Monday, June 14, 2021

Vietnam Requiem - Việt Nam Chiêu Niệm Khúc

Hơn 18 tháng ròng rã chuẩn bị cho chương trình Buổi Hòa Nhạc Vietnam Requiem - Việt Nam Chiêu Niệm Khúc, ông Chris Latham là giám đốc và cũng là nhạc trưởng của Vietnam Requiem, chương trình được Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc tài trợ. Buổi Hòa nhạc tổ chức vào tháng Sáu năm 2021 để đánh dấu 50 năm Quân đội Úc rút quân ra khỏi Việt Nam, nhằm tưởng niệm cựu chiến binh Úc, Tân Tây Lan đã tham chiến tại chiến trường Việt Nam, những người trực tiếp bị ảnh hưởng hay nạn nhân của cuộc chiến Việt Nam như quân nhân, nhân viên y tế, ca nhạc sĩ, ..., và thuyền nhân Việt Nam.

Ông Chris Latham cùng nhân viên ngày đêm thu thập tài liệu, hình ảnh và tin tức liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Ngày 13 tháng Ba năm 2021, ông đến gặp Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria tại Đền Thờ Quốc Tổ để tham khảo và gặp gỡ đồng bào để tìm hiểu rõ thêm về cuộc chiến Việt Nam và hành trình tìm tự do của người Việt tỵ nạn. Đươc sự giúp đỡ và hỗ trợ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, ông thu thập và hợp xướng những bản nhạc liên quan đến chiến tranh và thuyền nhân Việt Nam.

Thứ Bảy ngày 5-06-2021 và Chủ Nhật ngày 6-06-2021, hai Buổi Hòa Nhạc trình diễn tại Llewellyn Hall, ANU, Canberra

Buổi Hòa Nhạc chia làm hai phần, mỗi phần khoảng 90 phút. Phần thứ nhất là trình diễn những bản nhạc về chiến tranh Việt Nam - The Songs of Vietnam War, phần thứ hai là Chiêu Niệm Khúc - Vietnam Requiem. Một tác phẩm thật phong phú với nội dung đầy ý nghĩa kéo dài 2 tiếng đồng hồ, gần 170 ca nhạc sĩ với đủ loại nhạc cụ, những bản nhạc đã được các ca sĩ đã trình diễn cho chiến sĩ Úc tại Việt Nam và những bản mới sáng tác có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. 

Các ca nhạc sĩ và ban nhạc đến từ khắp nơi như: The Canberra Symphony Australia, Australian and New Zealand RAN, Army and RAAF Defence Force Bands, the ANU Chamber Orchestra, the Brisbane Chamber Choir và ban hợp xướng trên 100 người cùng các ca sĩ của thập niên 60 và 70 như: Normie Rowe, Little Pattie, and Mark Williams, John Schumann, Nina Ferro, đặc biệt có sự hiện diện nhạc sĩ Phan Văn Hưng và cái trống đồng Đông Sơn trên hơn 2000 năm. 

Buổi Hòa Nhạc thu hút cả ngàn khán giả, phần đông là Cựu Chiến Binh Úc, nhất là chiến binh đã tham chiến ở Việt Nam, Người Việt Tỵ Nạn, đại diện của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, Giám đốc của Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc Châu, Đại sứ quán của Tân Tây Lan và ông Tổng Toàn Quyền Úc.

Dưới đây là những điểm đáng được ghi lại trong buổi hòa nhạc:

Buổi hòa nhạc bắt đầu và chấm dứt bằng hồi trống Đồng được nhạc sĩ Phan Văn Hưng đánh.

Hầu hết các bản nhạc đều được ghi chú thích trên màn ảnh từng giai đoạn, thời điểm diễn biến quan trọng liên quan đến chiến tranh Việt Nam.
Kèm theo từng bản nhạc là những hình ảnh thương tâm về Cựu Chiến Binh Úc và Thuyền Nhân Việt Nam được chiếu trên màn ảnh.

Bản nhạc - The Boat People cùng với những hình ảnh làm cho khán giả hiểu rõ hơn thảm cảnh mà người Việt tỵ nạn đã phải trải qua trên đường đi tìm tự do, hình ảnh của Đức Mẹ Maria và Phật Bà Quan Âm hiện ra gợi lại ký ức của chúng ta lúc lênh đênh trên biển cả cầu nguyện xin phép màu nhiệm của đấng cứu thế đã làm nhiều người bùi ngùi, xúc động, thậm chí có người không cầm được nước mắt.

