Sunday, December 31, 2023

KINH TẾ BIDEN

Tuần này, ta xem lại chính sách kinh tế của Biden. Là cái mà Biden đang 'hoành tráng' đấm ngực khoe một cách thô bạo là 'Bidenomics', lấy tên của mình đặt cho cả một chính sách quốc gia. Ngay cả Obama năm xưa cũng không dám lấy tên Obamacare, mà tên này do giới truyền thông loa phường tung ra để tung hô ông 'Thần Thiện'.

Trong mùa tranh cử hiện nay, Biden tất nhiên phải tìm mọi cách tự đánh bóng chính mình và các chính sách của mình, trong nỗ lực khỏa lấp cả chuỗi thất bại và cả tuổi quá cao của mình, là việc cả nước và toàn thể dân Mỹ đang lo toát mồ hôi. Và trong sách lược tự đánh bóng mình, Bidenomics được dùng như bí kíp căn bản, quan trọng nhất, chỉ vì tất cả các thăm dò đều cho thấy dân Mỹ lo cho túi tiền của họ nhiều nhất. Biden hy vọng khua chiêng trống ầm ĩ về Bidenomics sẽ giúp khỏa lấp những thất bại của chính Bidenomics, khiến dân Mỹ tưởng Biden đã đại thành công trong vấn đề kinh bang tế thế.

[Đây là bài thứ hai về Bidenomics; bài trước: #289: Bidenomics 7/2023:

Ta xem lại xem sao.

A. BIDENOMICS LÀ GÌ?
Chính sách kinh tế mà Biden đấm ngực quảng bá nói chung, một cách ngắn gọn nhất, đã được thực hiện qua 3 biện pháp hay chính xác hơn, 3 bộ luật quan trọng nhất:

Tháng 3/2021: luật American Rescue Plan -Chương Trình Cứu Dân Mỹ- ban phát cho dân Mỹ mỗi người được 1.400 đô, gọi là để cứu trợ, giúp dân vượt qua những khó khăn kinh tế gây ra bởi việc kinh doanh đóng cửa, thiên hạ mất việc ào ạt gây ra bởi COVID;

Tháng 11/2021: Luật Infrastructure Investment and Job Act -Luật Đầu Tư Vào Hạ Tầng Cơ Sở và Việc Làm- nhắm tạo công ăn việc làm lại cho dân qua các công trình tu bổ, chỉnh trang và bành trướng cầu cống, đường xá, nhà máy,...
Tháng 8/2022: Inflation Reduction Act -Luật Giảm Lạm Phát-, nhắm đưa ra những biện pháp giúp giảm tỷ lệ lạm phát.

Trước khi nhìn vào tình trạng chung, ta coi qua chi tiết và hậu quả nhất thời của ba luật mới.

Chương Trình Cứu Dân Mỹ - American Rescue Plan (ARP)

Tân TT Biden, hơn một tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức, đã biểu diễn tính năng động và tích cực giúp dân qua việc hấp tấp thông qua cái gọi là Chương Trình Cứu Dân Mỹ, trên căn bản để giúp dân Mỹ cũng như kinh doanh Mỹ vượt qua những khó khăn tài chánh gây ra bởi việc đóng cửa kinh doanh vì COVID, khiến cả triệu cơ sở kinh doanh ngưng hoạt động và cả chục triệu người dân thất nghiệp, kẹt tiền. Chương trình này dựa trên mô thức của 3 chương trình cứu trợ đã được chính quyền Trump tung ra trước đó để cứu dân, tổng cộng đâu 4.000 tỷ đô. Những điểm quan trọng nhất của luật ARP là:

mỗi người dân được lãnh 1.400 đô tiền mặt, vô điều kiện;
trong giấy khai thuế cho năm 2021, mỗi đứa trẻ dưới 6 tuổi được khấu trừ 3.600 đô, trong khi từ 6 tuổi tới 17 tuổi, được khấu trừ 3.000 đô (tăng từ 2.000 đô);
gia hạn trợ cấp thất nghiệp đặc biệt 300 đô một tuần (trên số 400 đô vẫn được lãnh) cho tới đầu tháng 9/2021.

Đó là 3 điểm chính quan trọng nhất, ngoài ra, còn một số biện pháp nhỏ giúp tiểu thương, giúp giảm chi phí đóng tiền bảo hiểm Obamacare,...

