Sunday, September 13, 2020

Biden nói sẽ tạo thêm việc làm, con trai ông giúp công ty Mỹ tạo việc làm ở… Trung Quốc

Tâm Thanh | DKN
Ứng cử viên tổng thống Mỹ 2020 Joe Biden (ảnh: Shutterstock).

Chuyện mỉa mai ở tiểu bang Michigan, khi tới đây Biden nói về việc tạo thêm việc làm cho người Mỹ, nhưng chính con trai ông giúp chính phủ Trung Quốc mua công ty ở Michigan để tạo việc làm cho người Trung Quốc.

Ứng cử viên Tổng Thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden có bài phát biểu ở Macomb, bang Michigan hôm thứ Tư (9/9) hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cùng ngày 9/9, Breitbart News đã đăng một bài báo vạch trần con trai của Biden là Hunter Biden liên quan đến việc cùng chính phủ Trung Quốc mua lại một công ty ở Michigan và công ty này đang tạo việc làm ở Trung Quốc, Mexico, Châu Âu và Nam Mỹ, không phải ở Hoa Kỳ.

Bài báo trên tờ Breitbart cho biết, Peter Schweizer’s – viện trưởng Viện Giải trình Chính phủ lần đầu tiên tiết lộ mối quan hệ giữa Hunter Biden và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong cuốn sách Secret Empires bán chạy nhất năm 2018 của Thời báo New York, ông tuyên bố rằng, Hunter đã tham gia vào việc thành lập công ty cổ phần tư nhân Bohai Harvest RST (BHR), đồng thời là thành viên hội đồng quản trị. Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ 1,5 tỷ đô la Mỹ cho công ty này thông qua Ngân hàng Trung Quốc. Vào tháng 10/2019, Hunter đã từ chức khỏi công ty này.

Schweizer’s đã tiết lộ chi tiết về giao dịch giữa Hunter và Bohai Harvest trong cuốn sách Hồ sơ tham nhũng mới xuất bản gần đây.

Trong nhiệm kỳ thành viên hội đồng quản trị của công ty Bohai Harvest, Hunter đã tham gia vào một loạt các giao dịch tài chính phù hợp với lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Một trong những giao dịch đầu tiên đó là, mua lại quyền sở hữu của Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CGN) – Công ty đã bị buộc tội gián điệp chống lại Hoa Kỳ vào năm 2016. Một trong những kỹ sư của công ty này cũng bị buộc tội đánh cắp bí mật hạt nhân của Hoa Kỳ.

Bohai Harvest đã cùng tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) do ĐCSTQ kiểm soát cổ phần mua lại Henniges Automotive, một công ty gia công chính xác có trụ sở tại Michigan với giá 600 triệu USD. Vì công nghệ của Henniges có sẵn các ứng dụng quân sự liên quan đến an ninh quốc gia. Do đó, giao dịch phải được sự chấp thuận của nhiều cơ quan của các quan chức chính quyền Obama-Biden.

Việc mua lại Henniges của Bohai Harvest và AVIC thuộc sở hữu của ĐCSTQ đã được hoàn tất vào tháng 9/2015, Bohai Harvest sở hữu 49% quyền kiểm soát và AVIC nắm 51%.

Theo báo cáo của Seamus Bruner và John Solomon, trước khi chính quyền Obama-Biden chấp thuận việc mua lại, AVIC đã bị Hoa Kỳ xử phạt 5 lần vì vi phạm các quy định về công nghệ quân sự kể từ năm 1993.

Báo cáo cho biết thương vụ mua lại này là một trong những thương vụ mua lại các công ty ô tô Mỹ lớn nhất của Trung Quốc trong lịch sử Hoa Kỳ. Điều này cũng cho thấy mô hình hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với việc mua lại các công ty Mỹ có công nghệ nhạy cảm. Trong đó, bao gồm việc Trung Quốc mua lại công ty A123 Systems với giá 256,6 triệu USD vào năm 2013, sau khi được chính quyền Obama-Biden phê chuẩn giao dịch.

Sau khi hoàn tất giao dịch, Henniges thông báo mở rộng sản xuất tại Trung Quốc, Mexico, Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Nam Mỹ. Vào tháng 12/2017, công ty đã thông báo về việc mở một nhà máy sản xuất rộng gần 80.000 foot vuông Anh (tương đương 7432.242 mét vuông) tại Tô Châu, Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các giám đốc điều hành công ty khoe khoang rằng đã tạo ra nhiều việc làm hơn, nhưng kỳ thực không có một công xưởng nào tuyển dụng công nhân Mỹ.

Henniges có 25 nhà máy trên toàn thế giới, trong đó, có ít nhất 7 nhà máy ở Trung Quốc, ít nhất 4 nhà máy ở Mexico và ít nhất 5 nhà máy ở châu Âu.

Theo Trương Lợi Lợi, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch

No comments:

Post a Comment