Monday, June 29, 2020

Trí thức tháp ngà của miền Nam

Một người trí thức thứ hai hàng đầu của miền Nam cũng mang bệnh “ngây thơ” về chính trị là Học giả Nguyễn Hiến Lê. 

Ông Lê đúng là một trí thức tháp ngà, suốt ngày đóng cửa để đọc sách và viết sách. Ông tự hào là người còn viết nhiều còn hơn Học giả Trương Vĩnh Ký. Cả đời ông, ông viết khoảng chừng 30000 trang sách. Ông viết đủ mọi thể loại, đề tài như văn học, chính trị, toán học, học làm người v..v. 

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những diễn tiến chính trị tàn nhẫn đã làm ông sững sốt như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Những suy nghĩ về diễn tiến chính trị ở miền Nam của ông coi như sai bét. Ông viết hồi ký nói lên sự suy nghĩ non dại của mình trước những sự kiện phũ phàng của cuộc đời. Kiến thức ông bao la nhưng ông thiếu một yếu tố quan trọng làm nhận định thời cuộc của ông sai bét vì ông không có kinh nghiệm thực tế

Muốn có những nhận định chính xác về thời cuộc thì kiến thức chưa đủ mà cần bổ túc thêm kinh nghiệm thực tế thì mới mong có những phán đoán chính xác. Hồi ký Nguyễn hiến Lê nói rõ diễn tiến sự suy luận của ông về tình hình chính trị miền Nam như sau : 

“... Khi hội nghị Paris kết thúc năm 1973, chúng tôi mừng rằng chiến tranh sắp chấm dứt sau non ba chục năm dai dẳng, khốc liệt, toàn dân sẽ nắm tay nhau kiến thiết quốc gia. Tôi không đọc được toàn văn Hiệp ước đó, chỉ do báo chí mà biết đại khái rằng Bắc Việt, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng và Chính phủ dân chủ miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam thỏa thuận với nhau sẽ có ba thành phần ở miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam, và một số người ở trong nước và ngoài nước, không theo phe nào (tức thành phần thứ ba) ở giữa dung hòa hai thành phần trên. 

Tôi đoán công việc đó khó khăn nhưng có thể thực hiện được nếu những người trong sạch, có tư cách, nhiệt tâm ở miền Nam và ở ngoại quốc về chịu ra đảm đương việc nước, và nếu Mặt trận vẫn tỏ ra vẻ ôn hòa như họ thường tuyên bố. Như vậy, sau bốn năm năm, miền Nam ổn định rồi, có thể thống nhất quốc gia được, Bắc Nam dung hòa nhau, Nam hồng thêm lên một chút, để cùng nhau kiến thiết mà tạo hạnh phúc cho dân. 

Riêng tôi, tôi sẵn sàng bỏ một ít tự do đi, sống thanh bạch hơn nữa, miễn là hết thấy cái nạn tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, phè phỡn, bóc lột và thấy con người có tư cách hơn. Tôi vẫn thường nói với nhà tôi: cộng sản vào đây thì chỉ nội 48 giờ là hết cái tệ đó. 

*Ngày 30-4-75- VIỆT NAM THỐNG NHẤT* 

Nhưng hiệp định Paris vừa mới ký xong – tất nhiên có chữ ký của Nga, Trung Hoa và một số nước khác như Pháp, Anh.. Hai bên trao đổi tù binh với nhau xong, Mỹ rút hết quân về rồi thì chiến tranh lại tái diễn. Thế là hiệp định chưa ráo nét mực đã bị xé bỏ. Tôi không hiểu có một sự thỏa thuận ngầm nào giữa các cường quốc nắm vận mạng của Việt Nam không, có những uẩn khúc, những bí mật nào không. Theo luật quốc tế, phải 50 năm sau, những bí mật đó mới được công bố, lúc đó những kẻ chịu trách nhiệm chết hết rồi. 

Một bên (Bắc) mới thắng Mỹ về ngoại giao, rất phấn khởi, khí thế đương hăng; một bên (Nam) bị Mỹ chẳng nghĩ gì đến liêm sỉ, nhẫn tâm bỏ rơi, vừa uất ức vừa thất vọng, thì phần thắng về ai, điều đó rất dễ hiểu. Quân Bắc tiến tới đâu, dân chúng một phần sợ những vụ chém giết, chôn sống như ở Huế tết Mậu Thân, dắt díu, bồng bế nhau bỏ chạy; một phần ghét Mỹ, ghét chính phủ Thiệu, theo quân đội giải phóng, cho nên cuộc tiến quân của Bắc dễ như chẻ tre, chỉ trong ít tháng chiếm trọn miền cao nguyên và miền Trung, gần tới Biên Hòa. Tổng thống Dương văn Minh biết chống cũng vô ích, xin hai bên ngừng chiến để đỡ chết dân và chính quyền miền Nam chờ đợi quân đội miền Bắc vào Sàigòn để giao lại quyền hành, nói tóm lại là xin đầu hàng vô điều kiện; và ngay 12 giờ trưa ngày 30-4 tướng Trần văn Trà của Mặt trận ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Ðộc Lập. Sự thắng lợi đó quả là vẻ vang cho miền Bắc, nhưng xét kỹ thì cũng như sự thắng lợi của quân đội Mao trạch Ðông năm 1949 (cũng chỉ trong có mấy tháng họ tiến từ Nam Kinh tới biên giới Bắc Việt); và cũng như sự thắng lợi của Khmer đỏ (ngày 17-4) khiến Lon Nol phải bỏ nước để thoát thân như Nguyễn văn Thiệu. Ðại sứ Mỹ phải nhục nhã cuốn cờ bỏ Nam Vang mà về nước, và Khmer Ðỏ vào Nam Vang 13 ngày trước khi Cộng sản Bắc Việt vào Sài gòn. 

