Saturday, September 17, 2022

SAO KHÔNG CHỊU SƯỚNG... NHƯ TÂY?

-- Theo BBC. 

Ông Trần Mạnh Thái ở Berlin viết:

"Người Việt ở mức trung bình- chiếm số đông trong cộng đồng người Việt tại Đức- là: hai vợ chồng tự kinh doanh, cả hai đi làm công ăn lương, hay một người làm công một người kinh doanh... Thu nhập bằng hoặc hơn người Đức trung lưu. Xem họ có 'sướng như Tây' không nhé!

Khi ngoài rạp chiếu phim hay, người Đức háo hức cùng gia đình hay bạn bè, thu xếp thời gian đi xem. Khi có buổi hoà nhạc trong nhà hát hay băng nhạc yêu thích biểu diễn sống ngoài trời, người Đức truyền tay nhau tờ rơi, a lô đặt vé và cùng nhau đi xem, hoà mình vào không khí, giai điệu của những buổi sinh hoạt nghệ thuật. Ít thấy người Việt tham gia những sinh hoạt này.

Người Việt mê đá bóng không phải dạng vừa, những giải bóng đá Thế giới, Châu Âu hay Bundesliga (giải CHLB Đức)... ở các khu chợ Việt bàn tán rất náo nhiệt, nhưng vào sân vận động, tìm bằng ống nhòm cũng khó thấy có người Việt. Không khí và cảm nhận ở sân khác rất nhiều so với màn hình phẳng trước bàn bia!

... Từ ‘Urlaub’, nghĩa là "kỳ nghỉ hè". Cứ 100 người thì 90 người về xứ, 10 lần nghỉ thì 9 lần về Việt Nam. Cũng dễ hiểu thôi, vì đó là quê hương, là Tổ quốc, nơi có cha mẹ, anh em, họ hàng....Thế nhưng, có bao nhiêu phần trăm những người về quê được thực sự "nghỉ ngơi" đúng nghĩa.

Người Tây thì khác, 90% ‘Urlaub’ là họ ra khỏi vùng hay ra nước ngoài, ở khách sạn, không có bất cứ mối lo gì với họ hàng, người thân cả ... Họ nằm phè thư giãn trên các bãi biển hay đạp xe, leo núi, trượt tuyết, hoà mình vào thiên nhiên. Thực sự nghỉ ngơi và thư giãn.

Nhiều khi tôi tự hỏi, người Việt “đi Tây” đã lâu, thậm chí con cái nói chuyện với nhau toàn tiếng Tây. Nhiều gia đình Việt có nhiều "tiền Tây“ hơn một gia đình Tây trung bình. Vậy lẽ ra, họ phải sướng như Tây (hay hơn) chứ nhỉ.

Quan niệm "sung sướng" của chúng ta chỉ là những bữa tiệc cuối tuần, thường phải chuẩn bị nấu nướng 20 phần ăn, trong khi khách mời chỉ trên dưới 10 người?!

Sau khi no xôi chán chè, các ông một là quay ra "chém gió“ hai là "múa quạt“ tá lả, còn các bà thì 'buôn dưa lê', tán chuyện trên trời dưới bể, khoe con khoe cháu, khoe giàu sang, đồ hàng hiệu...

Hoặc chúng ta cho rằng: Sướng là khi ăn nhậu no say, khi đeo trang sức, mặc quần áo, giầy dép "hàng hiệu“- trị giá từ vài ba đến vài chục nghìn, cưỡi cái xe trên trăm nghìn, ở trong ngôi nhà từvài trăm nghìn đến triệu bạc tiền Tây?...

Và có người trời nắng thì đem tiền ra phơi, cũng là một cái sướng!

::::///::::

MỘT LÝ DO của "không Chịu Sướng"-- 

CHUYỆN Có Thật-

Một vị bác sĩ Úc, thành viên quãn trị Hội Từ Thiện Rotary, than với vẻ trách móc: -"Tôi thấy những người Việt tị nạn đã thành công, nay là chuyên viên y tế, bác sĩ dược sĩ... mà ít khi họ tham gia, đóng góp cho Quỹ Từ thiện Rotary quá!"

Tôi trả lời ông: - "Các bạn Úc đóng góp vào các Quỹ Từ thiện, một phần do lòng tốt muốn giúp xã hội, phần khác là để "giãm thuế lợi tức cá nhân" cao của họ (trong vòng luật lệ cho phép).

Người Việt tị nạn như chúng tôi, đến đây với hai bàn tay trắng, phải tự xoay sở trong thời gian dài để trả nợ xe, nợ nhà (+ tiền lời ngân hàng), tiện tặn cho bản thân để nuôi con cái- không thua kém bạn nó.

Ngoài ra, người Việt nào ở đây (nước ngoài), cũng thấy mình may mắn nên (tự nguyện) cưu mang đại gia đình còn ở Việt Nam- bên nội bên ngoại. Ít nhiều gì hàng năm, họ đều gởi tiền về giúp- từ anh em, con cháu thân thuộc, cho đến bạn bè nghèo túng; rồi nào là cứu trợ mất muà bão lụt, nào là cấp học bỗng học sinh nghèo...

Trăm thứ tiêu pha, QUAN TRỌNG là họ chi ra TIỀN MẶT, nghĩa là sau khi đã đóng thuế 40% cho nước Úc rồi; họ cho đi bao nhiêu năm mà đâu có lấy lại được khấu trừ thuế như là các bạn Úc khi đóng góp Từ thiện Rotary!

Vị bác sỉ Úc ngạc nhiên: - Ô! Bây giờ tôi mới hiểu... Xin lỗi bạn.

No comments:

Post a Comment