Chuyện Phiếm: Bàn về Bệnh Tâm Thần
Đây là bài phiến luận về một môn học không thấy giảng dạy vào những năm cuối của trường YKSG. Mục đích bài viết chỉ là góp ý chứ không nêu cao kiến thức hay bản lãnh là vì môn học này mới phát triển mạnh những năm gần đây đến đổi những gì tôi viết đây hôm nay có thể đang trở thành lạc hậu.
Nhân kỳ hội ngộ lớp YK6774 ở VN, chúng ta ngưỡng mộ tài ba của 2 người bạn quý là Bạch Thế Thức và Lê quang Nghĩa về những cuộc mỗ thần sầu. Anh Trần Hữu Lập về Sản Khoa và Lại văn Tiến, Võ công Đồng, Bạch văn Cam là giáo sư giỏi về Nhi khoa , bác Võ Văn Thành với tài danh về cột sống. Chị Thy Khuê, Chị Đoàn Hương Nội khoa và khoa học căn bản, anh Phạm văn Hạnh, Âu Hồng Anh, Phan thanh Hải và Ngô vĩnh Bảy là tay kiệt xuất về Quang Tuyến Siêu Âm định bệnh theo kịp đà tiến bộ thế giới.
Về y học, so với thế hệ trước, lớp chúng mình cũng đã nối nghiệp quý vị giáo sư kính mến đã làm gạch nối cho cánh đàn em con cháu sau này ngày một giỏi hơn về cả tài năng và kỹ thuật.
Ngày 18 tây này là ngày giỗ của GS Hoàng Tiến Bảo. Chúng ta đốt nén hương trong lòng cho một vị thầy đã nhận thấy nền Y Học VN của trường Y Khoa Saigon đã đào tạo nhiều nhân tài nhưng kỹ thuật tân tiến còn hạn hẹp so với Thế giới, nên khi thầy qua Mỹ vẫn không ngừng khuyến khích chúng ta khi thuận buồm qua được Mỹ, cố gắng học để bắt kịp nền y khoa Hoa kỳ đang là một trong những nền Y khoa hiện đại của thế giới, và nhờ vậy mà hơn 80% chúng ta là thế hệ y sĩ lưu vong đã theo kip tiến bộ này. Chỉ có thầy Bảo có lối nhìn sâu xa như vậy.
Tuy là chúng ta rất phong phú về Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Một khía cạnh khác mà ta vô cùng yếu kém có thể nói là zero khi tốt nghiệp. Đó là Bệnh Tâm Thần
Đúng vậy, chúng ta không có một chút kinh nghiệm và cũng không được dạy dổ tường tận về Bịnh Tâm Thần từ trường Y Khoa Saigon. Không có một bài vở nào, không có một vị thầy nào thấu đáo về Bệnh Tâm Thần. Có thể Thầy Hương may ra là người duy nhất nhưng thầy đã rời xứ đi Pháp trước khi chúng mình vào trường Y khoa. Cho dù vậy, thời đó kiến thức về bệnh Tâm Thần còn sơ khai, thuốc men và y cụ nghèo nàn và giới hạn. Chuẩn bệnh thì qua loa, bác sĩ tâm thần thì ít ỏi, kiến thức giới hạn song song với khoa Phân tâm học (psychology) tuy phát triển ở nước ngoài hầu như không có trong nước ta. Tâm Thần Học không là bộ môn có dạy trong trường Y khoa và trong các bệnh viện ở VN trước năm 1975.
Câu hỏi là qua quá trình học tập trường YK SG, chúng ta biết bao nhiêu về bệnh Tâm thần? Nếu xét cho kỷ bệnh tâm thần chiếm khoảng 20% bệnh ở phòng mạch tư bên ngoài. Thôi chẳng nói chi, nội chiến tranh Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu là nạn nhân của hội chứng PTSD ( Post traumatic stress disorder) nó ám ảnh cả đời người,( thường dân, chiến binh và thương phế nhân) và nó có thể biến thể thành một loại bệnh ta gọi là somatoform disorders; như nhức đầu, đau bụng, ăn không ngon, ngủ không được, hồi hộp. ác mộng trở đi trở lại. v.v. Phòng mạch nếu để ý, chịu khó hỏi thêm về hoàn cách sống, khó khăn trở ngại thì có thể tìm ra những căn bệnh này đang tiềm ẫn trong người chúng ta.
Bệnh Tâm thần không phải chỉ ở người lớn mà còn thấy trong thanh thiếu nhi nữa. Từ Tự Kỷ( Autism) đến Attention deficit, Destructive disorder .v.v. của trẻ con.
