Wednesday, September 23, 2020

VIẾT CHO TUỔI 30 
CHÚNG TA SẼ VƯỢT QUA

CHÚNG TA SẼ VƯỢT QUA
Chương # 53 

Thứ sáu 18/09/20 không êm ả như bao nhiêu ngày khác trong năm. Từ nay, sẽ được nhiều người nhớ đến là một ngày thay đổi nước Mỹ, tốt hay xấu, còn phải chờ xem? Sự ra đi của nữ Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, bà Ruth Bader Ginsburg ở tuổi 87, báo hiệu một cơn địa chấn lớn đến với chính trị Mỹ. Mong rằng, tin tức khí tượng sai! Nhưng bão tố sẽ đến do "nhân tạo" không phải là "thiên tạo".

Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho niềm tin và lý tưởng của mình. Sau nhiều năm bị ung thư, ra vào bệnh viện thường xuyên, dưỡng bệnh tại nhà nhiều hơn có mặt tại nơi làm, nhưng không bỏ cuộc, từ chức, giữ cho bằng được một lá phiếu quan trọng nơi toà án cao cấp nhất của Hoa Kỳ. Thượng Đế đã đón bà đi trong bình an, để lại bao hụt hẫng cho đảng Dân Chủ và những ai ủng hộ "phá thai". Dù không đồng ý với một số chính kiến, nhưng xin gửi lời chia buồn đến gia đình bà.

Đất nước Hoa Kỳ sẽ không ngừng ở đây, hơn 328 triệu công dân Mỹ vẫn tiếp tục hành trình. Tôi nhớ câu chuyện một ai đó viết về hành trình trên một chuyến xe lửa: Khởi đầu chúng ta ngồi cùng một toa xe bên nhau, gập những bạn mới trong cùng chuyến, kết hôn, chia tay cha mẹ bước xuống một sân ga xa lạ. Cả hai đến một khung trời mới, may mắn sẽ ở bên nhau đến cuối đời. Không may đành chia tay, và cả hai lại tiếp tục cuộc sống, trên một chuyến xe lửa khác, đến một nơi xa lạ, quen thêm bạn mới ... Nước Mỹ như thế đó. Tạm biệt Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, chúng tôi sẽ tiếp tục lên đường. Đi tiếp, cho đến lúc Thượng Đế gọi về. Ngày hội ngộ đó, chúng ta sẽ không còn tranh cãi nhau nữa!

Không phân biệt đảng phái, chính kiến, cử tri Mỹ đã được Thượng Đế giao cho một trọng trách lịch sử qua lá phiếu của mỗi người trong 42 ngày sắp đến, tính từ Thứ ba 22/09/20. Trách nhiệm lịch sử nặng nề, không đơn giản chỉ là bầu Tổng thống Donald Trump thêm một nhiệm kỳ 4 năm. Chúng ta sẽ:

* Bầu cho sinh linh của hằng triệu, triệu em bé sắp ra đời. Theo Associated Press, riêng năm 2017 đã có 862,000 vụ phá thai trên toàn nước Mỹ, so với 926,000 năm 2014 (https://www.nbcnews.com/news/us-news/number-abortions-u-s-drops-lowest-they-became-legal-nationwide-n1055726). Có ai đó cất lên tiếng nói cho những hài nhi chưa kịp nói? Không quá cực đoan, nếu thai nhi ảnh hưởng đến sự sống của người mẹ, chúng ta có thể chấp nhận. Nếu người phụ nữ bị hiếp dâm và muốn chấm dứt ngay từ những ngày đầu tiên, pháp luật có thể cho phép. Nhưng ăn chơi, vô trách nhiệm và đòi hỏi xã hội phải chi phí cho những trường hợp như thế không phải là giải pháp đúng đắn và công bằng. Lá phiếu ngày 3/11/20 của chúng ta sẽ nói thay cho các em. Từ nay, cha mẹ không có quyền giết em, cũng như ông bà chưa từng bao giờ giết cha mẹ của em!

* Bầu cho tương lai Hoa Kỳ, đạo đức và phẩm giá con người. Chúng ta có quyền khác tôn giáo, nhưng không một ai được phép kéo đổ tượng Chúa, chặt đầu tượng Đức Mẹ hoặc huỷ bỏ tượng đài danh nhân, lịch sử! Chỉ có người cộng sản mới thản nhiên làm điều đó, chỉ có cộng sản mới phong thánh cho bọn vô loại. Tôi sẽ cung kính quỳ lạy trước Thiên Chúa, Phật Thích Ca, Mục sư Martin Luther King, nhưng quên đi thánh George Floyd! Tôi sẽ đứng thẳng lưng cho "All Lives Matter" nhưng nói không với "Black Lives Matter". Quyền được tôn trọng, không phải chỉ có một mầu da đen, còn tất cả các mầu da khác đều kỳ thị. Đó không phải là giấc mơ của cố Mục sư Martin Luther King. Quốc kỳ Mỹ phải được tôn trọng vì bao nhiêu người đã nằm xuống để ngọn cờ tung bay. Lá phiếu ngày 3/11/20 sẽ xé nát đi những lừa bịp, dối trá, và trả lại cho chúng ta không khí trang nghiêm trong giáo đường. Chúng ta sẽ hãnh diện đứng nghiêm chào lá quốc kỳ, mang theo hồn thiêng các tử sĩ Hoa Kỳ nằm ở Khê Sanh, A Shau, A Lưới; trở về từ Afghanistan, Iraq, Kabul!

* Bầu cho công lý. Cảnh sát làm sai, có luật pháp xử phạt. Nhưng không thể lợi dụng một vài sai trái để nổi loạn, đốt phá, cướp của, nhân danh công lý. Xã hội văn minh, không có chỗ cho loại công lý rừng rú! Thật ngoài sức tưởng tượng, Axios cho biết tổng số bảo hiểm phải đền cho những vụ đốt phá, trộm cướp, từ đám biểu tình bạo động, hung hăng, với hàng chữ "Tôi không thở được" (I can't breathe) trên khẩu trang, biểu ngữ, hoặc áo T-Shirt ... đưa đến thiệt hại từ $1-$2 tỷ đô la tiền bảo hiểm (Mostly Peaceful’ Riots Soar Over $1B in Damages, Setting New Record.html). Đất nước Hoa Kỳ không thở được có lẽ đúng hơn. Người dân đóng thuế, chúng ta ngồi nhà, nhưng cũng không thở được. Các doanh nghiệp không thở được. Lá phiếu ngày 3/11/20 chúng ta cần hơn bao giờ hết để mọi người cùng được thở!

* Bầu cho những chính trị gia can đảm, vì dân vì nước. Người đại diện cho đất nước Hoa Kỳ sau ngày 3/11/20 không phải là bọn hèn hạ, chỉ biết quỳ gối van xin phiếu. Cũng không phải lũ chính trị gia mặt dầy, ngồi ở Quốc hội hằng chục năm để biểu diễn màn xé bài diễn văn của Tổng thống, và tuyên bố sẽ bắt cả nước đeo khẩu trang nếu được bầu là Tổng thống, hùng hổ nói hôm trước, để vài ngày sau lại cải chính! Lá phiếu ngày 3/11/20 sẽ là một xác tín gửi cho bầy chính trị gia "ký sinh trùng" là chúng ta đã tỉnh thức sau một giấc ngủ đông. Nước Mỹ không hèn, và cử tri chúng ta không ngu! 

LÀM THEO HIẾN PHÁP.

Hoa Kỳ là quốc gia có truyền thống tự hào về tôn trọng Hiến pháp, tước bỏ điều đó đi, nước Mỹ sẽ không còn là quốc gia được cả thế giới ngưỡng mộ, và sẽ không khác gì những nước kém văn minh, thống trị bởi độc tài hay cộng sản.

Lời mở đầu bản Hiến Pháp Hoa Kỳ: "Chúng tôi, những công dân Hoa Kỳ, để thành lập một liên minh hoàn hảo, thiết lập nền công lý, bảo đảm sự bình yên trong nước, cung cấp an ninh, thúc đẩy phúc lợi chung, và bảo đảm ơn lành tự do cho bản thân, và thế hệ mai sau của chúng tôi, thực hiện phong chức và tạo ra bản Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" (https://www.whitehouse.gov/about-the-white-house/the-constitution/). 

Bản Hiến pháp được phê chuẩn ngày 17/09/1787, tại Philadelphia, quy định rõ ràng hệ thống tam lập phân quyền, Hành pháp - Lập pháp và Tư pháp, không một cá nhân hay chính đảng nào có quyền phá bỏ! (https://www.history.com/topics/united-states-constitution/constitution). 

Theo Hiến pháp, Tổng thống có quyền đề cử các chức vụ Thẩm phán từ Tối cao Pháp viện xuống đến các toà cấp dưới, và Thượng nghị viện sẽ là nơi bỏ phiếu chấp thuận. Sau đây là một vài số liệu để bạn đọc tham khảo, trích theo chương trình (Fox News - The Next Revolution - With Steve Hilton - 20/09/20):

* Từ năm 1900, Thẩm phán Tối cao Pháp viện được đề cử trong những năm bầu cử Tổng thống: 9 - Được chấp thuận: 6.

* Từ năm 1900, thời gian trung bình được phê chuẩn Thẩm phán Tối cao Pháp viện là 221 ngày kể từ khi được đề cử đến ngày bầu cử. Và thời gian ngắn nhất 106 ngày.

* Từ năm 1900, tiến trình Thượng nghị viện phê chuẩn theo nhiều thời gian khác nhau: 70% Thẩm phán Tối cao Pháp viện được chấp thuận trong 45 ngày, hoặc dưới 45 - Có 13 vị Thẩm phán TCPV được công nhận trong 1 tuần hoặc dưới 1 tuần - Có 4 vị được phê chuẩn trong MỘT NGÀY.

* Số Thẩm phán đề cử được chấp thuận, khi Tổng thống và Thượng Nghị viện thuộc về một đảng là 17/19 vị.

* Số Thẩm phán Tối cao Pháp viện khiếm khuyết và được đề cử thay thế trong những năm có bầu cử Tổng thống là 29 vị.

Qua những con số trên, chúng ta thấy việc Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg ra đi vào năm bầu cử Tổng thống không có gì đặc biệt. Và Tổng thống Donald Trump, theo Hiến pháp có BỔN PHẬN phải đề cử một vị khác thay thế. 

TẠI SAO ĐẢNG DÂN CHỦ CHỐNG ĐỐI? 

Thẩm phán Tối cao Pháp viện là chức vụ vô cùng quan trọng, có thể nói quan trọng hơn cả Tổng thống, Thượng nghị sĩ hay Dân Biu. Vì những lý do sau:

* Thẩm phán Tối cao Pháp viện là chức vụ suốt đời, không giới hạn thời gian. Bà Ruth Bader Ginsburg tại vị 27 năm, trong khi Tổng thống nhiệm kỳ 4 năm - Thượng nghị sĩ 6 năm - Dân Biu 2 năm.

* Tối cao Pháp viện có 9 vị Thẩm phán, được đề cử bởi các Tổng thống tiền nhiệm và hiện nay. Dĩ nhiên, các Tổng thống sẽ chọn Thẩm phán có cùng một khuynh hướng chính trị với đảng của mình. Nhưng cũng không nhất thiết các Thẩm phán TCPV lúc nào cũng bỏ phiếu theo Tổng thống, họ có toàn quyền chọn lựa theo Hiến pháp và lương tâm. Trước khi bà Ruth Bader Ginsburg qua đời, TCPV có 5 vị theo khuynh hướng Cộng hoà, và 4 vị theo Dân chủ, Thẩm phán Ginsburg có khuynh hướng thiên Dân chủ. Tỷ lệ tạm xem như là 5/4. Sự ra đi của bà Ginsburg, cho Tổng thống Donald Trump thêm cơ hội đề cử một Thẩm phán có khuynh hướng Cộng hoà và tỷ lệ chênh lệch sẽ là 6/3. Rất bất lợi cho đảng Dân chủ.

* Tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước, những bất đồng giữa Hành pháp (Chính phủ) và Lập pháp (Quốc hội), nếu hai bên không giải quyết được, sẽ đưa nhau ra toà, từ cấp thấp lên đến cao nhất là Tối cao Pháp viện. Cho phép phá thai hoặc chống, quyền được giữ súng hay không, và nhiều vấn đề quan trọng xã hội khác, đều nhận phán quyết cuối cùng nơi đây. Quyết định của 9 vị Thẩm phán TCPV sẽ là quyết định cuối cùng. Giả thử, Thượng nghị viện với đa số là Cộng hoà hôm nay chấp thuận một Thẩm phán mới do Tổng thống Donald Trump đề nghị, tỷ lệ 6/3, sẽ khiến đảng Dân chủ mất đi nhiều dịp để thông qua các nghị trình của mình. Thời gian này có thể kéo dài từ 20 đến 50 năm, tuỳ theo tuổi thọ của các vị Thẩm phán. Chắc chắn Tổng thống Trump sẽ chọn một nữ Thẩm phán tuổi dưới 50 hoặc 40. Ác mộng cho đảng Dân chủ! Cần 4, 8, hoặc chậm lắm 12 năm để thay thế Tổng thống của một đảng, nhưng sẽ đòi hỏi từ 20 có thể đến 50 năm để thay một Thẩm phán Tối cao Pháp viện. Trong thời gian dài đó đảng Dân chủ làm gì? Quay về chống phá và đòi truất phế Tổng thống?

* Luật là luật. Hiến pháp đã quy định từ hơn 223 năm trước. Nếu đảng Dân chủ hiện nay có Tổng thống và Thượng nghị viện nằm trong tay, chắc chắn họ sẽ không có vấn đề gì. Nhưng quả bóng không nằm trong sân của Dân chủ, Trưởng khối Đa số Thượng viện McConnell khẳng định rõ ràng ngày Thứ sáu 18/09/20: 

“Trong cuộc bầu cử giữa kỳ cuối cùng trước khi Thẩm phán Scalia qua đời vào năm 2016, người Mỹ đã bầu ra đa số Thượng viện của Đảng Cộng hòa vì chúng tôi cam kết sẽ kiểm tra và cân bằng những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ thứ hai của một tổng thống trong thời gian bầu cử. Chúng tôi đã giữ lời hứa của mình ... Kể từ những năm 1880, không có Thượng viện nào xác nhận ứng cử viên Tòa án Tối cao của tổng thống thuộc đảng đối lập trong một năm bầu cử tổng thống."

Không che dấu, TNS McConnell nói tiếp "Người Mỹ đã bầu cho đa số chúng tôi vào năm 2016 và mở rộng thêm vào năm 2018 vì chúng tôi cam kết làm việc với Tổng thống Trump và ủng hộ chương trình nghị sự của ông, đặc biệt là các bổ nhiệm xuất sắc của ông ấy vào cơ quan tư pháp liên bang ... Một lần nữa, chúng tôi sẽ giữ lời hứa của mình ... Người được đề cử của Tổng thống Trump sẽ nhận được một cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Hoa Kỳ.” (https://americanlibertydaily.com/mcconnell-trumps-supreme-court-nominee-will-receive-a-vote-on-the-floor-of-the-us-senate/?utm_source=Email_marketing&utm_campaign=Content_09.20.20&cmp=1&utm_medium=HTMLEmail). 

Không cầu thủ nào ra sân đá bóng lại chấp nhận mình bị thua. Nhưng luật là luật! Không thích luật chơi bạn phải ra khỏi sân, có thế thôi. Không làm gì có chuyện vừa đá bóng, vừa thổi còi nơi một đất nước tự hào về thể chế dân chủ.

* Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 hứa hẹn nhiều màn gay cấn, hồi hộp. Chưa gì đảng Dân chủ đã tung ra những lời đe doạ, "Nếu Đảng Cộng hòa liều lĩnh và đáng trách mở ra một cuộc bỏ phiếu SCOTUS trước bầu cử - mọi việc đều có thể xẩy ra"

(If Republican recklessly & reprehnsibly force a SCOTUS vote before the election - nothing is off the table) Richard Blumenthal, Senator, Connecticut, viết trên Tweeter ngày 19/09/20. 

Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer, trên Fox News Sunday, with Chris Wallace, ngày 20/09/20, "Sau đó, không có gì để bàn cho năm tới. Không có gì để bàn" (Then nothing is off the table for next year. Nothing is off the table) hàm ý đe doạ! 

Chúng ta cũng không thể quên, cụ bà 80 Nancy Pelosi, quỳ lạy thánh George Floyd gần 9 phút và đứng lên không nổi, cũng hung hăng trả lời phóng viên George Stephanopoulos, chương trình ABC "This Week" như sau, "Chúng tôi có các lựa chọn của mình. Chúng tôi có những mũi tên trong cuộc chiến mà tôi không muốn nói ngay bây giờ, nhưng thực tế là chúng tôi gập một thách thức lớn đối với đất nước" (Well, we have our options. We have arrows in our quiver that I'm not about to discuss right now, but the fact is we have a big challenge in our country) (Judge Ginsburg/Pelosi won't rule out impeachment to stop Supreme nomination - Real Conservatives Unite.html). Cầu xin cụ bà 80, đừng chĩa mũi tên lửa vào các trung tâm thương mại, hay Toà án Liên bang như ở Portland, Oregon. 

Đảng nào đã và đang vi hiến, phá hoại đất nước. Chúng ta hãy trả lời câu hỏi này trước khi bỏ phiếu ngày 3/11/20. Trong 8 năm dưới thời Tổng thống Barrack Obama, xin đừng quên không phải cả nước bầu cho ông ta. Chắc chắn trên dưới một nửa không chọn, trong đó có kẻ viết bài hèn mọn này. Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng Tổng thống Barrack Obama, tôn trọng quyết định của đa số dân Mỹ, đấy là tinh thần DÂN CHỦ. Từ ngày Tổng thống Donald Trump thắng cử, dù là chưa tuyên thệ nhậm chức, đảng Dân Chủ đã bắt đầu chống đối, tổ chức, đứng sau lưng BLM, Antifa và Anarchy. Ai đã phá hoại nền DÂN CHỦ Hoa Kỳ? 

TẠI SAO KHÔNG CHỜ SAU BẦU CỬ?

Người lạc quan nhất cũng khó tin mọi chuyện sẽ yên ổn sau khi kết quả bầu cử được công bố vào đêm 3/11/20! Trừ khi, Tổng thống Donald Trump thắng rất lớn với số phiếu phổ thông, nơi các tiểu bang tranh chấp khít khao giữa hai đảng (swing state). Nếu chỉ hơn nhau vài ngàn phiếu, một đạo quân luật sư của hai bên sẽ tranh tụng, thưa kiện, và Tối cao Pháp viện sẽ là nơi có phán quyết cuối cùng.

Trong trường hợp đó, 8 vị Thẩm phán Tối cao Pháp viện hiện nay sẽ trở thành ác mộng cho đất nước, nếu họ chia đôi phiếu cho mỗi bên 4/4. Thượng nghị sĩ Rafael Edward Cruz (Ted Cruz) Tiểu bang Florida, báo động: "Chúng ta không thể có 4/4 phiếu của toà án. Chúng ta sẽ phải đối đầu với khủng hoảng Hiến pháp, đặc biệt trong cuộc bầu cử đầy tranh chấp này". (https://conservativeresearchgroup.com/sen-cruz-shares-why-democrats-should-want-a-new-supreme-court-justice). 

Tin vui sáng Thứ ba, 22/09/20, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ chờ đến Thứ bẩy 26/09/20, để công bố tên vị Thẩm phán được đề cử, ông muốn tôn trọng Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, và chờ qua tang lễ của bà. Tại Thượng nghị viện, đảng Cộng hoà cũng có đủ số phiếu cần thiết để thông qua sự chọn lựa. Thượng nghị sĩ Mitt Romney, Utah và Thượng Nghị sĩ Cory Gardney, Colorado cùng tuyên bố sẽ bỏ phiếu. Như vậy đảng Cộng hoà sẽ hội đủ số phiếu cần thiết, và chính danh, không phải dựa vào lá phiếu thứ 51 quyết định của Phó Tổng thống Mike Pence. 

"Người muốn, không bằng Thượng Đế quyết định" (Man proposes, God disposes). Sự ra đi của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg do ý muốn của Thượng Đế. Ngài sẽ tiếp tục ban phước lành cho đất nước Hoa Kỳ, ban sáng suốt cho cử tri chúng ta.

Nguyễn tường Tuấn

Source: https://www.trumpaspresidentagain.com/search/label/Nguy%E1%BB%85n%20T%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Tu%E1%BA%A5n

No comments:

Post a Comment