Tuesday, October 17, 2023

ISRAEL, PALESTINE VÀ JERUSALEM

Có một bài viết về lịch sử Do Thái và Palestine, được cho là của bạn Dũng Phan, đang lan truyền trên mạng. Đây là bài viết rất hay nhưng khá dài. Tôi xin phép rút ngắn lại, để chúng ta có khái niệm về lịch sử vùng đất này.

3.000 năm trước đây, David, một chàng chăn cừu người Do Thái, đã đánh bại người khổng lồ Goliath, rồi lập ra vương quốc Do Thái ở phía Tây bán đảo Ả rập, lấy Jerusalem làm thủ đô. Người Do Thái khi đó có tôn giáo là Do Thái giáo. Sau một thời gian, quốc gia Do Thái này bị Đế quốc Babylon, và sau này là Đế quốc La Mã xâm lược và chiếm đóng.

1.000 năm sau ngày Do Thái lập quốc, khi đất nước đang nằm dưới sự thống trị của La Mã, thì có một người Do Thái xuất hiện và thay đổi lịch sử thế giới. Đó chính là Chúa Jesus. Người Do Thái đợi ngày ông giải phóng dân tộc khỏi đế chế La Mã. Nhưng, đế chế La Mã đã đóng đinh ông lên cây thập giá. Nhiều người Do Thái tin rằng chúa Jesus đã chết. Nhưng một bộ phận khác thì tin rằng Chúa Jesus sẽ phục sinh và đưa họ ra khỏi dòng khổ ải trầm luân. Bộ phận này tách thành một tôn giáo riêng, đấy chính là Thiên Chúa giáo.

600 năm sau ngày Thiên Chúa giáo ra đời, trên cùng mảnh đất từng có Vua David, Chúa Jesus, xuất hiện một chàng trai trẻ, tên là Muhammad. Muhammad tự nhận mình là “Nhà tiên tri”, là sứ giả của thượng đế, là người phát ngôn của Thượng đế. Ông phổ biến KINH KORAN, và cho rằng đó mới là quyển kinh gốc mà thượng đế ban cho, là quyển kinh nguyên thuỷ và trọn vẹn. Ông cho rằng Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo và Kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo chỉ là những dị bản so với bản nguyên thuỷ và đã bị bóp méo. Và từ đó, đạo Hồi ra đời.

Như vậy, cả 3 tôn giáo là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo đều xem Jerusalem là vùng đất thánh của mình. Vua David chọn Jerusalem là kinh đô, Chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem, và nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiên đường từ Thánh Đường Đá ở Jerusalem.

Sau thời gian đầu lập quốc, người Do Thái đã bị mất nước và bị đô hộ cả ngàn năm cho đến khi Thiên Chúa giáo ra đời. 300 năm sau khi ra đời, Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo mạnh nhất của vùng đất ban đầu là của nhà nước Do Thái. 300 năm sau đó, Hồi giáo ra đời. Khi đó, người La Mã đang cai trị vùng đất này, và lập ra một khu vực chung cho cả 3 tôn giáo, gọi là Palestine, với mục đích đồng hóa người Do Thái.

Để tranh giành vùng đất thiêng Jerusalem, các tín đồ Thiên Chúa giáo ở châu Âu đã phát động một cuộc Thánh chiến, gọi là Thập tự chinh, kéo dài từ thế ky 11 đến thế ky13, với mục tiêu: “Giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Thiên Chúa giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo".

Thế nhưng, từ khoảng thế ky thứ 14, vùng đất Palestine lại thuộc về Đế chế Ottoman, một đế chế theo Hồi giáo. Người Do Thái lại tiếp tục bị đô hộ dưới đế chế Ottoman cho đến tận đầu thế ky 20, và sau đó bị Phát xít Đức tàn sát với mong muốn diệt vong dân tộc Do Thái.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 10 phiếu trắng, đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chia phía Đông Palestine thành hai nhà nước: một phần là của người Palestine theo đạo Hồi, phần còn lại là người Palestine theo đạo Do Thái (tức là nước Israel). Jerusalem trở thành đặc khu được Liên Hiệp Quốc bảo vệ.

Để chống lại việc thành lập nhà nước Israel của người Do Thái, năm 1948. Liên quân Ả Rập bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Liban, Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen và Palestine đã sát cánh cùng nhau quyết tâm tiêu diệt Israel. Kết quả không ngờ được đã xảy ra, Israel mới thành lập nước đã đập tan tác cả 5, 6 quốc gia kia.

Đến năm 1967, có một cuộc chiến tranh gọi là “Chiến tranh 6 ngày”, cũng do các nước Ả rập theo đạo Hồi phát động, nhằm tiêu diệt đất nước Israel của người theo Do Thái giáo. Israel thêm một lần nữa chiến thắng. Nhưng lần này họ chiếm luôn Jerusalem.

Nguồn Xuân Sơn Võ.

No comments:

Post a Comment