Monday, January 29, 2024

THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH LÀ AI...?

Thiền Sư Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Minh Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bên nội của Thiền Sư gốc Thanh Hóa, phía ngoại gốc quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1942, Nguyễn Xuân Bảo đi tu ở chùa Bảo Quốc, Huế. Sau khi học xong phần Phật giáo cơ bản, được chuyển qua chùa Từ Đàm rồi sang chùa Từ Hiếu để hoàn tất chương trình Phật học hầu trở thành Đại Đức do Hòa Thượng Thích Nhất Định chủ trì. Sau đó ông theo học bậc trung học tại Huế.

Năm 1956, Thiền Sư vào Sài gòn học tại đại học văn khoa và tốt nghiệp cử nhân năm 1959. Năm 1961, Ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cho xuất ngoại du học tại Princeton University của tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ.

Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1-11-1963 thì chuyện tranh chấp nội bộ Phật giáo xảy ra giữa khối Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự do Thượng Tọa Thích Tâm Châu lảnh đạo. Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, TT Thích Trí Quang đã mời Đại Đức Thích Nhất Hạnh về nước để giúp ông thống nhất Phật giáo và tìm hướng đi cho tương lai.

Khi về nước, ông giảng dạy tại đại học Vạn Hạnh. Tại đây, đại đức đã không dạy cho đàng hoàng nhưng lại vừa giảng bài, vừa đảo mắt liếc tình, phải lòng sinh viên Cao Ngọc Phượng, người tỉnh Bến Tre. Cô sinh viên nầy bèn tâm đầu ý hợp, vào chùa tu với thầy. Vì chỉ mới xảy ra lần đầu trong đời, tim đập loạn xạ bởi quá hồi hộp, cô đã để quên đôi dép Nhật bên ngoài, phải đi vào Chân Không.

Năm 1965, Chân Không tiếp tục thọ giới tiếp hiện với Đại Đức tạo nên một đứa con trai. Không dám nhìn nhận con trai mà giao cho anh trai bà Phượng là ông Cao Thái nuôi dưỡng.

Từ đó, ông tự gọi mình là Thiền Sư mà không còn là Đại Đức, Thượng Tọa nữa; nhưng mới đây khi về Việt Nam vào năm 2008, tự phong mình là Hòa Thượng, có lộng trướng đưa rước đàng hoàng!

Năm 1968, Cao Ngọc Phượng đi Chân Không sang Pháp thọ giới vĩnh viễn với Thiền Sư tại làng Mai, tọa lạc ở Meyrac Loubes Bernac, 47120 Duras phía nam nước Pháp. Ngoài ra, họ còn có ba thiền viện khác là chùa Pháp Vân, chùa Từ Nghiêm và chùa Cam lộ. Qua Pháp ông ta và bà Phượng thọ giới tu hành thiền đêm nên sanh thêm hai cô con gái tiếp.

Thiền Sư được mọi người biết đến từ năm 1964 khi xuất bản cuốn Phật Giáo Ngày Nay. Tên tuổi của Thầy được giới văn học Miền Nam xếp chung trong nhóm Thiền Vi của các nhân vật trong phong trào Phật Giáo đương thời; nhưng hào quang nầy đã sớm vụt tắt khi ông đã hiện nguyên hình một sư không bình thường trong những bài viết và bài giảng thuyết sau nầy.

Vào đầu năm 1966, Đại Đức Nhất Hạnh được Thượng Tọa Trí Quang phái ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, lập chính phủ hòa giải hòa hợp mà môi trường hoạt động đầu tiên là nước Pháp. Xin nghe ông nói :

"Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng 5. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hòa bình. Tôi chỉ muốn đi vài tháng thôi rồi về. 

Lúc đó trường đại học Cornell ở Ithaca mời tôi qua để giảng một loạt bài về tình hình ở Đông Nam Á. Người đứng ra mời là giáo sư George Kahin, giáo sư chính trị học ở tại trường Cornell. 

Tôi đi ra để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hòa bình và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chỗ để tranh giành ảnh hưởng nữa, đừng sử dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé đó...

Trong quá trình vận động hòa bình nầy, tôi được báo tin rằng chính quyền Việt Nam không muốn cho tôi về nữa. Vì vậy tôi đã bị lưu đày từ tháng 5 năm 1966 đến bây giờ...

Tôi bị lưu đày vì đã dám cất lên tiếng kêu gọi hòa bình..."

Qua đoạn văn trên, rõ ràng Nhất Hạnh vờ giả dạng kẻ ngây thơ bởi với kiến thức như Thiền Sư, ông đã rõ cuộc chiến nầy phát xuất từ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế mà Hồ Chí Minh là người thừa hành để xâm lăng miền Nam. Vậy muốn chấm dứt chiến tranh, kêu gọi hòa bình phải yêu cầu kẻ gây chiến là Cộng Sản Hà nội dừng tay lại. Đằng nầy ông làm ngược lại, kêu gọi người BỊ xâm lăng NGƯNG chống đỡ kẻ XÂM LĂNG!

Lúc bấy giờ, năm 1966, Pháp là thiên đường của nhóm Tướng Tá lưu vong chính trị của Miền Nam được Tướng Charles de Gaulle gom lại để đánh phá VNCH và trợ giúp Hà nội để trả thù Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm đã đuổi Pháp ra khỏi Miền Nam.

Cuối tháng 5 năm 1966 khi ông đang thuyết trình ở Pháp thì tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, một tổ chức phản chiến Mỹ, mời qua Hoa Kỳ.

Ngày 1-6-1966, ông tuyên bố một bản tuyên cáo nói lên lập trường 5 điểm của Giáo hội Phật Giáo Ấn Quang gồm:

- Yêu cầu chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức,
- Quân đội Mỹ rút khỏi Miền Nam VN,
- Ngưng oanh tạc Bắc Việt
- và ngưng các cuộc hành quân ở Miền Nam.
- Mỹ phải giúp lập chính phủ dân chủ và tái thiết Miền Nam

Rập khuôn đòi hỏi 5 điểm của Cộng sản Bắc Việt qua cái gọi là Mặt trận giải phóng Miền Nam (MTGPMN).

Ngày 2-6-1966 ông được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Hoa Kỳ với nội dung tố cáo Mỹ và VNCH đã gây ra thảm họa tại VN, bị nhân dân bản xứ chống đối một cách mạnh mẽ?! Đúng là Thiền Sư nầy vừa ăn cướp vừa la làng !

Đến đây mới thấy bài viết "Sleeping with the enemy" của đương kim Thượng nghị sĩ James Webb của tiểu bang Virginia quá chính xác. Ông viết: 

"cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm con vi khuẩn nầy".

Để trả lời câu hỏi: "....không hiểu được tại sao", thì xin thưa với TNS tiểu bang Virginia rằng vì ông là tăng phản Phật, phản Đạo, phản Dân Tộc nầy.

Năm 1967 ông cho xuất bản cuốn Viet Nam, lotus in a sea of fire, a Buddhist proposal for Peace - Việt Nam, hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hòa bình của Phật Giáo. Sách nầy đề cập đến cuộc đấu tranh của Phật giáo từ 1963 đến 1966 cũng như những chết chóc, tang thương do quân đội Hoa Kỳ và Miền Nam gây ra?

Ông lên án chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và Nguyễn Cao Kỳ độc tài, quân phiệt. Ông cho MTGPMN là do những người Quốc gia lập ra để chống ông Diệm, không phải do từ Hà nội, nhưng vì Mỹ đổ quân vào Miền Nam nên họ nghiêng về phía Cộng sản!. Ở phần cuối để lộ sự mâu thuẫn, lắt léo khi ông trích dẫn lời Lê Duẩn tuyên bố trong đại hội đảng kỳ 3 năm 1960: "Đảng ta lãnh đạo mặt trận!"

Điểm đặc biệt nhất trong cuốn sách nầy ở trang 52 dòng 20, 21 và 22 ông viết: "In the minds of the Vietnamese people in general, Ho Chi Minh was a national hero who had led their struggle against the French - Trong đầu óc của người dân Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc tranh đấu chống Pháp". 

Qua câu nầy, nhận thấy ông không dám trực tiếp nói HCM là vị anh hùng mà chỉ mượn từ ngữ "người dân" để nói thay cho mình, nhưng ở đầu trang nầy lại chạy một tít lớn đánh máy bằng chữ hoa: HO CHI MINH, A NATIONAL HERO. Đây là TIỂU XẢO rất thường thấy của NHẤT HẠNH trong các tác phẩm của ông !

Ông có biết đấu tranh dành độc lập theo kiểu cộng sản chỉ có xảy ra ở Việt Nam đã đưa dân tộc nầy đến ngày hôm nay đi về đâu? Tất cả những chết chóc, tang thương, đau khổ tinh thần lẫn vật chất về mọi phương diện, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Để hợp thức hóa tình trạng phá giới của mình, ông đã đưa ra một phương thức tu tập mới để thanh minh hành động của mình bằng cách ra cuốn Phật Giáo Hiện Đại Hóa xuất bản tại Sài gòn vào tháng 5-1965.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001 là ngày mà Hoa Kỳ và cả Thế giới sửng sốt và đau thương vì khủng bố đã dùng phương tiện của chính người Mỹ đánh sập tòa tháp đôi tại New York khiến trên 3000 người bị chết thảm, đáng lẽ Nhất Hạnh phải là người cầu kinh để chia sẻ niềm đau thương nầy, trái lại, vào ngày thứ ba, 25-9-2001 lúc 7 giờ chiều, ông đến Riverside Church ở thành phố New York kêu gọi hòa giải với những tên khủng bố, lại còn quảng cáo rùm beng trên tờ New York Times nguyên 2 trang A5 và A22 tốn hết 45,000 USD; trong đó có đăng câu trả lời của ông do ký giả Anne A Simpkinson hỏi, ông nói: 

"trong vụ Mậu Thân 1968, chỉ có vài tên du kích bắn vu vơ, lập tức Mỹ đem bom tới dội, tàn phá thành phố Bến Tre làm hư hại 300,000 căn nhà"

Đây là đoạn văn được đưa lên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001, có cả hình ông ngồi chắp tay như đang cầu nguyện !

Sự thật thì trong vụ Mậu Thân 68, VC đã tấn công Thị xã Trúc Giang của tỉnh Bến Tre vào lúc 3 giờ sáng rạng ngày mồng 3 Tết âm lịch. Chúng đã pháo vào tòa Hành Chánh tỉnh và Bản Doanh trung đoàn 10 của sư đoàn 7 bộ binh rất ác liệt nhưng không chiếm được. Đến 10 giờ sáng, hai tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn 10 BB chiến đấu dũng cảm trong thị xã và đã đẩy lui được VC ở khu vực Tòa Hành Chánh, Bản Doanh Trung đoàn và bệnh viện thị xã. Các khu vực thương mãi, VC vẫn chiếm giữ các cao ốc, trừ đài phát thanh.

Đến chiều, hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 2 bộ binh Hoa Kỳ tăng viện. Vào ngày mồng 4 tết, VC bỏ chạy để lại trận địa 300 xác và hơn 100 vũ khí đủ loại. Phía thường dân có 90 người chết và 50% nhà cửa bị hư hại. Chợ Thị xã Trúc Giang bị hủy hoại hoàn toàn. Tham dự trận đánh nầy, VC đã huy động 2000 lính chiến đấu gồm hai tiểu đoàn tân lập 3 và 4, hai đại đội địa phương, nhiều trung đội du kích và dân quân. 

Thế nhưng Nhất Hạnh đã ăn gian, nói dối với báo chí quốc tế với dụng ý bôi nhọ quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế là sinh quán và nơi tu học Phật Pháp của ông, trong vụ Mậu Thân đồng bào của ông đã bị VC chôn sống, bị chém giết dã man, ông không lên án hành động bất nhân nầy cũng như chẳng có một lời phân ưu, chia buồn đến đồng hương của mình!

Trước năm 1975, Nhất Hạnh đã tuyên truyền rầm rộ khích động phản chiến, ngụy hòa Mỹ giúp Hà nội thành công. Ngày nay ông kêu gọi hòa hợp để đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào giáo hội quốc doanh Phật Giáo Việt Nam.

Năm 1981, sau khi thanh toán xong tổ chức Phật giáo Ấn Quang, Hà nội một mặt huấn luyện khoảng 5000 công an được phân phối để kiểm soát hầu hết các chùa và các tổ chức Phật giáo trong nước, mặt khác cho phát triển phong trào Phật học và tập thiền. Đã có bốn học viện lớn được dùng để huấn luyện Sư quốc doanh và thiền. Đó là học viện Phật giáo Việt Nam và thiền viện Vạn hạnh ở quận Phú nhuận, thiền viện Trúc Lâm ở thành phố Đà lạt, thiền viện Phật giáo Huế và thiện viện Phật giáo Việt Nam ở chùa Sứ quán tại Hà nội.

Trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không ngừng lên án Hà nội đàn áp Phật giáo và đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ, thì vào năm 2002, Hồng Quang, người lãnh đạo nhóm Giao Điểm ở hải ngoại được mời về Việt Nam tham dự đại hội Phật giáo quốc doanh toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hà nội vào ngày 4 và 5-12-2002. 

Trong bài tham luận, ông tuyên bố: "Không có nhân quyền nào bằng quyền tự chủ để độc lập, tự cường để tồn tại. Không có tự do nào bằng tự do vượt ra khỏi sức ép của ngoại nhân". Với lập luận nầy, ông gián tiếp cho phong trào đấu tranh tự do tôn giáo của Phật Giáo Ấn Quang và các tổ chức khác ở hải ngoại là sai lầm, chỉ có giáo hội quốc doanh là đi đúng hướng.

Độc lập và tự cường của Hồng Quang là loại độc lập và tự cường của 2 triệu đảng viên Cộng Sản đối kháng lại ý niệm độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam vốn có trên bốn ngàn năm lịch sử; trong đó, có một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, tám mươi năm giặc Pháp cai trị, vẫn chưa đến nổi quá thê thảm như dưới chế độ Cộng sản ngày hôm nay. Các chế độ đó chưa đấu tố chết 178.000 người Việt Nam ở Miền Bắc, chưa chôn sống hàng trăm người như vụ Mậu Thân tại Huế, phẩm giá phụ nữ Việt Nam chưa quá tồi tệ nhục nhã như bây giờ, chưa lấy quốc nạn tham nhũng làm lẽ sống cho đảng mình hưởng sự phè phỡn trên thảm trạng nghèo đói của dân tộc và chưa có hàng triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi trên những chiếc ghe thuyền mỏng manh, vượt đại dương tìm cái sống trong cái chết!

Mọi người từ lâu đã thừa hiểu nhóm Giao Điểm là cộng sản trá hình, pha lẫn với những Phật tử quá khích, thiển cận ở hải ngoại mà công tác chính là đánh phá Vatican (vốn luôn đề cao quyền làm người của mọi dân tộc trên Thế giới và bênh vực kẻ bị áp bức trong bất cứ chế độ chính trị nào), đánh phá Công giáo Việt Nam, gây đố kỵ, chia rẽ giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, lôi kéo khối Ấn Quang sáp nhập vào Phật giáo quốc doanh. Mục đích tối hậu của họ là tạo thành trì bảo vệ chế độ.

Năm 2004 Hà nội mời TS Nhất Hạnh về nước để tiếp nối việc làm của Hồng Quang hầu chứng minh cho thế giới biết VN có tự do tôn giáo, vừa gây chia rẽ nội bộ Phật giáo ở trong nước và hải ngoại. Nhận lời mời, ngày 12-01-2005, vừa bước xuống phi trường Nội Bài cùng với 100 đệ tử thiền sinh, Hà nội cử một đội ngũ đông đảo tiếp đón sư ông, sư bà, có rắc hoa thơm trên lối đi, có phóng viên đến phỏng vấn và đưa lên mạng liền. 

Dịp nầy ông được đi giảng thuyết nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người. Tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài gòn, Sư bà Chân Không được cử đến trước để thăm dò, nhưng Hòa Thượng Quảng Độ từ chối. Tại chùa Già Lam, được Trí Quang tiếp trong 40 phút, nội dung chuyện trò được giữ kín.

Ông đã lưu lại VN trong 3 tháng để thuyết pháp và tổ chức trai đàn (cầu nguyện cho những vong linh đã nằm xuống trong cuộc chiến) nhưng bên trong ông đã nhận sứ mệnh vận động nhóm Phật giáo Ấn quang gia nhập vào Phật giáo quốc doanh của Hà nội.

Dịp nầy, Ông cũng đã hướng dẫn 100 thiền sinh lên Lâm Đồng được Thầy Đức Nghi - Phật giáo quốc doanh - đón tiếp long trọng.