Tôi tạm thời xem như người mắc bệnh tâm thần bị rối loạn về trí thức : từ nhận thức về thế giới bên ngoài( hallucinations) mang đến sai lệch về ý thức, thêm vào nữa những rối loạn lệch lạc về ý thức, rồi đến tâm thức kế tiếp bị nhiễu loạn gây hoang tưởng ảnh hưởng đến trí nhớ, phán đoán, tiềm thức và ngôn ngữ. Cuối cùng sẽ sinh ra những hành động dị hợm nguy hiểm ( nuốt lưỡi lam, cắt bụng xem ruột non ra sao, đập đầu vô tường để tránh nghe tiếng đối thoại trong đầu ngày cũng như đêm, hay ngồi im bất động, cứng ngắc như pho tượng, lẩm bẩm một mình không ăn không uống cả tuần). Có người chìm sâu vào trầm cảm, biếng ăn, biếng nói, vô năng lực, xuống tinh thần cùng cực, không muốn sống. Có người thái quá, nói chuyên huyên thuyên, nói nhanh không ngừng nghỉ với nhiều đề tài không liên hệ với nhau (racing thought). Khi nói chuyện câu không ra câu, chữ không ra chữ. Hệ quả là khả năng phán đoán và thích ứng với đời sống xã hội bên ngoài bị rối loạn. Tôi cho là họ đã lún sâu vào một đầm lầy khó trở ra. Vì sao? vì gần đây khoa học khám phá ra rằng có hiện tượng mất thăng bằng của sự phân phối và vận chuyển, hay chiếm hữu những nút trung gian ( receptors) trong tế bào thần kinh cản trở sự vận hành bình thường của hệ thần kinh gây ra bệnh Tâm thần do những hóa chất trong người( Dopamine, serotonin..v.v)..và các chất ngoại nhập từ bên ngoài (Cocain, opioid, amphetamine, cần sa, rượu, nicotine, PCP) làm hư hại tế bào thần kinh tạo những rối loạn từ tư duy đến hành dộng.. chứ không phải theo dư luận thông thường là ma ám ,quỉ nhập.
Ngay cả khi già, chúng ta không tránh khỏi Dementia hay Alzheimer. nguyên ủy là do thoái hóa tế bào thần kinh làm mất trí nhớ đưa đến xáo trộn sinh hoạt hằng ngày. Không ai thoát khỏi khi về già và đây cũng là một loại bệnh Tâm thần khó trị .Bệnh nhân rơi vào, lún sâu vào một vũng đầm lầy khó bước ra, lún càng sâu , càng khó chữa dứt bệnh.
Mấy năm gần đây nhiều loại thuốc chữa bệnh tâm thần có nhiều tiến bộ hơn xưa. Tuy hiệu quả chữa trị còn khiêm nhượng, nhưng nghiên cứu ngày càng dầy đặc mục đich là mang bệnh nhân ra khỏi đầm lầy đầy chướng khí, ma ám đó.. để sổng trở lại như một người bình thường, thật không phải dễ. Người bệnh nặng một thời gian không tiếp xúc xã hội một cách lành mạnh, không có chức năng sinh tồn, không có khả năng phán đoán bình thường, rất khó hội nhập xã hội đầy trắc trở đầy áp lực bên ngoài? bệnh nhân ngoài việc phải uống thuốc liên tục không gián đôạn, còn phải chuẩn bị Social Skill, bản năng tự tồn tại, phục hồi tâm trí . Bệnh ở thể nhẹ tìm bác sĩ Tâm Thần bên ngoài, nặng một chút vào nhà thương ngắn hạn. Nặng hơn nữa, không thể sống ngoài xã hội được phải có bệnh viện Tâm Thần quan sát kỹ lưỡng và chữa trị ngặt nghèo . Để tránh nhũng hành động gây nguy hiêm cho bản thân, cộng đông và để được điều trị hiệu nghiệm, bệnh nhân bị nhốt như nhốt tù. Chữa trị cho đến khi Bệnh nhân tạm thời có thể thích ứng với xã hội bên ngoài mới cho ra. Có người ở trong Bệnh Viện suốt đời vì không thuốc nào chữa được. Đơn giản vì họ mang nhiều thể loại bệnh tâm thần trong cùng một cơ thể. Rất khó chữa. Quyển sách (DSM) định bệnh tâm thần có tới trên 300 loại khác nhau
Ở Mỹ, bệnh nặng phải vào nhà thương công. Tôi biết một số bạn chúng ta có dịp chữa những bệnh này tại các bệnh viện công trên toàn nước Mỹ. Bệnh nhân đâu đâu cũng giống nhau. Ý tôi bàn ở dưới đây mục đích trình bày với anh chị là những bệnh tâm trí rất đáng thương hơn là đáng sợ.. mà đáng thương cho kiếp con người. sống trong vòng u tối của tâm trí giống như Autism, Retardation không lối ra, là môt gánh nặng cho gia đình và quôc gia .v.v Tuy nhiên, cũng có bệnh tâm thần có thể đễ chữa khỏi và trở về hội nhập đời sống bình thường.