Tổng cộng trị giá của gói quà ra mắt là 1.920 tỷ đô theo chính quyền Biden tính toán. Tuy nhiên, theo cách tính của Ủy Ban Ngân Sách quốc hội (khi đó do đảng DC kiểm soát), hai phần ba sẽ được chi trong năm đầu, và một phần ba còn lại sẽ được tiếp tục chi trong khoảng 9 năm sau đó, đưa đến tổng cộng trị giá của gói quà lên tới ... 3.500 tỷ đô.

Luật này có giúp dân không?
Theo hầu hết các chuyên gia kinh tế, kể cả chuyên gia theo đảng DC, những trợ cấp này thật ra chỉ là một loại quà ra mắt, có tính mỵ dân, mà hoàn toàn không cần thiết, vì trước đó TT Trump đã tung ra cả 4.000 tỷ đô giúp rồi, và người dân không cần giúp đỡ thêm nữa. Bằng chứng cụ thể theo các chuyên gia nghiên cứu là hầu hết số tiền 1.400 đô thiên hạ lãnh đều đã được bỏ vào các trương mục tiết kiệm trong ngân hàng. Nghĩa là họ không cần nên bỏ vào tiết kiệm, hay xài bậy lung tung.

Chẳng những không cần thiết mà trái lại, cái gói quà ra mắt này đã cực kỳ tai hại trên phương diện kinh tế quốc gia. Ngay sau khi luật được ban ra, tiền vào tay dân, giá cả tất cả mọi thứ tăng vọt ngay, bất kể tính theo chỉ số nào. Và đó chỉ là bước 'nhẩy vọt đầu tiên' của giá cả, đưa đến lạm phát thường trực cho tới ngày nay, 3 năm sau.

Luật Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở và Việc Làm - Infrastructure Investment and Job Act (IIJA)
Tình trạng hạ tầng cơ sở Mỹ sa sút từ nhiều năm trước. Dưới thời TT Trump, ông đã đưa ra đề nghị trùng tu hạ tầng trị giá 1.000 tỷ đô. Kế hoạch của TT Trump bị đảo lộn bởi dịch COVID nên dự tính không thực hiện được, rồi Trump mất job. Biden lên và qua giữa 2021 thì coi như COVID đã qua. Biden mở lại hồ sơ tu bổ hạ tầng của TT Trump, sửa đổi vài điểm, rồi tung ra. Thêm ít tiền dĩ nhiên.

Trên căn bản, đây là kế hoạch lớn, với Nhà Nước bỏ tiền ra tu bổ đường xá, cầu cống trên cả nước, cũng tu bổ các đập nước, nhà máy nước, nhà máy điện,... mang lại công ăn việc làm cho cả triệu dân lao động.

Trị giá tổng cộng lên tới 1.200 tỷ đô (tùy cách tính, có tin cho rằng chỉ có 1.000 tỷ thôi).

Trùng tu hạ tầng cơ sở là điều cả hai đảng đều đồng ý là quá cần thiết và muốn thực hiện. Tuy nhiên luật Biden đưa ra bị công kích khá mạnh bởi một thiểu số dân biểu và nghị sĩ CH vì trong gói quà đó, đã có quá nhiều chi phí không cần thiết, hay chỉ là quà tặng cho một số vị dân cử -Mỹ gọi là porc- cốt để lấy phiếu hậu thuẫn của họ. Chẳng hạn như 3,5 tỷ đô cho một dự án y tế cho dân da đỏ, chẳng liên quan xa gần gì đến việc trùng tu hạ tầng. Hay 5 tỷ dành cho việc sửa máy xe buýt chở học trò để bớt ô nhiễm không khí, thỏa mãn đòi hỏi của cánh cực tả của đảng DC suốt ngày bị ám ảnh bởi môi trường sạch.

Bất kể dưới hình thức nào, gói trùng tu hạ tầng này vì là chương trình dài hạn, nên đã không có hậu quả trực tiếp và tức thì trên vật giá và lạm phát, tuy nhiên đã kích công nợ vọt lên ngay lập tức để các tiểu bang có tiền ký hợp đồng với các nhà thầu xây cất.


Luật Giảm lạm Phát - Inflation Reduction Act (IRA)
Đây là 'đỉnh cao' của lừa gạt dân.

