, rảo bước ra vườn.
Tôi ái ngại nhìn quanh. Chả lẽ ông nhạc tôi bảo vợ tôi leo dừa. Mà vợ tôi không leo thì ai vô đâỷ Tôi vội thưa:
- Dạ thôi Ba, con không uống đâu!
Có lẽ hiểu được sự xốn xang trong lòng tôi, nên ông nhạc tôi bảo:
- Hay là con ra ngoài vườn chơi với con Hai cho mát.
Được lời như mở tấc lòng, tôi vội vàng rảo bước đi nhanh theo "con Hai" ra vườn, dầu không quay lại tôi cũng đoán được ông nhạc tôi đang nở nụ cười sung sướng. Đến nơi, tôi thấy vợ tôi đang bước nhanh đến cây dừa lão (2), cao gấp ba bốn lần nóc nhà, nàng ngước thẳng cổ, ngắm nghía một hồi rồi xăng tay áo, guộn hai ống quần lên hai bên hông, chực trèo lên. Tôi hoảng hốt, vừa gọi vừa phóng tới vài bước, vội nắm tay nàng ghì lại:
- Không! anh không uống đâu! Em đừng leo, nguy hiểm lắm.
"Nàng thôn nữ" của tôi có vẻ tiếc rẻ:
- Cây dừa nầy trái nước ngọt lắm!
- Ngọt cỡ nào anh cũng không uống. Em khỏi leo Anh không cần. Mình đi vô!
Vợ tôi cười bí mật:
- Nhưng dầu gì cũng phải uống. Anh không chịu uống cây nầy, thì hái cây đàng kia vậỵ Đi theo em!
Vợ tôi dẫn tôi nhảy qua mấy cái mương vườn, đến một cây dừa thân chỉ cao hơn đầu mà nghẹt tráị Nàng đưa tay búng búng vào vỏ dừa rồi vặn luôn taỵ Tôi ngăn lại:
- Đủ rồi, đủ rồi!
- Chưa đủ đâu!
Nàng vặn thêm mấy trái nữa. Hai đứa ngồi xuống bên đống dừa. Vợ tôi ra vẻ suy nghĩ rồi bảo:
- Bây giờ trở vô nhà hơi xa. Anh chịu khó qua nhà chú Tư ở sát mé vườn mình mượn cái búa...
Nghe tới búa, tôi nghĩ ngay đến gốc vú sữa, nên hỏi:
- Chi vậy.
Vợ tôi cười duyên dáng:
- Để chặt dừa chớ chi. Anh qua mượn để làm quen với lối xóm luôn. Anh nhớ nói là rể ông giáo hay là..."chồng con Ngọc Dung" cũng được.
Tôi không vừa:
- Thôi, nói "chồng con Hai" nghe cho nó oai hơn.
Tôi bước đi thì vợ tôi gục đầu vào hai gối cười thành tiếng. Tôi ngạc nhiên, quay lại hỏi đùa:
- Cười gì đó "Hai"?.
Một lát "con Hai" mới nói được:
- Anh thấy ai chặt dừa bằng... búa chưa.
Tôi đớ người, khẽ cốc đầu vào "viên ngọc miền thôn dã" của tôi:
- Em làm anh bị mắc lừa hoài!
Nước dừa ngọt lịm, tôi chỉ uống một hơi là hết sạch một trái, bèn hỏi:
- Sao dừa nầy nhỏ và ít nước quá vậy em?
- Dừa xiêm rặc mà. Mỗi trái chỉ chừng một chén nước. Ở vườn mình chỉ có cây dừa nầy là nước ngọt nhất.
Tôi chỉ cây dừa lão, lúc nảy vợ tôi định leo:
- Còn cái cây cao thấu trời kia.
- Dừa khô.
- Vậy mà hồi nãy em nói cây đó ngọt nhất và định leo lên...
- Ý! Em leo hồi nào Anh tưởng em không sợ chết sao.
- Hồi nãy, nếu anh không cản, em có leo không cho biết...
Nàng cười để lộ hàm răng trắng tuyết:
- Chắc chắn là không leo rồi. Vì liếc thấy anh ra, em giả bộ vậy thôi. Vậy mà cũng tin. Ai dè rể ông giáo thật thà quá!
Dù lòng yêu thương bị "xâm phạm nghiêm trọng", nhưng tôi cảm thấy thích thú. Một "cái gì" len lén vào hồn, làm tôi sung sướng đến lạ kỳ.
Nước dừa chảy vào lòng bàn tay tôi nghe ran rát. Vài mảng da bị dộp, thành tích do tôi "chiến đấu" với gốc vú sữa trước đâỵ Tôi khẽ hít hà. Vợ tôi cầm lấy tay tôi ra chiều âu yếm:
- Em định đùa anh chơị Ai dè...
Thuận tay, tôi ôm đầu nàng ép vào ngực. Nàng giãy giụa:
- Đừng anh, người ta thấy cười chết.
Thời gian trôi mau. Vợ chồng tôi bây giờ đã có hai nhóc con, nhưng kỷ niệm xưa vẫn còn đó, mãi mãi tồn tại trong lòng chúng tôi.
Một lần chúng tôi dẫn hai con về ngoạị Cha Mẹ vợ tôi gởi biếu "ông nội" hơn chục vú sữa, những trái vú sữa mới có trái "chiếng" (3) to lớn bóng lộn. Đến nhà, vợ tôi mời, Ba tôi ăn khen ngon ngọt hơn vú sữa khác. Tôi vọt miệng:
- Vú sữa thì ngon, nhưng gốc vú sữa thì ngon không nỗi.
Vợ tôi lườm tôi một cái dài... dài còn hơn cây dừa lão năm xưa... Ba tôi tinh ý, cười nói:
- Mỗi cái ngon đều có giá trị riêng của nó. Cái ngon của những trái vú sữa đầu mùa nầy là cái ngon của vật chất. Còn "cái ngon" của gốc vú sữa mà con vừa nói, đó là cái ngon của tinh thần. Nếu con đem so sánh giữa vật chất với tinh thần, thì giá trị tinh thần là trường cửu và ưu việt. Còn cái ngon của vật chất chỉ có tính cách giai đoạn hoặc tạm thời mà thôi... Ba nói như vậy để con biết cái giá trị tuyệt đối của tinh thần mà gìn giữ hầu vun quén nó.
Vợ tôi nhìn ba tôi rồi quay đi để dấu nụ cười thích thú./-
Thái Quốc Mưu
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2010
(141)
-
▼
February
(10)
- Lấy Vợ Vùng Quê Thái Quốc Mưu Khi tôi vào cái tuổi...
- Nhân cách Bình Nguyên Lộc Mai Thảo Thời gian đầ...
- TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN TRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN...
- HÒA GIẢI VỚI CỘNG SẢN ? KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI TIỆ...
- TIỂU THƠ Phạm Tín An Ninh Rầm! Tôi và hai th...
- BẾN ÐÒ LÀNG TÔIHạo Nhiên nguyễn Tấn Ích ...
- Cách Trồng và Tỉa Hoa Thủy Tiên: Còn hơn 2 tuầ...
- Cú Phôn Đường DàiTruyện Nguyên NhungGần cuối năm, ...
- MÓN ĂN NHỚ ĐẾN THÌ THÈM Ở xa quê hương, có lẽ nhiề...
- Wei Jingsheng, the “father of democracy” in China,...
-
▼
February
(10)
No comments:
Post a Comment