Tuesday, September 13, 2022

Âm nhạc .. còn một chút gì để nhớ?

Trần Minh Quân

La musique et Alzheimer : le réveil des émotions
(Âm nhạc và bệnh Alzheimer: đánh thức cảm xúc)

Science Daily (August 29, 2022) :
"Music helps patients with dementia connect with loved ones"

TMQ xin lược dịch:

.. " Những người bị lú lẫn (dementia) thường mất đi khả năng liên lạc bằng lời nói với người thân, trong giai đoạn cuối của bệnh. Nhưng theo một nghiên cứu của ĐH Northwestern, phối hợp cùng Viện Ứng dụng Nghệ Thuật vào Trị Liệu (Institute for Therapy through the Arts (ITA) thì đã chứng minh là có thể 'bắc nhịp cầu' ngăn cách này bằng cách dùng âm nhạc như một phương tiện.."

ITA đã phát triển một phương thức dùng âm nhạc trị liệu, gọi là Musical Bridge to Memory (Âm Nhạc là cây cầu kết nối với Ký ức) : Một buổi cùng ca hát âm nhạc 'sống' (live), trình bày lại những bài hát mà bệnh nhân từng nghe thời còn trẻ (bài báo ghi ví dụ như các nhạc kịch nổi tiếng tại Mỹ như "Oklahoma", The Sound of Music"), giữa người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân, sẽ giúp tạo sự 'tương tác', chia sẻ cảm xúc rất hữu ích.. khi cùng nhau hát, khiêu vũ, hay cùng chơi một nhạc cụ.. 

Chương trình của ITA cũng 'giúp cải thiện sự giao tiếp xã hội (social engagement) của bệnh nhân và giúp giảm các triệu chứng thần kinh tâm thần (neuropsychiatric) như kích động (agitation), lo âu (anxiety) và trầm cảm (depression) của cả bệnh nhân lẫn người chăm sóc trực tiếp..
Hoa Kỳ hiện có khoảng 6 triệu bệnh nhân Alzheimer.

Nghiên cứu của ĐH Northwestern có lẽ 'hơi' bất thường vì chú trọng đến cả bệnh nhân lú lẫn và người chăm sóc cho họ (trong khi đa số các nghiên cứu trước đây chỉ chú trọng đến việc tác dụng của âm nhạc lên chính bệnh nhân?)

Theo BS Bonakdarpour (GS Phụ tá Khoa Thần Kinh tại ĐH NorthWestern) thì:

" Người bệnh và đối tác có thể 'hiểu nhau', nối kết (connect) với nhau qua âm nhạc; khi sự 'connect' này không thể trao đổi được bằng lời nói!".. 

"Gia đình, bạn bè của người bệnh lú lẫn cũng bị ảnh hưởng.. và thật buồn khi họ không thể kết nối, liên lạc cùng người thân đang bị lú lẫn! và BS Bonakdarpour khẳng định:

"Khi không thể dùng lời nói để liên lac với nhau.. thì âm nhạc lại có thể là nhịp cầu kết nối?"

* Ký ức ghi nhận do âm nhạc.. không bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer!

Ký ức về âm nhạc thường 'ở lại' trong óc người bị bệnh lú lẫn, dù cho các ký ức khác bị phai nhạt, bị mất.. dù cho họ mất đi khả năng diễn đạt bằng lời nói. Lý do là những vùng trong óc, liên hệ đến ký ức âm nhạc, và xử lý tín hiệu = processing (như khu vực tiểu não = cerebellum) không bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer và Dementia.. cho đến giai đoạn cuối cùng của bệnh. Người bệnh lú lẫn vẫn có thể hát theo, khiêu vũ theo điệu nhạc mà họ từng hát hay từng nhảy.. khi chưa bị bệnh!

L'effet de la musique sur notre cerveau.
(Ảnh hưởng âm nhạc trên bộ não của chúng ta)

Thử nghiệm mô tả trong "Musical Bridges to Memory" (Alzheimer Disease & Associated Disorders, 2022): ghi:

Những bệnh nhân bị bệnh dementia, cư trú tại Silverado Memory Care (ngoại ô Chicago), cùng những nhân viên chăm sóc cho họ, được ghi băng video: 10 phút trước khi trò chuyện và sinh hoạt chung và 10 phút sau khi dùng âm nhạc thử nghiệm. Trước khi âm nhạc bắt đầu, từng đôi (bệnh nhân + nhân viên chăm sóc) được tập luyện về phương thức tương tác (interaction) sao cho có kết quả tối ưu, trong thời gian mở nhạc..

Trong thời gian dùng nhạc để can thiệp (intervention), kéo dài 45 phút, các bài hát do các ca nhạc sĩ trình bày đều nhằm vào việc nhắc cho các bệnh nhân về kỷ niệm thời còn trẻ.. Bệnh nhân và nhân viên chăm sóc cũng được phát các nhạc cụ đơn giản như lục lạc (tambourine), cây lắc (shakers) để chơi theo nhạc.. Các chuyên viên về Âm nhạc trị liệu cũng 'interact' với bệnh nhân trong cuộc trình diễn, giúp họ chơi trống, hát theo vả khiêu vũ cùng nhảy theo điệu nhạc..

Sau thời gian vui cùng âm nhạc, là một cuộc đàm thoại và nhận xét cùng đánh giá:

Các bệnh nhân tham gia sinh hoạt cho thấy có nhiều trao đổi bằng ánh mắt, bớt lo ra, bớt căng thẳng và tánh tình thay đổi thành 'tốt hơn', hăng hái hơn (elevated mood). Nhóm bệnh nhân đối chứng, sinh hoạt theo thường lệ như mọi ngày, không có chuyển biến..

Cuộc thử nghiệm kéo dài trong 3 tháng, gồm 12 buổi tập (sessions)..

* Bệnh nhân.. và người thân:
Trước khi được 'trị liệu", có những bệnh nhân, không chịu giao tiếp với người săn sóc cho họ, nhưng sau đợt trị liệu, các bệnh nhân trở thành 'cởi mở hơn, họ chịu đùa, hát và khiêu vũ với 'đối tác' . Đây là một sự thay đổi khá tốt với gia đình và người thân của bệnh nhân... Trong thời gian trị liệu, người thân của bệnh nhân cũng được luyện tập để thay chuyên viên chăm sóc, giao tiếp trực tiếp với bệnh nhân (cha mẹ và con cái..)

* Trị liệu Dementia bằng Âm nhạc?
Thuốc và 'Thay đổi cách sinh hoạt' có thể giúp người Cao niên đẩy lui và làm chậm các diễn tiến của Dementia.. Các chuyên viên về điều trị Dementia bằng cách 'không dùng thuốc (?) có các nhận định :
Những Khu vực của Óc

Ảnh hưởng của Âm nhạc trên những 'khu vực' của Óc.

- Chuyên viên 'Âm Nhạc trị liệu' Scott Horowitz, GS Phụ tá tại College of Nursing and Health Professions (ĐH Drexel):

" Các kinh nghiệm do cảm xúc của con người, có liên hệ với ký ức; Nơi những bệnh nhân Dementia và bị các bệnh rối loạn về nhận thức (cognitive impairments), các kinh nghiệm này vẫn được giữ lại dù các sự kiện khác bị xóa mất, Khi nghe lại một khúc nhạc thân thiết của thời xa xưa.. ký ức của họ có cơ hội được khôi phục.."

- Chuyên viên Bethany Cook PsyD:

" Cần chú ý là các bài hát hay bài nhạc' lý tưởng nhất để giúp phục hồi ký ức nơi người đang 'đi vào' dementia, là những bài hát hay điệu nhạc họ ưa thích khi ở vào lớp tuổi 17 - 25 (?). Các ký ức căn bản và các bài hát được 'khóa chặt' với nhau trong tận cùng tiềm thức, và dù bị dementia cũng không bị xóa nhòa.. 

Bà Cook cho biết "đã gặp một trường hợp .. quên người phối ngẫu ( dù đã 65 năm chung sống), nhưng khi cho nghe lại bài nhạc kỷ niệm ngày cưới.. họ đã nhận ra nhau và cùng khiêu vũ !
Âm nhạc ảnh hưởng thế nào đến não bộ và cảm xúc.

* Âm nhạc có thể giúp chậm lú lẫn nhưng còn với Alzheimer .. thì sao?

Các Chuyên viên Y học của Mayo Clinic cũng 'đồng thuận' là music therapy có những tác động tốt trên khả năng nhận thức của bệnh nhân bị bệnh Alzheimer như:

- Giải trừ bớt stress.

- Giúp giảm bớt âu lo và trầm cảm = depression.

- giúp giảm tình trạng kích động..

Âm nhạc và Alzheimer

Và nếu quý vị có người thân bị Alzheimer và muốn dùng Âm nhạc giúp làm giảm bớt sự phiền muộn cho người bệnh, Mayo Clinic có những khuyến cáo:

- Nghĩ đến sở thích âm nhạc của người bệnh: Người thân của chúng ta ưa thích loại âm nhạc nào? Loại nhạc nào giúp gợi nhớ lại kỷ niệm, nhất là kỷ niệm của những ngày hạnh phúc.. Gia đình nên cùng nhau chia sẻ về sở thích của người bệnh; lập một danh sách các bài hát. bản hòa tấu, vở nhạc kịch..

- Ảnh hưởng tánh tình (mood): Nên giúp bệnh nhân thư giãn hơn trong bữa ăn và trong thời gian vệ sinh sáng sớm, cho bệnh nhân nghe những loại nhạc êm dịu (soothing) và khi muốn làm bệnh nhân hứng khởi có thể dùng loại nhạc vui và nhịp điệu nhanh hơn..

- Tránh kích ứng quá mức (overstimulation): Khi để bệnh nhân nghe nhạc, tránh các tiếng ồn 'không cần thiết'; tắt đài truyền hình (nếu có); đóng bớt cửa. Mở âm thanh vừa đủ theo ý của bệnh nhân. Chọn chương trình nhạc không bị gián đoạn bởi các quảng cáo (nếu dùng các đài phát thanh thương mại) có thể gây sư lẫn lộn cho bệnh nhân.. (nên dùng các dĩa nhạc đã ghi âm sẵn các bài hát thích hợp).

- Khuyến khích bệnh nhân cùng tham gia theo tiếng nhạc như vỗ tay theo, nhịp chân theo và nếu có thể cùng khiêu vũ. Cùng hát với người thân đang mắc bệnh sê làm tăng mood và giúp tăng thêm tình liên hệ: có những nghiên cứu trước đây cho thấy các chức năng của ký ức ghi nhận âm nhạc khác hẳn với các loại ký ức khác. Hát và hát chung các bài hát bệnh nhân ưa thích có thể phục hồi dần trí nhớ,,

- Chú ý đến các đáp ứng của người bệnh: Cần theo dõi để biết được bệnh nhân thích bài hát, điệu nhạc nào và nên cho họ nghe thường xuyên hơn và tránh các bài hay điệu mà họ không cảm thấy thích!

Mayo Clinic cũng còn ghi thêm: ".. music might not
Âm nhạc 'chưa chắc' đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh.. nhưng cũng nên thử áp dụng? Mỗi con người là một thế giới riêng? Âm nhạc trị liệu "không có liều lượng, tiêu chuẩn hóa như.. uống thuốc?

Cứ thử, nếu không tác dụng với bệnh nhân thì người săn sóc bệnh nhân cũng sẽ được.. thư giãn?

Trần Minh Quân 9/2022

No comments:

Post a Comment