Friday, June 11, 2021

NGHỆ SĨ CÚNG TỔ NGHIỆP và "NHÀ TỔ HOÀI LINH"

Bài này viết ngày 15/9/2019, lúc đó là giổ tổ ngành sân khấu, ai chưa đọc thì đọc nhé. Tran Nhat Phong.

Hàng năm ngày 11,12,13 tháng tám âm lịch, thường được gọi là ngày "tết nghệ sĩ", bởi vì ngày này. người nghệ sĩ trình diễn sân khấu đều tụ về "Nhà Tổ" trên đường Cô Bắc, Cô Giang để cúng. 

Truyền thống của họ khi tân nhạc chưa phát triển mạnh ở VN, là sau những nghi thức "tắm ông" tức là tượng của những vị tổ, được điêu khắc bằng "cây vông" trên bàn thờ, xướng tế, cúng bái và những hồi trống trang nghiêm. Sau đó từng đoàn, đại ban, tiểu ban, rồi tới gánh hát, thay phiên nhau lên thắp hương tổ, và cuối cùng, là chọn lựa những nghệ sĩ trẻ tiềm năng lên biểu diễn những vai diễn "gai góc", để được nghệ sĩ tiền bối khẳng định vị trí chổ đứng trong nghề. Sau khi cúng bái và thực hiện các nghi thức ở ngôi "Nhà Tổ", các đoàn, ban, gánh hát, sẽ trở về nơi trình diễn của mình, tùy theo rạp, đình, miếu v.v.. Để chia lộc tổ cho các thành viên trong đoàn, ban, hay gánh hát của mình và cuối cùng là ...ăn nhậu, phá phách giữa tình nghệ sĩ với nhau. 

Truyền thống tốt đẹp này, từ năm 1948 kéo dài đến thập niên 60, thì các nghệ sĩ tân nhạc. điện ảnh, kịch nghệ cũng có mặt trong các ngày "giổ tổ", khiến cho "Tổ nghiệp" ngành sân khấu mở rộng hơn cho các ngành nghệ thuật của Việt Nam. Đáng tiếc, truyền thống tốt đẹp và qui cũ này, đã bị CSVN phá vỡ hẳn, kễ từ khi họ cưỡng chiếm toàn bộ miền nam, suốt một khoảng thời gian dài, họ nhân danh dẹp "mê tín dị đoan" để cấm đoán, nhiều nghệ sĩ muốn thắp nén hương cho "Tổ nghiệp" ở "Nhà Tổ" phải lén lút đi thắp nhang, còn nếu không thì chỉ lén cúng bái ở nhà, với vài cành hoa đơn sơ. 

Khi CS bắt đầu cho cái gọi là "mở cửa thị trường" thì những niềm tin tôn giáo của người dân miền nam lại trổi dậy mạnh mẽ, ngôi "Nhà Tổ" trên đường Cô Bắc, Cô Giang lại khá ấm cúng, với những nghệ sĩ trước 1975, và có thêm một số nghệ sĩ trưởng thành sau 1975, họ đến dâng hương, nhưng trước sự kiểm soát gắt gao của kẻ cai trị, những thủ tục, nghi thức đẹp đẽ và trang nghiêm trước kia, đã bị đơn giản hóa. 

Rồi giờ đây ngôi "Nhà Tổ" đang nằm trong vị trí "vàng" của Sài Gòn, được "ngắm nghía"bởi các "đại gia đỏ" từ mấy năm nay, nhưng chưa dám "vọng động" vì giới nghệ sĩ trước 1975 còn nhiều, và ảnh hưởng của họ không nhỏ đối với người miền nam, nếu họ phản ứng là sẽ có "biến" ngay. Cho nên "kịch bản" khéo léo của CS, đầu tiên là trao cái gọi là "bằng nghệ sĩ ưu tú" cho Hoài Linh, tiếp đến là mắt nhắm mắt mở cho Hoài Linh xây cái "nhà tổ" mới ở chổ khác. 

Hoài Linh bắt đầu dùng "thế lực" của mình trong giới văn nghệ, lôi kéo mọi người đến cái gọi là "nhà tổ Hoài Linh" để cúng bái và ....lên đồng, lên cốt, trong ngày lễ hội của nghệ sĩ. 

Ngôi "Nhà Tổ" truyền thống hơn 70 năm qua của giới văn nghệ sĩ miền nam, giờ chỉ còn lèo tèo vài người có lòng đến thắp nhang, các nghệ sĩ trước 1975, giờ đang phần đều "cúng Tổ Nghiệp" tại gia. 

Thế là CS lại đạt được mục đích, thu tóm khu đất "vàng" ở đây trong thời gian tới, và xóa luôn cái văn hóa tốt đẹp của miền nam, một công đôi việc. 

Còn Hoài Linh, thì từ này đã có biệt danh "Nhà Tổ Hoài Linh" và chắc thêm một vài thập niên nữa, giới trẻ sinh sau đẻ muộn sẽ xem Hoài Linh là "ông tổ" của nghề sân khấu. Chấm hết !!!!

Hình 1 : Hoài Linh đang thắp nhang với trang phục lòe loẹt ở cái "Nhà Tổ Hoài Linh". 

Hình 2: Phượng Mai chụp tại "Nhà Tổ" nghệ sĩ năm 1973, "Nhà Tổ" này được thành lập năm 1948.

No comments:

Post a Comment