Trước cảnh người dân xôn xao lo sợ vật giá đang vọt như hỏa tiễn, chính quyền Biden thấy phải làm một cái gì để trấn an dân. Họ tung ra luật mới, lấy tên là Luật Giảm Lạm Phát. Điều cực kỳ thô bỉ phải nói, đây là việc mạo danh trắng trợn không chối cãi được. Trong bộ luật gọi là giảm phát này, không có tới một biện pháp nào là biện pháp có mục đích và hậu quả rõ ràng là giảm lạm phát hết. Phần lớn (85%) các dự án chi tiêu trong luật này chỉ nhằm mục đích cải tiến môi trường, bảo vệ khí hậu,... như đã nói qua, là những ưu tiên của cánh tả cực đoan của đảng DC. 15% còn lại là chi tiêu cải tổ Obamacare.

Chính quyền Biden nghiến răng cãi chầy cãi cối, nhưng cuối cùng thì mãi tới giữa năm nay 2023, báo loa phường New York đành phải nhìn nhận "tên của bộ luật không chính xác và đã tạo nhiều hiểu lầm". Và cuối cùng thì chính cụ Biden cũng phải nhìn nhận là mạo danh, tuy cụ cố vớt vát, giải thích những biện pháp cải thiện môi trường tự nó là một cách giúp phát triển kinh tế, gia tăng sản xuất và từ đó, giảm lạm phát. Một cách giải thích lòng vòng mà ngay cả các chuyên gia kinh tế cũng phải gãi đầu không hiểu.

Tổng cộng chi tiêu của luật này lên tới 433 tỷ đô, được chi trả bằng 739 tỷ ước tính gia tăng thu nhập của Nhà Nước, trong đó 15% thuế tối thiểu đánh lên các công ty, và tiền các công ty bào chế thuốc phải giảm giá thuốc bán cho Nhà Nước qua Medicare.

Nói chung, 3 bộ luật làm nền tảng kinh tế của Biden -Bidenomics- đưa đến hậu quả là bơm thêm 3.100 tỷ đô (1.900 ARP + 1.200 IIJA) tiền tươi vào kinh tế Mỹ, chưa kể 433 tỷ tiền 'giảm lạm phát', trên nguyên tắc được chi trả bằng gia tăng thu nhập thuế mà chẳng ai biết có hay không. Trong khi khả năng sản xuất của Mỹ trong thời gian hậu COVID chưa hoàn toàn phục hồi. Nôm na ra khi sản xuất không tăng kịp số tiền bơm vào kinh tế, thì hậu quả hiển nhiên như 1+1=2 là sẽ tạo lạm phát, không hơn không kém. Giá cả bắt buộc phải tăng khi số lượng hàng hóa không tăng kịp số tiền tung vào thị trường.

Nghĩa là trong 3 bộ luật có ảnh hưởng lớn trên kinh tế của Biden, thì có 2 gây ra lạm phát và 1 chẳng dính dáng gì đến lạm phát tuy tên cúng cơm là 'Luật Giảm Lạm Phát'.

Trách nhiệm của Biden? Xin đừng hỏi cụ vì cụ sẽ áp dụng ngay nguyên tắc Biden: chối biến và đổ thừa: tháng 2/2023, cụ Biden tuyên bố đại khái lạm phát đã có từ trước khi Biden nắm quyền, nên Biden không có trách nhiệm hay lỗi gì. Vẫn mô thức cổ điển Biden: hết đổ thừa cho Putin, cho chiến tranh Ukraine, cho COVID, cho tài phiệt Mỹ đầu cơ,... thì cũng chỉ là đổ thừa cho Trump.

Hai biểu đồ dưới đây có cần phải bàn thêm xem Biden lương thiện hay không.


Ai làm TT hai năm 2021-2022?

B. LẠM PHÁT VÀ HẬU QUẢ
Trang mạng Tipp Insights đưa ra thăm dò của họ: 3/4 dân Mỹ khốn đốn vì giá cả gia tăng.


Điểm đáng lưu ý trong thăm dò là tất cả mọi khối dân già trẻ, nam nữ, trắng đen,... đều khốn đốn như nhau, khi tỷ lệ xấp xỉ ngang nhau hết. Cũng dễ hiểu khi lạm phát đánh vào thực phẩm, là nhu yếu phẩm của tất cả mọi khối dân.

Theo Tipp, những tăng giá cao nhất là : trứng gà: +190%, thịt bò: +21%, thực phẩm nói chung: +20%, xăng: +44%, tiền điện: +24%, tiền chuyên chở: +20%, tiền thuê nhà: +12%. Nói chung, từ ngày Biden nhậm chức tới nay, lạm phát là +17,4%. Phải trở về thời TT Carter mới thấy lại những con số gia tăng khủng khiếp này. TT Carter thọ đúng một nhiệm kỳ.

Câu hỏi cho tất cả quý độc giả: tiền lương hay tiền già của quý vị trong thời gian qua đã tăng bao nhiêu?

Tipp Insights đưa ra một bảng chiết tính chi tiết cho thấy rõ khác biệt giữa các con số thực tế [TIPP CPI] với những con số ảo mà Biden đưa ra [BLS CPI]. Như giá xăng, Biden khoe đã giảm 26,5%, nhưng đó là so với cùng kỳ năm ngoái, chứ so với ngày Biden nhậm chức thì đã tăng 42,7%, khác nhau một trời một vực. Quý vị nào muốn biết chi tiết, xin xem bảng chiết tính dưới đây:


Đa số dân Mỹ vật lộn
Công ty tài chánh Lending Club, nghiên cứu tình hình kinh tế, kết luận dân Mỹ quả là đang vật lộn với cuộc sống khó khăn hiện nay, phản ảnh bởi lạm phát tiếp tục hoành hành, kỷ lục sử dụng thẻ tín dụng với lãi suất cực cao là trên 20%, trong khi khó mua nhà với lãi suất nợ mua nhà ở mức từ mức 6% tới 8%. Đặc biệt là số người sống dựa hoàn toàn vào phiếu lương, không để dành được xu nào, đã leo thang lên tới mức kỷ lục hơn 60% dân Mỹ, kể cả những người có lợi tức cao trên 100.000 đô một năm. Bao nhiêu lương đều đổ vào thực phẩm và xăng, không còn tiền dành cho những thứ không thật cần thiết như quần áo, tiêu khiển, du lịch, và tiết kiệm.

Trong khi tỷ lệ lạm phát từ ngày Biden nhậm chức đã leo lên tới khoảng 17%, thì thu nhập gia đình giảm 2,3%. Nghĩa là mãi lực của người dân đã giảm 19% hay gần 1 phần 5 trong một năm 2022.

Các cụ tị nạn qua tuổi hưu, lãnh tiền an sinh xã hội, SSA, chỉ thấy SSA năm nay tăng 10% nhưng lại không thấy giá chai nước mắm, hay một ký gạo tăng bao nhiêu. Hay thấy mà không dám nói tới, sợ bất lợi cho thần tượng Biden.


Tỷ lệ dân nghèo bộc phát nhờ Biden Theo tin của đài loa phường CBS, thống kê chính thức của chính quyền Biden cho thấy số dân nghèo bộc phát tới mức kỷ lục trong năm 2022, tăng 15,3 triệu người so với năm trước, 2021. Số trẻ em vị thành niên bị xếp hạng nghèo tăng hơn gấp đôi, từ 5,2% lên tới 12,4%. Đây là những gia tăng kỷ lục, cao nhất từ hơn nửa thế kỷ qua.

Bidenomics hại tiểu thương
Tổng giám đốc công ty đầu tư O'Leary Ventures cảnh báo Bidenomics sẽ giết tiểu thương qua nhiều yếu tố cụ thể:

Trong nỗ lực kềm giảm lạm phát, lãi suất đang và sẽ tiếp tục gia tăng và giới tiểu thương đi vay mượn tiền ngân hàng sẽ kẹt cứng;

Với việc tăng lãi suất, đưa đến tình trạng giảm khối lượng tiền lưu hành, các ngân hàng sẽ tập trung cho các đại công ty vay, do đó, giới tiểu thương -kinh doanh của dân tị nạn ta- sẽ khó đi vay mượn ngân hàng hơn nữa, chưa kể lãi suất cao;

Cả tỷ bạc trong luật mạo danh là 'Luật Giảm Phát' sẽ được tung ra cho các dự án cấp tiến bảo vệ môi trường, chống hâm nóng địa cầu,... đó là những số tiền 'chưa in ra' và khi in ra, sẽ đẩy lạm phát lên mây;

Những dự án trong luật trùng tu hạ tầng cơ sở sẽ đi vào tay các đại tập đoàn lớn, không giúp gì đám tiểu thương hết.

Nợ thẻ tín dụng lên mức kỷ lục
Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang của New York vừa công bố thống kê về thẻ tín dụng, cho biết mức nợ thẻ tín dụng của cả nước đã lên tới mức kỷ lục chưa từng thấy là 1.030 tỷ!

Trước tình trạng vật giá leo thang nhanh hơn xa mức lợi tức, người dân đã phải dùng thẻ tín dụng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một trong những hậu quả trực tiếp và cụ thể nhất của Bidenomics mà cụ Biden giấu nhẹm, không dám khoe.

Bidenomics hại sinh viên gần hay vừa tốt nghiệp
Trước tình trạng kinh tế bấp bênh hiện hữu, các công ty e ngại, không muốn mướn sinh viên sắp hay mới ra trường, vì đó là những hình thức đầu tư lâu dài. Đặc biệt là trong những lãnh vực công nghệ tiên tiến và tài chánh. Hiện nay, các đại tập đoàn chỉ muốn thuê sinh viên nội trú ngắn hạn -short-term interns- chứ không muốn thuê sinh viên vào làm lâu dài.

Hiện nay, rất nhiều sinh viên đã là nạn nhân của COVID khi COVID đóng cửa hàng loạt công ty, bây giờ, COVID hết hoành hành, nhưng kinh tế lại bị đe dọa bởi tình trạng suy trầm có thể bắt đầu vào đầu năm tới.

Ngay trước cuộc bầu giữa mùa cuối năm 2022, Biden lừa sinh viên để lấy phiếu của họ: tung ra tin cụ đã xóa cả 400 tỷ nợ của sinh viên, bây giờ sinh viên trắng mắt thấy bị Biden lừa trắng trợn. Sẽ không giúp Biden trong cuộc bầu TT.

Công ty sa thải hàng loạt
Để đối phó với tình trạng lạm phát gây khó khăn cho kinh doanh, các công ty lớn nhỏ đã phải sa thải tập thể hàng loạt nhân viên. Trong năm 2023, ngành ngân hàng trên thế giới đã sa thải 60.000 nhân viên. Trong 5 ngân hàng lớn sa thải nhiều nhất, đã có tới 4 ngân hàng Mỹ: Wells Fargo, Citibank, Morgan Stanley, và Bank of America, sa thải tổng cộng gần 30.000 nhân viên. Một vài thí dụ cụ thể khác:

Microsoft: sa thải 10.000 người
Tyson Foods: 2.200
T-Mobile: 5.000
CVS: 5.000
Disney: 2.500
Rolls Royce: 3.000
Facebook: 6.000
Morgan Stanley Bank: 3.000
Amazon: 18.000
3M: 6.000
Google: 12.000
Dell: 6.500
IBM: 3.900
Twitter: 3.700

Diễn Đàn Trái Chiều có nhận được một góp ý rất cụ thể của một độc giả, xin được ghi lai dưới đây:

Nhận định gián tiếp về Bidenomics mang nhiều ý nghĩa nhất, chính là của bà phó Kamala. Bà công khai than vãn "kinh tế hiện nay rất khó khăn, dân Mỹ chỉ cần gặp một khủng hoảng cần thêm 400 đô là phải khai phá sản ngay, vì không để dành được tới vài trăm đô".


C. BIDENOMICS SO SÁNH VỚI TRUPISM
Dưới đây là những con số thực tế theo các thống kê chính thức của chính quyền Biden, của tháng 10/2023 mà quý độc giả có thể tự đọc và hiểu, xin miễn bàn thêm.



D. CHÍNH QUYỀN BIDEN ĐỐI PHÓ NHƯ THẾ NÀO?
Nếu có một câu có thể tóm gọn lại biện pháp chống lạm phát của chính quyền Biden thì câu đó phải là: "Không làm gì hết". Biden có tung ra luật gọi là Luật Giảm Lạm Phát, nhưng như đã trình bày, đây là chuyện mạo danh, lừa thiên hạ, vì trong nguyên bộ luật, không có tới một biện pháp nào nhắm mục đích giảm hay chặn gia tăng lạm phát hết.

Tuy nhiên, lạm phát sau khi bộc phát mạnh trong năm 2021, đã có phần chậm lại, không phải giảm vì vật giá vẫn tiếp tục gia tăng, mà chỉ là tăng chậm lại qua năm 2023. Một lần nữa, không phải nhờ công trạng gì của chính quyền Biden, mà hoàn toàn nhờ các biện gia tăng lãi suất của hệ thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang dưới quyền chủ tịch Jerome Powell do TT Trump bổ nhiệm năm 2018.

