Thursday, August 26, 2021

Phong toả mãi mãi?

NguyenTuan

Dĩ nhiên là làm gì có chuyện phong toả mãi mãi, nhưng câu hỏi là chừng nào thì ngưng phong toả? Hôm qua, Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi các tiểu bang nên bỏ chánh sách phong toả, khi tỉ lệ tiêm vaccine đạt 70-80% ở người trên 16 tuổi (hiện nay thì đạt 53% liều 1 và 30% 2 liều). Ông còn nói một ý mà tôi tâm đắc (vì đúng ý mình): mục tiêu của chúng ta là sống chung với con virus, chớ không phải sống trong nỗi sợ hãi con virus ("That is our goal - to live with this virus, not to live in fear of it") [1].

Bài dưới đây do tôi lược dịch từ bài của cây bỉnh bút Chris Uhlmann trên tờ Sydney Morning Herald, với tựa đề "Scott Morrison has little control over Australia’s destiny or his own". Tôi sửa tựa đề lại cho hợp với nội dung hơn: 'phong toả mãi mãi?' Sở dĩ tôi thấy bài này đáng chú ý là vì tác giả nói khác với 'dàn đồng ca' về phong toả. Tôi rất thích câu nói 'lầm lỗi là con người, nhưng kiên trì với lỗi lầm là độc ác' mà tác giả trích từ nhà hiền triết Lucius Annaeus Seneca.
_____

Scott Morrison has little control over Australia’s destiny or his own

Thủ tướng Scott Morrison 'cai trị' nước Úc, nhưng ông không thể đi lại trong nước. Ông thủ tướng là một tù nhân ở thủ đô Canberra, và vốn chánh trị của ông trong kỳ bầu cử sắp tới sẽ trồi hay sụt tuỳ vào sự ngông cuồng của các thủ hiến tiểu bang.

Ông có thể quay về nhà ông ở Sydney, nhưng điều đó có nghĩa là ông sẽ bị cách ly vì Sydney đang bị phong toả, và cho đến nay chưa có dấu hiệu cho biết lúc nào lệnh phong toả sẽ giở bỏ.

Ở thủ đô Canberra, nơi được xem là 'điểm nóng', ông cũng không thể đi lại các tiểu bang khác, nếu không muốn bị hạn chế bởi chánh sách phong toả. Những hạn chế này có thể kéo dài đến Noel, hay thậm chí năm tới.

Ngay cả sự đi lại của ông trong vùng lãnh thổ cũng bị hạn chế bởi lệnh của Cố vấn Y tế. Cái lệnh này (của Cố vấn Y tế) là hành động cuối cùng trong Sân khấu Lố Bịch ở Úc.

Chánh phủ thủ đô Canberra không có quyền quyết định Quốc hội Liên bang có thể nhóm họp hay không, nhưng nếu có quyền thì họ có thể ra lệnh không cho Quốc hội Liên bang họp.

Nhưng ông Morrison chấp nhận mọi hạn chế, bởi vì ông ấy biết rằng ông không thể thắng các thủ hiến tiểu bang. Có lẽ ông nghĩ đúng. Thành ra, người dân Úc đã bị điều kiện hoá bởi nỗi sợ hãi để chấp nhận ý niệm rằng COVID-19 là tương đương với dịch hạch, và đa số phải học cách thương yêu Anh Cả và ghét những kẻ bất đồng chánh kiến.

Bạn có thể gọi đó là Hội chứng Stockholm, nhưng nên nhớ rằng ở Thuỵ Điển người ta chọn một hướng đi khác. Còn ở đây, dĩ nhiên, những kẻ 'cognoscenti' [ý mỉa mai chỉ người thông thái] phán rằng để cho 14,000 người chết vì bệnh này là một sự thất bại. Thế nhưng, chúng ta lấy cái gì để định nghĩa thành công?

Theo một phân tích về tỉ lệ tử vong, Thuỵ Điển có tỉ lệ tử vong giống như các nơi khác bị phong toả. Trong khi chúng ta theo đuổi chánh sách 'zero covid' một cách ngu xuẩn, chúng ta mất đi quyền tự do, cuộc sống và giáo dục bị huỷ hoại, và tự đóng cửa mình với thế giới bên ngoài.

