Saturday, May 16, 2020

Cà phê Irishman.

Trên đường du hành xuống Hỏa Ngục cùng nhà thơ La Mã Vigil, Dante – một nhà thơ nổi tiếng người Ý, sống vào thế kỷ 13-14th, đi xuống tầng cuối cùng, ông muốn biết tội lỗi bị trừng phạt nặng nề nhất ở Hỏa Ngục là tội gì. 

Phản Bội – nơi Satan bị giam cầm, nửa dưới trong băng. Satan có ba cái đầu, mỗi cái đầu có 1 cái miệng, Satan được nuôi sống bằng thân xác của những người phạm tội phản bội ở thế gian. Ba cái miệng sẽ nhai không ngừng nghỉ những nhân vật lịch sử, nổi tiếng như Marcus Junius Brutus (Nhân vật đã đâm chết cha nuôi của mình là Caesar – trở thành điển tích nổi tiếng – Et toi Brutus”).

Con người là sinh vật đặc biệt nhất trên đất. Bởi con người gần như là sinh vật duy nhất có thể xây dựng được đức tin, và phản bội lòng tin. 

Một phim rất hay của Martin Scorsese – đạo diễn trứ danh người Ý, là Irishman, được dựng lại dựa vào quyển sách mang tên “I heard you paint houses” rất nổi tiếng, tác giả là Charles Brandt. 

Sách này nói về sự biến mất của Jimmy Hoffa, một nhân vật đình đám trong chính giới Hoa Kỳ những năm 60s thế kỷ trước, nổi danh nhờ vào phong trào tổ chức công đoàn Teamster. Sở dĩ ông nổi danh là vì chuỗi cung ứng thực phẩm những năm này trả lương cho công nhân rất thấp, Jimmy Hoffa tiến hành các “strikes” – hiệu quả trong giới xe truck, làm giới chủ các chuỗi cung ứng thực phẩm lao đao, phải chấp nhận thỏa hiệp với giới nhân công lao động trở lại. Nhờ đó mà người lao động có lương cao hơn. Frank Sheeran, cựu binh Đệ Nhị Thế Chiến, đầu tiên làm công việc lái xe tải, sau cơ duyên đưa ông tiếp cận được với Jimmy Hoffa, ông trở thành sát thủ thân tín, bảo vệ Jimmy Hoffa. Về sau cũng chính ông kết liễu mạng sống của Hoffa. Nhiều người không tin vào câu chuyện này, sự thực là Jimmy Hoffa biến mất thế nào thì vẫn không ai biết.

Irishman là nói về Jimmy Hoffa. Nhưng trong phim, thấp thoáng còn một Irishman khác, mà người Việt có thể sẽ rất quan tâm, chính là John Kennedy. 

JFK có dáng dấp của một anh hùng thời chiến, ngang tàng, rất thu hút nữ giới. Ông là con trai của dòng họ danh giá Kennedy với khối tài sản lên tới hàng triệu đô những năm 1960s. 

If I said it once, I said it a thousand times, I don't care if they're Irish. I don't care if they're Catholic. If there's one person you can't trust in this life, it's millionaires' kids.” – Jimmy Hoffa

(Tao đã nói đi nói lại cả ngàn lần, tao không quan tâm đám đó là người Ireland hay không. Tao cũng không cần biết là đám đó là dân Catholic. Con cái của giới triệu phú là đám người mà tao không tin trong đời này)

JFK là tổng thống Catholic duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Và như đã nhiều lần nói tới, Hoa Kỳ, vốn là xứ sở của người Tin Lành. Lúc JFK tranh cử, nguồn gốc Catholic của ông làm nhiều người lo ngại về khả năng đắc cử. Thực tế, là JFK chiến thắng rất sít sao trước ứng viên Cộng Hòa là Nixon, báo hiệu rằng ông có nhiều việc cần phải làm, nếu muốn đi tiếp nhiệm kỳ 2.

JFK là người ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của Đệ Nhất Cộng Hòa, cách xa nửa vòng trái đất, ở miền Nam Việt Nam. Hay chính xác hơn là ông có tác động trực tiếp lên hành trình chính trị của một người Catholic khác, có tên là Ngô Đình Diệm. 

Năm 1945, việc Hồ Chí Minh thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khá chật vật. Trong nỗ lực giành ủng hộ từ nhóm người Catholic, Hồ đã mời cụ Diệm gia nhập chính phủ của mình. Nhưng cụ Diệm từ chối. Đối với cụ, Cộng Sản và Người Pháp đều như nhau, không thể tin được. Càng về sau, càng cho thấy trực giác của cụ Diệm chính xác khi Hồ nổi tiếng bội ước – không giữ lời. Sau khi bị từ chối, Hồ muốn giết cụ Diệm cho bằng được. Nhưng mãi tới 1957, các mật vụ của Hồ ở Sài Gòn chọn được một người chưa tới 20 tuổi, có tên là Hà Minh Trí. Trí được trang bị một khẩu pistol tự động, tới gần ám sát cụ Diệm, lúc cụ đang ở Ban Mê Thuột. Trí tiếp cận, bóp cò. Nhưng Trí non tay, viên đạn trúng tay bộ trưởng nông nghiệp. Cụ Diệm quay sang nhìn Trí, mặt không biến sắc. Trí cố gắng bắn thêm vài phát nữa, nhưng súng kẹt đạn. Đám đông lúc đó chứng kiến sự lạnh lùng của Diệm, uy tín của ông lên rất cao. Truyền thông thiên tả lúc này ca ngợi Diệm hết lời. 

JFK và Mansfield, thuộc nhóm người Democrats, không ngừng hỗ trợ Diệm trước đó, gây tác động không ít lên chính quyền Eisenhower. Nhờ những tác động này, Diệm dần giải quyết được rất nhiều vấn đề. Đầu tiên là tướng Nguyễn Văn Hinh, một người chống đối ra măt. Sau là đám cướp Bình Xuyên của Bảy Viễn, với hơn 4 vạn có vũ trang do người Pháp cung cấp. Nếu ai tìm lại tư liệu về miền Nam những năm này, sẽ thấy loạn không khác gì 12 sứ quân thời Đinh. Chưa kể tình huống của người Hòa Hảo, Cao Đài. Dù hai nhóm này khá hiệu quả trong việc loại bỏ Việt Cộng trong lãnh địa của họ, nhưng họ cũng không chấp nhận một người Catholic như Diệm đứng đầu quốc gia mới thành lập. Khi Diệm giải quyết đám người này, đã tạo nên một nhóm các kẻ thù chung, hội lại thành Mặt Trận Thống Nhất. Uy tín của ông lên cao, dân Sài Gòn đổ xuống đường, yêu cầu Bảo Đại thoái vị. 

Tính cách của Diệm là tổng hòa của người Catholic, và của người theo đạo Khổng. Khắc kỷ, tiết chế, không lấy vợ, hay dây dưa tình ái, đây là chuyện rất hiếm có, nên ông được lòng rất nhiều người. Hồ bắt chước, cũng tuyên bố mình không có vợ (celibate) nhưng không ai tin, nhất là khi ở Hongkong Hồ từng bị bắt lúc trong khách sạn ở với gái.

Lúc sát thủ của Hà Nội thất bại trong việc ám sát Diệm, uy tín của ông lên rất cao. Sau chuyện này, Eisenhower mời Diệm tới thăm nước Mỹ bằng chuyên cơ đặc biệt. Có hơn 50 ngàn công nhân liên bang đón tiếp ông. Nếu ai từng chứng kiến cảnh các lãnh đạo cộng sản phải đi cửa sau vào tòa Bạch Cung, không biết họ sẽ phản ứng thế nào với chi tiết này?

Sơ về Diệm là như vậy. Tất nhiên, trong bối cảnh chính trị hết sức phức tạp lúc đó, ông phạm nhiều sai lầm. Nhưng nếu ta đặt mình vào vị trí của ông, cũng có thể hiểu được rằng ông đã làm hết khả năng của mình. Trong khi thiên hạ mau quên những khó khăn của ông ngày đầu.

