Wednesday, July 3, 2024

You'll NEVER guess who's pulling Biden's strings!



Câu chuyện về nước mía

FB Tam An

Nước mía đối với người American gốc Âu, Mỹ nó rất chi là xa lạ. Cứ nói tới hai chữ "sugar" là người ta rùng mình, lắc đầu vì nhớ tới lời bác si Tây Y: Ông (bà) phải kiêng đường và muối, nếu không bệnh tiểu đường sẽ nghiêm trọng hơn, hoặc nguy cơ cao bị tiểu đường, maú mỡ, cao huyết áp, bla bla....

Mỗi lần giới thiệu về món nước mía tới những vị khách da trắng này thiệt là một thử thách. Chúng ta không thể nào thay đổi được cách nhìn của họ về đường cho tới khi có một cơ duyên nào đó.

Đã 4 tuần nay, cứ đều đều mỗi tuần, anh nhân viên bán hàng cây xăng lại ghé tôi mua một túi nước mía nguyên chất. Chả là lúc mới tới vùng này, tui có đem đồ ăn và nước mía đi tặng búa xua, gặp ai làm việc gần gần là tặng.

Anh cám ơn rối rít, nói rằng : Tôi là người Puerto Rico, tôi biết ăn mía, đã lâu lắm rồi, tôi không được nhìn thấy cây mía. Tôi chỉ ăn từ cây mía thôi chứ chưa bao giơ được uống nước mía.

Puerto Rico là một trong 2 tiểu bang thuộc địa của Hoa Kỳ, nằm xa ngoài vịnh Caribbean. Tiểu bang đó kinh tế khá nghèo so với mặt bằng chung của nước Mỹ, cho nên hầu hết những người có năng lực đều tìm vô các tiểu bang đất liền để kiếm việc. Khí hậu nhiệt đới tương đồng với VN, mà dân trồng trọt khá nhiều, cây gì người Việt mình có thì họ cũng có. Cho nên anh chàng này mới biết tới mía.

Tui nói anh: Đây là mía 100% organic đúng chuẩn nhà quê đấy! Tức là mía trồng không thuốc trừ sâu, không phân kích thích, không hoá chất gì, nhờ đất tốt cỏ mục mà lên thôi.

Anh gật gật, bảo thời nay của này hơi hiếm.

Tui tranh thủ "bắn" tiếp:
"Mía là đường thô, chứa rất nhiều vitamjn và glucose, là thứ cần thiết phục hồi cung cấp năng lượng cho cơ thể, nó khác hẳn với đương ngoài chợ."

Anh gật gù uống thêm vài ngụm. Mặt có vẻ thích thú. Tui vội đi nên không biết anh có uống hết hay không.

Thế rồi 1 tuần sau anh hớn hở ra chỗ Food Truck của tôi nói: Ối giời ơi, mừng quá gặp cô mở cửa đây rồi. Tôi cần mua ngay 1 túi nước mía.

Thấy "trúng mánh", tui sáng bừng con mắt đáp lại: Có ngay, $15/túi mía hồng, tôi còn loại xịn xò hơn, mía tím, pha với chanh, nó ra màu hồng vừa ngon vừa bổ vừa xinh.... À thế anh mua uống hay mua cho ai?

- Tôi mua cho vợ yêu của tôi! Anh đáp

Úi giời ơi, nghe mà tui ghen tị với chị vợ này quá xá, coi bộ anh chồng này cưng vợ muốn xỉu.

Tui nói ngay: Thế à, cô ấy uống bao giờ thế?

- À thì hôm trước cô cho tôi 1 ly, tôi nhấp có mấy ngụm rồi tôi mang về cho vợ tôi uống. Cô ấy lúc đầu không chịu uống vì bác si bảo kiêng đường. Tôi nghe cô nói là mía khác với đường ngoài chợ, năn nỉ vợ tôi uống thử.

Ai dè sáng hôm sau, cô ấy nhảy lên sung sướng, nói là tự dưng hai bả vai hết đau nhức. Nên cô ấy bắt tôi đi tìm cô để mua nước mía nữa. Mà mấy hôm nay hóng mãi không thấy cô mở cửa.

+ Tôi thật vui khi nghe tin này. Sorry mấy hôm nay tôi busy quá. Thế cô ấy bị bệnh đau vai à? Tui hỏi.

- Cô ấy làm ở Pharmacy, bị ung thư đã mấy năm. Trị xạ vài lần rồi. Người đau nhức, chóng mặt, uống thuốc dài ngày, chỉ cầm chừng chứ không đỡ. Tôi thương lắm, mua đủ thứ đồ cho ăn. Mà chỉ có nước mía là giúp cô ấy được khoẻ lên trông thấy....

Tôi vui quá xá, hỏi ngay:
+ Thảo nào tôi thấy có một Facebooker tên Mỹ mấy hôm nay cứ vào like lia lịa mấy topic về công dụng của nước mía trên trang Eva's Kitchen của tôi. Chắc là Fb bà xã anh à?

- Vâng, cô ấy đó. Giờ thì tin nước mía khác với đường ngoài chợ rồi.

Thế là tôi được thể tuyên truyền một nùi... nào là đường ở chợ là đường tinh luyện, nó là Refined Sugar, hoá chất cho vô trong rất nhiều khâu, dù là san xut từ cây mía thật nhưng mà nó không còn nguyên chất, không giữ được vitamin và khoáng chất nữa.... ăn vô độc hại là đúng.

Mà mía người ta trồng công nghiệp không à, để có năng suất cao, giá rẻ, thì đương nhiên các nông dân phải trồng dầy, cây mọc chen chúc vì thiếu nắng, họ lại sử dụng phân bón và hoá chất, thuốc trừ sâu rất nhiều. Cho nên nước mía ép ra cứ xỉn màu và rất nhanh hư.... bla bla...

Chả biết anh có hiểu không, vì một đứa là tôi nói tiếng Anh - Việt, còn anh kia nói tiếng Anh - Tây Ban Nha... úi giời ôi, tha hồ mà ngọng...

Chỉ biết rằng anh đã trở thành khách hàng thân thiết mỗi tuần của tui...
Tin Vn

FB Le Hoang

- Bà Le Pen đến Lebanon để gặp các chức sắc lãnh đạo của xứ này. Các chức sắc yêu cầu bà phải quấn khăn che mặt kiểu A Rập mới được cho vào gặp mặt.

Bà nói không có chuyện che mặt. Bắt bà che mặt thì bà éo cần gặp và lên máy bay về lại Pháp.

Bà này chưa lên làm tổng thống Pháp nhưng ngon hơn TT Mỹ.

Có ông Tổng thống Mỹ đi qua Tàu không được đón tiếp mà phải xuống máy bay bằng cửa hậu.

-Tối cao pháp viện ra phán quyết: Các cựu tổng thống Hoa Kỳ giữ quyền miễn trừ khỏi việc truy tố đối với các hành vi được thực hiện trong khi tại chức.

Tổng thống "có thể không bị truy tố vì thực hiện các quyền hạn hiến pháp cốt lõi của mình, và tối thiểu, ông ấy có quyền miễn trừ khỏi việc truy tố đối với tất cả các hành vi chính thức của mình", Chánh án John Roberts đã viết phán quyết cho tòa án, được hổ trợ bởi các Thẩm phán Clarence Thomas, Samuel Alito, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett.

Nhưng "Tổng thống không được hưởng quyền miễn trừ đối với các hành động sau khi cầm quyền “

Đây là một thắng lợi lớn cho ông Trump, vì ông đang bị toà DC buộc tội lật đổ chính quyền trong vụ J6, ngày ông còn nắm quyền TT.

Tối cao pháp viện cũng ban án lệnh về việc biện lý Smith truy tố ông Trump.

"Nếu không có luật thành lập văn phòng Luật sư Đặc biệt của ông Smith, thì ông ta không thể tiến hành việc truy tố này. Một công dân không thể truy tố hình sự bất cứ ai, chứ đừng nói đến một cựu Tổng thống.”

Vụ truy tố ông Trump ở Florida kể như dẹp tiệm.

- Elon Musk nói phe dân chủ nói láo quá ể nhưng không ép phê khi post trên X.

- Obama muốn Biden xuống ngựa nhưng bà Jill không chịu.

- Elon Musk: Báo chí hoàn toàn nói láo và lập lại giống nhau. Báo chí dòng chính không những láo mà là vô cùng láo. Muốn biết sự thật, đọc tin trên X.