Bản nhạc - The Fall of Saigon ghi chú thích trên màn ảnh: ... Chiến tranh Việt Nam, CSVN thắng bởi vì những tin tức tuyên truyền xuyên tạc (manipulated information), thiếu trung thực được ghi chú ngay sau tấm hình Phan Thị Kim Phúc (The Napaln Girl) là hình ảnh kích động của nhóm phản chiến đã dấy lên cuộc biểu tình lớn nhất nước Úc từ trước đến nay để phản đối chính phủ Úc đưa quân sang Việt Nam và các chiến sĩ Úc và Tân Tây Lan tham chiến ở Việt Nam trở về không được hoan nghênh mãi cho đến năm 1987, tức là 16 năm sau họ mới được chính thức công nhận và ưu đãi, để sau đó Cựu Chiến Binh Úc-Việt mới bắt đầu vận công trình xây dựng Tượng đài Chiến Sĩ Úc-Việt trên quãng trường ANZAC tại Canberra. Quân đội Tân Tây Lan cũng bị ngược đãi không kém, họ không được bận quân phục ra công chúng và không được nói họ đã đi đánh trận ở đâu.

Bản nhạc cuối cùng - The Road to Peace, rất đặc sắc, hùng hồn, cô đọng hết tất cả những gì đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam và kết luận lại cuộc chiến Việt Nam. 

Gần cuối bản nhạc, ông Chris Latham, toàn ban nhạc và cả hội trường im lặng cả một phút để cầu nguyện, sau đó có hai toán học sinh bận đồng phục quần đen áo trắng đi vào từ đằng sau hội trường tiến về trước sân khấu trong tay cầm hoa sen, tiếp lời cầu nguyện cùng ban nhạc thật thiêng liêng, một hàng chữ chạy dài trên màn ảnh: ... Chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, 1976,..., 2074, 2075, hy vọng hòa bình sẽ đến. Điều này nói lên dù Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt, thế nhưng Việt Nam vẫn chưa có hòa bình mà phải chờ đến 100 năm sau, hy vọng hòa bình mới đến. 

Kết thúc chương trình, tiếng trống Đồng nổi lên hòa theo bản nhạc Hồn Tử Sĩ được nhạc sĩ Phan Văn Hưng hát rất hùng hồn, tiếng vổ tay vang dội cả hội trường và vang mãi ...

Theo thông lệ, các buổi hòa nhạc tưởng niệm cho các cuộc chiến mà Quân đội Úc tham chiến sẽ có đại diện của nước đó đến tham dự, trái lại Buổi Hòa Nhạc Vietnam Requiem, đại sứ quán Việt Cộng không được mời đến mà chỉ có đại diện của Cộng Đồng Người Việt Tự Do được mời.

Cả hai buổi hòa nhạc, vé đã bán hết, mặc dù là Melbourne bị phong tỏa vì dịch COVID-19 nên một vài ca nhạc sĩ, khán giả Úc và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria không đến tham dự được, thế nhưng dường như trong hội trường không còn ghế trống.

Tuyệt tác của ông Chris Latham Vietam Requiem làm nhiều đồng hương xúc động và cảm kích đã khiến vài đồng hương trở lại xem buổi trình diễn ngày thứ hai. Để tỏ lòng biết ơn ông Chris Latham và ban nhạc, một nhóm người Việt tỵ nạn tặng hơn 100 đóa hoa hồng cho diễn viên, ca nhạc sĩ và nhân viên phụ trách cho chương trình.

Một vài nét về:

Ông Chris Latham: Sau khi đến gặp gỡ Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria, ông nhận nhiều email của người Việt tỵ nạn kể lại những cảnh tượng hãi hùng họ đã trải qua hay chứng kiến, ông đọc rồi gục đầu khóc trong đêm.

Nhạc Sĩ Phan Văn Hưng: Dường như anh đã ẩn danh hơn mười năm qua, anh không còn ca hát và sáng tác nhạc như trước nữa. Khi ông Chris Latham tìm đến anh và khi nghe qua anh hát thì ông thấy chỉ có giọng ca của anh và dòng nhạc của anh sáng tác chuyên chở được từng câu chuyện thật đau thương về người dân Việt đã trải qua trong và sau chiến tranh dưới sự thống chế tàn nhẫn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và ông mời anh cộng tác, anh nhận lời và đóng góp 4 bản nhạc: Em Bé và Viên Sỏi, Trở Lại Galang, The Vietnam Memorial và Hồn Tử Sĩ. Nhạc của anh sáng tác, mỗi bản nhạc là một câu chuyện thật:

Em Bé và Viên Sỏi kể lại chuyện vượt biên của một gia đình, Cha mẹ em chết trên tàu vì đói khát, chị của em bị hải tặc hãm hiếp và mang đi mất, anh của em bị ném xuống biển, và chỉ còn lại mình em. Sau 6 tuần đói khát gần chết, em sống sót được nhờ có một vị cứu tinh đã cắt da mình để lấy máu thấm uớt môi khô héo của em.

Bài Trở Lại Galang kể lại mối tình đau thương của một cựu chiến sĩ QLVNCH sau 1975 bị đi tù cải tạo, vợ anh vượt biên không may qua đời được chôn ở trại Galang. Được sống sót trở về từ ngục tù cải tạo và sau khi được định cư ở một xứ tự do, anh trở về Galang tìm thăm mộ vợ, lòng anh quặn đau khi nhìn thấy tấm bia mộ Thuyền Nhân đã bị ai đó đục khoét dòng chữ ... Một bài hát đã khiến nhiều người trong hội trường ngậm ngùi cay đắng trước hành động tàn nhẫn đục khoét bia mộ thuyền nhân của CSVN để trả thù những người đã chết.

Bản nhạc - The Vietnam Memorial - ông Chris Latham nhờ anh PVH dịch bản nầy sang tiếng Việt, ông lại nhờ anh hát bè tiếng Việt - đây có lẽ là lần đầu tiên trên thế giới một bản nhạc hát bè bằng hai ngôn ngữ cùng một lúc

Bản nhạc Hồn Tử Sĩ, tương tự như bản nhạc The Last Post để tưởng niệm chiến sĩ trận vong thường được thổi kèn tri điệu trong buổi lễ ANZAC, thế nhưng ít chúng ta được biết đến. Tiếng hát của anh kèm theo tiếng trống thật oai hùng và thiêng liêng.

Buổi hoà nhạc này đã để lại trong lòng khán giả Việt một niềm vui vì thấy rằng dòng nhạc Phan Văn Hưng đã lay động được tâm tư người dân Úc làm cho họ cảm nhận được những mất mát đau thương mà thuyền nhân VN nói riêng và dân tộc VN nói chung đã và đang phải gánh chịu cho tới ngày hôm nay. Điều đó đã giúp họ nhìn thấy rõ sự thật về cuộc chiến VN, ý thức và hãnh diện rằng sự có mặt của đồng minh Úc trong cuộc chiến VN là vì lý tưởng tự do cho miền Nam VNCH. Một nghĩa cử cao đẹp đã bị phong trào phản chiến thời đó ở Úc nói riêng và trên toàn thế giới nói chung bôi nhọ bằng những tin tức tuyên truyền xuyên tạc sự thật.





Ca sĩ John Schumann, Phan Văn Hưng, Nam Dao và Susannah LawergrenBill
Phan Văn Hưng và ca sĩ Nina Ferro
Ông Chris Latham và Phan Văn Hưng

Ca sĩ Susannah Lawergren, Nam Dao, Bill Risby và Rachel Mink

Lòng chân thành cảm ơn sâu xa xin gửi đến ông Chris Latham - https://www.theflowersofwar.org, người đã dám nói lên những điều mà dân tộc VN muốn hét to lên cho toàn thế giới biết: "Chiến tranh Việt Nam, CSVN thắng bởi vì những tin tức tuyên truyền xuyên tạc (manipulated information), thiếu trung thực”.

Canberra, ngày 5-6 tháng Sáu năm 2021
Source:  www.lyhuong.net

---- Một số tin, bài báo liên quan đến Vietnam Requiem ----

The Vietnam Requiem (Australian War Memorial, The Flowers of War)

This monumental, unforgettable, deeply moving experience left the audience silent for a full minute before the roaring applause rang out.

Llewellyn Hall, CanberraReviewed on 5 June, 2021
by Rob Kennedy on 6 June, 2021

Director of The Vietnam Requiem, Christopher Latham, who is the Australian War Memorial’s musical artist-in-residence, conceived the idea for this Requiem to help deal with the sadness of the Vietnam War and the aftermath that still exists for so many today.
The Vietnam Requiem. Photo © Peter Hislop

The Vietnam Requiem is a large-scale work that includes popular songs with commissioned pieces of music by Graeme Koehne, Elena Kats-Chernin, Andrew Schultz, Ross Edwards, Kim Cunio and Chris Latham himself, plus a piece by Peter Sculthorpe.

In two acts, titled Songs of the Vietnam War and The Vietnam Requiem, this monumental work lasted over three hours, crossing musical genres to include original compositions, pop songs of the Vietnam War plus later protest songs, and re-workings of other pieces to create something on a scale perhaps unheard anywhere.

The musicians came from across Australia with instrumentalists from the Canberra Symphony Australia, Australian and New Zealand RAN, Army and RAAF Defence Force Bands, the ANU Chamber Orchestra, the Brisbane Chamber Choir and the over 60-strong combined youth choir.

Representatives from the Vietnamese community and a line-up of musicians and singers included Little Pattie, John Schumann, Normie Rowe, Mark Williams, Nina Ferro and Phan Văn Hưng, who was dressed in a traditional outfit and sang and played a 2000-year-old Vietnamese Đông Sơn bronze drum. Joining them were William Barton on didgeridoo, arranger Bill Risby on keyboards, Paul Goodchild on trumpet, Minh Le Hoang and Slava Grigoryan on guitars, among others.

Many of the songs in the first act took audience members back to the time of the Vietnam War. New Zealand singer Mark Williams opened with He Ain’t Heavy, He’s My Brother. The emotion of this song let the audience know what they were in for.

Normie Rowe belted out a rocking version of We Gotta Get out of This Place. But when John Schumann from Redgum sang his smash hit, I Was Only 19, with his voice sounding just like it did when it was released back in 1983, that hit home more than any other song. Little Pattie had several songs and her version of What a Wonderful World melted the audience.

In the heart of The Vietnam Requiem beats a strong message of hope, remembrance and forgiveness, and this was clearly heard in the second act. While there is not enough space to do every section justice, several works affected deeply.

Peter Sculthorpe’s In Memoriam arranged by Latham, included images and stories of the Vietnam War splashed up on two large screens behind the orchestra. These added another emotional layer to this immense concert. Sopranos Susannah Lawergren and Rachel Mink sang in many pieces. Together, their voices cut through. But it was in Mink’s solos with her high powerful voice that raised the emotional experience to another level.

Elena Kats-Chernin’s two works, Lacrimosa, for the Healers and Calamitas: the Fall of Saigon both stood out. In Calamitas, this loud, forceful, short piece, dynamic and thrilling in its scope and volume, hit the audience with a full-frontal assault of sound. It gradually died away, but its tension remained.

The Coming of Peace by Ross Edwards for choir and orchestra was something else. Recognisable as the music of Edwards, it also owned a deep sensuality under a sound of utter despair.

Capturing the tension of a squad on patrol during the Vietnam War, Doppler Patrol by Andrew Schultz, with accompanying images and a soundtrack of wildlife in a forest created an impact that pushed the audience into this scary and most dangerous place.

The Boat Peoples’ Prayer, by Graeme Koehne was a gentle sad work. It reflected the tragedy of these powerless people who had to set to sea to escape the aftermath of the war. Its message of making us all strong after such a devastating and torturous war encapsulated what the The Vietnam Requiem is all about.

For the final works that completed this monumental experience, which left this writer feeling drained, wiser and hopeful, William Barton on didgeridoo started to usher in the combined youth choirs all carrying multicoloured candles. They assembled in front of the stage, led by Stephen Leek. As they sang, the whole orchestra, the band, the singers and the other choirs all came together. They filled the hall with a song of peace that proved this concept of hope that Latham has brought to light completely justifies the enormity of his vision.

The Last Post, played on guitar with Barton on didgeridoo, sounded the end of a monumental experience that will stay in my memory for all my life. After this breathless wall of sound gradually died away, there was silence from everyone – lasting for almost one minute, it said as much as the whole concert. The standing ovation and the long, loud applause from every audience member rang on and on.

---
Latham’s ‘Vietnam Requiem’ a moving triumph
By Review -June 5, 2021

Soloists, from left, Susannah Lawergren, Rachel Mink and Phan Van Hung. Photo: Peter Hislop.

Music / “Vietnam Requiem”, conducted by Christopher Latham. At Llewellyn Hall, ANU, until June 6. Reviewed by CLINTON WHITE.

CHRISTOPHER Latham’s “Vietnam Requiem” was a triumph and quite possibly the most moving concert performance this writer has ever attended.

Latham compiled the work from compositions from a range of composers, rather than it being written as a single work by one composer. This might seem strange, but Latham has proven this formula to work successfully; he took a similar approach for his “The Diggers’ Requiem” of 2018, which attracted worldwide acclaim.

Latham gathered and conducted huge forces, including some stars of the Vietnam era, for this three-hour epic, divided into two contrasting but complementary “Acts”, and embellished it with a comprehensive and beautifully presented program booklet.
60s singing star Little Pattie on stage. Photo: Peter Hislop.

With a three-piece contemporary band comprising Bill Risby (piano and keyboards), Ben Hauptmann (guitar) and Warren Trout (drums) with a chamber orchestra mainly of strings, the first act comprised 12 songs inextricably linked to the period of Australia’s involvement in the Vietnam war.

And to perform those songs was a who’s who of the ’60s and ’70s, including Normie Rowe, Little Pattie, and NZ-born singer Mark Williams, along with John Schumann, of Redgum fame, jazz singer Nina Ferro, and Vietnamese singer Phan Văn Hưng.

Songs such as “He Ain’t Heavy, He’s my Brother”, “I Was Only 19”, “Smiley” and “What a Wonderful World” no doubt brought back memories for many.

Phan Van Hung. Photo Peter Hislop.

Phan Văn Hưng’s story is especially interesting. He and his family escaped Hanoi in 1954, when he was four years old.

By 1982 he was married and came to Australia as a refugee. He became well-known in both Vietnam and Australia for his songs about the harrowing stories of people’s suffering in Vietnam.

His two songs, sung in Vietnamese, “The Little Girl and the Pebbles” and “Return to Galang”, the English lyrics of which are in the program booklet, were beautiful and poignant. In the case of “Return to Galang”, the poignancy was made especially so by a gorgeous accompaniment on cello by CSO principal Patrick Suthers.

The second act comprises an overture and 12 movements, each accompanied on two large overhead screens by thoughtfully presented historical facts and figures as well as images. They were not meant to be presented chronologically, but more to tell the story behind each movement.

The work’s movements were written by the cream of Australian composers – Peter Sculthorpe, Ross Edwards, Graeme Koehne, Andrew Schultz, Elena Kats-Chernin, and Latham himself. Even works by overseas composers were included.

Christopher Latham conducting the “Vietnam Requiem”. Photo: Peter Hislop.

There was a stellar cast of soloists, too – Phan Văn Hưng, dressed in a magnificent gold traditional costume and playing a 2000-year-old Vietnamese Đông Sơn bronze drum, didgeridoo virtuoso William Barton, trumpeter Paul Goodchild, guitarists Minh Le Hoang and Slava Grigoryan, sopranos Susannah Lawergren and Rachel Mink, soundscape technician Bob Scott, and harpist Alice Giles.

They were supported by the Canberra Symphony Orchestra and guest instrumentalists, led by concertmaster Kirsten Williams, as well as members of military bands and several choirs.

Singer John Schumann performs “I Was Only 19” at Llewellyn Hall.

In all, more than 200 artists performed the work. So many musicians were on stage that Latham’s conductor’s podium was on its own platform in front of the stage.

Space does not allow discussion of all 13 movements, but a couple particularly are worth mentioning.

The Overture, “The Cold War”, a Latham arrangement of “The Time of War”, by US composer Caleb Burhans, began with single strokes on the Đông Sơn drum, slowly building in volume and intensity, with William Barton joining in on didgeridoo and Slava Grigoryan on guitar. The ancient and the modern coming together in this way created an ethereal, almost mysterious, beginning.

Movement 8, “The Entertainers”, was a Bill Risby arrangement of two songs into a medley, Carole King’s “You Make Me Feel Like a Natural Woman” and “(Sittin’ On) The Dock of the Bay”, by Otis Redding and Steve Cropper.

Nina Ferro sang the medley in honour of Cathy Wayne who was shot and killed by a US marine at the end of her performance at a US Marine NCO’s club on a base near Da Nang (the shooter possibly intended the shot for the CO, but missed). She was the first Australian woman to be killed in Vietnam. She … was only 19.

Movement 11, “The Boat People”, by Graeme Koehne, brought home the plight, not only of Vietnamese refugees in the ’70s and ’80s, but perhaps also suggested a sub-text relevant to today’s refugees.

Movement 12, Latham’s “The Road to Peace”, concluded with a deeply emotional “Last Post” played variously on harp and guitar with the didgeridoo quietly and respectfully providing a foundation, with gentle punctuation from the Đông Sơn drum.

The full “Vietnam Requiem” ensemble on stage at Llewellyn Hall. Photo: Peter Hislop.

At the conclusion, there was a long silence, seemingly for at least 45 seconds, with no-one in the audience daring even to breathe, and Latham still facing the orchestra.

I wanted the silence to continue. But, from the back of the capacity house came soft, gentle applause. As it built in volume on its way to the front, so did the audience rise to a standing ovation for a truly magnificent performance, put together by Christopher Latham and a vast team of helpers. It thoroughly deserves to be kept “on top of the desk and dog-eared” for performances in the future.

No comments:

Post a Comment