Tuesday, November 16, 2021

CÂU CHUYỆN RẤT LẠ CỦA LICH SỬ VN DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Chuyện về cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước, góp cho cách mạng 800 lạng vàng như cụ bà lại bị cách mạng xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử.

Bà CÁT HANH LONG (tên hiệu trong buôn bán giao dịch của bà Năm) SINH NĂM 1906, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, vốn là một người đàn bà giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, từ nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán tơ, sắt vụn, bà đã sớm thành đạt trên thương trường, xây nhà tậu ruộng…

Nhà GIÀU NHƯNG ĐƯỢC GIÁC NGỘ, nên bà Năm trở thành NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH CHO CÁCH MẠNG thời từ trước tháng 9 năm 1945 mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp :

-20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng

-đến thóc gạo

-vải vóc

-nhà cửa …

Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.

SAU NĂM 1945,

-bà Năm tản cư THEO CÁCH MẠNG LÊN CHIẾN KHU và mua lại hai đồn điền lớn của "một ông Tây què" tại Thái Nguyên.

-Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến.

-Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa TỔ CHỨC TUẦN LỄ VÀNG:

- bà đóng góp hơn 100 lạng vàng.

Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó :

-có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.

-Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên..

-Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà.

Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như :

-Trường Chinh

-Hoàng Quốc Việt

-Lê Đức Thọ

-Phạm Văn Đồng

-Hoàng Hữu Nhân

-Võ Nguyên Giáp

-Nguyễn Chí Thanh

- Hoàng Tùng

-Vũ Quốc Uy

-Hoàng Thế Thiện

-Lê Thanh Nghị...

CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ĐƯỢC TRIỂN KHAI NĂM 1953
Những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cho là GIÃ DỐI NHẰM CHUI SÂU LEO CAO VÀO HÀNG NGŨ CÁCH MẠNG ĐỂ PHÁ HOẠI :

-Bà trở thành địa chủ đầu tiên BỊ ĐEM RA XỬ LÝ

-Bà bị lên án với TỘI DANH TƯ SẢN ĐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO GIAN ÁC.

KẾT TỘI
Trong bài viết ĐỊA CHỦ GIAN ÁC CỦA C.B trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953

Có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".

ĐẤU TỐ BÀ NGUYỄN THỊ NĂM HANH CÁT LONG (1906-1953)
Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ TỘI ÁC ĐƯỢC GÁN GHÉP

Bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên lúc 8 giờ tối ngày 29 tháng Năm Âm lịch năm 1953. Khi bà vừa tuổi 47.

Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm giác có gì là lạ nên cứ lạy van :

-"Các anh làm gì thì bảo em trước, để em còn tụng kinh."

Du kích quát:

-"Đưa đi chỗ giam khác thôi, im!."

Bà vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng.

Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, ĐƯỢC CHỈ THỊ CHỈ MUA ÁO TỒI NHẤT, VÀ KHÔNG ĐƯỢC LÔ LÀ MUA CHÔN ĐỊA CHỦ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ. Mà Khổ cho tớ, đi mua cứ bị NHÀ HÀNG THẮC MẮC:

- Chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất.

Mua áo quan được rồi thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo quan rồi NHẢY LÊN VỪA DẪM VỪA ĐẠP, VỪA HÔ :

-"CHẾT CÒN NGOAN CỐ này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?"

Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, SỢ BỊ QUY LÀ THƯƠNG ĐỊA CHỦ

Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như CON RỐI GẪY vậy..." (Hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh.)

Hai tháng sau, cuối tháng 6/1953 ông Nguyễn Hanh được đưa về nước, bị tống ngay vào trại giam ở Tuyên Quang

Với tội là : CON CỦA ĐỊA CHỦ GIAN ÁC

Năm 1954 ông mới được nghe bà vợ của ông đến trại để thăm nuôi, kể rõ về sự kiện bi thảm này!!!

Em ruột ông Hanh là Nguyễn Cát, bí danh là Hoàng Công, cả 2 anh em đều hoạt động từ thời kỳ tiền khởi nghĩa 1944 ở vùng Đình Cả, Vũ Nhai. Hoàng Công từng là trung đoàn trưởng của sư đoàn Quân Tiên Phong 308, ông Nguyễn Cát cũng bị đưa vào trại cải tạo năm 1953, năm 1956 mới được tự do, đau ốm, đến năm 1989 chết thảm trong một tai nạn xe máy.

ĐI TÌM THI HÀI BÀ NGUYỄN T NĂM HANH CÁT LONG
Năm 1993, sau 40 năm tìm kiếm rất kiên trì, gia đình ông Hanh mới tìm thấy di hài bà Năm cạnh một ao sen, ở bên gốc cây phượng hoa đỏ nhờ chiếc vòng ngọc bám chặt cổ tay và chiếc răng vàng cũng như 2 đầu đạn ghim trong người bà.

Bà Cúc vợ ông Hanh cho hay sở dĩ chiếc vòng ấy còn vì bà Năm đeo từ hồi trẻ nó thít chặt vào cườm tay, khi đấu tố có người đã cố rút ra nhưng không được. Di hài bà Năm được đưa về nằm bên mộ chồng là làng Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội.

CÔNG VĂN THÁNG 6 NĂM 1987 TỈNH THÁI NGUYÊN
Điều duy nhất ông nhận được đến nay là công văn tháng 6 năm 1987 của ban tổ chức tỉnh ủy Thái Nguyên, quy định lại thành phần giai cấp của bà mẹ là "Tư sản - địa chủ kháng chiến".

Ông than thở:

- "Mẹ tôi từng NUÔI DƯỠNG CHO CẢ SƯ ĐOÀN BỘ ĐỘI, VÀ CẢ CÁN BỘ nhiều người biết chuyện nhưng đã cao tuổi không ai lên tiếng, nên sau khi họ mất đi thì mọi chuyện sẽ rơi vào quên lãng".


Thời điểm đấu tố giông gió ấy, Nguyễn Hanh đang ở Nam Ninh, Trung Quốc. Tin tức về một cuộc cải cách trời long đất lở cũng sang được bên đó một thông tin DÂN PHẤN KHỞI ĐANG VÙNG LÊN ĐÁNH ĐỖ ĐỊA CHỦ ÁC BÁ. người cày có ruộng.

Ông Nguyễn Hanh, con trai bà Năm kể rằng khi mẹ ông bị xử bắn, ông đang cùng đơn vị ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Người ta giấu ông mọi tin tức từ trong nước

Hai tháng sau một ngày tháng 6/1953, Nguyễn Hanh được chỉ thị về nước có lệnh gấp. Nguyễn Hanh không một chút mơ hồ nghi ngại...

Và rồi Ông được dẫn ngay vào một trại cải tạo. Có điều Nguyễn Hanh không ngờ cũng không biết khi đó mẹ mình đã bị bắn. Cho mãi sau này, trong một đợt tiếp tế thăm nuôi, vợ anh mới hé cho tin ấy. 

Nguyễn Hanh, người đảng viên Cộng sản mới 21 tuổi, người sĩ quan QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CẤP TRUNG ĐOÀN khi mới 24 tuổi đã mất sạch mọi thứ, từ bà mẹ nhân hậu đảm đang bị 2 phát đạn oan khiên, đến nhà cửa, tiền bạc, công danh, nay thổ lộ rằng từ 1993 ông đã gửi hàng vài chục lá thư đề nghị các đời Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng... xét cho 2 điều: công nhận mẹ ông, bà Nguyễn Thị Năm là người có thành tích, có công đóng góp cho cách mạng, truy thưởng cho bà Huân chương Kháng chiến, và công nhận Bà là Liệt sĩ NHƯNG KHÔNG MỘT AI TRẢ LỜI.

Cho mãi đến mùa đông năm 1956, trong căn lều tuềnh toàng dành cho con cái cường hào ác bá ở Đồng Bẩm, cách cái nền khu biệt thự từng đập vụn thời điểm tiêu thổ kháng chiến không xa. Nguyễn Hanh thân hình còm nhom tật bệnh, qua câu chuyện ngập trong nước mắt của vợ, ông dần dà tường nhớ hết mọi việc xảy ra trong những ngày khốn khổ ấy. Tinh mơ hôm sau, ông lựa lúc vắng người, theo hướng chỉ của vợ, ông ra gục khóc trên mộ mẹ, lúc này cỏ dại đã mọc dày nhưng không dám xới xáo gì cả.

Những năm cuối thập niên 50, khi những cuồng phong của những đợt cải cách ruộng đất đã bớt thôi gào thét, cả nhà ông Hanh được bạn bè người quen giúp cho xin được một chân trong Văn phòng Ty Kiến trúc Thái Nguyên. Rồi dạt về Hà Nội lại cũng được người quen xin vào làm ở một xí nghiệp dược phẩm. Bà vợ may xin được một chỗ làm dạy ở một trường tiểu học. Mất hơn 3 năm lúc ở nhờ lúc thuê cả nhà ông Hanh mới dạt vào một góc ở 117 Hàng Bạc.

Bên tôi là chị Phương ( cháu nội bà Hanh Cát Long) con gái cả của ông Hanh.

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, cô được phân về Tổng cục Thống kê. Ông cán bộ tổ chức ân cần trả lại hồ sơ cho cô và nói thẳng bên này hơi ngại cái LÝ LỊCH cháu ạ.

Rồi may mắn, chị Phương cũng được nhận vào làm ở Bộ Vật tư.

Chuyện của Nguyễn Tấn ( cháu nội bà Hanh Cát Long) em trai cô Phương cũng gian nan. Anh Tấn thi vào Đại học Quân sự nhưng không được gọi. Năm 1968, anh Tấn xung phong đi bộ đội. Tích cực phấn đấu mãi cũng không được kết nạp Đảng vì thành phần LÝ LỊCH GIA ĐÌNH. Phấn đấu mãi cũng không trở thành sĩ quan chuyên nghiệp. Nguyễn Tấn xin về hưu ở tuổi 50.

NGUYỄN CÁT
Còn Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang ở đâu?

Cũng như ông anh, ông Cát khi đó đang được học tập chỉnh huấn cũng bên Trung Quốc có điều không cùng nơi với ông anh Nguyễn Hanh.

Cũng phải, ông em hình như có chí tiến thủ hơn người anh. Năm 1953 đã là Trung đoàn trưởng của Sư 308.

Hoàng Công là bí danh Nguyễn Cát hoạt động bí mật.

Trong tay tôi có nhiều bản chứng của nhiều cán bộ cao cấp. Xin biên ra một đoạn.

Anh Nguyễn Cát (tức Hoàng Công) đã được chúng tôi tổ chức vào một trong những nhóm Thanh niên cứu quốc hoạt động bí mật ở thị xã Thái Nguyên trước Tổng khởi nghĩa.

Tháng 5/1945 anh Nguyễn Cát có đưa lên chiến khu 20 NGÀN BẠC ĐÔNG DƯƠNG (thời giá khi đó tương đương 700 LẠNG VÀNG ).là tiền của gia đình anh ủng hộ đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao lại cho Ban cán sự Võ Nhai.

Ký tên đã nhận :

-ông Đào An Thái, nguyên Cục trưởng Cục Lưu trữ.

-Ông Hoàng Thế Thiện, nguyên Bí thư Đảng ủy chuyên gia giúp bạn K trực thuộc Trung ương.

-Ông Nhi Quý nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Anh Cát cũng thường xuyên cung cấp cho chiến khu thuốc chữa bệnh, máy đánh chữ, giấy mực và nhiều thứ khác KHI CHIẾN KHU YÊU CẦU. Anh Cát tích cực thực hiện những chỉ thị của Ban cán sự.

Sau Cách mạng anh Cát được giao công tác ở Ty Tuyên truyền tỉnh. Sau đó được rèn luyện thử thách trong bộ đội. Tham gia nhiều trận đánh và đã bị thương. Qua nhiều gian khó thử thách vẫn trung thành tận tụy với cách mạng.

Cũng như ông anh, từ Trung Quốc, TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG NGUYỄN CÁT bị dẫn ngay về nước và vào thẳng một trại cải tạo ở Thái Nguyên. Cũng vì cái LÝ LỊCH CON CỦA ĐIA CHỦ GIAN ÁC.

Mãi cuối năm 1956, ông mới được tha. Sau sửa sai, ông được chuyển ngành sang Ty Thương nghiệp rồi sau đó gia đình ông về Hà Nội.

Trong thời gian Nguyễn Cát bị giam, vợ ông Cát, bà Đỗ Ngọc Diệp vốn là cán bộ bí mật hoạt động từ năm 1944 khi ấy may mà đang hoạt động trong vòng địch hậu Bắc Ninh nên vô tình bà thoát không bị bắt và đấu tố. Nhưng không thoát được sự động viên của tổ chức rằng cô còn trẻ đang có tương lai nên cắt đứt với con cái địa chủ cường hào ác bá. Cán bộ địch hậu Đỗ Ngọc Diệp không chịu. Lần hồi cũng đến thời điểm sửa sai. Hai vợ chồng lại đoàn tụ. Họ cưới nhau năm 1952. Mãi năm 1958 đến 6 năm sau mới sinh con gái đầu lòng. Mẹ Ngọc Diệp con là Kim Chi. Lá ngọc cành vàng.