Thầy cao hứng tuyên bố: Rất tâm đắc với những tác phẩm của TS Nhất Hạnh. Thầy muốn khôi phục lại trường thanh niên phụng sự xã hội do TS thành lập vào năm 1964 trước đây. Pháp môn làng Mai thích hợp với đồng bào Việt Nam và Thiền sư là người yêu nước, có lòng tôn vinh đạo pháp và dân tộc! Vì thế, thầy cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư! Quá đã!!!

Tháng 1 năm 2006 tại làng Mai ở Pháp, thầy Đức Nghi được Thiền Sư truyền đăng đắc pháp, trở thành thọ giáo làng Mai và là đệ tử ruột của Sư Ông Nhất Hạnh. Đầu tháng 5-2007, Thiền Sư được Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp tại phủ Chủ tịch ở Hà nội.

Ngày 7-7-2007, Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép các tu sinh tu viện Bát Nhã được tu học theo pháp môn làng Mai. Tại đây có 250 tăng ni và 100 tập sinh xuất gia tu học và sinh hoạt thường xuyên gồm có các lớp tu học hàng tháng, hàng năm.

Ngày 18-6-2008, Thiền Sư lại lên tu viện Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài: "Thầy căn dặn". Sau đó thầy Đức Nghi cắt đầu, cắt đuôi chỉ còn lại trong 5 phút và cho là Thiền Sư đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật Giáo địa phương, vi phạm quy chế giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh).

Ngày 29-10-2008, ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã tố cáo: Ba lần về VN, tăng thân làng Mai từ Pháp đã tấn phong giáo phẩm mà không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch vấn đề chính trị trong nước, đưa lên mạng một số tin tức sai sự thật tại VN, vi phạm luật pháp VN. 

Ngày 13-11-2008, công an Lâm Đồng cưỡng bách trục xuất 400 đệ tử xuất gia tu học theo môn pháp làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã bao gồm cả tu sĩ ngoại kiều và 40 ni cô tại Huế.

Sợ dư luận trong và ngoài nước lên án, ngày 19-11-2008, một hội nghị Phật giáo quốc doanh bất thường được tổ chức tại Sài gòn có sự hiện diện của ông Bùi Hữu Dược, vụ trưởng vụ PG từ Hà nội vào, một đại diện PG trung ương và một đại diện PG Lâm Đồng, đã đưa ra quyết định như sau: Mọi người có thể tiếp tục tu học. Tăng thân làng Mai ai chưa có đầy đủ giấy tờ, cần bổ túc. Ai quậy phá sẽ xử lý. Về tài sản hai bên làng Mai và Bát Nhã tự giải quyết hay nhờ pháp luật can thiệp... 

Ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2009, độ 200 thanh niên thuộc xã hội đen kéo đến thiền viện Bát Nhã đập phá nhà bếp và vất nồi, niêu, xoong, chảo, gối ngồi thiền, mền chiếu, sách kinh ra bên ngoài. Điện, nước và điện thoại đều bị cúp.

Thiền Sư Nhất Hạnh, một con người dùng tâm địa và miệng lưỡi của mình để tuyên truyền cho cộng sản ở hải ngoại hầu giựt sập chế độ VNCH, gây tang thương, đau khổ cho dân tộc VN đến ngày hôm nay. Sau năm 1975, ông chưa dừng tay lại, vẫn còn tìm cách triệt hạ GHPGVNTN bằng cách vận động cho giáo hội nầy sáp nhập vào giáo hội Phật Giáo quốc doanh.

Với một con người mặc áo cà sa nhưng đã phạm quá nhiều tội lỗi với dân tộc VN, với Đức Phật, với Đạo Pháp. Tội phản Phật, phản Đạo, phản Đời, phản Dân tộc rất khó rửa sạch. Một Jane Fonda phản chiến sang Hà nội kết tình đồng chí và hỗ trợ tuyên truyền cho cộng sản Bắc việt trong chiến tranh Việt Nam, cô không ăn chay, không tụng kinh ngày nào, nhưng nay đã tỏ ra hối hận vì hành động khờ dại trước đây của mình. Còn Thiền Sư chưa thấy có chuyển biến rõ rệt.

Để chuộc lại lỗi lầm tày trời trước đây trong lúc gần đất xa trời, thiết tưởng Thiền Sư cần phải đi vận động các tổ chức nhân quyền, các nhà lập pháp, các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đòi hỏi cộng sản Hà nội hãy trả quyền tự quyết dân tộc lại cho nhân dân Việt Nam và phải làm ngay tức khắc bây giờ kẻo đã quá muộn! Đó là luật công bằng phải trả và phải thực hiện.

