Sunday, September 11, 2022

Tác giả Nobel Y học : Không bệnh tật nào kể cả ung thư có thể tồn tại trong môi trường kiềm

SKĐS - Nhà sinh học nổi tiếng người Đức - Otto Heinrich Warburg từng đoạt giải Nobel năm 1931 cho hay:

Tất cả các hình thức của ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: nhiễm axit và giảm oxy. Thiếu oxy và tính axit là hai mặt của một đồng xu. Khi bạn có mặt này, tất yếu mặt bên kia phải tồn tại”.

Bạn có biết sức khỏe của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào độ cân bằng axit-kiềm (chỉ số pH) của cơ thể? Trong thang đo từ 0 đến 14, pH=7 nghĩa là môi trường trung tính, dưới 7 là axit và trên 7 là kiềm. Để có một cơ chế miễn dịch, tự sửa chữa và enzyme hoạt động tốt, cơ thể có xu hướng duy trì một độ kiềm nhẹ ở pH=7,35. Mất sự cân bằng này, đặc biệt là khi cơ thể có tính axit, nhiều nguy cơ về bệnh tật bắt đầu xuất hiện như: dị ứng, loãng xương, béo phì, tiểu đường, đau nửa đầu, gút, đột quỵ và cả ung thư.

Mô ung thư có tính axit, trong khi các mô khỏe mạnh có tính kiềm” – Otto Heinrich Warburg. Ảnh dẫn theo thediscoverreality.com

Otto Heinrich Warburg, một nhà sinh học nổi tiếng người Đức từng đoạt giải Nobel năm 1931, đã giành nhiều năm cuộc đời mình nghiên cứu về ung thư. Ông phát triển một lý thuyết nói về nguyên nhân của căn bệnh này. Theo đó, Warburg cho rằng ung thư đến từ sự thiếu hụt oxy của tế bào gây ra tình trạng cơ thể tích lũy axit. Ngược lại, cơ thể có nồng độ axit cao lại gây ra tình trạng thiếu oxy.

“Tất cả các hình thức của ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: nhiễm axit và giảm oxy. Thiếu oxy và tính axit là hai mặt của một đồng xu. Khi bạn có mặt này, tất yếu mặt bên kia phải tồn tại”, Warburg cho biết. “Mô ung thư có tính axit, trong khi các mô khỏe mạnh có tính kiềm”.

Lý thuyết của Warburg đến nay vẫn gây tranh cãi. Một số nhà khoa học cho rằng nồng độ axit của mô ung thư không phải nguyên nhân mà là một hệ quả của nó. Nguồn gốc ung thư được gán cho các đột biến di truyền chứ không đơn giản chỉ là mất cân bằng axit-kiềm.

Mặc dù vậy, vẫn có những nghiên cứu chứng minh rằng môi trường kiềm hỗ trợ tích cực hoạt động hóa trị cho bệnh nhân ung thư. Năm 2011, Kris Carr, một tác giả người Mỹ xuất bản một cuốn sách có tên “Crazy Sexy Diet“. Cuốn sách mô tả hành trình của cô chống chọi lại căn bệnh ung thư từ năm 2003, với hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng giàu kiềm. “Crazy Sexy Diet” lọt vào top những sách bán chạy nhất của The New York Times.

Nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể cũng chứng minh: chế độ ăn có tính kiềm là có lợi cho sức khỏe. Trong một bài báo khoa học tổng hợp, lưu trữ tại Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, giáo sư Gerry K. Schwalfenberg đến từ Đại học Alberta, Canada đã nêu:

● Chế độ ăn tăng cường các loại trái cây và rau quả giúp cải thiện tỉ lệ K /Na , những yếu tố quan trọng trong điều hòa điện giải và cân bằng môi trường trong cơ thể. Tỉ số K /Na đã được chứng minh vai trò đối với hệ xương, giảm teo cơ, giảm huyết áp ở người có huyết áp cao và giảm nguy cơ đột quỵ.

● Chế độ ăn uống có tính kiềm gia tăng sự hoạt động của một số hormone, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như trí nhớ và chức năng nhận thức.

● Sự gia tăng của Magie trong tế bào là cần thiết cho nhiều hệ thống enzyme hoạt động. Đó là lợi ích của chế độ ăn có tính kiềm, giúp kích hoạt vitamin D.

● Kiềm tính còn giúp tăng hiệu quả của một số hóa chất dùng trong điều trị.

Có 3 cách thức mà cơ thể chúng ta điều chỉnh độ cân bằng axit-kiềm.
Thứ nhất, thay đổi nhịp thở chính là một cách đơn giản để kiểm soát độ pH. Lý do vì cơ thể chúng ta sản xuất ra CO2 và axit lactic trong quá trình làm việc. Cả hai đều mang tính axit. Khi thở ra CO2, chúng ta cũng đang bài tiết axit khỏi cơ thể. Do đó việc thở sâu và chậm giúp cân bằng pH máu, đưa về trạng thái kiềm.

