Wednesday, March 15, 2023

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ khớp gối thêm 40 năm?

Trên thực tế, tuổi thọ của khớp gối rất hạn chế. Một khi khớp “khí số đã tận”, có thể gây ra các chứng bệnh khớp khác nhau. Tuổi thọ khớp gối thông thường là 60 năm, muốn kéo dài thêm, bạn nhất định phải biết cách bản dưỡng và luyện tập.
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Thống kê tại Mỹ cho thấy, hơn 1/3 dân số mắc các bệnh về xương khớp. 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Mỗi năm bệnh này gây ra 1 triệu lượt nhập viện, 45 triệu lượt khám, làm tổn thất 100 tỷ USD cho chi phí điều trị và mất sức lao động.
Khớp gối bị viêm (Ảnh: Scoop.it)

Khi tới tuổi trung niên vì mong được khỏe mạnh dẻo dai, nhiều người đã lựa chọn những môn thể thao có tính vận động mạnh ví dụ leo núi, đi thang bộ thay vì đi thang máy… Điều này dẫn khớp gối bị viêm và thương tổn.

Một số người cho rằng vận động mạnh kiểu như leo núi, lên xuống cầu thang sẽ giúp rèn luyện cơ bắp phần đùi và phần mông, rèn luyện chức năng tim phổi của chúng ta. Tuy nhiên các chuyên gia khoa xương nhắc nhở rằng: Thực tế leo cầu thang, leo núi là “môn thể thao ngốc nghếch nhất”. Khớp gối bị ma sát tổn thương không thể hồi phục, sau 50 tuổi leo núi để rèn luyện, lại càng dễ bị chấn thương.

Leo núi là một hoạt động nặng nhọc, vất vả. Khi leo, các khớp dưới eo phải gánh chịu trọng lượng cơ thể đặc biệt là đầu gối. Khi cơ thể leo lên trên, gánh nặng mà đầu gối phải chịu sẽ tăng lên khoảng 4 lần.

Tuổi thọ của khớp đầu gối thường là 60 năm, thay đổi thói quen vận động có thể kéo dài thêm 40 năm.

Trên thực tế, tuổi thọ của khớp gối rất hạn chế. Sử dụng khớp gối quá mức sẽ làm nó hao mòn nhanh hơn và không thể phục hồi được. Do vậy, dù chúng ta cần tập luyện cơ bắp đùi và mông, nhưng cũng không nên đánh đổi với việc tổn thương khớp gối.

Những hoạt động cần tránh để tăng tuổi thọ khớp

Không tập thể dục mạnh trên sàn nhà cứng, chẳng hạn như quỳ xuống đứng lên quá nhiều, nhảy, chạy, nhảy dây, khiêu vũ. Nguyên nhân là bởi những động tác này sẽ càng làm mòn xương bánh chè. Đặc biệt hành động quỳ xuống rồi đứng lên nhiều lần sẽ bào mòn khớp gối nhiều nhất.

Sụn khớp có đường kính từ 1 đến 2 mm, có vai trò làm dịu áp lực, bảo vệ xương khỏi rạn vỡ. Khi vận động mạnh trên sàn cứng, phản lực cao bật trở lại sẽ tác động vào xương và khớp. Vì vậy, nếu có thể, kiến nghị nên tập thể dục thể thao trên sàn trải cao su.
Người trên 50 tuổi cần chú ý hạn chế các loại vận động như leo núi, leo cầu thang (Ảnh: Ydvn.net)

Với người trên 50 tuổi cần chú ý hạn chế các loại vận động như leo núi, leo cầu thang… Nguyên nhân là bởi khi đó khớp đầu gối sẽ chịu đựng sức ép gấp 3 đến 4 lần so với của cơ thể. Nhất là sau 50 tuổi, khớp đầu gối ít nhiều đều cũng gặp tình trạng bị tổn thương nên cần hạn chế những hình thức vận động này.

Bài tập kéo dài tuổi thọ khớp gối

Hoạt động thích hợp nhất đối với khớp gối: bơi, đạp xe, tập thể dục nhẹ nhàng, nhưng hoạt động có lợi nhất cho khớp là bơi lội. Khi ở trong nước, cơ thể song song với mặt đất, khi đó tất cả các khớp không phải mang tải nặng.
Đạp xe đạp hoạt động giúp kéo dài tuổi thọ khớp gối (Ảnh: emaze.com)

Bơi lội nhiều càng tốt cho những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp. Để đạt được mục đích rèn luyện cơ thể, nên chọn những hoạt động để khớp không phải chịu tải trọng nặng. 
Bơi lội hoạt động thích hợp nhất giúp kéo dài tuổi thọ khớp gối (Ảnh: Gardenahs.org)


















Có một bài tập bạn không cần phải đi ra ngoài, không cần thiết bị cũng có thể tập luyện cho khớp gối khỏe hơn. Phương pháp thực hiện bài tập như sau:

1. Tìm một chiếc ghế có thể dựa lưng, ngồi tựa vào lưng ghế. Hai tay đưa ra đằng sau lưng làm đệm tựa lưng.

2. Kê chiếc khăn tắm dưới bắp đùi, có thể dùng vài chiếc khăn cuộn chặt lại, làm sao đủ dày và chặt là được, mục đích là để nâng cao đầu gối.

3. Ngồi thẳng lưng, buông thõng hai chân, đong đưa chân tự nhiên lên trước và về sau. Không cần đong đưa biên độ quá nhiều, làm nhẹ nhàng là được.

Chú ý:

Cần thực hiện theo nguyên tắc “làm theo trình tự và tự lượng sức mình”, không nên quá miễn cưỡng theo người khác.

Nên làm đúng tư thế sau đó từ mức độ thấp dần dần nâng cao, dần dần tăng thời gian và dừng lại khi cảm thấy đau hay khó chịu.

Trước khi thực hiện bài tập cần làm nóng cơ thể ở mức vừa đủ để hỗ trợ cơ thể có trạng thái “chuẩn bị” tốt nhất. Và cần chú ý “béo phì” là kẻ thù của đầu gối bởi vậy muốn bảo vệ đầu gối của mình hãy cố gắng giữ trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn.

Phương pháp này có vẻ đơn giản, nhưng rất hữu ích để giúp đầu gối mạnh khỏe hơn. Người bị đau chân hoặc khớp gối có vết thương cũ, có thể sử dụng chân còn khỏe để đẩy chân đau, dùng chân khỏe mạnh nâng đỡ chân đau đong đưa lên xuống tự nhiên, phương pháp này giúp đầu gối thương tổn dần dần khỏe mạnh trở lại. Tập động tác này mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh đầu gối.

Theo secretchina

No comments:

Post a Comment