Thursday, July 9, 2020

Ngày Song Thất mở đầu Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

Phạm Lễ


Kể từ ngày song thất (7/7/1954) ông Ngô Đình Diệm chính thức chấp nhận vai trò Thủ tướng của quốc gia VN. Đó cũng chính là thời gian đen tối nhất của chiến cuộc Đông Dương. Một cuộc chiến không chính danh giữa người Pháp và cộng sản VN, một công cụ của cộng sản quốc tế đương thời.

Trong khi đó áp lực của tư bản đương thời giành giật thị trường và quyền lực cai trị thế giới đã áp đặt cho dân tộc VN một hiệp định oái oăm được ký kết tại GENEVE ngày 20/7/1954 để chia đôi đất nước VN. Chính hiệp định này đã mang đến cho phần đất Bắc một giải khăn tang từ vĩ tuyến 17 trở ra.

Trong khi đó phân nửa đất nước còn lại về phía Nam vĩ tuyến 17 bên này cây cầu Hiền Lương là phần đất của TỰ DO mà Thủ tướng Ngô Đình Diệm sau khi chấp chánh đã di cư được hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào miền Nam tự do với muôn vàn khó khăn.

Đồng bào miền Bắc di cư đã tin tưởng vào uy tín lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp nhận lìa bỏ quê cha đất tổ để được sống trong tự do thanh bình.

Chính phủ Ngô Đình Diệm với tiếp tay của một số người yêu nước thật sự lúc bấy giờ đã đến với nhau từ các đảng phái, tôn giáo không phân biệt cá tính và đường lối. Tất cả đã dồn nỗ lực để củng cố một nền chính trị ổn định đem lại sự an bình cho phần đất còn lại.

Đứng trước tình hình cực kỳ khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội lúc bấy giờ dựa trên hậu thuẫn sức mạnh đoàn kết của các đoàn thể. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 nhằm chọn ra một thể chế và người lãnh đạo chính thức cho miền Nam VN.

Hơn 90% dân chúng đã chấp nhận đề cử ông làm quốc trưởng và sau khi Quốc hội lập hiến đầu tiên được tổ chức bầu cử vào ngày 4/3/1956.

Vì căn cứ vào Hiệp định Geneve 20/7/1954 thì đúng ngày 26/4/1956 người lính lê dương Pháp cuối cùng phải rời khỏi VN, cho nên giới sinh hoạt chính trị ở miền Nam VN cùng với Quốc trưởng Ngô Đình Diệm đã cùng với Quốc hội lập hiến bấy giờ đã thảo luận và hoàn thành một văn bản pháp chế. Đó là sự hình thành Hiến pháp đầu tiên vào ngày 26/10/1956, và từ đó miền Nam VN có quốc hiệu chính thức gọi là VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Bốn chữ VIỆT NAM CỘNG HÒA và ngày quốc khánh 26/10 khởi sự để đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn bị trị, mất tự chủ điều khiển quốc gia quá lâu sau gần 100 năm bị lệ thuộc trong tay thực dân Pháp.

Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm đã được Quốc hội lập pháp và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận với danh xưng mới là Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nước Việt Nam Cộng Hòa Lấy ngày 26/10 làm ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Cộng Hòa.

Sau cái chết mờ ám do bọn bất tài tay sai ngoại bang và cộng sản gây ra cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người sáng lập, lãnh đạo nền đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa và ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị cho Tổng tTống. Mọi chủ quyền đất nước lại từ từ mất đi và chúng ta đã bị bán đứng nốt đất nước Việt Nam Cộng Hòa vào tay cộng sản như đã thấy.

Sau hơn 50 năm, bốn chữ VNCH vẫn còn là một văn bản hợp pháp và chính danh cho nhửng người VN thích dùng để đòi hỏi tự do, dân chủ ở trong nước cũng như nơi hải ngoại. Nhưng mấy ai nhớ đến ngày Quốc khánh 26 tháng 10 và Tổng Thống Ngô Đình Diệm – Người lãnh đạo, tạo dựng ra VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Nhân ngày Song Thất, nghĩ đến ngày 26/10, người viết hy vọng mọi người còn dùng bốn chữ VIỆT NAM CỘNG HÒA hãy nhớ về ngày ra đời của “nhóm chữ” mà chúng ta thường dùng. Hãy cùng nhau kỷ niệm ngày “Quốc Khánh chính danh” là 26/10...”

Phạm Lễ
(*) UBL sưu tầm

No comments:

Post a Comment