Friday, August 14, 2020

SUY ĐỒI CHÍNH TRỊ
(bài 4)
Tác giả Nguyễn Thị Bé BảyNgày đăng: 2020-08-14
(Xem lại Bài 1Bài 2Bài 3 trước đây)
(trích bài Suy Đồi Chính Trị và Khủng Hoảng Xã Hội... của Ngô Xuân Vũ)
Tổng thống chỉ thích nghe những lời xu nịnh, xa lánh những người trung thực dám nói thẳng suy nghĩ của mình, đó là lý do mà trong nội các của Ông có hàng loạt người đáng kính từ chức hay bị cách chức, như các Đại tướng James Mattis, John Allen... Ông cũng tìm mọi cách để hủy bỏ tất cả những thành tựu của người đi trước -TT Obama- mà nước Mỹ đã tốn bao nhiêu công sức mới có được. Ông chủ trương co rút để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, như rút khỏi Hiệp Ước Biến Đổi Khí Hậu của thế giới, rút khỏi W. H. O ( Tổ Chức Y Tế Thế Giới ) trong mùa đại dịch, rút khỏi Hiệp Ước Giải Trừ Vũ Khí Hạt Nhân của sáu nước với Iran, rút khỏi TPP - một Hiệp Định Kinh Tế với các quốc gia đồng minh có mục đích bao vây Trung Cộng, Ông báng bổ khối Nato, xung đột liên tục với các quốc gia đồng minh truyền thống... Co rút, cô lập để làm cho nước Mỹ vĩ đại?! Một chính sách không thể nào hiểu được của TT Trump. Tổng thống Obama khác hơn, như trong diễn văn nhậm chức lần hai, Ông nói : “Nước Mỹ là bạn của mọi quốc gia và mọi người. Nước Mỹ đã hạ gục chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa Cộng sản bằng những liên minh vững chắc và niềm tin bền bĩ “.
(ngưng trích)
………
5. TT Trump rút khỏi TPP:
Trước hết, TPP là gì?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 3 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Sau đó, thêm 5 nước đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Việt Nam. Ngày 14 tháng 11 năm 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ.[4]Vào cuối năm 2016, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử, theo chính sách mới của Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này. (trich Wikipedia Việt ngữ)
Cho rằng TPP có mục đích bao vây Trung Cộng là một nhầm lẫn lớn..
Vì rằng:
- TPP gây bất lợi cho Hoa Kỳ về kinh tế và nhân công:
Based on the information publicly available, it appears that rather than set high standards for trade in Asia, the Trans-Pacific Partnership (TPP) will advance the interests of global corporations over the U.S. national interest. As it stands, the TPP is likely to harm the American economy and its workers.
- TPP làm lợi cho Trung Cộng cho dù Trung Cộng không gia nhập TPP:
- The TPP will allow China to reap benefits without even joining. Its rules of origin, lack of rules on currency manipulation and benefits that would apply to Chinese companies operating in any of the TPP countries mean that China has very little incentive to change the mercantilist model that has been undercutting U.S. manufacturers and displacing millions of U.S. jobs for more than a decade. For example, if Chinese intermediate parts are exported to Malaysia for final assembly and export to the United States , those parts can be made far out of compliance with any TPP standards but still receive TPP benefits.
Mời xem toàn bài:
TPP làm lợi cho Trung Cộng trong thực tế:
Qua sự liên hệ thương mại với CS Việt Nam, Trung Cộng tuồn hàng hoá của họ qua ngỏ Việt Nam, rồi dán nhãn Việt Nam để xuất cảng sang Mỹ theo điều lệ thuế khóa mà các thành viên trong khối TPP được hưởng. Như thế Tàu cộng tránh được mức thuế cao mà TT Trump áp đặt lên hàng hoá của họ, nhất là trong cuộc "thương chiến" Mỹ - Trung Cộng hiện đang xảy ra. Nếu Mỹ không rút khỏi TPP thì cho dù biết Trung Cộng gian manh, lợi dụng TPP, Mỹ cũng không làm gì được.
Trước đây, Trung Cộng cũng đã từng đưa sắt thép của họ qua Mễ Tây Cơ, rồi dán nhãn Mễ Tây Cơ để xuất cảng sang Mỹ, và hưởng mức thuế thấp theo Hiệp Ước NAFTA giữa Mỹ- Mễ- Gia Nã Đại!
6. TT Trump báng bổ Khối NATO, xung đột liên tục với các quốc gia đồng minh truyền thống...
Nếu nhìn vào thực tế, sẽ thấy sự chỉ trích trên đây có phần hời hợt, vì thực tế cho thấy "chính sách co rút, cô lập, không thể nào hiểu được của TT Trump" đã đem lại những kết quả tích cực:
- Sau khi TT Trump "báng bổ" khối NATO, ngân sách của tổ chức này đã gia tăng thêm 100 tỷ mỹ kim, số tiền mà NATO chưa từng đạt được từ trước tới nay. Các quốc gia thành viên đã chịu đóng góp phần của mình với tinh thần tự trọng, không còn quá ỷ lại vào Hoa Kỳ nữa. Vì vậy cho nên ông Tổng Thư Ký NATO Jen Stoltenburg, trong lần công du đến Hoa Kỳ vào ngày 14/11/2019 đã lên tiếng cám ơn TT Trump tại Bạch Cung:
NATO Secretary General Jens Stoltenberg thanked US President Donald Trump for his strong leadership and commitment to the Alliance in a meeting at the White House on Thursday (14 November 2019). Mr. Stoltenberg highlighted rising defence investment across European Allies and Canada, amounting to more than $100 billion extra in recent years, adding that Allies are determined to keep up the momentum.
Có phải đây là chiêu "khích tướng" của TT Trump đối với NATO? Như Khổng Minh nói khích Tôn Quyền của Đông Ngô để liên minh với nhau cùng đánh Tào Tháo. (Tam Quốc Diễn Nghĩa - Hồi 43) Xin lỗi quý vị là phải kể truyện Tam Quốc vòng vo ra đây, vì nó rất hợp với tình thế chiến tranh Mỹ- Trung Cộng hiện nay!
(trích) Khổng Minh liếc nhìn sắc diện Tôn Quyền mắt xanh râu đỏ, tướng mạo đường đường, nghĩ thầm:
- Người này phải lấy lời lẽ nói khích, chứ không nói khéo được.
Tả hữu dâng trà nước xong. Tôn Quyền nói:
- Túc hạ giúp Lưu Dự Châu đánh với Tào Tháo nơi Tân Dã, chẳng biết binh tướng của Tào Tháo hư thực như thế nào?
- Lưu Dự Châu binh ít tướng thiếu, vã lại Tân Dã thành nhỏ, không lương, làm sao chống cự cho lại.
- Binh Tào cộng lại hết được bao nhiêu?
- Bộ binh, kỵ binh, thủy binh ước chừng hơn trăm vạn.
- Có phải là dối chăng?
- Không phải tôi dối đâu. Tào Tháo lúc ở Duyện Châu đã có sẵn quân Thanh Châu hơn 20 vạn, khi đánh được Viên Thiệu rồi lại được thêm 5,6 mươi vạn. Còn thêm binh mới mộ ở Trung nguyên được 3, 4 mươi vạn. Nay lại được Kinh Châu thêm 2, 3 mươi vạn nữa. Cứ thế mà tính thì ít ra Tháo có 150 vạn binh. Tôi nói như vậy là nói ít đi, sợ làm tướng sĩ Giang Đông nãn lòng đó thôi.
Lỗ Túc thấy Khổng Minh nói vậy liền thất kinh, đứng một bên nháy nhó, nhưng Khổng Minh giả vờ không thấy.
Tôn Quyền hỏi nữa:
- Bộ hạ, chiến tướng của Tào Tháo được bao nhiêu?
- Những kẻ sĩ túc trí đa mưu với chiến tướng quen xung trận ước độ trên vài ngàn người.
- Nay Tào Tháo đã lấy được Kinh Châu rồi, lại còn mưu tính gì xa nữa không?
- Nay hắn đóng trại dài theo mé sông, lại sắm sửa chiến thuyền, nếu chẳng muốn lấy Giang Đông thì đi lấy xứ nào?
- Nếu hắn có ý muốn tóm thâu Giang Đông, thì đánh hay không đánh, xin túc hạ quyết định giùm cho ta.
- Lượng có một lời muốn nói, chỉ sợ tướng quân không chịu nghe mà thôi!
- Xin cứ cho nghe lời cao kiến
- Trước đây thiên hạ đại loạn, lệnh tôn lấy nơi Giang Đông, Lưu Dự Châu tụ chúng nơi Hán Nam để tranh với Tào Tháo. Nay Tào Tháo đã trừ được đại nạn, đâu đó đã bình. Mới đây lại lấy được Kinh Châu, oai danh rúng động, dù ai có chí anh hùng đi nữa, cũng không có đất dụng võ, nên Lưu Dự Châu mới lánh ra Hạ Khẩu. Vậy còn một Tướng Quân, nên xét lại lực lượng của mình. Nếu dùng được binh Ngô- Việt chống nhau với Trung Quốc, thì phải tuyệt giao ngay, bằng liệu thế không kham thì thôi cứ nghe lời các mưu sĩ mà bỏ giáp bỏ thương , quay đầu về hướng Bắc, đầu hàng phứt đi cho rồi!
