Saturday, March 28, 2020

Vì sao New York chiếm hơn 45% ca nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ của toàn nước Mỹ?
NguồnBáo Tinh HoaNgày đăng: 2020-03-28
Tính đến 10h sáng, ngày 27/3/2020 (giờ Việt Nam), nước Mỹ trở thành quốc gia với số ca nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ đứng đầu thế giới là 85.377 ca và 1.295 người đã chết. Riêng tiu bang New York đã có 38.977 ca nhiễm chiếm hơn 45% của cả nước Mỹ; 22 tiu bang khác bước vào tình trạng “tạm ngừng”.
(Ảnh chụp màn hình: Epoch Times)
Tình hình dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ do “virus Trung cộng” gây ra tại Mỹ đang diễn biến nghiêm trọng, số ca nhiễm mới trong ngày đã tăng lên mức hơn 18.000 người. Có bình luận cho rằng, ngoại trừ những nguyên nhân bề mặt, chúng ta cần nhìn kỹ lại một lần nữa mối quan hệ về chính trị, kinh tế cùng các lĩnh vực khác giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và một số khu vực có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng ở Mỹ.
Lĩnh vực Thương mại và Chính trị
Ngoài các nước Bắc Mỹ, ĐCSTQ là đối tác thương mại lớn nhất của tiu bang New York, ĐCSTQ và New York có quan hệ kinh doanh rất chặt chẽ. Tiu Bang New York có nhân khẩu lớn nhất nước Mỹ đồng thời có nền kinh tế đứng đầu toàn quốc, những chính khách ở đó đều trở thành các đối tượng mà ĐCSTQ muốn lôi kéo.
Vào tháng 4/2016, “Nhóm làm việc chung về hợp tác thương mại và đầu tư giữa các tỉnh Trung Quốc và tiu bang New York” đã được thành lập [1]. Vào tháng 7/2017, nhóm Trung Quốc – New York đã bắt tay tổ chức “Diễn đàn hợp tác đầu tư”.
Buổi ký kết giữa Phó đại diện thương mại quốc tế Trung Quốc Trương Hướng Thần và Phó thống đốc tiu bang New York Kathy Hochul vào ngày 11/04/2016 tại New York City. (Ảnh: governor.ny.gov)
Vào tháng 11/2017, Thống đốc tiu bang New York ông Andrew Cuomo đã nhận được “Giải thưởng Đám mây xanh” (The Blue Cloud Awards – giải thưởng thúc đẩy văn hóa Trung – Mỹ). Phó thống đốc Kathy Hochul đã thay mặt ông lên nhận giải thưởng và phát biểu rằng, một trong những ưu tiên trong lịch làm việc hằng ngày của ông Cuomo là phát triển mối quan hệ giữa New York và Trung Quốc.
Bà Kathy Hochul phát biểu tại lễ trao giải Đám mây xanh 2017. Hình chụp từ video của China Institute (Ban tổ chức buổi lễ).
Trịnh Hạo Xương – bình luận viên thời sự sống ở Mỹ nói rằng: “Mặc dù ĐCSTQ vẫn luôn nhìn chòng chọc vào từng phương diện của New York như: mặt trận thống nhất, truyền thông, ngoại giao, tài chính, kinh tế. Nhưng rất nhiều chính khách ở New York lại thiếu sự cảnh giác với họ. Thống đốc New York Cuomo còn cảm thấy rất tốt khi được nhận giải Đám mây xanh của quan chức ĐCSTQ. Người ta thường nói gần mực thì đen, mà ĐCSTQ thực sự còn đen hơn cả mực, bạn tiếp xúc thân mật với ĐCSTQ như vậy, trong tư tưởng không có đề phòng, thế thì làm sao mà virus không lây sang cho bạn được?
Vào tháng 9/2019, trước lễ kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền, nhiều chính trị gia và doanh nhân tiu bang New York và giới Hoa kiều đã cùng tổ chức tiệc chúc mừng.
Lĩnh vực Tuyên truyền
Trong lĩnh vực tuyên truyền, ĐCSTQ cũng đã liên tục mở rộng ảnh hưởng đến khu vực New York. Từ năm 2011, Tân Hoa Xã đã phát video quảng cáo ở Quảng trường Thời đại suốt 24/24, và cùng với Nhân dân Nhật báo đã thành lập văn phòng tại Manhattan. “Nhật báo Trung Quốc” đã thâm nhập vào các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ bằng cách bỏ tiền mua quảng cáo.
Người dân Mỹ biểu tình phản đối Tân Hoa Xã tại Quảng trường Thời Đại, đằng sau họ là tòa nhà trụ sở của Tân Hoa Xã(Ảnh: STAN HONDA/AFP/Getty Images)
Trịnh Hạo Xương nói: “Bạn thấy đấy, ở khu vực Đông Mỹ thì trụ sở của các phương tiện tuyên truyền ĐCSTQ thường được đặt tại New York. New York còn có trụ sở của Liên Hợp Quốc, nó cũng sẽ trở thành mục tiêu trọng điểm cho sự thâm nhập ngoại giao của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã lập một tổng lãnh sự quán ở New York, địa vị của nó ở Mỹ không hẳn là thua kém Đại sứ quán ở Washington”.
Lĩnh vực tài chính Phố Wall là trung tâm tài chính quốc tế (nằm ở New York City), ĐCSTQ thông qua việc bán cổ phiếu cho người Mỹ đã thu về một khoản tiền kếch xù trong nhiều năm nay.
Phố Wall cũng là người vận động hành lang lâu năm cho ĐCSTQ. Chẳng hạn, họ liên tục yêu cầu ông Trump chấm dứt chiến tranh thương mại, vận động Tổng thống Mỹ bấy giờ là ông Bill Clinton ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, khuyên can ông Bush và Obama không liệt kê Trung Quốc vào danh sách “quốc gia thao túng tiền tệ”.
