Tuesday, March 2, 2021

NGHỀ BUÔN BÁN BỆNH TẬT (BIG PHARMA)

THỰC TẾ BẠN BIẾT RẤT ÍT HOẶC HIỂU SAI BÉT VỀ CÁC CÔNG TY DƯỢC TRÊN THẾ GIỚI. Sau đây là một trích đoạn từ tác phẩm “Trò Chuyện Với Thiên Thần” của dược sĩ Trương Văn Dân (Italia). Sách có bán tại các nhà sách trên toàn Việt Nam.

Thực phẩm chỉ là một phần của những tai ách hiện nay. Cha muốn nói với con về dược phẩm, một thứ sản phẩm siêu lợi nhuận và nằm trong chính sách toàn cầu.

Y, Dược, nghề cao quý nhất, nhưng nó đang biến thành một cỗ máy kiếm tiền!

Cái xác phàm của nhân loại hiện nay chính là nguồn lợi kếch xù của bọn người kinh doanh trên sự sợ hãi: bệnh tật.

Lãnh vực này hiện nay nằm trong tay các tài phiệt. Và họ bỏ rất nhiều tiền để tiếp thị hơn là nghiên cứu.

Một thuật ngữ mới ra đời: Desease mongering (Nghề buôn bán bệnh tật). Hoạt động đơn giản: Chỉ cần hạ thấp các chỉ số như các chỉ số về bệnh tiểu đường, áp huyết máu, cholesterol... hoặc chẩn đoán các tình trạng tinh thần nào đó như buồn rầu, hồi hộp, nhút nhát... rồi cho là “bất thường” thì số lượng “bệnh nhân” trên toàn thế giới tăng vọt!

PHÁT MINH RA BỆNH

- Khi ủy ban “khoa học” Mỹ tái định nghĩa hypercholesterolemia (có cholesterol cao trong máu) và chỉ cần giảm chỉ số để các bác sĩ cho phép dùng thuốc thì số “bệnh nhân” đột ngột tăng 3 lần!

- Chỉ trong năm 2016 công ty Pfizer đã chi 1,2 tỷ USD, theo sau là công ty Bristol Mayer Squibb chi 460 triệu USD để quảng cáo và tiếp thị thuốc!

Nhưng đây chỉ là đỉnh của băng sơn. Trên thực tế rất nhiều các nhà khoa học hướng dẫn cách dùng thuốc đều hưởng lợi nhuận từ các dược phòng.

Thông qua Disease mongering những trạng thái như buồn rầu, lo âu, hồi hộp... rất bình thường trong cuộc sống đã bị truyền thông hô biến thành bệnh (?) để làm mọi người sợ hãi, cảm thấy mình phải dùng thuốc. Các nhà khoa học chân chính nói rằng hiện nay có hơn 200 tình trạng tâm lý sẽ được xem là... bệnh lý và nghe ra thật buồn cười: lão hóa, buồn chán, hói đầu, tàn nhang, tóc bạc, kém xinh... Không ai nói với chúng ta là nỗi buồn là một phần của sự sống, và hàng thế kỷ trôi qua nó vẫn tồn tại để giữ một nhiệm vụ quan trong trong tâm sinh lý của con người.

Dược phẩm, dù muốn hay không đều sẽ có tác dụng một cách nhân tạo vào trật tự sống của con người và tự nhiên.

Bạn mất ngủ hả? Hãy uống thuốc ngủ! Mà có thật sự cần phải dùng thuốc không? Biết đâu không ngủ là một điều tuyệt vời. Thỉnh thoảng được thức giấc, mở cửa nhìn ra bầu trời đêm mà kẻ ngủ say sẽ không bao giờ biết. Đã có người nói: Ban ngày để sống còn ban đêm là để hiểu cuộc sống.

Nhưng các tập đoàn dược phẩm chi ra số tiền càng ngày càng lớn cho việc bán thuốc “ảo”, kèm theo quà tặng, mời du lịch...

Thí dụ bệnh tiểu đường type II, trước đây được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL. Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)... Lập tức có thêm 1.700.000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!).

Cholestérol: Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL. Lập tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42.600.000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu... Các nhà bào chế có thêm được 86% “khách hàng” mới.

Thủ thuật khác để mua chuộc... phủ khắp từ bác sĩ đến các sinh viên y khoa sắp ra trường. Ba mươi năm trước, giám đốc hãng dược phẩm Merck, Henry Gadsen, đã từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Giấc mơ của chúng tôi là sản xuất thuốc cho những người khỏe mạnh. Làm được thế, chúng tôi có thể bán thuốc cho bất kỳ ai”. “Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh”.

MỘT NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT TỪ NƯỚC PHÁP: 50% THUỐC BÁN HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ VÔ ÍCH, 20% CÓ HẠI VÀ NHIỀU KHI NGUY HIỂM CHO NGƯỜI DÙNG.

Ai cũng biết sức khỏe tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, khí hậu và thực phẩm chứ không phải vào thuốc men, cách chữa trị hay các kỹ thuật hiện đại. Hiện nay nhiều người hễ thấy khó chịu một chút là uống thuốc mà không biết rằng không có loại thuốc nào là không có tác dụng phụ, là “1 phần thuốc chứa 3 phần độc”. Ít người biết rằng không có bộ máy nào hoàn hảo hơn thiên nhiên.

No comments:

Post a Comment