- Ông Biden nói con ông là lính, không chết trong thế chiến thứ 2 mà chết trên chiến trường Việt Nam. Không thấy báo chí nào nói con ông già hơn ông.

-Báo chí rầm rộ bơm hơi cho ông Biden sau khi biết ông không xuống ngựa.
Hôm nay họ nói ông Biden tranh luận thua ông Trump vì ông bị cảm nặng.

Hôm nay ông Biden xác nhận việc tranh luận kém cỏi của mình không phải vì bệnh cảm mà vì làm việc cho đất nước nhiều quá. Ông Biden thừa nhận rằng ông "không thông minh lắm" vì "đã đi vòng quanh thế giới để hỏi họp vài lần... ngay trước cuộc tranh luận. Tôi đã không nghe lời nhân viên của mình và sau đó tôi gần như ngủ thiếp đi trên bục tranh luận ."

Tội nghiệp. Ông nghĩ xã hơi hơn 1 tuần trước cuộc tranh luận mà vẫn chưa lại sức.

- Ông Trump sẽ vào tù vào ngày 11 tháng 7 ?
Chưa đâu, quan toà Merchan ở Newyork đã ra phán quyết, đình việc nhốt tù ông Trump cho đến ngày 18 tháng 9.

Sau ngày này ông sẽ ở tù? Chưa đâu, ngày này nằm lọt vào 3 tháng trước ngày bầu cử . Do đó có cho thêm tiền quan toà cũng chẳng dám nhốt ông.

Nhưng, nhưng ông cũng sẽ bị nhốt sau bầu cử.
Ừ, cứ nằm đó mà mơ.

Nghe nói quan toà Merchan ký lệnh ngưng mà nước mắt lưng tròng !!!!

- Tin nội bộ, Các thống đốc đảng Dân chủ vào cuộc sau cuộc tranh luận thất bại khủng khiếp của Biden. Họ đã tổ chức một cuộc họp bí mật ngày hôm qua. Các thống đốc yêu cầu một cuộc họp giữa họ và Bạch ốc nhưng bị từ chối.

Thượng nghị si Dân chủ Arizona, Mark Kelly "đã được họ bàn luận để đưa ông ra làm ứng viên Tổng thống thay thế ông Biden.

Tối hôm qua, ông Mark cũng đã có một cuộc họp với các lãnh đạo đảng dân chủ. Ông Mark là cựu si quan, Phi công chiến đấu của Hải quân, và là cựu phi hành gia NASA.

-Báo New York Times tiết lộ: Trong một tuần lễ chuẩn bị tranh luận, Ông Biden không thể bắt đầu trước 11 giờ sáng và yêu cầu một giấc ngủ ngắn trong buổi trưa mỗi ngày.

"Việc chuẩn bị, diễn ra trong sáu ngày, chưa bao giờ bắt đầu trước 11 giờ sáng và ông Biden đã có thời gian cho một giấc ngủ ngắn buổi trưa mỗi ngày, theo một người làm việc với quy trình này tiết lộ ," @nytimes .

-Luật sư của ông Trump nộp hồ sơ vào toà Florida, chỉ ra chi tiết những hồ sơ của ép bi ai đã bỏ vào các thùng hồ sơ của ông Trump khi xét nhà ông.



Tuesday, July 2, 2024

Hoa Kỳ trục xuất công dân Trung Quốc trong chuyến bay trục xuất đầu tiên đến Trung Quốc kể từ năm 2018

Bộ An ninh Nội địa cho biết chuyến bay mới nhất là một trong hơn 120 chuyến bay thuê bao đến hơn 20 quốc gia kể từ ngày 4 tháng 6.

Một nhân viên của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan đang bắt giữ một người nhập cư bất hợp pháp trong một bức ảnh lưu trữ. (John Moore/Getty Images)

Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện chuyến bay quy mô lớn đầu tiên kể từ năm 2018 để trục xuất nhiều công dân Trung Quốc không đủ điều kiện ở lại nước này.

Bộ An ninh Nội địa thông báo vào ngày 2 tháng 7 rằng cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã thực hiện chuyến bay trục xuất vào cuối tuần, phối hợp với chính quyền Trung Quốc.

Chuyến bay thuê bao chở 116 công dân Trung Quốc trở về nước.

DHS cho biết chuyến bay này là một trong hơn 120 chuyến bay mà họ đã thuê đến hơn 20 quốc gia khác nhau kể từ ngày 4 tháng 6, khi Tổng thống Joe Biden ban hành các hành động hành pháp mới tạm dừng việc cấp quyền tị nạn khi số lượng người vượt biên trái phép đạt hơn 2.500 người mỗi ngày trong bảy ngày liên tiếp.

Theo bộ phận này, kể từ đó, các nhân viên Tuần tra Biên giới đã chứng kiến ​​số vụ chạm trán ở biên giới trung bình trong bảy ngày giảm hơn 40 phần trăm.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi luật di trú và trục xuất những cá nhân không có cơ sở pháp lý khỏi Hoa Kỳ”, Bộ trưởng DHS Alejandro Mayorkas cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 31 tháng 7.


“Mọi người không nên tin vào lời nói dối của những kẻ buôn lậu.”

Ông Mayorkas cho biết bộ phận của ông đang hợp tác với các đối tác Trung Quốc về các vấn đề như vượt biên trái phép và buôn người xuyên biên giới.

Số lượng công dân Trung Quốc bị bắt giữ sau khi nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ đã tăng đột biến trong vài năm qua.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP), lực lượng Tuần tra Biên giới đã bắt giữ hơn 24.000 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ trên toàn quốc trong năm tài chính 2023; tăng đáng kể so với con số gần 2.000 người bị bắt giữ trong năm tài chính 2022 .

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm tài chính này, các nhân viên biên giới đã bắt giữ hơn 31.000 công dân Trung Quốc.

DHS cũng hoan nghênh thông báo từ chính phủ Ecuador rằng hiện họ yêu cầu người mang hộ chiếu Trung Quốc tại nước này phải có thị thực, do lo ngại về việc công dân Trung Quốc đang sử dụng quốc gia Nam Mỹ này làm điểm xuất phát cho các hoạt động buôn lậu hướng về phía bắc vào Hoa Kỳ.

Vào tháng 6, Bộ Tư pháp đã đưa ra cáo buộc hình sự đối với hai chục người có liên quan đến một mạng lưới rửa tiền của Trung Quốc mà họ cho là đã xử lý hơn 50 triệu đô la tiền buôn bán ma túy xuyên biên giới cho băng đảng Sinaloa.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp dụng thêm các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào một cư dân Mexico và hai cư dân Trung Quốc, những người mà Bộ Tư pháp nêu tên là bị cáo trong vụ án rửa tiền.


Tac gia: Ryan Morgan/ the Epoch Times

Thị trưởng Dân chủ của Oakland Sheng Thao bị cáo buộc nhận tài trợ từ đường dây buôn bán ma túy & tình dục

RVM NEWS
NGÀY 2 THÁNG 7 NĂM 2024

OAKLAND, CA – Gia đình đứng sau nhà thầu tái chế của Oakland, California Waste Solutions, thấy mình đang gặp rắc rối khi một cuộc điều tra của liên bang tiết lộ mối liên hệ với các hoạt động tội phạm nghiêm trọng. Andy Duong, một thành viên của gia đình Duong, đang bị điều tra vì liên quan đến một quán cà phê và phòng karaoke đã đóng cửa có liên quan đến việc buôn bán ma túy, môi giới mại dâm và buôn người.

Chính quyền liên bang đã thực hiện lệnh khám xét vào ngày 20 tháng 6 tại nhà của Andy Duong ở Oakland Hills. Cuộc đột kích này diễn ra nhiều tháng sau một cuộc khám xét trước đó tại cùng địa điểm và các tài sản khác, bao gồm văn phòng của California Waste Solutions và nơi ở của Thị trưởng Sheng Thao . Duong, người có gia đình điều hành công ty tái chế, hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến Music Café khét tiếng, một cơ sở ở trung tâm thành phố Oakland.

Quán cà phê âm nhạc, đóng cửa vào tháng 2 năm 2019, được cho là nơi tập trung các “nhà tài trợ rơm” mà Duong sử dụng để chuyển tiền quyên góp cho các ứng cử viên chính trị ở Oakland và South Bay. Andy Duong đã tự giới thiệu mình là chủ sở hữu của quán cà phê, một sự thật được chứng minh bằng nhiều tin nhắn riêng tư và hồ sơ của tiểu bang.