Năm 1989, ông Nguyễn Cát đương khỏe mạnh ở tuổi 64 đi xe máy, bất đồ bị một thằng vô lại quành xe trước mũi xe ông Cát. Ông bị ngã đập đầu xuống và qua đời luôn tại bệnh viện.

Trước đó, ông Cát cùng vợ, và gia đình ông Hanh đã lao tâm khổ tứ trong việc tìm mộ bà Năm.

Thời gian cùng thiên nhiên nhiệt đới như cũng hợp sức với sự vô tình vô tâm của con người trong việc làm nên sự quên lãng?

Những bấn bíu nhọc nhằn trong sinh kế cùng bao thứ vụn vặt lo toan, nhoáng cái đã nhiều năm qua đi. Cả nhà ông Hanh và ông Cát lần ấy lên Đồng Bẩm thăm mộ mẹ đã hoảng hốt nhận ra khu vực ngày trước nơi chôn cất bà Năm địa hình địa vật đã thay đổi không còn nhận ra được nữa. Cây cối mọc đầy um tùm...

KHÔNG BÓ TAY
ông Cát cùng người nhà ra sức cày nát đám đất hoang nhưng vẫn không thấy dấu hiệu gì.

Không nản, lần khác họ lại lên Đồng Bẩm. Tha thẩn dọc khu vực rìa sân bay Đồng Bẩm (trước Cách mạng, Pháp cho xây dựng một sân bay dã chiến bị bỏ hoang nhiều năm) nơi được xác định chôn cất bà Năm. Lần này lòng tin của đám người tìm mộ dường như được củng cố thêm vì nhờ có một ông tự vệ hồi năm 1953 đã tham gia chôn cất bà Nguyễn T Năm giúp tìm trong nhiều đêm. Nhưng lại nhiều lần đào xới mà vẫn không có kết quả.

Gần đó có một đơn vị bộ đội đóng quân. Thấy người nhà ông Hanh xuất hiện ở đây mấy lần, một chú bộ đội nói chuyện nhỏ với các bà các cô rằng, nếu đi tìm mộ thì chắc cũng quanh đây thôi. Ngày trước đơn vị của chú đã dựng lên ở khu vực này một căn nhà ở. Nhưng kỳ lạ là tiểu đội nào đến ở một thời gian cũng tìm cách thoái thác xin đi. Họ viện cớ khó ngủ cứ sờ sợ thế nào? Có người còn quả quyết đương đêm, cái giường cứ như bị dựng dậy?! Rồi căn nhà dựng tranh tre nứa lá ấy cũng được tháo ra, dựng ở một nơi khác! Sự lạ ấy đã không xãy ra nữa.

Nghe vậy thì biết vậy, trên nền nhà cũ nhìn vầng khói hương vút thẳng, ông Hanh thầm khấn nếu mẹ có linh thiêng xin chỉ chỗ cho chúng con. Nhược bằng chúng con xin lấy một nắm đất ở khu Đồng Bẩm này đem về quê Bố dựng tạm một ngôi mộ vậy...

Chiều người anh. Nhưng vợ chồng ông Cát vẫn quyết tìm mộ mẹ. Ông bà đã đến tìm gặp một số nhà ngoại cảm.

Một điều lạ đã xảy ra. Khi ông bà dứt khoát khẳng định với một số nhà ngoại cảm được coi là nổi tiếng khi ấy rằng đặc điểm dễ nhận ra là bà Năm có đeo một chiếc vòng cẩm thạch và một cái răng bịt vàng thì họ đều từ chối là không thể tìm được?! Chắc họ ngại nhỡ đào lên mà không tìm thấy hai thứ ấy thì ...

Nghiên cứu sơ đồ của một NHÀ NGOẠI CẢM L. VẼ. ông Cát thấy rất đúng vì cứ như nhà ngoại cảm ấy đang đứng ở chính ở khu vực này mà họa lại. Nhưng tìm vẫn không thấy?

Rồi đột ngột tai nạn thương tâm với ông Cát diễn ra.

