Wednesday, September 23, 2020

 Ứng viên Thẩm Phán TCPV Amy Barrett

NguồnBáo MaiNgày đăng: 2020-09-22
Amy Barrett, một tín hữu Công giáo (Roman Catholic), chống lại tệ trạng phá thai vô tội vạ, bà là người bảo vệ sự sống (pro-life) một cách nhiệt thành.
Là Chánh án Tòa Phúc thẩm liên bang số 7, 48 tuổi, bà Amy Barrett - chẳng phải là một "tên tuổi" xa lạ. Ngay từ năm 2018, sau khi Thẩm phán Anthony Kennedy xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe, bà Amy Barrett là một trong những ứng viên tiềm năng (cùng với Brett Kavanaugh) để Tổng thống Trump tiến cử vào Tối cao Pháp viện.
Nước Mỹ có cả thảy 13 Tòa Phúc thẩm liên bang, và bà Amy Barrett là Chánh án Tòa Phúc thẩm liên bang số 7 (đặc trách các tiểu bang Illinois, Indiana, Wisconsin).


Sau khi Kavanaugh được chọn để đề cử lần đó, bà Barrett được kỳ vọng cho một vai trò thẩm phán tương lai trong Tối cao Pháp viện, một khi bà Ruth Bader Ginsburg xin từ nhiệm vì tuổi cao sức yếu hoặc qua đời.

Bà Ginsburg vừa tạ thế hôm 18/9/2020.
Thuận lợi nữa, dành cho Amy Barrett, là Thượng viện không còn phải mất nhiều thời gian để "tìm hiểu hồ sơ tư pháp" của bà.
Cách đây khoảng hai năm, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley - "president pro tempore" của Thượng viện (vai trò Chủ tịch Thượng viện, theo Hiến pháp, do Phó Tổng thống nắm; nhưng đảm đương nhiệm vụ Chủ tịch Thượng viện về thực chất thuộc về "president pro tempore") - đã đưa ra nhận xét như sau:


"Nữ Giáo sư Amy Barrett là một học giả pháp lý xuất sắc, bà nhận được sự tôn trọng của các đồng nghiệp và sinh viên trong lãnh vực pháp luật về chánh trị. Bà Barrett còn là một tín hữu Công giáo tận tụy, nồng nhiệt chứng tỏ vai trò của đức tin trong cuộc sống".
Tiến trình để trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện:


Tổng thống Mỹ đề cử, sau đó Thượng viện xem xét để có thể phê chuẩn.
Thượng viện Mỹ hiện nay: 53 TNS Cộng hòa, 45 TNS Dân chủ, 2 TNS độc lập (2 vị này chọn hội ý với bên đảng DC), có thể xếp thành tỉ lệ: 53 / 47.
Bên TNS Cộng hòa có 3 vị (Lisa Murkowsky, Susan Collins, Mitt Romney) không ít lần bỏ phiếu ngược với đảng CH.


Tuy nhiên, dư luận cho rằng việc phê chuẩn Amy Barrett (nếu được TT Trump chính thức đề cử, chuyển hồ sơ qua Thượng viện) thì không chắc cả 3 vị này đồng loạt bác bỏ (ngoại trừ... Mitt Romney thì nổi tiếng "phản phé" rồi).
Mà cho dù cả 3 TNS trên bác bỏ, tỉ lệ Yes 50 - No 50, chuyện gi xảy ra? Theo Hiến pháp Mỹ, chỉ trong trường hợp Yes/No bằng nhau thì Phó Tổng thống mới được phép bỏ phiếu, đưa ra lá phiếu quyết định. Chắc chắn PTT Mike Pence bỏ phiếu "Yes".


No comments:

Post a Comment