Ta quay lại chuyện JFK. Eisenhower để lại hai “trái bomb” cho JFK, một là sự kiện Vịnh con Lợn, tấn công Cuba thất bại. Nguyên do là JFK đánh giá quá thấp phe bên kia, lực lượng tấn công quá mỏng, nên kết quả là quân đội Hoa Kỳ và lớp người nổi dậy chống chính quyền cộng sản Fidel Castro thất bại. Kế hoạch này là của Eisenhower, lời khuyên để lại cho JFK. Nhưng JFK chứng tỏ sự bất tài của mình ngay trong thất bại này, cũng là thất bại cay đắng khi mới nhậm chức. 

Thứ hai là Lào. Eisenhower có kế hoạch phải nắm được Lào, nên có để lại cho JFK ý tưởng là quân đội Hoa Kỳ phải kiểm soát được quốc gia nhỏ xíu này để chặn đà tiến công của Cộng Sản từ Bắc Việt, vốn được hậu thuẫn từ phía Trung Cộng. Đương nhiên là tầm nhìn của Eisenhower không phải là vô lý, nhưng Lào có địa hình cực kỳ phức tạp, gây rất nhiều vấn đề trong việc vận chuyển và cung ứng. Hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số ở Lào tuy có mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn bộ đội Bắc Viện vận chuyển vũ khí xuống miền Nam, nhưng cái giá phải trả rất cao. JFK như chim sợ cành cong sau vụ Bay of Pigs, quyết định rút khỏi Lào, không muốn làm theo gợi ý của Eisenhower nữa.

Nhưng rút khỏi Lào như thế nào? Không lẽ lại chấp nhận một thất bại nữa trước người Cộng Sản? Nên JFK tiếp cận theo hướng biến Lào thành một quốc gia “Trung Lập”. Trung Lập thực ra là một dạng kẹo đường, bọc vào một viên thuốc rất đắng.

Diệm không thể chấp nhận chuyện này, vì nếu chấp nhận Lào trung lập, đồng nghĩa là việc phòng thủ của miền Nam sẽ khó khăn gấp bội. Vận mệnh của Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu đi theo chiều hướng xấu kể từ đây. Nếu như chấp nhận điều này, cũng là đặt VNCH vào một tình thế hết sức khó khăn. Nhiều người hiểu rõ tình huống của người cộng sản ở phía Bắc – “Đánh tới người Việt Nam cuối cùng”, đã tiên liệu kết cục không hay cho Việt Nam Cộng Hòa từ những năm đầu tiên của thập niên 60s. 

Đặc biệt, nếu như sự tình những năm 70s là do Kissinger đứng đằng sau phá hoại, trước đó có một nhân vật khác, đã sẵn lòng muốn đi đêm với Mao Trạch Đông từ năm 1960, chính là Averell Harriman. Harriman là nhà ngoại giao kỳ cựu thời WWII, nhưng ông sau này có vấn đề về thính giác, nên trở nên rất thô lỗ và khó chịu. Kennedy rất ngán người này, nên không chọn Harriman cho foreign policy port folio. Phải nhờ John Kenneth Galbraith, một kinh tế gia kỳ cựu từ UC Berkley đánh tiếng, vì Kenneth là thầy, Kennedy mới nghe lời. 

Chính Harriman là người lúc ngồi họp với Diệm, khi Diệm nhắc lại sự bội tín của cộng sản Bắc Việt liên tục qua nhiều năm, Harriman vứt máy trợ thính lên bàn, không nghe nữa. Và khăng khăng rằng Liên Xô sẽ kiểm soát Hồ, và Hồ sẽ không dám gửi quân theo ngả Lào. Giằng co một thời gian, để đảm bảo hỗ trợ của Hoa Kỳ tiếp tục, nên Diệm đành phải thuận. Sau này thì đúng như Diệm nói, Hồ gửi quân theo ngả Lào. Harriman cũng không biết xấu hổ. 

Sự tình liên tục bất lợi cho tổng thống VNCH, khi tướng tá bắt đầu “quậy” trong nước, và Mansfield, người ủng hộ Diệm thuở đầu cùng với JFK, nay trở cờ, muốn rút lui.

Có lẽ xứ tự do không thể đương đầu với xứ Cộng Sản. Cộng Sản một khi bị cô lập, tự nó sẽ bị hủy diệt, như con rắn ăn cái đuôi của mình. Thái độ của Washington, là muốn tạo ra một thể chế dân chủ ở xứ khác, như là biểu tượng, hơn thực tiễn, để đương đầu với người Cộng Sản. Có điều, người Cộng Sản trở về trong đêm, mà người dân thì vẫn khờ khạo chưa “biết mùi” xứ Cộng Sản, nên vẫn đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào. Tai ương này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn với sự tình Hồi Giáo ở Trung Đông những năm sau.

Tôn giáo luôn là sự tình phức tạp, và luôn trong tình trạng xung đột về lối diễn giải. Người Catholic, người Hồi Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, … nói chung, tín ngưỡng không phải là điều xấu, ngược lại, là nền tảng đạo đức xã hội từ bao năm. 

Nhưng con người vốn rất yếu nhược, và không phải ai cũng có đủ sức mạnh để chấp nhận nhiều sự dị biệt về mâu thuẫn niềm tin tồn tại. Người Việt không phải là ngoại lệ, đặc biệt là di sản người Pháp để lại lớp trí thức có phần lớn theo Catholic, con em các gia đình này được giáo dục rất bài bản, nên cũng tạo ra nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, dẫn tới tỵ hiềm tôn giáo ngấm ngầm tồn tại từ lâu. Nhất là khi đa phần con em gia đình nghèo sẽ tụ tập ở Chùa. Bối cảnh lúc đó như ly nước đầy, chỉ cần một vài sự tình không khéo, là dẫn tới xung đột.

Tỵ hiềm tôn giáo ở Việt Nam, là mảnh đất màu mỡ để khai thác các lợi thế chính trị. Sự tình Phật Giáo ở miền Nam những năm này, là hệ quả của sự dị biệt đó. Hơn nữa, từ những năm 1950, phong trào mới trong Phật Giáo xuất hiện, rằng tăng nhân thay vì tu luyện giải thoát tự thân, còn phải dấn thân trong xã hội, kể cả các phương diện chính trị. Thích Trí Quang xuất hiện, trong mắt các ký giả AP là một Machiavellian - một dạng chính trị gia tranh bá đồ vương, hơn là một người tu, cũng là tăng nhân đóng góp rất nhiều cho sự sụp đổ của miền Nam. 

Madame Nhu Trần Lệ Xuân, nghe tin Thích Quảng Đức bị đổ xăng, và có người châm lửa, bà đã dùng chữ “Barbecue” – vốn không có gì sai, nếu ta nhìn lại tình huống lúc đó. Tuy nhiên, dưới góc độ truyền thông, Phật Giáo dưới bàn tay Cộng Sản đằng sau, đã đóng thêm một cây đinh vào cỗ quan tài của miền Nam. 

JFK chật vật với rất nhiều sự tình ở Hoa Kỳ nổ ra cùng lúc mà chính quyền của ông không thể gánh vác. Nếu như không phải ly cà phê này quá dài, việc nhắc lại sự tình hỗn loạn của nước Mỹ lúc này đủ thấy JFK lúng túng ra sao cũng rất thú vị. Theo thời gian, ác cảm giành cho đồng cấp ở bên kia nửa vòng trái đất cũng tăng dần. Kennedy bật đèn xanh cho việc lật đổ Diệm. Nhưng điều khó hiểu, là tại sao phải giết Diệm?

Theo Patrick Sloyan, ghi lại trong sách Politics of Deception, lúc đầu JFK không muốn giết hai anh em Diệm-Nhu, và đặt vấn đề về sự an toàn của họ vào ngày 27/8/1963. Nhưng khi sự việc diễn tiến sau đó, JFK biết rất rõ đây đã là bản án tử hình. Bởi vì tuy Nhu không gây được nhiều thiện cảm, nhưng Diệm trong mắt người dân vẫn là anh hùng dân tộc. Ngay cả khi phải lưu vong, uy tín của ông vẫn là mối đe dọa rất lớn. Tình huống hỗn loạn ở miền Nam không phải là thứ mà các tướng lãnh có thể gánh vác trong một sớm một chiều, trong khi dân miền Nam ăn trái cấm dân chủ đã quen, sự tình sẽ rất có thể backfire nhanh chóng khi Diệm và Nhu vẫn còn sống. Các tướng làm đảo chính bắn vào gáy hai anh em, riêng Nhu sau khi bị bắn, còn bị đâm thêm vài nhát. 

Người Mỹ không hiểu tình huống này của người Á Châu.

Đánh rắn phải đánh dập đầu, trừ đi hậu họa về sau. Sự bất tài của JFK, lừng khừng trong rất nhiều quyết sách quan trọng, dẫn tới cái chết của một người Catholic thuần thành, và cũng là anh hùng dân tộc trong mắt rất nhiều người Việt Nam.

Quả báo lên gia tộc Kennedy, khi JFK ăn một viên đạn bay mất một phần tư đầu. Robert thì ăn nguyên một băng đạn sau gáy.

Xin tạm dừng ly cà phê này ở đây. Sự đời vốn ngược ngạo, nhiều người không biết tai ương xảy ra cho dân tộc Việt Nam không chỉ tới từ Cộng Sản, mà còn từ đám người Democrats cách đó nửa vòng trái đất. Nhiều người nếm mùi cộng sản, phải bỏ xứ ra đi, ấy vậy mà sau khi sang Mỹ, họ quên đi ngày tháng lênh đênh trên biển, một hai bầu cho Democrats. Chuyện còn tới mức, có người sống tới thời hiện đại, ăn cơm tù Cộng Sản bao tháng ngày, tới khi tỵ nạn được sang Mỹ thì lại bò tới đứng dưới cờ của người Democrats gây thêm chuyện. 

Donald Trump, đương nhiên là xếp trên JFK rất nhiều bậc, thiên hạ lại sẵn sàng chạy tội to JFK hay Obama, mà mạ lỵ ông tổng thống thô lỗ từ New York. 

'Sooner or later, everybody put here has a date when he's going to go. That's just the way it is.' - Frank Sheeran (The Irishman) (Sớm muộn gì, ai tới đây cũng phải có ngày ra đi. Đời là vậy mà!)

Trong Irishman, Jimmy Hoffa có câu nói thế này: You always charge a guy with a gun! With a knife, you run away!

"Gun" là hình ảnh của kẻ thù, nhưng "knife" là hình ảnh của sự phản bội. Kẻ thù thì còn có thể "charge", nhưng với người mang "knife", chỉ có thể "run away".

Rất tiếc, anh em cụ Diệm chạy không kịp.

FB Andrew Nguyen

1 comment:

  1. Tôi không biết ông là ai, học tới đâu nhưng khi thấy ông gọi một vị TT trống trơn ( Diệm, Nhu...  ) thì tôi thấy bài viết ông mất dạy kiều BBC và VOA Tiếng Việt.
    Viết như vậy không đáng được đọc. Ít nhất hãy đặt đại danh từ " ông "  ( ông Diệm, ông Nhu ) mới phải phép. Đừng bắt chước kiểu viết báo xấc sượt của nước ngoài vì dù sao ông cũng là người VN. Theo kiểu viết của người Việt, ông chỉ gọi trống không khi ông muốn tỏ ý khinh bỉ . Chẳng hạn  : Hồ Chí Minh ra lệnh cho Giáp ( Võ Nguyên Giáp )

    ReplyDelete