Saturday, March 28, 2020

Các bạn trẻ đừng coi thường Dịch Corona Thế kỷ

Tran Hoang Dung 

Một bài viết trong đại dịch Covid-29 được đăng tải trên tờ NewYork Mag bởi tác giả Jeff Wise: Cuộc hẹn ăn trưa đầy tai hại

Bạn vuốt điện thoại, gọi cho một người bạn để sắp xếp cuộc hẹn ăn trưa. Tiết trời xuân nên bạn chọn một chỗ ngồi ngoài trời, tránh nơi đông người. Bản thân cũng cảm thấy an toàn hơn với lựa chọn đó. Như thường lệ, bạn thực hiện đủ các biện pháp an toàn: dùng nước rửa tay, ngồi cách xa vừa đủ với các khách hàng khác và cố không chạm tay vào mặt.

Một phần lý trí trong bạn vẫn luôn nghĩ rằng mọi người đang cẩn thận quá mức. Sự nguy hiểm của virus này đang bị thổi phồng.

Thế nhưng, bạn đã không biết rằng khoảng mười ngày trước, bố của người bạn này đã tham dự một buổi tiệc. Tại đó, ông đã lây virus corona từ vợ của một khách mời khác. Ba ngày sau, ông ho vào tay mình trước khi mở cửa chào đón con trai về nhà. Trong nước bọt của người nhiễm Covid-29 chứa nửa nghìn tỷ phần tử virus. Khi ho, các hạt phân tử này khuếch tán ra xung quanh. Khi người bạn của bạn đi ngang qua và hít một hơi, ngay lập tức 32.456 phân tử virus đã bám vào niệm mạc và cổ họng.

Virus cứ thế sinh sôi trong cơ thể anh ta. Khi nói chuyện, hơi thở của anh ta đi qua lớp lót ẩm ướt của cổ họng tạo ra những giọt chất nhầy chứa đầy virus. Chúng sẽ vô hình bay vào không khí. Số khác bay vào thức ăn, trú ngụ trên bàn tay hoặc chui vào khoang mũi và cổ họng của bạn. Thời điểm bạn đưa tay ra chào tạm biệt, số lượng virus là 43.654. Khi xong cái bắt tay đó, chúng sẽ sinh sôi lên tới 312.405 con.

Những con virus này có hình dạng tròn và rất nhỏ. Nếu phóng to sợi tóc con người lên rộng bằng một cái sân bóng, thì con virus này chỉ khoảng hơn 10cm.

Màng ngoài của virus là lớp dầu nhờn cùng với những chiếc protein dằm lởm chởm. Cấu tạo này làm virus corona trông như một quả bóng gai đồ chơi. Cấu trúc bên trong virus là một chuỗi ARN cuộn, mang mầm bệnh nguy hiểm.

Khi virus đi qua chất nhầy của phổi, nó va vào những tế bào nằm trên bề mặt. Tế bào này lớn hơn đáng kể so với virus. Trên quy mô sân bóng đá, nó rộng gần 8 mét. Trải qua thời gian dài tiến hóa, những tế bào này đã có khả năng phản ứng, kháng lại những vật thể xâm nhập. Nhô ra từ bề mặt của tế bào là một đoạn của protein được gọi là enzyme chuyển đổi angiotensin 2, hoặc thụ thể ACE2.

Thông thường, phân tử này có chức năng trong điều chỉnh hoạt động của hóc môn trong cơ thể. Nhưng lúc này, nó đóng vai trò như là một mỏ neo cho corona virus. Khi các protein dằm va chạm vào bề mặt của tế bào phổi, chúng bám vào bề mặt của ACE2 rất chặt như chất kết dính.

Sau đó, màng của virus kết hợp với màng tế bào, làm tràn các thành phần RNA vào bên trong tế bào phổi. Vậy là virus đã xâm nhập vào cơ thể. Những con virus này có hình dạng tròn và rất nhỏ.

Tại đây, RNA của virus bận rộn làm việc của chúng. Tế bào có vật liệu di truyền riêng – DNA, tạo ra các đoạn sao chép của chính nó ở dạng RNA. Chúng liên tục được sao chép và gửi vào cơ thể gốc tế bào, nơi có các hướng dẫn về cách tạo ra các protein thực hiện tất cả các chức năng của tế bào.

Giống như một ngày làm việc ở nhà của ông già Noel, nơi những chú lùn chăm chỉ dập những món đồ chơi theo chỉ dẫn, trong trường hợp này là những phức hợp của RNA và protein được gọi là “ribôxôm”.

Ngay khi RNA virus gặp một ribôxôm, ribôxôm đó bắt đầu đọc nó và xây dựng các protein virus. Những protein này sau đó giúp RNA virus sao chép chính nó và những bản sao này sau đó chiếm đoạt ribôxôm của tế bào. Các protein virus khác ngăn chặn tế bào chống trả lại. Chẳng mấy chốc, các chức năng bình thường của tế bào hoàn toàn bị vô hiệu hóa bởi RNA của virus. Năng lượng và bộ máy làm việc của nó bị chiếm dụng vì vô số các virus nhân bản.

Khi chúng được đưa ra, các thành phần này được vận chuyển trên một loại băng chuyền di động về phía bề mặt của tế bào. Màng virus và các protein dằm tăng đột biến bao quanh các chuỗi RNA và một hạt mới đã sẵn sàng. Chúng thu thập trong các bong bóng bên trong, được gọi là mụn nước, di chuyển lên bề mặt, vỡ ra và giải phóng các phần tử virus mới vào cơ thể bạn.

Trong khi đó, các protein dằm chưa được hợp nhất với các virus mới dính trực tiếp vào màng tế bào chủ để nó bám vào bề mặt của một tế bào liền kề, giống như một con tàu cướp biển tự đâm vào một thương gia bất lực. Hai tế bào sau đó hợp nhất và một loạt các RNA virus tràn vào tế bào chủ mới.

Cứ như vậy, quá trình xâm lấn cơ thể của virus corona lặp đi lặp lại. Hết tế bào này lại đến tế bào khác bị tấn công. Nếu cách hoạt động của con virus này giống họ hàng của nó – SARS – thì mức độ tăng trưởng của chúng rất nhanh chóng, lên đến cả triệu lần. Các virus nhân bản tràn vào chất nhầy, xâm nhập vào máu và đổ qua hệ thống tiêu hóa.

Bạn không để ý thấy điều gì bất ổn. Trong thực tế, bạn vẫn cảm thấy hoàn toàn tốt. Nếu có thứ gì làm bạn không hài lòng, đó là sự nhàm chán. Bạn ở nhà để thực hiện lệnh cách ly. Sau hai ngày xem hết các phần phim Fast & Furious, bạn thấy thật bc bi nếu không ra ngoài.

Tâm lý chủ quan lần nữa đẩy ta vào cửa tử

Bạn quyết định gọi cho một người bạn để đi tâm sự bên hồ. Cô ấy nói về việc sẽ hẹn hò với một anh chàng mới. Buổi nói chuyện thoải mái và hai người ôm nhau chào tạm biệt. Nhưng cô ấy không biết rằng, khoảng một giờ trước, bạn chưa rửa lại tay. Vậy là trên cánh tay áo của cô ấy trở thành nơi cư trú của 893.405 phần tử virus.

Khi về nhà, treo áo khoác lên, chưa kịp rửa tay thì cô ấy quẹt thẳng lên mũi. Đó là lúc các virus xâm nhập vào cơ thể. Năm ngày sau, có ngay một chiếc xe cứu thương đến đón cô. Như những người lao động bị bóc lột, các tế bào bị nhiễm của bạn tạo ra các phân tử virus cho đến khi chúng tự bốc cháy và chết. Khi các mảnh tế bào tan rã lan truyền trong máu, hệ thống miễn dịch của bạn cuối cùng cũng cảm nhận được có gì đó không ổn.

Các tế bào bạch cầu phát hiện các mảnh tế bào chết và giải phóng các hóa chất gọi là “cytokine” – phân chia tế bào chất, đóng vai trò là tín hiệu báo động, kích hoạt các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch để có phản ứng. Khi phát hiện ra những tế bào bị phơi nhiễm, hệ miễn dịch sẽ cố loại trừ chúng. Một cuộc chiến gay gắt xảy ra bên trong bạn, nhiệt độ cơ thể cũng vì thể mà tăng cao.

Hai ngày sau, ngồi ăn trưa, suy nghĩ về việc ăn uống khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Bạn nằm xuống và ngủ trong vài giờ. Khi thức dậy, bạn chỉ thấy tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ngực căng cứng, bạn ho khan mãi không dứt.

Chạy ngay xuống hiệu thuốc mua cặp nhiệt độ, sốt cao 38 độ. Ôi không! Bạn tự nhủ đó chỉ là cơn cảm cúm thông thường. Nếu có nhiễm, bạn còn trẻ mà, không trong nhóm nguy hiểm. Nghỉ ngơi trên giường giúp mọi người hồi phục tốt hơn. Nhưng vì một vài lý do, khoảng 20% trong số họ bị sốt cao hơn. Và bạn là một trong số đó.

Sau bốn ngày sốt dữ dội và cảm thấy đau nhức khắp người, bạn nhận ra đây là lần ốm nặng nhất trong đời. Những cơn ho khan không dứt khiến đau hết sống lưng, bạn quyết định gọi xe đến phòng khám y tế gần nhất. Khi di chuyển đến đó, bạn đã để lại hàng trăm nghìn con virus trên xe.

Tại đây, bạn được khám xét và chuyển đến khu cách ly. Các bác sỹ đợi kết quả xét nghiệm, ảnh chụp cắt lớp phổi của bạn. Dĩ nhiên ở đó thể hiện rõ hậu quả của cuộc chiến gay gắt đã xảy ra. Tất cả các giường đã chật kín bệnh nhân, nhân viên y tế bố trí cho bạn một chỗ nằm với năm bệnh nhân khác trong phòng. Các bác sĩ đưa vào một ống nhỏ giọt tĩnh mạch để cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng và chất lỏng cũng như thuốc kháng virus. Trong vòng một ngày sau khi đến, tình trạng của bạn xấu đi.

Bạn như chết đuối, ngay cả khi máy thở bơm oxy vào phổi : Bạn ở đây trong vài ngày và bắt đầu gặp ảo giác. Nhịp tim của chậm đến 50 nhịp một phút. Khi một bệnh nhân ở phòng bên cạnh chết, các bác sĩ lấy máy thở mà anh ta đang sử dụng và đặt bạn lên. Vào thời điểm y tá luồn ống nội khí quản xuống cổ họng, bạn chỉ còn một nửa ý thức về cảm giác. Bạn nằm bất động khi cô ấy dán băng dính lên miệng để giữ ống đúng vị trí.

Hệ thống miễn dịch của bạn đã phát động cơn bão “cytokine”, đến mức nó không còn có khả năng chiến đấu với các virus lây bệnh hay chính các tế bào của cơ thể nữa. Các tế bào bạch cầu xông vào phổi, phá hủy các mô. Chất lỏng lấp đầy các túi phế nang nhỏ có chức năng để máu hấp thụ oxy. Có thể nói, bạn như chết đuối, ngay cả khi máy thở bơm oxy vào phổi.

Đó vẫn chưa phải phần tệ nhất. Cường độ phản ứng của hệ miễn dịch là do bị tấn công, các cơ quan trên khắp cơ thể sẽ ngừng hoạt động, một quá trình được gọi là hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan. Khi gan không còn hoạt động, nó không thể xử lý chất độc ra khỏi máu. Các bác sĩ vội vàng đặt bạn vào một máy lọc máu hoạt động liên tục.Thiếu oxy, các tế bào não của bạn chết dần. Đứng trên bờ vực giữa sự sống và cái chết, tỉ lệ sống là 50-50. Cơn đại dịch này đã làm cạn kiệt nguồn lực, vật chất của bệnh viện, đồng nghĩa với việc tình hình của bạn khó có tiến triển tích cực.

Ở chỗ nằm tạm bợ của mình, bạn nửa tỉnh nửa mê khi các bác sĩ nối bạn với thiết bị hỗ trợ oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO). Thiết bị này thực hiện các chức năng của tim và phổi, hy vọng duy trì sự sống của bạn cho đến khi cơ thể tìm đuợc cách trở về trạng thái ổn định.

Và sau đó, bạn cảm thấy bình yên đến lạ thường, đỉnh điểm cuộc đấu tranh đã kết thúc. Điều tồi tệ nhất của nguy hiểm đã qua. Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn hoạt động trở lại và bắt đầu dần hôi phục hoàn toàn. Vài tuần sau, các bác sĩ sẽ tháo ống ra khỏi cổ họng và trả tự do cho bạn khỏi chiếc máy thở. Cơn thèm ăn của bạn sẽ quay trở lại, sự hồng hào điểm lại gò má.

Vào một buổi sáng mùa hè, bạn sẽ bước ra ngoài hít thở không khí trong lành và gọi một chiếc taxi về nhà. Sau đó, bạn sẽ gặp cô gái sẽ trở thành vợ của bạn và có ba đứa con, hai trong số họ sẽ có con của họ, tất cả sẽ đến thăm bạn tại viện dưỡng lão.

Nhưng, đó chỉ là những gì tâm trí đang nói với chính bản thân bạn, khi những tế bào cuối cùng của vỏ não vỡ ra. Trong khu vực cách ly, máy ghi điện tim của bạn báo đường kẻ ngang với âm thanh chết chóc. Các bác sĩ đã lấy đi máy thở và đưa nó cho một bệnh nhân mới chuyển đến sáng nay.

Trong hồ sơ chính thức về đại dịch Covid-29, bạn sẽ được ghi nhận là nạn nhân số xxx."

Theo Khoa học 27/03/2020

Link: https://www.foxnews.com/health/perfectly-healthy-texas-dad-with-coronavirus-dies
  
Tran Hoang Dung

No comments:

Post a Comment