Bất chấp tính nghiêm trọng của những cáo buộc này, Duong vẫn chưa bị bắt hoặc bị buộc tội liên quan đến cuộc điều tra năm 2018 do Cơ quan Kiểm soát Đồ uống Có cồn (ABC) tiến hành, liên kết quán cà phê này với nhiều hoạt động tội phạm khác nhau. Cuộc điều tra đã dẫn đến ba vụ bắt giữ và hai bản án về tội âm mưu và đồng phạm.

“Gia đình Dương là những công dân tốt, luôn tuân thủ pháp luật”, một đại diện cho biết. “Chúng tôi tin rằng mình không tham gia hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động vi phạm pháp luật nào và đang chờ quyết định của cơ quan thực thi pháp luật”.

Với sự tham gia của Charlie Ngo, một người đàn ông 35 tuổi bị cáo buộc là "người hiến tặng rơm" cho gia đình Dương. Ngo đã bị bắt vì tình nghi bán ma túy sau một cuộc đột kích tại Music Café. Từ năm 2016 đến năm 2018, những cá nhân có liên quan đến quán cà phê đã quyên góp khoảng 18.000 đô la cho các ứng cử viên Hội đồng thành phố Oakland, được cho là thay mặt cho Andy Duong. Các cuộc điều tra cho thấy Ngo thường gửi những khoản tiền lớn ngay trước hoặc sau khi thực hiện những khoản đóng góp này mặc dù không có đủ tiền trong tài khoản ngân hàng của mình.

Ủy ban Thực hành Chính trị Công bằng (FPPC) và Ủy ban Đạo đức Công cộng của Oakland đang điều tra những vi phạm về tài chính chiến dịch này. Angela J. Brereton, giám đốc thực thi của FPPC, đã nêu lên sự tham gia của Duong vào Music Café trong hồ sơ của ủy ban. Đại biểu Quốc hội Ash Kalra cũng xác nhận Duong sở hữu quán cà phê này và cung cấp tin nhắn văn bản hỗ trợ cho những khiếu nại này.  

Câu chuyện vẫn tiếp tục trong khi gia đình Dương chờ đợi các thủ tục pháp lý tiếp theo.

Ba Tôi

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra(Ca dao)

Ngày Hiền Phụ hay là Ngày Lễ Cha (Father’s Day) rơi vào ngày Chủ Nhật thứ 3, tháng 6 hàng năm tại Hoa Kỳ, được Tổng Thống Lyndon Johnson chính thức công nhận là ngày lễ quốc gia từ năm 1966, sau đó Tổng Thống Nixon ký thành luật, ban hành năm 1972. Theo lịch sử Hoa Ký, vào năm 1909, bà Sonora Smart Dodd lúc đó 27 tuổi, sau khi nghe diễn thuyết về ngày Lễ Mẹ tại đền Spokane tiểu bang Washington, bà nảy sinh ý muốn có một ngày đặc biệt để tôn vinh người cha, vì cha cũng xứng đáng được tôn vinh như mẹ. Tư tưởng này xuất phát từ lòng can đảm, sự hy sinh và tình thương dành cho các con của cha bà là ông William Smart. Vợ chết ngay khi sinh đứa con thứ 6 vào năm 1898, ông William Smart đã ở vậy, một mình nuôi 6 đứa con ở một nông trại miền Đông tiểu bang Washington Hoa Kỳ. Ngày Lễ Cha do bà Sonora vận động được tổ chức lần đầu tiên ở tiểu bang Washington vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 là ngày sinh nhật của William Smart đến nay (2024) đã là 114 năm, được trên 50 quốc gia trên thế giới hưởng ứng, trong đó có Việt Nam.

Biết được trường hợp của ông William Smart tôi hết sức ngạc nhiên, vì trường hợp của William sao mà giống với trường hợp của ba tôi quá. Năm 1954 mẹ tôi mất khi đứa em út của tôi vừa tròn một tuổi. Ba tôi 36 tuổi, cũng ở vậy một mình nuôi 6 đứa con thơ nhỏ dại, đứa lớn nhất là anh hai tôi, lúc đó mới có 12, còn tôi 11. Sau khi mẹ tôi mất, ba mới đùm túm bày con côi cút trở về quê, cất một căn nhà nhỏ ở khu vườn hoang vắng làm việc đồng áng ở địa danh gọi là Cầu Nước Trong, xã An Lợi, huyện Long Thành, cách Sài gòn 60 cây số về hướng Đông. Hoàn cảnh của ba tôi khó hơn William Smart rất nhiều: Ba phải nuôi dưỡng 6 con, toàn là trai mà đứa lớn nhất mới có 12 tuổi còn William cũng nuôi 6 con nhưng đứa con đầu là gái lúc đó đã là 16, chắc hẵn đã biết chăm sóc các em và đỡ đần cho ba tốt hơn là một cậu trai 12 tuổi như anh hai tôi!

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Về Gia Định là về quê ngoại tôi, còn về Đồng Nai là về quê nội tôi. Ông nội theo Tây học, là người có chức sắc ở địa phương, sinh tất cả 10 người con mà ba tôi là con thứ tám, sinh năm 1918 tại Long Thành. Ông nội là người có học, có chức quyền nhưng không hiểu sao con ông không ai học cao hết, nhất là mấy cô tôi, ngoại trừ ba tôi là biết tiếng Pháp, đẹp trai mà lại hiền lành, được ông cưng nhất. 

Trong một lần từ Sàigòn đi Long Thành bán vé tiết kiệm, ông ngoại tôi đã “chấm” ngay ba tôi. Chấm có nghĩa là ở trong bụng ưng ý, chọn ba tôi làm phò mã, làm con rể mà chưa nói ra. Thế là ông ngoại dẫn ba tôi lúc đó mới ngoài hai mươi, lên Sài gòn, về quê ngoại, giới thiệu với gia đình, để cho má tôi, là trưởng nữ “coi mắt” ba tôi, và… chuyện gì đến đã đến. Ngặt một nỗi là ông nội không bằng lòng làm sui với ông ngoại, chê ông ngoại không ngang “vai vế” và nhỏ tuổi hơn ông, cho dầu ông ngoại là người “văn hay, chữ tốt” và rất tinh thông Hán học. Ông ngoại nhờ không biết bao nhiêu người có uy tín đến thưa chuyện cùng ông nội nhưng ông đã quyết định không là không. Thành thử đám cưới ba tôi chỉ một tay bà nội tôi lo, còn ông nội tôi không ngó ngàng gì tới! 

Má tôi về làm dâu với gia đình ông nội là trăm bề cay đắng, cho dầu được bà nội che chở và yêu thương hết mực. Năm sau mẹ sanh anh hai tôi, thể trạng ốm yếu, đau bệnh hoài. Bà nội nghe lời thày bói nói anh hai tôi phải là con nuôi của má mới là tốt!? Thế là bà nội mới đi tìm một người ăn mày, cho tiền họ, bảo họ giả bộ nhận anh hai tôi làm con, sau đó má tôi mới đến xin về làm con nuôi với hy vọng anh hai tôi hết bệnh. Ông ngoại đặt cho anh hai tôi một cái tên rất đẹp và ý nghĩa là Nguyễn Thành Kỉnh nhưng bà nội tôi đặt tên lại là Chỏi, để cho anh hai tôi có thể chống chỏi, vượt qua được cơn bệnh hoạn.

Tôi biết bà nội còn ông nội thì không, vì ông mất từ lâu. Những chuyện về ông phần lớn là nghe các cô tôi kể lại. Nổi bật nhất là sự khó tính của ông nội và lòng yêu thương vô bờ bến của bà nội với các con, bất kể đó là dâu hay rể! Có một lần nửa đêm cả nhà đang ngủ, ông nội tôi thèm thịt gà. Ông bèn tự tay bắt gà làm thịt, nấu cháo. Xong xuôi ông mới đánh thức mọi người dậy để cùng ăn với ông trong lúc các bác, các chú và cô tôi thèm ngủ chớ đâu có thèm ăn, Ai không dậy nổi ông cũng không tha mà lấy roi mây quất vào đít cũng phải tỉnh ngủ thôi. Nghe nói ông nội tôi còn có roi cá đuối, không biết để đánh ai? Vậy mà cũng có người đi trốn, tìm chỗ ngủ tiếp chớ đâu có ăn! 