Một thời gian sau nguôi ngoai, bà Diệp lại cùng gia đình người anh chồng tiếp tục việc tìm mộ.

Lần này MỘT NHÀ NGOẠI CẢM KHÁC, ở một thành phố phía Nam có một sơ đồ trùng khít với nhà ngoại cảm L. dạo nọ. Còn nói thêm nên tiếp tục cộng tác với ông L.

Thêm một chi tiết nữa, trong khu vực ấy LÀ NÊN ĐỂ Ý đến một loại cây lá nhỏ nhất...

Mùa đông năm 1990, bà Diệp cùng các con và gia đình ông Hanh lại lên Đồng Bẩm theo hướng dẫn bằng điện thoại của nhà ngoại cảm.

Quan sát thật kỹ, tốp người tìm mộ thấy thứ CÂY CÓ LÁ NHỎ NHỨT LÀ CÂY PHƯỢNG. Lại nữa, vị trí cây phượng lại rất GẦN NHÀ Ở CỦA ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI ĐÃ THÁO GỠ.

Đêm xuống, những lát cuốc xẻng lại cần mẫn hối hả trong ánh sáng điện câu nhờ được dong từ xa...

Thời gian đã âm thầm bồi lắng lên lớp đất cũ bằng lớp đất màu. Hết lớp đất mượn ấy bất đồ một cậu giúp việc đang đào, chân bỗng như hút xuống. Cậu kêu lên thảng thốt :

-Cụ ơi cụ đừng rút chân cháu xuống...

Một cảnh tượng cảm động lộ dần trong âm thanh thút thít nức nở của con cháu bà Nguyễn T Năm....

Từng ấy năm rồi còn gì. Không còn ván chỉ còn lại mấy cái đinh đóng quan tài.

-Xương cốt hao đi nhiều quá. MAY MÀ HỘP SỌ VẪN CÒN.

-Và chiếc vòng ngọc thạch vẫn còn kia. Sau gần nửa thế kỷ chôn vùi vẫn ánh lên lấp lánh.

-Cả chiếc răng bịt vàng.

(Bà Cúc vợ ông Hanh cho hay sở dĩ chiếc vòng ấy còn vì bà Năm đeo từ hồi trẻ nó Khít chặt vào cườm tay. Khi đấu tố có người đã cố rút ra nhưng không được!)

Sau thủ tục lễ tạ và cảm ơn chính quyền địa phương cùng mấy nhà quanh đó, chiếc xe chở bà Cát Hanh Long quay về Hà Nội khi trời chưa sáng tỏ.

Cụ bà được nằm bên cạnh mộ cụ ông ở quê chồng là làng Đại Kim, Thanh Trì. Hơn nửa thế kỷ, hai người mới được gần nhau sau bao nhiêu tao loạn.

Tôi theo người cháu gái của bà Năm Cát Hạnh Long tiếp thêm tuần hương.

Ngước lên làn khói hương trên bàn thờ Người Mẹ chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn Ân nhân của Cách mạng, ánh mắt bà Năm vẫn ánh lên cái nhìn ấm áp bao dung...

Không biết anh linh của bà phù hộ hay chỉ thị của ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ linh mà sau 6 năm :

NĂM 1998 : Ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát hai con trai của bà Năm đã được công nhận là : CÁN BỘ HOẠT ĐỘNG LÂU NĂM, CÁN BỘ TIỀN KHỞI NGHĨA.

NĂM 1980 :Còn người con dâu Đỗ Thị Diệp, sớm hơn đã được xác nhận danh hiệu : CÁN BỘ HOẠT ĐỘNG LÂU NĂM.

Riêng cụ Nguyễn Thị Năm CÁT HANH LONG VẪN...ĐỢI.

Trên cao xanh kia, cụ bà đã mỉm cười nơi chín suối được chưa khi mới có động thái duy nhất của chính thể là :

HẠ THÀNH PHẦN cho cụ TỪ TƯ SÃN ĐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO GIAN ÁC xuống TƯ SẢN ĐỊA CHỦ KHÁNG CHIẾN

Chính vì thế hằng bao năm nay, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp VẪN ĐỨNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện cho trọn vẹn Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29/4/1995. Đó là một nghị định nhân văn như tên gọi của nó:

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

Mà vận dụng cụ thể vào trường hợp cụ Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm theo đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ!

Người con trai còn lại duy nhất của cụ bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi?

No comments:

Post a Comment