Thứ hai, một lượng axit dư thừa được thải trừ qua thận. Chúng sẽ được tống ra ngoài khi đi tiểu. Cuối cùng, trong máu chúng ta có một cơ chế gọi là hệ đệm. Nó giúp chống lại bất kể một thay đổi đột ngột nào trong độ pH.

Thứ ba, là hệ đệm giúp điều hòa cân bằng môi trường axit- kiềm thông qua các chuyển hóa trong cơ thể.

Tất cả các điều chỉnh trên được thực hiện khi độ cân bằng axit-kiềm của cơ thể bị phá vỡ. Nguyên nhân lớn đến từ việc chúng ta hấp thụ thực phẩm hằng ngày. Trong khi các loại rau, hoa quả thường có tính kiềm thì thịt động vật, sữa, cá, đường, nước ngọt, cà phê, rượu, đồ ăn nhanh… làm tăng nồng độ axit trong cơ thể.

Và nếu như bạn quyết định có một chế độ dinh dưỡng bổ sung kiềm và hạn chế axit, dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:

● Ngay sau khi thức dậy, bạn có thể pha một cốc nước ấm với công thức: một chút nước cốt chanh và 2 muỗng cà phê baking soda.

● Một chế độ ăn nhiều rau có thể đem lại độ pH tốt cho cơ thể.

● Các loại rau củ, trái cây màu xanh đậm là cực kỳ tốt.

● Có thể uống các loại nước có độ kiềm cao. Tại VN thì dùng công nghệ lọc nước pi có thể tạo nước giàu kiềm.
(tham khảo thêm tại NuocPi.com)

Dưới đây là danh sách một số các thực phẩm giúp bạn kiềm hóa cơ thể:

● Rau: Cải xoăn, cần tây, củ cải vàng, hành, su hào, măng tây, khoai lang, rau diếp quăn, bí, mù tạt xanh.

● Trái cây: Hồng, dâu đen, dứa, dâu, quả mâm xôi, dưa hấu, dưa đỏ, quýt, đu đủ.

● Đồ uống : Trà gừng, nước khoáng, nước pi

● Loại khác: Mùi tây, gễ gừng, hạt dẻ, muối biển, hạt bí ngô.


o0o

NO DISEASE CAN EXIST IN AN ALKALINE ENVIRONMENT

Dr. Otto Warburg was born in 1883 in Freiburg, Germany. He studied under Emil Fischer in Berlin, until receiving a Doctorate in Chemistry in 1906. By the age of twenty-eight, he also received a Doctorate in Medicine.

He spent a significant portion of his life studying oxygen consumption and fermentation. In 1928, he released the well-known paper, “The Chemical Constitution of Respiration Ferment”, where he differentiates the energy consumption between regular body cells and cancer cells. In the paper, Warburg highlights that regular body cells acquire energy through oxygen, making them obligate aerobes (for those of us who don’t have a background in science – that means they require oxygen to survive). Whereas cancer cells can split glucose into lactic acid through the process of fermentation to survive, making them partial anaerobes (meaning they don’t need oxygen to survive).
“No disease, including cancer, can exist in an alkaline environment.”
For his work on the aerobic and anaerobic metabolic processes in cells, Dr. Otto Warburg was awarded the Nobel Prize in Physiology Or Medicine in 1931. He suggested that cancer cells “live in hypoxic, very low oxygen, and acidic conditions and derive energy from sugars by fermenting them the way yeast does”. As cancer progresses, the body becomes more and more acidic as its pH drops below 7.35. His discoveries were revolutionary for their time, and contributed greatly to what we know about cancer today.

The pH scale ranges from 1 (highly acidic) to 14 (highly alkaline), while your body’s pH usually hovers between 7.35 and 7.4. Unfortunately, most of the foods that people consume today are full of sugar, preservatives, and genetically modified organisms – which all contribute to acidity in the body. The most alkaline foods are vegetables, as well as some fruits, grains, nuts, and alkaline water. Helping your body neutralize some of its acidity is crucial for maintaining your overall health.

While many years have passed since Warburg’s publications and studies, his discoveries still hold true today. Cancer can be partially attributed to prolonged exposure to toxins, especially in cells that haven’t been nourished, oxygenated, hydrated, and cleansed. And of course, as Warburg discovered, cancer cells cannot survive in an alkaline environment.

To maintain your health and keep your body at its best, it is very important to keep your body nourished with fresh, wholesome foods, and hydrated with clean, alkaline water.


Brand, Richard A. “Biographical Sketch: Otto Heinrich Warburg, PhD, MD.” Clinical Orthopaedics and Related Research 468.11 (2010): 2831–2832. PMC. Web. 9 May 2017.
Warburg, Otto Heinrich. “The Classic: The Chemical Constitution of Respiration Ferment.” Clinical Orthopaedics and Related Research 468.11 (2010): 2833–2839. PMC. Web. 9 May 2017.

This post was written by Makena Anderson and sourced from santevia.com 

No comments:

Post a Comment