Wednesday, September 23, 2020

THẢM KỊCH BENGHAZI VÀ SỰ DỐI TRÁ CỦA BARACK OBAMA

Đại Sứ Chris Stevens 

7 tháng trước khi thảm kịch xảy ra, tháng 2/2012, chính quyền Obama đã nhận được yêu cầu của đại sứ Chris Stevens bổ sung thêm lực lượng bảo vệ an ninh mật.

Ngày 25/6/2012, đại sứ Stevens đã gọi điện cho Bach Cung, bày tỏ nỗi lo ngại về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng xung quanh Benghazi, với sự xuất hiện của 10 trung tâm huấn luyện khủng bố cài cắm quanh các trụ sở của Mỹ. Đại sứ Stevens đã “lưu ý” với ông chủ Bach Cung rằng, các nhân viên ngoại giao Mỹ đã nhiều lần phát hiện thấy lá cờ đen của tổ chức khủng bố Al-Qaeda bay qua các tòa nhà chính phủ.

Ông yêu cầu Nhà Trắng bổ sung thêm 11 lính bảo vệ với lưu ý: “Việc hỗ trợ an ninh từ nước chủ nhà là không đủ, và không thể phụ thuộc nguồn cung cấp môi trường an toàn này cho người nước ngoài phụ trách”.

Tuy nhiên, yêu cầu này của vị đại sứ liên tục bị Obama từ chối. Hai năm sau tấn thảm kịch, trong cuộc điều trần làm chứng trước Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, một số quan chức an ninh trong chính quyền Obama hé lộ lý do từ chối bổ sung lực lượng bảo vệ cho Tòa lãnh sự tại Benghazi, là do Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”.

Thay vào đó, chính quyền Obama muốn dựa vào lực lượng an ninh của nước chủ nhà Libya – vốn đang trong tình cảnh hỗn loạn nhiễu nhương - và đây cũng là điều mà chính đại sứ Stevens lo ngại.

Khi ngày 11/9 đến gần, là thời điểm nhạy cảm đối với tất cả các cơ sở đồn trú của Mỹ tại nước ngoài, chính quyền Obama lẽ ra phải tăng cường an ninh để bảo vệ cơ quan ngoại giao đặt tại các quốc gia Hồi giáo ngày càng thù địch với Mỹ, thì vị Tổng thống da màu lại làm ngược lại.

Tháng 8/2012, Tổng thống Obama không những không bổ sung thêm lực lượng an ninh, mà lại còn hạ lệnh rút 16 lính đặc nhiệm bảo vệ Tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi rời khỏi Libya, thay thế vào đó là nhân viên an ninh của nước chủ nhà.

Trớ trêu thay, nhóm nhân viên an ninh này lại là nhóm dân quân Libya có biệt danh là The 17th of February Martyrs Brigade (Lữ đoàn Tuẫn Ðạo 17/2) – là nhóm vũ trang có liên hệ đến một nhánh của al-Qaeda. Vì sao chính quyền Obama lại có sự “hớ hênh” về tình báo và an ninh đến như vậy?

Dựa trên các tài liệu do Ủy ban Giám sát Hạ viện công bố (9/2014), người ta biết được rằng phòng Tình huống của Bach Cung đã nhận được một email gửi vào lúc 1 giờ chiều ngày 11/9/2012 (giờ Washington), thông báo Tòa lãnh sự tại Benghazi có dấu hiệu bị bao vây.

Nhưng chính quyền Obama đã không có bất cứ động thái quân sự nào ngay thời điểm đó. Câu trả lời duy nhất mà Bach Cung đáp lại email của vị đại sứ Mỹ trong tình huống khẩn cấp: Đó là “cử” một máy bay không người lái trang bị camera tới hiện trường.

Án binh bất động

3 tiếng sau, vào lúc 4h chiều ngày 11/9 (tức khoảng 10h tối tại Benghazi), Bach Cung lại nhận được thêm một email báo rằng Tòa Lãnh sự đang bị tấn công. Khoảng 20 kẻ có vũ trang đã nổ súng bên ngoài, khi đại sứ Chris Stevens đang có mặt trong tòa nhà, và chỉ có 4 nhân viên Mỹ cùng Lữ đoàn Tuẫn Ðạo của nước chủ nhà hỗ trợ an ninh.

Nhưng mọi lời cầu cứu từ Benghazi gửi đi đều chìm trong im lặng. Trong suốt 13 tiếng giao tranh tại Tòa Lãnh sự và tại sở tiền trạm của CIA nằm ngay gần đó, chính quyền Barack Obama không hề có bất cứ động thái hỗ trợ quân sự nào để giải vây và cứu nguy cho nhân viên của mình.

Các nhà quân sự tính toán, chỉ cần ít phút tăng viện từ Libya, chỉ cần vài giờ bay từ trạm Không quân Hải quân lớn ở cảng Sigonella (Ý), từ các căn cứ quân sự ở vịnh Aviano (Ý) và vịnh Souda (Hy Lạp) là có thể điều máy bay chiến đấu và pháo hạm bay AC-130 tới Benghazi, nhanh chóng giải tán được đám đông hoặc đáp trả một cuộc tấn công khủng bố.

Nhưng lệnh giải cứu không bao giờ đến với Benghazi. Tại sao? Câu trả lời có lẽ vẫn là Barack Obama không muốn “xúc phạm” đến thế giới Hồi giáo bằng cách điều động quân đội Mỹ đến giải vây. Sau này người ta còn biết thêm rằng, Lữ đoàn Tuẫn Ðạo có nhiệm vụ bảo vệ Lãnh sự quán đã rời bỏ vị trí ngay khi những kẻ khủng bố đột nhập vào Tòa lãnh sự.

Khi bị hỏi về chuyện này, cấp dưới của Obama cho biết, “vụ tấn công không đủ lâu để kịp đưa lực lượng quân đội tới ứng cứu”. Nhưng thực tế, Bach Cung cùng các cơ quan đầu não khác tại Washington đã được máy bay do thám không người lái “tường thuật trực tiếp” diễn biến tại hiện trường và báo thẳng về căn cứ.

Hillary Clinton và Barack Obama

Sáng ngày 12/9, vài tiếng sau khi vụ tấn công kết thúc, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton có mặt tại Vườn Hồng họp báo, họ đã biết chắc chắn cuộc tấn công vào lãnh sự quán Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra. Họ biết vì họ đã bí mật gửi một loạt email tới các quan chức nội các để thảo luận trong thời điểm vụ tấn công đang diễn ra.

Tuy nhiên, cả Tổng thống và bà Ngoại trưởng đã không nói gì về những việc họ biết, và tệ hơn nữa đã không làm gì để giải cứu, mặc cho vị đại sứ Mỹ đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

Theo Fox News, có tới 300 đến 400 nhân viên an ninh tại Washington đã nhận được những email này trong thời gian cuộc tấn công đang diễn ra và kết thúc. Những người này làm việc trực tiếp với các quan chức an ninh, quân sự và ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama. (1)

Cho tới khi công chúng Mỹ biết được vụ tấn công tại Benghazi diễn ra như thế nào thì đã quá muộn. Vị đại sứ Mỹ đã tử nạn và kinh hoàng hơn, hình ảnh của ông với thân thể tím tái, trầy xước đang bị đám đông quây lại trong giờ phút sinh tử đã tràn ngập khắp mặt báo thế giới.

Đại sứ Chris Stevens và thông tín viên Sean Smith, cùng hai đặc vụ CIA đã bị sát hại khi đang phục vụ đất nước, dưới sự lãnh đạo của vị Tổng Tư lệnh Barack Obama.

Các quan chức cấp cao của Bach Cung không xác nhận về việc đại sứ đã bị chết trong tình huống như thế nào. Họ chỉ xác nhận đại sứ Stevens đã ở trong Tòa lãnh sự vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, và cho đến khi thi thể của ông được trao trả lại cho phía Mỹ tại sân bay Benghazi vào lúc bình minh sớm mai.

Khi vụ tấn công xảy ra, người ta mới “tá hỏa” ra là Tòa Lãnh sự Mỹ tại Benghazi chỉ giống như một “cơ sở tạm thời”, nghĩa là nó thiếu các trang thiết bị an ninh ở cấp đại sứ: Không có kính chống đạn, cửa gia cố và nhiều tính năng phòng thủ khác.

Người ta đặt câu hỏi: Trong suốt 13 tiếng hỏa ngục tại Tòa Lãnh sự và sở tiền trạm CIA, Tổng thống Obama làm gì? Chỉ biết đến tối ngày hôm sau, ông Obama đã bay tới Las Vegas, dự buổi gây quỹ cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ hai của ông. Tiếp đó, Obama dự tiệc chiêu đãi cùng cặp đôi siêu sao làng giải trí là Jay-Z và Beyonce.

Vụ thảm sát tại Benghazi và cái chết bi thảm của đại sứ Chris Stevens lùi dần vào dĩ vãng bởi chiến dịch tái tranh cử rầm rộ của ông Obama diễn ra sau đó…

No comments:

Post a Comment