Tuesday, September 17, 2024

Cái khốn nạn của Đảng Dân Chủ là gì?

FB Tam An

(Cho nên kẻ nào ủng hộ Đảng Dân Chủ thời nay, một là ngu dân, hai là Dâm Tặc)

Đảng Dân Chủ ngày nay đã lộ nguyên hình là một cái Đảng đồi bại và đạo đức giả, đi theo đúng Chương Trình Nghị Sự của Đám Deep State đội lốt Satan. Cụ thể là gì:

1/ Ủng hộ phá thai nhân danh quyền tự do của người mẹ, bất chấp thai đã lớn.

Như video dưới đây, cô gái này giả bộ gọi phone tới một trung tâm phá thai lập ra bởi quỹ tài trợ của George Soros (Planned ParentHood Organization- Women's Care có khắp nơi) . Khi cô nói rằng cô lỡ mang bầu tới 34 tuần rồi (tức là bé đã đầy đủ các bộ phận rồi, là một cơ thể hoàn chỉnh có thể đẻ non và nuôi được luôn rồi) , cô bị bạn trai bỏ và muốn phá thai.

Thế là cô nhân viên ở đầu dây bên kia nói một tràng hết sức thành thục và trơ tru, không cảm xúc: Cuộc phá thai này sẽ kéo dài 3-5 ngày, đầu tiên tụi tôi sẽ tiêm mũi này để nong thai, tiếp theo là mũi này để tim thai ngừng đập, chúng tôi cũng sẽ cho chất này để cái của nợ ấy đi ra, và sẽ tiêm chất này để cầm máu và cô ko cảm thấy đau gì cả... Đại khái vậy, tôi không coi kỹ vì nó quá ác chỉ nhớ mang máng vậy.

Cô gái kia mới hỏi: Coi bộ trường hợp phá thai muộn của tôi không phải là hiếm gặp nhỉ, cô thường xuyên làm vụ này à

Bên kia đầu dây trả lời thản nhiên: Tất nhiên rồi, đúng vậy.

Tất cả các tổ chức phá thai hầu hết được fund bởi các quỹ của chính phủ dưới thời Tổng Thống Dân Chủ, vì đằng sau họ là đám Satan khát máu.

Trong khi đó tụi nó luôn mang danh nhân đạo đi cứu chó cứu mèo, cứu động vật, nhưng mà nó lại ủng hộ giết người.

Những trường hợp bị hiếp dâm hay phụ nữ còn nhỏ tuổi bệnh tim không đủ sức khoẻ giữ thai, luật liên bang kể cả phe Cộng Hoà đều cho phép phá thai nhưng khi thai nhỏ dưới 8 tuần mới ở dạng phôi. Còn đây Đảng Dân Chủ nó ủng hộ việc phá thai mọi giai đoạn. Nó coi thai nhi không phải là người, là của nợ của phụ nữ, và người phụ nữ có toàn quyền dứt bỏ của nợ ấy.

2/ Ủng hộ chuyển đổi giới tính làm phá đi sự cân bằng giới, phá đi trật tự xã hội, confused xã hội, đảo lộn mọi giá trị xã hội.

3/ Ủng hộ di cư bất hợp pháp, ủng hộ tụi nghèo mạt vì lười nhưng lại bỏ rơi các cựu chiến binh, bỏ rơi hoàn cảnh người có quốc tịch Mỹ bị vô gia cư do làm ăn thất bát cần được phục hồi, bỏ rơi các trường hợp người công dân Mỹ bị tật nguyền. Nói đúng ra nó không bỏ rơi nhưng mà nó bảo rằng chỉ khi nào nghèo kiết xác, tài khoản nhà bank và mọi tài sản khác dưới $2000 thì mới cho trợ cấp.

Hỏi quý vị nè, cái xe hơi cũ rích đời 1999 nó đã trên $2000 con mẹ nó rồi. Tất nhiên họ không tính cái xe duy nhất để đi và 1 cái nhà. Nhưng mà làm nông tất phải có xe tải, xe van, ngoài cái xe con đang chạy. Chỉ có bọn lười ko làm gì cả mới không cần tới cái xe thứ hai.

Cộng tiền trong bank cỡ $1000 nữa là vượt chỉ tiêu nghèo. Em không nghiên cứu thì thôi, nghiên cứu ra muốn chửi vã vào mặt tụi Chính Phủ.
Vậy nên cái đám nghèo ăn trợ cấp trường tồn là chỉ có nước vô sản, không sở hữu cái gì cả, đi làm lãnh cash trốn thuế, không để tiền xu nào trong bank thì mới được đủ thứ từ housing tới medicaid, cash, wic, đủ thứ.

Vậy là cái chính phủ Biden này chính sách của nó ngu bỏ xừ, cổ suý cho cái đám gian tà sống khoẻ, còn người chân chính không có cửa.

4/ Ủng hộ việc chia rẽ gia đình, núp danh dưới mỹ từ "quyền bình đẳng phụ nữ" và "quyền trẻ em", bây giờ thêm cái quyền "chuyển đổi giới tính" và quyền "tôn trọng người đồng giới, chuyển giới LGBT" . Dùng các đòn đạo đức giả này, nó kích thích phụ nữ vùng lên đòi nọ đòi kia, chia tay ly dị. Nó kích thích đàn ông mất hết bản lĩnh đại trượng phu, tự dưng nhỏ mọn, ẻo lả, chưng diện, mặc váy, đi giày cao gót còn kinh khủng hơn đàn bà, tị nạnh với đàn bà, chi li từng tí, không còn bản lãnh một kẻ trụ cột gia đình nữa. Nó kích thích con cái cãi lại cha mẹ, đối nghịch cha mẹ, thậm chí gọi 911 bỏ tù cha mẹ.

Nó dùng quyền trẻ em, có thể đem Social Worker vào cuộc dứt con nhỏ khỏi cha mẹ nếu không nghe theo bác sĩ điều trị theo hướng uống thuốc, phẫu thuật, chemo giết người độc hại của nó.

5/ Ủng hộ tăng thuế, giết tầng lớp middle class là tầng lớp hiểu biết có học và chịu lao động, nhằm ngu dân để trị, dưới con bài đạo đức "lấy của người giàu chia cho ng nghèo"

6/ Ủng hộ chiến tranh, tài trợ cho những nước chả liên quan gì tới lợi ích của người dân Mỹ nhưng mà liên quan tới cái ổ Deep State của nó, ví dụ Ukraine.

7/ Ủng hộ hàng loạt tổ chức từ thiện nhận con nuôi, cứu trợ các thảm hoạ thiên tai trên Thế Giới nhân danh Liên Hợp Quốc, Unicef Tổ chức bảo vệ trẻ em, nhưng mà thực tế, những đứa trẻ này chỉ 5-10% được nhận làm con nuôi, sống sót, thành danh, làm chứng cho tụi nó rằng tụi nó có ích cứu trẻ em thật. Còn lại, 95% trẻ em đi đâu? Quý vị có biết những mật vụ từng làm trong CIA, FBI và những người từng làm trong Liên Hợp Quốc đã tiết lộ những đường dây hiến tế, buôn bán trẻ em, lấy máu trường sinh, lấy nội tạng phục vụ cho tụi Thượng Đẳng Satan nó lên đến con số 8 triệu trẻ em mỗi năm?

8/ Còn nhiều nữa nhưng nông dân tôi phải đi cho lợn gà ăn, lúc nào rảnh sẽ kể tiếp.
CÁ CHÉP MUỐN ĐƯỢC HOÁ RỒNG


Tương truyền rằng, ngày xưa trên mảnh đất Thần Châu, có một con sông linh thiêng có tên gọi là Hoàng Hà. ở phía trung du Hoàng Hà có một ngọn núi tên Long Môn, có nghĩa là "Cửa rồng".

Ngọn núi này cũng đã tạo nên một câu chuyện về nó, rằng năm xưa khi Đại Vũ trị thủy xẻ núi cho nước chảy xuyên qua khe đá, đã vô tình tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ. Ngọn núi cao chót vót dựng thẳng đứng, nước sông Hoàng Hà mỗi khi đổ xuống tạo thành con thác mạnh mẽ ào ạt, bất kỳ con cá nào cũng khó lòng mà bơi ngược dòng lên được.

Trong làng cá có một loại cá chép nghe nói tới cửa rồng thì mê man muốn được thành Rồng. Làng cá chép mới kéo nhau đến Thuỷ Tề xin cho thi để cá chép lột xác thành rồng.

Cá chép và Rồng là hai sinh vật khác nhau nhưng chúng có thể sống chung nhau trong môi trường Nước. Rồng thì có bổn phận phun nước vào vạn vật nhưng Rồng thỉnh thoảng lại "cà chớn" nền cũng lười biếng đi phun nước.

Cá chép thì khác, chỉ thích chui rúc xuống bùn, nhưng nếu sống được một thời gian đáng kể thì lại sinh chứng muốn hoá Rồng. Tuy nhiên trong thuỷ phận không phải ai cũng muốn hoá rồng mà chỉ loài cá chép mà thôi. Vì thế sau khi đi thỉnh ý Thuỷ Tế xong thì cá chép khoe khoang là chúng sắp được hoá rồng.

Cuộc thi đã được Thuỷ Tề bày ra và mỗi ứng viên dự thi phải thi thố tài nghệ qua ba đợt thi, thì mới được hoá rồng

Rất nhiều sinh vật ở biển đều đến tham gia, cuộc thi gồm 3 cửa ải, mỗi cửa là một đợt sóng mạnh mà chỉ con vật nào thật sự có đủ tài sức mới vượt qua được.

Trong một tháng trời, không có một sinh vật biển nào vượt qua nỗi, có con chỉ mới vượt qua 1 cửa, đến cửa thứ 2 thì trượt, có con chỉ mới nhìn thấy Long Môn cao chót vót thì lập tức bỏ về.

Trong đó có một con tôm đã vượt được 2 đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi gần như hóa rồng nhưng đến cửa thứ 3 thì rớt xuống, do vậy mà ngày nay người ta thấy con tôm có lưng cong lại. 

Đến lượt, một con cá chép vào thi, lúc này gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Thế nhưng cá Chép vẫn mạnh mẽ vượt qua, một hồi là qua cả 3 ải, toàn thân cá Chép dần lột xác từ vảy, râu, sừng, đuôi mọc ra, nhưng không hóa thành con rồng mà lại hoá ra con trâu nước có vóc dáng to lớn oai phong lẫm liệt.

Đàn cá Chép cảm thấy "bất công" cho con cá chép đã không hoá được Rồng mà lại lộn sòng qua làm con trâu nước.

Thuỷ Tề mới giải thích cá chép không hoá được rồng bởi vì tâm tính nhỏ nhen tàn ác, tâm linh nó không đạt được cảnh giới của thần linh.

Con Cá chép muốn hoá Rồng phải trải qua một quá trình tu dưỡng tâm tính, phải kiên trì, sẵn sàng vứt bỏ bản thân, một lòng hướng về những người dân chịu hạn hán, cái tâm của cá chép chưa đạt đến cảnh giới đó, người dân vẫn lầm than trong cơm áo, người già cả thì bị bỏ rơi, con nít chưa đủ năm tháng ra đời thì bị sát hại. Như vậy làm sao mà hoá rồng được.

Câu chuyện truyền thuyết này đã làm tôi nghĩ đến buổi tranh luận giữa Cựu TT Donald J. Trump và bà Phó TT Kamala Harris được điều hường bởi hai xướng ngôn viên của đài ABC là David Muir và Linsey Davis. 

ABC một cơ quan truyền thông chuyên thông tin Bịa đặt về TT Trump và là công cụ truyền thông của đảng Dân Chủ.

Trong cuộc điều hướng buổi tranh luận này David Muir và Linsey Davis đã chỉnh sửa Trump bốn lần cũng như tắt âm thanh của cựu TT Trump 3 lần vào đêm tranh luận hôm thứ Ba ngày 10 tháng 9/2024 .

Hành động "bạch tuột" này dể "bảo vệ" cho con cá chép muốn hoá Rồng đã bị cựu tổng thống Trump và những người ủng hộ ông chỉ trích một cách giận dữ. Trên mạng Xã Hội của cựu TT đã nói "một mình ông đấu với 3 người" ( 2 xướng ngôn viên đài ABC và kamala Harris)

Những người điều hướng buổi tranh luận này đã hỏi về chính sách kinh tế, chiến tranh ở Ukraine, phá thai, cuộc nổi loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 và những thay đổi trong lập trường của Harris kể từ khi bà tranh cử tổng thống năm 2020.

Trong khi Kamala Harris không trả lời được bằng một chương trình hành động nào mà chỉ chú tâm vào công việc "quét sạch mớ hổn độn của Trump" (clean up Donald Trump's mess:. Có nghĩa là khi bà kamala Harris ra tranh chức TT Hoa Kỳ chỉ với một mục đích triệt tiêu Donald J. Trump chứ không nói đến một chương trình hành sự nào có lợi cho người dân.

Cũng có thể bà kamala Harris chỉ muốn thực hiện giấc mơ cá chép hoá rồng nên bất chấp đến phúc lợi của người dân. Nếu chúng ta đòi hỏi một não bộ không năng động, không kích thích được trí tuệ, thì đòi hỏi những điều này thật quá khó khăn cho bà Phó TT. Chẳng khác chi Thuỷ Tề đòi hỏi cá chép phải vượt môn ba lần, và cuối cùng cá chép chỉ thành trâu nước chứ không thể thành Rồng.

Thường thường những người thi đua thể thao, khi thua thì đòi chơi lại lần nữa. Cho nên khi Bà Kamla Harris đòi thêm cuộc tranh luận thứ hai thì Cựu TT Donald Trump cho biết: Dù ông biết cuộc tranh luận vừa rồi là do một cơ quan truyền thông của đảng Dân Chủ điều khiển, và sẽ bất công cho ông, nhưng ông vẫn tham gia vì muốn cho người dân nhận thức sự bỉ ổi của cơ quan truyền thông ABC.

Còn về bà kamala Harris tuy câu hỏi đã được gởi tới trước, và đã tập dượt kỹ lưởng, ấy vậy mà vẫn không thuộc bài, cứ trơ hai mắt cua nhìn cựu TT Trump, Bà đã kích động Trump trong 90 phút, sau đó nghiêng đầu và cười khẩy. Hú hồn, bà ta chỉ cười khẩy chứ không có hắt tiếng ha hả hô hố cố hữu của bà.

Trong khi đó, cựu TT Trump đã tỏ ra rất rõ ràng, là một người thông minh và hiểu biết để điều hành nước Mỹ. Cựu TT Trump muốn nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Nếu qúi vị không sáng suốt mà bầu cho Kamala Harris như vậy thì chúng ta và người Mỹ sẽ thua.

Tất cả đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ tiếp tục sống chật vật với mức giá cao, với nạn lạm phát, với nạn mở cửa biên giới nguy hiểm, với nhiều cuộc chiến tranh gay gắt hơn và các chương trình cấp tiến sẽ được thi hành hơn. .

Chúng ta đang ở giữa cơn bão không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai đời sống của chúng ta mà còn phá huỷ đến đời sống của con cháu chúng ta sau này./.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
9/13/2024


Những kẻ khốn nạn

Một người đàn ông tên Harold, và một thằng khốn nạn tên là Barack.

Điều này tóm tắt cách mà hầu hết những người tự do nhận định quân đội Hoa Kỳ:

Harold đã từng là một đứa trẻ rất thông minh. Anh lớn lên ở Mỹ. Anh đi học và có một tương lai tươi sáng chói phía trước. Harold tràn đầy sức sống nhưng bị cắt ngắn trong một khoảnh khắc chiến tranh. Trong khi ít người từng nghe nói về Harold trước khi chết, nhiều người đã biết đến sau đó và trong cái chết, một điều rất khốn nạn đã xảy ra. Điều gì đã gây sốc như vậy, đặc biệt là khi nó được so sánh với cái chết của người khác gần đây trong tin tức?

Harold là Thiếu tướng Harold Greene Lục Quân Hoa Kỳ. Vào ngày 5 tháng 8 năm 2014, Thiếu tướng Greene đã bị sát hại bởi một tên khủng bố Taliban. Ông được trở về Mỹ với mọi lễ nghi vinh dự quân sự đầy đủ. Có một truyền thống là Tổng Thống phải tham dự lễ tang của một sĩ quan cấp Tướng và các sĩ quan cao cấp bị tử trận trong khi thi hành nhiệm vụ. Tổng Thống Richard Nixon đã tham dự tang lễ của một Thiếu tướng Casey bị tử trận tại Việt Nam và Tổng Thống George W. Bush đã tham dự lễ tang của Trung tướng Timothy Maude, người đã thiệt mạng trong vụ tấn công 11/9. 

Trong khi Thiếu tướng Greene được chôn cất, thằng khốn nạn Barack Obama đang bình thản đi đánh golf. Phó tổng thống Bí Đái (Biden) cũng không ở đó. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng không luôn. Thậm chí cờ toàn quốc đã không được treo hạ nửa cột cờ.

Bốn ngày sau khi Harold Greene hy sinh mạng sống cho nước Mỹ, Michael Brown đã bị giết ở Ferguson, Missouri. Michael Brown là một tên da đen du thủ du thực trẻ tuổi. Trong vài phút trước khi bị bắn chết, tên du côn này đã thực hiện một vụ cướp tại một cửa hàng tạp hóa địa phương. Theo các báo cáo khác, Brown đã tấn công viên cảnh sát Darren Wilson và đánh vỡ xương hốc mắt của ông ta. 

Obama đã long trọng cử một phái đoàn ba người đại diện tòa Bạch Ốc đến chia buồn và tham dự đám tang của tên cướp Michael Brown! Cả Obama và Biden đều đã không tham dự đám tang của sĩ quan quân đội cấp cao nhất đã hy sinh trong nhiệm vụ kể từ ngày 9/11, nhưng chúng nó đã gửi một phái đoàn đến dự đám tang của một tên côn đồ vô loại chỉ vì nó da màu đen.

Khi bà Thủ tướng Margaret Thatcher, một trong những đồng minh trung thành nhất của Mỹ và là đối tác của Ronald Reagan trong việc hạ bệ chủ nghĩa cộng sản Xô Viết qua đời, Obama chỉ gửi qua loa một phái đoàn cấp thấp nhỏ đến đám tang của bà Thủ tướng Thatcher. Khi Chris Kyle, tay Người Nhái Thiện Xạ Hoa Kỳ nhiều thành tích nhất trong lịch sử bị sát hại, không có một biểu hiện chia buồn nào từ tòa Bạch Ốc.

Nhưng khi ca sĩ da đen Whitney Houston chết vì dùng ma túy quá độ, chính phủ Obama / Biden đã ra lệnh cho toàn quốc các lá cờ được treo ở nửa cột cờ.

Không có phái đoàn tòa Bạch Ốc tại đám tang của một anh hùng Mỹ. Anh hùng Mỹ chết và Obama đi đánh golf. Một tên côn đồ vô loại chết và nó đã được một phái đoàn tòa Bạch Ốc tham dự tang lễ.

Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết người Mỹ khinh miệt Obama như một con chó ghẻ lộn giống như vậy, đặc biệt là các thành viên của Quân đội chúng ta.

Và thằng phải gió Biden hiện đang hăng hái khoe khoang về việc chính quyền Obama / Biden "vĩ đại" như thế nào.

Xin mọi người hãy chia sẻ rộng rãi tin này vì sự công bằng của xã hội Hoa kỳ.

meohoang lược dịch


Đừng Quên Cám Ơn

Tác giả bài viết: Haley
(Dịch từ Inspirationstories)

1. Một vị tổng thống hỏi bà cụ sống 104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà trả lời: một là dí dỏm, hai là học biết cám ơn. Lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày nào bà cũng nói nhiều nhất là hai chữ "cám ơn". Bà cám ơn chồng, cám ơn bố mẹ, cám ơn con cái, cám ơn hàng xóm láng giềng, cám ơn mọi sự quan tâm săn sóc dành cho bà, cám ơn từng ngày sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ. Mọi lời nói thân thiết của người khác đối với bà, mọi việc làm bình thường nhỏ nhoi dành cho bà, mọi nét mặt tươi cười hỏi thăm bà, bà đều không quên nói hai tiếng "cám ơn". Mọi người không những không ngán đối với vô số lần cám ơn hàng ngày của bà, trái lại càng gần gũi thương yêu bà, thường cảm thấy nếu mình không thương yêu bà hơn nữa, sẽ có lỗi với từng lời "cám ơn" của bà... 80 năm đã trôi qua, hai tiếng "cám ơn" khiến bà vui vẻ lâu dài, hạnh phúc lâu dài, mạng sống lâu dài, "cám ơn" có bao nhiêu, tình yêu có bấy nhiêu. Tình yêu có ngần nào, "cám ơn" có ngần nấy.

2. Một lần đi xe buýt về nhà, trước mắt tôi có một cô bé 7,8 tuổi, lưng đeo cặp sách, hình như vừa tan học. Khi lên xe em bước không vững suýt nữa ngã. Tôi vội vàng đỡ em một tay. Vừa đứng vững em giơ tay ra hiệu, không biết em định nói gì với mình. Thấy tôi không hiểu em rất bối rối. Ngồi được một bến, tôi sắp sửa xuống xe. Cô bé vội vàng chạy đến nhét vào tay tôi một mẩu giấy. Tôi cứ tưởng có chuyện gì, ai ngờ xuống xe nhìn mẩu giấy, chỉ thấy một dòng chữ xiêu vẹo "cám ơn, cám ơn chú!" Thì ra em bị câm điếc. Không hiểu sao trái tim tôi bỗng trào lên một tình cảm nóng bỏng không sao miêu tả nổi.

3. Ở một thành phố nọ, có cậu bé 14,15 tuổi, vì lấy cắp một quyển sách của một hiệu sách, bị bảo vệ bắt quả tang. Bảo vệ quát mắng khiến cậu vô cùng xấu hổ. Những người khác cũng nhìn cậu với ánh mắt khinh bỉ. Bảo vệ cứ đòi cậu gọi bố mẹ hay thầy giáo nhà trường đến nhận người. Cậu bé sợ co dúm người, nét mặt xám ngoét. Lúc này có một phụ nữ đứng tuổi rẽ đám đông vây xem, xông vào bênh vực cậu bé đang hoảng sợ:

- Đừng đối xử với trẻ em như thế. Tôi là mẹ của cháu!

Dưới con mắt khác thường của đám đông, người phụ nữ nộp tiền phạt cho cậu và dắt cậu ra khỏi hiệu sách, khe khẽ giục:

- Mau về nhà đi con, từ nay trở đi đừng bao giờ lấy trộm sách nữa!

Mấy năm đã trôi qua. Cậu bé luôn luôn nhớ ơn người phụ nữ đứng tuổi không quen biết, luôn luôn hối hận đã không nói trước mặt bà hai tiếng cám ơn. Nếu không có bà, đường đời cậu có thể sẽ rẽ sang một lối khác. Sau khi thi đậu Đại Học, cậu sinh viên đã thề nhất định tìm ra bà.

Nhưng biển người mênh mông biết tìm bà ở đâu? Thế là hàng năm, lợi dụng kỳ nghỉ hè nghỉ đông, ngày nào cậu cũng đến gần hiệu sách chờ nửa tiếng đồng hồ, hy vọng tìm được người phụ nữ đứng tuổi. Việc làm này hết sức mong manh, nhưng mưa gió không cản trở được cậu, cậu vẫn luôn không nao núng. Bởi vì cậu không bao giờ quên khuôn mặt hiền từ của bà. Cứ thế, cậu sinh viên đứng chờ trong hai năm, cuối cùng đã tìm được bà, nói hai tiếng "cám ơn" ôm ấp trong lòng bấy lâu nay...

4. Có một truyền thuyết kể rằng: Có hai người cùng đi gặp Thượng Đế hỏi lối đi lên Thiên Đường. Thấy hai người đói lả, Thượng Đế cho mỗi người một suất cơm. Một người nhận suất cơm, cảm động lắm, cứ cám ơn, cám ơn rối rít. Còn người kia nhận suất ăn, không hề động lòng, cứ làm như cho anh ta mới phải. Về sau, Thượng Đế chỉ cho người nói "cám ơn" lên Thiên Đường. Còn người kia bị từ chối, đứng ngoài cổng.
Kẻ bị từ chối đứng ngoài cổng không phục:

- Chẳng lẽ chỉ vì tôi quên nói "cám ơn"?

Thượng Đế trả lời:
- Không phải quên. Không có lòng cám ơn, không nói ra được lời cám ơn. Người không biết cám ơn, không biết yêu người khác, cũng không được người khác yêu.

Anh chàng kia vẫn không phục:
- Vậy nói thiếu hai chữ "cám ơn" cũng không thể chênh lệch đến thế?

Thượng Đế đáp:
- Biết làm thế nào được, bởi vì lối lên Thiên Đường rải bằng lòng cám ơn. Cửa lên Thiên Đường chỉ có dùng lòng cám ơn mới mở được. Còn địa ngục thì khỏi cần.

5. Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù.

Nó chẳng khác gì mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Rio de Janeiro. Nó nói và chỉ: “Bánh mỳ, ông ơi?”. Nếu sống ở Brazil, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mỳ cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:

- Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này? – Tôi gọi

Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố, nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mi ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt gí vào cửa kính, quan sát. “Nó làm cái quái gì thế ?!” – Tôi nghĩ.

Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Brazil ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: “Cảm ơn chú?!”. Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: “Cảm ơn chú nhiều lắm ạ!”.

Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó. Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Khi tôi viết bài này tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mi cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mi, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn – thực sự cảm ơn – vì những gì họ làm cho chúng ta. Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn cả!

8 Thực phẩm giúp trì hoãn sự lão hoá. 

Nếu biết kết hợp chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoản được sự lão hóa.

Với những người có thói quen vận động cơ thể, việc giải phóng năng lượng thường xuyên dễ dàng duy trì được sức khỏe và sự trẻ trung. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với việc chọn thực phẩm có lợi thì tuổi thọ sẽ tăng rất nhiều.

1- Món ăn cơ thể dễ hấp thụ nhất là cháo. Cháo có thể điều hòa dạ dày, bổ tì, thanh lọc phổi, mát đường ruột. Nhà dinh dưỡng thời nhà Thanh - Tào Tử Sơn đã từng nói: “Người già mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khỏe và hưởng đại thọ”. 

2- Theo nghiên cứu của nhà dinh dưỡng học Nhật Bản thì mướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là ăn nhiều mướp đắng, uống trà mướp đắng và uống nước mướp đắng. Ở Việt Nam, mướp đắng còn gọi là khổ qua, có mặt tại hầu hết các địa phương. Cách chế biến cũng đa dạng, từ hầm canh, xào, ăn sống... tất cả đều tốt cho việc tăng cường tuổi thọ.

3- Bên cạnh khổ qua, sữa bò tươi cũng được coi là một trong những thực phẩm hoàn hảo. Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết khác cho não. Đặc biệt uống sữa là cách bổ sung canxi nhanh và hiệu quả nhất. Nếu công việc căng thẳng khiến mất ngủ, nguyên nhân gây giảm thọ, đặc biệt là với nam giới, chỉ cần thử uống một ly sữa nóng vào buổi tối, sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

4- Ngô (bắp) hiện được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit linolic nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt, lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào không ngừng chuyển động và trao đổi thông tin. Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô tươi sẽ giúp cho bạn có bộ não khỏe mạnh và tất nhiên duy trì cuộc sống dài lâu.

5- Các nhà khoa học chứng minh rằng những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi lẽ trong cà chua có chứa chất lycopene, một chất chống ôxy hóa rất quan trọng, giúp tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư. Có thể ăn cà chua sống hoặc cà chua nấu chín mỗi ngày. Một khi cơ thể đủ khả năng chống ôxy hóa, sự tươi trẻ sẽ duy trì được dài lâu.

6- Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin (C, B6, chất xơ), đặc biệt hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách củ nguyên chất chứa nhiều kali. Khoai tây giàu kali, hữu ích trong việc đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, một người nên ăn từ 3 – 4 củ khoai tây.

7- Trong canh xí quách chứa thành phần chất béo collagen, vừa có thể giúp trẻ con tăng trưởng và giúp người có tuổi tăng sự dẻo dai cho xương, trì hoãn tủy xương lão hóa. Để cơ thể hấp thụ tốt món ăn này, trong thành phần chế biến canh xí quách cần có thêm một ít giấm, sẽ giúp cho phosphor và canxi của xương tan trong canh.

8- Song song với việc cung cấp các chất tái tạo tế bào, ngăn ngừa các tác nhân độc hại xâm nhập cơ thể cũng hết sức quan trọng. Bông cải xanh (broccoli ) là một thực phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Ngoài việc bông cải xanh ( broccoli ) thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho tế bào da ngăn ngừa những tổn hại do bức xạ cực tím gây ra. Ở một quốc gia nhiệt đới, gió mùa như Việt Nam, lúc nào cũng có thể bị tiếp xúc với tia cực tím thì dùng bông cải xanh là lựa chọn khôn ngoan.

9- Tám loại thực phẩm trên, tùy theo khẩu vị, có thể kết hợp, thiết kế thực đơn hợp lý cho từng ngày. Món có thể và nên dùng mỗi ngày là trà xanh. Lá trà xanh vốn nổi tiếng vì khả năng chống lão hóa. Càng ngày, những nhà khoa học lại càng phát hiện thêm nhiều tính năng của trà xanh, nhưng điều khiến người ta quan tâm nhất là việc chống lão hóa và phòng ngừa ung thư của nó. Điều cần lưu ý là khi chế biến trà xanh, không nên hãm trà trong bình kín mà để hở nắp. Hơi trà thoát ra ngoài sẽ khiến nước trà không đục, sậm màu và có thể giữ được lâu.

Càng cao tuổi càng cần ăn ngon!

Chúng ta sống đến tuổi nầy là may mắn lắm rồi! Nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa! Để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp, có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình thì tại sao mình lại hà tiện, chắt chiu để dành cho chúng biết bao nhiêu cho đủ? 

Tuy không hẳn vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên không thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…

Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu.

Quan điểm theo đó người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người già.

Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ khẩu phần đa dạng với thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng. Bằng chứng là người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!

Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao hình thức kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho người già dựa trên các nguyên tắc như sau:

• Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.

• Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.

• Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.

• Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô !. Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.

• Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.

• Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.

• Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.

• Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.

• Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.

• Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…

• Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.

• Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.

Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai.

Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.

Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng


Cảnh sát trưởng: Nghi phạm có súng chỉ cách ông Trump 274-475 mét

Một nghi phạm trong vụ việc mà FBI đang điều tra là một vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump lần hai đã bị bắt giữ nhanh chóng. Theo cảnh sát trưởng địa phương, nghi phạm có súng này chỉ cách ông Trump từ 300 đến 500 yard (274 – 475 mét) khi cựu tổng thống đang chơi golf vào Chủ Nhật (15/9) tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở Tây Palm Beach, Florida.

Cảnh sát trưởng Quận Tây Palm Beach Ric Bradshaw nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo được tổ chức với các quan chức thực thi pháp luật liên bang vào chiều Chủ Nhật (15/9). (Ảnh chụp màn hình video)

“Lúc 1:30 chiều, có cuộc gọi báo rằng có tiếng súng nổ“, Cảnh sát trưởng Quận Tây Palm Beach Ric Bradshaw nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo được tổ chức với các quan chức thực thi pháp luật liên bang vào chiều Chủ Nhật (15/9). “Chúng tôi đã báo các đơn vị ngay lập tức và phong tỏa khu vực“.

Ông Ric Bradshaw cho biết một nhân chứng đã nói với các quan chức thực thi pháp luật rằng anh ta nhìn thấy một người đàn ông nhảy vào một chiếc Nissan màu đen và anh ta đã chụp ảnh chiếc xe và biển số của nó.

“Trung tâm tội phạm thời gian thực của chúng tôi đã chuyển thông tin này đến máy đọc biển số xe và chúng tôi đã có thể bắn trúng chiếc xe đó trên đường I-95 khi nó đang hướng về Quận Martin“, Cảnh sát trưởng Ric Bradshaw nói thêm.

Cảnh sát trưởng Quận Martin Will Snyder đã nói với CNN trước đó rằng các đơn vị của ông đã có thể chặn được chiếc xe và bắt giữ nghi phạm. FBI được cho là đang giam giữ nghi phạm để thẩm vấn, theo lời ông Snyder.

Nghi phạm vẫn chưa được công khai danh tính, nhưng FBI cho biết họ đang điều tra vụ việc như một nỗ lực ám sát ông Trump.

Ông Bradshaw nói với các phóng viên rằng nhân chứng nhìn thấy người đàn ông bỏ chạy khỏi hiện trường cũng đã xác định nhân dạng của ông ta với FBI.

Trong khi đó, các quan chức thực thi pháp luật đã tìm thấy một khẩu súng trường “kiểu AK-47”, được trang bị ống ngắm, đã bị bỏ lại trong bụi rậm nơi nghi phạm ẩn náu.

Ngoài ra, còn có một máy quay GoPro và hai chiếc ba lô. Các vật phẩm đang được xử lý, ông Bradshaw tiết lộ.

“Các sĩ quan Sở Mật vụ có mặt tại sân golf đã làm việc tuyệt vời“, ông Bradshaw nói. “Họ có một đặc vụ nhảy qua từng lỗ một trước tổng thống. Người này đã phát hiện ra nòng súng trường này nhô ra khỏi hàng rào và ngay lập tức tấn công cá nhân đó“.

Một đại diện của Sở Mật vụ, người không nêu tên trong cuộc họp báo, cho biết ông Trump an toàn và không bị thương sau “sự cố bảo vệ” vào chiều Chủ Nhật (15/9). Ông xác nhận rằng sĩ quan Mật vụ đã bắn vào tay súng và tay súng chưa bắn phát nào.

Trong khi đó, ông Jeffrey Veltri, đặc vụ phụ trách văn phòng thực địa của FBI tại Miami, xác nhận rằng cơ quan này đã đảm nhận vai trò điều tra vụ việc.

“Chúng tôi đã triển khai một số nguồn lực, bao gồm các nhóm điều tra, thành viên nhóm ứng phó khủng hoảng, kỹ thuật viên xử lý bom và thành viên nhóm ứng phó bằng chứng“, ông Veltri nói. “Điều chúng tôi cần ngay bây giờ là công chúng tránh xa khu vực xung quanh sân golf“.

Trong khi đó, ông Bradshaw khẳng định rằng hiện trường vụ án đó bây giờ là “an toàn” và cộng đồng không gặp nguy hiểm nữa.

Hải Đăng, theo Newsmax
SÀI GÒN MỘT THỜI CỦA MỘT ĐỜI.


Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm. 

Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh”Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan” là “Sài Gòn tối đi học một mình”, là “Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”.. 

Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành/để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ/tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá / cả âm thanh của cuộc sống mọi người/ một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/trên tim nóng trong linh hồn tất cả /..”

Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: “vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta/ và mỗi chúng ta trên một bóng hình/tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm/trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông/mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng/ tôi chạy điên trong một bánh xe tròn / và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống/ ôi chiếc cầu , ôi sở thú. ôi giòng sông/..” 

Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn / mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi/ mưa hay trời cũng thế thôi/ đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang/..” 

Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người/thấy em nhức nhối nói cười lượn qua/mini-jupe trắng nõn nà/vàng thu gió lộng chiều sa gót giày/ ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay/ hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên/” 

Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng / em chở mùa hè của tôi đi đâu/ chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám / tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu..”..

Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.

Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân, nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.

Phi Trường Tân Sơn Nhất 1970

Buổi trưa, nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu, dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua. Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:

Thành phố ấy, xôn xao tà áo trắng
nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu
guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn
bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù
mây vào áo lồng lộng bay chiều gió
lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò
sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở
tóc ai buông dài xõa những câu thơ.
Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ
Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường
Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở
Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương..

Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố, nghe như mình đã trỡ về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hòa, mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm, nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.

Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:

Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ
Chọn không gian tổ quốc mênh mông
Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ
Vào lửa binh không chút nao lòng
Chia sẻ với nhau thời bão gió
Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn
Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ
Tử sinh ai luận chuyện mất còn?
Ngồi uống cùng nhau các hảo hán
Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường
Sách vở giảng đường thành dĩ vãng
Những chàng trai dệt mộng muôn phương..”

Rồi, vận nước đến thời, gia đình ly tán, đi vào trại tù, nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo. Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác. Như Từ Thức về trần, cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ, ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo, là những vùng kinh tế mới xa xăm , những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt:

Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê
lạnh tanh khuôn mắt người về dửng dưng
vào ra lối rẽ ngập ngừng
mấy năm sao lạ, nỗi mừng chợt xa
cầu thang quẩn dấu chân qua
đời như hạt nước mưa sa bóng chiều
từ rừng máu giọt gót xiêu
thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người
đỏ bầm ánh điện đường soi
cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên
nhìn soi mói nụ cười đen
mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”

Về trình diện công an khu vực , nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói, nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.

Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn. Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…

“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa
khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy
Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã

Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá
Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên
Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện
Cho lỡ làng không chĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây thịt xương còn sót lại một đời
Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười
Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc
Mặt trời lên xua tăm tối cho đời..”

Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng

Nghèo đói, bất công, đe dọa, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần, mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt. May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác. Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú, mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân.

Những buổi chiều nắng quái, đi trong thành phố, mới thấy cảm giác của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm, nên chỉ có một cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường. Lúc ấy, ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố, Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy.

Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra, ở lúc ấy, có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành, bắt người không cần lý do, kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn, kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử giáo dục thì nhồi sọ, hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tộc ta.

Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng, kiếm một chỗ qua đêm, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã. Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bắt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy.

“ .. hè phố rác lạc loài hoa dại
nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi
cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái
ươm bao năm dầu dãi nụ cười
ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ
ho khan ai quằn quại phổi khô
tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ
nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ
rưng não tủy bầu trời tháng chạp
cành cỏ khô héo mãi phận mình
ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc
đêm bến xe tưởng chốn u minh
đường bảy nhánh chỗ nào phải lối
ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm
như tiếng cú rúc trong huyệt tối
người lao xao cõi tạm cuồng điên
Gió nhọn hoắt ngon lành da thịt
mưa giọt soi mộng dữ chân người
ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp
bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời..”

Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển, thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.

Những lần sửa soạn ra đi, tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông, những cây cầu, những dãy phố, mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối, đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ.

Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ 

“ ta thắp nến đọc hoài trang sách kể
Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời
Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy
Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi
Đã đắp xóa bao lần cơn mộng biếc
đường phải đi cho đến lúc xuôi tay
sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt
giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày
Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa
Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng
Đời hiện tại xích xiềng theu bão lửa
Nỗi niềm riêng còn khóe mắt thương thân
Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội
Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao
Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói
Về phương đông nơi bến đỗ tay chào
Mộng ước mãi chiều nao vời cố quận
Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường
Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận
Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương
Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối
Dù giặc thù vây bủa cả không trung
Còn một chén nốc ngụm men vời vợi
Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường
Chuyện sinh tử dỡn chơi thêm ván cuối
cạn láng rồi thử thách với phong ba
ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi
đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.

Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…

Nguyễn Mạnh Trinh
Tôi quyết định bỏ chồng 

– Một bài học sâu sắc cho cả hai.

Những ngày này, tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, nhưng thu nhập chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt dần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi chồng đi làm về…

Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân nghiêm túc phân tích vấn về rồi kết luận: "Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi". Chia tay hội chị em, trên đường về nhà, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc ly hôn. Bước vào nhà, nhìn căn phòng đơn giản mấy năm rồi không có gì thay đổi, tôi bỗng cảm thấy chán chường khó tả.

Đón con về, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà, rồi nó bày bừa đồ chơi khắp nơi khiến căn nhà đã chật chội càng thêm bừa bộn. Tôi chỉ lo thu dọn cái bãi chiến trường ấy cũng đủ mệt bở hơi tai. Đang vội vàng nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay về muộn, cả tuần nay anh ấy không về nhà ăn tối lấy một bữa. Tôi bực mình, thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì bị rớt, tay tôi bị bỏng rộp cả lên.

Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa. Tôi tắt bếp, bước vào phòng, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay bỗng trở nên mờ nhạt và lấm tấm nếp nhăn. Cuộc sống gia đình thật đáng sợ, đã bao lâu rồi tôi không chăm sóc cho bản thân mình, mọi thứ chỉ xoay quanh căn hộ bé xíu và cậu con 3 tuổi. Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa khỏi đây.

Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy có cơm trên bàn, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối. Sao chưa nấu cơm? Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi. Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!

Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh ta chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn: "Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?". Tôi cười khẩy. Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được. Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:

Thứ nhất không nấu cơm nữa, tách sinh hoạt của hai người ra. Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành. Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.

Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, mua được căn nhà đứng tên tôi. Chồng tôi có một cửa hàng làm ăn có vẻ không khá lắm, nhưng dù sao đó cũng là tài sản của anh ta. Như vậy chia ra tôi sở hữu căn nhà, anh ấy lấy cửa hàng cũng là hợp lẽ. Con trai tôi nuôi, anh ta gửi tiền trợ cấp hàng tháng là ổn.

Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn: Tôi muốn tự do! Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục: Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng – Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi… Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi và nói: Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em.

Hết giờ làm việc, tôi đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến. Mấy hôm không gặp, trông anh gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn. Anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi, bỗng tôi thấy cay cay mắt, trong lòng có một cảm giác hoang mang khó tả. Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể đây sẽ bữa cơm cuối cùng của chúng ta.

Anh quay ra gọi người phục vụ: Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh nghêu. Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi: Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không? Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì. Trước giờ anh đều rất dễ tính, món nào cũng ăn được, món nào cũng thấy ăn ngon lành.

Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao? Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi: Thực ra, ngần ấy năm, anh luôn ăn những món mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút. Anh cũng thích ăn cay nhưng em không thích nên đành thôi. Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì. Lần đầu tiên biết anh thích ăn ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng cố kìm lại.

Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em; anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi. Anh định đi đâu? Hình như tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc rằng chúng tôi sẽ sống như thế nào sau khi ly hôn.

Bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh cũng không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…

Anh nói gì thế? Em không phải ly hôn vì những thứ đó. Tôi không ngăn được nước mắt. Ly hôn xong anh sẽ về Nam. Sau này em sống một mình nuôi con sẽ vất vả. Anh để lại tất cả cho em. Cửa hàng dạo này kinh doanh cũng khá hơn trước, em lấy tiền đó tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu. Vậy anh thì làm thế nào? Đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà: cả tin, lương thiện, dễ bị tổn thương.

Tôi bỗng trào nước mắt.

"Đừng khóc!" – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy tình cảm của anh. Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ ba mẹ, họ cũng già cả rồi… Tôi bỗng thấy mình quá vô tâm. Anh là người đàn ông tốt, vậy mà đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh đã phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.

Sao anh không nói những điều này sớm hơn? Anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy. Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói: Anh… Anh có thể không đi không? Chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.

Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Sau khi kết hôn, những lo toan chuyện cơm áo gạo tiền khiến người ta ngày càng không có thời gian quan tâm tới nhau, nhưng đó thực ra không phải vì họ đã thay lòng đổi dạ, mà bởi cuộc sống cần phải vậy. Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.

Xã hội ngày nay ly hôn càng ngày càng dễ, chính vì thế, chúng ta càng cần trân trọng, giữ gìn những gì đang có của hôn nhân phải không các bạn?

LeVanQuy sưu tầm

Blog Archive