Tôn Quyền lúng túng, chưa biết đáp sao thì Khổng Minh lại nói tiếp:
- Tướng quân bề ngoài giỏi tiếng phục tùng, nhưng bên trong còn nghi kỵ, toan tính nước đôi. Việc đã cấp bách mà không dứt khoát, thì họa đến không biết ngày nào đó.
Tôn Quyền thấy Khổng Minh biết được ý mình, thất kinh nói:
- Nếu như túc hạ nói, thì Lưu Dự Châu sao không đầu hàng đi cho rồi, còn chống cự lại làm chi?
- Khi xưa Điền Hoành chỉ là một tay tráng sĩ nước Tề mà còn giữ nghĩa, chẳng chịu nhục thay. huống chi nay Lựu Dự Châu là dòng vương thất, tiếng anh hùng lừng lẫy trên đời, hiền sĩ xa gần đều trông ngóng, dẫu việc không thành cũng là tại số trời, đâu bao giờ chịu nhục đầu hàng đứa giặc.
Tôn Quyền nghe lời ấy bất giác sa sầm nét mặt,vùng đứng dậy bỏ đi vào. Các quan đều mĩm cười, bỏ ra về hết.
Lỗ Túc trách Khổng Minh:
- Tiên sinh sao lại nói như vậy? May mà Chúa tôi có đức khoan hồng độ lượng, không quở trách ngay trước mặt. Lời của tiên sinh nói đó, thật khinh bạc Chúa tôi.
Khổng Minh liền ngước mặt lên cười lớn:
- Sao mà độ lượng hẹp hòi quá vậy? Tôi có kế phá Tào, tại người không hỏi nên tôi không nói.
- Nếu tiên sinh có kế hay, tôi phải thỉnh Chúa tôi ra đây đàm đạo mới xong.
- Ta coi trăm vạn quân Tào không khác gì đàn kiến, ta chỉ ra tay một cái là chúng tan như cám..
Lỗ Túc nghe nói như thế bèn vào hậu đường bẩm với Tôn Quyền.
Bấy giờ Tôn Quyền còn tức giận chưa nguôi, thấy Lỗ Túc vào liền bảo:
- Gia Cát Lượng thật bậy, y coi thường ta quá lắm!
- Tôi cũng trách Lượng như thế, thì y lại cười chúa công hẹp lượng dung người, chứ kế phá Tào y vẫn có sẵn, nhưng không chiụ khinh xuất nói ra đấy thôi. Sao chúa công không ngỏ lời mà hỏi?
Tôn Quyền nghe nói, hết cả giận, vui mừng lên ngay:
- Thì ra Khổng Minh vốn có kế hay, nên mới nói khích ta như thế. Vì ta nông nổi chốc lát hiểu lầm, suýt nữa hỏng mất việc lớn.
Rồi lập tức cùng Lỗ Túc trở ra mời Khổng Minh ngồi lại đàm nghị...
(ngưng trích)
Trở lại chuyện TT Trump "báng bổ, xung đột với đồng minh tuyền thống" đã đem lại những kết quả tích cực:
- Thủ Tướng Anh Quốc Boris Johnson đồng ý với TT Trump chấm dứt chương trình thiết kế G5 tại Anh Quốc của công ty Huawei.
- Trước đó, đồng minh Gia Nã Đại đã hợp tác với Hoa Kỳ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Chủ Tịch Huawei.
- TT Trump Ký kết Hiệp Ước Thương Mại Bắc Mỹ USMCA với đồng minh Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ, thay thế NAFTA:
- Tại vùng Đông Nam Á, "Bộ Tứ Kim Cương" Mỹ-Nhật- Úc- Ấn đã tập trận chung tại Biển Đông:
- TT Trump thắt chặt mối giao hảo với Ấn Độ qua cuộc viếng thăm được tiếp đón nồng hậu.
- Tại Nam Mỹ, Hoa Kỳ cũng thăt chặt mối gia hảo với Brazil , Ba Tây.
Kính thưa quý vị,
Như vậy, chính sách co rút, cô lập, không thể nào hiểu được của TT Trump đã đem lại những kết quả tích cực, đúng không?
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment