Wednesday, April 19, 2023

Yêu ! Việc của con tim hay khối óc?

Yêu Em đến khi con tim ngừng đập..” (Đức Huy)

Tạp chí New Scientist trong số đặc biệt “Love : The inside story", có những nhận định khá đặc biệt, Trần Minh Quân xin trích dịch vài đoạn:

Yêu, nhiều vấn để: Tình yêu bảo vệ (protective love) của một bà mẹ dành cho con mình; Yêu nồng cháy (passion) giữa đôi nam nữ mới yêu nhau; Yêu sâu đậm (deep love) của đôi vợ chồng lâu năm; Yêu thần thánh của Thiên Chúa (Divine love of God).. mới chỉ là vài dạng.. yêu!

Nhiều nền văn hóa trên thế giới có những ngôn ngữ riêng để mô tả các dạng tình yêu. Khoa học mới chỉ có những bước chập chững khi tìm hiểu về Yêu! Chỉ bắt đầu nhìn vào Não bộ tìm xem những gì có thể diễn ra khi.. yêu, ở bên trong khối óc?

Nếu như các dạng ‘yêu' đều có chung một ‘mẫu số’ là do ‘tiến hóa' của nhân loại thì chúng ta có thể khởi đi từ sự tìm hiểu về Tình mẫu tử?

Trong tất cả các dạng Yêu, không có tình yêu nào sâu đậm, mạnh mẽ và hy sinh vô vị lợi cùng lâu bền như Tình Mẹ Yêu con; bên cạnh đó mối ‘dây liên kết hiển nhiên’ quan sát được trong thế giới động vật. Về phương diện sinh học, sự liên-kết này thật sự hữu lý: với động vật, thú mẹ luôn chăm sóc thú sơ sinh để bảo vệ giống nòi sinh tồn; sự liên-kết là yếu tố tối quan trọng để gen chuyển từ mẹ sang.. con.

Sự liên-kết đã được tạo lập bằng cách nào ? Đa số các nghiên cứu đều xem xét về các biến đổi sinh-hóa học nơi não bộ của loài gặm nhấm!

Loài gặm nhấm (chuột, thỏ..) có ‘Yêu" hay không? Chúng ta không biết! nhưng chúng bảo vệ con rất mạnh. Khuynh hướng bảo vệ này chỉ xuất hiện khi chúng có con: Chuột cái còn tơ và chuột đang mang thai, tránh tấn công chuột con, nhưng hành vi (phẩm hạnh)=behavior này thay đổi đột ngột, ngay trước khi sinh con. Chuột con mới sinh đã biến đổi chuột mẹ! Có sự kiện liên hệ diễn ra: vai trò của hormone Oxytocin? (Xin bàn rõ hơn trong phần dưới).

Khuynh hướng bảo vệ con, còn rõ hơn nơi các động vật thượng đẳng như khỉ đột, tinh tinh..Tinh tinh (chimpanzee) không rời xa mẹ đến khi 7 tuổi (!).. Nơi người, thời gian liên kết mẹ-con còn kéo dài lâu hơn..

Tình yêu Vợ chồng, bền chặt (có khi được giải thích là nghĩa vợ chồng).. được các nhà khoa học xem là một yếu tố bảo vệ.. nòi giống (?), không được đồng thuận khi tìm cách giải thích cho các vấn đề ‘một vợ' hay đa thê (!)

Harvard University: “ Love, Actually: The science behind lust, attraction and companionship” là tài liệu chính mà TMQ trích dẫn trong bài viết này.

Yêu: tiếng nói của CON TIM?
Yêu,được biểu tượng trong Tôn giáo, như Thiên Chúa giáo bằng hình ảnh của Trái Tim.Thượng Đế yêu thương loài người: Thánh Tâm Chúa Ki Tô (Sacred Heart); Trái Tim Vẹn sạch Đức Maria (Blessed Heart of the Virgin Mary).. Phật Giáo biểu thị Tình Yêu bằng ..Trái tim Bồ Tát..

Với các Văn, Nghệ sĩ thì Yêu nhất định phải từ con Tim! Rất nhiều bài thơ, bài nhạc và tác phẩm viết về Yêu và đều khẳng định Yêu là ‘Công việc của Trái Tim “

“Love is a many splendored things !”

Văn hào Blaise Pascal có câu ngạn ngữ bất hủ:
Le coeur a ses raisons que la raison ne connaît point”
(The heart has its reasons, which reason knows nothing of)

Câu ngạn ngữ này thường được giải thích là “Con Tim muốn gì.. không thể hiểu?” hay “Love is blind ?” và dẫn giàng rộng hơn thì Trái tim có lý lẽ riêng và.. có mắt quan sát?

Rất nhiều thành ngữ dùng hình ảnh Con tim để biểu lộ Tình yêu:

I Love you with all my heart and my soul"

“ Cupid has shot his arrow right through your heart” (Trúng mũi tên Yêu..)

(Xin dành Chủ đề Yêu, tiếng nói của Con Tim trong một bài viết riêng)

Yêu: công việc của KHỐI ÓC!
Khi đặt câu hỏi “Yêu là gì' với những nhà khoa học và đặt ra chủ đề “Sinh học của Yêu = Biology of Love". Giải thích Yêu bằng khoa học quả là ‘mớ bòng bong'.. khác biệt lung tung khi nhìn từ nhiều góc cạnh như nhân chủng học (anthropology) sang qua sinh học thần kinh (neurology..) và chưa tìm đủ các dự kiện để giải đáp; Nhưng Yêu, hiện tạm có thể giải thích bằng hóa học và cũng có thể đưa ra một công thức của yêu?

Theo một nhóm khoa học gia tại ĐH Rutgers, do BS Helen Fisher hướng dẫn “Tình yêu lãng mạn = Romantic love có thể chia thành ba loại: Ham muốn = lust; Thu hút Attraction và Nối kết = Attachment. Mỗi loại có một nhóm đặc điểm, được định bởi một bộ (set) kích thích tố riêng biệt, do não bộ tiết ra..


( Hình vẽ và Bảng tóm lược )

Các danh từ ‘tâm lý học’ rất khó chuyển ngữ, xin ghi thêm các giải thích.

Lust: usually intense or unbridled sexual desire (từ điển Werriam-Webster)

Tiếng Việt : ham muốn, thèm khát

Attraction: relationship existing between persons that are naturally or involuntary drawn together (Werriam-Webster).

Tiếng Việt : dẫn dụ ; hấp dẫn

Attachment: affection, fondness or sympathy for someone or something (từ điển Oxford); special emotional relationship that involves an exchange of comfort, care and pleasure (Verywell Mind).

Tiếng Việt : sự câu lưu ?!

Sự phân chia này không tuyệt đối vì có thể ‘phủ' lên nhau và mỗi loại còn có những yếu tố tế nhị không thể tách riêng.. Lust, thúc đẩy do testosterone và estrogen; Attraction được tạo ra bởi dopamine, norepinephrine và serotonin; còn Attachment lại được điều hành do oxytocin và vasopressin.

Não bộ: Vị trí sản xuất các hormone.. yêu?(theo The chemistry of love)
Có nhiều hóa chất, hormones và chất chuyển tín hiệu thần kinh cùng hoạt động khi chúng ta bắt đầu… yêu, và khi chúng ta yêu luôn, không rời..

GS Stephanie Cacioppo (Unv of Chicago), trong “Wired for Love", tóm lược:

“.. Việc đầu tiên, chúng ta nhận ra, khi bắt đầu yêu.. là cảm giác thích thú tuyệt vời và từ giây phút đó (phút đầu gặp Em, tinh tú quay cuồng?), một loạt thay đổi xảy ra trong não bộ! Yêu khiến cho Não tiết ra lập tức, glucose và adrenaline, cung cấp những tia (bolt) năng lượng ngoại lệ (extra). Dopamine bùng lên, kích ứng ‘mạch điện dẫn cảm ứng ‘được tưởng thưởng = reward trong óc; (tương tự như khi chúng ta ăn một món ngon, uống rượu, nghe một bản nhạc hay, khi xài thuốc gây nghiện phụ heroin). 

Cảm giác được ‘thưởng’ này, đem lại niềm vui, tạo ra sự khoan khoái, sung sướng. Các đỉnh của các đợt Norepinephrine, tạo ra sự tập trung chú ý, nhưng cũng tạo ra cảm giác trôi nổi, bềnh bồng và mất ý niệm về thời gian. 

Serotonin tụt thấp xuống mức giống như nơi người bị chứng ‘rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder).. 

Những đụng chạm cơ thể, hay chỉ cần ‘nhìn vào mắt' nhau, là có sự kích khởi tiết Oxytocin, là hormone gây kết nối bonding, giúp tạo sự kết hợp và tin tưởng..

Vai trò của Hóa chất trong.. yêu?
Ham muốn (lust) là ước ao được thỏa mãn tình dục; Căn bản tiến hóa của ham muốn, phát xuất từ nhu cầu sinh sản, một nhu cầu căn bản của mọi sinh vật trên trái đất. Bằng cách sinh sản, các sinh vật đã trao chuyển gen, để đưa đến sự trường tồn của nòi giống.

Vùng dưới đồi (hypothalamus) của não bộ đóng vai trò rất quan trọng trong ‘ham-muốn'; kích thích sự sản xuất ra các kích thích tố tình dục ((sex hormones) testosterone và estrogen từ dịch hoàn và buồng trứng. Các kích thích tố này thường bị mang thành kiến để chia thành hai loại riêng; kích thích tố của phái ‘nam' và của phái ‘nữ. Trên thực tế, testosterone làm tăng ham muốn tình dục (libido) ở cả 2 phái! Tác động của estrogen, không mạnh (và không rõ rệt), nhưng nơi một số phụ nữ, hiện tượng ham muốn tình dục, xảy ra cao hơn, trong thời gian rụng trứng (lúc này lượng estrogen tăng hơn.
Hình 1 : của Harvard Education:

A- Dịch hoàn và buồng trứng tiết ra các hormone tình dục, testosterone và estrogen, gây các kích thích ham muốn tình dục. B và C : Dopamine, oxytocin và vasopressin đều do hypothalamus tiết ra, đây là vùng của não bộ, điều khiển nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, kể cả cảm xúc. D : Nhiều khu vực khác của óc cũng ảnh hưởng đến Yêu. Lust và Attraction ‘khóa' khu vực prefrontal cortex (vỏ não trước trán), là vùng điều hành các ‘hành vi hợp lý'

Yêu là được tưởng thưởng (reward)?
Thu-hút, tuy có liên hệ nào đó với ham muốn, lại là một hiện tượng riêng biệt, khác hơn khi chúng ta có sự ham muốn đối với một đối tượng, chúng ta sẽ bị ‘thu hút’ bởi đối tượng (hiểu theo hai chiều, thuận-nghịch=vice-versa); nhưng cũng có thể có ham muốn mà không có thu hút; và ngược lại, có thu hút mà không ham muốn? Thu hút liên hệ đến một tiến trình (pathway) trong não bộ kiểm soát ‘các biểu lộ tâm lý khi được tưởng thưởng (reward behavior). Điều này giúp giải thích được, phần nào, về hiện tượng “khi mới ‘yêu' ; Tình cảm thật thú vị (exhilarating) và chiếm trọn ‘thời gian' (dành cho đối tượng)? ( và..Khi đã yêu, thì mơ mộng nhiều?)

Dopamine, cũng do hypothalamus sản xuất, đã được nghiên cứu rất nhiều, về vai trò trong ‘pathway reward’ của não bộ; Dopamine được tiết ra khi chúng ta làm việc gì mà chúng ta thấy thích thú và cho là tốt đẹp, như khi chúng ta ở bên cạnh người yêu, như trong khi ân ái.. Trong giai đoạn ‘thu-hút’ óc tiết ra một nồng độ cao dopamine cùng với một hormone liên hệ khác, norepinephrine. Hai hóa chất này làm chúng ta ‘lắc lư’ (giddy), hăng say (energetic) và khoan khoái (euphoric), và cũng có thể bị giảm mất cảm giác thèm ăn và không buồn ngủ; “Có thể giải thích là khi yêu.. sẽ ‘mất ăn và mất ngủ”..(ngày quên ăn, đêm không ngủ= suốt đêm 'thao thức’ vì.. em). Trên thực tế, norepinephrine (còn gọi là noradrenaline) cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng chiến đấu (fight or flight), kích thích (high gear), khi chúng ta đang bị đè nén (stress) và còn làm chúng ta ở trạng thái tỉnh thức.

Khi scan não bộ của người ‘đang yêu', có thể nhận thấy rõ rệt các khu vực ‘rewards primary’, kể cả vùng ventral tegmental và vùng caudare nucleus; Cảm giác bùng cháy như điên (fire like crazy) xảy ra khi được cho xem bức hình của đối tượng mà đôi bên đang ở tình trạng ‘thu hút’ mãnh liệt? (Crazy love ?), và .. lửa lại không bốc (?) khi so sánh với lúc cho họ xem những hình ảnh của những người không được họ chú ý (như khi cho xem lại hình bạn cũ thời học sinh).

Thu hút, có thể làm giảm serotonin, một hormone liên hệ đến ngon miệng (appetite) và tâm trạng, khí sắc (mood). Có điều lý thú là người mắc chứng obsessive-compulsive cũng bị serotonin thấp, và các nhà khoa học đã ‘cho rằng' hiện tượng say mê (infatuation) tiềm ẩn này có thể là đặc điểm của khi.. bắt đầu yêu?

(Sư giảm serotonin được giải thích là do sự tương tranh các thụ thể. Dopamine gắn vào các thụ thể dẫn truyền thần kinh nhanh hơn, khiến serotonin không ‘dành' kịp và bị kém chuyển vận.

Dopamine còn liên hệ với sensation de plaisir de satisfaction..

Mối quan hệ = Relationships

Attachment (Sự kết dính) là yếu tố quyết định cho mối quan hệ lâu bền. Lust và Attraction có lẽ là các hiện tượng duy nhất, độc quyền (exclusive) trong các vướng víu (entanglement) lãng mạn; Attachment là ‘trung gian' cho tình bạn, cho liên kết giữa cha mẹ và con cái (Attachement Parent-Enfanf) cho sự thân thiện trong các giao tiếp xã hội và nhất là tình nghĩa vợ chồng. Hai hormone cần thiết phải có là oxytocin và vasopressin.

Oxytocin, còn gọi lóng là hormone của sự âu yếm = “cuddle hormone''; hormone de l'amour, giống như dopamine, cũng được tiết ra từ hypothalamus, và được tiết ra rất nhiều khi ân ái, khi nuôi con bằng sữa mẹ và trong khi sanh con.. Hiện tượng này có phần khác lạ vì oxytocin được tiết ra, chưa hẳn là trong khi đang hưởng thú vị (enjoyable) ? Nhưng yếu tố chung ở đây là, tất cả các hiện tượng trên đều là các dấu hiệu tiên khởi (precursors) cho việc tạo ra các liên kết . Do đó, nên phân chia ranh giới khác nhau cho attachment, lust và attraction. Một sự quan trọng, cần có : Chúng ta ‘kết nối' với gia đình trực hệ, trong khi các tình cảm khác lại có thể không tạo ra kết nối?

Nghiên cứu nơi chuột cho thấy khi ‘chuột mẹ’ ‘gắn chặt' với chuột sơ sinh, trung tâm ‘tưởng thưởng’ được kích động bởi oxytocin, và hormone này tạo ra sự mẫn cảm với mùi hương; khiến sư liên-kết giữa ‘mẹ /con’ chuột thành một liên hệ độc đáo về mùi của chuột mẹ và của chuột con do chính chuột mẹ sinh ra !) và chuột mẹ còn được ‘vui thỏa' mỗi khi hít hơi chuột con (Nơi Người, mê mùi con sơ sinh cũng xảy ra nơi các bà mẹ?)

Vasopressin, khi nghiên cứu nơi loài ‘prairie mole' (loài chuột bọ có liên kết từng đôi, chung thủy,không đổi bạn tình suốt đời), cho thấy trong não của chúng có nhiều thụ thể oxytocin và vasopressin. Chuột bọ không phải là người! chúng có ‘yêu' không? không có câu giải đáp! sự ‘kết nối và cặp đôi của chúng có do yêu không? cũng không trả lời được! (Các nhà nghiên cứu tìm được trong bộ gen của prairie mole, những gen giúp tạo các thụ thể vasopressin vả khi ‘loại các gen này‘, mole của thế hệ kế tiếp.. mất đi sự chung thủy và thành đa thê !)

Vasopressine có thể được gọi là hóa chất của sự chung thủy?

Yêu là khổ ? (Love hurts)?
Bức tranh màu hồng của Yêu: sự bài tiết hormone làm chúng ta cảm thấy sung sướng, được ‘tưởng thưởng' và thật gần với đôi lứa mình yêu (đối tác). Nhưng vấn đề lại không dừng tại đây! Yêu lại thường đi kèm với ghen, xử thế kỳ dị, thất thường (erratic behaviour) và dễ bẩn gắt, và kèm thêm một số xúc cảm tiêu cực, quái lạ (mood=humeur)! Các hormon cũng có thể là thủ phạm gây ra các nỗi.. khổ vì yêu?

Dopamine, hormone chịu trách nhiệm chính trong ‘reward pathway’ của não bộ, có nghĩa là kiểm soát cả ‘tốt lẫn xấu'! Dopamine tăng bất chợt trong tâm ‘Thiện' và cả thói hư tật xấu. Dopamine đã được nghiên cứu rất kỹ trong diễn tiến bị nghiện ngập. Các khu vực của não bộ mà chúng ta thấy bừng sáng (light up) khi có Sư thu-hút= attraction, cũng là những khu vực ‘lóe sáng = light up khi scan nâo người nghiện xài cocaine và khi scan não của chúng ta lúc cảm thấy ‘đã' khi ăn món ăn ngọt ! Cocaine giữ tín hiệu dopamine lâu hơn, tạo cho người xài thuốc một cảm giác ‘hăng hái, xung (high)’ tạm bợ. Có thể nói, Atraction là một ‘sự nghiện'.. đối tượng ? Cũng theo cách này, vùng não bộ liên hệ sẽ ‘light up’ khi chúng ta ‘mê thích, nghịện, một vật nào? cũng giống như khi chúng ta cảm thấy tâm tư của mình tùy thuộc vào một Bạn đối tác. như người nghiện khi muốn bỏ thuốc ! Sự nhung nhớ có thể so với cảm giác phải rời xa người yêu ? (nhớ ai như nhớ thuốc lào ?)
Hình 2 của Harvard Education

(Dopamine hóa chất chịu trách nhiệm về ‘reward pathway' trong não bộ, rất tốt, khi ở nồng độ vừa phải , giúp chúng ta biết thưởng thức món ăn, biết hưởng các events và vui với các liên hệ xã hội.Nhưng khi chúng ta nghiện thuốc, mê ăn thì pathway của Dopamine đã bị vượt quá giới hạn. Trong giao tiếp, quá nhiều dopamine lại gây sự tùy thuộc ‘bệnh hoạn’ vào đối tượng !)

Trường hợp oxytocin, có phần tương tự, “tốt nhiều quá, trở thành không tốt?’ (too much of a good thing can be bad)..

Các nghiên cứu mới nhất về các ‘thuốc giải trí' (dùng trong các party) như MDMA, GHB cho thấy oxytocin, tác động như người nhắc nhở (đằng sau), của các cảm giác thích thú (feel-good), hiệu ứng giao tiếp xã hội (social effects) trong các cuộc hội họp vui chơi =party; Nhưng các cảm giác này khi quá độ, lại khiến người dùng ‘thuốc' mất tự chủ ở giữa môi trường chung quanh và hành động bất bình thường, quái lạ! 

Xa hơn nữa, oxytocin có vai trò như một ‘bonding hormone' có thể giúp tăng cường thêm các cảm xúc tích cực (positive feelings), mà chúng ta đã có với những người mình yêu thích, như cảm giác kết nối chặt chẽ với gia đình, bạn bè.. 

Oxytocin là một yếu tố tiềm ẩn, nhắc nhở chúng ta về lý do để.. yêu, để ưa thích và cũng làm gia tăng thêm, việc yêu đối tượng nhiều hơn; Có thể đây là điểm tốt, tạo lý tưởng chung thủy ‘một vợ một chồng’ (monogamy) nhưng cũng có thể là lý do gây ra các suy nghĩ quá khích, ‘tự cho mình là trung tâm’ (egocentrism), gây tăng thêm khuynh hướng chỉ ưa thích những người cùng nhóm văn hóa, sắc tộc..

Dopamine và Oxytocin có thể được xem như những ‘hormone ‘con dao hai lưỡi’. Hai mặt Lợi và Hại đi đôi cùng nhau.

Tóm lược tác động của 4 loại hormones chính

Não bộ .. khi yêu ? (Theo NeuroReport)
Nghiên cứu ‘scans' cho thấy: khi cho những người (tự nguyện) tham dự, chiêm ngưỡng bộ mặt người yêu, một số khu vực của não bộ ‘bừng sáng' (‘lit up'). Đó là các vùng medial insula, vùng anterior cingulate cortex và các đoạn của dorsal striatum..

Tuy nhiên, lại có một số khu vực khác, có vẻ như bị vô hiệu hóa (deactivated): kể cả vùng bên phải của Vỏ não trước trán (Prefrontal cortex), cả hai bên Vỏ não thành (Parietal cortex) và vùng Võ thái dương (Temporal cortices..)

Các nghiên cứu sâu xa hơn cho thấy một ‘hình ảnh não bộ phức tạp’ hơn khi đang trong tình trạng Yêu lãng mạn (Romantic Love)..Trong FEBS Letters (2007) GS Zeki ghi nhận "những khu vực liên hệ (với ‘hóa học về thần kinh=neurochemistry) gồm: cortex, medial insula, anterior cingulate và hippocampus; bên trong subcortex; vài phần của striatum và có lẻ có cả nucleus accumbens".. tất cả tạo ra những vùng chính, căn bản=core của hệ thống ’nhận tưởng thưởng" (rewards system).
Những vùng của Óc, có những thay đổi khi.. Yêu

1- Part of the brain, highly stimulated (Hình A)

- Ventral Tegmental area: Tại vùng trung não, là vùng của ‘hệ thống reward' và hoạt động thay đổi rất nhiều khi Yêu.

- Dopamine : Có 12 vùng trong óc, cùng phối hợp hoạt động để tiết ra các hormone như dopamine, oxytocin, adrenaline..

