Đừng Coi Thường Các Dấu Hiệu Báo Trước.
Đỗ Văn Phúc
Chiều thứ Năm, 5 tháng 11, 2009, một vụ thảm sát tại Fort Hood gây một chấn động lớn trên toàn nước Mỹ. Fort Hood, cách thủ phủ Austin của Tiểu bang Texas chừng 40 dặm, là một căn cứ quân sự lớn nhất Hoa Kỳ. Đây là nơi đồn trú thường trực của hơn 60000 quân nhân lục quân, là nơi chuẩn bị quân số để tăng cường cho các chiến trường Afganistan và Iraq.
Thiếu tá Nidal Malik Hasan, theo Hồi giáo, đã bắn hơn 100 viên đạn để giết chết 12 quân nhân và làm bị thương 32 người khác khi những người này đang có mặt tại một Trung Tâm Y Khoa, nơi Hasan là bác sĩ tâm lý có nhiệm vụ chuẩn bị tinh thần cho binh sĩ trước khi lên đường tham chiến ở Trung Đông vào cuối tháng 11 này
Cũng như ba vụ thảm sát tại Đại Học Texas ngày 1 tháng 8, 1966, Trung Học Columbine ngày 20 tháng 4, 1999 và Đại học Virginia Tech ngày 16 tháng 4, 2007, mà ba thủ phạm Charles Joseph Whitman, Dylan Klebold, và Seung Hui Cho đã cướp đi mạng sống của tổng cộng 58 nguời; người ta chỉ nhắc đến các dấu hiệu báo trước liên quan đến bọn sát nhân sau khi thảm kịch đã xảy ra.
Các dấu hiệu báo trước này (warning signs) đã được gia đình, bạn bè phát giác từ những trang blogs, các điện thư, các đoạn băng ghi hình, nhật ký, sự chuẩn bị… mà các thủ phạm đã biểu lộ hàng tuần, hàng tháng trước khi hành động. Người ta cũng nhắc đến các hiện tượng tâm lý bất thường của hung thủ. Trong vụ Fort Hood, thì người ta đã đưa ra những đoạn văn mà Hasan đã ca tụng bọn khủng bố Ả Rập là anh hùng.
Nhưng có lẽ những chuyện này bị coi là “chuyện nhỏ”, nên người ta đã không quan tâm đến, cho đến khi nổ ra chuyện lớn làm chết hàng loạt người một cách oan ức.
Trong đấu tranh chính trị, ngoại giao, hay chiến tranh quân sự, nhiệm vụ các cơ quan tình báo và an ninh là theo dõi, phát hiện kịp thời những hành vi, dự mưu, khuynh hướng mà có thể dẫn đến hành động đối nghịch. Ngay cả trong lãnh vực pháp luật, tuy chưa kết tội khi chưa có phán quyết của Toà với bằng chứng cụ thể; các cơ quan FBI, Cảnh Sát cũng phải tìm cách ngăn ngừa ngay khi có những phát hiện sơ khởi của tội phạm.
Người có thẩm quyền không chỉ theo dõi những kẻ bất mãn, mà còn lưu tâm đến những người quá tích cực. Phải tìm hiểu cho thấu đáo cái động cơ nào đã khiến họ bất mãn, tiêu cực hay sốt sắng, tích cực quá mức mong đợi. Kinh nghiệm cho thấy những gián điệp giỏi, biết luồn sâu, lách kín vào tổ chức đối phương thường tỏ ra “bảo hoàng hơn vua”, tạo ra nhiều thành tích công trạng sáng chói để ngoi lên trong giới lãnh đạo trước khi thực hiện mưu đồ. Huỳnh Văn Trọng leo đến chức Cố Vấn của Tổng Thống, Phạm Ngọc Thảo được tin cẩn giao cho làm Tỉnh trưởng Kiến Hoà, Phạm Ngọc Ẩn có nhiều uy tín trong báo giới với cả phiá Hoa Kỳ lẫn Việt Nam. Ai dám nghi ngờ những người này là phe địch trước khi cơ quan an ninh có đủ bằng cớ để quy tội họ là gián điệp Cộng Sản. Đại tá Truyền Tin Nguyễn Văn Tý bán khoá đối chứng (mật mã truyền tin dùng trong Quân Lực VNCH) cho Việt Cộng bao nhiêu năm dài, làm lộ bí mật các cuộc hành quân dẫn đến nhiều thiệt hại trầm trọng cho quân ta.