Từ ngày 20-4-75 Sài Gòn rất xôn xao. Một ông bạn thân của tôi 65 tuổi, ở gần nhà tôi, đương đau mà gia đình cũng “bốc” lên phi cơ để tỵ nạn, mới tới Manila thì chết, phải chôn ở đó. Một cô em ruột nhà tôi, cô Trịnh thị Mộng Ðơn cũng dắt con lên phi cơ qua với chồng bên Mỹ. 

Rồi chính cô em út của tôi, Nguyễn thị Mùi, gần 60 tuổi, cũng theo gia đình bên chồng qua Mỹ; vợ chồng tôi giữ lại ở với chúng tôi, cô không chịu. 

Trong số ba người em, tôi mến cô nhất, mà cô cũng quý tôi. Cô làm dâu họ Tô ở Hà Nội, có ba người con đều vào hạng học giỏi. Con gái lớn, Tô lệ Hằng, đậu tiến sĩ vật lý, tính tình hợp vói tôi, hiện ở Pháp, giúp đỡ tôi được nhiều việc, vợ chồng tôi coi ba cháu đó như con. Cô đi rồi, ở Sài gòn tôi không còn ai ruột thịt cả. 

Mấy ngày hạ tuần tháng 4 dương lịch đó tôi vẫn nghĩ tình hình không có gì bi đát lắm đến nỗi phải di cư. Quân Bắc có tiến vào Sài gòn thì Nam Bắc cũng thương thuyết với nhau - trước Bắc chỉ đòi Mỹ rút đi, Thiệu rút đi, thì bây giờ họ rút cả rồi, còn muốn gì nữa ? – mà hiệp định Paris còn đó, Bắc phải thi hành chứ. Tôi ngây thơ quá. 

(Hồi ký Nguyễn hiến Lê ( tập 3) trang 20, 21, 22, 23, nhà xuất bản Văn Nghệ , Hoa Kỳ ) 

Ðọc những suy nghĩ đơn giản về diễn tiến chính trị mà thấy tội nghiệp cho học giả Nguyễn hiến Lê. Ông quá mơ màng ảo tưởng về cách đối xử đàng hoàng của Bắc quân sau khi chiếm được miền Nam. Thực tế phũ phàng đã dội một gáo nước lạnh vào mặt ông khiến ông tỉnh người và thốt lên “Tôi ngây thơ quá” 

Thật ra ông có cảm tình với kháng chiến (cộng sản ) từ lâu nên cuộc cách mạng cải cách ruộng đất kinh khiếp và tàn bạo ở miền Bắc sau 1954 và sự tàn sát kinh hoàng tại Huế trong trận Mậu Thân 1968 cũng không làm ông thấy rõ hơn về bản chất tàn bạo khát máu của bọn Cộng sản Việt Nam nên ông vẫn có những ý nghĩ tốt đẹp và tích cực về bọn thú đội lốt người này. 

Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã mở mắt cho ông và những người khác đến nỗi nhạc sĩ mù Văn Vỹ cũng phải “mở mắt” ra chứng kiến sự độc ác, lưu manh của bọn Việt Cộng ! 

Rồi đến suy nghĩ ngây thơ của ông khi cho rằng Cộng sản vào thì miền Nam sẽ chấm dứt nạn tham nhũng! Ông Lê mất năm 1984, nếu ông sống thêm ít năm nữa, ông sẽ thấy nạn tham nhũng trong chế độ Cộng sản còn gấp trăm ngàn lần chế độ miền Nam. Ðây lại là một suy nghĩ dễ dãi của ông, một trí thức tháp ngà, không có điều kiện cọ xát vói thực tế nên cứ suy đoán viễn vông sai sự thật. 

Ông Lê phát hiện ra yếu tố phải sống mới hiểu chứ không thể hiểu một chế độ qua sách vở nên ghi thêm suy nghĩ của mình như sau : 

Ðiều đó ai cũng biết nhưng muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ dăm năm. Ðó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay. Muốn nghe ai phê bình, khen chê gì thì nghe, muốn đọc sách gì thì đọc, dù là người thông minh, chịu suy nghĩ, cũng chỉ biết lờ mờ một chế độ thôi .” 

(Hồi ký Nguyễn hiến Lê, tập 3 trang 25, 26) 

Dù sao Nguyễn hiến Lê là người không tham gia sinh hoạt chính trị, chuyện ông sai lầm trong nhận định cũng là chuyện thường tình. Ngay cả những người có chức vụ cao trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng sững sờ thấm thía trước sự lật lọng của Cộng sản miền Bắc sau 1975. Trương như Tảng, nguyên bộ trưởng tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, lên thuyền vượt biển để sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, nguyên bộ trưởng y tế của MTDPMN, làm đơn xin rút ra khỏi Ðảng vì nhìn thấy sự tàn ác bất lương lật lọng của bọn Cộng sản miền Bắc. Ðây có thể nói là những con nai tơ ngây thơ trong chính trị. Trước đây họ vào Ðảng với ước mong cứu nước, cứu dân. 

Nào ngờ sau chiến thắng năm 1975, Ðảng hiện nguyên hình là một đảng cướp lưu manh dối trá cùng cực không còn có thể chấp nhận được. Tiếc thay, biết khôn thì sự đã rồi ! Dương quỳnh Hoa từ trần ở Sài Gòn ngày 25 tháng 2 nàm 2006. 

Cả cuộc đời Dương Quỳnh Hoa coi như tan nát vì mắc lừa Cộng sản. 

Nguồn:

No comments:

Post a Comment