Như đã từng nói trước đây, sau 230 năm chúng ta đã thiết lập được một nhà tù hoàn hảo. Chúng ta đã sáng chế ra một khái niệm vô ly' rằng “tự do” không phải là quyền lợi, nhưng là món quà được các thủ hiến ban phát, và cảnh sát phàn nàn rằng "tụ tập trong gia đình phi pháp".

Một trong những khía cạnh quan ngại nhứt là vai trò của truyền thông, họ chấp thuận chủ nghĩa độc đoán vô điều kiện. Truyền thông đã trở thành những con két tung hô cho công cụ phong toả và những con cú vọ theo dõi tội phạm tư tưởng [lấy từ ý của tác phẩm 1984]. Những kẻ lớn tiếng nhứt trong vụ kêu gọi tự do cho người tị nạn cũng chính là những kẻ đang lớn tiếng nhứt kêu gọi bỏ tù các tiểu bang.

Người viết bài này từng nói rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ tranh luận giữa bệnh ly' và chữa bệnh cái nào tệ hơn. Đã có nghị luận rằng chúng ta không nên đảo ngược sự cân bằng lợi ích để ưu tiên cho người già trên người trẻ. Đã có ly' giải rằng chánh trị gia không nên để cho các bác sĩ hay chuyên gia y tế quyết định. Những ý tưởng này rõ ràng là khó nghe, nhưng đó là những nghị luận chúng ta cần phải có.

Một số kẻ sùng bái chánh sách phong toả có vẻ đang lên một kế hoạch về lối sống phong toả. Có những cảnh báo từ những "chuyên gia thông thái" rằng không nên hi vọng vào tỉ lệ tiêm chủng, bởi vì tương lai hoàn hảo là tương lai của những giới hạn như là căn bệnh trở thành endemic vậy.

Đây là Hội chứng Vũ Hán. Tạp chí The Economist ghi nhận rằng những quốc gia theo đuổi chánh sách xóa bỏ Covid là những ốc đảo độc tài. Chúng ta đang là một ốc đảo độc tài. Nếu đây là một nhúm bộ trưởng và những cố vấn y tế phản ứng trước đại dịch hạch năm 1666, một bệnh thật sự đáng sợ, chúng ta có thể đóan rằng chúng ta vẫn sẽ bị phong toả dài dài.

Như là một màn diễn, biến thể Delta đang 'hạ cánh' xuống 'mặt đất zero' của Vũ Hán. Nhà dịch tễ học hàng đầu của tàu, Zhang Wenhong, bắt đầu chất vấn chánh sách phong toả tàn bạo để kiểm soát con virus. Zhang viết rằng “Thế giới cần phải học sống chung với con virus. Điều khó khăn là chúng ta không biết có trí tuệ để sống chung với đại dịch về lâu dài".

Chúng ta không có cái trí tuệ đó; chúng sẽ phải học qua kinh nghiệm đau thương.

Sự bất lực của Thủ tướng Morrison còn sâu xa hơn là những hạn chế về tự do của ông ấy, bởi vì các thủ hiến là người quyết định Úc đi theo hướng nào trong cuộc khủng hoảng này. Ai còn tin rằng họ diễn giải con đường tiêm chủng theo cùng một nghĩa? Họ (các thủ hiến) đã dần dần nhận ra rằng chiến lược Zero Covid không còn khả thi nữa và chúng ta sẽ phải sống chung với con virus.

Không có lần xuống ngựa nào không có có rủi ro. Con đường duy nhứt để thoát khỏi tình trạng hiện nay là tiêm chủng và phơi nhiễm.

Nhưng chúng ta không thể tiếp tục làm những gì chúng ta làm. Như nhà hiền triết Lucius Annaeus Seneca nhận xét 2000 năm trước: “Errare humanum est, sed perseverare diabolicum” (lầm lỗi là con người, nhưng kiên trì với lỗi lầm là độc ác).



No comments:

Post a Comment