Bỏ qua việc ông Dương Văn Hiệp và bà Lưu Lệ Ngọc từng đi về Việt Nam, đi thoải mái từ Nam ra Bắc với dự tính “thiết lập chi nhánh đài VNHN tại Việt Nam”, thì việc giao tiếp của họ với cán bộ Việt Cộng đã bị phanh phui từ hơn tháng qua là một đề tài rất đáng lưu ý. Nhất là sự giải thích gượng ép và bất nhất của họ càng không thể chấp nhận được.
Trong một lá thư của ban Giám Đốc đài VNHN ngày 20 tháng 9, 2009 có đoạn viết:
“… Trong buổi tiệc mừng sinh nhật chị Lưu Lệ Ngọc vào năm 2007 tại nhà hàng Hee Been ở Virgnia, một người bạn trong nhóm thân hữu đã đi cùng với 2 nhân viên tòa đại sứ Việt Cộng đến tham dự. Anh chị Dương Văn Hiệp đã không mời những người này….”
Rồi sau đó, cũng những vị này giải thích là tiếp xúc với VC để chiêu hồi (Thư từ chức của ông Hiệp và bà Lệ Ngọc ngày 15 tháng 10, 2009) như sau:
“… chúng tôi phải tiếp xúc với đủ mọi thứ người, nếu chúng tôi có phải tiếp xúc với DU HỌC SINH, với CÁN BỘ VIỆT CỘNG, là để TRANH LUẬN, là để GIÁO DỤC, là để TÌM HIỂU.. .hầu lấy đủ kiến thức thông tin…”
Thông thường, những tiệc tất niên, tân niên, sinh nhật là dành hạn chế cho gia đình, bạn bè thân thiết. Nếu ai đó vì lòng tham, muốn có thêm quà cáp; hay muốn chứng tỏ mình là người có tiếng tăm, giao thiệp rộng; thì cũng chỉ mời rộng thêm ra trong thân hữu, hay có quan hệ xã hội như đồng nghiệp, đồng hội, các lãnh đạo hội đoàn, hàng xóm… Khó có thể thông cảm được sự có mặt của những kẻ thù mà mình ghê tởm và hàng ngày lên án trong cái không khí ấm cúng thân thiện của các buổi tiệc gia đình như đã nói.
Đặc biệt, việc chiêu hồi, lấy tin là công tác của các điệp viên của những tổ chức chính đảng hay mặt trận đang đấu tranh. Các công tác này không thể là việc của những cá nhân cho dù giỏi đến mấy, và đang hoạt động trong lãnh vực nào.
Điều đáng buồn là đã có nhiều anh chị em trong tập thể cựu quân nhân, cựu tù nhân, cộng đồng đương nhiệm đã vì lý do nào đó mà lên tiếng bênh vực cho những việc làm sai trái này của hai vợ chồng ông Hiệp.
Một cách chính thức, ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn, đã ra một thông cáo (ngày 5 tháng 11, 2009) coi như “huề cả làng”
Trong thông cáo có đoạn viết:
“Không thể chấp nhận trong lúc này bất cứ một cuộc tiếp xúc, giao du nào giữa người Việt quốc gia với cán bộ CSVN duới bất cứ hình thức nào, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ lý do gì và trong bất cứ tình huống nào”
Dù là người ít học nhất, chúng tôi cũng hiểu ông Đỗ Hồng Anh sẵn sàng bỏ qua những việc giao tiếp với VC trong quá khứ, và có thể trong tương lai; mà chỉ “không chấp nhận trong lúc này”, tức vào thời điểm ông ra thông cáo 5/11/2009.
Ông Đỗ Hồng Anh đem thành tích của đài trong 12 năm qua để bảo đảm cho lập trường của ban Giám Đốc, mà ông quên rằng người ta chỉ nhắc đến vài cá nhân trong Ban Giám Đốc đã có hành vi ngược lại quan điểm của người Việt Tị nạn. Người ta không vơ đũa cả nắm tố cáo hết cả ban Giám Đốc nói riêng hay cả hệ thống đài VNHN nói chung. Tôi không rõ là những người bạn của ông Nguyễn Cao Kỳ có thể mượn cách lý luận này để bào chữa cho việc ông Kỳ giao du với Việt Cộng không?
Trong một đoạn đánh số 2, ông Đỗ Hồng Anh cho rằng “cho đến nay không thấy có một hậu quả nào có thể gọi là làm lợi cho CSVN và gây nguy hại cho công cuộc đấu tranh của người Việt quốc gia chúng ta”
Làm chính trị là tiên liệu. Đằng này triệu chứng đã phơi bày mà không có biện pháp ngăn ngừa; lại muốn chờ cho đến khi tai họa xảy ra mới thừa nhận thì than ôi! lại một lần thảm bại nữa!
Khi đọc đến phần chót, ông Đỗ Hồng Anh “Kêu gọi đồng hương và các hội đoàn hãy đề cao cảnh giác trước những âm mưu thừa nước đục thả câu, đánh phá cùng xúi giục các hội đoàn và cá nhân trong cộng đồng người Việt quốc gia nhằm triệt hạ uy tín và làm sụp đổ các cơ quan truyền thông là nơi có những tiếng nói chống cộng hữu hiệu để dọn đường cho công cụ tuyên truyền của CSVN xâm nhập và lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia theo Nghị Quyết 36 của chúng. “
Chúng tôi không khỏi không liên tưởng đến cách chụp mũ mà Cộng sản đã sử dụng trong chính sách cai trị, răn đe của chúng đối với công dân hay những người đối lập. Đối với chúng, quốc gia bị đồng hoá với đảng Cộng sản, nói trắng ra, đồng hoá bọn lãnh đạo đảng. Đảng là trên hết, đảng là tổ quốc vì “yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã Hội”, là chấp nhận sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, là vân vân và vân vân. Người dân nào lên tiếng phê bình chính sách hay nhân sự của đảng đều bị coi là chống lại đất nước, là “xâm phạm an ninh tổ quốc”.
Chẳng rõ ông Đỗ Hồng Anh có dám coi nhân sự của đài VNHN và nhân sự của Ban Chấp Hành Cộng Đồng là toàn hảo không, là không hề làm điều gì sai không? Và ông Anh có đủ bản lãnh dân chủ để đón nhận sự phê bình của người khác không? Hay hể ai đụng đến nhân sự của ông đều là hành vi mà ông gọi là “đánh phá”, “xúi dục” “nhằm triệt hạ uy tín” của các tổ chức mà ông bao che? Ông Anh cần lưu ý, là những người phê bình chỉ nhắm vào các thái độ, hành vi chính trị của những vị này. Đây là điều rất đáng khuyến khích và rất cần có trong một xã hội dân chủ.
Thưa ông Đỗ Hồng Anh, khi lên tiếng về việc giao du của vài nhân vật lãnh đạo trong đài VNHN, là chúng ta đã ngăn chặn sự “dọn đường cho công cụ tuyên truyền của CSVN xâm nhập” như ông đang lo ngại đấy. Còn việc lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia, là do ý thức của mỗi người – trong đó có ông và có tôi - biết tự chế, không để tình cảm cá nhân làm mờ lý trí, lạc hướng nhận thức về mối hiểm họa chính trị tương lai rất cận kề; làm cho chúng ta quay ra đánh phá nhau bằng những moi móc cá nhân nhỏ nhen trong khi dung dưỡng những hành vi sai trái. Nghị quyết 36 của Việt Cộng chỉ có thể thành công khi còn có những người lãnh đạo trong hàng ngũ Quốc gia quá ngây thơ, nhận thức non nớt và thiếu bản lãnh, kinh nghiệm đối phó.
Rất nhiều người đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên sau khi đọc bản thông cáo của ông Chủ Tịch Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi thật tình không rõ trong cuộc đấu tranh chống Cộng, hai chân ông Chủ tịch đang đứng ở phía bên nào? Xin ông chọn một bên, bên nào cũng được, dứt khoát và rõ rang. Còn cứ đứng dạng hai chân hai bên thì vừa mỏi chân vừa có ngày ngã đau.
Sunday, November 8, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2009
(183)
-
▼
November
(6)
- Đằng Sau Vụ Cảnh Sát Sanjose Hành Hung Du Sinh Hồ ...
- NGHỊ QUYẾT 36 THẮNG LỚN(tiếp theo và hết)Duyên-Lãn...
- OTTAWA KỶ NIỆM 20 NĂM SỤP ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH VÀ ...
- NHỮNG KẺ PHẢN BỘI TRONG GIỚI TRUYỀN THÔNG .Đoàn T...
- Đừng Coi Thường Các Dấu Hiệu Báo Trước.Đỗ Văn Phúc...
- NGHỊ QUYẾT 36 THẮNG LỚNDuyên-Lãng Hà Tiến NhấtBà B...
-
▼
November
(6)
No comments:
Post a Comment