Bệnh Tâm Thần nặng nhất hội đủ 3 tiêu chuẩn:
1- Gravely Disabled ( không có khả năng sống tự lập được: nấu ăn, mặc quần áo, mua sắm , communication và từ sinh tồn trong xã hội bên ngoài),
2- là Danger to self ( nguy hiểm cho chính mình tự tử, nuốt vật nhọn, tự hủy thân thể)
3- là Danger to others( bạo hành, giết người, sách nhiễu tình dục, đốt nhà)..
3 loại nhóm này rất khó trị nhưng phải nuôi sống hầu như suốt đời ở trong nhà thương để chữa trị (ở Hoa kỳ). Thời gian nhà thương 5-10 năm như chơi.
Nếu chữa khỏi một người, giúp họ phục hồi chức năng, sống tự lập cơ bản ngoài xã hội xem như thành công và vị Y Sĩ cũng thấy mình rất vui trong lòng vì đã vớt người ra khỏi vũng lầy tư tưởng còn khó hơn là thành công trong một cuộc mổ xẻ trông thấy hiệu quả hiện ra trước mắt, làm cho Bác sĩ và bệnh nhân cảm thấy hạnh phúc ngay sau đó. Trong khi đo bệnh tâm thần cần một thời gian dài mới biết việc chữa tri hữu hiệu và thành công hay không?.
Tôi, anh Nghị, anh Vũ Duy Hiển đã làm cho một nhà thương Tâm Thần cũng khá lâu khoảng trên 20 năm. Bệnh viện tôi làm ở Los Angeles. Nơi đây nhận những bệnh nhân tâm thần khó điều trị nhất với 3 tiêu chuẩn: gravely disabled ( tâm thần nặng đến đổi không tự sống được), Danger to self, và Danger to others. Bệnh viện tôi làm, nhận bệnh nhân bao trùm nguyên cả miền Nam Cali và lấn thêm vài vùng ở miền Trung Cali ( Bakersfield, Kern county, Fresno, Ventura v.v). Sàng lọc cả 2-3 chục triệu người dân có khoảng 1000 bệnh quái ác đó, giao cho chúng tôi điều trị, nặng đến đổi thuốc phải cho uống hằng ngày dưới sự kiểm soát chặt chẽ, và phải bị nhốt như trong trại như ở tù, ăn uống nghỉ ngơi, học tập đều có giờ giấc, và luôn được quan sát về những hành vi bạo lực bất thường. Họ rất ít có cơ hội ra ngoài xã hội, sống trong không khí tự do. Ngoài thuốc men, với tư cách bệnh nhân, bị nhốt cách ly. Họ sau khi trãi qua việc chữa trị hiệu quả họ còn phải trãi qua giai đoạn phục hồi để thích ứng đời sống xã hội bình thường.
Khi lý trí được phục hồi, họ hưởng nhiều đặc quyền: quyền của bệnh nhân, quyền có luật sư bảo vệ, ăn mặc theo ý thích, hưởng thụ văn nghệ, đọc sách, ngay cả học trình trung hoc, học nghề, nhạc, hội họa, nghe hòa nhạc, chơi game, thể thao ( ít nguy hiểm) như bóng chuyền, bóng rổ. Trong khi điều trị, tất cả những sinh hoạt được giám sát kỹ lưỡng không cho tiếp cận với những gì có thể xem là hung khí. Bịnh Viện được vây quanh bằng những vòng rào kiên cố, và chìa khóa vào trại phải được giữ gìn kỷ, sợ bệnh nhân thoát trại gây nguy hiểm cho cộng đồng( Một số bệnh nhân, có thành tích giết người, hãm hiếp, đốt lửa phát xuất từ bệnh tâm thần sẽ nguy hiểm cho xã hội biết là bao). Người chịu trách nhiệm cho hành vi của bệnh nhân ở ngoài cộng đồng không ai khác hơn là bác sĩ điều trị và nhóm( team) điều trị làm việc trực tiếp với bệnh nhận. v.v.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân chuyển biến khá hơn (positively), có thể tự sống một mình thì bệnh viện phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho họ ra ngoài sống ở những cơ sở với sự quan sát lỏng lẻo hơn trước khi hội nhập hoàn toàn vào đời sống xã hội bình thường. Những bệnh nhân khó chữa lành này, cho dù tận tình chữa trị, cũng khó mà thích ứng với xã hội phiền tạp đầy áp lực bên ngoài, nên thực tế là họ gia nhập nhóm người vô gia cư (homeless), sống bên lề xã hội và nếu bệnh trở nặng hội đủ ba điều kiện trên sẽ nhập viện trở lại. Một chu trình chữa trị mới khác bắt đầu. Tuy nhiên nổ lực của bác sĩ là phải cố gắng chữa trị trong một thời gian ngắn nhất có thể để trả bệnh nhân về cộng đồng càng sớm càng tốt , để bịnh nhân không phải bị giam cầm chống lại quyền làm người của họ. Vì nhân quyền, theo luật pháp bắt buộc phải trả họ về cộng đồng khi họ có một tâm thần vững chãi và thích ứng cho hoàn cảnh xã hội bên ngoài.
1000 bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần mà tôi và anh Hiển làm việc nói ở trên, trích từ hơn 20 triệu người dân ở miền Nam Cali đủ biết là họ đặc biệt và khó trị như thế nào. Phần lớn họ sống trong môi trường ở nhà thương này an toàn hơn ở bên ngoài, có khi kéo dài cả chục năm. Ngoài cộng đồng, các bệnh tâm thần nhẹ được chữa trị tại văn phòng bác sĩ tâm thần. Nặng hơn, khó trị hơn thì nhập viện ở nơi có giảng dạy như những Hospital của đại học USC, UCI, UCLA.. Và nặng hơn nữa, khi mọi phương tiện đều vô hiệu, và độ nguy hiểm cho công đồng dâng cao, mới bị đưa nhập viện vào nhà thương công của tiểu bang ( state hospital) nơi tôi, anh Hiển điều trị.
Cho nên, có nhiều bệnh thể nặng quá mà mình dù có cố gắng cũng hoài công thôi. Đôi khi mình chữa khỏi bệnh, một trong vài thí dụ: có một cô bé phát điên khi vừa rồi VN theo diện HO đã từng chữa trong nhà thương tôi làm do sự hoang tưởng muốn chết của cô. Tôi chữa cô khỏi bệnh là trong một vài thành công hiếm hoi. Cô lập gia đình sống hạnh phúc làm mình vui lây. Năm nào cô cũng gửi quà và kêu điện thoại hỏi thăm cám ơn tôi giúp cô gở bỏ vòng kim cô ( là bịnh tâm thần) cho đến khi tôi mất liên lạc với cô.
Phần lớn tôi chữa là để sống khá, lành lặng, ít nguy hiểm nhưng chưa chắc hoàn toàn dứt bệnh, phải trãi qua nhiều năm theo dõi mới biết là họ đã lành bệnh, lý do là vì khi lành bệnh , những bệnh nhân này thấy không cần thuốc và bỏ thuốc , hậu quả là bệnh tái phát, lúc đó việc chữa trị sau này càng thêm khó
Đoạn kết
Vài dòng tâm sự với anh chị : mắc bệnh tâm thần là một ngục tù tâm tưởng khó thoát cho dù chữa trị như thế nào.. tôi dùng chữ phế nhân tâm thần là như vậy. Bệnh nhân không muốn cũng không được vì cái vòng kim cô mà ông trời ban cho họ và họ mang suốt đời ...Nếu rủi mà gia đình mình có một người mắc bệnh tâm thần thì cả nhà te tua luôn và khổ nhất là làm mẹ cha, rồi tới ông bà. vì hằng ngày họ phải đối phó với những biến đổi tâm tính, hành động khác thường đôi khi dẫn tới bạo lực và nguy hiểm. Gia Đình lúc nào cũng cảnh giác, dòm chừng, dọn dẹp những vật thể nguy hiểm xung quanh như: dây nhợ ( tự tử), dao kéo, súng ống, thuốc men, v.v. phải báo động cơ quan thẩm quyền khi bệnh trở nặng ngoài vòng kiểm soát.
Mục đích để trình bày anh chị một loại bệnh mà bình thường ta nếu cố gắng dọ hỏi sẽ thấy nhiều nét bệnh Tâm Thần vì nó được, gia đình, xã hội che kín cho đên khi bệnh trở nặng. Đó là những con người đáng thương. Không biết họ mắc cái NGHIỆP GÌ quái ác như vậy của kiếp này hay kiếp trước. Họ mang khổ cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội. Ở xứ tân tiến, nơi mà mạng người quan trọng mà còn không thể trả lại sự bình thường cho họ. Nếu trong những quốc gia xem mạng người như cỏ rác thì số phận họ sẽ đáng thương như thế nào?
Hi vọng anh chị đọc, hiểu và thương cho những người mang bệnh tâm thần
Bài này viết để tưởng nhớ một người bạn thân: bác sĩ Vũ duy Hiển
Thân ái
Lê minh Đức
No comments:
Post a Comment