Năm ngoái, trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, nhà cung cấp chỉ số toàn cầu MSCI đã tăng tỷ lệ cổ phiếu loại A của Trung Quốc trong chỉ số toàn cầu từ 5% lên 20%. Reuters chỉ ra rằng động thái này có thể khiến Trung Quốc thu hút hơn 80 tỷ USD từ nguồn đầu tư mới ở nước ngoài. [2]
Khi người Mỹ đầu tư vào thị trường cổ phiếu thì trên thực tế là đang cung cấp tài chính cho hoạt động thâm nhập và mở rộng của ĐCSTQ.
Mỹ đã dựa vào “Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài” để tiến hành cuộc điều tra quy mô lớn đầu tiên tại Phố Wall, vụ án này liên quan đến việc Tập đoàn JPMorgan Chase (Hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới đồng thời là ngân hàng lớn nhất ở Mỹ) đã thuê nhân viên là con em quyền quý của ĐCSTQ một cách phi pháp. Còn có nhiều tập đoàn tài chính nổi tiếng khác đã bị điều tra với lý do tương tự.
Tập đoàn JPMorgan Chase ở New York City (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)
Lĩnh vực Xã hội
ĐCSTQ cũng đã thâm nhập mạnh mẽ vào cộng đồng người Hoa ở New York. Không ít người Hoa là đang bị ĐCSTQ trực tiếp kiểm soát. Các cuộc tấn công bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công tại các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại là chưa bao giờ chấm dứt.
Điền Viên – bình luận viên thời sự sống ở Mỹ nói rằng: “Thậm chí từ sau năm 2010, vẫn có những cuộc tấn công bạo lực đối với học viên Pháp Luân Công. Những người này dưới sự bao che của cánh tả, trên cơ bản là không phải nhận nhiều hình phạt. Ở phố người Hoa khu Flushing – New York hiện nay vẫn còn rất nhiều người mang lòng thù hận nước Mỹ, thù hận các học viên Pháp Luân Công, họ vẫn sinh sống ở đó mà không chịu bất kỳ sự trừng phạt nào.”
Lĩnh vực giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ năm ngoái, ít nhất có 9 trường đại học ở Mỹ đã nhận được hơn 10 triệu USD tiền tài trợ từ Huawei trong 6 năm qua. Trường nhận tài trợ nhiều nhất là Đại học Cornell ở New York.
Trong nguyệt san tháng 2 của tờ New York Daily News đã nói rằng, ĐCSTQ đã kiểm soát các trường đại học ở Mỹ. Hệ thống Đại học Tiu Bang New York (SUNY) hiện nay đã chấp nhận viện Khổng Tử ở 6 cơ sở. [3]
Năm 2013, tờ New York Post đưa tin rằng “Đại học New York Thượng Hải mở rộng – Đại học New York đã ‘đá’ nhà bất đồng chính kiến Trần Quang Thành ra”[4], tiết lộ rằng Đại học New York đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để mở thêm một trường đại học, và do đó đã có nhiều thỏa hiệp đáng kể.
Ngoài ra, ông Bacow là viện trưởng trường Đại học Harvard nằm ở tiu bang Massachusetts –tiu bang liền kề với tiu bang New York – cùng vợ của mình đã được xác nhận là dương tính với ‘virus Trung Cộng’. Tính đến ngày 24/03, có 18 người ở Đại học Harvard đã được xác nhận là dương tính.
Có cư dân mạng tiết lộ rằng, từ năm 2001 Đại học Harvard đã bắt đầu đào tạo cán bộ cho ĐCSTQ, mỗi năm có khoảng 40-50 quan chức cao cấp được phái đến Harvard học tập. Những người Hoa kiều gọi Harvard là “Trường trung ương đảng thứ hai”. Các quan chức cao cấp như Lý Nguyên Triều, Triệu Chính Vĩnh, v.v., đều từng học tập ở Harvard.
Tập Cận Bình nói chuyện với Viện trưởng trường Đại học Harvard ông Lawrence Bacow và vợ là Adele Fleet Bacow, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 20/03/2019. (Ảnh: Andrea Verdelli / Pool / Getty Images)
Ngày 20/3 năm ngoái, Tập Cận Bình đã đích thân nghênh đón vợ chồng Bacow và khiến cho cộng đồng mạng bàn tán xôn xao rằng: “Đại học Harvard cũng biến chất rồi”, “Ai dính tới ĐCSTQ thì người đó gặp xúi quẩy thôi”.
Theo NTDTV
[2] Link tham khảo từ Reuters
[3] Sáu cơ sở chấp nhận viện Khổng Tử bao gồm:
1. Đại học Stony Brook
2. Đại học tại Albany
3. The SUNY Global Center ở Tp. New York
4. Đại học Binghamton
5. Đại học tại Buffalo
6. The State College of Optometry
[4] Ông Trần Quang Thành mặc dù bị mù nhưng ông đã tự học luật và làm luật sư nhân quyền bảo vệ người dân Trung Quốc trước sự bạo ngược của ĐCSTQ. Ông đã bị ĐCSTQ bắt giam 4 năm tù, sau đó bị quản thúc tại gia. Vào năm 2012 nhờ sự trợ giúp của các nhà hoạt động nhân quyền, ông đã trốn thoát đến đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Cuộc trốn thoát đầy kinh ngạc của ông từng là tiêu điểm của quốc tế bấy giờ. Hiện ông đang sống ở Washington DC, Mỹ và tiếp tục đấu tranh cho các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment