Thursday, September 14, 2023

'Thành phố tạc từ sa thạch đỏ’ đẹp mê hồn ở Trung Đông


Không chỉ là chốn thờ tự thiêng liêng, Petra còn là một điểm dừng chân quan trọng của những đoàn lạc đà thương mại trên con đường nối liền ba châu lục Á – Âu – Phi.

Nằm trên sườn núi Hor ở phía Tây Nam Jordan, khu di tích Petra được coi là một tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của thế giới cổ đại với rất nhiều công trình đền đài, lăng mộ được tạc vào vách đá. Ảnh: Voice of Guides.

Để đến được với Pertra, du khách phải đi qua một hẻm núi tự nhiên được tạo thành bởi một vết nứt sâu trong các phiến đá sa thạch gọi là hẻm Siq. Con đường độc đạo này vừa tối vừa hẹp, nhiều nơi chỉ rộng 2 mét. Ảnh: Daily Travel Pill.

Hẻm Siq sẽ dẫn thẳng đến địa điểm nổi tiếng nhất ở Petra là Al Khazneh (Kho báu), một công trình được tạc vào sườn núi. Đây là đền thờ và lăng mộ của các vị vua trong quá khứ, được xây dựng theo kiến trúc thời kỳ Ptolemaic. Ảnh: TripBucket.

Cách Kho báu một quãng không xa, dưới chân núi en-Nejr là một nhà hát kiểu La Mã to lớn với các bậc khán đài được tạc vào đá rất kỳ công. Ảnh: World History Encyclopedia.

Quanh nhà hát là rất nhiều hầm mộ được đào sâu vào các vách đá. Ảnh: Mapcarta.

Cánh cổng Hadrian ở con đường chính, được đặt tên theo vị hoàng đế La Mã Hadrianus. Ảnh: Via Jordan Travel & Tours.

Khu đền lớn của Petra. Ảnh: Wikipedia.

El Deir (Tu viện) cũng là một công trình ấn tượng ở quần thể di tích Petra. Ảnh: BYU Magazine.

Theo các nhà nghiên cứu, Petra được người Nabataean – một dân tộc Ả Rập cổ đại – xây dựng từ khoảng năm 60-50 TCN. Ảnh: Lonely Planet.

Kiến trúc ở nơi đây mang dáng dấp của các thời kỳ văn hóa cực thịnh vào thời điểm đó gồm: thời kỳ Ptolemaic, thời kỳ Hellenistic kết hợp với những kiến trúc địa phương thuộc vùng Syria. Ảnh: Via Jordan Travel & Tours.

Không chỉ là chốn thờ tự thiêng liêng, Petra còn là một điểm dừng chân quan trọng của những đoàn lạc đà thương mại trên con đường nối liền ba châu lục Á – Âu – Phi. Ảnh: TravelAwaits.

Các cuộc khai quật cho thấy cách người Nabataean đã xây dựng hệ thống các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước để có thể tích trữ nước được sử dụng trong những thời kỳ hạn hán kéo dài, và thành phố đã làm giàu bằng cách bán nước ngọt. Ảnh: Wikipedia.

Thời kỳ suy thoái của Petra bắt đầu rất nhanh chóng dưới thời kỳ cai trị của đế chế La Mã, phần lớn là do sự chuyển hướng sang những tuyến thương mại trên biển. Năm 363, một trận động đất đã phá huỷ các công trình xây dựng và hệ thống quản lý nước. Ảnh: A Map and a Lens.

Cuối thế kỷ 12, Sultan (vua) Baibars của Ai Cập đã thăm viếng Petra. Đây có lẽ là sự kiện quan trọng cuối cùng liên quan đến vùng đất này được ghi lại trong sử sách. Không rõ vì lý do gì, sau đó Petra trở nên suy tàn và rơi vào hoang phế. Ảnh: A Map and a Lens.

“Thành phố tạc từ sa thạch đỏ” đã bọ lãng quên trong nhiều thế kỷ và chỉ được thế giới phương Tây biết đến vào năm 1812, khi được nhà thám hiểm người Thuỵ Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt phát hiện. Ảnh: Where the Souls Wander.

Cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, người Âu Châu chỉ có thể tiếp cận Petra với sự trợ giúp của hướng dẫn viên địa phương và đội hộ tống có vũ trang sau. Nơi này đã trở thành điểm du lịch khi hệ thống giao thông được phát triển trong nhiều thập niên sau đó. Ảnh: Food and Travel Moments.

Đến năm 1985, khu vực khảo cổ học Petra đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với lời mô tả đây là “một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại”. Ảnh: Culture Trip.

No comments:

Post a Comment