Nếu coi thường luật nhân quả và thuyết luân hồi của triết lý Nhà Phật thì sợ rằng kiếp sau sẽ không còn được ở dưới mái nhà, dù chỉ là túp lều mái tranh, vách đất đơn sơ nơi thôn dã; chừng đó, coi kỳ lắm, thưa Thiền Sư!

Giống như Thiền Sư, hai ông Phan Khắc Từ và Nguyễn Ngọc Lan đã quậy nát Sài gòn trước năm 1975.

Ông Lan ra tờ Đối Diện đả kích chính quyền. Mỗi lần xuống đường biểu tình, ông mặc áo dòng đen có băng vải trắng, choàng qua vai, xuống ngực đề dòng chữ: Cấm bịt miệng dân. Đi bên cạnh ông là một nữ phóng viên trẻ, môi đầy son phấn; khi thấy Cảnh Sát đến, cô nầy dẫn ông vào đường hẻm, mất dạng.

Ông Phan Khắc Từ ở tại họ đạo Vườn Xoài. Ông tình nguyện làm phu hốt rác của Sở Vệ Sinh Đô Thành để có môi trường quậy. Ông thường tham gia chống đối chính quyền, đòi dân sinh, dân chủ!

Sau năm 1975, hai ông đều ra ứng cử dân biểu quốc hội khoá I và đắc cử. Cả hai cũng đều phá giới, nhưng ông Lan có xin phép Cha Giám Tỉnh Dòng (dòng Chúa Cứu Thế), còn ông Từ âm thầm xé rào! Sau nầy ông Lan biết hối hận, ủng hộ phong trào đấu tranh trong nước. Vào dịp đám tang ông Nguyễn Văn Trấn (một cán bộ CS giác ngộ), ông đã chở Linh Mục Chân Tín đến nơi tang lễ, nhưng đã bị hai người đi xe đạp đạp vào xe Honda khiến ông bị té, đầu đập xuống lòng đường. Từ đó, ông sống âm thầm cho đến khi mãn phần, cách đây vài năm.

Riêng ông Phan Khắc Từ, Vi Xi tặng ông một khách sạn. Hiện nay ông có nhiều quyền lực trong công giáo quốc doanh mà người ta thường gọi đùa tại Sài gòn hiện nay có hai Tòa Tổng Giám Mục, tòa kia là tòa tổng giám mục Vườn Xoài! Trước mặt Thiên Chúa Toàn Năng, ông là một giáo gian bán Chúa, phản Đạo, phản Đời.

***
Theo tin tức vừa được loan báo: Thích Nhất Hạnh vừa chết. Lịch sử ghi lại trung thực dù người đó còn sống hay đã chết.

Thích Nhất Hạnh là phát ngôn của phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi dự đại hội phật giáo thế giới năm 1968 tại Nhật Bản, trong một cuộc họp báo, Thích nhất Hạnh yêu cầu quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Miền Nam VN, khi các ký giả ngoại quốc nêu câu hỏi sao Thích Nhất Hạnh không kêu gọi quân đội CS Bắc Việt rút khỏi Miền Nam VN, Thích Nhất Hạnh Không trả lời được.

Thích Nhất Hạnh tố cáo máy bay Mỹ đã thả bom làm chết 300.000 người ở thị xã Bến Tre thuộc tỉnh Kiến Hòa. Đây là điều vu khống trắng trợn vì thị xã Bến Tre không thể có tới 300.000 người.

Thích Nhất Hạnh gian díu với Cao Ngọc Phượng, pháp danh Chân Không. Tóm lại Thích Nhất Hạnh đã can tội: Tà dâm, nói láo. Có thể nói Thích Nhất Hạnh làm lợi cho CSVN, nhưng cuối đời CSVN cũng không còn tin dùng Thích Nhất Hạnh....

Trường hợp của Thích Nhất Hạnh cũng như số phận của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và những kẻ làm tay sai cho CSVN như Thích Trí Quang v.v… đều chung một số phận...!

Sàigòn Echo sưu tầm
FB Nguyễn Hélène My Hanh


No comments:

Post a Comment