- Basal ganglia : phối hợp kiểm soát vận động.. Vùng liên hệ với attachment..

- Angular gyrus : Vùng của óc liên hệ với chức năng ngôn ngữ và hệ thống tế bào thần kinh phản ảnh, giúp nhận thức được hành động của người mình yêu.

- Amygdala ; Hippocampus ; Nơi tập trung, hệ thống dẫn truyền của ‘brain reward'

2- Vùng của Não bộ: khi yêu và được yêu ? (Hình B)


Khu vực màu đỏ : Tình yêu đam mê (passionate)

Khu vực màu nhạt : Các dạng ‘Yêu khác?’

Các thay đổi về hóa chất cùng cảm giác gây ra do các thay đổi này tùy mức độ..

Và theo GS Sandra Langeslag: “Yêu, là một tiến trình rất phức tạp, liên hệ đến rất nhiều khu vực của não bộ, cùng tác động của các hormones và các chất chuyển vận tín hiệu thần kinh..”

Bà Langeslag cho biết thêm là các nhà khoa học chưa thật sự tìm được “những gì đã diễn ra bên trong các khu vực liên hệ khi hai người yêu nhau, nhìn nhau? và cũng chưa biết.. liệu có gì khác tại đó khi hai người ‘không' đang yêu? Họa đồ Não khi yêu quá phức tạp, nên chưa thể khẳng định được, liệu khi bị thương một vùng nào đó trong não, có thể xảy ra sự kiện hết yêu? Những bệnh nhân bị lesions (những vết lở) trong não, có mất ‘yêu không?

Yêu và hành động bất thường?
Yêu cũng có khi làm cho người ‘đang yêu’ có những hành vi bất thường, kỳ cục (embarrassment), lạ lùng với người chung quanh! Ham muốn tình dục (không hẳn là attachment) có thể làm tắt (mờ) khu vực não bộ điều hòa lý trí, gây mất khả năng suy xét xử thế (critical thinking), mất tự chủ và quên mất hành vi hợp lý (rational behavior), làm mờ luôn cả khu vực vỏ não trước trán (prefrontal cortex). Khi yêu quá độ, có thể trở thành.. ngu đần (dumb)? Có những việc làm khi đang yêu.. đã khiến người làm phải hối tiếc.. khi nhìn lại chuyện đã qua?

Tóm lại: Nhìn theo hóa học thì có thể có một công thức.. cho Yêu? nhưng còn cần nhiều nghiên cứu để giải đáp nhiều câu hỏi phức tạp! Yêu có thể vừa tốt vừa.. không tốt? có thể là một cảm giác ‘thích thú' khi thức giấc nhưng cũng có thể là cảm giác.. muốn quên và không muốn có?! Và khi các nhà khoa học tìm ra một công thức, thì có lẽ Quý vị Dược sĩ sẽ pha chế được yêu, một loại love potion?

Tác giả Lý Lạc Long (21/06/2006) trong bài ‘Tiếng Sét Ái Tình & Tình Yêu Dưới Lăng Kính Khoa Học”

.. Sau khi duyệt xét các .. hormone ‘Yêu" , đã có các nhận định rất chí lý:

Nhân tối linh ư vạn vật “: ‘Con người chưa chắc là những nô lệ ngoan ngoãn (như prairie mole) luôn tuân theo những quy luật hóa học và sinh học..”..

Kích thích tố hay không kích thích tố, sẽ luôn luôn có những khoảnh khắc mà con người rung lên những tiếng tơ lòng từ sâu thẳm trong tim..”

Khoa học đã giải đáp và mang lại cho con người rất nhiều tri thức về thiên nhiên và vạn vật, Nhưng cho đến nay thì vẫn chưa ai định nghĩa được tình yêu và trận chiến giữa lý lẽ và trái tim vẫn còn .. tiếp diễn..”

Love potion

Trần Minh Quân 4/2023

No comments:

Post a Comment