Tổng cộng, NHDTLB đã tăng lãi suất liên tục 11 lần, từ 0,25% lên tới 5,50%. Đó là lãi suất của hệ thống NHDTLB cho các ngân hàng thương mại vay ngắn hạn qua đêm. Từ lãi suất đó, các ngân hàng thương mại tính lãi suất cho khách hàng của họ, đưa đến lãi suất gia tăng cho tất cả mọi hình thức vay mượn như nợ thương mại, nợ mua nhà, mua xe, thẻ tín dụng,... Gia tăng lãi suất tất nhiên giảm việc vay mượn, giảm số tiền tung ra thị trường, đưa đến giảm cầu, và giảm giá cả chung.

Biểu đồ dưới đây cho thấy quan hệ trực tiếp giữa tăng lãi suất và lạm phát chậm lại: Lạm phát bắt đầu chậm lại (đường mầu đỏ xuống dốc), khi NHDTLB bắt đầu tăng lãi suất (nấc thang màu xám):

Ngoài ra, theo báo chí, cũng đã có một số yếu tố khách quan đã giúp làm chậm lại lạm phát.

Theo báo Chicago Tribune, lạm phát có chậm lại thật so với cùng kỳ năm ngoái, vì nhiều nguyên nhân ngoài việc NHDTLB tăng lãi suất:

Giá xăng giảm vì giá dầu trên thế giới giảm mạnh khi các quốc gia sản xuất đã tăng sản xuất dầu thô quá nhiều để lợi dụng giá cao, đưa đến thặng dư trên thị trường quốc tế;

Nạn kẹt hàng được khai thông khi nhiều công ty vận tải và hàng hải đã được hưởng giá xăng dầu rẻ hơn, gia tăng các chuyến xe tải và máy bay chở hàng, nghĩa là gia tăng số cung;

Xe cũ giảm giá mạnh vì xe mới đã được sản xuất mạnh lại sau khủng hoảng thiếu xe mới trên thế giới vì thiếu chip điện tử.

Theo Chicago Tribune, tất cả những nguyên nhân trên, chẳng có cái nào là hậu quả của bất cứ biện pháp kinh tế tài chánh nào của chính quyền Biden.

Nói Biden 'không làm gì' có vẻ không chính xác. Thật ra, Biden làm nhiều chuyện, nhưng tất cả đều giúp gia tăng thêm lạm phát chứ chẳng giảm giá cả gì. Tiêu biểu là những biện pháp như:

áp lực các công ty tăng lương tối thiểu cho nhân viên, mà hậu quả dĩ nhiên chỉ là tăng lạm phát;

giúp nghiệp đoàn xe hơi United Automobile Workers tranh đấu đòi tăng lương lên mây và UAW đã thành công, bắt các hãng xe phải nhượng bộ, cũng sẽ đưa đến hậu quả là tăng lạm phát nữa;

cả 3 luật kinh tế của Biden đều tung tiền ra thị trường thì làm sao giảm lạm phát được?

Trang mạng thiên tả The Messenger nhận định, chính quyền Biden thiếu lương thiện khi đấm ngực khoe lạm phát đã giảm. Theo The Messenger, không thể lấy điểm cao nhất làm mốc để so sánh rồi khoe sảng.

Quan điểm của The Messenger

E. DÂN MỸ NGHĨ GÌ VỀ LẶM PHÁT?

Trang mạng thiên tả Politico chạy tít lớn(30/11/2023)

Theo thăm dò mới nhất của Fox News, tháng 11/2023, tuyệt đại đa số dân Mỹ chê chính sách kinh tế của Biden:

Theo thăm dò trong tháng 10/2023 của trang mạng Tipp Insights, kinh tế được 49% dân Mỹ coi là ưu tư quan trọng nhất; và trong các vấn đề kinh tế, có 3 chuyện là quan tâm lớn nhất: lạm phát chung (47%), giá thực phẩm (42%), giá xăng (30%);


Trang mạng thiên Biden, The Hill đã có bài nhận định, nhìn nhận Bidenomics là một 'nhục mạ' -insult- cho những người phải sống nhờ đồng lương tính từng ngày.


Theo The Hill, không phải là ngẫu nhiên khi 2/3 dân Mỹ sống kiểu này, và cũng 2/3 dân Mỹ chống lại chính sách kinh tế của Biden, bất kể chính sách này mang tên Bidenomics hay tên gì gì khác. Một tháng sau khi Biden tung hô Bidenomics, thăm dò mới nhất của đài TV loa phường CNBC cho thấy chỉ có 37% dân Mỹ chấp nhận Bidenomics, nghĩa là chiến dịch quảng bá Bidenomics hiển nhiên đã không mang lại thành quả nào. Dân Mỹ nói chung không ngây ngô như đám vẹt tị nan chưa chi đã tung hô Bidenomics dù chẳng hiểu mô tê ất giáp gì.

Theo một thăm dò của Đại Học Michigan, chỉ có 14% dân Mỹ cho rằng cuộc sống của mình khá hơn dưới thời Biden.


Tháng 7/2023, cụ Biden đi Philadelphia -lần thứ 23 trong hơn 2 năm qua vì đây là tiểu bang then chốt lớn nhất- để lại bốc phét về Bidenomics. Bị ngay một loạt công kích.

Chủ tịch tập đoàn tài chánh Forbes, ông Steve Forbes, nhận định "giá cả nhu yếu phẩm vẫn cao chót vót, người dân sống bằng thẻ tín dụng, tiền đầu tư bắt đầu chạy ra ngoài nước trở lại,... Cụ Biden đang nghĩ mình sống trong thế giới nào vậy?" ("What kind of world does he think he's living in?")

Chuyên gia cố vấn kinh tế Steve Moore nhận định "... cái lạm phát khổng lồ ta thấy trong hai năm đầu của Biden đã được đúc thành bánh. Nếu bạn đi vào tiệm chạp phô, đi đổ xăng, mua vé máy bay hay đi mua thịt, sẽ thấy tất cả mọi giá đều cao hơn cỡ 15,5%" (so với ngày Biden nhậm chức). Ông Moore đặt câu hỏi "ai là nạn nhân?", và trả lời ngay "trung bình quỹ tiền hưu 401(k) của mỗi người đã mất 40-50.000 đô mãi lực".

Trước đó, tháng 5/2023, công ty lượng giá tín dụng Fitch đã hạ điểm tín dụng của nước Mỹ.

Hậu quả tức khắc của việc hạ điểm tính dụng là trên thị trường tài chánh thế giới, công nợ của Mỹ sẽ phải tăng lãi suất, các công ty Mỹ đi vay tiền trong các ngân hàng thế giới cũng sẽ phải trả tiền lãi cao hơn, và dân Mỹ sẽ lãnh hậu quả giây chuyền là lãi suất sẽ tăng toàn diện trên tất cả các món nợ, như nợ mua nhà, mua xe, nợ thẻ tín dụng,...

Việc hạ điểm tín dụng phản ảnh việc suy giảm niềm tin vào kinh tế Mỹ, một đòn đánh ngay vào cái gọi là Bidenomics, hay chính sách kinh tế của Biden, mà cụ Biden đang ồn ào rao bán trên cả nước như một đại thành công hiển hách nhất của chính quyền Biden, trong khuôn khổ vận động tranh cử TT.


---------------
Bidenomics đã là một đại họa. Việc Biden dùng Bidenomics để rao bán một nhiệm kỳ hai đã gây phản ứng ngược, vì hai lý dó căn bản:

1. Biden quảng bá Bidenomics bằng cách khoe tỷ lệ thất nghiệp thấp và tổng sản lượng nội địa tăng. Vấn đề là đó là các con số dân Mỹ KHÔNG nhìn thấy. Dân Mỹ thực tế, chỉ nhìn thấy vật giá chung quanh khi đi chợ và nhìn vào giá cả thực tế, bỏ qua mọi tuyên truyền của chính quyền cũng như của đám truyền thông loa phường. Các cụ vẹt tị nạn, thay vì nhắm mắt, bịt tai, ngoác miệng tung hô Bidenomics dù chẳng có một khái niệm sơ đảng nào về Bidenomics, nên hỏi nhỏ cụ bà xem một bao gạo, một chai nước mắm, bây giờ giá cả ra sao so với ngày Trump còn làm TT.

