Friday, December 3, 2021

Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc

Tác giả : Gia Hưng

“Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc” – Đây là câu nói của một ông Tổng giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao.
Câu nói của vị giám đốc người Nhật làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng phải sững sờ. (Ảnh: Cerev)

Câu nói ấy không khác việc ông giám đốc người Nhật kia cho một cái tát vào mặt tất cả những con người Việt Nam ưu tú trong khán phòng đấy. Họ đều là những người Việt Nam thành đạt, là những người yêu nước, làm sao có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy.

Thế nhưng, những lời nói tiếp theo đó của vị giám đốc kia đã phải khiến khán phòng gật đầu thừa nhận, thậm chí là vỗ tay.

Ông chỉ vào chiếc màn máy chiếu, chỉ vào cặp đèn trên trần nhà, chỉ vào bộ quần áo mà mọi người đang mặc, thậm chí là cây bút và tờ giấy mà họ cầm trên tay, ông nói: “Made in China”.

Ông nói, Trung Quốc hiện diện khắp nơi, đến mức gần như ngành nghề nào cũng có mặt, từ kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng; kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang; sản xuất giày ở Đồng Nai; luyện-cán thép ở Thái Bình; sản xuất tinh bột wolfram ở Quảng Ninh; linh kiện điện tử ở Đà Nẵng; ván ép ở Long An; đến gia công in phun, đồ họa, sản phẩm quảng cáo, dịch vụ quảng cáo ở Sài Gòn… nơi nào cũng thấy bàn tay người Trung Quốc.
Việt Nam đang bị nhuộm đỏ trước hiểm họa “ngoại xâm mềm” bằng con đường kinh tế từ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ.

Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).

Có thể nói, việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước hình chữ S. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông.
Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước hình chữ S. (Ảnh: Reuters)

Cách đây 10 năm, năm 2009, tờ VietnamNet từng thực hiện phóng sự về những ngôi làng Trung Quốc mọc tại Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thường bày tỏ “bất bình” trước sự “ngang nhiên” tuyên xưng chủ quyền của Trung Quốc đối với biển đảo Việt Nam. Nhưng về sự ngang nhiên xuất hiện của hàng chục ngàn người Trung Quốc ngay trên đất Việt Nam thì gần như không ai lên tiếng hoặc hành động gì, đến mức sự bất thường này được phép đương nhiên tồn tại.

Cuối năm 2015, tại Đà Nẵng, 2 cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ thậm chí đã ngang ngược “tuyên xưng chủ quyền” bằng cách không bán hàng cho người Việt. Người Việt đang mất chủ quyền ngay trên chính mảnh đất quê hương mình?

Nhưng rất lạ là, nhiều lãnh đạo của Việt Nam dường như không mảy may nghi ngờ. Họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc! Là do các bạn quá ngây thơ, hay là vì bạn đang nhún nhường, e sợ trước một nước lớn như Trung Quốc? Hay cái tâm lý “tiến cống” vẫn còn hằn sâu trong tâm trí từ thời Bắc thuộc?
Ông còn nói, người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm. Lúc ấy người Nhật thua trận trước người Mỹ, cả nước Nhật thấy sỉ nhục, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bản có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Huyndai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?

Trung Quốc luôn tham vọng trở thành một cường quốc biển, những vụ đụng độ trên biển với Hàn Quốc hay tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản vẫn luôn không ngừng. Còn Việt Nam, đến khi nào mới dám đối đầu với những “tàu lạ” đến từ Trung Quốc?
Người Việt đang mất chủ quyền ngay trên chính mảnh đất quê hương mình? (Ảnh: Vietnammoi)

Những câu nói của vị giám đốc người Nhật khiến bao người dân đất Việt chợt tỉnh ngộ. Nhìn lại tình cảnh đất nước, nhiều người phải tự hỏi, Việt Nam rốt cuộc đang là gì của Trung Quốc? Là thuộc địa? Là chư hầu? Hay là quốc gia vệ tinh?

Rất khó có thể định nghĩa chính xác tính chất mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc kể từ sau khi hai nước bang giao bình thường sau cuộc chiến biên giới 1979. Có điều ai cũng thấy Việt Nam đang bị nhuộm đỏ trước hiểm họa “ngoại xâm mềm” bằng con đường kinh tế từ Trung Quốc.

Đáng sợ hơn nữa, rất nhiều những chính sách cai trị đất nước của Trung Quốc đang được Việt Nam áp dụng một cách “triệt để”, thậm chí còn ủng hộ cho các chính sách độc tài mang nhãn hiệu “Made in China”.

Ngày 18/9/2009, Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng có một bài bình luận về chuyện “bắt chước mô hình Trung Quốc”, theo đó, từ Việt Nam, Cuba đến Bắc Hàn đều đang bắt chước Trung Quốc. Trong khi Cuba và Bắc Hàn chỉ bắt chước một phần thì Việt Nam “bắt chước 100%” và vì vậy, “Việt Nam cần thực sự nhớ ơn mô hình này bởi nhờ thế mà Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế và chính trị thì ổn định”.

Điều đáng nói là, trong khi mô hình kiểu Trung Quốc đang bị người dân trong nước và thế giới lên án mạnh mẽ, thì Việt Nam lại “nhập khẩu” về nước để áp dụng cho chính người dân của mình, chẳng hạn các chính sách về Đặc khu kinh tế, Luật An ninh mạng… Có thể đơn cử một đề tài đang rất nóng thời gian gần đây: Pháp Luân Công.

Mới đây, vụ án xác người trong bê tông gây rung động dư luận không chỉ bởi tình tiết tàn bạo, vô nhân tính của nó, mà nó còn đến từ một nhóm người tu luyện. Những người được cho là đã từng tham gia tu luyện Pháp Luân Công (mặc dù vật chứng thu được gồm kinh Tân Ước và các tràng hạt).
Hai cuốn Kinh Thánh Tân ước được tìm thấy trong chiếc xe của các nghi phạm. (Hình ảnh từ clip/nld.com.vn)

Thực tế, hành vi phạm tội đối với bất kỳ cá nhân nào nếu được xử lý theo đúng quy định của pháp luật thì theo nguyên tắc ‘ai làm người đó chịu trách nhiệm’. Nhưng trong sự việc này, khi vụ án còn đang trong giai đoạn điều tra, thì những thông tin lại được tập trung vào Pháp Luân Công, khiến độc giả thay vì chờ đợi cơ quan pháp luật làm rõ về hành vi phạm pháp của một nhóm người, lại bị dẫn dắt chuyển hướng sang đánh giá tiêu cực thông qua các tin tức mang tính quy chụp cho môn tập.

Không dừng lại ở đó, một số báo trong nước còn đi xa hơn khi đăng tải loạt bài tập trung vào việc tuyên truyền các thông tin xấu có tính chất bôi nhọ môn tập này. Đáng chú ý là, các thông tin đó được sao chép nguyên bản từ truyền thông Trung Quốc, nơi chính quyền đã dùng toàn bộ truyền thông nhà nước để vu khống trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.


Về việc một số báo lấy tin từ giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, nhà báo Chu Vĩnh Hải có nhận định, chẳng lẽ những tờ báo trong nước không biết rằng, Trung Quốc là một đất nước không có tự do tôn giáo, và Pháp Luân Công từ 20 năm nay đã bị cấm và bị đàn áp, bức hại khốc liệt?

Chẳng lẽ những tờ báo đó không biết rằng, báo chí nhà nước Trung Quốc đã a tòng theo chính quyền để bức hại Pháp Luân Công? Nếu các báo đó dẫn nguồn từ báo chí nhà nước Trung Quốc để định hướng dư luận rằng Pháp Luân Công là tồi tệ, những báo đó đã thực sự trở thành kẻ áp bức Pháp Luân Công nói riêng và tôn giáo nói chung.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc đang bị cả thế giới lên án vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. (Ảnh: Minghui)

Trong khi cả thế giới đón nhận Pháp Luân Công, thì cuộc đàn áp vô lý ở Trung Quốc lại trở thành một “nốt nhạc lạc điệu”. Nhưng mà cưỡi hổ khó xuống, cuộc đàn áp đã giết hại quá nhiều người, và Trung Quốc hiện đang bị thế giới lên án vì tội ác chống lại loài người: mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

Việt Nam đang trở thành gì đối với Trung Quốc? Dựa vào các phát biểu và tuyên bố chung chỉ có thể định tính được phần nào mối quan hệ hai nước, nhưng dựa vào những con số cụ thể thì có thể thấy rõ, Việt Nam đang lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc, từ kinh tế, đến chính trị, cùng rất nhiều mặt của đời sống xã hội.

40 năm sau khi thâm nhập biên giới Việt Nam bằng quân sự, Trung Quốc đang đổ bộ kín mít đất nước Việt Nam bằng những đoàn quân kinh tế hùng hậu. Sau 40 năm, Việt Nam chẳng là gì so với sức mạnh kinh tế lẫn quân sự mà Trung Quốc đang sở hữu. Biển Đông đang bị gặm nhấm lần mòn. Chủ quyền biên cương đang bị đe dọa. Cả “chủ quyền” kinh tế cũng bị thao túng.Bắc Kinh đang nắm Hà Nội trong lòng bàn tay? Riêng với cái nhìn của người dân Việt Nam, có vẻ như Hà Nội chẳng nắm được gì của Bắc Kinh cả! Với thực trạng này, ước vọng thoát Trung của người dân Việt xem ra là rất xa vời. Điều này có đáng để nghĩ và lo lắng cho số phận quốc gia?

No comments:

Post a Comment