Monday, August 17, 2020

Thụy Sĩ muốn trưng cầu dân ý về việc xử lý khối tài sản kếch xù đến từ TQ 


Việc Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài đã gây ra một hiệu ứng domino. Mới đây, chính phủ Thụy Sĩ đã thông báo về một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đưa ra quyết định Thụy Sĩ có nên làm ăn với các quốc gia vi phạm nhân quyền hay không. Nếu cuộc trưng cầu dân ý được thông qua, khối tài sản hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc trong ngân hàng UBS Thụy Sĩ có thể sẽ bị đóng băng toàn bộ. 

Khối tài sản hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc trong ngân hàng UBS Thụy Sĩ có thể sẽ bị đóng băng toàn bộ. (Ảnh qua Twitter)

Đứng trước xu thế càng lúc càng có nhiều quốc gia phương Tây bắt đầu thay đổi lập trường và trở nên cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, thì mới đây, Thụy Sĩ, một quốc gia trước nay vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc trung lập, cũng đưa ra cảnh báo đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Ignazio Cassis – Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ gần đây đã tuyên bố rằng các sự kiện vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, Trung Quốc “đang quay lưng lại với con đường tự do”, và “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” của ĐCSTQ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông. Nếu ĐCSTQ vẫn tiếp tục giữ lập trường bảo thủ như vậy, các quốc gia phương Tây thề kiên quyết đáp trả không khoan nhượng.

Vào ngày 8/8, chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức ban hành thông báo về việc sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11 để quyết định xem có nên hạn chế các công ty Thụy Sĩ, bao gồm các ngân hàng Thụy Sĩ, làm ăn với những kẻ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài hay không. Nếu như luật liên quan được bỏ phiếu thông qua, hoạt động kinh doanh của các công ty Thụy Sĩ tại Trung Quốc và Hồng Kông dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.

Tờ “Apple Daily” đưa tin rằng, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã cho cả thế giới thấy được bộ mặt thật của ĐCSTQ, và kết quả bỏ phiếu có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng ở Hồng Kông.

Thụy Sĩ luôn được biết đến với danh hiệu là thiên đường tránh thuế của người giàu. Trong hai lần chiến tranh thế giới, Thụy Sĩ đã áp dụng chính sách trung lập không tham dự, vậy nên những người giàu có ở các nước đều tin rằng gửi tiền vào ngân hàng Thụy Sĩ là biện pháp an toàn nhất.

Theo phân tích của nhà bình luận độc lập ở hải ngoại “Tài kinh lãnh nhãn” cho biết, một khi cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sĩ được thông qua, nó sẽ dẫn đến hai hậu quả: Thứ nhất, những gã khổng lồ tài chính tầm cỡ thế giới như Credit Suisse và UBS có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc và Hồng Kông, đồng thời đình chỉ việc cung cấp các dịch vụ như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, đầu tư v.v. cho những kẻ vi phạm nhân quyền. 

Một hậu quả khác thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với ĐCSTQ, đó là Thụy Sĩ có thể sẽ đóng băng số tiền đã gửi của các quan chức ĐCSTQ hoặc công bố chúng ra toàn thế giới.

Ngay từ tháng 8/2019, giáo sư Cổ Khang – Uỷ viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị, cựu Giám đốc Học viện Tài chính của Bộ Tài chính và là chuyên gia kinh tế trưởng của Học viện Kinh tế Nguồn cung mới Trung Quốc, đã chuyển tiếp một thông báo cho biết rằng vào ngày 17/4/2019, ngân hàng UBS đã thông báo rằng có khoảng 100 khách hàng Trung Quốc với số tiền gửi lên đến 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ vào UBS.

Tin tức này đã làm dấy lên sự chú ý rộng rãi từ dư luận. Nhưng ngay sau khi tin tức này được lan truyền, nó đã nhanh chóng bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc xóa đi.

Theo một báo cáo khác, vào ngày 26/10/2018, tập đoàn UBS (UBS Group AG) và PricewaterhouseCoopers (PwC) đã cùng nhau phát hành báo cáo “Tiết lộ về tỷ phú năm 2018”. Báo cáo cho thấy có 373 tỷ phú ở Trung Quốc vào năm 2018 với số tài sản lên đến 1,12 nghìn tỷ USD, tương đương 7,8 nghìn tỷ NDT. Nếu nói như vậy thì, trong báo cáo do UBS đưa ra, quả thực có tồn tại số tài sản 7,8 nghìn tỷ USD, tuy nhiên con số tỷ phú không phải là 100 mà là 373 người.

ổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 18/7/2013. (Ảnh qua Getty Images)

Cho đến hiện tại, Thụy Sĩ và Trung Quốc vẫn đang có một mối quan hệ về tài chính rất mạnh mẽ. Vào ngày 1/7/2014, Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Thụy Sĩ đã chính thức có hiệu lực và Thụy Sĩ trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết một hiệp định thương mại tự do song phương với ĐCSTQ.

WikiLeaks từng tiết lộ rằng, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có khoảng 5.000 tài khoản trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ và 2/3 trong số đó là của các quan chức trung ương. Từ cấp phó thủ tướng ĐCSTQ, chủ tịch ngân hàng, bộ trưởng, cho đến Ủy viên Trung ương, hầu như ai ai cũng có ít nhất 1 tài khoản.

Có nguồn tin tiết lộ, Giang Trạch Dân có một khối tài sản “kếch xù” trong ngân hàng Thụy Sĩ, và dòng tộc họ Giang được mệnh danh là “Tham nhũng số 1 Trung Quốc”.

Vào ngày 14/2/2018, tỷ phú lưu vong ở Mỹ là Quách Văn Quý đã tiết lộ với ngoại giới rằng ông đã thuê một đội điều tra chuyên nghiệp và họ đã xác nhận rằng gia tộc Giang Trạch Dân là một trong những người giàu nhất thế giới và khối tài sản “cướp được” do gia tộc này kiểm soát lên tới 500 tỷ đô la Mỹ (khoảng 4 nghìn tỷ nhân dân tệ).

Ngoài ra, vào ngày 6/5/2014, 47 quốc gia bao gồm Thụy Sĩ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận mới về “Tiêu chuẩn trao đổi thông tin tự động toàn cầu” được tổ chức tại Pháp. Theo như thỏa thuận, tài khoản ngân hàng được sở hữu bởi người nước ngoài tại các quốc gia này sẽ không còn là thông tin bí mật nữa.

Vào ngày 5/10/2018, Cơ quan Quản lý Thuế Liên bang Thụy Sĩ (FTA) đã ban hành một thông báo cho biết dựa theo Tiêu chuẩn trao đổi thông tin tự động liên quan đến Thuế (AEOI) đối với các tài khoản tài chính, Cơ quan quản lý thuế liên bang Thụy Sĩ đã trao đổi thông tin tài khoản tài chính với cơ quan thuế ở một số quốc gia (hoặc khu vực) khác vào cuối tháng 9. Điều này có nghĩa là Ngân hàng Thụy Sĩ thông báo chấm dứt chế độ bảo mật đối với tài khoản nước ngoài đã được áp dụng hàng trăm năm nay.
Giang Trạch Dân có một khối tài sản “kếch xù” trong ngân hàng Thụy Sĩ, và dòng tộc họ Giang được mệnh danh là “Tham nhũng số 1 Trung Quốc”. (Ảnh qua Hk01)

Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Trịnh Thuần Thanh chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, gia tộc Giang Trạch Dân là người đầu tiên sẽ gánh chịu hậu quả của việc ngân hàng Thụy Sĩ công bố chấm dứt chế độ bảo mật này.

Hiện nay, Thụy Sĩ đã tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ. Một khi Thụy Sĩ cùng với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ hợp sức lại để trừng phạt các quan chức của ĐCSTQ và Hồng Kông vi phạm nhân quyền, đóng băng hoặc công bố tài sản của các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, cũng chính là đánh trúng yếu huyệt của ĐCSTQ. 

“Tài kinh lãnh nhãn” bình luận rằng, động thái này của Thụy Sĩ còn ghê gớm hơn gấp 10.000 lần so với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông. Các quan chức của ĐCSTQ đang run rẩy, và “Kế hoạch đắm tàu” của các quan chức ĐCSTQ cũng sắp bị sụp đổ.

Vào đầu tháng 11/2016, học giả Trần Vĩnh Miêu ở Bắc Kinh đã đăng một bài báo trên phương tiện truyền thông Hồng Kông, nói rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang ấp ủ một “Kế hoạch đắm tàu”. Theo kế hoạch, tầng lớp thượng lưu sẽ vắt kiệt giá trị thặng dư xã hội, dùng tiền của người dân để mở một đường lui cho mình rồi nhanh chóng bỏ trốn. Tuy nhiên, hiện tại ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự bao vây trên toàn cầu và không có cách nào có thể trốn thoát được.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

No comments:

Post a Comment