Bà nội tôi khi về già thì được các cô tôi rước về nuôi nhưng bà không thích ở hẳn với đứa con nào mà chỉ ở với người này một vài tháng rồi người kia một vài tháng, cứ thế mà xoay vòng tròn cho đến giáp năm. Có lẽ bà nội tôi nghĩ như thế mới là công bằng? Đúng vậy, sự công bằng có kèm theo lòng yêu thương nữa: Mỗi khi bà nội tôi được bàn giao cho cô nào thì mấy cô bắt bà ngồi vào cái thúng, móc vào một cái cân tạ, loại cân heo để cân xem bà tăng ký hay sụt ký. Trường hợp thấy sụt ký thì bà lén bỏ chì vào, gọi là “bù chì” cho bằng trọng lượng của lần cân trước. Hỏi để làm gì thì bà nói để cho các cô tôi vui vẻ với nhau, ai cũng nuôi bà nội tốt hết, nếu không thì các cô tôi phân bì, phiền trách, châm biếm và mỉa mai nhau, khổ lắm!

Ông nội nghiêm khắc, bà nội thì dễ dãi, sanh ra ba tôi “ hiền như cục bột ”. Thấy anh hai tôi bệnh hoài không hết, má tôi mới quyết định ẫm anh tôi về quê ngoại tìm thày chữa trị. Ba tôi không có lựa chọn nào khác hơn là phải theo má tôi về quê vợ, cuộc đời lật sang trang mới. Nghe đâu quê ngoại tôi ở miệt Cần Giờ, Cần Đước, sau này mới tản cư lên xã Phú Xuân Hội, huyện Nhà Bè, tỉnh Gia Định, cách Sài gòn theo đường chim bay chừng 7 cây số. Bên ngoại thì có ông bà ngoại và cậu Tám. Tôi đã được sanh ra ở đây vào năm Quý Mùi 1943. Má tôi có sạp bán trái cây ở chợ Cầu Muối. Bà đẻ hầu như năm một. Thường thì ba đặt tên cho con. Nhưng ở đây ông ngoại mới là người đặt tên cho anh em tôi: NguyễnThành Kỉnh, Nguyễn Đức Đạo, Nguyễn Thế Nhân, Nguyễn Hữu Lý, Nguyễn Kim Lưu, Nguyễn Hữu Thời. Má tôi đẻ đứa nhỏ thì gửi đứa lớn về cho bà ngoại nuôi, bà là một bà Mẹ Việt Nam tuyệt vời. 

So với bà nội thì bà ngoại tôi đau khổ, bất hạnh gấp trăm ngàn lần. Sanh 9 người con nhưng cuối cùng ai cũng bỏ bà ra “đi” hết. Thời gian đầu ba tôi làm ở hãng xăng dầu Shell Nhà Bè với cậu Tám tôi. Từ Sài gòn, ba được xe của hãng đưa rước đi làm hàng ngày. Mỗi sáng tôi ra mé lộ trước nhà canh đúng giờ xe chạy ngang qua để xem coi có trông thấy ba tôi không. Khi xe chạy ngang qua, ba tôi thường thảy xuống cái gói đồ ăn mà má tôi đã làm sẵn cho anh em tôi. Hơn sáu chục năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ như mới ngày nào, những con dế cơm lăn bột chiên, trong bụng có nhét những hạt đậu phộng dòn rụm và béo ngậy mà ba tôi đã thảy xuống cho tôi. Có lẽ ba đã bắt những con dế này ở bờ tường, cột đèn đem về cho má tôi làm thành món ăn đặc biệt cho anh em tôi.

Khi phong trào Việt Minh nổi dậy, không nhớ là năm nào, cậu Tám tôi bị Tây bắt. Thời gian sau cậu được thả ra, ông ngoại tôi sợ quá mới lên Sàigòn, qua vùng Khánh Hội mua đất cất hai căn nhà kế nhau ở đường Tôn Đản, một căn cho ông bà và cậu, một căn cho gia đình ba tôi. Bà ngoại vẫn tiếp tục chăm sóc anh em tôi, còn ba thì bán vé xe buýt cho “Công Quản Chuyên Chở Công Cộng Đô Thành Sài gòn Chợ Lớn”. Ngoài giờ làm việc thì ba phụ bán trái cây với má chớ không bạn bè, đờn ca, hát xướng, văn chương, thi phú như cậu Tám tôi. Khi nào rỗi rảnh thì cậu chở ba đi chỗ này chỗ kia bằng chiếc mô-tô to đùng của cậu. Nếu cậu Tám tôi “bay bướm” bao nhiêu thì ba hiền lành bấy nhiêu. Có những lần ba thất nghiệp ở nhà phụ má tôi rất nhiều, vậy mà bị bà cằn nhằn dữ lắm. Tôi vẫn còn nhớ mãi một câu, ba không nói với ai được, nên phân trần với tôi: “Má mầy nấu cơm khét mà cũng đỗ thừa cho ba”. Không hiểu sao trên đời này lại có người hiền lành đến như vậy. Trong các anh em tôi, người giống tánh ba nhiều nhất là đứa em thứ năm của tôi. Con trai tôi cũng thừa hưởng cái gen của ông nội là hiền lành quá đổi! Hiền lành là một yếu tính của đạo đức nhưng hiền quá chỉ nhận về mình nhiều thua thiệt, khó mà thành công, vươn lên được với đời mà người tốt thì ít, người xấu thì nhiều.

Ông ngoại, cậu Tám và má tôi mất chỉ trong vòng hai năm là một tai họa khủng khiếp giáng xuống bà ngoại tôi và là một bước ngoặt quan trọng đối với ba tôi. Má tôi mất khi đứa em thứ 5 của tôi mới có 4 tuổi. Lúc tẫn liệm má thì em gào thét, khóc lóc dữ dội, không cho mọi người bỏ má vào hòm. Ba tôi thì ghì chặt, vuốt đầu, vỗ về, an ủi em tôi. Hình ảnh này làm sao tôi quên được? Khi viết tới đây thì mắt tôi đã tràn đầy ngấn lệ… Sau đám tang má, một người bà con bên ngoại mới nhận đứa em thứ sáu của tôi về nuôi giúp ba tôi cho ba bớt gánh nặng. Lúc đó em tôi hai tuổi, thể trạng rất yếu và thường hay bị động kinh. Trải qua tuổi thơ đầy cay đắng, sau này em tôi viết tự truyện nói “Mẹ là không có thật trên đời ”! Bà ngoại cùng theo về với mấy người bà con bên ngoại. Trong lúc tang gia bối rối thì ba bị hãng xe buýt cho thôi việc, ông buộc phải dắt 5 anh em tôi về quê Long Thành. Đại gia đình chúng tôi tan đàn, xẻ nghé kể từ ngày đó.

Hơn một năm tá túc ở nhà người cô Năm, ba tôi mua lại một mảnh đất ở Cầu Nước Trong, cất căn nhà nhỏ, mặt tiền hướng ra quốc lộ 15, vừa làm vườn, vừa làm “gà trống nuôi con”. Gọi là làm vườn chớ thật ra vườn tược trong nhiều năm cũng chẳng mang lại hoa lợi gì đáng kể, một phần vì đất đai khô cằn không màu mỡ, phần khác ba tôi không phải là dân làm vườn chuyên nghiệp.Thời gian này mấy cha con sống nhờ tiền cho thuê căn nhà đường Tôn Đản và cái sạp bán trái cây của má tôi để lại. Hàng ngày ba tôi đào mương, cuốc đất, trồng cây thì anh em tôi xuống suối bắt ốc, hái rau hoặc lên rẫy đào củ mài, củ sắn. Cứ thế, thời gian trôi đi, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác… Nhờ trời thương, anh em tôi không đau yếu bênh hoạn gì cả mà vẫn dũng cảm lớn lên như những bông hoa dại trong vườn. Thấy ba tôi cực khổ quá, mấy cô tôi ai cũng đốc thúc ba tôi lấy vợ để bớt cô quạnh và có người chăm nom, săn sóc gia đình. Ba nói để anh em tôi lớn lên rồi sẽ tính chớ cưới vợ bây giờ ba rất sợ cảnh “mẹ ghẻ ” ăn hiếp con chồng. Vậy mà cô Chín tôi tài khôn, từ Sài gòn dẫn về một bà, giới thiệu cho ba tôi. Ba đâu có chịu. 

Lại một trường hợp khác, y như chuyện thần tiên, chuyện cổ tích: Có một người người trông rất sáng sủa, hiền lành, nước da trắng, ăn mặc không sang trọng nhưng gọn gàng, không biết từ đâu, hễ ba tôi vắng nhà là xuất hiện. Bà mang cho chúng tôi bánh trái, rồi sắp xếp đồ đạt, quét dọn nhà cửa từ trong ra ngoài rất sạch sẽ, tươm tất rồi ra đi. Bà xuất hiện nhiều lần như vậy rồi sau đó không thấy trở lại nữa. Tiếc là lúc đó tôi không nói chuyện với bà, cũng không hỏi ba. Câu chuyện đi vào quên lãng, bây giờ ngồi viết mới nhớ lại. Một ý nghĩ thoáng qua, hay là má tôi xuất hiện? Nhưng mà má tôi nước da ngâm đen chớ đâu có trắng như người đàn bà bí mật kia. Không biết là ba và mấy em tôi có biết chuyện này hay không?

Đứa em thứ 6 của tôi cuối cùng cũng được đưa về sum họp với gia đình. Không nhớ là năm nào, chỉ nhớ khi về “nhập bầy” với anh em chúng tôi thì em kêu ba bằng Anh Hai, thấy xe chạy trên đường thì nói là tàu vì nơi em được nuôi lúc nhỏ chỉ toàn là sông rạch, người ta đi lại bằng ghe, thỉnh thoảng cũng có thấy những chiếc tàu. Thời gian ở Long Thành mấy em tôi học trường làng, tôi và anh hai đi học tiểu học ở quận, bằng xe đạp, xa nhà 4 cây số. Mỗi ngày ba tôi dậy sớm nấu cơm cho anh em tôi mang theo ăn trưa ở trường, đến chiều thì đạp xe về nhà. Hết lớp nhất, anh hai tôi thi đậu vào trường Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, còn tôi tiếp tục học trường tư ở quận vì quá tuổi, không thi vào đệ thất ( lớp 6 ) trường công được.

Về quê làm vườn và làm gà trống nuôi con được mười năm, ba tôi được hãng xe buýt kêu trở lại làm việc. Lên Sài gòn ba tôi đòi lại nhà đường Tôn Đản để đưa anh em tôi lên ở. Người ta không trả nhà mà cũng không trả tiền thuê nhiều tháng. Ba phải nhờ luật sư đưa họ ra tòa xin án lệnh trục xuất. Vụ việc kéo dài nhiều năm mới giải quyết xong. Trong lúc đi làm mà chưa đòi lại được nhà không biết ba tôi ở đâu mà cứ mỗi tuần vào chiều thứ bảy thì ba về thăm chúng tôi để rồi chiều chủ nhật ra con lộ trước nhà đón xe đò lên Sài gòn cho kịp đi làm ngày thứ hai. Sáu giờ chiều ba mới về nhưng mới hai giờ trưa thì tôi và bốn đứa em (anh hai tôi học ở Biên Hòa chưa về) đã ra ngồi thành hàng một trước hiên nhà, hướng mắt ra quốc lộ 15 để trông ngóng ba tôi, hy vọng sẽ nhìn thấy một chiếc xe đò nhỏ vừa qua khỏi Cầu Nước Trong thì chậm lại rồi ngừng hẵn: một người đàn ông vóc dáng trung bình, cao độ một thước sáu mươi lăm, áo sơ mi trắng bỏ ngoài, quần tergal màu xanh lợt, một tay cầm ổ bánh mì, tay kia xách con vịt quay, bước xuống. Ba tôi đó! Có những thứ tình cảm mà chữ nghĩa không thể diễn tả và diễn tả hết được. Một em bé ngồi ở ngạch cửa chờ mẹ đi chợ về chỉ trong chốc lát đã thấy dài vô tận. Còn anh em tôi phải chờ đến bảy ngày mới gặp lại ba thỉ nỗi khát khao, vui mừng kia nó to lớn đến mức độ nào? Ba tôi vì hoàn cảnh phải để bầy con thơ dại sống một mình trong căn nhà nhỏ giữa đồng không mông quạnh thì sự nhớ thương, lo lắng và nóng lòng của ba biết lấy gì mà đo lường được? Khi ba về mà có anh tôi về nữa thì thật hạnh phúc. Ba dắt chúng tôi ra dòng suối trước nhà tắm giặt, nô đùa thỏa thích, ba dẫn chúng tôi đi chợ Long Thành mua thức ăn dự trữ cho một tuần. Trước khi trở lên Sài gòn bao giờ ba cũng kho để lại cho anh em tôi một nồi thịt có trứng vit. Niềm vui 24 giờ của chúng tôi trôi qua rất nhanh vì đến chiều chủ nhật thì anh tôi trở lên Biên Hòa còn ba thì đi Sài gòn tiếp tục bán vé xe buýt. Khi nhìn anh và ba chuẫn bị đồ đạc lên đường bao giờ tôi cũng chảy nước mắt, hình như tôi biết buồn kể từ ngày đó, nhưng chưa bao giờ tôi để các em nhìn thấy. Tôi là người rất nhạy cảm và dễ xúc động nhưng trước mặt mọi người bao giờ tôi cũng tỏ ra cứng rắn.

Không nhớ năm nào thì ba lấy nhà lại được và rước chúng tôi lên Sàigòn. Có lẽ lúc đó tôi hai mươi tuổi, vì bài thơ đầu tiên tôi làm đăng báo ở Sàigòn có tên là Tuổi Hai Mươi. Chỉ trừ anh hai tôi là vẫn tiếp tục học trường công ở Biên Hòa còn tôi và các em đều học trường tư, trường Hưng Đạo ở đường Cống Quỳnh, gần chợ Thái Bình và rạp chiếu bóng Khải Hoàn bên quận 1. Chỉ việc lo áo quần, sách vở và học phí cho năm anh em tôi chắc ba cũng mệt. 

Thời gian sau, khi việc nhà cửa và việc học của chúng tôi ổn định thì ba về quê ngoại, tìm và rước ngoại lên ở chung với chúng tôi. Vậy là hơn mười năm bà cháu tôi mới sum hợp lại, mừng mừng tủi tủi, có bút mực nào mà tả cho hết. Lúc má tôi còn sống, ngoại đã nuôi dưỡng và chăm sóc chúng tôi, hai mươi năm sau bà lại tiếp tục khổ cực vì chúng tôi! Thấy sức khỏe của ngoại ngày càng suy giảm, ba mới xin phép ngoại cho ba tục huyền để có người phụ ngoại lo việc chợ búa, cơm nước, coi sóc gia đình và ngoại đồng ý. Người này ở xã An Lợi, hiền lành và ít nói, có lẽ do cô Năm tôi giới thiệu. 

Ngày rước dì tôi lên, ba đốt nhang khấn vái trước bàn thờ của má, ba sai tôi qua nhà bà Năm bên cạnh mua một xị rượu, ba và dì làm lễ với ngoại dưới sự kiến của mấy anh em tôi. Buổi “lễ cưới” cực kỳ đơn sơ nhưng trang nghiêm và xúc động. Anh hai và đứa em út của tôi thì hân hoan còn tôi thì có cảm giác bâng khuâng khó tả, không buồn mà cũng không vui, mặc dầu tôi hoàn toàn tán thành việc tục huyền của ba, thật ra trước đó ba đã hỏi ý kiến của mấy anh em tôi rồi. Có dì thì ba bớt cô đơn và mệt óc, ngoại cũng đỡ vất vả. Rồi một ngày, ngoại lui về Phú Xuân cất một căn nhà nhỏ, giống như cái am bên cạnh nhà ông Năm, em của ngoại, ngày đêm tụng kinh niệm Phật, khi nhớ cháu thì bà lên thăm. Anh Hai tôi từ Biên Hòa cuối tuần đạp xe về Sàigòn sum hợp với gia đình. Ít lâu sau anh mất vì bệnh.

Gia đình tôi ổn định được 5 năm thì ba tôi lại bị cho nghỉ việc, vừa lúc tôi thi đậu tú tài phần 2, nghĩa là vừa xong trung học. Lần này ba quyết định cùng với dì trở về quê, sửa lại căn nhà, chăm sóc lại mảnh vườn đã hoang phế từ nhiều năm. Năm anh em tôi lại sống một mình. Lần này không phải là nơi đồng không mông quạnh mà là giữa lòng đô thị với tất cả phức tạp và nghiệt ngã của nó. Thật là may, ngay khi ba tôi bị nghỉ việc và trở về quê thì tôi được nhận vào làm thông dịch viên tại Ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Bình Dương, cách Sàgòn 30 cây số, với số lương khá cao. Sở dĩ tôi làm được điều này là vì ngoài giờ học phổ thông buổi sáng ở trường Hưng Đạo, ba đã cho tôi học thêm Anh Văn vào buổi chiều, suốt bốn năm cuối trung học. 

Nếu trước đây ba từ Sài gòn về Cầu Nước Trong thăm chúng tôi vào cuối tuần thì đến phiên tôi, từ Bình Dương tôi về thăm các em tôi ở Sài gòn cũng vào cuối tuần. Tuần nào tôi không về được thì đứa em kế lên chỗ tôi ở trọ lấy tiền về chi dùng. Trong thời gian này, cùng lúc tôi chịu hai áp lực, một là gánh nặng gia đình, hai là bị gọi đi lính. Tôi được hoãn dịch vì lý do học vấn. Nếu năm nào tôi rớt một chứng chỉ ở trường Luật thì phải trình diện nhập ngũ ngay. May mắn cho tôi, vừa làm vừa học cực kỳ gian nan, vậy mà sau 4 năm tôi cũng có được mảnh bằng Cử nhân Luật. Kế đến một may mắn nữa là tôi trúng tuyển vào Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, ngạch chuyên viên, lương cao không thua gì lương dân biểu hồi đó. Hàng tháng, ngoài chi phí học hành, chi tiêu trong gia đình cho mấy đứa em, tôi còn giúp được ba. Thường thì mỗi tháng ba lên Sàigòn, ghé thẳng ngân hàng gặp tôi để nhận tiền. 

Đến “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972 luật tổng động viên ban hành, tôi giã từ ngân hàng, nhập khóa 1/72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường đi tác chiến hai năm, tôi được biệt phái về lại ngân hàng cho tới ngày 30-4-1975.

Sau gần ba năm đi “học tập cải tạo” trở về thì ngoại tôi mất, hai em thứ tư và thứ sáu thì “hồi hương” về Long Thành làm ruộng với ba, căn nhà và miếng vườn ở Cầu Nước Trong cũng không còn. Quan trọng hơn là sự chia tay giữa ba và bà dì. Bà trở về sống với con bà, ba tôi thì sống với hai em tôi. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Ba không nói, tôi cũng không hỏi. 

Khi được “tạm tha” về nhà, tôi bị công an địa phương áp lực nặng nề. Họ bắt tôi trình diện mỗi tuần và hối thúc tôi đi “kinh tế mới” như “giấy ra trại” đã ghi. Họ bảo tôi phải “chấp hành”. Tuy vậy, tôi không chịu thua họ, không đầu hàng hoàn cảnh mà cải thiện hoàn cảnh, bằng mọi cách phấn đấu để vươn lên. Kết quả: tôi được nhập lại hộ khẩu, làm việc ở nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, kể cả ở ban Tài Chánh Quản Trị thành ủy Sài gòn, giúp họ cải tiến công tác quản lý các công ty xuất nhập khẩu của đảng. Khi nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động, tôi “nhảy ra” làm việc cho nhiều ngân hàng với nhiều chức vụ quan trọng, như khi tôi giúp nhóm tư bản Đài Loan, xây dựng cho họ một ngân hàng, họ tin tưởng, bổ nhiệm tôi làm Tổng Giám Đốc. Căn nhà cây vách ván ở đường Tôn Đản mà ông ngoại tôi cất từ thuở nào đã mục nát, được tôi xây lại bằng gạch, đẹp đẽ hơn, khang trang hơn. Rồi tôi về Long Thành rước ba lên ở với tôi. Lúc này tôi đã cưới bà xã và có hai con.

Vào một buổi chiều mùa Thu, ba than đau bụng. Tôi chở ba đến bệnh viện đa khoa quận. Nơi đây người ta khám qua loa, bảo là đau ruột thừa rồi quyết định chuyển ba lên bênh viện Nguyễn Trải quận 5. Tôi về nhà lấy thêm đồ đạc cần thiết cho ba, đồng thời báo cho đứa em thứ 5, ở nhà đối diện, cùng đi theo ba với tôi. Nếu là đau ruột thừa thì phải mổ ngay. Lấy lý do là ngày chủ nhật không có bác sĩ (?), người ta để ba tôi nằm ôm bụng suốt một đêm. Sáng hôm sau ba bảo tôi cứ đi làm, một mình em tôi ở với ba cũng được. Tôi đi làm mà lòng không yên. Trưa tôi ghé bệnh viện, người ta nói ba tôi đang ở trong phòng mổ, bảo tôi ra hành lang mà chờ. Thời gian chờ đợi dài khủng khiếp. Tôi nghe như có lửa đốt trong lòng. Rồi người ta đẩy ba tôi qua một căn phòng mà từ cửa sổ hành lang tôi có thể nhìn thấy được: Ba nằm bất động trên giường, chằn chịt những dây truyền dịch, dây trợ thở. Tôi thấy ba cô đơn quá, một sự cô đơn tuyệt đối! Tôi muốn chạy đến bên người, nhưng đã “nghìn trùng xa cách”, vĩnh viễn xa cách! Người ta mời tôi vào văn phòng và cho biết ba tôi đã ra đi! Bầu trời trước mặt tôi đã sụp đổ. Tôi không màng hỏi xem ba tôi mất vì lý do gì và suốt đời tôi không biết vì lý do gì!

Ba tôi mất ở tuổi 73. Nếu có ai hỏi tôi cư xử như thế nào với ba khi người còn sống thì tôi trả lời đã làm hết những gì có thể. Tuy nhiên, có một điều quan trọng tôi rất ân hận là nói chuyện với ba ít quá. Đáng lẽ tôi phải nói chuyện với ba nhiều hơn, để hiểu ba hơn và chia sẻ với ba những nỗi niềm, ưu tư trong cuộc sống. Và, buồn nhất là trong giờ phút lâm chung của ba không có đứa con nào có mặt. Ba tôi có đầy đủ phẩm chất của một người cha (như Willam Smart) mà cả thế giới ngưỡng mộ, lấy làm biểu tượng và dành một ngày trong năm để vinh danh, gọi là ngày Từ Phụ. Các phẩm chất đó là lòng can đảm, sự hy sinh và tình thương cao cả dành cho các con. Ngoài ra, ba tôi còn là một người rất nhân hậu và đạo đức. Đây là một di sản quý báu, đáng tự hào mà anh em chúng tôi đã thừa hưởng và phát huy được từ một người cha khả kính, đúng như nhận định rất chính xác của đứa em út : 

Dầu không thành đạt gì về vật chất. Nhưng tất cả đều đã sống lương thiện, đàng hoàng, biết yêu cái đẹp và còn có thể làm ra cái đẹp nữa”.

Duy Nhân
HỌC ĐỂ LÀM GÌ ?


Thưa quý vị độc giả,

Ai trong chúng ta đều biết học để làm gì. Khi thấy tôi viết một bài với tựa đề “Học Để Làm Gì?”, có lẽ quý vị cho rằng tôi là một kẻ ngớ ngẩn. Không! Tôi không ngớ ngẩn! Sở dĩ tôi viết bài này là để cho những người có học phải nhận lấy trách nhiệm của mình đối với nòi giống.

Trong nấc thang xã hội Việt Nam, Kẻ Sĩ được xếp lên hàng đầu “Nhất Sĩ, nhì nông”. Khi được xã hội trọng vọng, Kẻ Sĩ phải sống đúng với thiên chức của mình: Đem kiến thức của mình để khai hóa dân chúng. Sở dĩ Việt Nam ta bị chủ nghĩa cộng sản đè đầu là vì trí thức Việt Nam bị quỷ ám, nên không nhìn thấy sự tác hại của nó. Một đảng chính trị chủ trương “vô sản chuyên chính” với khẩu hiệu “Vô gia đình – Vô tổ quốc – Vô tôn giáo” mà trí thức hăm hở đi theo là vì ngu. Thử hỏi, khi hoàn thành công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi, gia đình, tổ quốc, tôn giáo đều bị tiêu diệt, thì còn lại cái quái gì để phụng sự? Nếu những nhà trí thức trước khi gia nhập đảng cộng sản mà tự hỏi lương tri của mình, dân Việt ta đâu có bị nhục nhã đến bây giờ?

Hôm nay, tôi xem cái Video Hội thảo của mấy vị cử tri người Mỹ gốc Việt về buổi tranh luận (debate) giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald J. Trump. Ba nhân vật trong buổi hội thảo là ông Trần Thái Văn, ông Tyler Diệp và nhà giáo dục Tạ Trung:


Sau khi coi cái Video, tôi xin phép viết lên cảm nghĩ của một công dân Hoa Kỳ gốc Việt.

Vì không thể sống dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản có chủ trương súc vật hóa con người, may mắn trên thế giới còn có chỗ cho tôi dung thân. Đó là quốc gia Hoa Kỳ. Sau 5 năm sống ở Mỹ, tôi đã đưa tay lên tuyên thệ làm công dân Hoa Kỳ với cảm giác vừa nhục nhã, vừa vui mừng. Nhục nhã vì có tổ quốc mà đành phải nhận nước khác làm tổ quốc của mình. Vui mừng vì còn có quốc gia chấp nhận mình, nên không đến nỗi phải làm người vô tổ quốc. Khi được hưởng ân huệ, tôi phải có bổn phận và nghĩa vụ đối với quốc gia mở rộng vòng tay tiếp đó mình. Bổn phận và nghĩa vụ đó là góp phần (dù rất nhỏ) vào sự giàu mạnh của quốc gia bằng sức lực và bằng trí tuệ.

Tôi mạn phép có ý kiến với nhà giáo dục Tạ Trung.

Người Mỹ dù là một nhà thông thái, một giáo sư Đại học cũng không thể nào có sự hiểu biết về cộng sản bằng một nạn nhân cộng sản đã trải nghiệm tất cả nỗi nhục nhằn, tang thương tột cùng. Người Việt tị nạn cộng sản phải có bổn phận chia sẻ kinh nghiệm đau thương của dân tộc mình về đại họa Cộng sản cho người Hoa Kỳ hiểu, để mà không cho chủ nghĩa cộng sản ngóc đầu dậy.

Các Tổ phụ Hoa Kỳ đã xây lên một chế độ chính trị lưỡng đảng, hoạt động giống cái quả lắc đồng hồ (pendulum) khi sang phải, khi sang trái, khi trở về giữa, nhưng cả hai đảng đều có mục đích đưa quốc gia đến tiến bộ văn minh. Lúc bấy giờ, người theo đảng Dân Chủ hay theo đảng Cộng Hòa đều có thể hòa hợp chung sống với nhau. Về sau này, nền chính trị của Hoa Kỳ gần đây đã mất tính chất do các Tổ phụ đã vạch ra. Đảng Dân Chủ và một số chính trị gia trong đảng Cộng Hòa đã bị Deep State mua chuộc để phá hoại quốc gia. 

Trước đây, người ta thường hay đề cập thuyết âm mưu (conspiracy theory) đối với những vấn đề mờ mờ ảo ảo rất đáng hoài nghi. Nhưng ngày nay, sự thật đã phơi bày, trắng đen đã rõ, không thể đổ tội cho thuyết âm mưu nữa. Bằng cớ tỷ phú George Soros là người có tư tưởng mác-xít (cộng sản) đã dùng đồng tiền và truyền thông để đưa một nhân vật – Barack Hussein Obama – chẳng có thành tích gì đáng kể, lý lịch hết sức mơ hồ (chẳng biết sinh ở Mỹ hay ở Kenya) lên làm Tổng thống. Truyền thông của nước Mỹ không còn tính chất “Fair, Balance, Accuracy”. Truyền thông của Mỹ đã trở thành cực tả, một bộ phận tuyên truyền có ý đồ đẩy nước Mỹ vào con đường cộng sản.

Tổng thống Barack Hussein Obama là người có tín ngưỡng Hồi giáo, đổi sang đạo Tin Lành do Mục sư Jeremiah Wright của Trinity Church rửa tội. Vị Mục sư này thường lớn tiếng nguyền rủa “Godamn America”, hoàn toàn đi ngược lại đức tin “In God We Trust” của người Mỹ yêu nước. Obama là đệ tử hạng nhất của Frank Marshall Davis, một thủ lĩnh cộng sản của Hoa Kỳ. Là một nhà lãnh đạo quốc gia, Tổng thống Obama phải có kế hoạch đoàn kết toàn dân để có sức mạnh, nhưng ông ta lại đề cao khẩu hiệu “Black Lives Matter” chia rẽ chủng tộc và cổ súy phong trào “AntiFa”, thì người Việt tị nạn cộng sản có kiến thức (một chút thôi) cũng phải nghi ngờ ý đồ của tỷ phú George Soros đang có chủ trương đánh đổ vị trí bá chủ của Hoa Kỳ trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia tự đặt mình dưới sự quan phòng của Thiên Chúa (One nation under God) mà Barack Hussein Obama ra lệnh các công chức Liên bang không được chào hỏi nhau “Merry Christmas” vào dịp lễ Giáng sinh, mà chỉ được chúc nhau “Happy Holiday” là cái nghĩa lý gì?

Một vị khoa bảng Việt Nam, có bằng Tiến sĩ phát biểu: “Mỹ có hai đảng, khi Cộng Hòa, khi Dân Chủ lãnh đạo là chuyện thường, đâu có gì mà phải lo?”. Nói thật, tôi khinh kiến thức của ông Tiến sĩ ấy vô cùng. Cái bằng Tiến sĩ của ông ta không bằng miếng giẻ rách chùi nhà cầu, vì ông ta không thấy những gì đang xảy ra trước mắt.

Sau cuộc “debate” ngày 27 tháng 6, tôi đã theo dõi nhiều “show TV” của truyền thông Cánh Tả (hay thổ tả) lâu nay làm tay sai cho đảng Dân Chủ, đều nhìn nhận: “Game is over”. Tổng thống Joe Biden quá bết bát, từ dáng đi đến “podium” giống như một lão già vừa mới ra khỏi nhà mà không biết mình đi đâu, đến giọng nói lắp ba lắp bắp không ra hơi của đứa trẻ chậm lớn. Dù hết lòng bênh vực ông chủ, những nhà truyền thông bất lương cũng cảm thấy lo ngại cho bản thân vì đất nước bị lãnh đạo bởi một kẻ vô tài bất tướng, trí óc u mê trước một thế giới nhiễu nhương.

Ông Tạ Trung được người điều hợp chương trình giới thiệu là một kỹ sư làm việc cho các hãng Quốc phòng suốt 37 năm, một nhà giáo dục, một nhà hoạt động Cộng Đồng tích cực. Nếu ông Tạ Trung không phải là nhà giáo dục, nhà hoạt động Cộng Đồng, tôi sẽ không ngồi viết bài này. Vì lo ngại giới trẻ Việt Nam bị nhà giáo dục Tạ Trung đầu độc tư tưởng, tôi phải lên tiếng.

Ông Joe Biden là một chính trị gia vô tích sự, bị chứng đạo văn (ăn cắp trí tuệ) nhiều lần từ khi đi học đến khi hành nghề “Nghị sĩ”, mà được bầu làm Thượng Nghị sĩ từ năm 1972 và được tái đắc cử sau mỗi 6 năm, rồi được làm Phó Tổng thống 8 năm, đủ chứng tỏ đảng Dân Chủ quá tồi, vì không có nhân tài để thay thế một kẻ vô dụng. Năm 2020, Joe Biden chỉ nằm dưới hầm để tránh Covid, mà đắc cử Tổng thống trước một Tổng thống đương chức thành công hơn tất cả các vị tiền nhiệm, thì chỉ có sự gian lận mới thắng, vì quần chúng cử tri Hoa Kỳ không đến nỗi ngu si, đần độn mà bầu cho ông ta.

Hiện tượng phá hoại nền an ninh, kinh tế của quốc gia do đảng Dân Chủ và Joe Biden gây nên là quá rõ ràng. Chỉ có hạng người giả vờ tị nạn cộng sản để kiếm ăn thì mới không thấy lãnh đạo của nước Mỹ đang bị cả thế giới khinh bỉ. Nhà giáo dục Tạ Trung bảo rằng có lẽ ông Joe Biden bị bệnh cảm, thì mặt ông Joe mới có vẻ đờ đẫn như vậy. Bởi vì cách đây một tháng ông Tạ Trung được mời vào Tòa Bạch Ốc thấy Joe Biden rất tinh anh, rất linh hoạt. Nói ra điều đó để bào chữa cho ông Joe Biden, nhà giáo dục Tạ Trung tỏ ra vô tư cách, vì Joe Biden đã tỏ ra hết sức ngớ ngẩn khi dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh lên bờ biển Normandie vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. Chỉ có kẻ thiếu lương thiện mới bào chữa như ông Tạ Trung.

Cô bé Sonia Ohlala còn biết đảng Dân Chủ đang áp dụng kỹ thuật cai trị kiểu Cộng sản, nhưng lão già Tạ Trung mệnh danh là nhà giáo dục mà không thấy, thì tôi không hiểu ông ta học để làm gì? Tôi chưa hề biết ông Tạ Trung là ai. Cho đến khi người điều hợp cái Video giới thiệu ông Tạ Trung là nhà giáo dục, là nhà hoạt động Cộng Đồng thì tôi mới viết bài nhận xét này. Tôi biết nhiều nhà trí thức nếu xem cái Video trên đều nhìn ra sự vô tư cách của ông Tạ Trung, nhưng giữ im lặng vì nói ra sẽ gây oán thù.

Tương tự như thế, trước đây “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” do mấy cậu sinh viên trong tổ chức “Thanh Niên Người Việt Tự Do” xúi giục ông Phó Đề đốc Việt Nam Cộng Hòa thành lập, để sang những cánh rừng Thái Lan dựng chiến khu, mà những người trí thức, những tướng lĩnh có trách nhiệm với đồng bào không chịu lên tiếng cảnh giác vì việc làm của Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh là hoàn toàn bá láp. Bá láp vì phát động quần chúng rầm rộ, nhưng thực chất hoàn toàn là con số không. Tờ báo Kháng Chiến của Mặt Trận, nếu người đọc có một chút nhận thức, sẽ thấy ngay đấy chỉ là tờ truyền đơn, tờ quảng cáo rẻ tiền của bọn con buôn kháng chiến. Nhưng trí thức lên tiếng phản đối thì sợ … mất lòng! Chính vì sự cả nể, rụt rè của trí thức mà bọn buôn thần bán thánh, bọn con buôn chính trị, bọn con buôn kháng chiến như anh em nhà Hoàng Cơ mới giàu có, sống trên xương máu đồng bào.

Trước đây, tôi đã không im lặng trước hành vi lừa đảo của ông Hoàng Cơ Minh, dù bị dọa bắn, dọa giết. Hôm nay, tôi cũng không im lặng trước nhà giáo dục Tạ Trung đã khen ngợi ông Joe Biden, một người đang phá hoại nền tảng đạo đức và văn minh của nước Mỹ. Tôi coi đó là bổn phận và trách nhiệm của một người có học, dù học ít!

Hồ Chí Minh do Mao Trạch Đông dựng lên là có mục đích tiêu diệt nòi giống Việt Nam. Hồ Chí Minh có tội rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhưng lại là có công đối với dân Tàu.

Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh là một Tướng lĩnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì tham làm lãnh tụ, nên mới bị cái đám “Thanh Niên Người Việt Tự Do” xúi giục làm chuyện bá đạo. Khi Trung tá Nhảy Dzù Lê Hồng, sinh viên Ngô Chí Dũng thấy tuyệt vọng, muốn trở về Hoa Kỳ thì bị lãnh tụ Hoàng Cơ Minh thanh toán. Do đó, cái tội của Hoàng Cơ Minh gấp đôi tội Hồ Chí Minh, vì đã xuống tay giết những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa yêu nước. Nếu người Việt Nam tiếp tục muốn yên thân, sợ mất lòng thì bọn đầu cơ, thiếu nhân cách như ông Tạ Trung sẽ hoành hành. Người trí thức trong nước muốn lên tiếng thì bị bịt miệng. Người trí thức ở Hải ngoại có quyền tự do lên tiếng những điều chính đáng, tại sao lại im lặng? Lương tri con người để đâu?

Tôi hy vọng bài viết này sẽ được một ai đó chuyển cho ông Tạ Trung đọc. Tôi chờ đợi nhà giáo dục Tạ Trung có thể nêu lên một thành tích gì đáng kể của Tổng thống Joe Biden đã mang lại cho an ninh, thịnh vượng của Hoa Kỳ.

Bằng Phong Đặng văn Âu, 
Ngày 29 tháng 6 năm 2014. Telephone: 714 – 276 – 5600

10200 Bolsa Avenue, Westminster, CA.92683. bangphongdva033@gmail.com
Bắt nhóm đưa người sang Úc trái phép dưới vỏ bọc ‘nhà sư’

July 2, 2024

HÀ TĨNH, Việt Nam (NV) – Hôm 2 Tháng Bảy, Công An Tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố, bắt giam ba bị can Đậu Thị Khuyên, 52 tuổi; Nguyễn Thị Ngọc Hằng, 46 tuổi; và Nguyễn Văn Khánh, 28 tuổi, về tội “tổ chức cho người khác trốn đi ngoại quốc” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.”

Báo Tuổi Trẻ dẫn hồ sơ điều tra cho biết từ cuối năm 2023, lợi dụng việc các cơ sở Phật Giáo ở Úc thường xuyên tổ chức các khóa tu học dành cho Phật tử trên toàn thế giới nên đã móc nối, tổ chức cho nhiều người ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sài Gòn… trốn sang Úc lao động trái phép, rồi tìm cách định cư bằng cách làm giả hồ sơ nhà sư. Ai muốn làm giả hồ sơ xin cấp thị thực xuất cảnh nộp 300 triệu đồng ($11,785)/người.
Ba bị can (từ trái) Đậu Thị Khuyên, Nguyễn Thị Ngọc Hằng và Nguyễn Văn Khánh. (Hình: VNExpress)

Do muốn đi Úc định cư, đầu năm 2024, anh Hồ Văn Thìn, 36 tuổi, ở xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, đã liên lạc với nhóm bà Khuyên, nhờ giúp đỡ.

Bà Khuyên hứa khi xuất cảnh sang Úc sẽ được giới thiệu công việc về nông nghiệp, có thu nhập ổn định. Để hợp thức hóa hồ sơ, anh Thìn được bà Khuyên và bà Hằng yêu cầu cạo trọc đầu, mặc đồ nhà sư rồi đưa đến chùa Kim Quang, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, để chụp hình nhằm giả mạo nhà sư tham gia các hoạt động của chùa về Phật Giáo.

Sau đó, bà Hằng liên lạc với các cơ sở tôn giáo tại Úc để xin thư mời tham gia các hoạt động Phật Giáo ở chùa Quan Âm Thiền Tịnh (Úc) cho anh Thìn dưới danh nghĩa là nhà sư đang tu tập tại chùa Kim Quang với pháp danh Thích Giác Ngộ. Đồng thời, bà Hằng cũng hướng dẫn anh Thìn cách thức trả lời phỏng vấn tại Trung Tâm Tiếp Nhận Hồ Sơ Xin Thị Thực Canada VAC.

Đến hôm 4 Tháng Năm, sau khi nhận đủ 300 triệu đồng, nhóm của bà Khuyên bàn giao thị thực du lịch Úc, vé máy bay, căn cước công dân giả, cho xe chở anh Thìn đến phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, để làm thủ tục xuất cảnh.
Anh Hồ Văn Thìn lúc bị công an phát hiện giả nhà sư. (Hình: Tuổi Trẻ)

Trong lúc anh Thìn đang làm thủ tục để xuất cảnh sang Úc, thì bị giới hữu trách ngăn chặn do phát hiện sử dụng nhiều giấy tờ giả và tiến hành xác minh làm rõ sự việc.

Từ lời khai của anh Thìn, Công An Tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ ba nghi can Khuyên, Hằng và Khánh.

Giới hữu trách đang lập hồ sơ để xử phạt hành chính với anh Thìn vì mạo danh nhà tu hành. Hiện vụ án đang điều tra mở rộng. (Tr.N)

 "Tucker Carlson’s Warning to Australians | Melbourne, Australia Full Speech"




Blog Archive