Sunday, July 9, 2023

Cuộc sống ở nơi lạnh nhất hành tinh 

Oymyakon là một thị trấn nhỏ, tọa lạc tại một khu vực ở phía Đông Bắc của quận Oymyakonsky, trực thuộc Cộng Hòa Sakha, Liên bang Nga. Thị trấn này được mệnh danh là nơi lạnh nhất hành tinh mà có loài người định cư.
Oymyakon tọa lạc tại miền Viễn đông của Liên bang Nga, nằm dọc theo bờ sông Indigirka, cách đường cao tốc Kolyma của Nga 30km về phía Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình ở Oymyakon là -50°C vào mùa đông.

Thị trấn nằm giữa hai thung lũng lớn. Chúng dẫn gió vào thị trấn và làm cho khí hậu nơi đây trở nên lạnh hơn các khu vực xung quanh. Nhiệt độ ở đây là cực kỳ thấp, kéo dài quanh năm và thường xuyên có tuyết.

Dân số hiện nay ở Oymyakon là vào khoảng trên dưới 500 người, những lúc đỉnh điểm có đến 2.500 người sinh sống tại thị trấn này, sau đó giảm dần xuống mức 900 người vào năm 2018.

Oymyakon nằm ở khu vực có khí hậu cận Bắc cực, và là một trong những nơi được gọi là “Cực Bắc của cái lạnh”. Nơi đây có một khu vực “tượng đài” nhỏ, ghi nhận kỷ lục nhiệt độ -71.2°C vào tháng 01/1924.

Sẽ mất khoảng 2 ngày để đến Oymyakon, nếu bạn lái xe liên tục trên đường tuyết từ Yakutsk – thành phố lớn nhất gần Oymyakon.

Mặt đất ở đây bị đóng băng vĩnh cửu, do đó hầu như sẽ không thể trồng trọt gì vào mùa đông, và việc đào đường ống để làm đường hầm hay nhà vệ sinh là rất khó khăn.

Những người đàn ông đang khoét xuống lớp băng để lặn xuống lớp nước bên dưới. Nhiệt độ dưới mặt nước “ấm áp” hơn rất nhiều so với nhiệt độ không khí.

Một sân chơi dành cho trẻ em ở Oymyakon. Trời lạnh thì lạnh nhưng các bé vẫn đến trường mỗi ngày.

Vào tháng 2/1933, nhiệt độ -67.7°C đã được ghi nhận tại Oymyakon bởi trạm khí tượng của Anh, đây là nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận chính thức ở Bắc bán cầu.

Mái nhà của một người dân ở Oymyakon vào mùa đông, tuy khí hậu nơi đây là cực kỳ khắc nghiệt, nhưng con người vẫn duy trì sự định cư hàng trăm năm qua.

Một người dân đang đi bộ một mình giữa các tòa nhà trong thị trấn.

Đây là khu vực quảng trường trung tâm ở Oymyakon. Thị trấn có nhiều trường học, một bưu điện, một ngân hàng, và thậm chí có cả đường băng sân bay.

Một con chó đang nằm bên cạnh đống củi khô, lông mày của nó vẫn đang dính tuyết.

Mọi thứ ở Oymyakon hầu như đều luôn bị băng tuyết bao phủ

Một gian hàng bán cá ở Oymyakon, có lẽ đây là chợ cá ít tốn diện tích và dễ bảo quản nhất thế giới, bởi những con cá đều đông đá “cứng đơ” và được dựng đứng lên một cách dễ dàng.

Đây là một cái nhiệt kế ở Oymyakon, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường như bao nơi khác, mặc dù thời tiết là vô cùng lạnh lẽo.

Alexey Egorov, 45 tuổi và Semion Vinokurov, 53 tuổi, đang làm việc hăng say, họ đều là thợ rừng.

Họ làm việc trong khu rừng bên ngoài làng Tomtor ở thung lũng Oymyakon, thời tiết thì lạnh nhưng nụ cười của họ thì luôn nở trên môi.

Hai người đàn ông đang ăn trưa trong cabin một chiếc xe tải, nơi tránh lạnh lý tưởng nhất khi đang làm việc trong rừng.

Sergei Burtsev, 41 tuổi, một nhà khí tượng học, đang đưa một chiếc bong bóng lên trời để thu thập dữ liệu về thời tiết.

Chân dung của Andrei Vinokurov, 37 tuổi, anh là một huấn luyện viên bộ môn đấu vật.

Nikolay Vinokurov, 7 tuổi và chị gái Vera Vinokurova, 9 tuổi, đang ăn trưa tại nhà bà ngoại.

Ruslan, 35 tuổi, đang chất những khối băng lên một chiếc xe tải nhỏ.

Người dân địa phương đang tham dự “Lễ Hiển linh” của Chính thống giáo địa phương, bằng cách ngâm mình xuống dòng nước lạnh giá của sông Lena.

Trong ngày lễ này, họ cũng tổ chức tạc tượng từ các tảng băng

Mỗi ngày, người dân đều giặt và phơi quần áo mỗi khi có thể, tất nhiên việc chúng bị dính tuyết hay đóng băng là “chuyện thường ngày ở huyện”.

Nếu dính tuyết thì lâu lâu phải ra giũ tuyết xuống, chứ không thì biết bao giờ mới khô nổi!

Một tấm bảng hiển thị thời gian, nhiệt độ và cả áp suất không khí trên một tòa nhà ở Oymyakon.

Chân dung một đứa bé ở Oymyakon, đây là cách người dân ăn mặc để giữ ấm.

Chạng vạng ở Oymyakon, cảnh vật lạnh lẽo, nhưng cũng mang đầy vẻ đẹp của sự tĩnh lặng

Mặt trời vẫn ló dạng mỗi ngày, cho dù là rất ngắn ngủi, nhưng đó có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất…

TINHTE

No comments:

Post a Comment