Thursday, August 13, 2020

SUY ĐỒI CHÍNH TRỊ
(Bài 3)
Tác giả Nguyễn thị Bé BảyNgày đăng: 2020-08-13
(Xem lại Bài 1 và Bài 2)
(trích bài Suy Đồi Chính Trị và Khủng Hoảng Xã Hội... của Ngô Xuân Vũ)
Tổng thống chỉ thích nghe những lời xu nịnh, xa lánh những người trung thực dám nói thẳng suy nghĩ của mình, đó là lý do mà trong nội các của Ông có hàng loạt người đáng kính từ chức hay bị cách chức, như các Đại tướng James Mattis, John Allen... Ông cũng tìm mọi cách để hủy bỏ tất cả những thành tựu của người đi trước -TT Obama- mà nước Mỹ đã tốn bao nhiêu công sức mới có được. Ông chủ trương co rút để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, như rút khỏi Hiệp Ước Biến Đổi Khí Hậu của thế giới, rút khỏi W. H. O ( Tổ Chức Y Tế Thế Giới ) trong mùa đại dịch, rút khỏi Hiệp Ước Giải Trừ Vũ Khí Hạt Nhân của sáu nước với Iran, rút khỏi TPP - một Hiệp Định Kinh Tế với các quốc gia đồng minh có mục đích bao vây Trung Cộng, Ông báng bổ khối Nato, xung đột liên tục với các quốc gia đồng minh truyền thống... Co rút, cô lập để làm cho nước Mỹ vĩ đại?! Một chính sách không thể nào hiểu được của TT Trump. Tổng thống Obama khác hơn, như trong diễn văn nhậm chức lần hai, Ông nói : “Nước Mỹ là bạn của mọi quốc gia và mọi người. Nước Mỹ đã hạ gục chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa Cộng sản bằng những liên minh vững chắc và niềm tin bền bĩ “. (ngưng trích)
Xin lần lượt làm sáng tỏ những điều liệt kê ở trên:
I. Tổng thống chỉ thích nghe những lời xu nịnh, xa lánh những người trung thực dám nói thẳng suy nghĩ của mình, đó là lý do mà trong nội các của Ông có hàng loạt người đáng kính từ chức hay bị cách chức, như các Đại tướng James Mattis, John Allen.
- Nếu có bằng chứng TT Trump chỉ thích nghe những lời xu nịnh thì tốt quá, nên nêu ra một cách cụ thể để dạy ông một bài học.
- Nói thí dụ, nếu quý vị là chủ nhân của một công ty, quý vị sẽ đối xử thế nào với những nhân viên không theo đúng quy tắc, lề luật và làm ngược lại chính sách, đường lối phát triển của công ty? Quý vị muốn nhân viên làm được việc cho công ty hay muốn nhân viên chống lại quý vị? Xin hãy trả lời thẳng thắn và lương thiện!
- Tổng Thống cần một nội các gồm những thành viên hợp sức với ông để thực hiện những chính sách đã đề ra, Tổng Thống không cần thành viên bất đồng chính kiến hay đối lập, vì hai việc này đã có đảng Dân Chủ và truyền thông dòng chính phụ trách rồi.
2. Ông cũng tìm mọi cách để hủy bỏ tất cả những thành tựu của người đi trước -TT Obama- mà nước Mỹ đã tốn bao nhiêu công sức mới có được.
Tiếc rằng Ngô Xuân Vũ cũng chỉ nói tổng quát và mông lung về những thành tựu của TT Obama.
Dưới nhãn quan của người viết bài này, thì TT Trump không "hủy bỏ những thành tựu của người đi trước", mà ông hủy bỏ những điều lệ (regulations) đã trói tay và ngăn trở sự phát triển kinh tế quốc gia.
Có hàng trăm điều lệ (regulations) của Obama đã được Trump hủy bỏ, nhưng quan trọng nhất là cấm khai thác dầu hỏa, khí đốt và than đá, với lý do mà Obama viện dẫn là để bảo vệ môi sinh!
Sau khi điều lệ cấm khai thác dầu hoả được hủy bỏ, chỉ trong vòng 2 năm, Hoa Kỳ đã trở thành một quôc gia sản xuất dầu hỏa đứng nhất thế giới, dĩ nhiên không còn phụ thuộc vào OPEC hay Saudi Arabia . Đó là tại sao giá xăng tại Hoa Kỳ hiện nay rẻ chưa từng thấy!
Điều này khiến nảy sinh thắc mắc: hình như ông Obama không muốn Hoa Kỳ độc lập về năng lượng thì phải?
Thật là vô lý trong khi tài nguyên quốc gia dư thừa thì cấm không được đụng tới, nhưng lại dùng tiền đi mua năng lượng của người ngoài với giá cả hoàn toàn do thiên hạ định đoạt. Nhưng tại sao Obama lại ép Hoa Kỳ phải chịu lép vế về năng lượng như thế? Cái này thì nào ai biết được là có bao nhiêu lý do thầm kín? Who knows???
Cũng vì Hoa Kỳ trở thành quốc gia sản xuất dầu hỏa đứng nhất thế giới mà nhiều người chỉ trích TT Trump đã làm cho môi sinh trở nên tồi tệ vì lượng khí thải Carbon Dioxide do xử dụng năng lượng hóa thạch.
Nhưng sự thật cho thấy Hoa Kỳ đã kiểm soát khí thải Carbon Dioxide với luật lệ chặt chẽ, trong khi Trung Cộng và Ấn Độ tha hồ khai thác dầu hỏa, than đá mà không có khả năng kiểm soát được khí thải như Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến sự biến đối khí hậu. Đây là vấn đề được đề cập sau đây:
3. Trump rút khỏi Thoả Thuận Chung Khí Hậu Paris ( Paris Agreement)
Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxit từ năm 2020. Thỏa thuận này đã được đàm phán trong Hội nghị lần thứ 21 của các Bên của Công ước Khí hậu ở Paris và được thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2015
Nội dung chính thỏa thuận chung Paris :
- Đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải vào nửa sau của thế kỷ này
- Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C
- Đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần
- Đến năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.
(trích Wikipedia Việt ngữ)
Vào ngày 4 tháng 11 năm 2017, TT Trump công bố Hoa Kỳ rút lui khỏi Thoả Thuận Chung Paris, vì những điều khoản bất công đối với nền kinh tế , thương mai và nhân công Hoa Kỳ, tuy nhiên Hoa Kỳ sẳn sàng thảo luận để Thoả Thuận được công bằng hơn:
Đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu, từ lâu các khoa học gia đã có ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra khí thải Carbon Dioxide (thán khí).
Không thể phủ nhận thán khí phát sinh do con người xử dụng năng lượng hóa thạch (dầu lửa, than đá), vì phá rừng, chăn nuôi gia súc (con bò phát khí thải khi tiêu hóa), vì thế, cô dân biểu Dân Chủ AOC yêu cầu mọi người đừng ăn thịt bò, đừng đi tàu bay, đừng lái xe hơi và đừng nên sinh con đẻ cái để cứu quả địa cầu!
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thán khí là do thiên nhiên sản xuất như đại dương thải ra thán khí với số lượng rất lớn, sự thối rửa của thực vật cũng thải ra thán khí.
TT Trump vì muốn bảo vệ quyền lợi của người dân Hoa Kỳ, nên đòi hỏi một sự công bằng trong Thỏa Thuận Chung thông qua điều đình, vì vậy sự rút lui của ông là chính đáng.
4. TT Trump rút khỏi tổ chức W.H.O:
Hoa Kỳ đóng góp vào quỹ W.H.O nhiều nhất so với các quốc gia khác, nhưng trong đại dịch cúm Vũ Hán, cơ quan này không phục vụ cho nhân loại nói chung, mà phục vụ riêng cho Trung Cộng bằng cách giấu tin tức bệnh dịch theo ý muốn của Bắc Kinh, để cho dịch bùng phát khắp nơi trên thế giới gây tử vong khủng khiếp và hậu quả là kinh tế toàn cầu bị suy sụp. Hoa Kỳ có quyền gây áp lực để W..H.O phải thay đổi cho phù hợp với sứ mạng đúng như tên gọi.
5. TT Trump rút khỏi Hiệp Ước Giải Trừ Vũ Khí Iran :
Đây là một Hiệp Ước hoàn toàn có lợi cho Iran, chẳng những không giải trừ được vũ khí nguyên tử của Iran, mà còn để cho Iran hoàn thành vũ khí nguyên tử, chỉ là vấn đề thời gian, đến một lúc nào đó thuận tiện cho Iran mà thôi!
Để đạt kết quả, phía chính quyền Obama đã phải nhượng bộ Iran :
- Tháo khoán ngân khoản bị "đóng băng" từ các biện pháp cấm vận trước đây với số tiền là 65 tỷ mỹ kim.
- Trả tiền mặt 1 tỷ 700 ngàn mỹ kim.
Vế phía Iran , các điều khoản mà Iran bằng lòng chấp nhận mới nghe qua rất tốt và hợp lý, nhưng những điều căn bản thì rất buồn cười, như:
- Iran đồng ý bãi bỏ chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng vẫn được tiếp tục chương trình tinh luyện chất uranium.
- Iran bằng lòng cho thanh tra các cơ sở nguyên tử bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, nhưng không được tới một số địa điểm nhất định.
- Những chương trình quân sự không liên hệ đến nguyên tử, không được bao gồm trong Hiệp Ước mà phải điều đình bằng một con đưởng riêng, như chương trình chế tạo phi đạn (missile).
- Vấn đề khủng bố thì sao? Cũng không được cho vào Hiệp Ước, trong khi số tiền mà chính quyền Obama trao cho Iran, ngay cả ông Ngoại Trưởng John Kerry và bà Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice vào lúc ấy cũng đều cho rằng, chắc chắn sẽ được Iran tài trợ cho các hoạt động khủng bố!
Một Hiệp Ước "kinh hoàng" như thế, bảo sao TT Trump không rút lui?
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment