ÔN CỐ TRI TÂN
Tiền của bố thì khó nuốt lắm.
Hôm nay 30 tháng 1/25, nhân dịp ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Phi tuyên bố, sẽ trả lại các căn cứ hoả tiễn cho Mỹ nếu Trung Cộng không còn hăm doạ Phi.
Chợt nhớ tới ông Ferdinand Marcos là cha của ông Ferdinand Marcos Jr cũng là tổng thống Phi luật Tân.
Nói về cuộc đời ông thi dài dòng. Ai muốn biết thì Google. Ở đây chỉ nói những điều google không biết.
Ông Marcos nắm quyền Tổng thống Phi từ năm 1965 đến 1986. Vì là một Tổng Thống chống Cộng Sản nên ông bị gán là một TT độc tài, do ông rất mạnh tay dẹp các biểu tình của phe chống đối, cũng như sinh viên và cũng do ông nắm quyền tổng thống 2 nhiệm kỳ 6 năm mà không cần bầu bán.
Nhưng nhờ vậy mà kinh tế Phi có một thời phát triển rất mạnh vì tình hình không lộn xộn. Cũng một phần Mỹ viện trợ rất mạnh. Hàng chục tỷ đô họ đã đổ vào Phi.
Lúc đó Việt Nam cộng hoà cũng đã cử một số người sang Phi để học hỏi các chiến thuật chống du kích như rừng núi sình lầy, tình báo chiến lược... Căn cứ hải quân Mỹ ở Subic Bay, phi là một căn cứ rất lớn chứa các tiếp tế cho cả vùng Thái bình Dương và chiến tranh Việt Nam.
Năm 1973, sau hiệp định Paris đình chiến của Việt nam, Có vẽ lo ngại cho tương lai của Phi, nên ông đã ban hành lệnh thiết quân luật và động viên.
Sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ 1975 vì Mỹ có thoả thuận với Trung Cộng bỏ Đông Nam Á để quay lại Trung đông, thì cũng là lúc họ có kế hoạch bỏ Phi.
Thấy vậy Marcos vội vàng bay qua Trung cộng ký kết bang giao và hợp tác kinh tế.
Mỹ nhắm tay Marcos coi bộ khó chơi, nhưng để trấn an Phi, họ tăng viện trợ từ 2,5 tỹ lên 5,5 tỷ .
Năm 1977 các phong trào thân cộng phát triển mạnh vì dân bị bắt quân dịch và kinh tế đi xuống. Biểu tình rân trời nhưng ông Marcos cho lính hốt hết. Điều này làm cho dân chúng bất mãn thêm cộng với kinh tế yếu kém vì tình hình xáo trộn, cộng thêm tin đồn là ông Marcos đã biển thủ tiền viện trợ hàng tỷ đô la bỏ vào ngân hàng Thụy sỹ.
Bị chống đối quá nên năm 1981 ông cho bầu cử lại và ông cũng đắc cử vẽ vang.
Trở lại năm 1973, ông Benigno Aquino Jr là một thượng nghị si vì chống đối lệnh thiết quân luật và động viên của ông Marcos nên ông ra lệnh cho ông Aquino vào nằm hộp. Đến năm 1980 thì nhờ các can thiệp phía lông lá, nên ông Marcos đã cho phép ông Aquino Jr đi Mỹ để chữa bệnh.
Năm 1983 tình hình Phi rất rối ren. Ông Aquino nghĩ là có cơ hội lớn kiếm cơm, nên quyết định trở về lại Phi. Khi vừa đặt chân về phi trường Manila ngày 21 tháng 8,1983 đang trên lúc đứng trên bục phát biểu với những người ủng hộ thì ông bị ám sát chết.
Việc này làm cho mọi mũi dùi chĩa vào ông Marcos và xem ông là thủ phạm.
Đây là lúc bàn tay lông lá xìa ra. Xịa bỏ tiền vào các công đoàn, sinh viên, học sinh tổ chức biễu tình chống đối chính quyền liên tục.
Chịu không nỗi áp lực, Ông Marcos ra lệnh bầu cử lại vào tháng 2/86.
Ai là người có tiếng tăm để tranh cử với ông Marcos? Không có ai.
Giáng sinh 1985, bà vợ ông Benigno Aquino Jr là bà Corazon Aquino lúc đó đang đứng nấu cơm trong nhà cho con, ở South San Francisco, thì có bàn tay lông lá xuất hiện, gõ cửa nhà, yêu cầu chuẩn bị khăn gói và được đưa về Manila lập tức.
Hai liên danh ứng cử được tuyên bố sau đó là Ferdinand Marcos và Corazon Aquino.
Ngày 7 tháng 2, 1986 bầu cử xẩy ra, cả 2 bên đều thắng cử vẽ vang. Phe này đỗ thừa phe kia gian lận.
Ông Marcos tuyên bố nắm quyền. Dân chúng nỗi loạn tiến chiếm dinh tổng thống ngày 25 tháng 2, 1986.
Và bàn tay lông lá lại xuất hiện. Bà Corazon Aquino được đưa lên cầm quyền tổng thống.
Và bàn tay lông lá cũng xuất hiện đưa gia đình ông Marcos từ dinh Tổng thống đến Clark Air Base, Phi và chuyễn tiếp qua Guam và về Hawaii. Tại đây họ cho ông tỵ nạn và không được rời khỏi Hawaii.
Biết ông Marcos có tài sản gởi ở ngân hàng Thụy sỹ, họ ra điều kiện. Nếu ông khai báo thì sẽ được thong thả vào đất liền còn nếu không khai thì cứ nằm ở Hawaii cho đến chết.
Dù bị áp lực rất nặng nề nhưng ông nhất quyết không khai báo thấy ông cán bộ chui trong đống rơm.
Sự việc được báo cáo lên tổng thống Ronald Reagan. Ông Reagan nói chuyện nhỏ.
Ông Reagan ký liền một sắc lệnh. Thụy sỹ phải cung cấp tài khoản ngân hàng cũng như mật mã trương mục của gia đình của ông Ferdinand Marcos cho Mỹ. Trong vòng 24 giờ nếu không nhận được tin phản hồi, ông sẽ cấm tất cả hệ thống ngân hàng Thụy sỹ hoạt động trong hệ thống ngân hàng thế giới.
Nửa đêm ở Thuỵ sỹ, quốc hội Thụy sỹ họp khẩn cấp. Một đạo luật được thông qua có hiệu lực tức thì. Thụy sỹ sẽ cung cấp hoàn toàn các trương mục ngân hàng của ông Marcos cho Mỹ. Tiền của bố trả lại cho bố.
Gia đình ông Marcos sống nghèo khổ ở Hawaii phải nhờ một người bạn là bà Zsa Zsa Gabor giúp đở. Cho đến khi chết năm 1989, gia đình không có tiền mua hòm, bà Zsa Zsa Gabor cũng phải cho tiền làm đám tang.
Thời thế thay đổi. Năm 1991 vợ ông Ferdinand Marcos, bà Imelda Marcos đưa gia đình trở lại Phi. Bà đắc cử vào quốc hội Phi năm 1995 đến năm 2022 và ông con Ferdinand Marcos Jr đắc cử tổng thống Phi vào năm 2022 với số phiếu gấp đôi người đối thủ.
Điều này cho thấy rõ ràng gia đình Marcos không bị dân Phi ghét bỏ hay chống đối như lịch sử đã ghi.
Theo bạn, ông con, Ferdinand Marcos Jr, Tổng thống Phi hiện tại có phải là bạn đời của Mỹ hay không?
FB Le Hoang
No comments:
Post a Comment