2. Dân trí Mỹ rất cao, hiểu rõ Biden đang tuyển lựa một vài chỉ số có vẻ tốt đẹp, đưa ra với hy vọng khỏa lấp tình trạng xấu toàn diện. Một cách lừa thiên hạ mà Mỹ gọi là 'cherry-picking'. Họ nhìn thấy rõ tổng sản lượng của cả mấy chục nước đang tăng tiếp theo khủng hoảng đóng cửa kinh tế bởi COVID. Họ hiểu trong tình trạng phục hồi này, đáng lẽ tổng sản lượng GDP phải tăng khá mạnh, trong khi thực tế, GDP Mỹ tăng theo kiểu rất 'xoàng' -mediocre.


Nhận định của ông Casey Mulligan, GS Kinh Tế, Đại Học Chicago

Ngoài ra, mang tên chính mình gán vào một chính sách quốc gia chỉ khiến dân Mỹ nhìn thấy rõ Biden có cái tôi lớn hơn vũ trụ. Nhưng điều đáng buồn là cái chính sách đó, chính là biểu tượng rõ nét nhất của những thất bại của Biden. Các cố vấn của Biden qua các thăm dò, khám phá ra sai lầm khổng lồ khi tung khẩu hiệu Bidenomics, đang tìm cách bỏ khẩu hiệu này, thay thế bằng khẩu hiệu nào khác hấp dẫn hơn, nhưng đang loay hoay vì đã lỡ rao bán Bidenomics quá mạnh. Nhiều người tinh ý đã thấy danh từ 'Bidenomics' có thời được khua chiêng trống đinh tai, bây giờ không nghe các quan chức nào nói tới nữa. Dân tị nạn ta có câu 'Tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa' hình như rất thích hợp cho khẩu hiệu ngớ ngẩn này.

Đã vậy, Biden còn bị một nạn không nhỏ: đó là việc dịch COVID đã qua, một số biện pháp cứu trợ đặc biệt để giúp dân trong thời đại dịch sẽ chấm dứt, như trợ cấp đặc biệt, tiền thất nghiệp phụ trội, sinh viên hoãn trả nợ, tín dụng thuế phụ trội cho trẻ con, tiền thất nghiệp phụ trội,... Bỏ những trợ cấp nhất thời này sẽ khiến không ít người bất mãn, quay qua chống Biden.

Theo nhiều chuyên gia, Bidenomics sẽ là con dao giết Biden, không phải chuyện Biden cao tuổi, lẩm cẩm, cũng không phải những lem nhem tiền bạc của cha con Biden. Vì Bidenomics đụng thẳng vào túi tiền mỗi người, mà tuyệt đại đa số dân Mỹ lo cho túi tiền mình chứ không nhắm mắt, mù quáng phe đảng như vẹt.

CNN lên tiếng, nhận định việc tiếp tục quảng bá cái gọi là Bidenomics sẽ khiến Biden thất bại lớn trong cuộc bầu cử năm tới.

Tin mới nhất: mới đây, bà phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc mau mắn nhẩy ra đấm ngực khoe: "Tổng cộng 14,1 triệu công việc làm đã được tạo ra bởi Biden. Đó gọi là Bidenomics đang vận hành!". 

Tin này đã được báo loa phường Washington Post nhai lại, rồi sau đó lại được vài con vết bắt chước, nhai lại theo. Ngay sau đó, các trang mạng xã hội tràn ngập ngay những công kích về việc chính quyền Biden nói láo. Nhiều người đã đưa ngay lên những con số không thể chối cãi được. Chẳng hạn, 72% (hay hơn 10.000.000) là jobs mở cửa lại sau khi bị COVID đóng cửa, không thể nói là "tạo ra" được. Nghĩa là thực tế, trong 3 năm nắm quyền, Biden chỉ tạo ra được có chưa tới 4 triệu jobs hay trung bình 1,3 triệu jobs một năm.


Để có một khái niệm so sánh, dưới đây là bảng tóm lược vài con số thống kê quan trọng nhất, theo thống kê chính thức của bộ Lao Động Mỹ, trong 30 tháng đầu (2 năm rưỡi) của Trump (khi Mỹ chưa bị COVID tấn công phải đóng cửa kinh doanh) và của Biden (khi COVID đã hết tấn công Mỹ, kinh doanh đã hoạt động lại bình thường).


Vũ Linh

ĐỌC THÊM:

Bidenomics sẽ giết Biden - Politico:

Bằng chứng Bidenomics không giúp dân - Fox News:

Bidenomics hại dân - Tipp Insights:

Bidenomics hiệu quả? Bạn đang nằm mơ - Washington Times:


No comments:

Post a Comment